Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vai trò của vi khuẩn hiếm khí trong viêm mũi xoa...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vai trò của vi khuẩn hiếm khí trong viêm mũi xoang ở trẻ em tại bv tai mũi họng tw

.PDF
70
198
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ---------***--------- NGUYỄN BÁ CƯỜNG “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vai trò của vi khuẩn hiếu khí trong viêm mũi xoang ở trẻ em tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHÓA 2009 - 2015 HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiệncho tôi sống và học tập trong 6 năm qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Tống Xuân Thắng và TS Nguyễn Thị Khánh Vân đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương và đặc biệt là các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, Giảng viên, Bác sỹ và toàn thể các nhân viên: -Bộ môn Tai Mũi Họng – Trường Đại học Y Hà Nội -Khoa khám bệnh theo yêu cầu – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương -Phòng kế hoạch tổng hợp và lưu trữ hồ sơ - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương -Cùng toàn thể các anh chị, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ và những người thân trong gia đình đã giành cho tôi những tình cảm chân thành và sâu sắc, giúp đỡ tôi về vật chất lẫn tinh thần để tôi có được điều kiện học tập và phấn đấu như ngày hôm nay. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015 Nguyễn Bá Cường LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào trước đó. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN PGS.TS. Tống Xuân Thắng TS. Nguyễn Thị Khánh Vân SINH VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Bá Cường MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN............................................................................ 2 1.1. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................... 2 1.1.1.Trên thế giới .......................................................................................... 2 1.1.2. Tại Việt Nam........................................................................................ 3 1.2 . Bào thai học và giải phẫu mũi xoang trẻ em ........................................ 4 1.2.1. Bào thai học mũi xoang ....................................................................... 4 1.2.2. Giải phẫu mũi ....................................................................................... 5 1.2.3. Giải phẫu xoang ................................................................................... 7 1.2.4. Những điểm khác nhau cơ bản giữa mũi xoang người lớn và trẻ em.. 9 1.3 . Đặc điểm sinh lý mũi xoang ................................................................... 9 1.4 . Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang ........................ 10 1.4.1. Nguyên nhân ...................................................................................... 10 1.4.2. Cơ chế bệnh sinh viêm mũi xoang ..................................................... 11 1.4.3. Các giả thuyết mới ............................................................................ 12 1.5. Các yếu tố nguy cơ gây viêm mũi xoang ở trẻ em ............................... 13 1.6. Nghiên cứu về vi khuẩn gây viêm mũi xoang trẻ em .......................... 13 1.6.1. Trên thế giới ....................................................................................... 13 1.6.2. Tại Việt Nam...................................................................................... 14 1.7. Triệu chứng lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán.................................. 15 1.7.1. Triệu chứng lâm sàng của viêm mũi xoang trẻ em ........................... 15 1.7.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang trẻ em .................................. 16 1.8. Phân loại viêm mũi xoang ..................................................................... 17 1.8.1. Theo Hiệp Hội Nhi Khoa Mỹnăm 2013 ........................................... 17 1.8.2. Theo Hội mũi xoang Châu Âu năm 2012 ......................................... 17 CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 17 2.1.Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 17 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................... 18 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................. 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 18 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................ 18 2.2.2. Các bước tiến hành ............................................................................. 19 2.3. Trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu ................................................ 21 2.3.1. Bộ nội soi và gương Glatzel .............................................................. 21 2.3.2. Bộ dụng cụ thử vi khuẩn của mũi xoang: .......................................... 22 2.4. Xử lý số liệu............................................................................................. 22 2.5. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 22 2.6. Hạn chế của nghiên cứu......................................................................... 23 CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 24 3.1. Đặc điểm chung ....................................................................................... 24 3.1.1. Tuổi và giới......................................................................................... 24 3.1.2. Thời gian mắc bệnh ............................................................................ 25 3.1.3. Lý do đi khám bệnh ............................................................................ 25 3.1.4. Yếu tố nguy cơ.................................................................................... 26 3.2. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................. 26 3.2.1. Các triệu chứng cơ năng .................................................................... 26 3.2.2. Bệnh lý cơ quan lân cận ..................................................................... 32 3.2.3. Các biện pháp đã điều trị ................................................................... 32 3.2.4. Đặc điểm tổn thương qua nội soi ....................................................... 33 3.3. Đặc điểm vi khuẩn.................................................................................. 34 3.3.1. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn ................................................................. 34 3.3.2. Mức độ nhạy cảm của vi khuẩn dựa trên kết quả kháng sinh đồ....... 36 CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN ............................................................................. 41 4.1. Đặc điểm chung ....................................................................................... 41 4.1.1. Tuổi và giới......................................................................................... 41 4.1.2. Thời gian mắc bệnh ............................................................................ 41 4.1.3. Lý do đi khám bệnh ............................................................................ 42 4.1.4. Yếu tố nguy cơ.................................................................................... 42 4.2. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................. 42 4.2.1. Các triệu chứng cơ năng ..................................................................... 42 4.2.2. Bệnh lý các cơ quan lân cận ............................................................... 44 4.2.3. Các biện pháp điều trị trước đây ........................................................ 44 4.2.4. Đặc điểm tổn thươngqua nội soi......................................................... 45 4.3. Đặc điểm vi khuẩn và kháng sinh đồ .................................................... 45 4.3.1. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn ................................................................. 45 4.3.2. Mức độ nhạy cảm của vi khuẩn dựa trên kết quả kháng sinh đồ....... 47 KẾT LUẬN .................................................................................................... 49 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Lý do đi khám bệnh ........................................................................ 25 Bảng 3.2. Yếu tố nguy cơ ................................................................................ 26 Bảng 3.3. Phân bố các triệu chứng cơ năng hay gặp ...................................... 26 Bảng 3.4. Mức độ ngạt tắc mũi ....................................................................... 27 Bảng 3.5. Vị trí ngạt tắc mũi ........................................................................... 27 Bảng 3.6. Vị trí chảy mũi ................................................................................ 28 Bảng 3.7. Tính chất chảy mũi theo từng nhóm tuổi........................................ 29 Bảng 3.8. Tính chất đau đầu............................................................................ 30 Bảng 3.9. Các biện pháp đã điều trị ................................................................ 32 Bảng 3.10. Tỷ lệ nuôi cấy dương tính của vi khuẩn ....................................... 34 Bảng 3.11. Mức độ nhạy cảm với KS của Coagulase Negative Staphylococcus ....36 Bảng 3.12. Mức độ nhạy cảm với KS của S.Aureus ...................................... 37 Bảng 3.13. Mức độ nhạy cảm với KS của S. Pneumoniae ............................. 38 Bảng 3.14. Mức độ nhạy cảm với KS của H. Influenzae ............................... 39 Bảng 3.15. Mức độ nhạy cảm với KS của Streptococcus ............................... 40 Bảng 4.1 Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính ở các nghiên cứu .................... 46 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bệnh nhân theo nhóm tuổi ................................................. 24 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính ............................................... 24 Biểu đồ 3.3. Thời gian mắc bệnh .................................................................... 25 Biểu đồ 3.4. Tính chất chảy mũi chung .......................................................... 28 Biểu đồ 3.5. Vị trí đau đầu .............................................................................. 29 Biểu đồ 3.6. Triệu chứng ho............................................................................ 30 Biểu đồ 3.7. Phân bố chung các triệu chứng chủ quan khác ......................... 31 Biểu đồ 3.8. Chẩn đoán viêm mũi xoang ........................................................ 32 Biểu đồ 3.9. Bệnh lý cơ quan lân cận ............................................................. 32 Biểu đồ 3.10. Tình trạng chung của hốc mũi .................................................. 33 Biểu đồ 3.11. Hình ảnh nội soi khe giữa ........................................................ 33 Biểu đồ 3.12. Sự phân bố các chủng vi khuẩn hiếu khí .................................. 35 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sự phát triển của xoang trán và xoang hàm theo tuổi……………...5 Hình 1.2. Hình thể ngoài mũi ............................................................................ 5 Hình 1.3. Giải phẫu thành ngoài hốc mũi ......................................................... 6 Hình 1.4. Thiết đồ cắt đứng dọc qua xoang hàm .............................................. 8 Hình 1.5. Hệ thống các nhóm xoang trước và sau ........................................... 9 Hình 1.6. Dẫn lưu dịch trong xoang hàm ........................................................ 10 Hình 1.7.Bộ nội soi tai mũi họng .................................................................... 22 Hình 1.8. Hình ảnh nội soi dịch mủ ứ đọng ở khe giữa .................................. 34 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT AIDS : Acquired immune deficiency syndrome ICD : International Classification of Diseases NKHHCT : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính VMX : Viêm mũi xoang VMXTE : Viêm mũi xoang trẻ em CT : Computerised Tomography VA : Végétation Adenoides KS : Kháng sinh 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mũi xoang là một bệnh thông thường và rất hay gặp trong chuyên khoa Tai-Mũi-Họng. Nó thuộc nhóm bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hiện nay, thuật ngữ “Viêm xoang” đã được thay thế bằng thuật ngữ “Viêm mũi xoang” và được thống nhất trên toàn thế giới. Lý do là có những điểm tương đồng và liên hệ mật thiết với nhau về cơ chế bệnh sinh cũng như giải phẫu, sinh lý. Ở Mỹ, tỷ lệ viêm mũi xoang trẻ em là 14%và tỷ lệ này tăng dần theo từng năm [1].Ở Việt Nam, theo điều tra bệnh lý Tai Mũi Họng học đường thì tỷ lệ viêm mũi xoang là 6,3% ở Hà Nội và 6,6% ở thành phố Hồ Chí Minh[2]. Viêm mũi xoang ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân như nhiễm vi rút, vi khuẩn, dị ứng, vẹo vách ngăn, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản hay chấn thương…[3]. Bệnh viêm mũi xoang đã được nhiều tác giả trên thế giới cũng như Việt Nam nghiên cứu. Mặc dù vậy, viêm mũi xoang trẻ em cũng rất hay nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị. Biểu hiện lâm sàng của viêm mũi xoang trẻ em cũng không rõ ràng như ở người lớn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển của đứa trẻ sau này. Để góp phần vào chẩn đoán bệnh Viêm mũi xoang trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vai trò của vi khuẩn hiếu khí trong viêm mũi xoang ở trẻ em tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương”gồm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi viêm mũi xoang trẻ em. 2. Định danh vi khuẩn hiếu khí trong viêm mũi xoang trẻ em. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu: 1.1.1 .Trên thế giới: Viêm mũi xoang là bệnh rất hay gặp ở chuyên khoa Tai mũi họng cũng như trong cộng đồng. Theo Albegger 1979, có tới 32% số trẻ em và 5% người lớn bị viêm mũi xoang. Ước tính có khoảng 24 triệu người Mỹ bị viêm mũi xoang(1992), tăng 8 triệu người so với năm 1989, tiêu tốn khoảng 200 triệu đô la cho việc điều trị.Tỷ lệ viêm mũi xoang ở một số nhóm bệnh nhân đặc biệt cũng tăng cao: 25-30% số bệnh nhân bị dị ứng, 37% số bệnh nhân ghép tạng, 43% bệnh nhân hen phế quản, 54-68% số bệnh nhân bị AIDS. Ở Hà Lan, số trẻ bị viêm mũi xoang mạn tính chiếm 24% tổng số bệnh nhi khám ngoại trú[1]. Theo những số liệu được báo cáo gần đây nhất do ủy ban điều tra y tế quốc gia Mỹ thì có từ 12,5-15,5% dân số Mỹ bị viêm mũi xoang, đứng hàng thứ hai trong số các bệnh mạn tính tại Mỹ. Tuy nhiên trong số liệu do các bác sỹ lâm sàng đưa ra trong ICD 10 thì con số này thấp hơn rất nhiều, khoảng 2% tổng dân số. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới Nữ:Nam là 6:4 và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo nhóm tuổi, 2,7% và 6,6% lần lượt ở các nhóm tuổi 20-29 và 5059, 4,7% ở nhóm tuổi trên 60.Theo Hội mũi xoang châu Âutỷ lệ viêm mũi xoang chiếm 10,9% ở nhóm tuổi từ 15-75 [4]. Năm 1981, Ellen và cộng sự:Nghiên cứu 30 trẻ viêm xoang hàm cấp thấy ho, chảy nước mũi, và hơi thở có mùi hôi là những dấu hiệu phổ biến nhất. Vi khuẩn phổ biến là: S. pneumoniae, H. influenza, Branhamella catarrhalis[5]. Năm 1989, Tilkelman:Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn trong viêm mũi xoang mạn tính trẻ em cho thấy các vi khuẩn phổ biến nhất được phân lập là H. influenza, S. pneumoniae và Branhamella catarrhalis[6]. 3 Năm 1996, Parson: Nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang và cho rằng ba tác nhân quan trọng nhất gây viêm mũi xoang trẻ em là: dị ứng, tác nhân môi trường và trào ngược dạ dày thực quản[7]. Năm 2002, Bachert và cộng sự: Viêm mũi xoang là một bệnh có tỷ lệ cao và ngày càng tăng. Ước tính ở Mỹ năm 1997, 15% dân số bị viêm mũi xoang. Tính riêng năm 1992, tổng chi phí, bao gồm cả chi phí do mất mát công việc, ước đạt trên 6 tỷ USD cho bệnh viêm mũi xoang tại Mỹ[8]. Năm 2005, Ramadan: Xquang có độ đặc hiệu không cao, CT scanner chỉ dùng khi có biến chứng hoặc có chỉ định phẫu thuật. Điều trị nội khoa bằng kháng sinh vẫn là phương pháp chủ yếu, phẫu thuật chỉ đặt ra trong những trường hợp viễm mũi xoang phức tạp và không đáp ứng với điều trị nội khoa trong một liệu trình dài[9]. 1.1.2 . Tại Việt Nam: Trần Hữu Tước (1974) đưa ra khái niệm viêm mũi xoang trẻ em[10]. Võ Tấn (1974) nghiên cứu các biến chứng của viêm xoang trẻ em[11]. Lê Công Định (1993) Bước đầu tìm hiểu tình hình viêm xoang trẻ em tại viện Tai Mũi Họng trung ương 1987-1993: ít gặp viêm xoang do răng hay chấn thương, vi khuẩn hay gặp nhất là: S. pneumoniae, H. influenza, Branhamella catarrhalis, S. aureus; phần lớn là viêm sàng hàm kết hợp, dấu hiệu lâm sàng chính là chảy mũi, ngạt tắc mũi và ho kéo dài[12]. Nhan Trừng Sơn (1996) điều trị viêm xoang hàm mạn tính ở trẻ em bằng phương pháp nội khoa kết hợp dẫn lưu qua khe mũi dưới[13]. Nguyễn Thị Bích Hường (2011) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn trong viêm xoang trẻ em: các dấu hiệu lâm sàng hay gặp là chảy mũi(48/48), ngạt mũi(48/48), đau đầu(31/48), ngửi kém(15/48), vi khuẩn hay gặp nhất là: S. aureus , Klebsiela pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa[14]. Hà Mạnh Cường (2005) nghiên cứu hình ảnh lâm sàng và nội soi viêm xoang mạn tính trẻ em: 2 triệu trứng cơ năng hay gặp nhất là chảy mũi (100%) và ngạt tắc mũi (92,5%)[15]. 4 Phạm Thị Bích Thủy (2012) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm mũi xoang trẻ em: dấu hiệu lâm sàng hay gặp: chảy mũi(100%), ngạt mũi(97%), ho ngày(82%), hơi thở hôi (81%)[16]. 1.2 . Bào thai học và giải phẫu mũi xoang trẻ em 1.2.1. Bào thai học mũi xoang[17] Các xoang bắt đầu phát triển từ tuần thứ 3 của thời kỳ bào thai cho đến tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành. Hai rãnh trung mô phát triển dọc theo thành bên của khoang mũi, trở thành xoăn mũi dưới, xoăn mũi giữa và xoăn mũi trên. Các hốc trung mô của xương sàng phát triển ra phía trước thành xoăn mũi giữa và xoăn mũi dưới. Khi xoăn mũi được hình thành thì các xoang bắt đầu phát triển. Trong suốt 3 tháng đầu của thời kỳ bào thai, xoang hàm xuất hiện như 1 túi ngoại bì từ bên trong của khe giữa.Khi mới sinh, xoang hàm rất nhỏ, có kích thước 7 x 4 x 4 mm. Xoang hàm tiếp tục phát triển về phía trước và phía sau nhưng không ngang bằng với sàn mũi cho đến khi 12 tuổi sau khi các răng hàm mọc lên. Do đó mầm răng luôn là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn trong khi thực hiện thủ thuật phẫu thuật mũi xoang ở trẻ em. Hình 1.1 Sự phát triển của xoang trán và xoang hàm theo tuổi 5 Xoang sàng trước cũng xuất hiện khi sinh ra và bao gồm các tế bào sàng có kích thước nhỏ, chúng nhân lên cùng với sự phát triển của đứa trẻ . Xoang bướm thấy rõ ở giai đoạn từ 3-7 tuổi, xoang trán thấy rõ ở giai đoạn 613 tuổi. Cả 2 xoang này tiếp tục phát triển cho đến tuổi trưởng thành. Trên lâm sàng, các biến chứng của viêm xoang liên quan đến các giai đoạn phát triển của các xoang. Trẻ nhỏ mắc viêm xoang (2-5 tuổi) có thể bị các biến chứng liên quan đến sự lan rộng của bệnh từ tế bào sàng tới xung quanh ổ mắt qua các vách xương nhỏ, dẫn đến biến chứng ổ mắt. Trong khi đó, ở trẻ lớn có nguy cơ cao mắc các biến chứng nội sọ khi nhiễm trùng lan rộng từ sự phát triển của xoang trán (ít gặp hơn là xoang bướm) tới não và tới các mô xung quanh. 1.2.2 . Giải phẫu mũi[18] Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, có chức năng sinh lý rất quan trọng là làm ấm, làm ẩm, tham gia điều chỉnh áp lực máu và khí trong mũi, lọc sạch không khí khi vào cơ thể. Ngoài ra mũi còn đảm nhận chức năng khứu giác, góp phần vào sự phát triển của mặt và cộng hưởng trong phát âm. 1.2.2.1 .Mũi ngoài: là phần mũi lộ ra ở chính giữa mặt, có hình tháp, gồm một khung xương sụn được phủ bằng da ở mặt ngoài và niêm mạc ở mặt trong. Hình 1.2. Hình thể ngoài mũi[19] 6 1.2.2.2. Hốc mũi: được vách mũi chia dọc thành hai ngăn, mỗi ngăn mở thông ra mặt tại lỗmũi trước, liên tiếp với tỵ hầu ở sau qua lỗ mũi sau và có bốn thành:  Thành trên hay trần ổ mũi là thành xương ngăn cách ổ mũi với hộp sọ do các xương mũi, xương trán, mảnh sàng và thân xương bướm tạo nên.  Thành dưới hay sàn mũi là thành xương ngăn cách hốc mũi với khoang miệng do mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái tạo nên  Thành trong hay vách ngăn mũi là một vách xương sụn tạo bởi mảnh thẳng xương sàng và xương lá mía ở sau và sụn vách mũi ở trước.  Thành ngoài chủ yếu do xương hàm trên, mê đạo sàng và xương cuốn mũi dưới tạo nên. Thành này ghồ ghề do có ba cuốn mũi (xương cuốn) nhô lên: Cuốn mũi trên, ở dưới là ngách mũi trên-nơi đổ vào của xoang sàng sau và xoang bướm Cuốn mũi giữa, ở dưới là ngách mũi giữa-nơi đổ vào của xoang hàm, xoang trán và xoang sàng trước Cuốn mũi dưới, ở dưới là ngách mũi dưới-nơi đổ vào của ống lệ mũi Hình 1.3. Giải phẫu thành ngoài hốc mũi[19] 7 1.2.2.3 .Niêm mạc mũi: trừ tiền đình mũi được che phủ bởi da, phần còn lại của hốc mũiđược phủ bởi niêm mạc. Niêm mạc được chia thành hai phần là vùng hô hấp và vùng khứu.  Vùng hô hấp là vùng dưới xoăn mũi trên, là lớp biểu mô trụ có lông chuyển, liên tiếp với niêm mạc của các xoang, do đó nhiễm khuẩn của niêm mạc mũi có thể lan tới các xoang.  Vùng khứu là vùng trên xoăn mũi trên, nơi chứa các tế bào khứu giác 1.2.2.4 . Mạch máu và thần kinh của mũi:  Mạch máu: Hốc mũi được cấp máu bởi 2 động mạch: Hệ động mạch cảnh trong: Động mạch sàng trước(nhánh của động mạch mắt) phân nhánh vào phần trước ổ mũi và niêm mạc các xoang trán và xoang sàng trước. Hệ động mạch cảnh ngoài: Động mạch bướm – khẩu cái(nhánh của động mặt hàm trên) cấp máu cho phần còn lại của ổ mũi  Thần kinh: Cảm giác chi phối vùng mũi ngửi là các tế bào khứu giác. Chi phối cảm giác chung là thần kinh hàm trên và thần kinh mắt(các nhánh của thần kinh sinh ba). Chi phối giao cảm và đối giao cảm là các nhánh của hạch chân bướmkhẩu cái 1.2.3 . Giải phẫu xoang[18] Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh hốc mũi và thông với hốc mũi. Các hốc xương này được lót bởi các lớp niêm mạc giống như hốc mũi, đó là niêm mạc đường hô hấp. Ở người trưởng thành có năm đôi xoang được chia thành hai nhóm: Nhóm xoang trước: xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước. Các xoang này được dẫn lưu qua khe mũi giữa của hốc mũi 8 Nhóm xoang sau: xoang bướm và xoang sàng sau. Các xoang này được dẫn lưu qua khe trên của hốc mũi  Xoang hàm trên(maxillary sinus): là xoang lớn, nằm trong thân xương hàm trên và mở thông vào ngách mũi giữa. Đáy của xoang này nằm thấp hơn nền hốc mũi khoảng 0,5-1cm nên mủ dễ bị ứ đọng. Xoang hàm có 4 thành. Hình 1.4. Thiết đồ cắt đứng dọc qua xoang hàm[19]  Các tiểu xoang sàng(ethmoidal cells): Có từ 4-17 hốc khí trong mê đạo sàng được xếp làm 3 nhóm: nhóm trước và giữa đổ vào ngách mũi giữa, nhóm sau đổ vào ngách mũi trên.  Xoang trán(frontal sinus) nằm trong phần trai trán và đổ vào ngách mũi giữa.  Xoang bướm(sphenoidal sinus): nằm trong thân xương bướm và đổ vào ngách bướm sàng rồi đổ vào ngách mũi trên. 9 1.Nhãn cầu 2.Các xoang sàng 3.Mỡ và các cơ ổ mắt 4.Các xoang bướm 5.Não 6.Thần kinh thị giác 8.Vách mũi 9.Ổ mũi 7.Thành trong ổ mắt Hình 1.5. Hệ thống các nhóm xoang trước và sau[19] 1.2.4 . Những điểm khác nhau cơ bản giữa mũi xoang người lớn và trẻ em  Ở trẻ em các hốc mũi và các lỗ dẫn lưu xoang nhỏ, hẹp dễ bị bít tắc.  Đặc điểm giải phẫu, sinh lý mũi xoang chưa hoàn thiện(một số xoang còn phát triển đến hết tuổi trưởng thành).  Vòi Eustach nằm ngang hơn so với người lớn nên dễ gây bội nhiễm sang tai.  Hội chứng trào ngược ở trẻ nhỏ có thể gây ra trào ngược dịch vị lên tận mũi xoang chứ không dừng lại ở họng như người lớn.  Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh NKHHCT, đặc biệt các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng, viêm V.A, viêm amidan, viêm tai giữa…gây biến chứng viêm mũi xoang. 1.3 . Đặc điểm sinh lý mũi xoang Sinh lý của xoang dựa vào 2 cơ chế chính: Lưu thông không khí Dẫn lưu dịch 10 Hình 1.6. Dẫn lưu dịch trong xoang hàm[20]. Vai trò của các lông chuyển niêm mạc mũi xoang và các lỗ thông xoang tự nhiên đổ vào các ngách mũi giữa và trên đảm bảo 2 chức năng trên. Nếu các lỗ thông xoang bị tắc, hệ thống lông chuyển bị hủy hoại, tình trạng bệnh lý sẽ xuất hiện ở các xoang. 1.4 . Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang: 1.4.1 . Nguyên nhân[3]  Do vi khuẩn: nhiễm khuẩn vùng mũi họng là nguyên nhân hay gặp nhất, như viêm họng, viêm amidan, viêm V.A.  Do virus: thường gây ra NKHHCT rồi gây biến chứng gây viêm mũi xoang.  Do nấm: gồm viêm xoang do nấm không xâm lấn và viêm xoang do nấm xâm lấn  Do dị ứng: có thể là nguyên phát hoặc thứ phát, cơ địa dị ứng dễ dẫn đến viêm mũi xoang mạn tính.  Do răng: các bệnh lý ở răng lợi như viêm lợi, sâu răng, viêm tủy đều có thể gây viêm xoang hàm, đặc biệt là răng hàm trên từ răng số 4 đến răng số 6.  Do chấn thương: chấn thương gây vỡ xoang hay tụ máu trong xoang đều có thể gây viêm xoang.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng