Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Nghiên cứu thị trường xuất khẩu tôm của việt nam ( bao gồm các thị trường mỹ, nh...

Tài liệu Nghiên cứu thị trường xuất khẩu tôm của việt nam ( bao gồm các thị trường mỹ, nhật bản và liên minh châu âu eu)

.PDF
81
1
104

Mô tả:

lOMoARcPSD|17343589 ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ ------o0o------ BÀI TẬP NHÓM BỘ MÔN: CHUYÊN ĐỀ CẬP NHẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ BÀI: Nghiên cứu thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam ( bao gồm các thị trường: Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu EU) Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Thị Ngân Lớp tín chỉ: CĐCN (221)_02 Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 HÀ NỘI – 2022 0 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 NHÓM 6 DANH SÁCH THÀNH VIÊN MÃ SINH VIÊN 1. Đào Tuyết Anh 11190093 2. Nguyễn Thị Vân Anh 11190410 3. Nguyễn Thị Thủy Ngân 11193703 4. Phạm Phương Thảo 11194851 5. Nguyễn Thị Huyền Trang 11195345 6. Trương Thị Ánh 11190684 1 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 MỤC LỤC I. Tổng quan về tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam ................................................ 3 1. Những thành công đạt được trong xuất khẩu tôm của Việt Nam ........................... 3 a. Tốc độ tăng trưởng cao đóng góp vào GDP đất nước ......................................... 3 b. Cơ cấu sản phẩm thay đổi tích cực ...................................................................... 3 c. Thị trường xuất khẩu được mở rộng .................................................................... 6 d. Duy trì đà tăng trưởng.......................................................................................... 7 e. Ðột phá tại thị trường Australia ........................................................................... 8 2. Xu hướng giá xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2017-2021 ................................ 8 3. Thực trạng xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2021 ............................................... 9 II. Nghiên cứu một số thị trường xuất khẩu chủ lực của tôm Việt Nam ...................... 11 1. Thị trường Mỹ ....................................................................................................... 11 2. Thị trường Nhật Bản ............................................................................................. 30 3. Thị trường Liên minh Châu Âu EU ...................................................................... 43 III. Đánh giá các thị trường .......................................................................................... 62 1. Thị trường Mỹ ....................................................................................................... 62 2. Thị trường Nhật Bản ............................................................................................. 67 3. Thị trường Liên minh Châu Âu EU ...................................................................... 72 IV. Giải pháp chung cho các thị trường ....................................................................... 74 1. Đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản ......................................... 74 2. Đối với nhà nước ................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 78 2 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 I. Tổng quan về tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam 1. Những thành công đạt được trong xuất khẩu tôm của Việt Nam a. Tốc độ tăng trưởng cao đóng góp vào GDP đất nước Thủy sản là một trong những ngành kinh tế lớn của Việt Nam với đóng góp bình quân 9- 10%/năm vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhờ lợi thế có bờ biển dài hơn 3.260 km cùng hệ thống sông ngòi dày đặc với 112 cửa sông lạch, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển ngành thủy sản cả về hoạt động khai thác đánh bắt và hoạt động nuôi trồng. Tuy nhiên, do đầu tư manh mún, thiếu định hướng nên hoạt động khai thác đánh bắt vẫn phát triển ì ạch. Trong khi đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản đang phát triển khá nhanh trong các năm qua và ngày càng giữ vai trò chủ đạo cung cấp thủy sản cho tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu. Trong đó, tôm và cá tra là hai loài thủy sản nuôi trồng chính của nước ta. Nhờ sản lượng nuôi trồng và năng lực sản xuất dồi dào, trong các năm qua, tôm luôn giữ vai trò là sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất trị xuất khẩu qua các năm luôn chiếm trên 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Với sự năng động sáng tạo của hàng trăm doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hàng tôm Việt Nam, các sản phẩm tôm đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 17%/năm, 24 năm qua, nước ta đã xuất khẩu được 35 tỷ USD, trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của cả nước, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Việt Nam cũng là nước sản xuất tôm sú hàng đầu thế giới. Trong những năm gần đây, tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2020 , tôm chiếm 44% xuất khẩu thuỷ sản với trên 3,7 tỷ USD. Năm 2021, tính đến hết 31/10, xuất khẩu tôm chiếm 45% với 3,2 tỷ USD. b. Cơ cấu sản phẩm thay đổi tích cực 3 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Tôm vốn được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của ngành thuỷ sản Việt Nam. Các loại tôm như: tôm hùm, tôm sú đen, tôm sú trắng và các loại tôm khác chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của đất nước. Ước sản lượng tôm nuôi năm 2021 đạt 970 nghìn tấn, bằng 104,3% so với năm 2020. Hình 1: Tình hình xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 3/2021 4 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Hình 2: Tình hình xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2017-2021 5 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Bảy tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu sang các thị trường chính (trừ Trung Quốc) đều tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, thành quả này khó có thể đạt được quý cuối năm vì cho tới nay, nhiều nhà máy chế biến tôm đã giảm công suất hoặc dừng hoạt động để phòng chống dịch bệnh đúng lúc đón nhận tín hiệu tốt từ nhiều thị trường nhập khẩu. c. Thị trường xuất khẩu được mở rộng Hình 3: 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam năm 2020 Hình 4: Top 10 thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2021 6 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Tiếp nối những tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu tôm những tháng cuối năm 2020, những tháng đầu năm 2021, ngoài các thị trường chính thì ngành tôm cũng ghi nhận sự tăng trưởng đột phá tại một số thị trường tiềm năng khác như Australia, Nga, Chilê, Campuchia… d. Duy trì đà tăng trưởng Theo thống kê của VASEP, top 10 thị trường nhập khẩu tôm 2 tháng đầu năm 2021, ngoài các nước như top 10 của năm trước (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc, Canada, Anh, Đức, Hong Kong), đã có thêm Hà Lan thế chân cho Singapore, sau khi xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh 27%, trong khi xuất khẩu sang Singapore giảm lao dốc 97%. Vị trí trong top 10 thị trường có sự thay đổi bởi sự đột phá trong giá trị xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, Canada, Đức, Hà Lan (tăng lần lượt 14%, 115%, 14%, 20% và 27%) và sự chững lại của thị trường Nhật, Anh, Hong Kong (giảm lần lượt 6%, 75% và 29%). Mỹ vẫn giữ phong độ khi là thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam. Dữ liệu thương mại thủy sản của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho thấy, nhập khẩu tôm của Mỹ tiếp tục tăng trong năm 2021. Trong tháng 1/2021, Mỹ đã nhập khẩu 69.452 tấn tôm trị giá 601,6 triệu USD, tăng 7% về lượng và tăng 6% về giá trị so với tháng 1/2020. Giá nhập khẩu trung bình của Mỹ ở mức 8,64 USD/kg, giảm 1% so mức 8,69 USD/kg vào tháng 1/2020 và giảm 3% so với mức 8,89 USD/kg vào tháng 12/2020. Đầu năm mới dường như có sự tiếp nối của xu hướng tăng trong hầu hết năm 2020. Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho hay, nhập khẩu tôm vào Mỹ năm 2021 sẽ tiếp tục tăng đạt mức vượt 800.000 tấn với trị giá ở mức 7,78 tỷ USD, tăng 1,2% về lượng và 1,2% về trị giá so với năm 2020. Cơ cấu thị trường cung cấp tôm cho Mỹ cũng sẽ có sự thay đổi mạnh trong năm 2021, phụ thuộc nhiều vào diễn biến và khả năng kiểm soát dịch của các nhà cung cấp tôm trên thế giới. Còn đối với thị trường Nhật Bản, năm 2020, Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật chiếm 25,13% về lượng và 26,54% về trị giá, đạt 55.050 tấn với trị giá 64,4 tỷ Yên, tương đương 608 triệu USD, giảm 5,3% về lượng và giảm 7,6% về trị giá so năm 2019. Mức giá trung bình nhập khẩu tôm từ Việt Nam năm 2020 đạt 1.170 7 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Yên/kg, giảm 28,77 Yên/kg so năm 2019. Mức giá này là cao nhất trong nhóm 3 thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chỉ thấp hơn một chút so với nhà cung cấp lớn thứ 4 là Thái Lan. Dự báo, dịch COVID-19 sẽ không còn tác động mạnh tới nhập khẩu tôm của Nhật Bản. Nhập khẩu tôm của Nhật Bản trong năm 2021 sẽ tăng nhẹ đạt 225.000 tấn với trị giá 250 tỷ Yên, tăng 2,7% về lượng và tăng 3% về trị giá so năm 2020; trong đó Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản. Trong khi đó, theo cam kết trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA), thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu vào thị trường Anh được giảm từ mức thuế cơ bản 10 – 20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, mở ra nhiều cơ hội cho ngành hàng tôm tại thị trường này. e. Ðột phá tại thị trường Australia Trong top 10 thị trường nhập khẩu chính tôm Việt Nam, thì Australia có sự tăng tốc đáng kể nhất, đưa thị trường này từ vị trí thứ 10 vào top 4 chỉ sau Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hai tháng đầu năm 2020 có 35 công ty tham gia xuất khẩu tôm sang thị trường này, sau 1 năm đã có thêm 12 công ty nữa. Số doanh nghiệp xuất khẩu tăng cùng với kim ngạch xuất khẩu của các công ty lớn tăng là yếu tố mang lại kết quả khả quan cho xuất khẩu tôm sang Australia. Xuất khẩu tôm sang Australia tăng trưởng ngoạn mục chủ yếu nhờ tôm thẻ chân trắng, tăng 192% và chiếm 92% tổng giá trị xuất khẩu tôm; trong khi xuất khẩu tôm sú giảm 3,7% và chỉ chiếm 1,4% xuất khẩu, còn lại là các loại tôm khác chiếm 6,5%, giảm 2% xuất khẩu (theo số liệu năm 2021). 2. Xu hướng giá xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2017-2021 Từ tháng 9/2021, giá tôm nguyên liệu đã có xu hướng tăng dần khi các nhà máy đã từng bước được mở cửa hoạt động trở lại. Doanh nghiệp có nhu cầu cao nguyên liệu để chế biến, đáp ứng các đơn hàng cuối năm nên giá tôm nguyên liệu cũng tăng dần. Khoảng đầu tháng 10/2021, giá tôm trong nước và thế giới đều đồng loạt tăng do nguồn cung tôm nguyên liệu thấp. Thiên tai, dịch bệnh Covid khiến chi phí sản xuất tăng, đi lại vận chuyển hàng hóa khó khăn, thiếu container, cũng đẩy giá tôm thế giới tăng. Từ 8 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 tháng 11 đến nay, giá tôm nguyên liệu vẫn tiếp tục tăng do nhà máy chế biến mua nhiều, vụ thu hoạch chính đã hoàn thành và nguồn cung tôm nguyên liệu vẫn thấp. Biểu đồ 1:Giá tại đầm tôm chân trắng Việt Nam, cỡ 80 con/kg, giai đoạn 2017-2021 Nhìn vào diễn biến giá tôm trong giai đoạn 2017-2021, giá tôm trong năm 2017 khá ổn định và đạt cao nhất trong chuỗi. Năm 2017, giá tôm nguyên liệu có chiều hướng tăng mạnh do nguồn cung thắt chặt trong khi nhu cầu thu mua của các nhà chế biến tăng cao. Đối với những nhà máy lớn, nguồn tôm chỉ đáp ứng được khoảng 40 – 50% yêu cầu thực tế. Nguồn tôm nguyên liệu từ một số nước sản xuất tôm lớn, như: Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador, Indonesia… đều sụt giảm, dẫn tới giá tôm nguyên liệu xuất bán của các nước cũng ở mức cao, các doanh nghiệp không nhập nhiều tôm như mọi năm. Nhu cầu tôm của thị trường thế giới ngày càng mạnh tạo sức hút với không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và cả với doanh nghiệp nhiều nước khác. Do vậy, cùng với tín hiệu lạc quan về nhu cầu thì áp lực cạnh tranh cũng ngày càng lớn. 3. Thực trạng xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2021 - Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới 15/12/2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2020. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu tôm năm 2021 cán đích ở mức gần 3,77 tỷ USD, tăng 3.7% so với năm 2020 và dự báo năm 2022 sẽ tăng khoảng 10%, đạt kim ngạch xuất khẩu 4,3 tỷ USD. 9 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Ngành hàng tôm Việt Nam có thể mạnh về thị phần và lợi thế về chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, tôm chân trắng và tôm sú xuất khẩu có Việt Nam có nhiều nước cạnh tranh nhất là tại những thị trường lớn như: Mỹ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh… tôm Việt Nam có vị trí số 1 nhờ chất lượng ổn định, từ tôm nguyên liệu đông lạnh đến chế biến giá trị gia tăng có sản phẩm rất đa dạng phù hợp với mọi phân khúc thị trường cho các thị trường nhập khẩu. Thị trường thuận lợi, giá tôm có xu hướng tăng cao là yếu tố quan trọng để ngành tôm Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm tận dụng tốt cơ hội để nhanh chóng phục hồi sau đợt giãn cách xã hội kéo dài. Việt Nam đang tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đây là cơ hội thuận lợi để nâng cao năng lực tổ chức sản xuất đảm bảo theo chuỗi, truy xuất được nguồn gốc với quy trình từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y phòng bệnh, an toàn sinh học đến thu hoạch, sơ chế và chế biến phục vụ xuất khẩu. - Đột phá trong xuất khẩu tôm Việt Nam tại thị trường Mỹ Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2021 tăng kỷ lục bất chấp đại dịch. Cụ thể, số liệu 11 tháng của năm 2021, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 807.865 tấn, trị giá 7,2 tỷ USD, tăng cao hơn nhiều so với mức 747.587 tấn, trị giá 6,5 tỷ USD được nhập khẩu trong cả năm 2020. Dù số liệu nhập khẩu tôm năm 2021 của Mỹ chưa được công bố nhưng có thể coi năm 2021 là năm nhập khẩu tôm của Mỹ tăng kỷ lục bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn căng thẳng tại quốc gia này. Việt Nam đứng thứ 5 về cung cấp tôm cho Mỹ. Năm 2021, Việt Nam nằm trong số các nguồn cung ghi nhận mức tăng trưởng dương về cung cấp tôm cho Mỹ. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 28% tỷ trọng. Tính tới ngày 15 tháng 12 năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 1,02 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ cả năm 2021 ước đạt khoảng 1,05 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2020. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng dương trong tất cả các tháng của năm 2021 và lũy kế 12 tháng đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong top các thị trường 10 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 nhập khẩu chính tôm của Việt Nam. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tới quý đầu năm 2022 dự kiến vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương. II. Nghiên cứu một số thị trường xuất khẩu chủ lực của tôm Việt Nam 1. Thị trường Mỹ a. Quy mô thị trường: - Quy mô dân số: Hoa Kỳ tên đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, là một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn nằm tại lục địa Bắc Mỹ, với quy mô dân số đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, dân số Mỹ ước tính là 333,867 triệu người, tỉ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,979 (979 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu thế giới năm 2021 (khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ). - GDP: Năm 2021, GDP danh nghĩa của Mỹ đạt 22,68 nghìn tỷ USD, với mức tăng trưởng 5,7%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất của Mỹ kể từ năm 1984, và cũng là dấu mốc đánh dấu sự phục hồi ấn tượng sau một năm 2020 đen tối bởi ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch toàn quốc. Tuy nền kinh tế Mỹ vẫn chưa phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch, nhưng đó vẫn là một tín hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang cất cánh và nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng được dự đoán sẽ tăng trở lại. - Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu tôm lớn trên thế giới: Mỹ là quốc gia có lãnh thổ trải dài qua nhiều vĩ độ, tiếp giáp với 2 đại dương rộng lớn là Thái Bình Dương ở phía Tây và Đại Tây Dương ở phía Đông. Mỹ là một trong số ít quốc gia có trữ lượng thủy sản dồi dào và phong phú nhất thế giới. Tuy hoạt động khai thác thủy sản ở Mỹ diễn ra khá sôi động, nhưng với xuất phát điểm là quốc gia đa văn hóa, đa cấp bậc thì dù ngành thủy sản Mỹ phát triển đến đâu cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng về chủng loại và chất lượng của một số mặt hàng thủy sản nhất định. Do vậy, Mỹ luôn nằm trong danh sách các quốc gia nhập khẩu thủy sản nhiều nhất thế giới, trong đó tôm là loại thủy sản có sản lượng nhập khẩu lớn nhất. 11 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Sản phẩm 160521 - Tôm chế biến không đóng hộp kín khí 030617 - Tôm khác đông lạnh 160529 - Tôm chế biến đóng hộp kín khí 030616 - Tôm nước lạnh đông lạnh Giá trị Sản lượng Tỷ trọng trong giá trị (nghìn USD) (nghìn tấn) nhập khẩu thế giới (%) 1 626,02 168,76 44,34% 4 872,52 2, 202 29,22% 116,39 10,51 8,97% 22,64 2,87 1,95% Nguồn: ITC Bảng 1. Kim ngạch và sản lượng nhập khẩu một số sản phẩm tôm vào thị trường Mỹ năm 2020 Năm 2020, mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh của các nhà hàng, quán ăn, nhưng khối lượng và giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm 2019. Kết thúc năm 2020 tổng nhập khẩu tôm đạt 747.921 tấn, tương ứng với trị giá 6,5 tỷ USD, tăng 7% cả về lượng và giá trị so với năm 2019. Năm 2021, Mỹ đã thiết lập kỷ lục mới về kim ngạch nhập khẩu tôm với giá trị nhập khẩu đạt mốc hơn 8 tỷ USD, tương ứng với hơn 897 nghìn tấn tôm, tăng lần lượt 24% và 20% so với năm 2020. 12 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Hình 5: Giá và sản lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ giai đoạn T1/2013 - T1/2021 Hình 6: Nguồn cung tôm của Mỹ giai đoạn tháng 1/2013 đến tháng 1/2021 Trong số các quốc gia nhập khẩu tôm vào Mỹ năm 2021, Ấn Độ dẫn đầu về nguồn cung tôm chiếm tỉ trọng 38% tổng khối lượng tôm nhập khẩu của Mỹ, xếp thứ 2 là tôm Ecuador chiếm 20,5% tổng khối lượng. Indonesia bất ngờ xuống vị trí thứ 3 về xuất khẩu tôm sang Mỹ, tuy nhiên, lượng tôm xuất khẩu sang thị trường này vẫn đạt mức tăng trưởng dương 9% về cả khối lượng và trị giá, nắm giữ 19,45% thị phần về 13 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 khối lượng tại thị trường này. Việt Nam xếp thứ 4 trong cuộc đua xuất khẩu tôm sang Mỹ. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ năm 2021 đạt 88.161 tấn, trị giá 969,2 triệu USD, chiếm 9,8% tổng khối lượng tôm nhập khẩu của Mỹ. Trong đó, tôm Việt Nam được nhập khẩu vào 17 bang của Mỹ trong đó bang New York ghi nhận khối lượng nhập khẩu nhiều nhất với 31.647 tấn, chiếm 36% tổng khối lượng nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào Mỹ, bang California nhập nhiều thứ hai với 23.995 tấn, chiếm 27% tổng khối lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Sản phẩm 0306170041 - Tôm nuôi lột vỏ đông lạnh 0306170040 - Tôm thịt đông lạnh loại khác 1605211030 - Tôm khác chế biến đông lạnh 1605211020 - Tôm bao bột đông lạnh 0306170007 - Tôm nuôi đông lạnh cỡ 46-55 0306170004 - Tôm nuôi đông lạnh cỡ <33 Giá trị Khối lượng (triệu USD) (triệu tấn) 2 093,09 Tăng, giảm (%) Giá trị Khối lượng 226,47 – – 1 492,23 179,06 -42 -40 1 293,43 122,49 9 6 455,55 62,18 22 23 293,72 32,46 – – 233,55 18.186 – – 14 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 0306170005 - Tôm nuôi đông lạnh cỡ 33-45 0306170009 - Tôm khác đông lạnh cỡ 46-55 0306170008 - Tôm nuôi đông lạnh cỡ 56-66 0306170006 - Tôm khác đông lạnh cỡ 33-45 0306170010 - Tôm nuôi đông lạnh cỡ 67-88 0306170003 - Tôm khác đông lạnh cỡ < 33 0306170015 - Tôm khác đông lạnh cỡ 67-88 0306170012 - Tôm khác đông lạnh cỡ 55-66 0306170042 – Tôm thịt đông lạnh Sản phẩm khác 233,01 22,85 – – 213,93 25,76 -55 -56 190,68 22,68 – – 168,85 17,99 -58 -58 165,86 22,42 – – 163,21 12,43 -60 -59 153,87 24,41 -47 -47 150,28 19,68 -56 -56 107,41 10,88 – – 614,42 77,39 49 25 15 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Tổng 8 023,12 897,36 24 20 Nguồn: USDA Bảng 2. Sản phẩm tôm nhập khẩu của Mỹ năm 2021 Trong các sản phẩm tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ, tôm nuôi lột vỏ đông lạnh là sản phẩm có giá trị nhập khẩu lớn nhất đạt 2093,09 triệu USD, tương ứng với khối lượng 226,47 tấn, chiếm tỷ trọng 25,24%; kế đến là tôm thịt đông lạnh đạt giá trị 1492,23 triệu USD, chiếm 19,95% tổng sản phẩm. Kích cỡ tôm được ưa chuộng nhất là tôm cỡ 4655 con/pound. Biểu đồ 2: Khối lượng tôm Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ giai đoạn 2017-2021 (đơn vị tính: tấn) Với quy mô thị trường khổng lồ, nhu cầu tiêu dùng có xu hướng không ngừng tăng, Mỹ được đánh giá là thị trường tiềm năng, là điểm dừng chân lý tưởng của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam. b. Xu hướng tiêu dùng - Nhu cầu nhập khẩu tôm không ngừng gia tăng bất chấp đại dịch Doanh số bán lẻ tôm tại Mỹ vẫn duy trì tăng trong đại dịch. Trong khi ngành dịch vụ thực phẩm của Mỹ chiếm thị phần đáng kể về doanh số bán tôm (75%) trong những năm trước đã bị sụt giảm doanh thu 70 - 80% trong tháng 4 và tháng 5 năm 2020 do dịch bệnh thì doanh số bán lẻ tôm của Mỹ tăng rất mạnh, ước tính có thể tăng lên 30 - 16 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 35% tổng số bán tôm, so với 25% của các năm bình thường. Nhiều nhà hàng trên nước Mỹ chuyển mô hình kinh doanh thành phục vụ bán hàng mang đi và giao hàng tận nơi nên doanh số bán lẻ tôm vẫn tăng trưởng dương. Ngoài ra, nhu cầu nhà hàng, dịch vụ thực phẩm tại Mỹ được dự báo sẽ dần phục hồi do tốc độ tiêm vaccine nhanh chóng ở nước này. - Xu hướng nấu ăn tại nhà gia tăng sau đại dịch Dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh đã chi phối sinh hoạt của người dân Mỹ. Nhiều hộ gia đình có xu hướng lựa chọn nấu ăn tại nhà để giảm bớt chi phí ăn ngoài cũng như để đảm bảo an toàn phòng dịch sẽ kéo theo nhu cầu về thủy sản bán lẻ tăng lên, nhất là thủy sản đông lạnh có thời hạn bảo quản dài ngày và thủy sản đóng hộp chế biến. - Xu hướng tăng tiêu dùng thủy sản Trong những năm gần đây, thủy sản lần đầu tiên trở thành thực phẩm thay thế thịt được người tiêu dùng Mỹ lựa chọn nhiều nhất và tôm là loài thủy sản được nhiều người ưa chuộng nhất. Trong vòng hơn 2 năm qua, người tiêu dùng Mỹ đã hạn chế đáng kể lượng thịt bò tiêu thụ trong tuần – loại thịt vốn được lựa chọn nhiều nhất trong bữa ăn tại Mỹ. Khoảng 1/5 người tiêu dùng giảm lượng thịt tiêu thụ và mong muốn chuyển sang tiêu thụ thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản để thay thế. Nguyên nhân của sự thay đổi sở thích và thói quen tiêu dùng một phần là do người tiêu dùng Mỹ đã dần nhận ra những lợi ích dinh dưỡng mà thủy sản mang lại. Khi tỉ lệ người béo phì đang ở mức cao đáng báo động, tôm là loại thực phẩm ít chất béo nhưng giàu protein, thích hợp để tiêu dùng thay thế thịt. - Xu hướng tiêu dùng tôm nuôi trồng ngày càng tăng Hiện nay tại thị trường Mỹ, thủy sản nuôi trồng ngày càng được nhiều người ưa chuộng hơn là sản phẩm đánh bắt tự nhiên và mức độ ưa thích tiêu dùng thuỷ sản đánh bắt tự nhiên giảm dần theo tuổi tác. Thế hệ gen Z ít quan tâm đến sản phẩm thủy sản đánh bắt tự nhiên hơn thế hệ trước và họ cũng có xu hướng để ý nhiều hơn đến phương pháp sản xuất thủy sản. - Mức độ tiêu thụ tôm của người Mỹ tùy thuộc vào giới tính, thu nhập và khu vực sinh sống. 17 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins cho thấy, lượng tôm tiêu thụ ở nam giới, những người ở độ tuổi trung niên (từ 31 đến 50 tuổi) so với các độ tuổi khác lớn hơn phụ nữ; và những người có thu nhập cao sẽ có mức tiêu thụ tôm lớn hơn so với những người có thu nhập thấp. - Quan niệm về tiêu chuẩn sản phẩm Người tiêu dùng Mỹ rất tự do trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng của mình bởi ảnh hưởng của lối sống tự do, phóng khoáng. Họ không quá phân biệt giữa sản phẩm nội địa hay sản phẩm nhập khẩu, miễn là sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu của họ. Tuy nhiên, yêu cầu của họ về tiêu chuẩn sản phẩm lại rất cao. Người Mỹ đặc biệt quan tâm đến mẫu mã bao bì, chất lượng, độ an toàn và hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm. Nếu các thực phẩm nhập khẩu nói chung và thủy sản nhập khẩu nói riêng không đạt tiêu chuẩn về các tiêu thức trên thì nguy cơ sản phẩm bị người tiêu dùng Mỹ tẩy chay là rất lớn và khả năng phát triển của sản phẩm tại thị trường Mỹ sẽ gặp rất nhiều bất lợi. c. Kênh phân phối Ở Mỹ, hệ thống phân phối tôm bao gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ là chủ yếu. - Mạng lưới bán buôn: Các doanh nghiệp thủy sản hàng đầu của Mỹ sẽ nhập khẩu tôm từ các quốc gia xuất khẩu, sau đó phân phối cho hệ thống các siêu thị, các chuỗi cửa hàng và các cơ sở chế biến thực phẩm. Bán thủy sản qua kênh này có đặc điểm nổi bật là các doanh nghiệp xuất khẩu phải có khả năng cung cấp hàng lớn và ổn định, giá cả cạnh tranh và đa dạng mặt hàng đáp ứng nhu cầu của các mắt xích sau. - Mạng lưới bán lẻ Tôm tiêu thụ qua kênh bán lẻ chiếm đến trên 50% giá trị tôm tiêu thụ tại Mỹ. Các hình thức bán lẻ tôm ở Mỹ là: + Tiêu thụ qua hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng: qua hệ thống siêu thị, tôm được tiêu thụ chiếm trên 40% giá trị bán lẻ toàn loài. Tôm được bán tại siêu thị và các cửa hàng bao gồm cả tôm đông lạnh và tôm tươi sống. Trong đó, tôm đông lạnh, đặc biệt là tôm qua chế biến (như tôm lột vỏ đông lạnh, tôm tẩm bột lạnh) ghi nhận mức doanh thu tiêu thụ cao nhất. 18 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 + Bán cho các nhà hàng, nhà ăn công cộng: doanh số bán cho hệ thống này chiếm 50% giá trị bán lẻ + Bán lẻ qua các kênh trực tuyến: Ngoài các kênh bán lẻ truyền thống thì bán lẻ trực tuyến và thương mại điện tử đang có xu hướng phát triển nhanh chóng tại Mỹ, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp và liên tục xuất hiện các biến chủng mới. Ở Mỹ, người tiêu dùng mua sắm trực tuyến không chỉ hàng hóa mà còn cả tạp hóa. Tôm là một loại thực phẩm có bản chất dễ hư hỏng, điều này làm cho chúng trở nên rất quan trọng trong việc tiếp cận người tiêu dùng càng nhanh càng tốt. Khi mua sắm trực tuyến, đơn đặt hàng được chuyển đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn, khiến nó trở thành một kênh phân phối bán hàng có thể tiếp cận rộng rãi. Thương mại hiện đại cũng đang đạt được sức hút khi người tiêu dùng có thể nhìn vào nhiều nhãn hiệu khác nhau của báo động và so sánh về giá cả, chiết khấu và thậm chí cả các thành phần được sử dụng. Bán lẻ trực tuyến dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 11,5% trong giai đoạn dự báo và được dự báo sẽ chiếm thị phần đáng kể là 26,7%. d. Rào cản thương mại - Rào cản thuế quan Mã HS Sản phẩm Thuế suất 03061700 Tôm khác đông lạnh 0% 16052105 Tôm chế biến không đóng hộp kín khí: thịt 5% cá và thức ăn chế biến sẵn 16052110 Tôm chế biến không đóng hộp kín khí: trừ 0% thịt cá và thức ăn chế biến sẵn 19 Downloaded by v? ngoc ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan