Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư phổi nguyên phát ở phụ nữ t...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư phổi nguyên phát ở phụ nữ tại trung tâm hô hấp bv bạch mai năm 2013

.PDF
73
115
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÊ NGỌC DUNG “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư phổi nguyên phát ở phụ nữ tại Trung tâm Hô Hấp - Bệnh viện Bạch Mai KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHÓA 2009 – 2015 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. BS. LÊ HOÀN HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong những năm học tại trường. GS.TS.BS. Ngô Quý Châu – Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Chủ nhiệm Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội vì đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và tham gia nghiên cứu tại Trung tâm. Các thầy, cô trong hội đồng khoa học, các thầy, cô trong các bộ môn, đặc biệt bộ môn Nội tổng hợp đã góp nhiều công sức giảng dạy, đào tạo tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Ths.BS. Lê Hoàn – Bác sỹ Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai – là người trực tiếp hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn của tôi. Phòng kế hoạch tổng hợp, phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án bệnh viện Bạch Mai, các nhân viên trung tâm Hô Hấp, các nhân viên trong thư viện trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Bố Mẹ tôi, người đã sinh thành, nuôi dưỡng, hướng nghiệp cho tôi và những người thân, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015 Lê Ngọc Dung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp tiến hành dưới sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học, khóa luận hay tài liệu tham khảo nào. Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Lê Ngọc Dung MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Dịch tễ học ung thư phổi ........................................................................ 3 1.1.1. Tình hình ung thư phổi trên thế giới ................................................. 3 1.1.2. Tình hình ung thư phổi tại Việt Nam ................................................ 4 1.2. Một số yếu tố nguy cơ chính .................................................................. 4 1.2.1. Thuốc lá và ung thư phổi .................................................................. 4 1.2.2. Sống trong môi trường có khói thuốc-hút thuốc thụ động................ 5 1.2.3. Ô nhiễm không khí ............................................................................ 5 1.2.4. Yếu tố dinh dưỡng và chất béo ......................................................... 6 1.2.5. Các bệnh phổi không phải u.............................................................. 6 1.2.6. Nhiễm virus và ung thư phổi............................................................. 6 1.2.7. Gen p53 và ung thư phổi ................................................................... 6 1.2.8. Phụ nữ và sự cảm ứng ung thư phổi ................................................. 6 1.2.9. Estrogen và ung thư phổi .................................................................. 7 1.3. Các đặc điểm lâm sàng của ung thư phổi ............................................... 7 1.3.1. Dấu hiệu toàn thân ............................................................................ 8 1.3.2. Triệu chứng phế quản........................................................................ 8 1.3.3. Hội chứng nhiễm trùng phế quản phổi ............................................. 8 1.3.4. Dấu hiệu chứng tỏ sự lan tỏa tại chỗ của u ....................................... 9 1.3.5. Dấu hiệu chứng tỏ ung thư đã di căn xa ......................................... 10 1.3.6. Hội chứng cận u .............................................................................. 11 1.4. Cận lâm sàng ......................................................................................... 13 1.4.1. X- quang phổi.................................................................................. 13 1.4.2. CT scan ngực................................................................................... 13 1.4.3. Soi phế quản .................................................................................... 14 1.4.4. Chụp cộng hưởng từ ........................................................................ 14 1.4.5. PET Scan và PET-CT ..................................................................... 14 1.4.6. Sinh thiết u xuyên thành ngực......................................................... 14 1.4.7. Các phương pháp khác .................................................................... 15 1.5. Phân loại mô bệnh học ung thư phổi .................................................... 15 1.6. Hệ thống xếp giai đoạn ung thư phổi ................................................... 16 1.6.1. Ung thư biểu mô phế quản tế bào nhỏ ............................................ 16 1.6.2. Ung thư biểu mô phế quản không tê bào nhỏ ................................. 16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 19 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ............................................................ 19 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................... 19 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................... 19 2.2.3. Thông tin cần thu thập .................................................................... 20 2.2.4. Xử lý số liệu .................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 23 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ................................................ 23 3.1.1. Phân bố bệnh theo tuổi .................................................................... 23 3.1.2. Nghề nghiệp .................................................................................... 24 3.1.3. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào ........................................................ 24 3.2. Thời gian biểu hiện TCLS trước khi vào viện ...................................... 25 3.3. Biểu hiện lâm sàng................................................................................ 26 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng ......................................................................... 29 3.4.1. X- quang ngực ................................................................................. 29 3.4.2. Soi phế quản .................................................................................... 29 3.4.3. Chụp cắt lớp vi tính ......................................................................... 31 3.5. Giải phẫu bệnh ...................................................................................... 33 3.6. Phân loại giai đoạn TNM ...................................................................... 34 3.6.1. Đánh giá T ....................................................................................... 34 3.6.2. Đánh giá N ...................................................................................... 34 3.6.3. Đánh giá M ...................................................................................... 35 3.6.4. Đánh giá giai đoạn TNM ................................................................ 35 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 37 4.1. Đặc điểm lâm sàng................................................................................ 37 4.1.1. Đặc điểm tuổi của nhóm nghiên cứu .............................................. 37 4.1.2. Nghề nghiệp .................................................................................... 38 4.1.3. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào ........................................................ 38 4.1.4. Thời gian biểu hiện TCLS trước khi vào viện ................................ 39 4.1.5. Triệu chứng lâm sàng hay gặp ........................................................ 40 4.2. Đặc điểm cận lâm sàng ......................................................................... 41 4.2.1. Chụp X- quang ngực ....................................................................... 41 4.2.2. Chụp cắt lớp vi tính ......................................................................... 42 4.2.3. Nội soi phế quản.............................................................................. 44 4.2.4. Giải phẫu bệnh ................................................................................ 45 4.3. Phân loại giai đoạn TNM ...................................................................... 46 4.3.1. Đánh giá T ....................................................................................... 47 4.3.2. Đánh giá N ...................................................................................... 47 4.3.3. Đánh giá M ...................................................................................... 47 4.3.4. Đánh giá giai đoạn TNM ................................................................ 47 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT AJCC Liên Ủy ban ung thư Hoa Kỳ CLVT Cắt lớp vi tính N Node M Metastasis PQ Phế quản STPXTN Sinh thiết phổi xuyên thành ngực TCYTTG Tổ chức y tế thế giới T Tumor UICC Hiệp hội kiểm soát ung thư quốc tế UTP Ung thư phổi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Đánh giá toàn trạng dựa theo tiêu chuẩn của TCYTTG................... 8 Bảng 1.2.Các hội chứng cận ung thư liên quan đến UTP ............................... 12 Bảng 1.3. Chẩn đoán giai đoạn TNM ung thư phế quản không tế bào nhỏ theo AJCC và UICC 2009 ...................................................................... 17 Bảng 1.4. Phân nhóm giai đoạn theo ký hiệu TNM và dưới nhóm ................ 18 Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi ............................................................................ 23 Bảng 3.2. Thời gian diễn biến bệnh kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên ........25 Bảng 3.3. Thời gian diễn biến bệnh và giai đoạn TNM.................................. 25 Bảng 3.4. Các triệu chứng hô hấp ................................................................... 26 Bảng 3.5. Các triệu chứng toàn thân ............................................................... 26 Bảng 3.6. Các triệu chứng do sự lan tỏa tại chỗ của u và HC cận u ............... 27 Bảng 3.7. Liên quan giữa thời gian diễn biến bệnh và triệu chứng lâm sàng ........27 Bảng 3.8. Triệu chứng lâm sàng và giai đoạn bệnh ........................................ 28 Bảng 3.9. Vị trí tổn thương trên X- quang ngực ............................................. 29 Bảng 3.10. Kết quả soi phế quản .................................................................... 29 Bảng 3.11. Vị trí tổn thương trong soi phế quản ............................................ 30 Bảng 3.12. Kích thước u trên CLVT............................................................... 31 Bảng 3.13. Vị trí u trên CLVT ........................................................................ 31 Bảng 3.14. Các dấu hiệu lan tràn của u trên CLVT ........................................ 32 Bảng 3.15. Đánh giá hạch trên CLVT ............................................................ 33 Bảng 3.16. Tổn thương mô bệnh học .............................................................. 33 Bảng 3.17. Đánh giá T .................................................................................... 34 Bảng 3.18. Đánh giá N .................................................................................... 34 Bảng 3.19. Đánh giá M ................................................................................... 35 Bảng 3.20. Giai đoạn bệnh .............................................................................. 36 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. UTP phân bố theo nghề nghiệp ................................................. 24 Biểu đồ 3.2. Tiền sử hút thuốc lá ................................................................... 24 Biểu đồ 3.3. Các dạng tổn thương trong lòng PQ ........................................... 30 Biểu đồ 3.4. Phân loại giai đoạn TNM .......................................................... 35 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phổi (UTP) là thuật ngữ để chỉ bệnh ác tính của phổi xuất phát từ biểu mô niêm mạc phế quản, tiểu phế quản, phế nang, từ các tuyến của phế nang hoặc các thành phần khác của phổi. Trong những năm gần đây, xu hướng mắc và tử vong do ung thư phổi nói chung và nam giới nói riêng có xu hướng giảm và ổn định. Tình hình mắc và tử vong do UTP ở nữ không ngừng gia tăng [1], [2], [ 3], [4], [ 5]. Tính chung cho cả hai giới và trên phạm vi toàn cầu, UTP có tỷ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư. Theo GLOBOCAN 2012, số mới mắc UTP hơn 1,8 triệu ca (chiếm 13%), số tử vong do ung thư phổi chiếm 19,4% tổng số tử vong do ung thư. Trong đó UTP nữ giới có số mắc chiếm 8,8% (đứng thứ 3sau ung thư vú, đại trực tràng và cổ tử cung) nhưng số tử vong chỉ đứng sau số tử vong do ung thư vú [4]. Theo các ghi nhận ung thư mới nhất tại Việt Nam, sau 10 năm từ 2000 đến 2010, tỷ lệ mắc UTP ở nữ đã tăng hơn 200% (6,4/100.000 năm 2000 đến 13,9/100.000 dân năm 2010), UTP cũng là một trong 5 loại ung thư có tốc độ tăng nhanh nhất [6]. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng số tử vong do UTP giảm không đáng kể do đa số được chẩn đoán muộn. UTP ở phụ nữ có xu hướng mắc ngày càng tăng do tỷ lệ hút thuốc lá ở phụ nữ tăng, hút thuốc thụ động tăng. Một số nghiên cứu dịch tễ khẳng định rằng nguy cơ tương đối mắc UTP của nữ giới cao hơn nam giới khi cùng phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ, trong đó hút thuốc lá là 1,5 - 2 lần [3], [7], [8]. Tại Mỹ, năm 1987 thống kê cho thấy lần đầu tiên số tử vong do ung thư phổi vượt quá số tử vong do ung thư vú. Trong khi tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cũng như tỷ lệ mắc UTP nam có xu hướng giảm rõ trong 30 năm qua nhờ 2 chiến lược phòng chống tác hại của thuốc lá thì tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư phổi ở nữ lại tăng lên [9], [ 10]. Theo nhiều báo cáo đã công bố, ung thư phổi ở nữ có một số khác biệt so với ung thư phổi nam như: ít triệu chứng hơn, tỷ lệ gặp ung thư biểu mô tuyến nhiều hơn, thời gian sống thêm dài hơn, một số yếu tố nội tiết ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh cũng như kết quả điều trị đặc biệt là estrogen. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nhằm tìm hiểu thêm một số khía cạnh trong ung thư phổi ở phụ nữ chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư phổi nguyên phát ở phụ nữ tại Trung tâm Hô Hấp - Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng ung thư phổi nguyên phát ở phụ nữ. 2. Nhận xét đặc điểm cận lâm sàng ung thư phổi nguyên phát ở phụ nữ. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Dịch tễ học ung thư phổi 1.1.1. Tình hình ung thư phổi trên thế giới Những nghiên cứu dịch tễ ghi nhận, UTP vẫn là loại ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư. Theo GLOBOCAN 2012, số mới mắc UTP hơn 1,8 triệu ca chiếm 13%, số tử vong do ung thư phổi chiếm 19,4% tổng số tử vong do ung thư. Trong đó UTP nữ giới có số mắc chiếm 8,8% (đứng thứ 3 sau ung thư vú, đại trực tràng) nhưng số tử vong chiếm 12,8% chỉ đứng sau số tử vong do ung thư vú [4]. Cũng tại Mỹ, năm 2010 có khoảng 105.000 ca UTP là nữ, nam có 116.000 ca và tử vong 160.000. Tại Anh 2011, có 43.463 trường hợp ung thư phổi,23.770 (55%) ở nam giới và 19.693 (45%) ở phụ nữ.Tỷ lệ mắc và tử vong do UTP nam có xu hướng giảm dần trong 20 - 30 năm nay, tuy nhiên tỷ lệ mắc và tử vong do UTP ở nữ lại đang có xu hướng tăng lên với một số điểm khác biệt về mô bệnh học, dịch tễ cũng như yếu tố tiên lượng [5], [ 11]. Theo thống kê, tỷ lệ mắc UTP ở phụ nữ tăng gấp đôi trong giai đoạn 1975 2000, giai đoạn 1975 - 1990 tăng bình quân 4,1%/năm, giai đoạn 1999 - 2000 tốc độ tăng chậm lại và chỉ tăng trung bình 0,2%/năm. Tốc độ tăng tỷ lệ mắc và tử vong giảm cả nam và nữ ở nhóm tuổi dưới 60, nhưng lại tiếp tục tăng ở nhóm trên 70 tuổi. Tổn thương mô bệnh học gặp nhiều nhất ở nhóm trẻ tuổi là ung thư biểu mô tuyến và có liên quan đến tiền sử gia đình. UTP ở nữ gây ra số tử vong vượt quá số tử vong do ung thư vú ở phụ nữ da trắng năm 1986, và năm 1990 ở phụ nữ da đen [7], [ 12]. 4 1.1.2. Tình hình ung thư phổi tại Việt Nam Ở Việt Nam, theo báo cáo ghi nhận giai đoạn 1996 - 1999 tại khu vực Hà Nội cho thấy UTP ở phụ nữ có tỷ lệ mắc đứng thứ 3 sau ung thư vú và dạ dày [13]. Tình trên phạm vi toàn quốc, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi UTP nữ giới năm 2000 là 6,5/ 100.000 dân, đứng thứ 4 sau ung thư vú, cổ tử cung và đại trực tràng. Nhưng đến năm 2010, số liệu ghi chép cho thấy UTP đã tăng hơn 200% với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 13,9/100.000 dân vượt trên tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung, sau tỷ lệ mắc ung thư vú và trực tràng, tốc độ tăng này cao hơn hẳn tốc độ tăng ở nam giới (29,3/100.000 năm 2000 lên 35,1/100.000 năm 2010), cùng theo đó là tỷ lệ chết cũng tăng với tốc độ tương tự [6], [13]. GLOBOCAN 2008 cho thấy, tại Việt Nam tỷ lệ mắc UTP chiếm 13,3% và tử vong do UTP ở nữ chiếm 17% đứng thứ 2 sau ung thư gan [14]. 1.2. Một số yếu tố nguy cơ chính 1.2.1. Thuốc lá và ung thư phổi Mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá và ung thư phổi đã được nghiên cứu trong nhưng năm 1950. Hút thuốc lá được coi là yếu tố nguy cơ chính gây nên UTP, khoảng 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán UTP trên thế giới có hút thuốc lá. Khoảng 87% UTP được nghĩ là do hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm khói thuốc thụ động [14]. Năm 2000, có 8,8% tổng số ca tử vong trên toàn cầu là do sử dụng thuốc lá, tăng 45% so với năm 1990. Nếu mức sử dụng thuốc lá vẫn được giữ nguyên thì hậu quả ước tính số ca tử vong do hút thuốc tăng gấp đôi vào năm 2020 [15]. Khói thuốc lá có trên 4000 hóa chất khác, 200 loại có hại cho sức khỏe, khoảng 60 chất gây ung thư, điển hình là các hydrocacbon thơm đa vòng, nitrosamine, amine thơm, benzene, arsenic, acetaldehyde… [16]. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào: tuổi bắt đầu hút thuốc (hút càng sớm nguy cơ càng cao), số bao - năm (càng lớn nguy cơ càng cao), thời gian 5 hút càng dài (nguy cơ mắc bệnh càng lớn), hút thuốc nguy cơ UTP cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.Những người phụ nữ hút thuốc lá > 30 điếu/ngày thì nguy cơ mắc UTP cao hơn 22,3 lần những phụ nữ không bao giờ hút thuốc [17].Cùng một lượng thuốc hút nhưng nếu hút thuốc trong thời gian dài hơn thì nguy cơ sẽ cao hơn nhiều. Doll và Peto (Anh) đã nêu lên rằng nếu một người tăng gấp 3 lượng thuốc hút thì nguy cơ UTP tăng gấp 3 lần, nhưng nếu tăng thời gian hút thuốc gấp 3 lần thì nguy cơ tăng lên 100 lần. 1.2.2. Sống trong môi trường có khói thuốc - hút thuốc thụ động Những người trực tiếp hút thuốc, họ đã hít dòng khói thuốc chính, khói thuốc bốc ra từ đầu điếu thuốc cũng như khói nhả ra từ miệng người hút pha loãng vào môi trường xung quanh và những người sống trong môi trường này hít phải gọi là hút thuốc thụ động. Các chất gây đột biến, gây ung thư trong khói thuốc như nitrosamine, amine thơm, benzopyren có nồng độ thậm chí còn cao hơn cả nồng độ của chúng trong dòng khí chính của hút thuốc chủ động. Người bị hít hơi khói thuốc lá lâu ngày nguy cơ cao hơn 1,5 lần so với người không hút thuốc. Những phụ nữ có chồng hút thuốc lá có nguy cơ UTP tăng hơn 30 - 150% so với những phụ nữ có chồng không hút thuốc lá [17], [ 18], [ 19], [ 20], [ 21]. 1.2.3. Ô nhiễm không khí Nguy cơ mắc bệnh UTP ngày càng tăng theo quá trình công nghiệp hóa và ô nhiễm môi trường.Ô nhiễm không khí gây tỷ lệ tử vong do UTP đối với người dân thành thị nhiều hơn so với nông thôn. Tỷ lệ tử vong chuẩn theo tuổi do UTP của dân thành thị so với nông thôn tại các nước đang phát triển là 1,1 đến 2,0 [22]. Công nhân khai thác hoặc tiếp xúc thường xuyên với amiantecó nguy cơ mắc UTP cao gấp 7 lần người không tiếp xúc. Sự tiếp xúc với niken, crom, sắt, thạch tím, than, nhựa, khí đốt, dầu mỏ, khói động cơ diezen cũng góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh [23]. 6 1.2.4. Yếu tố dinh dưỡng và chất béo Một vài báo cáo chỉ ra rằng: bữa ăn ít rau và hoa quả có thể làm tăng khả năng UTP nếu có phơi nhiễm khói thuốc lá. Nghiên cứu cho thấy nhóm tiêu thụ nhiều rau quả tươi giảm nguy cơ ung thư ung thư phổi so với nhóm tiêu thụ ít 40 - 50% tính theo nguy cơ tương đối chuẩn theo tuổi, giới và hút thuốc lá [24], [ 25], [ 26]. 1.2.5. Các bệnh phổi không phải u Nghiên cứu chỉ ra nguy cơ mắc UTP tăng lên ở nhóm người đã từng bị các bệnh: lao phổi, xơ hóa phổi do silic hay viêm phế quản mạn, khí phế thủng. 1.2.6. Nhiễm virus và ung thư phổi HPV - virus gây u nhú ở người cũng có vai trò trong các ung thư phổi, nhưng bằng chứng tỷ lệ phát hiện các virus này trong các ung thư biểu mô phế quản rất thay đổi từ 0 - 100% [20]. Một số virus khác như: EBV - Epstein Barr Virus, CMV - Cytomegalovirus, Herpes virus cũng là những virus gây u có thể tham gia sinh bệnh ung thư phổi nhưng bằng chứng còn ít [27]. 1.2.7. Gen p53 và ung thư phổi Gen p53 nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 17. Gen này được mã hóa để tổng hợp nên protein p53, có vai trò điều hòa và kiểm tra sự phân chia tế bào. Những tế bào ung thư phân chia liên tục và không có hiện tượng chết theo chương trình. Người ta cho rằng gen p53 đã bị biến đổi, không “kiểm tra” được sự phân chia tế bào một cách bình thường. Từ 50% - 70% các ung thư phổi có sự biến đổi ở gen p53. Kure và cộng sự đã chứng minh rằng tỷ lệ đột biết gene p53 trong u phổi ở nữ giới cao hơn so với UTP ở nam giới, mặc dù mức độ tiếp xúc với thuốc lá của phụ nữ thấp hơn đàn ông [28]. 1.2.8. Phụ nữ và sự cảm ứng ung thư phổi Tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư phổi ở phụ nữ đang tăng lên, một trong những lý do chính đó là thay đổi thói quen hút thuốc. Mặc dù còn 7 tranh luận nhiều nhưng một nguyên nhân dẫn đến tăng nguy cơ ung thư phổi ở phụ nữ đó là khả năng cảm ứng cao với các chất sinh ung thư từ thuốc lá của phụ nữ hơn nam. Như đã nói trên, khi cùng phơi nhiễm số năm, số lượng hút thuốc như nhau nhưng nữ giới có nguy cơ ung thư phổi cao hơn nam 1,5 - 2,5 lần [3], [ 18]. Một báo cáo gần đây chỉ ra rằng, thụ thể peptide giải phóng gastrin là một thụ thể tham gia quá trình trưởng thành phổi trong giai đoạn phôi thai thường gặp ở nữ hơn nam. Gene quy định thụ thể này được kích hoạt bởi khói thuốc lá. Khi hoạt động gene này tăng sinh biểu mô đường hô hấp và đây là một trong những con đường đưa đến kết luận nữ giới có tính cảm ứng ung thư phổi do khói thuốc lá cao hơn nam giới [29]. 1.2.9. Estrogen và ung thư phổi Một nghiên cứu đăng trên Lancet 2009 kết luận những phụ nữ dùng estrogen và progestin có tỷ lệ mắc và tử vong do UTP không tế bào nhỏ cao hơn nhóm chứng. Đối với ung thư tế bào nhỏ thì không có khác biệt với nhóm chứng [30]. Nghiên cứu trên mô hình chuột cái đã cắt buồng trứng và một nhóm chuột được kích thích buồng trứng thì nhóm có buồng trứng có tỷ lệ mắc cao hơn và khi cho dùng estrogen thì những chuột đã cắt buồng trứng có u phổi phát triển nhanh hơn những chuột không dùng estrogen [8]. 1.3. Các đặc điểm lâm sàng của ung thư phổi Phổi là cơ quan ở sâu, các triệu chứng thường muộn và không đặc hiệu. Vì vậy, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt nhưng bệnh đã ở giai đoạn muộn, có di căn. Để phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng cần hỏi kỹ bệnh sử, tiền sử, khám bệnh tỷ mỷ kỹ lưỡng. Các triệu chứng của UTP bao gồm: [31], [ 32], [33], [ 34], [ 35] 8 1.3.1. Dấu hiệu toàn thân Gầy sút cân, sốt nhẹ, mệt mỏi là biểu hiện thường thấy ở những bệnh nhân UTP. Dấu hiệu này thường đi kèm với những biểu hiện về hô hấp như ho, khạc đờm máu, đau ngực… Tuy nhiên ở nhiều bệnh nhân, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên khiến bệnh nhân đi khám. Bảng 1.1. Đánh giá toàn trạng dựa theo tiêu chuẩn củaTCYTTG Bậc 0 Hoạt động bình thường Bậc 1 Mệt, hoạt động bị hạn chế ít Bậc 2 Nằm tại giường dưới 50% thời gian ban ngày Bậc 3 Nằm tại giường trên 50% thời gian ban ngày Bậc 4 Nằm liệt giường 1.3.2. Triệu chứng phế quản - Ho: là dấu hiệu hay gặp nhất với đặc điểm + Ho kéo dài, dai dẳng + Ho khan hoặc khạc đờm. Trường hợp có nhiều đờm hay gặp trong thể ung thư phế quản phế nang. - Ho ra máu:thường số lượng ít, lẫn với đờm thành dạng dây máu màu đỏ hoặc hơi đen hoặc đôi khi chỉ khạc đơn thuần máu. Đây là dấu hiệu báo động, phải soi phế quản và các thăm dò khác để tìm ung thư phổi kể cả khi phim chụp XQ phổi chuẩn hoặc CLVT phổi bình thường. - Khó thở: thường tăng dần. Các nguyên nhân gây khó thở ở bệnh nhân UTP bao gồm: u gây tắc nghẽn khí quản, phế quản gốc, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài timhoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kèm theo… 1.3.3. Hội chứng nhiễm trùng phế quản phổi - Viêm phổi hoặc áp xe phổi có thể xuất hiện sau chỗ hẹp phế quản do khối u: khối u chèn ép khí phế quản gây ứ đọng đờm, làm tăng khả năng nhiễm trùng. 9 - Những bệnh nhân bị nhiễm trùng phế quản phổi cấp, sau điều trị mà tổn thương mờ trên phim còn tồn tại kéo dài trên 1 tháng hoặc tổn thương có xu hướng phát triển, hoặc tái phát ở cùng một vị trí cần phải nghĩ tới UTP. 1.3.4. Dấu hiệu chứng tỏ sự lan tỏa tại chỗ của u 1.3.4.1. Đau ngực - Đau thường âm ỉ, dai dẳng, vị trí đau không rõ ràng, không liên quan với khó thở và ho. - Khi đau ngưc nặng và khu trú thì thường là do có sự xâm lấn vào màng phổi hoặc thành ngực (di căn xương). 1.3.4.2. Chèn ép thực quản - Khó nuốt hoặc nuốt đau do khối u hoặc hạch chèn ép, thực quản bị chèn ép. Lúc đầu với các thức ăn rắn, sau với các thức ăn lỏng, rồi cả nước uống. 1.3.4.3. Chèn ép thần kinh - Chèn ép thần kinhquặt ngược trái: nói khan, mất giọng, giọng đôi. - Chèn ép thần kinh giao cảm cổ: đồng tử co, khe mắt hẹp, nhãn cầu tụt về sau,nửa mặt bên tổn thương đỏ (Hội chứng Claude - Bernard - Horner). - Chèn ép thần kinh phế vị: hồi hộp, đánh trống ngực, tăng nhịp tim. - Chèn ép thần kinh hoành: nấc, đau vùng cơ hoành, khó thở. - Chèn ép thần kinh giao cảm lưng: tăng tiết mồ hôi một bên. - Chèn ép đám rối thần kinh cánh tay (Hội chứng Pancoast - Tobias): đau vai lan vào mặt trong cánh tay, có rối loạn cảm giác. 1.3.4.4. HC chèn ép tĩnh mạch chủ trên - Các dấu hiệu chung: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, rối loạn thị giác theo tư thế, khó ngủ, làm việc trí óc chóng mệt. - Tím mặt: mới đầu có thể chỉ ở môi, má, tai, tăng lên khi ho và gắng sức. Sau cùng cả nửa người trên trở nên tím ngắt hoặc đỏ tía. 10 - Phù: ở mặt, cổ, lồng ngực, có khi cả hai tay, cổ thường to bạch, hố thượng đòn đầy (phù áo khoác). - Tuần hoàn bàng hệ: Tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi to rõ, tĩnh mạch bàng hệ phát triển. 1.3.4.5. Các triệu chứng khác - Chèn ép ống ngực chủ: gây tràn dưỡng chấp màng phổi, có thể kèm với phù cánh tay trái hoặc tràn dưỡng chấp ổ bụng. - Tổn thương tim: tràn dịch màng ngoài tim, rối loạn nhịp tim. - Tràn dịch màng phổi do u xâm lấn màng phổi. 1.3.5. Dấu hiệu chứng tỏ ung thư đã di căn xa 1.3.5.1. Xương Di căn xương là loại di căn xa hay gặp nhất, chiếm khoảng 1/3 số trường hợp di căn xa của ung thư phổi. UTP có thể di căn đến bất kỳ xương nào, nhưng thường nhất là cột sống và các xương dài. 1.3.5.2. Gan Là cơ quan nội tạng hay bị di căn trong UTP. Chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng nhiều nếu di căn diện rộng và nhiều ổ di căn. Triệu chứng của di căn gan biểu hiện: bệnh nhân yếu, mệt, sút cân. Tiên lượng bệnh nghèo nàn nếu có di căn gan. 1.3.5.3. Tuyến thượng thận Triệu chứng của suy tuyến thượng thận là biểu hiện khá hiếm gặp, thường gặp trong ung thư tế bào nhỏ. 1.3.5.4. Hạch quanh động mạch chủ: Hay gặp trong ung thư tế bào nhỏ. 1.3.5.5. Não và tủy sống Di căn não thường gặp hơn di căn tủy sống. Các triệu chứng biểu hiện như: đau đầu, buồn nôn và nôn, các triệu chứng chèn ép thần kinh tại chỗ. 11 1.3.5.6. Hệ thống hạch và da - Hạch thượng đòn là vị trí bị di căn vào khoảng 15 - 20% trường hợp và cũng là vị trí có thể phát hiện được khi thăm khám thực thể. - Hạch thượng đòn to là một dấu hiệu rất có giá trị cho việc xác định khả năng di căn và định giá giai đoạn của UTP. - Sinh thiết hạch thượng đòn có độ nhạy chẩn đoán cao. 1.3.6. Hội chứng cận u Hội chứng cận ung thư gồm những biểu hiện toàn thân không do di căn, xuất hiện ở các bệnh ác tính. Hội chứng này là tập hợp những triệu chứng gây ra do các chất được sản sinh bởi các u, chúng có thể là biểu hiện đầu tiên hoặc những biểu hiện nổi trội của bệnh lý ác tính. Tần suất mắc hội chứng này khoảng 2% đến 20% ở các bệnh lý ác tính.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng