Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, h...

Tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

.DOCX
66
240
57

Mô tả:

“Ăn mày (cho) tương lai”: Nghiên cứu Trường hợp Phụ nữ Di cư Hành khất của làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. 1.Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới đất nước đã mang lại cho bộ mặt văn hóa, kinh tế, xã hội những khởi sắc to lớn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ làm thay đổi bộ mặt nông thôn và đô thị ở Việt Nam. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang tiếp diễn ở nước ta việc xuất hiện các dòng di cư lao động lớn từ nông thôn ra thành thị là điều không thể tránh khỏi. Di dân nội địa ở nước ta ngày càng diễn ra mạnh mẽ dưới các dạng thức di chuyển khác nhau, vì vậy đây không chỉ là vấn đề quan tâm riêng của các nhà hoạch định chính sách mà còn là một vấn đề thu hút được sự chú ý của toàn xã hội. Sự thiếu hụt các cơ hội phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống đã khiến di dân trở thành một trong những lựa chọn chiến lược để sinh tồn của nhiều hộ gia đình nông dân ở nhiều vùng miền trên cả nước, dưới nhiều dạng thức khác nhau. “Tha phương cầu thực là một dạng thức của di dân tự do” 1. Và hơn nữa, tha phương cầu thực là hiện tượng xã hội, diễn ra trên phạm vi toàn cầu và xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử phát triển xã hội loài người. Sẽ là bình thường nếu một số người nào đó vì lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không còn các cơ hội khác để mưu sinh, phải tồn tại bằng cách tha phương cầu thực. Nhưng khi hành vi tha phương cầu thực ấy trở thành phong trào mang tính cộng đồng, với sự tham gia đông đảo không phân biệt giới tính, tuổi tác, thực trạng kinh tế… của một bộ phận cư dân, thì nó đã trở thành một hiện tượng xã hội và đưa đến nhiều hệ quả. Trong chiều hướng gia tăng của các dòng di dân trên địa bàn cả nước, có một thời gian dài phong trào rời làng đi kiếm sống ở làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa diễn ra một cách mạnh mẽ và cho đến gần đây hiện tượng này vẫn còn ít nhiều biến tướng dưới các dạng thức khác 1 1 nhau. Trong dòng di dân của cư dân Quảng Thái thì nghiên cứu về hiện tượng tha phương cầu thực mang tính cộng đồng sẽ cho ta thấy thêm một khía cạnh nữa trong bức tranh chung chuyển cư tự do trong nội địa ở Việt Nam. Nói đến nơi xuất cư của những người tha phương cầu thực, không có ai trong chúng ta không nghĩ đến tỉnh Thanh Hóa, trong đó có huyện Quảng Xương. Quảng Thái - một xã ven biển Quảng Xương từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những người ăn mày, bởi phong trào rời làng đi. Không những thế, cái tên Quảng Thái còn rất nổi tiếng với những cụm từ gắn liền sau nó như: Quảng Thái – đói nghèo, khó khăn, tha phương cầu thực, mảnh đất sản sinh ra người ăn mày, làng ăn mày, dân ăn mày… nhiều tờ báo và trên các phương tiện thông tin đại chúng đã không ít lần đưa tin về xã ven biển xấu số này. Các tổ chức xã hội đã từng đến thăm, đi liền với đó là những cuộc hội thảo, luận bàn và tìm các giải pháp cứu trợ nhằm ổn định cuộc sống cho người dân nơi đây như hội thảo văn hóa làng Thanh Hóa năm 1990, Chương trình CAM. Thực tế, đã có một khoảng thời gian rất dài, người lớn, trẻ em, ở Quảng Thái tập trung về các đô thị, các đầu mối kinh tế, tỏ ra khắp mọi miền để tìm kế sinh nhai. Có lực lượng đông đảo như vậy không chỉ do dân số xã phát triển nhanh mà còn do không ít đối tượng hành nghề trên đã mạo danh Quảng Thái. Chính vì thế Quảng Thái đã trở thành vấn đề không chỉ riêng của mảnh đất này. Đặc điểm của trào lưu di dân tự do của cư dân Đồn Điền, Quảng Thái là tính chủ động và quyết định của cá nhân hoặc gia đình người di chuyển trong một khoảng thời gian nhất định. Trong điều kiện như vậy, mối liên hệ giữa người tham gia di chuyển và cộng đồng nơi xuất cư diễn ra khá thường xuyên, chặt chẽ. Đã có nhiều bài báo từng đề cập đến vùng đất nghèo ven biển này nhưng luôn nhìn nhận vấn đề dưới góc độ của việc đi ăn xin, lý giải vấn đề người dân rời làng đi khất thực (đi xin), dựa trên những câu chuyện không rõ thực hư về vị thành hoàng làng, hay nhìn nhận việc phát triển kinh tế của một vùng đất cũng được xem xét trên cơ sở đi ăn xin để làm giàu. 2 Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế đất nước, cái “làng ăn xin” ấy đã và đang có một cuộc chuyển mình, biến đổi không ngừng trên mọi phương diện. Chính vì thế tôi muốn thông qua nghiên cứu của mình để lý giải những nguyên nhân khiến người dân nơi đây rời làng đi mưu sinh bằng một phương thức “đặc biệt”, tìm hiểu thực trạng tha phương cầu thực trong những năm gần đây so với trước đây nhằm so sánh, đánh giá những tác động, những biến đổi mạnh mẽ đã và đang diễn ra ở xã Quảng Thái trong công cuộc đổi mới đất nước. Đồng thời, thông qua tìm hiểu về thực trạng này chúng ta sẽ có một cách nhìn nhận đầy đủ hơn về thực trạng việc làm, lao động, các chính sách về tạo việc làm tại chỗ ổn định đời sống người dân cũng như quản lý nhân lực có liên quan tới quyết định di chuyển cũng như hạn chế chuyển cư của người dân. 2. Tổng quan nghiên cứu Di dân không phải là vấn đề của riêng một quốc gia nào, chính sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội giữa các vùng, miền đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển cư. Di dân là một hiện tượng xã hội luôn diễn ra ở mọi thời đại, mỗi quốc gia và toàn châu lục trên thế giới. Di dân ở Việt Nam cũng diễn ra phổ biến trong các giai đoạn lịch sử trước đây và hiện nay. Đã có nhiều nghiên cứu về di dân, trên thế giới và khu vực. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về di dân, tuy nhiên những công trình từ năm 1975 trở về trước còn có những hạn chế nhất định nó chỉ đề cập đến một khía cạnh và mức độ nhất định của di dân trong từng thời kỳ của một số dân tộc nhất định. Nhìn chung trên bình diện chung của cả nước quá trình di dân của Việt Nam sau 1975 bao gồm di dân có tổ chức được thực hiện từ năm 1976 đến nay và di dân tự do trong giai đoạn đầu xây dựng, phát triển đất nước. Có thể nói di dân ở Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay đặc biệt trong thời kỳ mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có tác động 2 mặt. Tuy vậy, di dân tự do ở nước ta cũng đã làm thay đổi cấu trúc không gian vật thể, không gian xã hội ở cả nơi xuất cư và nơi nhập cư. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, nước ta đã chứng kiến các dòng di dân đặc biệt là di dân nông thôn – đô thị diễn ra hết sức mạnh mẽ và phức 3 tạp. Sự chuyển đổi về cơ cấu kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như sức ép dân số, việc làm, đất đai, nghề nghiệp....làm cho luồng di dân nông thôn – đô thị có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tập trung vào các trung tâm kinh tế như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tiễn này đặt ra những vấn đề bức xúc về di dân cần được giải đáp, chính vì thế nó thu hút được sự chú ý của toàn xã hội đặc biệt là giới nghiên cứu. Trong những năm qua Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về di dân nội địa ở cấp độ lý thuyết và thực nghiệm, phần lớn các nghiên cứu về di dân ở Việt Nam thời gian qua là những nghiên cứu định hướng, chính sách tuy nhiên những công trình này đã góp phần mang lại những hiểu biết đáng kể về di dân ở Việt Nam nói chung cũng như ở từng khu vực nói riêng. Các nghiên cứu đã có về di dân ở Việt Nam, thường lấy các hình thức di dân để làm cơ sở tiếp cận, do vậy các nghiên cứu về di dân thường được phân làm các loại thức như: Nghiên cứu về di dân theo phương thức tổ chức (có kế hoạch), di dân tự do và di dân bất hợp pháp; Nghiên cứu theo dòng di chuyển cư như: Nghiên cứu di dân theo thời gian lưu trú của người di chuyển, trong đó có di cư lâu dài, di cư tạm thời và di cư theo mùa vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1998);2 “Nghiên cứu di dân ở Việt Nam” của Đỗ văn Hòa, Trịnh Khắc Thẩm (1999).3 Nổi bật trong các nghiên cứu di dân có tổ chức là những nghiên cứu về di dân do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Kinh tế, Bộ lao động Thương binh và xã hội (Cục di dân) tiến hành trong những năm 1996, 1997, 1998, 2004, 2009. Các động lực thúc đẩy di dân ở Việt Nam được biết đến trong tác phẩm “Động lực di dân nội địa ở Việt Nam” Guest Philip (1998);4 “Ra đi để cải thiện cuộc sống và tình cảm gắn bó quê hương” Papin, Philippe và Oliver tesiveer (2002).5 2 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998), Kết quả di dân nội địa, dự án VIE/95/2004, Hà Nội, tháng 6/1998 3 Đỗ Văn Hòa, Trịnh Khắc Thẩm (1999), Nghiên cứu di dân ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, HN. 4 Guest Philip (1998), Động lực di dân nội địa ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 5 Papin, Philippe và oliver tesiveer (2002 ) Ra đi để cải thiện cuộc sống và tình cảm gắn bó quê hương (in trong Làng ở Vùng Châu thổ Sông Hồng vấn đề còn bỏ ngỏ” Nxb lao động xã hội, HN. 4 Bên cạnh dòng di cư có kế hoạch của nhà nước nhằm phân bố lại dân cư, các nghiên cứu tập trung vào phân tích tìm hiểu các nguyên nhân của di cư tự phát. Các quan sát dựa trên thống kê cũng chỉ ra hướng di cư chủ đạo là những nơi kém phát triển hoặc thiếu nguồn sản xuất tới nơi phát triển cao hơn hoặc tới nơi có tốc độ đô thị hóa cao. Một số tác phẩm đã phản ánh thực trạng này như “Động lực di dân nội địa ở Việt Nam” Guest Philip.6 Các nghiên cứu hiện nay về di dân tự phát có khuynh hướng tập trung vào cơ cấu lứa tuổi, giới tính, lý do di cư, các loại hình di cư, các loại nghề nghiệp của người nhập cư, khả năng tìm kiếm việc làm, sự tác động và ảnh hưởng của nơi xuất cư cũng như nhập cư, mô tả, phân tích điều kiện sống, công việc ở nơi nhập cư của người di chuyển. Một vài phân tích đã cố gắng chỉ ra vai trò của các mạng lưới xã hội trong quá trình di cư. Di cư của phụ nữ và trẻ em trong một chừng mực nhất định, cũng được chú ý phân tích. Tác động của di dân tự phát thường được xem xét từ các khía cạnh tiêu cực, đối với khu vực nhập cư, có rất ít nghiên cứu về việc tìm hiểu tác động của cư di dân lên sản xuất, đời sống, các quan hệ gia đình và làng xã, cũng như biến đổi cơ cấu nghề nghiệp và hoạt động kinh tế ở làng quê, chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào đặc trưng nghề nghiệp và mối liên hệ xã hội của những người lao động di cư có cùng quê. Chính sách di dân ở Việt Nam cũng là một trong những trọng tâm của các nhà nghiên cứu, các phân tích về chính sách thường gắn với vai trò của nhà nước và tính duy lý trong phân bố dân cư theo vùng lãnh thổ. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng quá trình di cư không chỉ bị thúc đẩy bởi những chính sách di dân trực tiếp mà cả những chính sách kinh tế xã hội trong quá trình đổi mới như: Đặng Nguyên Anh (1998); 7 Dự án VIET 95/2004;8 Báo cáo khảo sát ở Thành phố Hồ Chí Minh (1998); Báo cáo khảo sát ở Hà Nội (1997); Báo cáo của Viện kinh tế nông nghiệp (1998); “Di dân nông thôn đô thị 6 Guest Philip, Động lực di dân nội địa ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 1998. 7 Đặng Nguyên Anh, Nguyễn Bình Minh, Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư, tạp chí xã hội học số 2 (1998), tr 16-23 8 Viện kinh tế TPHCM. Tháng 9.1997. Báo cáo kết quả điều tra di dân tự do vào TPHCM. Dự án VIE/95/004 Tác động của di dân tới các vùng nông thôn ở Việt Nam. Báo cáo khảo sát. Hà Nội 10.1997. Dự án VIE/95/004 5 ở Việt Nam, bản chất quan hệ và chính sách quản lý” Doãn Mậu Diệp, Trịnh Khắc Thẩm. 9 Sự tăng trưởng nhanh của kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của các khu đô thị là một trong những nguyên nhân tạo ra luồng di dân nông thôn, đô thị…. Để phản ánh tình hình này, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến di dân, việc làm đô thị hóa… một số cơ quan chủ quản của Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức nước ngoài triển khai những dự án nghiên cứu ở tầm vĩ mô về tình trạng di dân tự do vào Thành phố Hồ Chí Minh (Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997).10 Ngoài những công trình trên, nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về một số cộng đồng cư dân cũng được công bố, trong đó các tác giả đã chú ý tới ảnh hưởng di dân cộng đồng gốc và nơi đến của người nhập cư. Các nghiên cứu đã tập trung mô tả, phân tích điều kiện sống, công việc của người nhập cư, người di chuyển. Đồng thời một số vấn đề cụ thể có liên quan tới cư dân cũng được đặt ra như “Chiến lược sinh tồn của người nhập cư, những khuôn mẫu đang thay đổi” Nguyễn Văn Chính (2002); 11 Nguyễn Thị Hòa (1999);12 “Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư” Đặng Nguyên Anh (1998).13 Trong luồng di cư nông thôn – đô thị hiện nay xuất hiện xu hướng nữ hóa trong di dân, đây là một xu thế tất yếu do cấu trúc của cơ cấu kinh tế quyết định. Trong số các công trình nghiên cứu về phụ nữ di cư ở cấp độ lý thuyết đáng chú ý có công trình phụ nữ di cư ở nông thôn – đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh Lao động nữ di cư tự do nông thôn, thành thị” Hà Thị Phương Tiến, Nguyễn 9Doãn Mậu Diệp, Trịnh Khắc Thẩm, Di dân nông thôn đô thị ở Việt Nam, bản chất quan hệ và chính sách quản lý”; in trong sách Chính sách di dân ở Châu á, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 103 -115). 10 11 Nguyễn Văn Chính (2002) Di dân nội địa ở Việt Nam - các chiến lược sinh tồn và những khuôn mẫu đang thay đổi, trong Phát triển đô thị bền vững, Nxb. KHXH.H. tr.115-151 12 13 Đặng Nguyên Anh( 1998), Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư, tạp chí xã hội học số 2/1998, tr 16-223. 6 Quang Ngọc (2000)14, Nguyễn Thị Thanh Tâm (2003);15 “Có nhiều chuyên đề về dân di cư và đánh giá tác động của nó như di dân với sức khỏe…. Ngoài những công trình trên, có nhiều đề tài luận văn, luận án đã tập trung tìm hiểu chuyên sâu về một số cộng đồng cư dân, đó là những công trình nghiên cứu về di cư của các dân tộc ít người cũng được quan tâm như: “Di dân tự do của các dân tộc Tày, Nùng, Hmông từ vùng Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắc Lắc giai đoạn 1986 – 2000” của Nguyễn Bá Thủy (2003); 16 “Di dân tự do của người Hmông ở Miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An” của Đậu Tuấn Nam (2009).17 Những nghiên cứu về di dân......... Làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa vốn là một vùng đất được hình thành trên cơ sở chính sách ngụ binh ư nông dưới thời Lê Thánh Tông vào năm 1473. Có thể nói so với các vùng đất khác của huyện Quảng Xương thì đây là một địa danh đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu từ lâu và tập trung vào hai vấn đề chính là: quá trình hình thành làng và lý giải về tình trạng rời làm đi mưu sinh bằng phương thức “đi xin” của làng. Đã có một số tác phẩm đề cập đến vùng đất này như: “Le Thanh Hoa” của Ch.Robequain – Chánh sứ Thanh Hóa; “Địa chí tỉnh Thanh Hóa” của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đã đề cập về quá trình hình thành vùng đất, việc hình thành làng Đồn Điền cũng được đề cập đến trong các công trình như “Lịch sử đền Đồn Điền” của sở văn hóa Thanh Hóa, “Địa chí Quảng Thái” – xã Quảng Thái. Nội dung được đề cập trong các tác phẩm này phần lớn điều phản 14 Hà Thị Phương Tiến – Hà Quang Ngọc, Lao động nữ di cư tự do nông thôn – thành thị, Nxb Phụ nữ, HN, 2000 15 . Nguyễn Thanh Tâm. ,Một số quan điểm lý thuyết về di dân và phụ nữ di cư. Tạp chí khoa học về phụ nữ số 6/2003 16 Nguyễn Bá Thủy, Di cư tự do của các dân tộc Tày, Nùng, Hmông từ vùng Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắc Lắc giai đoạn 1986 – 2000, luận án tiến sỹ lịch sử, 2003 17 Đậu Tuấn Nam, Di dân tự do của người Hmông ở Miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An, Luận án tiến sỹ lịch sử, 2009. 7 ánh về quá trình hình thành vùng đất này như là cơ sở của chính sách ngụ binh ư nông. Có tác giả lại quan tâm đến vùng đất này dưới cái nhìn của văn hóa, tín ngưỡng như của Nguyễn Phương Thảo trong “Tìm hiểu tín ngưỡng thành hoàng ở làng Đồn Điền - Quảng Thái - Quảng Xương - Thanh Hóa”. Mặt khác, khi vấn đề Quảng Thái trở thành tâm điểm của sự chú ý đã có nhiều đề án nghiên cứu về nguyên nhân, hình thức, thực trạng, cũng như tìm giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tha phương cầu thực ở Quảng Thái. Trong đó, đáng chú ý là công trình nghiên cứu về thực trạng “Tha phương cầu thực mang tính cộng đồng ở xã Quảng Thái, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục” của tổ chức Việt Nam – Hà Lan (1997). Trong khóa luận tốt nghiệp đại học của mình tôi cũng đã chọn Đồn Điền, Quảng Thái, Quảng Xương, Thanh Hóa làm vấn đề nghiên cứu khi đi tìm hiểu về “Thực trạng và biến đổi của nghề ăn xin ở làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa”, trong đó tôi tập trung vào làm sáng rõ vấn đề nguồn gốc thành hoàng làng đồn điền, chỉ ra thực trạng và lý giải một số nguyên nhân ban đầu của phương thức kiếm sống đặc biệt của người Đồn Điền, tuy nhiên do sự hạn chế về thời gian và khả năng nên tôi chưa có điều kiện lý giải, phân tích sâu rộng và đánh giá hệ thống vấn đề một cách khoa học hơn. Nhìn chung, việc phân tích, nghiên cứu về vấn đề tha phương cầu thực ở làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng vẫn còn chưa thật đầy đủ. Vì vậy, thông qua nghiên cứu này, tôi sẽ tiếp cận vùng đất này để tìm hiểu thực tế đã diễn ra tình trạng tha phương cầu thực trong một thời gian dài tại Đồn Điền và tìm hiểu những đổi thay từ một vùng đất đang dần thay da đổi thịt bằng chính sức lực của con người nơi đây, qua đó chỉ ra những biến đổi của tình trạng tha phương cầu thực để tìm hiểu một cách đầy đủ hơn về nguyên nhân, thực trạng và những tác động của phương thức kiếm sống này tới đời sống người dân Đồn Điền, nhằm góp một cái nhìn đầy đủ hơn về một vùng đất đã từng mang dấu ấn sâu đậm một thời. 8 4. Mục đích nghiên cứu Đặc điểm của trào lưu di dân tự do - đi tha phương cầu thực tại Đồn Điền đến các khu vực xung quanh, đến các tỉnh khác, các khu đô thị là mang tính chủ động và tự quyết định của cá nhân hoặc hộ gia đình di chuyển. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa người di cư với cộng đồng gốc của họ diễn ra một cách thường xuyên và chặt chẽ, những nguồn thông tin về nơi đến thường có được thông qua mạng lưới xã hội riêng của cộng đồng nơi họ sinh sống. Các nghiên cứu về quá trình di dân tự phát thường chỉ tập trung vào công việc và cuộc sống của họ do vậy nên thường không nhìn nhận được một cách toàn diện trong cấu trúc dân số, việc làm, những ràng buộc văn hóa xã hội của nơi có dân di cư cũng như không đặt việc xem xét các quyết định của cá nhân người di chuyển trong bối cảnh thay đổi của xã hội và hệ thống kinh tế để xem xét những quyết định của người dân có liên quan gì tới những biến đổi của xã hội để xem xét và trả lời cho câu hỏi có phải chăng sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội đã tạo điều kiện thúc đẩy dòng di dân hay chính dòng di dân đã và đang làm thay đổi cấu trúc của xã hội. Trên thực tế vấn đề Quảng Thái đã từng thu chút sự quan tâm của nhiều tổ chức và cá nhân. Đã diễn ra nhiều công trình nghiên cứu, điều tra, nhận xét và bàn luận, cũng đã có nhiều chương trình, dự án giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho nhân dân Quảng Thái nhằm khắc phục tình trạng đói nghèo, tha phương cầu thực. Đã có một số công trình nghiên cứu về “hiện tượng xã Quảng Thái”, nhiều bài báo viết về hiện tượng “ăn xin” của Quảng Thái (đưa ví dụ)… Tuy nhiên tất cả mới chỉ nhìn nhận ở góc độ hiện tượng tiêu cực của xã hội ngày nay đang bị nhiều người dùng và lạm dụng như một nghề kiếm sống. Nhưng có một “sự thật” khác đang được thực tế chứng minh là ở vùng quê “tai tiếng” ấy giờ đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên mọi phương diện bằng chính sức lực của con người Quảng Thái. Do vậy cũng cần nhìn nhận lại thực tế những gì đã và đang diễn ra ở vùng đất ấy để có một cái nhìn toàn diện hơn. Chính vì thế, nghiên cứu này của tôi nhằm mục đích: 9 Tìm hiểu toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội trong lịch sử và hiện tại nhằm thu thập, hệ thống, phân tích các thông tin làm sáng tỏ hệ thống các nguyên nhân tạo ra, duy trì thúc đẩy và các yếu tố đã hạn chế người dân làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa rời làng tha phương cầu thực trước đây và trong thời gian gần đây. Nhìn nhận, đánh giá các tác động của mạng xã hội (các mối quan hệ gia đình, thân tộc, xóm làng, các phường hội) ẩn sau động thái di chuyển mang tính cộng đồng. Đi sâu tìm hiểu các nhân tố như mối quan hệ cố kết cộng đồng làng xã, họ hàng, quan hệ giới đã tác động như thế nào đến tình trạng di cư mang tính cộng đồng ở Quảng Thái không chỉ trong quá trình thúc đẩy quyết định của người dân mà cả trong việc giúp đỡ nhau khi làm ăn xã quê, các hình thức giúp đỡ nhau về kinh tế (động thái gửi tiền hay sau khi quay về làng). Qua các dẫn chứng lịch sử nhận diện một cách chính xác hơn về thành hoàng làng Đồn Điền, nhận diện lại một vùng đất. Chỉ ra thực trạng đi tha phương cầu thực và lý giải nguyên nhân vẫn còn sự tiếp diễn của tình trạng người dân Đồn Điền rời làng đi làm ăn xa ở những vùng quê khác. Mặt khác, thông qua số liệu để phân tích, so sánh và đánh giá những chuyển biến của tình trạng tha phương cầu thực so với trước đây, đánh giá vai trò của các đối tượng chính tham gia vào dòng người tha phương từ đó rút ra kết luận về những chuyển biến tích cực trong quá trình nhằm ổn định quê hương. Đánh giá những tác động và biến đổi từ quá trình đi tha phương cầu thực tới đời sống kinh tế, xã hội, tâm lý của cư dân Đồn Điền. Mặt khác, thông qua vấn đề nghiên cứu tôi muốn tiếp cận và tìm hiểu những đối tượng khuất thực nhằm lật ngược các khuôn mẫu định kiến cố hữu về hình tượng những người ăn mày trong quan niệm xưa nay đó là những người đói rét, vô gia cư, lêu lổng và hư hỏng, lang thang. Đồng thời thông qua các nhóm đối tượng nghiên cứu hướng tới sẽ chứng tỏ ăn mày không đơn thuần là những gì phản ảnh trong các định kiến xã hội xưa nay mà sẽ có nhiều lớp, tầng ý nghĩa văn hóa xã hội và chính trị khác nhau. 5. Khái niệm 10 5.1.Khái niệm di dân: Hiện tại không có một định nghĩa chính xác và cũng không có một mô hình cụ thể nào về di dân trên thế giới. Di dân là một quá trình phân bố lại lực lượng lao động, dân cư và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về di dân. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng: Theo nghĩa rộng: di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một khoảng không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với định nghĩa này di dân đồng nhất với sự di dộng dân cư. Theo nghĩa hẹp: Di dân là sự chuyển dịch dân cư từ một vùng lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định. Định nghĩa này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với sự thiết lập nơi cư trú mới. Có nhiều cách phân loại di dân theo các góc độ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và những người làm nghiên cứu khác nhau như phân theo khoảng cách di chuyển, theo tính chất di dân, theo độ dài thời gian cư trú và theo đặc trưng di dân. Di dân là sự di chuyển dân cư từ nơi này tới nơi khác, tuy nhiên không phải sự di chuyển dân cư nào cũng được coi là di dân. Di dân tự do là hình thức di chuyển của cư dân do nhà nước hoặc một tổ chức xã hội nào đó bảo trợ hay đầu tư. Người di dân tự quy định nơi đến, tự lo chi phí đi lại, làm việc sinh sống tại nơi định cư mới. Di dân tự do cũng có 2 loại: di dân được sự đồng ý của chính quyền nơi đi, nơi đến và di dân bất hợp pháp của một bộ phận dân cư bỏ qua sự kiểm soát của chính quyền nơi đến. Tha phương cầu thực (đi xin) được xem như là một phương tiện để duy trì cuộc sống khi gặp hoàn cảnh éo le ở quê hương, để tồn tại bắt buộc phải ra đi. Người ta không thể xin ăn một cách lâu dài và rộng rãi ở quê hương mình, vì vậy những người cầu thực phải “tha phương” ở cộng đồng cư dân khác. Những người đi khất thực họ ly nông bất ly hương, những người này thường đi sau khi kết thúc công việc sản xuất tại quê nhà và đi trong những tháng nông nhàn, khốn khó. Họ rời quê hương đi kiếm ăn trong khoảng thời gian ngắn từ 10 – 15 ngày, 11 dài từ 2 – 3 tháng, trở về quê nghỉ rồi sau đó lại đi cầu thực tiếp đợt khác. Bên cạnh đó, người khất thực thường đi xin ăn và xin những thứ khác như tiền, ở các nhà hàng, quán trọ các tụ điểm kinh tế…của các khu dân cư trù phú hơn quê mình. Áp dụng định nghĩa này cho thực trạng rời làng đi tha phương cầu thực một cách “đông đảo” của người dân làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, ta có thể định nghĩa tình trạng “tha phương cầu thực mang tính cộng đồng ở xã Quảng Thái như sau: tha phương cầu thực là hình thức di chuyển địa bàn kiếm sống một cách bất thường nhưng không thay đổi nơi cư trú chính thức ở quê hương. Để kiếm sống người ta có thể đi xin theo nhiều cách khác nhau như xin lương thực, xin tiền và nhiều thứ khác, bằng những cách thức khác nhau. Tha phương cầu thực ở xã Quảng Thái là hành vi đi kiếm sống ở ngoài xã, ngoài huyện và ngoài tỉnh, tập trung đến các khu đô thị, các khu kinh tế phát triển hơn quê hương mình. 5.2. Khái niệm Tha phương câu thực. Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì “cầu thực là xin ăn”. Do đó, ta có thể hiểu khái niệm tha phương cầu thực tương đương với nghĩa ăn mày, ăn xin. Cũng theo Từ điển tiếng Việt, ăn mày, ăn xin được định nghĩa như sau: “ăn mày là xin của bố thí để sống”.18 5.3. Khái niệm mạng lưới xã hội Xác định được các yếu tố cấu thành nên mạng lưới các quan hệ xã hội giữa các cộng đồng nơi đến và nơi đi, giữa người không di cư và người di cư, lý thuyết nhấn mạnh vai trò của mạng lưới xã hội này trong việc thúc đẩy quá trình di cư chi phối động lực và thúc đẩy di cư, đặc biệt nơi đến (hướng di chuyển). Thừa nhận tầm quan trọng của các yếu tố kinh tế trong di cư song theo lý thuyết mạng lưới xã hội thì động lực kinh tế không còn mạnh mẽ và sự chênh lệch về mức sống giữa các khu vực không nhiều, di dân sẽ diễn ra với tốc độ 18 Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr 13. 12 ngày càng lớn. Điều này là do quá trình di dân được duy trì và thúc đẩy cùng với sự phát triển của mạng lưới xã hội đã được hình thành theo thời gian. Do đó mọi nỗ lực nhằm can thiệp trực tiếp vào quá trình di cư sẽ không đem lại hiệu quả dưới ảnh hưởng của mạng lưới xã hội này. Các mạng lưới xã hội được hình thành là bởi vốn xã hội cho phép các cá nhân liên kết với nhau để bảo vệ mục đích của mình và tổ chức lại để củng cố những nhu cầu tập thể. Bối cảnh nông thôn chứa đựng các mạng lưới xã hội khác nhau như quan hệ họ hàng, bạn đồng niên, bạn làm ăn buôn bán và nhiều mối quan hệ khác Vì vậy có thể hiểu mạng lưới xã hội “là một cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân (hay những tổ chức), các cá nhân được gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua những nút thắt như tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích chung, trao đổi tài chính, quan hệ tình dục,những mối quan hệ về niềm tin, kiến thức, uy tín. Đơn giản hơn mạng lưới xã hội là những mối quan hệ xác định, các nút thắt gắn kết cá nhân với xã hội của các nhân đó. Mạng lưới xã hội có thể dùng để kiểm tra vốn xã hội, giá trị mà cá nhân có được từ mạng lưới xã hội”.19 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu này của chúng tôi tập trung đi sâu vào tìm hiểu vấn đề người dân, đặc biệt chú trọng là người phụ nữ rời làng đi di dân – tha phương cầu thực, tìm hiểu những nhân tố góp phần thúc đẩy và hạn chế tình trạng tha phương cầu thực tại làng Đồn Điền; mối quan hệ của cộng đồng cư dân nơi đây. Do vậy, đối tượng nghiên cứu chính của tôi là người dân làng Đồn Điền, xã Quảng Thái nói chung và người phụ nữ nói riêng với tất cả những biểu hiện phong phú, đa dạng và phức tạp. Trong đó, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu lý giải thực trạng, cũng như sự tác động, biến đổi về kinh tế, xã hội, văn hóa từ một phương thức mưu sinh đặc biệt, trong hoàn cảnh trước đây và biến đổi phương thức mưu sinh trong hoàn cảnh hiện nay của địa phương. 19 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 13 6.2. Phạm vi nghiên cứu * Về địa bàn nghiên cứu: tại làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tư liệu: tôi tìm hiểu các nguồn tư liệu còn được lưu giữ ở xã, huyện, thư viện tỉnh Thanh Hóa có đề cập đến vùng đất Đồn Điền – Quảng Thái nhằm tiếp cận lịch sử để tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến tình trạng tha phương cầu thực, những sự kiện nổi bật và tác động của chúng tới ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển của tình trạng tha phương cầu thực mang tính cộng đồng của Quảng Thái. Các nguồn tư liệu thứ cấp sẽ được thu thập, phân tích nhằm góp phần kiểm chứng cho nguồn tư liệu sơ cấp đã thu được từ điều tra trực tiếp. * Phương pháp nghiên cứu được nhấn mạnh trong đề tài này là sự kết hợp giữa thu thập tài liệu định lượng (thiết lập bảng hỏi để thu thập tình hình di dân đi làm ăn xa (tha phương cầu thực) ở quy mô làng và hộ gia đình kết hợp với tìm kiếm số lượng thống kê và số liệu điều tra từ các nguồn sẵn có) và phân tích định tính (quan sát tham dự trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu, phỏng vấn sâu, phỏng vấn mở trên địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt chú trọng tiếng nói của người trong cuộc. Các tư liệu thu thập được sẽ được đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội và thay đổi chung của địa bàn nghiên cứu với thay đổi của cả nước trong từng thời kỳ để tìm hiểu và phân tích. * Áp dụng lý thuyết lực hút và lực đẩy: Các nhà xã hội học người Anh vào thế kỳ XIX đã bàn luận và đưa ra lý thuyết này, việc ra đời lý thuyết gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra tại Anh. Họ cho rằng di cư để tìm kiếm cơ hội mới và để gạt bỏ rủi ro nơi họ đang sống, lực hút bao giờ cũng lớn hơn lực đẩy đối với người di cư. Thông thường người di cư sẽ lựa chọn giữa lực hút và lực đẩy và cuối cùng họ thường lựa chọn lực hút bởi con người thường bị ước muốn tốt đẹp hơn thôi thúc di cư thay vì chạy khỏi tình thế không thỏa mãn hiện thời. 14 Everetts lee (1966) đã xây dựng lý thuyết này trên cơ sở tóm tắt các quy luật di dân và phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình di chuyển. Đó là những nhân tố cơ bản liên quan đến nơi đi (lực đẩy) và nơi đến (lực hút). Lực đẩy: là những yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa... ở vùng xuất phát không đáp ứng được các nhu cầu sống (nhu cầu về vật chất, tinh thần, nhu cầu về lao động...) đã đẩy họ ra ngoài nơi sinh sống, khiến họ phải đi tìm vùng đất mới thỏa mãn các nhu cầu của họ. Trong quá trình di cư hành khất lực đẩy được xác định tập trung là do sự khan hiếm về đất sản xuất, thiếu việc làm, thừa lao động, nghề biển bấp bênh mong muốn tìm đến vùng đất có khả năng kiếm được việc làm, tăng thu nhập phụ giúp cuộc sống gia đình, có điều kiện lo cho con cái học hành với mong muốn cải thiện tương lai...bên cạnh đó còn có thể kể đến các yếu tố khác về mặt tâm linh, điều kiện kinh tế cũng như các yếu tố chính bản thân thúc đẩy quá trình di cư. Trong đề tài này vận dụng lý thuyết lực hút, lực đẩy để phân tích yếu tố thúc đẩy sự gia tăng của tình trạng tha phương cầu thực mang tính cộng đồng ở Quảng Thái và vận dụng các lý thuyết kinh tế vào phân tích các động lực giúp người dân ổn định cuộc sống tại quê hương trong những năm gần đây. * Áp dụng lý thuyết truyền thống, lịch sử: để phân tích các yếu tố truyền thống, các điều kiện về lịch sử, địa lý của làng Đồn Điền, để tìm ra các nhân tố, hoàn cảnh tác động đến các đời sống của người dân, hình thành các thói quen, gắn kết các mối quan hệ tạo nên các mạng xã hội vững chắc đặc trưng của vùng đất này so với các vùng đất khác. * Áp dụng lý thuyết tâm lý để phân tích những yếu tố thúc đẩy người dân nơi đây rời làng đi mưu sinh, tâm lý thúc đẩy dòng người ra đi, tâm lý của những người ở lại quê hương. Sau khi sử dụng phương pháp điền dã để thu thập tư liệu, chúng tôi tiến hành thống kê tư liệu. Qua việc thống kê đó sẽ đưa ra những nhận xét đánh giá ban đầu về thực trạng và những biến đổi của xu hướng rời làng đi tha phương cầu thực ở vùng đất Đồn Điền – Quảng Thái. 15 9. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của chúng tôi được thể hiện trong 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan về làng Đồn Điền và sự xuất hiện của dòng di cư tự phát– tha phương cầu thực Chương 2: Thực trạng rời làng đi tha phương cầu thực của người dân Đồn Điền Chương 3. Hệ thống các nguyên nhân thúc đẩy tình trạng tha phương cầu thực Chương 4: Những biến đổi ở làng Đồn Điền, Quảng Thái dưới tác động của quá trình tha phương cầu thực. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÀNG ĐỒN ĐIỀN VÀ SỰ XUẤT HIỆN DÒNG DI DÂN TỰ PHÁT – THA PHƯƠNG CẦU THỰC Ở ĐỒN ĐIỀN, QUẢNG THÁI, QUẢNG XƯƠNG, THANH HÓA. 1.1. Tổng quan về làng Đồn Điền Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng, người đông, nằm ở vị trí giao hòa trên nhiều phương diện giữa đồng bằng Bắc Bộ và khúc ruột Miền Trung, là tỉnh giàu tiềm năng nhưng cũng phải gánh chịu nhiều thiên tai địch họa so với các tỉnh khác ở Miền Bắc nước ta. Từ trước tới nay ở Thanh Hóa và vùng khu IV cũ trở ra vẫn lưu truyền câu châm ngôn “Nhất Xương, nhì Gia, thứ ba Hậu Lộc”. Câu nói ấy không chỉ khái quát đặc trưng của những vùng đất một thời mà phần nào khái quát được đặc điểm của một vùng đất khó khăn nhất tỉnh Thanh một thời đấy chính là Quảng Xương. Đó là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển, phía bắc giáp với thành phố Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa; phía nam giáp huyện Tĩnh Gia, Nông Cống; phía tây giáp huyện Đông Sơn – Nông Cống; phía đông giáp biển. 16 Quảng Xương có 41 xã, thị trấn, mỗi vùng đất lại mang trong mình những đặc trưng riêng biệt. Quảng Thái là một xã ven biển của huyện Quảng Xương, cách trung tâm huyện 12km về phía đông nam, được hình thành từ tháng 1 năm 1954, trên cơ sở tách xã Quảng Lộc thành 4 xã là: Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Lộc, Quảng Thái. Quảng Thái có diện tích đất tự nhiên là 404,20 ha. Phía bắc giáp xã Quảng Lưu – Quảng Hải. Phía nam giáp xã Quảng Lợi. Phía tây giáp xã Quảng Lưu, Quảng Lộc, Quảng Lợi. Phía đông giáp biển với chiều dài 4.8km. Địa hình Quảng Thái kéo dài gần 5km theo hướng Bắc Nam, chiều ngang chỉ hơn 1km, lại bị cắt dọc bởi con sông là sông Rào, ngăn cắt phía đông và phía tây, đồng thời chia mỗi thôn thành mạn đồng và mạn bể. Tổng diện tích đất canh tác 180,2 ha. Đất thổ cư là 132,2 ha; đất chuyên dùng 40,3 ha; đất lâm nghiệp 118,87 ha; đất chưa sử dụng 18,25 ha; diện tích bãi tha ma 17,5 ha. Diện tích đất canh tác theo bình quân đầu người của xã là 178,53 m²/người. Thành phần chủ yếu là đất cát, độ phì nhiêu kém, độ thẩm thấu cao. Từ một vùng đất nghèo khó trước đây, hiện nay xã đã vươn lên phát triển về mọi mặt, hệ thống cơ sở hạ tầng trong xã ngày càng được chú trọng đầu tư, nâng cấp khang trang, đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt. Xã Quảng Thái ngày nay được chia làm 10 thôn, được hình thành trên cơ sở của hai làng Đồn Điền, làng Hà Đông và xóm Vượng Hải trước đây, tuy nhiên mỗi làng lại mang trong mình những đặc trưng rất riêng và trong những nét nổi trội ấy cái tên làng Đồn Điền luôn được đề cập đến một cách rộng rãi. * Làng Đồn Điền. Làng Đồn Điền thuộc xã Quảng Thái là một làng nằm về phía đông, thuộc vùng duyên hải Quảng Xương, chiếm 2/3 diện tích của xã Quảng Thái (trải dài từ thôn 1 đến thôn 7). Phía bắc giáp làng Yên Nam xã Quảng Hải; phía tây giáp 17 làng Lưu Huyền, Lịch Giang, Mậu Xương xã Quảng Lưu; phía nam giáp làng Hà Đông thuộc bản xã; phía đông giáp biển. Qua các công trình nghiên cứu của nhiều học giả và các cứ liệu lịch sử còn lưu lại thì làng Đồn Điền được thành lập dưới triều vua Lê Thánh Tông lúc đầu mang tên Đồn Điền Sở thuộc tổng Thủ Chính, huyện Quảng Xương, Phủ Tĩnh Gia, Trấn Thanh Hóa. Dưới triều Nguyễn Đồn Điền Sở được đổi thành xã Đồn Điền thuộc Tổng Thủ Chính huyện Quảng Xương. Đây là một vùng đồng bằng ven biển, địa hình, đất đai tương đối bằng phẳng, hệ thống đường giao thông thuận tiện. Giữa làng có một con sông chạy qua phục vụ cho việc tưới tiêu của làng con sông ấy gọi là sông Rào, chảy hướng Nam – Bắc qua các xã từ Quảng Lợi đổ ra cống Trường Lệ theo nguồn nước sông Mã, con sông này vẫn thường được gọi là con sông nhà Lê . Là một ngôi làng có lịch sử lâu đời, Đồn Điền được hình thành từ thế kỷ 15 – 16, là tổ chức “ngụ binh ư nông” vừa sản xuất, vừa chiến đấu của nhà Lê dưới thời Lê Thánh Tông. Trong lời chiếu năm Tân Sửu (1481) có ghi: “Đặt cho sở Đồn Điền là để hết sức làm ruộng, ruộng nguồn tích trữ cho nhà nước.Vậy hạ lệnh đồn điền các xứ định làm thượng, trung, hạ ba bậc”.20 Sở Đồn Điền ở tổng Thủ Chính, huyện Quảng Xương theo các tư liệu như sách “Le Thanh Hoa” của học giả pháp Ch.Robequai in năm 1929 và “Chế độ ruộng đất Việt Nam” của giáo sư Trương Hữu Quýnh thì sở Đồn Điền ở tổng Thủ Hộ, Quảng Xương do chánh sứ Tô Chính Đạo và phó sứ Uông Ngọc Châu về khai phá, lập ra vùng đất này vào 1473 niên hiệu Hồng Đức thứ tư. Sau khi đánh thắng giặc Chiêm Thành trở về Lê Thánh Tông có ngụ binh ở trấn Thanh Hóa vào cuối năm 1472. Để tạo nên nguồn lương thực dồi dào, tăng thêm ruộng đất cho quan, dân, nhà vua đã lệnh cho hai ông Tô Chính Đạo và Uông Ngọc Châu về khai phá vùng đất ven biển này lập nên Đồn Điền sở vào năm 1473, thực hiện chính sách ngụ binh ư nông, làng Đồn Điền được lập trên cơ sở thuộc loại “Binh điền” chủ thể của nó trước hết là một đội quân. Ở giai 20 Viện KHXH Việt Nam, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Tập 2, tr 487, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 18 đoạn này, dải đất đang còn hoang sơ, đa phần là cồn cát, đầm lầy, khe lạch. Đến cuối thời Nguyễn sở Đồn Điền được đổi tên thành làng Đồn Điền. Nguồn gốc dân chúng ở làng Đồn Điền rất đa dạng từ binh lính, dân lưu vong, tù binh, người không nghề nghiệp hợp thành. Đến nay đã có gần hơn 30 dòng họ hội tụ nơi đây. Ruộng đất Đồn Điền ban đầu được xác lập là 132 mẫu, 6 sào, 5 thước, 5 tấc do khâm sai nội giám tổng tham tri giám sát Vũ Trung Kiên sai đại thần đo đạc. Ngoài việc khai phá ở Đồn Điền Sở, quân đội ngụ binh ư nông còn khai phá nhiều vùng đất mới trong huyện nên số ruộng được xác lập trên cơ sở điền bạ với diện tích 2432 mẫu, 5 sào, 9 thước, 8 tấc. Đến tháng 7 năm 1954 làng Đồn Điền cùng với làng Hà Đông được tách ra từ xã Quảng Lộc thành lập xã Quảng Thái ngày nay. Dân số xã Quảng Thái được phân bố trên địa bàn 10 thôn thuộc 2 làng Việt cổ là làng Đồn Điền nằm về phía Bắc và làng Hà Đông nằm về phía Nam. Về mặt dân cư: Từ thế kỷ 15 Lê Thánh Tông đã ban chiếu lập các đồn điền, một mặt nhằm giảm gánh nặng cho nhà nước phong kiến trong việc nuôi quân, mặt khác góp phần phát triển kinh tế đất nước, tạo điều kiện ổn định đời sống người dân. Lúc đầu vốn là một binh điền nên thành phần dân cư rất phức tạp, nơi đây tập trung phần lớn là quân lính, dân tự do, tội đồ… từ nhiều nơi về đây sinh sống. Theo dòng chảy của thời gian, dân số ở đây tăng lên nhanh, từ một binh điền đã trở thành một vùng quê thu hút đông đảo dân cư tới sinh sống, theo số liệu điều tra tính đến năm 2009 thì ở đây có tới 8499 người với 1684 hộ đang sinh sống trên mảnh đất này.(thêm số liệu mới) Ban đầu cư dân nơi đây là dân góp “tứ chiếng”, với những dòng họ lớn đã đến đây sinh cơ lập nghiệp từ đầu như: họ Tô, họ Uông, họ Trịnh, họ Tào, họ Nguyễn, họ Lê, họ Phạm… sau đó nhiều dòng họ khác đã tới đây 19 ngụ cư. Có thể thấy nơi đây trong một không gian làng không rộng lớn lắm, đã tập trung một sự đa dạng về dòng họ, có tới 24 dòng họ cùng nhau chung sống nên Đồn Điền là một làng biển nghèo mang đặc trưng ở “dạng mở” chứ không khép kín như các làng khác ở Xứ Thanh. Từ thành phần ban đầu rất phức tạp, lại từ nhiều nơi khác nhau tới đây sinh sống - dân bản thổ, người Nghệ An, Hà Tĩnh,… song trong quá trình cộng cư, hầu hết các dòng họ, chi họ đều xem nhau như những con người có cùng một nơi “chôn rau cắt rốn”, ranh giới quan – binh, dòng tộc, giai cấp đã không còn tồn tại mà thay vào đó là cuộc sống tình làng nghĩa xóm, cùng nhau xây dựng xóm làng yên vui. Hoạt động kinh tế của người dân Đồn Điền cũng rất đa dạng, phong phú. Trong hoạt động kinh tế, người dân Đồn Điền ở mạn đồng chủ yếu làm nông nghiệp trồng lúa nước và hoa màu, ở mạn biển chủ yếu là ra khơi đánh cá và các hoạt động kinh tế khác. Điểm nổi bật trong hoạt động kinh tế ở đây là nông nghiệp xen lẫn ngư nghiệp. Ngày nay, với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, công cụ đánh bắt ven bờ, xa bờ đã được cải tiến nên hoạt động khai thác biển trong vùng không còn là hoạt động nhỏ lẻ, manh mún mà đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho người dân Đồn Điền. Trong ngư nghiệp, tăng cường đầu tư vốn, thuyền máy nâng từ công suất nhỏ lên lớn, cải tiến các phương tiện đi biển, hiện nay toàn xã có 300 thuyền, bè phục vụ không chỉ cho đánh bắt ven bờ mà vươn ra khai thác trên các ngư trường lớn điều này đã tạo việc làm cho nhiều ngư dân, cũng như nguồn lương thực cho các cơ sở chế biến hải sản ngày càng mở rộng, thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều bà con trong xã. Bên cạnh các nhu cầu về vật chất, cũng như bất cứ con người Việt Nam nào người dân nơi đây cũng luôn tìm cho mình những nơi tĩnh lặng của tâm hồn, tìm nơi chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống thường nhật và hy vọng về cuộc sống mới nơi các vị thần linh ngự trị. Chính vì thế người dân Đồn Điền rất chú trọng thờ cúng tổ tiên, bên cạnh thờ cúng tổ tiên, người dân còn thờ các vị danh nhân, anh hùng dân 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan