Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Nghiên cứu tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số vấn đề liên ...

Tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số vấn đề liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi

.PDF
12
446
65

Mô tả:

Nghiên cứu tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số vấn đề liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TRÀ VINH Thực hiện: Lý Thị Chi Mai, Huỳnh Thanh Liêm Đơn vị: Trung tâm Y tế dự phòng Trà Vinh TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính hay ARI (Acute Respiratory Infection) là một trong ba nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có tỷ lệ mắc bệnh cao, và tái diễn nhiều lần trong năm. Với sự phát triển của đất nước, đời sống nhân dân được nâng cao và chất lượng cuộc sống được cải thiện, dịch vụ y tế có nhiều tiến bộ và mở rộng, kỹ năng chẩn đoán và xử trí các bệnh cấp tính ở trẻ em, các tuyến y tế đặc biệt là y tế cơ sở đã được nâng cao, do chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được triển khai mở rộng, nguồn thuốc phong phú và cung cầu tương đối đầy đủ, nhưng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em vẫn là nguyên nhân có số mắc và tử vong cao nhất ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh NKHHCT và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngang trên mẫu ngẫu nhiên Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ < 5 tuổi trong 2 tuần là 36,5%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm trẻ suy dinh dưỡng: 50%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm trẻ không suy dinh dưỡng: 35,5%.Các bà mẹ có kiến thức đúng về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thì con của họ mắc bệnh (31,2%), thấp hơn con của các bà mẹ có kiến thức không đầy đủ (47,9%). Kết luận: Có một mối liên quan giữa kiến thức đúng về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ với tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi. Các bà mẹ có kiến thức đúng về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thì con của họ mắc bệnh (31,2%), thấp hơn con của các bà mẹ có kiến thức không đầy đủ (47,9%). Một vấn đề được xếp vào yếu tố nguy cơ đó là sự hạn chế kiến thức của các bà mẹ trong việc nuôi dưỡng trẻ lành, chăm sóc trẻ bị ốm đau, sự hiểu biết của bà mẹ trong việc nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt là sự hiểu biết đối với bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em của họ, có vai trò đáng kể trong tỷ lệ nhiễm và chết của trẻ em do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính hay ARI (Acute Respiratory Infection) là một trong ba nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có tỷ lệ mắc bệnh cao, và tái diễn nhiều lần trong năm. Tại Việt Nam, chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Quốc gia bắt đầu thực hiện năm 1984, Việt Nam chính là quốc gia thứ nhì trên thế giới và đầu tiên ở châu Á có chương trình này. Nhằm mục tiêu chủ yếu là giảm tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi trong đó đặc biệt là viêm phổi. Châu Thành là một trong những huyện được triển khai chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, cả huyện có 10.615 trẻ em dưới 5 tuổi. Tại đây chưa có nghiên cứu nào về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ngoài cộng đồng . Để biết thêm về tình hình mắc bệnh này ở Châu Thành nói riêng và trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói chung, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi tại 3 xã, huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi ở huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con tương ứng của 3 xã: Hòa Thuận, Hòa Lợi, Đa Lộc (Những trẻ sinh từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 5 năm 2011) 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu ngang trên mẫu ngẫu nhiên Cỡ mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu: Trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con được tính theo công thức: n Z 2 (1 p (1 / 2 ) c p ) 2 k Trong đó : - n = Cỡ mẫu tối thiểu cần để nghiên cứu - Ứng với độ tin cậy 95% có z = 1,96 (tra từ bảng z) - p: dự đoán tỷ lệ hiện mắc (theo nghiên cứu của tác giả Võ Minh Tâm (38%) [29]. p = 0,38 - c: sai số lựa chọn . Độ chính xác mong muốn là 0,055 ( 5,5%) - Ứng với mẫu 2 giai đoạn nên chọn hệ số k = 2. Ta có cỡ mẫu tính được n = 300 x 2 = 600 Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 600 trẻ em dưới 5 tuổi. Phương pháp chọn mẫu [16]. ‫٭‬Chọn mẫu ngẫu nhiên, lập danh sách tất cả 13 xã và 1 thị trấn, của huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh, bốc thăm ngẫu nhiên 3 xã trong huyện - Lập danh sách các trẻ dưới 5 tuổi trong 3 xã và các bà mẹ có các trẻ tương ứng. - Tính khoảng cách k = 2845/600 ≈ 5 - Bốc thăm ngẫu nhiên chọn trẻ đầu tiên (x), có số thứ tự từ 1 đến 5 - Trẻ thứ 2 có số thứ tự trong danh sách là x + k, x + 2k... x + (n-1)k, chọn tiếp theo cho đến đủ cỡ mẫu là 600. ‫٭‬Các biến cần nghiên cứu : - Có nhiễm hô hấp cấp tính - không có nhiễm hô hấp cấp tính Gọi là nhiểm khuẩn hô hấp cấp tính: Nếu có ho hoặc chảy mũi, có thể kèm theo một trong các triệu chứng như: sốt, thở nhanh, khò khè, rút lõm lồng ngực. Nếu không có các dấu hiệu trên thì không gọi là NKHHCT - Các yếu tố có thể là nguyên nhân của NKHHCT, (chi tiết về cung cấp các biến được thể hiện trong bộ thu thập thông tin) Phương pháp thu thập số liệu - Điều tra cộng đồng những gia đình có con < 5tuổi trong cùng một thời điểm (khoảng 2 tuần) của 3 xã: Hoà Thuận, Hòa Lợi, Đa Lộc - Dùng bảng câu hỏi (phỏng vấn) để thu thập các biến số. - Đối với biến số có bệnh hoặc không có bệnh được thu thập bằng cách nhớ lại của bà mẹ trong vòng 2 tuần, mốc tính tại ngày điều tra. - Danh sách điều tra được xác định trước khi xuống thực địa. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS [30]. Các tỷ lệ được coi là khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. TỶ LỆ MẮC BỆNH NKHHCT Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI 3 XÃ CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH Bảng 3.1. Tỷ lệ hiện mắc NKHHCT của trẻ em < 5 tuổi trong 2 tuần qua Giới tính NKHHCT K.NKHHCT Tổng cộng Nam Nữ Tổng cộng 100(16,7%) 119(19,8%) 219(36,5%) 176(29,3%%) 205(34,2%%) 381(63,5%) 276 324 600 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT trong 2 tuần là 36.5%, trong đó nam chiếm tỷ lệ 16,7% và nữ chiếm 19,8% Bảng 3.2. Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT theo tuổi Tuổi Không NKHHCT NKHHCT 7(1,2 %) 28 (4,7%) < 1 Tuổi Tổng cộng 35 117(19,5%) 236(39,3%%) 353 4- 5 tuổi 95(15,8%) 117(19,5%) 212 Tổng cộng 219(36,5%) 381(63,5%) 600 1 – 3 Tuổi Nhận xét: Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ dưới 1 tuổi thấp chiếm 1,2%, trẻ 1- 3 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn 19,5% và trẻ 4- 5 tuổi chiếm tỷ lệ 15,8%. 2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NKHHCT Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI, TẠI 3 XÃ CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH. Bảng 3.3. Tỷ lệ trẻ NKHHCT theo giới Giới tính NKHHCT Nam Nữ Tổng cộng 100(36,2%) 119(36,7%) 219 K.NKHHCT Tổng cộng 176(63,8%) 205(63,3%) 381 276 324 600 Nhận xét: Tỷ lệ mắc NKHHCT ở nam là 45,7%, ở nữ chiếm tỷ lệ 54,3%. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, p >0,05% Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ NKHHCT phân bố theo nhóm tuổi Tuổi < 1 Tuổi 1 – 5 Tuổi Tổng cộng NKHHCT 7(20 %) 212(37,5%) 219 Không NKHHCT 28 (80%) 353(62,5%) 381 Tổng cộng 35 565 600 Nhận xét: Nhóm trẻ từ 1- 5 tuổi mắc NKHHCT chiếm tỷ lệ 37,5%, cao hơn Nhóm trẻ < 1 tuổi chiếm 2o%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với P<0,05. Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc NKHHCT theo cân nặng lúc sinh của trẻ Cân nặng Không NKHHCT Tổng cộng NKHHCT 114(38,3%) 184(61,7%) 298 < 3000 gr ≥ 3000 gr 219 Tổng cộng 105(34,8%) 219 197(65,2%) 381 302 600 Nhận xét: Trẻ mắc NKHHCT có cân nặng < 3000 gr chiếm tỷ lệ 38,3%, cao hơn so với trẻ có cân nặng ≥ 3000 gr chiếm tỷ lệ 34,8%. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p> 0,05. Bảng 3.6. Tỷ lệ NKHHCT với tình trạng dinh dưỡng của trẻ Dinh dưỡng Không NKHHCT NKHHCT SDD Không SDD Tổng cộng 25(50%) 194(35,3%) 219 25(50%) 356(64,7%) 381 Tổng cộng 50 550 600 Nhận xét: Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ bị suy dinh dưỡng là 50%, cao hơn so với trẻ không suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ là 35,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê P<0,05. Bảng 3.7. Tỷ lệ NKHHCT với kiến thức của bà mẹ về NKHHCT Kiến thức NKHHCT K.NKHHCT Tổng cộng NKHHCT Đúng Không đầy đủ Tổng cộng 35(31,2%) 184(47,9%) 219 77(68,8%) 304(52,1%) 381 112 488 600 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở các bà mẹ có kiến thức tốt là 31,2%, thấp hơn so với trẻ mắc NKHHCT ở các bà mẹ có kiến thức không đầy đủ về NKHHCT là 47,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p< 0,05. Bảng 3.8. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em vói dân tộc Dân tộc NKHHCT K.NKHHCT Tổng cộng 67(29,8%) 158(70,2%) 225 Kinh 152(40,5%) 223(59,5%) 375 Khmer 219 381 600 Tổng cộng Nhận xét: Trẻ mắc NKHHCT ở người dân tộc Khmer có tỷ lệ 40,5% cao hơn so với trẻ mắc NKHHCT ở người kinh chiếm tỷ lệ 29,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê P< 0,05. Bảng 3.9. Tỷ lệ NKHHCT với điều kiện kinh tế gia đình Không NKHHCT Kinh tế gia đình NKHHCT 81(36%) 144(64%) Nghèo 138(36,8%) 237(63,2%) Khá, giàu 219 381 Tổng cộng Tổng cộng 225 375 600 Nhận xét: Trẻ mắc NKHHCT ở hộ gia đình nghèo có tỷ lệ 36%, so với trẻ mắc NKHHCT ở hộ gia đình khá, giàu chiếm tỷ lệ 36,8%. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P> 0,05. Bảng 3.10. Tỷ lệ NKHHCT với số con trong gia đình Số con trong NKHHCT K.NKHHCT gia đình 1 ≥2 Tổng cộng 98(33,4%) 121(39,4%) 219 195(66,6%) 186(60,6%) 381 Tổng cộng 293 307 600 Nhận xét: Trẻ mắc NKHHCT ở gia đình có 1 con chiếm tỷ lệ 33,4% thấp hơn so với trẻ ở gia đình có 2 con trở lên chiếm tỷ lệ 39,4%. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P> 0,05. Bảng 3.11. Tỷ lệ NKHHCT với gia đình sử dụng bếp củi Bếp củi NKHHCT K.NKHHCT Có Không Tổng cộng 178(38,7%) 41(29,3%) 219 282(61,3%) 99(70,0%) 381 Tổng cộng 460 140 600 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở gia đình có sử dụng bếp củi là 38,7%, so với trẻ mắc NKHHCT ở gia đình không sử dụng bếp củi chiếm tỷ lệ là 29,3%. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, p> 0,05. Bảng 3.12. Tỷ lệ NKHHCT của trẻ với gia đình có người hút thuốc lá Hút thuốc NKHHCT K.NKHHCT Tổng cộng Có Không Tổng cộng 148(39,2%) 71(32,0%) 219 230(60,8%) 151(68,0%) 381 378 222 600 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở gia đình có người hút thuốc lá là 39,2%, cao hơn so với trẻ mắc NKHHCT ở gia đình không có người hút thuốc lá chiếm tỷ lệ 32,0%. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P> 0,05. Bảng 3.13. Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Làm thuê Buôn bán Nội trợ Làm ruộng CNVC Tổng cộng Kiến thức Đúng 28(15,3%) Nghề nghiệp Kiến thức Không Đầy đủ 155(84,7%) 73(19%) 312(81%) 385 11(34,4%) 21(65,6%) 32 112 488 600 Tổng cộng 183 Nhận xét: Các bà mẹ có kiến thức đúng về NKHHCT ở trẻ em chiếm tỷ lệ thấp. Nhất là các bà mẹ làm thuê và buôn bán chiếm 15,3%, bà mẹ làm ruộng và nội trợ chiếm tỷ lệ 19%, so với bà mẹ là công nhân viên chức (CNVC) chiếm tỷ lệ 34,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p< 0,05. Bảng 3.14. Phân bố kiến thức của bà mẹ theo nhóm tuổi Tuổi Kiến thức đúng Kiến thức Không đầy đủ Tổng cộng < 30Tuổi 64(17,2%) 298(82,8%) 362 ≥ 30Tuổi Tổng cộng 48(20,2%) 190(79,8%) 238 112 488 600 Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về NKHHCT ở nhóm tuổi <30 chiếm 17,2%, thấp hơn so với nhóm tuổi ≥30 chiếm tỷ lệ 20,2%%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p> 0,05. Bảng 3.15. Phân bố kiến thức của bà mẹ theo dân tộc Dân tộc Kinh Khmer Tổng cộng Kiến thức Đúng 52(23,1%) 60(16%) 112 Kiến thức không đầy đủ 173(76,9%) 315(84%) 488 Tổng cộng 225 375 600 Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về NKHHCT của người dân tộc Khmer chiếm 16% thấp hơn so với người kinh chiếm tỷ lệ là 23,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê P<0,05. Bảng 3.16. Kiến thức về NKHHCT theo trình độ văn hóa Trình độ Văn hoá Kiến thức đúng Kiến thức không đầy đủ Tổng cộng Mù chữ ≥ Cấp I Tổng cộng 14(15,1%) 98(19,3%) 112 79(84,9%) 409(80,7%) 488 93 507 600 Nhận xét: Kiến thức đúng về NKHHCT ở bà mẹ còn rất thấp. Tỷ lệ kiến thức đúng của bà mẹ mù chữ chiếm 15,1%, so với bà mẹ có học từ cấp I trở lên chiếm tỷ lệ 19,3%. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P> 0,05 Bảng 3.17. Hiểu biết về NKHHCT của bà mẹ có con < 5 tuổỉ Câu hỏi 1. Xin chị cho biết trẻ có các dấu hiệu dưới đây trong 2 tuần qua đến nay không? - Sốt, ho - Nghẹt mũi - Chảy mũi nước - Thở nhanh - Thở khò khè 2. Chị có biết thở nhanh, thở khò khè do ngực? - Có - Không Trả lời Tỷ lệ 162 97 199 31 31 27% 16,2% 33.2% 5.2% 5.2% 108 492 18% 82% Nhận xét: - Tỷ lệ trẻ bị sốt, ho (27%). NKHHCT ở đường hô hấp trên là chủ yếu với các biểu hiện nghẹt mũi (16,2%), chảy nước mũi (33,2%). Tình trạng NKHHCT ( viêm phổi): Thở nhanh (5,2%), thở khò khè (5,2%). Rất ít bà mẹ biết được dấu hiệu thở nhanh, thở khò khè là do ngực (18%) Bảng 3.18. Hiểu biết của bà mẹ về phòng bệnh NKHHCT Câu hỏi 1.Chị có nghĩ rằng khi trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, bụi, lông súc vật có hại đến sức khỏe trẻ không? - Có - Không 2. khi trời lạnh cần giữ ấm cho trẻ không? - Có - Không 3. Chị có cần cho trẻ tránh những người khác bị ho không? - Có - Không 4. Khi trẻ bị NKHHCT chị có biết cách vệ sinh răng, mũi, họng cho trẻ không? - Có - KHông 5. Chị có nghĩ cho trẻ bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu cũng như việc nuôi dưỡng trẻ tốt không bị suy dinh dưỡng là cách tốt nhất, để trẻ lớn lên khỏe mạnh không bị mắc bệnh kể cả NKHHCT - Có - Không Trả lời Tỷ lệ 492 108 82% 18% 587 13 97,8% 2,2% 488 112 81,3% 18,7% 545 55 90,8% 9,2% 458 142 76,3% 23,7% Nhận xét: Các bà mẹ có con < 5 tuổi có kiến thức phòng bệnh khá tốt. Bên cạnh đó vẫn còn một số bà mẹ chưa biết cách phòng bệnh cho trẻ. KẾT LUẬN 1. Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 3 xã của huyện Châu Thành Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ < 5 tuổi trong 2 tuần là 36,5% 2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi tại 3 xã của huyện Châu Thành 2.1. Các yếu tố từ trẻ - Độ tuổi + < 1 tuổi Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: 20% + > 1 tuổi Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: 37,5% -Tình trạng dinh dưỡng của trẻ + Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm trẻ suy dinh dưỡng: 50% + Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm trẻ không suy dinh dưỡng: 35,5% 2.2. Các yếu tố từ gia đình -Yếu tố dân tộc của bà mẹ: +Người kinh có kiến thức đúng: 23,1% + Người Khmer có kiến thức đúng: 16% - Yếu tố nghề nghiệp của mẹ Các bà mẹ làm thuê, buôn bán có kiến thức đúng (15,3%), các bà mẹ làm ruộng, nội trợ (19%), các bà mẹ là công nhân viên chức có kiến thức đúng khá hơn (34,4%). - Kiến thức của các bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Các bà mẹ có kiến thức đúng về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thì con của họ mắc bệnh (31,2%), thấp hơn con của các bà mẹ có kiến thức không đầy đủ (47,9%). KIẾN NGHỊ Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu này, chúng tôi kiến nghị sau: 1. Kiện toàn mạng lưới hoạt động phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại tuyến cơ sở. Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo, cập nhật hóa kiến thức cho nhân viên y tế làm công tác phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe, đặc biệt chú ý đến kỹ năng hướng dẩn thực hành. Khi tiếp cận với người dân, đặc biệt là người dân tộc Khmer, nên dùng từ phổ thông dễ hiểu. 2. Bổ sung tài liệu tuyên truyền, chú ý đến dấu hiệu của trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tập trung vào kiến thức phòng ngừa cho bà mẹ như tác hại của khói thuốc lá, khói bếp đối với trẻ em, cách nuôi dưỡng, làm sạch mũi cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi An Bình (2005), “ Cập nhật thông tin điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em, bệnh đường hô hấp”, Thông tin Nhi Khoa, Tập 1, số 3,tr 65. 2. Bộ y tế (1994), “Chương trình NKHHCT trẻ em”, Tài liệu hướng dẫn cán bộ y tế thực hiện tại tuyến xã, phường, Hà Nội, tr.3-6. 3. Bộ y tế (2007), “Chương trình phòng chống NKHHCT trẻ em”, Tài liệu huấn luyện dành cho cán bộ tuyến tỉnh – huyện.Tr6, tr7,tr33,tr29,tr38. 4. Nguyễn Đức Chính, Hoàng Hiệp và ban thư ký (1995), “Kết quả điều tra tại nhà về NKHHCT trẻ em”, Hội nghị tổng kết sinh hoạt khoa học ARI, Bộ y tế, Hà Nội, tr.97-98. 5. Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Đức Chính và cộng sự " Tình hình tử vong trong bệnh viện và nhập viện do NKHHCT ở 8 bệnh viện tỉnh và 8 bệnh viện huyện trong toàn quốc". Hội nghị tổng kết hoạt động ARI, Hà Nội, tr.32. 6. Bùi Đức Dương, Nguyễn Đức Chính (2001), “Tình hình sử dụng dịch vụ y tế cơ sở và khả năng tiếp cận của trẻ em với chương trình NKHHCT”, Hội nghị khoa học về bệnh Lao và bệnh phổi, Bộ y tế, tr.103-104. 7. Bùi Đức Dương, Tô Anh Toán (2001), " Điều tra về mắc bệnh và tử vong NKHHCT trẻ em tại tại huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây và huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa", Hội nghị khoa học về lao và bệnh phổi, Bộ y tế, tr.101-102. 8. Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan (2000)."Nghiên cứu dịch tể học và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai", Hội nghị khoa học Pháp - Việt lần 2, Bộ y tế, Huế, tr.194-197. 9. Nguyễn Ngọc Duyên (1995), "Viêm phế quản phổi sơ sinh trong 5 năm 19891993 tại khoa nhi bệnh viện Thái Bình", Hội nghị tổng kết sinh hoạt khoa học ARI, Bộ y tế, Hà Nội, tr64. 10. Hàn Trung Điền, Bùi Đức Dương (2000), “Tìm hiểu tần suất mắc bệnh NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng”, Hội nghị khoa học về lao bệnh phổi, Bộ y tế, tr.113-114. 11. Nguyễn Thanh Hà (2002), “Nguy cơ dinh dưỡng liên quan đến NKHHCT ở trẻ em dưới 1 tuổi và một số giải pháp can thiệp”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 12. Nguyễn Minh Hiệp (1995), “Hoạt động chương trình ARI tại khoa nhi bệnh viện Bắc Ninh”, Hội nghị tổng kết ARI, Bộ y tế, Hà Nội, tr.69. 13. Tạ Thị Ánh Hoa (1997), “Chương trình quốc gia phòng chống NKHHCT trẻ em”, Bài giảng nhi khoa tập 1, Trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tr. 484-486. 14. Tạ Thị Ánh Hoa " Viêm phế quản phổi ở trẻ em". Bài giảng nhi khoa tập 2.Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Bộ môn nhi -1992. Tr9-15. 15. K' Ngoc Hung (2006), "Tìm hiểu nguyên nhân và một số yếu tố có thể liên quan đến tình hình bệnh NKHHCT ở trẻ em < 5 tuổi ở phường Phước Hòa, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quãng Nam”. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa I y tế công cộng, Trường Đại học y khoa Huế. 16. Đinh Thanh Huề (1992), “Một số khái niệm về nguy cơ”, Tập san nghiên cứu và thông tin y học Trường Đại học y khoa Huế, tr.103-109. 17. Nguyễn Thị Thùy Hương (2012) "Kiến thức, thái độ thực hành về phòng chống NKHHCT của bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại khoa nhi bệnh viện Ninh Phước, Ninh Thuận năm 2012". Nghiên cứu y học TP Hồ Chí Minh *Tập 16* phụ bản của số 3* 2012. 18. Nguyễn Đình Hường, Đỗ Hứa, Hoàng Hiệp (1990), “Tình hình các bệnh NKHHCT ở trẻ em và chương trình chống viêm phổi ở Việt Nam” Kỷ yếu công trình vệ sinh dịch tễ học, Hà Nội, tr.112-115. 19. Lê Văn Kế, Nguyễn Hồng Bàng (1995), “Tình hình NKHHCT ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Thanh Hóa”, Hội nghị tổng kết sinh hoạt khoa học ARI, Bộ y tế, Hà Nội, tr.68. 20. Nguyễn Thanh Long (1994), "Đánh giá kiến thức về phòng NKHHCT của các bà mẹ tại xã Hương Hồ 3 năm sau khi được hướng dẩn tại nhà".Kỷ yếu tóm tắt các công trình nghiên cứu khoa học kỷ niệm 45 năm thành lập trường Đại học Y khoa Huế, Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Huế, Huế 4/2002. Tr143. 21. Ôn Tấn Lộc (2001), “Nghiên cứu tình hình NKHHCT và các yếu tố nguy cơ ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thị trấn Bình Định, huện An Nhơn , tỉnh Bình Định”. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp I, trường Đại học Y khoa Huế. 22. Nguyễn Huy Luân (2006), “ Tiêm chủng”, Nhi khoa chương trình Đại học, tập I, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, tr.488- 498. 23. Bùi Xuân Minh (2004), “Nghiên cứu tình hình và các yếu tố liên quan đến NKHHCT trẻ em dưới 5 tuổi xã Diên Hoà, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà”. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa I, trường Đại học Y khoa Huế, tr.37. 24. Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự (1981), “Tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em trong 16 năm (1960-1976) tại bệnh viện BVSKBMTE”, Kỷ yếu công trình 10 năm ngày thành lập Viện, Hà Nội, tr. 95-103. 25. Ngô Thị Kim Nhung (2006), “ Bệnh suy dinh dưỡng”, Nhi khoa chương trình đại học tập I, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, nhà xuất bản y học, tr132-144. 26. Huỳnh Hồng Quang (2011) Viện sốt rét ký sinh trùng- côn trùng Quy Nhơn,www.impe-qn-org.Vn/impe.qn/portal/infodetail.jsp?arae...(21/2/2011). 27. Trần Quỵ (2001), "NKHHCT", Bài giảng Nhi khoa, tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Tr.321-329. 28. Trương Thị Sương và cộng sự (2000),"Tình hình bệnh tật trẻ em ở vùng nông thôn nghèo Tỉnh Quảng Nam", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 5 năm bệnh viện đa khoa Quảng Nam (1997-2002), Sở Y tế Quảng Nam, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, 2002. Tr185. 29. Võ Thanh Tâm (2005), “Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi ở xã Triệu Thuận”, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y khoa Huế. 30. Võ Văn Thắng- Hoàng Đình Huề, "Sử dụng phần mềm SPSS". Giáo trình đào tạo Đại học và sau Đại học trong nghành Y. Nhà xuất bản Đại học Huế, Huế 2011. 31. Dương Minh Thu - Trần Thị Nga - Cần Phú Nhuận Và Đinh Phương Hòa (1997),"Một vài nhận xét về tình hình bệnh tật và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi ở nông thôn tỉnh Nam Định". Tạp chí Y học thực hành - Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học - Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em - Bộ Y tế - 1997, tr11-15. 32. Bác sỹ Trần Anh Tuấn /20 /3 /2011.eva.vn /…/ phòng ngừa –NKHHCT-chotrẻ-10a.5960.html. 33. Bs. Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa bệnh viện Nhi Đồng I. Bệnh NKHHCT không giảm-Vn. Express.net/gr/suc-khoe/2005/12/3b9c507f (14/12/2005). 34. Vũ Thị Thúy và cộng sự (1998) "Đánh giá hiểu biết của bà mẹ về bệnh viêm phổi trẻ em ở Hải Phòng", Hội nghị tổng kết và sinh hoạt khoa học năm 2001, Bộ Y tế, Chương trình NKHHCT trẻ em, Hạ Long, 2002. Tr 62-63. 35. Nguyễn Cao Vĩnh Uyên (2010), “Nghiên cứu tỷ lệ NKHHCT trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y khoa Huế. 36. Nguyễn Tấn Viên - Lê Thị Ngọc Việt (1994), "Một số nhận xét về bệnh NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi qua 5084 trường hợp NKHHCT điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Trung ương Huế trong 5 năm 1898- 1993". Kỷ yếu công trình Nhi khoa miền trung lần thứ 3, Bộ Y tế, Khoa Nhi- Bệnh viện Trung ương Huế, Huế, 4/1994, tr11-13 và 419-424. 37. Nguyễn Tấn Viên (1994), " Bệnh tật và tử vong ở trẻ em từ 0- 15 tuổi tại khoa Nhi bệnh viện Trung ương Huế trong 5 năm (1989-1993)". Kỷ yếu công trình Nhi khoa- Hội nghị Nhi khoa miền Trung lần thứ 3, Bộ Y tế, khoa Nhi- Bệnh viện Trung ương Huế, Huế, 4/1994, Tr11-13 và 419-424. 38. Nguyễn Tấn Viên - Khổng Lê Huỳnh Hoa - Nguyễn Thi Cự (1994), " Nhận xét các yếu tố nguy cơ dẫn đến tử vong của trẻ Suy dinh dưỡng". Kỷ yếu công trình Nhi khoa- Hội nghị Nhi khoa miền Trung lần thứ 3, Bộ Y tế, khoa Nhi- Bệnh viện Trung ương Huế, Huế, 4/1994, Tr 413- 418. 39. Đặng Thị Hoàng Yến (2005) Viet bao. Vn/Suc khoe/ Nhiem-khuan-ho-hap-capo-Tre-em/.../249/.3/2005.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng