Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Nghiên cứu đa hình đơn nucleotide rs1799796 của gen xrcc3 trên bệnh nhân ung thư...

Tài liệu Nghiên cứu đa hình đơn nucleotide rs1799796 của gen xrcc3 trên bệnh nhân ung thư vú

.DOCX
99
15
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BÙI THỊ HƯƠNG GIANG NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIDE RS1799796 CỦA GEN XRCC3 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BÙI THỊ HƯƠNG GIANG NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIDE RS1799796 CỦA GEN XRCC3 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ Chuyên ngành: Hóa sinh y học Mã số : 60720106 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VÂN KHÁNH Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả trong luận văn này được thực hiện tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều, trung tâm nghiên cứu Gen và Protein - trường Đại học Y Hà Nội, chưa được đăng tải trên bất cứ một công trình khoa học nào khác. Các bài trích dẫn đều là những tài liệu đã được công nhận. Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2019 Học viên Bùi Thị Hương Giang LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ sự kính trọng đặc biệt và lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn của tôi: PGS.TS. Trần Vân Khánh - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gen- Protein, Trường Đại học Y Hà Nội. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong chuyên môn cũng như hoàn thiện kĩ năng nghiên cứu khoa học. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS. Tạ Thành Văn - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gen – Protein. Thầy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn cũng như trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, thầy đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báu về chuyên môn giúp tôi mở rộng kiến thức. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS. Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y Tế, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình xác định đột biến và đa hình thái đơn nucleotid trên một số gen liên quan đến ung thư vú và ung thư buồng trứng” đã cung cấp kinh phí và tạo điều kiện để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:  Các thầy, Cô trong bộ môn Hóa Sinh, Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.  Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội, Ban giám đốc Bệnh viện K Trung Ương, khoa Nội 5 Bệnh viện K Trung Ương, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.  TS.Nguyễn Hoàng Việt, CN. Nguyễn Quý Linh cùng toàn thể các anh, các chị trong Trung tâm Nghiên cứu Gen - Protein đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập kỹ thuật, hoàn thiện quy trình kỹ thuật nghiên cứu tại Trung tâm. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bệnh nhân và gia đình người bệnh đã đồng ý cho tôi thu thập thông tin và lấy máu trong quá trình hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha, mẹ cùng sự ủng hộ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp… những người đã luôn ở bên cạnh động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này. Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2019 Học viên Bùi Thị Hương Giang MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ UNG THƯ VÚ 1.1.1 Dịch tễ học 1.1.2 Các yếu tố nguy cơ 1.1.3 Phân loại ung thư biểu mô tuyến vú 1.1.4 Các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán và theo dõi điều trị UTV 1.1.5 Chẩn đoán ung thư vú…………………………………………………...7 1.1.6 Điều trị UTV………………………………………………..…………10 1.2 Tổng quan về gen XRCC3 ở người 1.2.1 Vị trí và cấu trúc 1.2.2 Chức năng 1.2.3 Cơ chế sửa chữa hư hỏng DNA thông qua tái tổ hợp tương đồng…….11 1.2.4 Tính đa hình thái đơn nucleotide………………………………………15 1.3 Các kĩ thuật sinh học phân tử phát hiện đa hình đơn nucleotide 1.3.1 Kỹ thuật PCR 1.3.2 Kỹ thuật RFLP-PCR 1.3.3 Kỹ thuật giải trình tự gen CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.4. Dụng cụ, trang thiết bị và hóa chất sử dụng 2.4.1. Dụng cụ 2.4.2. Trang thiết bị 2.4.3. Hóa chất 2.5. Quy trình kĩ thuật 2.5.1 Quy trình lấy mẫu 2.5.2 Quy trình tách chiết DNA và kiểm tra nồng độ, độ tinh sạch 2.5.3 Quy trình khuếch đại đoạn gen và điện di sản phẩm 2.5.4 Quy trình cắt enzym và điện di kiểm tra sản phẩm 2.5.5 Quy trình giải trình tự gen 2.6. Xử lý số liệu 2.7. Đạo đức nghiên cứu CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm về tuổi trung bình 3.1.2 Đặc điểm về nhóm tuổi 3.1.3 Đặc điểm về tuổi sinh con lần đầu 3.1.4 Đặc điểm về tình trạng kinh nguyệt 3.2. Tính tỉ lệ kiểu alen và kiểu gen của SNP rs1799796 trong nhóm nghiên cứu 3.2.1 Kết quả tách chiết DNA 3.2.2 Kết quả điện di sản phẩm PCR 3.2.3 Kết quả về kiểu alen và kiểu gen của SNP rs1799796 3.3 Mối liên quan của SNP rs1799796 và một số yếu tố nguy cơ 3.3.1 SNP rs1799796 và trung vị tuổi phát hiện bệnh 3.3.2. SNP rs1799796 và tình trạng kinh nguyệt 3.3.3. SNP rs1799796 và tuổi có kinh lần đầu 3.3.4. SNP rs1799796 và tuổi có con lần đầu 3.4 Mối liên quan của SNP rs1799796 và một số đặc điểm của bệnh 3.4.1 SNP rs1799796 và giai đoạn phát hiện bệnh 3.4.2 SNP rs1799796 và vị trí khối u ung thư vú 3.4.3 SNP rs1799796 và tình trạng thụ thể HER2, ER, PR CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 4.1.1 Đặc điểm về tuổi trung bình 4.1.2 Đặc điểm về nhóm tuổi 4.1.3 Đặc điểm về tình trạng kinh nguyệt 4.2 Tỷ lệ các alen và kiểu gen của SNP rs1799796 4.2.1 Kết quả tách chiết DNA 4.2.2 Kết quả điện di sản phẩm PCR 4.2.3 Kết quả về kiểu alen và kiểu gen của SNP rs1799796 4.3 Mối liên quan của SNP rs1799796 và một số yếu tố nguy cơ 4.3.1 SNP rs1799796 và trung vị tuổi phát hiện bệnh 4.3.2 SNP rs1799796 và tình trạng kinh nguyệt 4.3.3 SNP rs1799796 và tuổi có kinh lần đầu 4.3.4 SNP rs1799796 và tuổi có con lần đầu 4.4 Mối liên quan của SNP rs1799796 và một số đặc điểm của bệnh 4.4.1 SNP rs1799796 và giai đoạn phát hiện bệnh 4.4.2 SNP rs1799796 và vị trí khối u 4.4.3. SNP rs1799796 và tình trạng thụ thể HER2, ER, PR KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UTV Ung thư vú XRCC X-ray Repair Cross-Complementing A Adenine C Cytosine ddNTP Dideoxynucleoside triphosphate DNA Deoxyribonucleic acid dNTP Deoxynucleoside triphosphate DSB Double-strand break (Đứt gãy sợi đôi) EGFR Epidermal Growth Factor Receptor ER Estrogen receptor (Thụ thể estrogen) G Guanosine HJ Holliday junction (Mối giao Holliday) HR Homologous Recombination (Tái tổ hợp tương đồng) NST Nhiễm sắc thể OD Optical density (Độ hấp thụ quang) OR Odds ratio (Tỷ suất chênh) PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại gen) PR Progesterone receptor (Thụ thể progesterone) RFLP Restriction fragment length polymorphism SNP Single nucleotide polymorphism (Đa hình đơn nucleotide) T Thymidine UTV Ung thư vú DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.. Phân bố tỷ lệ mắc UTV trên thế giới .................................................3 Hình 1.2. Vị trí gen XRCC3 trên NST số 14 .................................................11 Hình 1.3. Cơ chế sửa chữa đứt gãy sợi đôi DNA ..........................................12 Hình 1.4. Minh họa cấu trúc Holliday junction ..............................................14 Hình 1.5. Minh họa hiện tượng đa hình đơn nucleotide (SNPs).....................15 Hình 1.6.Vị trí và trình tự của SNP rs1799796 trên GeneBank......................16 Hình 1.7. Minh họa các chu kỳ nhiệt trong phản ứng PCR.............................18 Hình 1.8. Quy trình thực hiện RFLP-PCR ....................................................20 Hình 1.9. Nguyên lý giải trình tự gen bằng phương pháp enzym...................21 Hình 1.10. Giải trình tự gen bằng máy tự động .............................................22 Hình 3.1. Hình ảnh đo nồng độ và độ tinh sạch của mẫu DNA trên phần mềm NanoDrop 2000...............................................................................................40 Hình 3.2.Hình ảnh điện di sản phẩm PCR đoạn gen XRCC3 chứa SNP rs1799796 ở bệnh nhân ung thư vú.................................................................42 Hình 3.3.Hình ảnh điện di sản phẩm cắt đoạn gen XRCC3 bằng enzym PvuII mẫu bệnh nhân ung thư vú..............................................................................43 Hình 3.4. Kết quả giải trình tự sản phẩm PCR đoạn gen XRCC3 chứa SNP rs1799796 của các bệnh nhân mang kiểu gen AA, AG, GG...........................43 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Một số đa hình của gen XRCC3 có liên quan đến UTV.................16 Bảng 2.1. Đặc điểm mồi cho phản ứng PCR...................................................26 Bảng 2.2. Thành phần phản ứng PCR.............................................................30 Bảng 2.3. Chu trình nhiệt phản ứng PCR........................................................30 Bảng 2.4. Thành phần phản ứng RFLP-PCR .................................................32 Bảng 2.5. Thành phần phản ứng giải trình tự gen...........................................33 Bảng 2.6. Chu trình nhiệt phản ứng giải trình tự ............................................33 Bảng 3.1.Đặc điểm về tuổi trung bình của nhóm bệnh và nhóm chứng.........35 Bảng 3.2.Đặc điểm về nhóm tuổi của nhóm bệnh và nhóm chứng ................35 Bảng 3.3.Đặc điểm về tuổi sinh con lần đầu của nhóm bệnh và nhóm chứng..............................................................................................................37 Bảng 3.4.Đặc điểm về tình trạng kinh nguyệt của nhóm bệnh và nhóm chứng.............................................................................................................. 38 Bảng 3.5.Nồng độ và độ tinh sạch của một số mẫu DNA đã tách chiết của nhóm bệnh và nhóm chứng.............................................................................40 Bảng 3.6.Tỷ lệ các alen của SNP rs1799796 trong nhóm bệnh và nhóm chứng ..............................................................................................................43 Bảng 3.7.Tỷ lệ các kiểu gen của SNP rs1799796 trong nhóm bệnh và nhóm chứng...............................................................................................................44 Bảng 3.8. Nguy cơ mắc bệnh của các cặp kiểu gen SNP rs1799796 ở nhóm nghiên cứu.......................................................................................................44 Bảng 3.9.Mối liên quan giữa các cặp kiểu gen SNP rs1799796 và trung vị tuổi của nhóm bệnh nhân ung thư vú......................................................................45 Bảng 3.10.Mối liên quan giữa các cặp kiểu gen của SNP rs1799796 và tình trạng kinh nguyệt.............................................................................................46 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa SNP rs1799796 và tuổi có kinh lần đầu........47 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa SNP rs1799796 và tuổi có con lần đầu..........48 Bảng 3.13.Phân bốgiai đoạn phát hiện bệnh ở nhóm bệnh nhân ung thư vú. .48 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kiểu gen của SNP rs1799796 và giai đoạn phát hiện bệnh.........................................................................................................49 Bảng 3.15. Phân bố vị trí khối u ở nhóm bệnh nhân ung thư vú.................... 50 Bảng 3.16.Mối liên quan giữa kiểu gen của SNP rs1799796 và vị trí khối u.......................................................................................................................51 Bảng 3.17. Phân bố về tình trạng thụ thể ER, PR và HER2 ở nhóm bệnh nhân ung thư vú........................................................................................................51 Bảng 3.18. Mối liên quan giữacác kiểu gen của SNP rs1799796 và tình trạng ER, PR, HER2 ở nhóm bệnh nhân ung thư vú................................................52 Bảng 3.19.Tỷ lệ các alen của SNP rs1799796 trong nhóm 3 thụ thể âm tính và nhóm chứng………………………………………………………………….53 Bảng 3.20. Tỷ lệ kiểu gen của SNP rs1799796 trong nhóm 3 thụ thể âm tính và nhóm chứng................................................................................................53 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa các cặp kiểu gen của SNP rs1799796 trong nhóm 3 thụ thể âm tính và nhóm chứng..........................................................54 Bảng 4.1.Tỷ lệ allen G của SNP rs1799796 ở các nghiên cứu trên thế giới...59 Bảng 4.2.Tỷ lệ các kiểu gen của SNP rs1799796 theo các nghiên cứu trên thế giới...................................................................................................................60 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 .Đặc điểm về nhóm tuổi của nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu...................................................................................................................36 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về tuổi sinh con lần đầu của nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu.......................................................................................................37 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về tình trạng kinh nguyệt của nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu ................................................................................................38 Biểu đồ 3.4.Phân bố về giai đoạn phát hiện bệnh ở nhóm bệnh nhân ung thư vú.................................................................................................................... 49 Biểu đồ 3.5. Phân bố về vị trí khối u ở nhóm bệnh nhân ung thư vú .............50 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư vú (UTV) là bệnh lý ác tính phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trong cả hai khu vực phát triển và đang phát triển, phổ biến thứ 2 trên thế giới sau ung thư phổi. Theo hiệp hội nghiên cứu ung thư thế giới GLOBOCAN, tính tới năm 2018, cả thế giới có 2,08 triệu ca UTV mới được chẩn đoán (chiếm 25 % tổng số ung thư). Ở Việt Nam, tính tới năm 2018, số ca mắc ung thư vú trên cả nước là 15229 với 6103 ca tử vong [1]. Việt Nam mặc dù có tỉ lệ mắc UTV thấp hơn so với các nước phát triển nhưng tỉ lệ tử vong lại cao hơn do bệnh nhân thường đến viện khám và chẩn đoán muộn (thường ở giai đoạn 2) trong khi ở các nước phát triển thường được chẩn đoán sớm ở giai đoạn 0 hoặc 1. Điều đó cho thấy rằng việc tìm kiếm các phương pháp chẩn đoán sớm, kinh tế, đơn giản và đầy đủ hơn cho ung thư vú ở người Việt Nam là hết sức cần thiết. Mặc dù cơ chế chính xác của ung thư vú vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng đã có rất nhiều yếu tố được xác định có liên quan đến sự hình thành và phát triển của ung thư vú như yếu tố di truyền, tuổi tác, nội tiết, tiền sử sản phụ khoa… Ngoài ra, sự tiếp xúc với các yếu tố môi trường như bức xạ ion hóa, một số chất hóa học… cũng có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú [2]. Việc phân tích mối liên quan giữa bệnh và các yếu tố nguy cơ giúp cho các nhà khoa học có thể đưa ra các phương pháp theo dõi hoặc can thiệp sớm với những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài các yếu tố ngoại cảnh thì yếu tố gen mang những vai trò vô cùng quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phá vỡ sợi đôi DNA gây ra bởi bức xạ ion hóa có liên quan tới nguy cơ gia tăng đáng kể về mặt thống kê đối với ung thư vú [3]. Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ tổn thương DNA cao hơn và 2 khả năng sửa chữa DNA thấp hơn ở bệnh nhân ung thư vú [4]. Một số đột biến nghiêm trọng trong các gen sửa chữa DNA được chứng minh là gây ra các rối loạn như Xeroderma sắc tố; tuy nhiên, một loạt các đa hình phổ biến được báo cáo là có liên quan đến các khiếm khuyết nhẹ trong sửa chữa DNA có thể khiến một người phát triển các dạng ung thư khác nhau [5] [6]. Cùng với sự tiến bộ của kĩ thuật sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện ra gen XRCC3 (X-ray repair cross-complementing group 3) mã hóa protein liên quan đến RAD51, tham gia vào việc tái tổ hợp tương đồng (HRR) cho DNA và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của nhiễm sắc thể và sửa chữa hư hỏng DNA [4]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đa hình đơn nucleotide (SNP- Single Nucleotide Polymorphism) của XRCC3 có thể làm thay đổi thành phần của protein được mã hóa, do đó có thể ảnh hưởng tới chức năng sửa chữa DNA, từ đó liên quan đến sự tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư trong đó có ung thư vú [7 ],[5]. Và như vậy, mối liên quan giữa SNP với nguy cơ sinh ung thư ở các cá thể khác nhau là không giống nhau. Các SNP của XRCC3 liên quan tới ung thư vú được nghiên cứu nhiều hơn cả là SNP C18067T (còn gọi là Thr241Met hay rs861539). Tuy nhiên với SNP rs1799796 tại vị trí intron 5 của gen XRCC3 chưa có nhiều nghiên cứu, và một số nghiên cứu trên các bệnh nhân ung thư vú ở chủng tộc khác nhau lại cho các kết quả khác nhau. Tại Việt Nam cũng chưa có một công trình nào được tiến hành. Từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa hình đơn nucleotid rs1799796 của gen XRCC3 trên bệnh nhân ung thư vú” với hai mục tiêu: 1. Xác định sự phân bố đa hình đơn nucleotid rs1799796 của gen XRCC3 trên bệnh nhân ung thư vú và nhóm người bình thường ở Việt Nam. 2. Đánh giá mối liên quan giữa đa hình đơn nucleotid rs1799796 của 3 gen XRCC3 với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bệnh ung thư vú 1.1.1. Dịch tễ học UTV Theo thống kê của Viện ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, có khoảng 124,9/100.000 phụ nữ mắc mới và 21,2/100.000 phụ nữ tử vong do UTV mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh này vẫn đang có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây. Hình 1.1. Phân bố tỷ lệ mắc UTV trên thế giới (Nguồn: http://globocan.iarc.fr) Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi giữa các vùng miền trên thế giới với tỷ lệ mắc cao nhất là ở Tây Âu (96/100.000), Bắc Mỹ (92/100.000), còn tỷ lệ thấp nhất ở Trung Phi (27/100.000) và Nam Trung Á (28/100.000) [8]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vú đã tăng lên đều đặn trong các thập kỷ qua với tỷ lệ 13,8/100.000 phụ nữ năm 2000, đến năm 2010, tỉ lệ này là 28,1/100.000 phụ nữ [9]. Theo hiệp hội nghiên cứu ung thư thế giới GLOBOCAN, tính tới năm 2018, số ca mắc ung thư vú trên cả nước là 15229 với 6103 ca tử vong [1]. 4 5 1.1.2. Các yếu tố nguy cơ 1.1.2.1 Hoàn cảnh gây nên rối loạn phóng noãn - Dậy thì sớm dưới 11 tuổi. - Mãn kinh muộn trên 51 tuổi. - Không lập gia đình. - Dùng nhiều thuốc an thần. 1.1.2.2 Các nguyên nhân gây mất thăng bằng estrogen – progesteron. - Béo bệu sau mãn kinh. - Dùng quá nhiều estrogen, uống thuốc tránh thai kéo dài. - Sinh đẻ ít, đẻ con đầu lòng muộn. - Kinh nguyệt rối loạn [10]. 1.1.2.3 Tuổi Hiếm gặp bệnh nhân UTV ở tuổi 20-30. UTV bắt đầu tăng nhanh ở độ tuổi 35 và đạt tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi trước và sau mãn kinh (45- 54 tuổi) rồi sau đó có xu hướng giảm xuống [11]. 1.1.2.4 Các yếu tố môi trường Khi tiếp xúc với những bức xạ ion hoá làm tăng nguy cơ phát triển UTV, có mối liên quan giữa liều lượng, tuổi tiếp xúc bức xạ ion với nguy cơ bị UTV [3]. 1.1.3.7 Gen  BRCA1 nằm ở nhánh dài nhiễm sắc thể 17, là gen ức chế tạo u, có chức năng ngăn ngừa sự phát triển và phân chia nhanh chóng hoặc không kiểm soát được của các tế bào. Mặt khác, gen BRCA1 còn sản sinh ra một loại protein tham ra trực tiếp vào việc sửa chữa trong quá trình tái bản DNA. Người mang gen BRCA1 đột biến có nguy cơ ung thư vú tới 85%, ung thư buồng trứng 45% vào tuổi 85  Gen BRCA2 ở nhánh dài NST13. có vai trò giống gen BRCA1, có chức năng kìm hãm sự phát triển khối u, sửa chữa DNA trong quá 6 trình tái bản. Gen BRCA2 chiếm khoảng 35-40% UTV mang tính di truyền và đã tìm thấy trong những gia đình bị UTV. Việc phát hiện đột biến gen BRCA1 và BRCA2 cho phép xác định những cá thể mang gen đột biến của bệnh ung thư vú có tính chất gia đình [12].  Gen p53 là gen ức chế khối u nằm trên nhánh ngắn NST 17 tham gia vào quá trình điều hoà chu kỳ tế bào và ức chế sự chết theo chương trình của tế bào (appotosis). Đột biến gen p53 gây hậu quả ác tính ở rất nhiều UT, trong đó có UTV.  Gen HER2 nằm trên NST 17, sự khuếch đại gen này dẫn đến sự tăng biểu hiện thụ thể HER2 trên bề mặt tế bào UTV. Biểu hiện quá mức HER2 có thể biến đổi tế bào thành dạng ác tính và làm tăng quá trình hình thành khối u. Theo nhiều nghiên cứu gần đây, khoảng 25-30% bệnh nhân UTV có sự khuếch đại gen HER2 hoặc biểu hiện quá mức gen này trong các tế bào ung thư. 1.1.3. Phân loại ung thư biểu mô tuyến vú. Phân loại theo tổ chức y tế thế giới 2003 U biểu mô: Tại chỗ  Ung thư ống tại chỗ  Ung thư tủy tại chỗ Xâm nhập  Carcinoma ống xâm nhập không phải loại đặc biệt  Carcinoma hỗn hợp  Carcinoma đa hình  Carcinoma với tế bào khổng lồ dạng hủy cốt bào  Carcinoma với hình ảnh carcinoma màng đệm  Carcinoma với hình ảnh u hắc tố 7 Carcinoma tiểu thùy xâm nhập Carcinoma ống nhỏ Carcinoma mặt sàng xâm nhập Carcinoma tủy Carcinoma nhầy và các u chế nhầy khác U thần kinh nội tiết Carcinoma nhú xâm nhập Carcinoma vi nhú xâm nhập Carcinoma bán hủy Carcinoma dị sản Carcinoma giàu lipid Carcinoma chế tiết Carcinoma tế bào toan Carcinoma dạng tuyến nang Carcinoma tế bào túi Carcinoma tế bào sang giàu glycogen Carcinoma tuyến bã Carcinoma viêm 1.1.4. Các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán và theo dõi điều trị UTV  CA 15-3 (Carbohydrat Antigen15-3): bản chất là một glycoprotein, là chỉ điểm ung thư lựa chọn đầu tiên của UTV nhưng không đặc hiệu. Bình thường có trong huyết thanh người với nồng độ < 30 U/ml, CA 15-3 > 50 U/ml là nghi ngờ có di căn. Với những bệnh nhân đã phẫu thuật UTV, sau 6 tuần nên làm xét nghiệm CA 15-3, theo dõi định kì 6 tháng/lần trong 3 năm. Khi CA 15-3 tăng > 50% bình thường có khả năng tái phát hoặc di căn ung thư.  CEA (Carcino Embryonic Antigen) có bản chất là glycoprotein, chỉ tồn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng