Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Nghiên cứu một số cơ sở khoa học chuyển hoá rừng trồng keo tai tượng (acacia man...

Tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học chuyển hoá rừng trồng keo tai tượng (acacia mangium willd) kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn ở bắc giang tt

.PDF
27
4
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ‘ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM QUỐC CHIẾN ĐOÀN NGMAIỌC DAO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG (ACACIA MANGIUM WILLD) KINH DOANH GỖ NHỎ THÀNH RỪNG KINH DOANH GỖ LỚN Ở BẮC GIANG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Hà Nội 1 - 2020 Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đặng Thịnh Triều 2. TS. Đặng Văn Thuyết Chủ tịch Hội đồng: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2 3 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Theo Tổng cục Lâm nghiệp (2019), đến 2018, diện tích rừng trồng sản xuất với các loài Keo của nước ta đạt 1.515.898 ha chiếm 53,6% tổng diện tích rừng trồng sản xuất toàn quốc. Trong đó, diện tích trồng thuần Keo tai tượng chiếm khoảng 50% với đa số là diện tích trồng với mật độ dày để cung cấp gỗ nhỏ cho nguyên liệu giấy hoặc làm dăm gỗ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu thiết lập 201.220 ha rừng trồng gỗ lớn, trong đó chuyển hóa 28.658 ha từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn. Hiện nay, việc tỉa thưa để chuyển hóa rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn đã được quan tâm. Một số công trình nghiên cứu về tỉa thưa để chuyển hoá rừng gỗ lớn cũng đã được thực hiện tuy nhiên các công trình nghiên cứu về vấn đề chuyển hóa rừng Keo tai tượng chưa nhiều. Keo tai tượng (Acacia mangium wild) là một trong 3 loài gỗ lớn thuộc chi Keo (Acacia) được trồng rộng rãi ở Việt Nam nhưng thường được trồng với mật độ cao, luân kỳ ngắn để kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy hoặc dăm. Những đối tượng rừng này khá thích hợp cho tỉa thưa để chuyển hóa thành rừng cung cấp gỗ lớn. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu thêm về cơ sở khoa học cũng như hiệu quả kinh tế của việc chuyển hóa trước khi áp dụng rộng rãi. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học chuyển hoá rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn ở Bắc Giang” đã được lựa chọn nhằm xác định một số cơ sở khoa học cho việc chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án. - Ý nghĩa khoa học 1 Bổ sung cơ sở khoa học cho việc chuyển hóa rừng trồng Keo tai tượng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn. - Ý nghĩa thực tiễn Xác định được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng tại Yên Thế, Bắc Giang sau tỉa thưa chuyển hóa. 3. Mục tiêu nghiên cứu + Mục tiêu chung Xác định được cơ sở khoa học của việc chuyển hóa rừng trồng Keo tai tượng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại Yên Thế, Bắc Giang. Xác định được mật độ tốt nhất để lại sau tỉa thưa cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn so với không tỉa rừng Keo tai tượng tại Yên Thế, Bắc Giang. + Mục tiêu cụ thể + Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn tại Bắc Giang. + Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng + Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng tỉa thưa đến chất lượng gỗ Keo tai tượng + Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo tai tượng sau tỉa thưa, chuyển hóa. 4. Những điểm mới của luận án - Đã xác định được ảnh hưởng của tỉa thưa đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và chất lượng của rừng trồng Keo tai tượng tại Yên Thế, Bắc Giang. - Đã xác định được hiệu quả kinh tế của rừng Keo tai tượng từ việc bán gỗ 6. Phạm vi nghiên cứu 2 (1) Đánh giá hiện trạng chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn tại Bắc Giang. Nội dung này luận án chỉ tập trung vào việc đánh giá diện tích rừng trồng Keo tai tượng, tình hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn (thời gian, quy mô, địa điểm, sinh trưởng cây); thuận lợi, khó khăn trong việc chuyển hóa rừng trồng. (2) Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng (bao gồm đường kính ngang ngực, tiết diện ngang; đường kính tán lá, chiều cao, trữ lượng; chỉ số diện tích lá; độ tàn che; quang hợp). (3) Nghiên cứu ảnh hưởng tỉa thưa đến chất lượng gỗ Keo tai tượng (bao gồm số lượng mắt gỗ; tỷ lệ gỗ lõi, gỗ dác; tỷ lệ lợi dụng gỗ xẻ). (4) Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo tai tượng sau tỉa thưa, chuyển hóa theo hai kịch bản là hiệu quả kinh tế khi bán gỗ tại Bãi 1 và hiệu quả kinh tế khi bán sản phẩm sơ chế. 7. Kết cấu của tóm tắt luận án Luận án gồm 117 trang; 30 bảng biểu, 02 hình vẽ sơ đồ, 14 biểu đồ: Tham khảo 99 tài liệu trong đó 33 tài liệu tiếng Việt, 65 tài liệu tiếng nước ngoài cấu trúc thành 3 chương và hai phần (phần mở đầu và kết luận) như sau: Mở đầu: 5 trang; Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 20 trang; Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 16 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 59 trang; Kết luận, tồn tại và kiến nghị: 3 trang. Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Keo tai tượng (tên khoa học là Acacia mangium Willd.) có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea và Indonesia, là loài có sinh trưởng nhanh và khả năng thích nghi trên nhiều điều kiện lập địa khác nhau. Do đó Keo tai tượng đóng một vai trò quan trọng trong các chương trình trồng rừng. Nhiều nghiên cứu về loài cây này được thực hiện ở nhiều nước, từ nghiên cứu về đặc điểm sinh học, khả năng sử dụng, chọn giống đến kỹ thuật gây trồng cũng như khả năng sử dụng. 3 Tỉa thưa thường được tiến hành ở rừng sau khép tán với mục tiêu nhằm điều chỉnh mật độ sao cho lâm phần luôn tiệm cận với mật độ tối ưu để thúc đẩy sinh trường đường kính, chiều cao để có thể thu được năng suất lâm phần cao nhất (Rollinson, 1988b). Nicholas (1988) dựa vào chỉ tiêu đường kính tán làm căn cứ để xác định mật độ cuối cùng để lại sau các lần tỉa thưa, lợi dụng tối đa sự tăng trưởng về đường kính của cây trồng trong chu kỳ kinh doanh 40 năm tại Newzealand. Tỉa thưa tác động đến sinh trưởng của cây, qua đó ảnh hưởng đến chỉ số diện tích tán là (LAI). Nghiên cứu trên loài Acacia tortilis, chỉ số LAI ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng và thời gian trong năm (Elfeel and Abohassan 2016). Ở những nơi trồng dày, cây phát triển tốt, chỉ số diện tích lá có thể lên đến 400-500%. Chỉ số diện tích lá thấp, cây không tận dụng hết ánh sáng và khoảng không nên năng suất kinh tế không cao. Chỉ số diện tích lá quá cao, lá che mất ánh sáng của nhau và tranh chấp không gian sống nên không có năng suất kinh tế cao. Có thể dùng LAI là một đại lượng đặc trưng để mô tả cho tán của hệ sinh thái. Thông qua đó ta có thể dự đoán sản xuất sơ cấp quang hợp, thoát hơi nước và là một công cụ tham khảo cho tăng trưởng cây trồng. Sau khi tỉa thưa chế độ ánh sáng của những cây được giữ lại là yếu tố thay đổi rõ dàng và đáng kể nhất (Wang et al. 1995, Tang et al. 1999). Khả năng quang hợp của lá được tăng cường là do ánh sáng được gia tăng ở các tầng tán. (Ginn et al. 1991, Tang et al. 1999). Hiệu quả quang hợp ngay sau tỉa thưa tăng mạnh sau đó giảm dần khi cây khép tán (Gravatt et al. 1997). Khả năng quang hợp (Amax) tăng được quan sát thấy sau khi tỉa thưa chủ yếu là sự thay đổi về khả năng quang hợp của lá thành thục ở tầng tán dưới và giữa. Những sự gia tăng này, kết hợp với sự cải thiện trong môi trường vi mô ánh sáng, có thể là mấu chốt trong thúc đẩy tăng trưởng của cây sau khi tỉa thưa. Giá trị kinh tế của việc tỉa thưa phụ thuộc vào sự kết hợp của bậc sản lượng, giá cả và khả năng ổn định năng suất của rừng. Tỉa thưa góp phần 4 vào việc tăng doanh thu nhưng đồng thời rừng trồng sẽ phải gánh chịu những rủi ro ở những nơi có điều kiện ngoại cảnh không ổn định. 1.2. Ở Việt Nam Beadle và cộng sự (2013) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của tỉa thưa đối với rừng keo lai 2,5 tuổi tại Đồng Hới (Quảng Bình), sau 2 năm theo dõi cho thấy tỉa thưa đã ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng keo lai (đường kính; chiều cao; lượng gỗ xẻ). Trần Lâm Đồng (2018), sau 3 năm tỉa thưa tại Yên Bái và 2 năm tại Nghệ An hầu hết các công thức tỉa thưa đều cho trữ lượng thấp hơn hoặc bằng so với công thức không tỉa, như vậy không có giá trị gia tăng nếu bán với giá gỗ nhỏ. Tuy nhiên, trong sản xuất hiện nay, giá gỗ tăng theo cỡ đường kính tùy theo mức độ phù hợp yêu cầu làm nguyên liệu gỗ dăm, gỗ bóc hay gỗ xẻ. Các công thức tỉa thưa đều cho giá trị hiện tại cao hơn so với công thức đối chứng, ngoại trừ rừng chuyển hóa ở tuổi 3 ở Nghệ An, sự sai khác không rõ rệt. Tại Yên Bái, tổng giá trị đạt cao nhất khi áp dụng tỉa thưa để lại mật độ 1.000 cây/ha, đạt 193,6 triệu đồng (không kết hợp bón phân) và 184,8 triệu đồng (kết hợp bón phân), so với không áp dụng tỉa thưa (tương ứng là 147,1 triệu đồng và 165,2 triệu đồng), trong đó, giá trị gỗ có D1.3 > 15cm đạt 130,5 triệu đồng (không kết hợp bón phân) và 118,6 triệu đồng (kết hợp bón phân), so với không áp dụng tỉa thưa (tương ứng là 67,5 triệu đồng và 78,8 triệu đồng). Như vậy, ở các nghiên cứu đều cho thấy, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tỉa thưa để chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang cung cấp gỗ lớn góp phần thúc đẩy tăng trưởng đường kính của cây để lại rõ rệt, qua đó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với không chuyển hóa (không áp dụng tỉa thưa). 1.3. Nhận xét chung Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, Keo tai tượng đóng vai trò tương đối lớn trong trồng rừng ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Về nghiên cứu kỹ thuật chặt tỉa thưa nuôi 5 dưỡng rừng trồng, ở trên thế giới thế giới các công trình nghiên cứu về trồng rừng gỗ lớn các loài Keo, Bạch đàn đã được thực hiện khá toàn diện, đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tỉa thưa rừng trồng. Những nghiên cứu này đã tạo cơ sở khoa học cho việc trồng rừng thâm canh, chuyển hóa rừng sản xuất gỗ nhỏ sang cung cấp gỗ lớn các loài keo, bạch đàn; góp phần cung cấp nguyên liệu phục vụ chế biến ở các nước trên thế giới trong thời gian qua. Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu trong nước tập trung phần lớn vào các loài Keo, Bạch đàn, Bồ đề, Sa mộc với mục tiêu cung cấp gỗ nhỏ là chính. Trong thời gian gần đây, cũng đã có nhiều nghiên cứu về trồng rừng gỗ lớn, các biện pháp kỹ thuật tỉa thưa chuyển hóa rừng sản xuất gỗ nhỏ sang rừng cung cấp gỗ lớn một số loài như Keo, Bạch đàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn một số điểm hạn chế, như các nghiên cứu chuyển hóa rừng sản xuất gỗ nhỏ sang cung cấp gỗ lớn thực hiện trên phạm vi hẹp, thời gian theo dõi và đánh giá chưa dài, rất ít các các nghiên cứu về ảnh hưởng của tỉa thưa đến chỉ số diện tích lá, cường độ quang hợp cũng như chất lượng gỗ xẻ. Đặc biệt ở Bắc Giang nói riêng và vùng núi phía Bắc nói chung chưa có các nghiên cứu sâu về ảnh hưởng tỉa thưa đến một số chỉ số nêu trên. Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học chuyển hóa rừng trồng keo tai tượng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn ở Bắc Giang” là cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. Chương 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu của luận án, một số nội dung sau đã được thực hiện: - Nội dung 1: Đánh giá thực trạng chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn tại Bắc Giang - Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng + Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến tỷ lệ sống 6 + Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến chỉ số diện tích lá và quang hợp + Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến đường kính và tiết diện ngang + Nghiên cứu ảnh hưởng tỉa thưa đến chiều cao + Nghiên cứu ảnh hưởng tỉa thưa đến đường kính tán lá + Nghiên cứu ảnh hưởng tỉa thưa đến phân bố N/D + Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến trữ lượng rừng - Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến chất lượng gỗ xẻ rừng trồng Keo tai tượng + Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến số lượng và kích thước mắt gỗ + Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến tỷ lệ gỗ lõi, gỗ dác + Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến tỷ lệ sử dụng gỗ xẻ và khối lượng gỗ dăm - Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng Keo tai tượng sau tỉa thưa, chuyển hóa + Đánh giá doanh thu của rừng trồng sau tỉa thưa, chuyển hóa + Đánh giá doanh thu của sản phẩm sơ chế gỗ rừng sau tỉa thưa, chuyển hóa. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là rừng trồng Keo tai tượng tuổi 3, 4 và 5 khi bắt đầu tỉa thưa tại Yên Thế, Bắc Giang. 2.3. Phương pháp nghiên cứu2.3.1. Phương pháp đánh giá thực trạng chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn tại Bắc Giang Áp dụng phương pháp phỏng vấn kết hợp điều tra trên ô tiêu chuẩn. Phỏng vấn 12 hộ gia đình có diện tích rừng chuyển hóa. Lập mỗi mô hình 3 ô tiêu chuẩn 500m2 đo đếm tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn với các chỉ số như đường kính ngang ngực (D 1.3), chiều cao vút ngọn. Tổng số mô hình chuyển hóa đã điều tra là 12, tổng số ô tiêu chuẩn điều tra là 36 ô. Thời điểm điều tra là tháng 11-12 năm 2018 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng 2.3.2.1. Bố trí thí nghiệm 7 - Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1 nhân tố (cường độ tỉa thưa) được áp dụng với các công thí nghiệm cho rừng 3 tuổi ( trồng năm 2010): CT1 (không tỉa); CT2 (tỉa để lại 1100 cây/ha); CT3 (tỉa để lại 800 cây/ha) và CT4 (tỉa đề lại 600 cây/ha). Đối với rừng 4 tuổi (trồng năm 2009) gồm: CT5 (không tỉa); CT6 (tỉa để lại 800 cây/ha) và CT7 (tỉa để lại 600 cây/ha). Đối với rừng 5 tuổi (trồng năm 2008) gồm: CT8 (không tỉa); CT9 (tỉa để lại 800 cây/ha) và CT10 (tỉa để lại 600 cây/ha). Bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp, diện tích 0,12ha/lặp. Tổng diện tích thí nghiệm là 3,6ha. Thí nghiệm thực hiện từ 2013-2018. 2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sinh trưởng, chất lượng thân cây Tại mỗi lặp, lập 1 ô tiêu chuẩn 500 m2 để đánh giá sinh trưởng (D1.3; Hvn; Dt) và tỷ lệ sống của cây. Tại trung tâm ô, lập 1 ô thứ cấp 100 m2 (10 m x 10 m) để chụp ảnh, đánh giá độ tàn che (chụp 5 ảnh, 4 ảnh ở 4 góc và 1 ảnh ở trung tâm của ô thứ cấp). Dùng máy ảnh kỹ thuật số (Nikon Coolpix 8400) với sự hỗ trợ của kính gương cầu (Fisheye FC-E92 180 o) để chụp ảnh. Chỉ số diện tích lá được thực hiện 1 lần vào tháng 4 năm 2019. Tổng số ảnh đã chụp là 50, trong đó thí nghiệm tỉa thưa rừng 3 tuổi chụp 20 ảnh, các thí nghiệm tỉa thưa rừng 4 và 5 tuổi chụp mỗi thí nghiệm 15 ảnh. Cũng tại thời điểm tháng 4/2019, sử dụng thiết bị Licor-6800 để đo quang hợp của lá trong điều kiện buồng đo có cường độ ánh sáng 1.500 μmolm-2giây-1 (A 1.500 μmolm-2giây-1), nồng độ CO2 là 400 μmol lít không khí -1, độ ẩm không khí 70% và nhiệt độ không khí 25 oC. Tại mỗi lần lặp, chọn 1 cây có đường kính trung bình để lấy cành phục vụ thí nghiệm. Ở mỗi cây, chọn 2 cành có đường kính từ 1,5 - 2,0 cm. Một cành ở vị trí ¼ (tầng trên-Tr); và 1 cành ở vị trí ½ (tầng dưới-D) của tán lá tính từ đỉnh xuống để đo quang hợp. Cành chọn để đo là những cành có lá nhận được đầy đủ ánh nắng mặt trời. Lá dùng thực hiện đo là lá bánh tẻ. Thời điểm đo là 4 lần trong ngày vào lúc 5:00; 9:00; 13:00 và 17:00 giờ. 8 2.3.2.3. Phương pháp chọn cây tiêu chuẩn chặt hạ đánh giá chất lượng gỗ Tại mỗi lần lặp, chọn 3 cây có kích thước gần với kích thước trung bình trong ô để chặt. Các cây lựa chọn có hình thái cân đối, đại diện cho cây trong ô tiêu chuẩn. Tổng số cây chặt là 90, trong đó, thí nghiệm tỉa thưa rừng 3 tuổi là 36 cây; các thí nghiệm tỉa thưa rừng 4 và 5 tuổi, mỗi thí nghiệm 27 cây. 2.3.2.4. Phương pháp đánh giá tỷ lệ sử dụng gỗ xẻ và khối lượng gỗ dăm Sau khi chặt hạ, đo chiều dài men thân của cây tiêu chuẩn đến nơi có đường kính 10,0 cm. Cắt khúc theo từng đoạn dài 60 cm cho tới nơi có đường kính 13,0 cm. Riêng đoạn thân có đường kính từ 10,0 cm - <13,0 cm được cắt thành khúc có độ dài 120 cm. Đo đường kính tại vị trí giữa khúc gỗ của tất cả các khúc, sau đó bóc vỏ và đo lại đường kính giữa khúc gỗ sau khi bóc bỏ. Đếm và phân loại số lượng khúc gỗ cắt được theo từng cấp kính cách nhau 2,0 cm. Các chỉ tiêu chất lượng gỗ thu thập bao gồm tỷ lệ gỗ lõi, gỗ giác, số lượng và kích thước mắt gỗ. 2.3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích số liệu chỉ số diện tích lá và quang hợp Ảnh sau khi chụp được phân tích bằng phần mềm phân tích ánh sáng (GLA) theo Frazer và cộng sự (1999) để đánh giá độ tàn che và chỉ số diện tích lá. Chỉ số diện tích lá (LAI) được tính theo Stenberg và cộng sự (1994), áp dụng góc thiên đỉnh từ 0 - 60o. Số liệu đo quang hợp của lá từ máy Licor-6800 được chuyển sang phần mềm Microsof Excel version 16.29.1 để tổng hợp và phân tích. - Phương pháp đánh giá tỷ lệ sử dụng gỗ xẻ và khối lượng gỗ dăm Sau khi phân loại, xẻ khúc thành các thanh gỗ sản phẩm sao cho được số sản phẩm tối đa với các kích thước trong Bảng 2.1. (Đây là kích thước do Công ty cổ phần Woodsland, Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội đặt hàng với Công ty TNHH Hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế). Bảng 2.1: Kích thước thanh gỗ và giá bán sản phẩm 9 Kích thước sản phẩm (cm) Chiều dày 2,1 2,1 2,1 Chiều rộng 5,4 10,0 5,4 Chiều dài 120,0 60,0 60,0 1,5 1,5 5,1 6,5 60,0 60,0 Ký hiệu sản phẩm Giá bán sản phẩm (đ/m3) A B C 3.400.000 4.800.000 4.100.000 D E 3.800.000 3.200.000 Tỷ lệ lợi dụng gỗ xẻ được tính bằng tổng thể tích sản phẩm/thể tích cây tiêu chuẩn. Tổng thể tích gỗ xẻ được cho 1ha được tính bằng tích của tỷ lệ lợi dụng gỗ xẻ của các cây tiêu chuẩn với thể tích cây đứng trong 1 ha. - Phương pháp đánh giá tỷ lệ gỗ lõi, gỗ dác Sau khi bóc vỏ, đo đường kính gỗ lõi của 3 khúc đại diện cho 3 vị trí của cây gồm gốc (khúc đầu tại gốc); giữa (khúc thuộc đoạn giữa của thân) và ngọn (khúc cuối cùng trên ngọn). Tính thể tích gỗ lõi, gỗ dác cho từng khúc và cho cả cây. + Phương pháp đánh giá số lượng và kích thước mắt gỗ Sau khi bóc vỏ, đếm và đo tất cả các mắt (nơi có cành tạo thành, các u lồi không phải là mắt) trên khúc gỗ và phân làm 2 loại là mắt sống và mắt chết, đo kích thước của từng mắt theo hai chiều vuông góc với nhau để lấy giá trị trung bình. Số lượng mắt được tính cho từng đoạn 120 cm (1 hoặc 2 khúc như trên đã nêu) cho đến độ dài 9,6m tính từ gốc lên ngọn, sau đó tính tổng số mắt cho cả cây. 2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng Keo tai tượng sau tỉa thưa Hiệu quả kinh tế được tính cho 2 phương án là bán gỗ tại Bãi 1 và bán sản phẩm sơ chế, cụ thể như sau: - Hiệu quả kinh tế khi bán gỗ tại Bãi 1 Thu thập các số liệu về chi phí, thu nhập của các công thức thí nghiệm, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế các thí nghiệm tỉa thưa so với hiệu quả kinh tế rừng không không tỉa thưa. Các chỉ tiêu gồm: + Giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Present Value). + Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR - Benefits to cost Ratio). 10 + Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return). - Hiệu quả kinh tế khi bán sản phẩm sơ chế Sản phẩm sơ chế là gỗ thanh, được sản xuất từ các khúc gỗ có đường kính đầu nhỏ ≥ 10cm. Các chỉ tiêu tính hiệu quản kinh tế khi bán sản phẩm sơ chế cũng như hiệu quả kinh tế bán gỗ tại Bãi 1 (NPV; IRR và BCR) như trên đã nêu. Chi phí áp dụng cho tính hiệu quả kinh tế khi bán sản phẩm sơ chế cũng gồm chi phí nêu trên và các chi phí khác trong quá trình chế biến gồm: Chi phí vận chuyển gỗ từ Bãi 1 đến xưởng, chi phí chế biến gỗ, chi phí chở sản phẩm sơ chế đến nơi đặt hàng. Các chi phí, thu nhập được áp dụng ở Công ty TNHH Hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế. Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn tại Bắc Giang Theo đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2020 thì đến năm 2020: Thực hiện làm giàu rừng tự nhiên khoảng 1000 ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt kém chất lượng sang trồng rừng sản xuất 2.300 ha; Trồng 29.000 ha rừng tập trung. Nâng năng xuất rừng trồng bình quân lên 20 m3/ha/năm; đến năm 2020 diện tích kinh doanh gỗ lớn khoảng 7.200 ha, chiếm 10% diện tích rừng trồng sản xuất. Đây là cơ sở để triển khai công tác chuyển hóa rừng trồng nói chung và Keo tai tượng nói riêng nhằm nhanh chóng nâng cao hiệu quả năng suất rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, diện tích có khả năng kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như sau: - Rừng trồng: 17.998 , trong đó: + Rừng trồng Keo: 4.609 ha. + Rừng trồng: Thông + Keo: 13.390 ha. - Rừng khoanh nuôi có trồng bổ sung cây gỗ lớn: 1.836 ha. Dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục trồng rừng mục tiêu kinh doanh gỗ lớn với diện tích khoảng 15.000 ha tại 04 huyện trọng điểm: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. 11 Mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn loài cây được trồng là Keo tai tượng, trong ba năm (2014, 2015, 2016) tổng diện tích mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 120 ha (Chi cục kiểm lâm Bắc Giang, báo cáo tổng kết mô hình khuyến lâm). Bảng 3.3: Diện tích rừng trồng gỗ lớn của dự án tại Bắc Giang 2014 Diện tích (ha) 20 2015 50 Năm Địa điểm Lục Ngạn, Sơn Động Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế Sơn Động, Lục Ngạn Số hộ tham gia (hộ) 22 28 2016 50 20 Tổng 120 70 3.2. Ảnh hưởng của tỉa thưa đến sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng 3.2.1. Tỷ lệ sống Sau 5 năm thí nghiệm, tỷ lệ cây chết giữa các công thức thí nghiệm không đồng đều. Nhìn chung, các công thức không tỉa đều có tỷ lệ cây chết cao hơn so với các công thức tỉa thưa. (Bảng 3.5), trong đó, các công thức để lại 600 cây/ha chỉ chết trung bình 0,4% năm (rừng trồng 2010); 2,0%/năm (rừng trồng 2009) và 0,9%/năm (rừng trồng 2008). 12 Bảng 3. 5: Tỷ lệ sống của Keo tai tượng sau 5 năm thí nghiệm Công Tuổ thức i tỉa thí thư nghiê a m 3 4 5 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT10 Tỷ lệ sống của Keo tai tượng trong các lần đo (%) Sau khi tỉa T11/20 14 T11/20 15 T11/20 16 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 96,6 100,0 100,0 100,0 97,5 100,0 100,0 97,5 100,0 100,0 93,2 98,2 98,3 100,0 93,8 97,5 97,8 95,0 98,3 98,9 87,3 95,8 95,8 100,0 90,1 95,0 96,7 90,6 97,5 97,8 Mật T11/20 T11/201 độ 17 8 cuối cùng 81,7 74,5 1,170 92,1 85,5 940 94,2 91,7 733 97,8 97,8 587 87,0 84,6 914 92,5 90,0 720 95,6 94,4 567 86,2 83,1 886 94,2 92,5 740 96,7 95,6 573 13 Tỷ lệ chết trung bình (%/năm) Trong thời gian thí nghiệm 5,1 2,9 1,7 0,4 3,1 2,0 1,1 3,4 1,5 0,9 Trước khi thí nghiệm 2,0 2,0 2,0 2,0 4,75 4,75 4,75 4,0 4,0 4,0 3.2.2. Chỉ số diện tích lá và quang hợp 3.2.2.1. Chỉ số diện tích lá và độ tàn che Chỉ số diện tích lá (LAI) và độ tàn che của rừng Keo tai tượng sau 5 năm tỉa thưa được trình bày trong Hình 3.1. - Chỉ số diện tích tán lá (LAI) : Tỉa thưa làm ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ số diện tích lá. Công thức tỉa thưa để lại 600 cây/ha có chỉ số diện tích lá thấp nhất, sau đó lần lượt đến công thức không tỉa và công thức tỉa thưa để lại 800 cây/ha. - Chỉ số độ tàn che: Tỉa thưa để lại 800 cây/ha có độ tàn che cao nhất, sau đó đến công thức không tỉa và cuối cùng là công thức tỉa thưa còn 600 cây/ha. Hình 3. 1: Chỉ số diện tích lá và độ tàn che và của Keo tai tượng 3.2.2.2. Cường độ quang hợp Bảng 3. 1: Cường độ quang hợp của Keo tai tượng tại các thời điểm khác nhau trong ngày CTTN CT1 CT2 A (μmol m-2 giây-1) Vị trí lấy lá 5:00 9:00 13:00 17:00 Tr D Tr 1.82 2.31 2.24 7.24 8.44 6.28 6.45 7.54 7.33 14 5.23 4.23 3.12 (μmol m-2 s-1) 5.19 5.63 4.74 (μmol m-2 s-1) 5.41 5.52 Vị trí A (μmol m-2 giây-1) CTTN lấy lá 5:00 9:00 13:00 17:00 (μmol (μmol D 3.07 8.56 8.32 5.21 6.29 Tr 2.36 8.92 5.24 6.43 5.74 CT3 5.59 D 2.45 9.43 5.32 4.54 5.44 Tr 3.05 7.56 5.48 4.23 5.08 5.38 CT4 D 2.15 8.87 6.21 5.51 5.69 Tr 2.27 7.75 6.38 4.06 5.11 CT5 5.18 D 2.17 8.36 7.33 3.15 5.25 Tr 2.13 7.92 5.92 3.63 4.90 CT6 5.13 D 2.23 9.38 5.66 4.14 5.35 Tr 1.96 9.25 7.37 4.78 5.84 CT7 6.44 D 2.01 10.25 9.03 6.87 7.04 Tr 3.54 7.65 4.79 3.39 4.84 CT8 5.86 D 4.25 9.22 8.63 5.43 6.88 Tr 3.57 8.12 6.76 4.45 5.73 CT9 6.08 D 2.93 9.67 7.32 5.85 6.44 Tr 3.14 7.98 6.56 3.23 5.23 CT10 5.57 D 2.36 8.35 7.37 5.56 5.91 Từ số liệu của bảng 3.1Quang hợp của Keo tai tượng thấp nhất vào lúc 5 giờ sáng, cao nhất vào lúc 9 giờ sáng sau đó giảm dần đến 13 giờ và 17 giờ. Công thức tỉa thưa để lại 600 cây/ha có cường độ quang hợp trong ngày lớn nhất và khác biệt rõ rệt so với các công thức còn lại. 3.2.3. Đường kính ngang ngực và tiết diện ngang Việc tỉa thưa dẫn đến sinh trưởng đường kính của cây tốt hơn rõ rệt so với cây trong các công thức không tỉa do sau khi tỉa, những cây còn lại có thêm không gian sinh dưỡng. Điều đó lý giải tại sao Keo tai tượng trong các công thức tỉa thưa có tăng trưởng đường kính tốt hơn so với không tỉa và ở công thức tỉa thưa cường độ cao cũng cho tăng trưởng đường kính tốt hơn so với cường độ tỉa thưa nhẹ. Bảng 3.2: Tăng trưởng đường kính của Keo tai tượng sau 5 năm tỉa thưa 15 Tuổi tỉa thưa Công thức thí nghiệm CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT10 3 4 5 Tăng trưởng đường kính theo thời gian (cm) Từ Từ Từ Từ Từ Tổng 11/2013- 11/2014- 11/2015- 11/2016- 11/2017- sau 5 11/2014 11/2015 11/2016 11/2017 11/2018 năm 0,91 0,87 1,07 0,97 0,89 4,71 0,90 0,85 1,16 1,05 0,96 4,91 1,11 1,28 1,01 1,10 1,11 5,60 1,36 1,35 1,20 1,09 1,47 6,47 0,94 0,66 0,54 0,62 0,48 3,23 0,90 0,89 0,77 0,70 0,61 3,87 1,09 0,93 0,95 0,83 0,80 4,61 0,89 0,78 0,70 0,66 0,47 3,49 1,10 0,79 0,74 0,66 0,50 3,79 1,27 0,95 0,72 0,73 0,58 4,26 D (cm/năm) 0,94 0,98 1,12 1,29 0,65 0,77 0,92 0,70 0,76 0,85 Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm, chưa có công thức nào đạt tiêu chuẩn rừng gỗ lớn theo Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT về tiêu chuẩn rừng gỗ lớn. Vì theo Thông tư, rừng gỗ lớn là rừng có tổi thiểu 70% số cây đứng trên 1 đơn vị diện tích, có đường kính tại vị trí 1,3m từ 20 cm trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh tại thời điểm khai thác chính. Cụ thể, đến tháng 11 năm 2018, thí nghiệm tỉa thưa rừng 3 tuổi, số cây có D 1.3 >20 cm là 4,4%; 10,4%; 15,7% và 22,1% cho các công thức CT1; CT2; CT3 và CT4. Với thí nghiệm tỉa thưa rừng 4 tuổi, số cây có D 1.3 >20 là 8,9%; 20,6% và 30,5% lần lượt cho CT5; CT6 và CT7. Với thí nghiệm tỉa thưa rừng 5 tuổi, số cây có D1.3 >20 cm là 19,1%; 27,7% và 33,4% cho các công thức CT8; CT9 và CT10. 3.2.4 Chiều cao của Keo tai tượng Bảng 3. 3: Tăng trưởng chiều cao của Keo tai tượng sau 5 năm tỉa thưa Tuổ i tỉa thưa 3 Công Tăng trưởng chiều cao (m) Từ Từ Từ Từ Từ Hvn  Hvn thức 11/2013- 11/2014- 11/2015- 11/2016- 11/2017- 5 năm (m/ thí (m) năm) nghiệm 11/2014 11/2015 11/2016 11/2017 11/2018 CT1 2,5 2,2 2,0 1,8 1,5 10,0 2,0 16 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT10 4 5 2,7 2,6 2,4 2,5 2,3 2,3 2,6 2,5 2,4 2,3 2,4 2,2 2,0 2,4 2,1 2,4 2,2 2,1 2,3 2,2 2,0 1,7 2,0 2,0 2,0 1,9 2,1 1,7 1,6 1,8 1,8 1,9 1,9 1,6 1,4 1,5 1,2 1,4 1,6 1,4 1,3 1,4 1,3 1,2 1,2 10,2 10,2 9,9 9,4 9,9 9,7 9,9 9,2 9,3 2,0 2,0 2,0 1,9 2,0 1,9 2,0 1,8 1,9 Từ kết quả tại bảng 3.3, qua phân tích thống kê cho thấy tỉa thưa chưa ảnh hưởng tới chiều cao tại thời điểm kết thúc thí nghiệm. 3.2.5. Đường kính tán lá của Keo tai tượng Đường kính tán lá bị ảnh hưởng mạnh của tỉa thưa, trong đó cường độ tỉa thưa càng mạnh, tán lá sinh trưởng càng nhanh thông qua đường kính tán càng rộng (Bảng 3.4). Bảng 3. 4: Đường kính tán lá của Keo tai tượng sau 5 năm tỉa thưa Tuổi tỉa thưa 3 4 5 Đường kính tán lá (m) Công thức Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng thí nghiệm 11/2013 11/2014 11/2015 11/2016 11/2017 CT1 2,4 2,7 3,0 3,3 3,6 CT2 2,3 2,8 3,4 3,9 4,3 CT3 2,3 2,8 3,4 4,0 4,5 CT4 2,4 2,9 3,5 4,2 4,7 CT5 2,9 3,3 3,8 4,1 4,3 CT6 3,0 3,8 4,2 4,6 4,8 CT7 3,1 3,9 4,4 4,8 5,2 CT8 3,2 3,6 3,9 4,1 4,3 CT9 3,3 3,7 4,1 4,5 4,8 CT10 3,3 3,8 4,2 4,7 5,1 Tháng 11/2018 3,7 4,5 4,8 5,1 4,4 5,0 5,4 4,4 5,0 5,3 3.2.6. Trữ lượng rừng Keo tai tượng Trữ lượng rừng của các công thức đối chứng không tỉa cao hơn so với các công thức tỉa thưa. Sở dĩ vậy là do lượng tăng trưởng về trữ lượng ở các công thức tỉa chưa thể bù lại phần trữ lượng bị tỉa đi. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan