Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo luật doanh nghiệp năm 2014 ...

Tài liệu Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo luật doanh nghiệp năm 2014

.PDF
102
1
132

Mô tả:

TRẦN VĂN BẮC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ LUẬT KINH TẾ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI QUẢN LÝ CÔNG TY THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014 TRẦN VĂN BẮC 2018 - 2020 HÀ NỘI – NĂM 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI QUẢN LÝ CÔNG TY THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014 TRẦN VĂN BẮC Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VŨ HUÂN HÀ NỘI – NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ Trần Văn Bắc 1 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Viện Đại học Mở Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tôi học chương trình Cao học luật tại cơ sở đào tạo. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Đặng Vũ Huân, Tổng biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật – Người thầy đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt bản luận văn này. TÁC GIẢ Trần Văn Bắc 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Chữ viết đầy đủ BLDS Bộ luật Dân sự CTCP Công ty cổ phần ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI QUẢN LÝ CÔNG TY…...…………………….…………………………...…….8 1.1. Khái quát về ngƣời quản lý công ty và nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty……………………………………………………………...………8 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người quản lý công ty……….…..…8 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm nghĩa vụ của người quản lý công ty..….16 1.2. Khái quát lý luận pháp luật về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty………………………………………………………...…………………...23 1.2.1. Pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty...........................................23 1.2.2. Quy tắc quản trị do tổ chức tự quản ban hành................................................30 1.2.3. Quy chế quản trị nội bộ của công ty………………………..………..……...31 Tiểu kết Chƣơng 1………………………………...…………….…...35 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI QUẢN LÝ CÔNG TY THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN..........................................................36 2.1. Thực trạng quy định về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành…………………………….36 2.1.1. Nhận diện người quản lý công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp…………………………………………………………………...….36 2.1.2. Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành…………………………….......…………………………...41 2.2. Thực tiễn thực hiện quy định về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam ………………...54 2.2.1. Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ cẩn trọng của người quản lý công ty…………………………………………………………………………………………...54 2.2.2. Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ trung thành của người quản lý công ty…………………………………………………………………………………………...59 4 Tiểu kết Chƣơng 2……………………..……………………………….………....68 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI QUẢN LÝ CÔNG TY Ở VIỆT NAM………………………….……………………..69 3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty ở Việt Nam hiện nay........................................................................................................................................69 3.1.1. Xuất phát từ yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị của các loại hình doanh nghiệp, công ty…………………………………………………………………………………………...69 3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu quản trị hiện đại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư một cách minh bạch và hiệu quả …………………………….…………….74 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty ở Việt Nam hiện nay………………………………………………………………………....78 Tiểu kết Chƣơng 3...............................................................................84 KẾT LUẬN..............................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................89 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong nội bộ công ty luôn tồn tại nguy cơ xung đột về lợi ích giữa một bên là cổ đông với tư cách người sở hữu vốn và một bên là người quản lý điều hành công ty với tư cách người trực tiếp quản lý sử dụng vốn, tài sản của công ty. Các cổ đông, bất kể là cổ đông lớn hay nhỏ, đều phải đối mặt vấn đề rủi ro về quản trị công ty, có thể họ bị “bóc lột” bởi những người quản lý điều hành công ty. Nhiều công trình nghiên cứu đã thừa nhận, quan hệ giữa cổ đông và người quản lý công ty là mối quan hệ đại diện. Trong quan hệ đại diện, người đại diện thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nhất định vì lợi ích của người ủy quyền. Trong khi đó, giữa người quản lý công ty và công ty thường có xung đột ích. Nhiều người quản lý công ty có xu hướng tối đa hóa lợi ích của mình thay vì lợi ích của công ty. Thậm chí, trong những trường hợp nhất định, người quản lý công ty sẵn sàng xâm phạm lợi ích của công ty để đạt được lợi ích tối đa của mình. Với tư cách là người đại diện của công ty khi xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ với người thứ ba, rất có thể người quản lý công ty sẽ lười biếng, thiếu tận tâm dẫn đến các quyền và nghĩa vụ của công ty không được thực hiện hoặc được thực hiện không đúng, không đầy đủ. Hậu quả là những quyền và lợi ích hợp pháp của công ty bị thiệt hại, thậm chí, công ty còn phải chịu trách nhiệm pháp lý với người thứ ba vì vi phạm nghĩa vụ. Cho nên, người quản lý công ty phải có những ứng xử sao cho lợi ích tốt nhất của công ty được bảo đảm. Những ứng xử này được chuẩn hóa thành các chuẩn mực ứng xử mà người quản lý công ty phải tuân theo. Do vậy, việc thực hiện theo những chuẩn mực ứng xử này cũng là những nghĩa vụ của người quản lý công ty. Hầu hết các chủ sở hữu công ty đều phải lựa chọn, bổ nhiệm người quản lý, khai thác tài sản của mình để sinh lợi, nếu họ đặt niềm tin không 6 đúng chỗ, kẻ được tin cậy, được giao quản lý tài sản lại thiếu sự trung thành và mẫn cán, thì việc thua lỗ, mất tài sản đầu tư là điều khó tránh khỏi. Nghĩa vụ của người quản lý công ty là một nội dung quan trọng của pháp luật về công ty nhằm hướng tới bảo đảm cho việc quản trị tốt công ty. Mặc dù nghĩa vụ của người quản lý công ty có vai trò rất quan trọng trong thực tiễn quản trị công ty và trong pháp luật điều tiết các hoạt động của công ty, song ở nước ta cho đến nay, chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế định này. Các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ của người quản lý công ty mới chỉ được giới thiệu sơ lược trong các giáo trình giảng dạy về luật học, cũng như trong một số các công trình nghiên cứu về công ty hay doanh nghiệp. Do đó các quy định pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty trong các đạo luật về doanh nghiệp được ban hành trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều bât cập trong thực tiễn kinh doanh. Xét từ thực tiễn, việc áp dụng các quy định về nghĩa vụ của người quản lý công ty ở nước ta trong thời gian vừa qua còn nhiều hạn chế. Do đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh, sự thúc bách của việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh hướng tới hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm pháp luật của nhiều quốc gia, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có bước cải cách nhất định so với Luật Doanh nghiệp năm 2005 liên quan tới nghĩa vụ của người quản lý công ty và hiện nay là Luật Doanh nghiệp năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Chế định này đã được quan tâm hơn, dành nhiều dung lượng trong khuôn khổ một đạo luật chung về doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn có thể thấy ở đó nhiều khiếm khuyết và khó có thể đi vào đời sống có lẽ bởi thiếu một nền tảng nghiên cứu chuyên sâu. Trong khi đó ở nước ta hiện nay, lợi dụng cơ chế thị trường, xuất hiện hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn chụp giật và vấn đề vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý công ty đang diễn ra khá phức tạp 7 và gây ảnh hưởng rất xấu tới môi trường kinh doanh. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty hiện nay là một nhu cầu cấp thiết. Với các phân tích ở trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 ” để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Chế định nghĩa vụ của người quản lý công ty là một chế định truyền thống của luật công ty và được sử dụng rất nhiều trong thực tiễn tranh chấp nội bộ công ty, nên thường được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về công ty nói chung và quản trị công ty nói riêng, cũng như trong quản trị từng loại hình công ty cụ thể. Vì vậy có thể nói nghĩa vụ của người quản lý công ty là đề tài nghiên cứu khá phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường. Có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu như như: - “Business Law” của các tác giả Keith Abbott, Norman Pendlebury và Kevin Wardman xuất bản tại USA; - “The Legal Environment of Business” của các tác giả Jethro K. Lieberman & George J. Sieded xuất bản tại Harcourt Brace Jovanovich Publisher, San Diego. New York. Chicago. Austin. Washington D.C. London. Sydney. Tokyo. Toronto năm 1989; - “Laws of Corporations and Other Business Enterprises” của các tác giả Harry G. Henn & John R. Alexander xuất bản tại St. Paul, Minn. West Publishing Co. năm 1983… - “Giáo trình Luật Thương mại – Phần chung và thương nhân” của PGS. TS Ngô Huy Cương xuất bản tại Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013; - “Người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 1999 – Nhìn từ góc độ Luật so sánh” đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý tháng 4 năm 2005 và 8 “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề trong pháp luật công ty Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý năm 2007 của PGS. TS Bùi Xuân Hải; - “Trách nhiệm người quản lý theo luật công ty Việt Nam” của Lê Đức Nghĩa đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; - “Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005 – Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Thái Vân, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010; - “Nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học của Trần Thị Kiều Oanh, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2013; - “Nghĩa vụ của người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên”, Luận văn Thạc sĩ luật học của Phan Thị Thu Nhài, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014; - Pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học của Đỗ Minh Tuấn, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2017; - “Trách nhiệm của người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên theo Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Luận văn Thạc sĩ luật học của Tạ Kiến Tường, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2018... Các công trình này đã có những đóng góp không nhỏ cho khoa học pháp lý và đã tạo dựng một nền tảng vững chắc cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài không đề cập đến pháp luật Việt Nam và sự phù hợp của các giải pháp được tạo dựng trong pháp luật nước ngoài với điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam chưa thực sự có hệ thống và đầy đủ về vấn đề này, một số công trình có mục tiêu nghiên cứu quá chuyên sâu, riêng biệt (ví dụ như đi sâu vào nghĩa vụ của người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay công ty cổ phần…). 9 Các bài viết trên các tạp chí thì thường tập trung vào nêu ra các vấn đề thay vì kiến nghị và xây dựng giải pháp hoặc bộ giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. Ngoài ra, một số công trình được viết cách đây khá lâu làm phát sinh nhu cầu đánh giá, đối chiếu và so sánh với Luật Doanh nghiệp năm 2014, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp năm 2020 vừa được ban hành. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đây sẽ là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng để tác giả hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp, để từ đó kiến nghị hoàn thiện chế định pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu ở trên, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty; - Nghiên cứu thực trạng các quy định về nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 (có bổ sung các quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020), đánh giá về những ưu điểm, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân; - Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nghĩa vụ đối với người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn 10 pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty theo các quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành và thực tiễn thực hiện các quy định này trong các loại hình công ty ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, Luận văn nghiên cứu nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 (có bổ sung các quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020). Ngoài ra, có tham khảo nghiên cứu nhằm tiếp thu những bài học kinh nghiệm từ pháp luật của các quốc gia tiến bộ, có hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, nhất là về công ty tiên tiến, hoàn chỉnh. Về không gian và thời gian, Luận văn nghiên cứu trên phạm vi cả nước từ thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực thi hành. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời, để thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như: Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, xã hội học, phương pháp lịch sử; các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học pháp lý bao gồm phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp phân tích tình huống... 6. Ý nghĩa về khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn Về mặt khoa học, kết qua nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty. Theo kinh nghiệm pháp luật của nhiều quốc gia cho thấy, người quản lý công ty phải có những ứng xử sao cho lợi ích của công ty được bảo đảm tốt nhất. Những ứng xử này được chuẩn hóa thành các chuẩn mực ứng xử mà người quản lý công ty phải tuân theo. Việc thực hiện theo những chuẩn mực ứng xử 11 này cũng là những nghĩa vụ của người quản lý công ty mà pháp luật yêu cầu thực hiện. Về mặt thực tiễn, Luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao nghĩa vụ của người quản lý công ty, từ đó, bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho các cơ quan chức năng nghiên cứu ban hành, sửa đổi bổ sung những văn bản pháp luật có liên quan. Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và giảng dạy về luật học 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty. Chƣơng 2: Thực trạng quy định về nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam và thực tiễn thực hiện. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nghĩa vụ của người quản lý công ty ở Việt Nam. 12 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI QUẢN LÝ CÔNG TY 1.1. Khái quát về ngƣời quản lý công ty và nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người quản lý công ty Quản lý công ty1 được hiểu là quá trình bộ máy công ty đặt mục tiêu, kế hoạt và nỗ lực đạt được mục tiêu kế hoạch đó thông qua việc tác động lên hành vi của các nhân viên dưới quyền. Quản lý công ty được thể hiện thông qua các chức năng như: (i) Hoạch định chính sách; (ii) Tổ chức triển khai việc thực hiện chính sách đã được hoạch định; (iii) Lãnh đạo và chỉ huy các cá nhân, tập thể tham gia quá trình thực hiện chính sách; (iv) Kiểm soát quá trình thực hiện chính sách. Kiểm soát là quá trình trong đó các hành động được thực hiện để đảm bảo rằng, các mục tiêu về tổ chức và quản lý được thực hiện. Dưới góc độ quản lý, quản lý công ty được chia thành ba cấp độ: - Quản lý cấp cao là quản lý toàn diện trên tất cả các vấn đề và lĩnh vực của doanh nghiệp. “Các nhà quản lý cấp cao luôn giữ vai trò chiến lược, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp”2. - Quản lý cấp trung là quản lý ở cấp phòng, ban chuyên môn, các bộ phận hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện. Quản lý cấp trung có thể được chia thành nhiều cấp trung gian khác nhau, tùy thuộc vào từng công ty. 1 Quản lý công ty được hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động trực tiếp quản lý công ty không bao hàm hoạt động gián tiếp quản lý công ty của cổ đông công ty cổ phần thông qua ĐHĐCĐ, thành viên công ty TNHH nhiều thành viên thông qua HĐTV, chủ sở hữu công ty TNHH mộ t thành viên, thành viên góp vốn của công ty hợp danh. 2 PGS.TS. Vũ Thành Hưng (2012), Chuyên đề: Những vấn đề cơ bản về quản trị doanh nghiệp (Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa), Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr. 26. 13 - Quản lý cấp thấp còn được gọi là quản lý cấp cơ sở, đây là cấp quản lý việc thực hiện các công việc chuyên môn, cụ thể diễn ra hàng ngày của người lao động. Những người có vị trí quản lý cấp này thường là trưởng nhóm, đội trưởng,... Về lý thuyết, người có chức danh quản lý trong công ty là người nắm giữ một vị trí quản lý với tên gọi cụ thể và gắn với vị trí quản lý đó, có thẩm quyền ra quyết định hoặc tham gia ra quyết định quản lý. Quyết định quản lý là hành vi ấn định một hoặc một số giải pháp, phương án để giải quyết một hay một số vấn đề về quản lý công ty, như thông qua kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty, quyết định tăng vốn bằng việc chào bán trái phiếu hoặc cổ phiếu, quyết định giao kết hợp đồng trong kinh doanh... Các hoạt động nhân danh công ty xác lập quyền và nghĩa vụ của công ty cũng là những hoạt động mang tính quản lý. Các hoạt động như xây dựng các bản dự thảo, chuẩn bị tài liệu, thông tin, đưa ra ý kiến tư vấn, ý kiến bình luận độc lập hoặc các hoạt động có tính chất hỗ trợ, hành chính khác không được coi là hoạt động ra quyết định quản lý... Trong bộ máy quản lý của công ty, đương nhiên, những người có chức danh quản lý công ty thì vai trò quan trọng hơn những người có chức danh quản lý khác. Sự quan trọng của họ được phản ánh thông qua thẩm quyền ra hoặc tham gia ra các quyết định quản lý quan trọng. Vì vậy, họ phải tuân theo những tiêu chuẩn khắt khe hơn về bổn phận và trách nhiệm so với những cá nhân khác trong công ty. Do đó, cần thiết phải xây dựng các tiêu chí để xác định được những cá nhân nắm giữ chức danh quản lý nào là người quản lý công ty. Người đại diện của công ty cũng có thể là người quản lý công ty. Người đại diện của công ty có thể đại diện theo hai hình thức là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật của công ty là người có tư cách đại diện đương nhiên cho công ty theo điều lệ của công ty 14 hoặc theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của pháp nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác 3. Người đại diện theo ủy quyền là trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền cho một hoặc nhiều người thực hiện một hoặc một số công việc của pháp nhân4. Thực tiễn hoạt động của công ty cho thấy, tư cách đại diện theo ủy quyền có thể được xác lập trên cơ sở người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện quyền, nghĩa vụ nhất định. Việc ủy quyền có thể được xác lập theo hình thức văn bản ủy quyền, quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, quyết định giao việc, phân công công việc,... Như vậy, người đại diện theo ủy quyền cần được hiểu rộng là một người tuy không được pháp luật thừa nhận có tư cách đại diện theo pháp luật, nhưng trên cơ sở quan hệ lao động hoặc quan hệ giao việc với công ty mà người này có quyền nhân danh công ty ra một quyết định nhất định trong phạm vi đại diện. Phạm vi đại diện sẽ phụ thuộc vào vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được ủy quyền. Tuy nhiên, trong thực tiễn, vẫn có trường hợp một người mặc dù không có chức danh quản lý trong công ty, nhưng do được giao nhiệm vụ, nên họ có tư cách đại diện theo ủy quyền cho công ty trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Trên thức tế, có thể dựa vào một số tiêu chí để xác định người quản lý công ty, như tiêu chí về kinh tế. Đây là tiêu chí xác định tư cách người quản lý công ty theo khía cạnh kinh tế, tức là dựa vào tính quan trọng của một vị trí quản lý trong tổ chức mà một người đang nắm giữ để xác định xem người đó có cần thiết được xếp vào nhóm người quản lý công ty hay không. Tính quan trọng của vị trí quản lý được phản ánh qua thẩm quyền ra các quyết định quan 3 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, PGS.TS. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 235. 4 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, PGS.TS. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2010), Sđd, tr. 235. 15 trọng. Như Mark Byrne phân tích: “Ngoài thành viên HĐQT, người quản lý công ty cổ phần được mở rộng đến những người tham gia hình thành quyết định tác động đến toàn bộ hoặc một bộ phận đáng kể của hoạt động kinh doanh của công ty hoặc tác động đến tình trạng tài chính của công ty” 5. Quan điểm này rất đúng với công ty cổ phần và cũng có thể được sử dụng để xác định người quản lý công ty hợp danh và người quản lý công ty TNHH. Trong công ty hợp danh, ngoài thành viên hợp danh, có thể có người khác tham gia hình thành các quyết định quan trọng. Vấn đề là cần làm rõ thêm những quyết định nào được coi là những “quyết định tác động đến toàn bộ hoặc một bộ phận đáng kể của hoạt động kinh doanh của công ty; hoặc có khả năng tác động đáng kể đến tình trạng tài chính của công ty”. Quyết định quản lý quan trọng là các quyết định giải quyết các vấn đề quan trọng trong tổ chức và hoạt động của công ty. Thông thường các vấn đề sau được coi là vấn đề quan trọng của công ty: (i) Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty; (ii) Cơ cấu, tổ chức, bộ máy quản lý của công ty; (iii) Cấu trúc vốn của công ty, huy động vốn, sử dụng vốn được huy động; (iv) Đầu tư, góp vốn, hợp tác kinh doanh; (v) Các giao dịch có giá trị lớn; (vi) Người có chức danh quản lý trong công ty; (vii) Kiểm soát tài chính của công ty; (viii) Điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của công ty; (ix) Giám sát việc thực thi các chính sách tài chính, kinh doanh của công ty. Như vậy, việc xác định như thế nào được coi là “quyết định tác động đến toàn bộ hoặc một bộ phận đáng kể của hoạt động kinh doanh của công ty; hoặc có khả năng tác động đáng kể đến tình trạng tài chính của công ty” cần được dành cho điều lệ của công ty xác định. Trong trường hợp điều lệ công ty không xác định rõ, thì Tòa án sẽ dựa vào tập quán hoặc nguyên tắc quản trị chung để xác định “một quyết định tác động đến toàn bộ hoặc một bộ phận 5 Mark Byrne (2006), The duties and liabilities of persons below board level, Canberra Law Review Vol. 9, tr. 50. 16 đáng kể của hoạt động kinh doanh của công ty; hoặc có khả năng tác động đáng kể đến tình trạng tài chính của công ty”. Nếu theo cơ chế quản lý tập trung, các vấn đề quan trọng sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan quản lý trung tâm như: Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc. Tuy nhiên, ngày nay, các công ty đều có xu hướng quản lý phi tập trung. Xu hướng chung là các doanh nghiệp đang tăng thêm quyền hạn và trách nhiệm cho cấp thấp hơn thông qua hình thức phân cấp, giao quyền hoặc ủy quyền6. Như vậy, sẽ có một số người có chức danh quản lý không phải là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc, nhưng có thẩm quyền ra quyết định quản lý quan trọng và họ có thể được coi là người quản lý công ty. Xét về tiêu chí pháp lý, những người nắm giữ những vị trí quản lý quan trọng nhất trong công ty là người quản lý công ty, bao gồm: (i) Đối với công ty hợp danh: Thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV), Giám đốc/Tổng giám đốc; (ii) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) từ thành viên trở lên: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc; (iii) Đối với công ty TNHH một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu: Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc; (iv) Đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu: Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Giám đốc/Tổng giám đốc; (v) Đối với công ty cổ phần: thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Giám đốc/Tổng giám đốc. 6 PGS.TS. Vũ Thành Hưng (2012), Chuyên đề: Những vấn đề cơ bản về quản trị doanh nghiệp (Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa), Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr. 28. 17 Những chức danh nêu trên thuộc nhóm người quản lý công ty do pháp luật quy định. Người đại diện theo pháp luật có vai trò rất quan trọng trong công ty, có tư cách thực hiện các hành vi nhân danh công ty, thậm chí, có thể thay mặt công ty tham gia vào các giao dịch có giá trị lớn, có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính hoặc kết quả kinh doanh của công ty. Đây chính là các quyết định quan trọng. Vì vậy, pháp luật cũng cần quy định người đại diện theo pháp luật là người quản lý công ty. Nhóm thứ hai sẽ do Điều lệ của công ty quy định. Thông thường, điều lệ công ty xác định những vị trí quản lý quan trọng cần phải do Chủ tịch công ty, HĐTV hoặc HĐQT quyết định bổ nhiệm hoặc phê chuẩn. Tùy theo quy mô, lĩnh vực hoạt động và yếu tố khác của từng công ty mà các chủ sở hữu công ty định hình ra những chức danh nào có thể ra hoặc tham gia ra các quyết định có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính hoặc kinh doanh của công ty7. Vì vậy, những chức danh này cần phải do những người có năng lực nhất định và có tư cách đạo đức tốt nắm giữ. Để có thể tuyển chọn được những người có năng lực và tư cách đạo đức phù hợp với các vị trí chức danh quan trọng này, một quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm chặt chẽ là rất cần thiết. Khâu sàng lọc cuối cùng được thể hiện bằng quyết định bổ nhiệm hoặc phê chuẩn quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch công ty/HĐTV/HĐQT. A. Gilchrist Sparks, III và Lawrence A. Hamermesh cho rằng8: “Một người được bổ nhiệm một cách minh thị bởi HĐQT được mặc nhiên suy đoán là có thẩm 7 Về mặt lý thuyết và thực tiễn, có một số vị trí quản lý được công ty tuyển dụng và ký hợp đồng lao động. Nhưng vì đây là các vị trí quan trọng nên vẫn cần có sự quyết định hoặc phê chuẩn của Chủ tịch công ty/HĐTV/HĐQT. Trong một số trường hợp nhất định, một chức danh quản lý (ví dụ Giám đốc/Tổng giám đốc) do Chủ tịch công ty/HĐTV/HĐQT nhân danh công ty ký hợp đồng lao động. Cùng với hợp đồng lao động có thể có cả quyết định bổ nhiệm hoặc phê chuẩn của Chủ tịch công ty/HĐTV/HĐQT, cũng có trường hợp chỉ có hợp đồng lao động, dù thuộc trường hợp nào thì việc Chủ tịch công ty/HĐTV/HĐQT ký hợp đồng lao động với người có chức danh quản lý này cũng được coi là Chủ tịch công ty/HĐTV/HĐQT bổ nhiệm hoặc phê chuẩn. Như vậy, trong số những người quản lý công ty có một số người vừa là người quản lý công ty vừa là người lao động. 8 A. Gilchrist Sparks, III and Lawrence A. Hamermesh (1992), Common Law Duties of Non-Director Corporate Officers, The Business Lawyer, Vol. 48, tr. 216. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan