Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết hồ anh thái...

Tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết hồ anh thái

.PDF
106
1
66

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT *********** NGUYỄN THANH TÒNG NGHỆ THUẬT NGHỊCH DỊ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG - 2018 UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT *********** NGUYỄN THANH TÒNG NGHỆ THUẬT NGHỊCH DỊ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN BÌNH DƢƠNG - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, chính xác và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trƣớc đây, nếu sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bình Dương, ngày 26 tháng 12 năm 2018 Nguyễn Thanh Tòng i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn Trƣờng Đại Học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn Thƣ viện Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã hết lòng phục vụ, cung cấp tài liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dƣơng, Ban Giám hiệu Trƣờng THPT Tân Phƣớc Khánh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, ngƣời đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn ii MỤC LỤC Lời cam đoan........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 11 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 11 5. Đóng góp của luận văn..................................................................................... 12 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 12 Chƣơng 1. NGHỆ THUẬT NGHỊCH DỊ VÀ NHÀ VĂN HỒ ANH THÁI VỚI TIỂU THUYẾT SAU NĂM 1986 ......................................... 14 1.1. Nghệ thuật nghịch dị ................................................................................. 14 1.2. Hồ Anh Thái với tiểu thuyết sau năm 1986 .............................................. 19 1.2.1. Về nghệ thuật tiểu thuyết sau năm 1986 ............................................... 19 1.2.2. Hồ Anh Thái với lối viết mới trong tiểu thuyết sau 1986 ..................... 21 Chƣơng 2. NGHỆ THUẬT NGHỊCH DỊ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI NHÌN TỪ HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG ........................... 27 2.1. Kiểu hình tƣợng nhân vật nghịch dị ......................................................... 27 2.1.1. Kiểu nhân vật biếm họa ......................................................................... 27 2.1.1.1. Những kẻ háo danh, tham vọng ..................................................... 27 2.1.1.2. Những kẻ ƣa thể hiện, thích hƣởng thụ .......................................... 32 2.1.2. Kiểu nhân vật ký hiệu ............................................................................ 35 2.1.2.1. Ký hiệu định tên theo nghề nghiệp ................................................ 36 2.1.2.2. Ký hiệu định hóa tính cách ............................................................. 37 2.1.3. Kiểu nhân vật khuếch đại ...................................................................... 39 2.1.3.1. Khuếch đại lối sống bản năng ........................................................ 39 2.1.3.2. Bơm phồng thói tật dị hợm ............................................................ 46 2.2. Hình tƣợng không gian nghịch dị .............................................................. 49 2.2.1. Không gian kỳ ảo ................................................................................... 49 iii 2.2.1.1. Kỳ ảo từ những giấc mơ, mộng mị ................................................ 49 2.2.1.2. Kỳ ảo từ những câu chuyện huyễn hoặc, mơ hồ ............................ 51 2.2.2. Không gian phố thị ................................................................................ 53 2.2.2.1. Bất tiện, thiếu văn minh ................................................................. 53 2.2.2.2. Lộn xộn, bát nháo, thiếu văn hóa ................................................... 56 2.2.3. Không gian văn hóa ............................................................................... 60 2.2.3.1. Không gian cộng đồng thành cá nhân, phản văn hóa..................... 60 2.2.3.2. Không gian cao nhã thành kệch cỡm, lố bịch ................................ 61 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT NGHỊCH DỊ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN........................ 65 3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật nghịch dị.................................................................. 65 3.1.1. Ngôn ngữ đƣờng phố, chửi thề, nói tục, tiếng lóng ............................... 65 3.1.2. Ngôn ngữ mạng và tiếng nƣớc ngoài .................................................... 67 3.2. Giọng điệu nghệ thuật nghịch dị................................................................ 69 3.2.1. Giọng điệu châm biếm, hài hƣớc ........................................................... 70 3.2.3. Giọng điệu giễu nhại.............................................................................. 74 3.2.3.1. Nhại cái cao sang thành thô tục...................................................... 74 3.2.3.2. Nhại cái hữu danh thành vô danh ................................................... 76 3.3. Tình huống nghịch dị .................................................................................. 79 3.3.1. Tình huống hài hƣớc .............................................................................. 79 3.3.2. Tình huống huyễn hoặc ......................................................................... 82 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 90 CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ......................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 94 iv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Với chiến thắng năm 1975, đất nƣớc mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ độc lập và thống nhất. Đến Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), cùng với công cuộc đổi mới xã hội, Đảng đã chủ trƣơng “cởi trói cho văn nghệ”. Không khí đổi mới thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học nghệ thuật nƣớc nhà. Các nhà văn có sự thay đổi về tƣ duy nghệ thuật góp phần làm thay đổi diện mạo nền văn học đƣơng đại. Tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã có nhiều cách tân cả về nội dung lẫn nghệ thuật, nhiều tác giả đã để lại dấu ấn rõ nét, một số cây bút tiêu biểu cho tiểu thuyết thời kỳ này nhƣ: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều, Dƣ Thị Hoàn, Thuận, Nguyễn Việt Hà… trong đó phải kể đến là nhà văn Hồ Anh Thái. Ông là một nhà văn đã rất thành công và tạo đƣợc một phong cách rất riêng ở thể loại này. Tiểu thuyết Hồ Anh Thái đem đến cho ngƣời đọc sự thích thú bởi lối tiếp cận hiện thực một cách mới lạ. Mỗi tác phẩm của ông là một quan niệm về nhân sinh, những nhận thức thức mới về xã hội và đƣợc thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự độc đáo ấy chính là nghệ thuật nghịch dị. Theo M.Bakhtin thì thuật ngữ nghịch dị xuất hiện đầu tiên vào thời Phục Hƣng và đóng vai trò quan trọng đối với tƣ duy tiểu thuyết. Đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị là Gacganchuya và Pantagruyen của F.Rabelais. Ở Việt Nam, những năm đầu thế kỷ XX, Vũ Trọng Phụng là ngƣời đã sử dụng nghịch dị để xây dựng tiểu thuyết Số đỏ, ngoài ra ta còn thấy nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao. Từ năm 1986 đến nay, nghịch dị đƣợc hồi sinh mạnh mẽ trong tiểu thuyết Việt Nam với những tác giả tiêu biểu nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phƣơng, Phạm Thị Hoài… và đặc biệt là Hồ Anh Thái. Sức sáng tạo hấp dẫn về nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái đã thể hiện những khám phá mới mẻ về con ngƣời và cuộc sống đƣơng đại, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo về phƣơng diện nghệ thuật. Đồng thời góp phần tạo nên cái nhìn tự do, dân chủ giải phóng ý thức của con ngƣời khỏi những giáo điều, khỏi những nếp suy nghĩ rập khuôn, nhìn thấy tính tƣơng đối của trật tự thế giới 1 hiện hữu… Qua đó, ta cũng thấy đƣợc sự vận động của nhận thức và tƣ duy tiểu thuyết trong giai đoạn hiện nay. Với nghệ thuật nghịch dị, Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn đã góp phần hiện đại và cách tân tiểu thuyết Việt Nam, đƣa văn học Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy của văn học thế giới. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Gần 30 năm cầm bút, Hồ Anh Thái đã cho ra đời nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau. Tác phẩm của ông đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng và có mặt ở nhiều nƣớc trên thế giới. Nó có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với bạn đọc và nhiều nhà nghiên cứu văn học. Trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi nhận thấy có những bài viết, công trình đáng chú ý về Hồ Anh Thái và sáng tác của ông nhƣ sau Lam Thu với bài viết Hồ Anh Thái thử nghiệm lối viết trong tiểu thuyết mới, bài viết là những suy nghĩ của tác giả về tiểu thuyết Những đứa con rải rác trên đường. Theo ngƣời viết: “Tác giả gói gọn nhiều sự kiện của từng thời vào trong một câu chuyện. Trong đó có sự ác liệt, tàn bạo, đầy bất trắc của chiến tranh. Nỗi thống khổ, sự cứng nhắc của thời bao cấp cũng đƣợc nhắc tới. Tác phẩm cũng đề cập đến sự hỗn loạn khi xã hội vào cơ chế thị trƣờng: tham nhũng, thực dụng, vô đạo đức... Cùng với việc tái hiện đời sống xã hội, tác phẩm kể về những số phận tha hƣơng xứ ngƣời, những thân phận đang sống ở xứ mình với nhiều trắc trở” (Lam Thu, 2014, https://giaitri.vnexpress.net). Kết thúc bài viết, Lam Thu cho rằng tác phẩm đƣợc viết theo lối hiện thực xen lẫn huyền ảo vốn làm nên phong cách của Hồ Anh Thái. Đời sống xã hội cũng nhƣ số phận con ngƣời đƣợc tái hiện bằng giọng văn nghiêm ngặt, bi thƣơng hòa trộn với giễu cợt, hài hƣớc. Trong Hồ anh Thái – người lúc nào cũng đang viết, Hoài Nam khẳng định: “Nhà văn chuyên nghiệp là ngƣời tự biết ép mình vào một thứ kỷ luật viết. Và nhà văn chuyên nghiệp là ngƣời có đủ kỹ năng và nghệ thuật để khi ngồi vào bên bàn, có thể huy động cảm hứng đến. Hồ Anh Thái đã làm đƣợc điều ấy” (Hoài Nam, 2008, https://giaitri.vnexpress.net). Hồ Anh Thái là một cây bút chuyên nghiệp trong sáng tạo nghệ thuật. Anh viết đều đặn hàng ngày, viết nghiêm túc chứ không theo kiểu ngẫu hứng. 2 Cũng theo tác giả Hoài Nam trong Chuyện của người và chuột thì: “SBC là săn bắt chuột của nhà văn Hồ Anh Thái (NXB Trẻ, 2011) là cuốn tiểu thuyết tiếp nối mạch tác phẩm văn xuôi hoạt kê đã xuất hiện từ trƣớc đó, với những tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cƣời, và gần nhất là tiểu thuyết Mƣời lẻ một đêm. Có thể nói ngay, đây là một tác phẩm hoạt kê tiểu thuyết, và là một hoạt kê tiểu thuyết đƣợc xây dựng căn bản trên thủ pháp nhại” (Hoài Nam, 2011, https://www.nxbtre.com.vn). Cũng nói về SBC là săn bắt chuột, Nguyễn Thị Minh Thái trong SBC là săn bắt chuột: Hài hước để thanh lọc đã viết: “Khi trang cuối khép lại, ngƣời đọc mới biết mình đƣợc giải cứu, hoặc có thể đƣợc… giải ảo! Phải chăng, đấy là kinh nghiệm viết tiểu thuyết mới nhất của Hồ Anh Thái, mà trong đó, nhà tiểu thuyết dụng công kết nối hai cực rất xa nhau của một hiện thực đô thị hiện đại, vốn đang là là sát đất. Và cũng chính cái hiện thực là là đó đầu thế kỷ 21, đƣợc Hồ Anh Thái đƣa lên bay bổng trên đôi cánh hiện thực huyền ảo, trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột” (Nguyễn Thị Minh Thái, 2011, https://www.tienphong.vn). Còn bài viết Cõi người rung chuông tận thế – Một cách viết tiểu thuyết dồn nén, Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét về giọng điệu Hồ Anh Thái nhƣ sau: “Có ai đó, hình nhƣ nhà nghiên cứu phê bình Hoàng Ngọc Hiến thì phải, ông bảo rằng phần lớn các nhà văn Việt Nam chƣa biết cách kể chuyện trong truyện ngắn, và nhất là cách kể chuyện dài trong tiểu thuyết. Tôi nghĩ là nhà văn Hồ Anh Thái, với Cõi người rung chuông tận thế đã biết kể một câu chuyện về cái ác với một giọng kể đa thanh. Ða thanh đến mức anh cũng chẳng buồn phân thân nữa, bằng nhân vật xƣng Tôi, anh thoải mái tham gia bàn luận bằng một giọng hài hƣớc riêng, mà phía cuối của giọng hài hƣớc ấy, có tiếng rơi thầm của những giọt nƣớc mắt lặng lẽ không kèm theo tiếng khóc” (Nguyễn Thị Minh Thái, 2002, http://www.talawas.org). Lê Minh Khuê có nhận xét về tác phẩm Người và xe chạy dưới ánh trăng: “Có lẽ ngay từ ngày ấy, tác giả này đã ý thức rằng tác phẩm văn học muốn hòa nhập đƣợc với dòng văn học chảy ào ạt ngoài kia của thế giới thì đừng có quá lệ thuộc vào hiện thực giản đơn” (Lê Minh Khuê, 2009, http://hoanhthai.vn). 3 Trong Hồ Anh Thái lấy chữ mà chơi (trong phần dƣ luận cuốn SBC là săn bắt chuột), Đoàn Lê cho rằng: “Bởi Hồ Anh Thái là nhà văn không đi theo đƣờng mòn một dòng chảy nào, đặc biệt là những sáng tác gần đây luôn gây bất ngờ. Những vấn đề nghiêm túc đến mấy, những dòng chữ đau cứa vào tâm hồn ngƣời đọc đến mấy, ông vẫn cứ cƣời cợt, nghịch ngợm khoác cho cái áo hài hƣớc. Nhờ vậy mọi vấn đề trở thành món ăn…dễ tiêu hóa. Ngƣời ta nói những ngƣời hài hƣớc thƣờng thông minh. Các cây bút lại càng thông minh đến độ nào mới hài hƣớc hóa đƣợc đôi mắt nhìn cuộc đời” ( Hồ Anh Thái, 2011, tr.378). Với Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái, khi nói về tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, Diệu Hƣờng cho rằng: “Hồ Anh Thái đã làm đƣợc một cuộc mổ xẻ quá khứ và góp lời giải cho những băn khoăn trƣớc thực tại của con ngƣời thời đổi mới. Đặt trong mạch cảm hứng của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Trong sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái đã tạo đƣợc một lối đi khác lạ, độc đáo và có chiều sâu" (Diệu Hƣờng, 2008, https://giaitri.vnexpress.net). Trong khi đó với Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc, Nguyễn Đăng Điệp đã đƣa ra những đánh giá về sáng tác của Hồ Anh Thái: “Hồ Anh Thái có ý thức tạo dựng một thế giới vừa giống thực bằng những chi tiết ngỡ nhặt đƣợc từ đời sống ồn tạp vừa tạo nên một thế giới ngập đầy những biểu tƣợng. Thông điệp của nhà văn không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình thế, qua các biểu tƣợng thấm đầy chất “ảo” và trên thực tế, bằng những nổ lực không mệt mỏi, anh đã tạo nên những cái nhìn độc đáo về đời sống” (Nguyễn Đăng Điệp, 2012, http://phebinhvanhoc.com.vn). Ở bài viết Mười lẻ một đêm (*): Ngả nghiêng trần thế, Sông Thƣơng nhận xét: “Chuyện to, chuyện nhỏ đan cài vào nhau, đọc mà thấy ngả nghiêng. Ngả nghiêng vì cƣời, ngả nghiêng vì tất cả... ngả nghiêng! Thoáng đôi lúc thấy tác giả... đanh đá, thoáng đôi lúc thấy tác giả đùa dai, thoáng đôi lúc cả thấy tác giả "quá quắt" lắm! Nhƣng ngẩng đầu khỏi trang sách, nhìn ra quanh đời, lại thấy cái đanh đá, đùa dai, quá quắt kia còn là... văn học!” (Sông Thƣơng, 2006, https://thanhnien.vn). Cũng theo ngƣời viết thì Mười lẻ một đêm đƣợc viết bằng giọng hài hƣớc chủ đạo. Thậm chí có đoạn đƣợc lồng vào cả truyện cƣời dân gian. Câu văn thụt thò, dài ngắn, có chủ đích. 4 Còn Lâm Huy trong Hài hước và trữ tình, khi bàn về giọng điệu của Mười lẻ một đêm nói: “Khá giống với phong cách và giọng điệu của ba cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn gần đây, Hồ Anh Thái đem đến cho độc giả từ đầu đến cuối là một giọng điệu châm biếm, hài hƣớc và cƣời cợt quen thuộc những trò lố lăng, kệch cỡm về đời sống thị dân, giới trí thức nửa mùa, những kẻ bất tài mang danh nghệ sĩ… nhƣng đôi khi pha chút trữ tình nhẹ nhàng…” (Hồ Anh Thái, 2006, tr.348) Tác giả Từ Nữ với Tiếng cười trên từng trang, có nhận xét về Mười lẻ một đêm: “Một cuốn tiểu thuyết hơn ba trăm trang với cách viết hài hƣớc, tràn đầy chi tiết Carnaval, khiến nó trở thành cuốc sách đƣợc yêu thích nhất trong tháng 32006. Không ai lạ lẫm gì lối viết của nhà văn Hồ Anh Thái, nhƣng bạn đọc vẫn vấp từ bất ngờ này sang bất ngờ khác” (Hồ Anh Thái, 2006, tr.354). Bài viết của Hoài Nam Chất hài hước, nghịch dị trong Mười lẻ một đêm đã đề cập đến chất nghịch dị nhƣ sau: “Còn có thể nói về chất nghịch dị – và từ đó gây cƣời – ở một số nhân vật khác trong Mười lẻ một đêm. Tựu trung, nó đƣợc hình thành từ việc tác giả chú ý nhặt ra một (hoặc một vài) thói tật và sự lập dị, bơm phồng lên, tô đậm vào, biến nó thành một tồn tại bất bình thƣờng trong đời sống bình thƣờng, một sự lộ liễu quá mức hình dung sẵn có về đối tƣợng. Và chính từ những nhân vật nghịch dị này mà tác giả đƣa chúng ta vào những phạm vi hoạt động xã hội cũng đầy tính nghịch dị” (Hoài Nam, 2006, https://giaitri.vnexpress.net). Trong khi Ma Văn Kháng với Cái mà văn chương ta còn thiếu (trong phần dƣ luận cuốn Cõi người rung chuông tận thế) viết: “Nghệ thuật thật sự luôn làm nên bất ngờ. Truyện ngắn, tiểu thuyết Hồ Anh Thái, nhất là những cái gần đây, thú vị trƣớc hết ở chỗ đó; ở từng con chữ có đời sống là lạ; ở mỗi tình tiết giàu sức khám phá, ở các mối liên tƣởng lạ lùng và gần gũi; ở tổng thể câu chuyện, nó mở ra một góc nhìn nhân sinh. Nó cho ta thấy đa tầng, những thực tại nhìn thấy mà không nhìn thấy, những ấn tƣợng đặc sắc thông qua chủ đề của nó ở chính cuộc đời này, hôm nay…” (Hồ Anh Thái, 2002, tr.314). Một nhận định đáng chú ý của Anh Chi trong Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái: "Nền văn chƣơng Việt Nam có tới ba, bốn thập kỷ sa vào lối văn biểu dƣơng, minh họa, tạo nên một thứ văn chƣơng hiện thực đơn giản. Thế hệ các nhà văn viết từ thời chiến tranh chống Mỹ, cả các nhà văn trẻ viết sau chiến tranh một 5 chút, hầu hết viết theo lối hiện thực có phần thô sơ. Nhƣng, những năm tám mƣơi, thế kỷ hai mƣơi, có một số tài năng đã làm cuộc đổi mới văn chƣơng. Trong đó, Ma Văn Kháng là nhà văn đổi mới sớm nhất trong tƣ tƣởng văn chƣơng. Rồi Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến cho văn chƣơng truyền thống sức cuốn hút mới bởi cách nhìn nhận hiện thực sắc sảo. Nguyễn Dậu tái hồi văn đàn, cũng làm cho văn chƣơng tả thực sinh động hơn, nhiều thƣơng cảm hơn. Nguyễn Khắc Trƣờng, khi viết về nông thôn, cũng khiến văn chƣơng tả thực truyền thống có đƣợc một chiều sâu mới về văn hóa… Hồ Anh Thái là nhà văn không phụ thuộc gì văn chƣơng tả thực hay văn chƣơng lãng mạn mà các tên tuổi lớn nhƣ Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam… đã tạo nên đầu thế kỷ XX” (Anh Chi, 2009, http://hoanhthai.vn). Qua bài viết, tác giả cũng đã đề cập đến một số nhân vật dị biệt cùng lối viết hoạt kê trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Cũng với tác giả này, với Về nhà văn Hồ Anh Thái trên trang văn nghệ của Đài Phát Thanh Truyền hình Vĩnh Long, cho rằng: “Với Hồ Anh Thái, những ám ảnh về cuộc chiến tranh chống Mỹ khiến anh cũng viết về chiến tranh, nhƣ trƣờng hợp tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, rồi năm 1989 anh lại viết tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra. Nhƣng, Hồ Anh Thái kể lại những câu chuyện chiến tranh nhằm đặt ra những vấn đề bức thiết của cuộc sống những năm tám mƣơi, thế kỷ XX. Nhƣ Ngƣời đàn bà trên đảo đã nói ở trên, là vấn đề đạo đức, cả trong ứng xử xã hội cả về mặt luật pháp, đối với thân phận những ngƣời cựu chiến binh đã phải trải qua một cái giá khủng khiếp cho cuộc chiến tranh chống Mỹ” (Anh Chi, 2018, http://thvl.vn). Trong Hồ Anh Thái và nỗ lực đổi mới văn xuôi Việt Nam sau 1986, Bùi Thanh Truyền cho rằng: “Với liên tiếp những sáng tác gây tiếng vang trong dƣ luận nhƣ Trong sương hồng hiện ra, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, Tự sự 265 ngày, Đức Phật nàng Savitri và tôi, Sắp đặt và diễn, Bốn lối vào nhà cười, Dấu về gió xóa, SBC là săn bắt chuột,… nhà văn này đã khẳng định vị thế của mình, phả vào đời sống văn học một luồng sinh khí mới với một cách viết quen mà lạ. Từ khi là một cây bút trẻ, rất nhạy cảm với môi trƣờng công nghiệp hiện đại, ông đã lựa chọn cho mình một phƣơng thức thể hiện rất riêng. Chính sự hòa kết giữa cái phƣơng Tây mới lạ và 6 nét phƣơng Đông thuần hậu đã ƣơm mầm cho cách cảm, cách nghĩ, cách chiêm nghiệm về cõi ngƣời, cõi đời khá độc đáo trong những trang viết sắc sảo của ông. Điểm qua gia tài văn học của Hồ Anh Thái, có thể thấy đây là một trong không nhiều nhà văn có đƣợc thành công trong cuộc chạy tiếp sức qua hai thế kỉ trên cả hai mảng truyện ngắn và tiểu thuyết. Đọc truyện Hồ Anh Thái, ta nhƣ bƣớc vào một thế giới với muôn ngàn mảnh ghép chằng chịt của cuộc sống đƣơng đại đƣợc kiến tạo từ cái nhìn thấu thị cùng những đánh giá sâu sắc về những vấn đề vừa giàu tính thời sự vừa đậm tính nhân văn” (Bùi Thanh Truyền, 2016, http://nhavantphcm.com.vn). Bài viết đáng chú ý của Trần Thị Hải Vân: Một chiêm nghiệm “cõi người” của Hồ Anh Thái, thì: “Cõi ngƣời trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là cả một nhân loại đầy phức tạp. Những khám phá tinh vi về con ngƣời, về từng số phận, từng cảnh huống, từng tính cách đã góp phần tạo nên một thế giới ngƣời với đủ màu sắc phong phú. Anh đã tái hiện thành công một xã hội ngƣời với nhiều loại ngƣời, nhiều lớp ngƣời, nhiều quan hệ chằng chịt. Xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển biến từ bao cấp sang kinh tế thị trƣờng bên cạnh những cái đổi mới, cái hiện đại, cái tân thời thì cũng bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, nhiều cái đáng khóc, đáng cƣời, nhiều thói hƣ tật xấu của con ngƣời cũng có dịp nảy sinh” (Trần Thị Hải Vân, 2009, https://giaitri.vnexpress.net/). Ngoài ra, bài viết còn cho rằng Mười lẻ một đêm gần với một thứ tiểu thuyết hoạt kê, bởi những nhân vật có phần nghịch dị trong đó, bởi giọng văn châm biếm, bởi cái nhìn sắc sảo nhƣ muốn phanh phui tất cả những cái xấu ở đời. Trong bài viết Nhà văn Hồ Anh Thái: Rung động sâu sắc với thân phận đàn bà, Việt Quỳnh đã nhận xết về những cách tân của tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo nhƣ sau: “Người đàn bà trên đảo xen lẫn giữa ảo và thực, giữa chuyện về nghĩa quân Tần Đắc xƣa với hoàn cảnh thực tại của những phụ nữ sống trong lâm trƣờng, tách biệt với thế giới bên ngoài, ngày đêm khao khát một tấm chồng và một mụn con. Cuốn tiểu thuyết đƣợc dƣ luận trong và ngoài nƣớc đánh giá cao, vì đã mạnh dạn có những cách tân, đặc biệt, viết về con ngƣời nhu cầu cá nhân, sau đổi mới” (Việt Quỳnh, 2015, https://thethaovanhoa.vn). 7 Còn trong Mười lẻ một đêm cái nhìn hắt sáng từ phía sau, Nguyễn Thị Minh Thái nói về sự sáng tạo mới lạ trong trong giọng kể của Hồ Anh Thái: “Nhƣng đằng sau cái lối viết kiểu thông tin báo chí có vẻ khơi khơi trên bề mặt, lại là một góc nhìn ở vị thế hắt sáng từ phía sau, từ bản thể, là cái giọng tiểu thuyết giễu nhại thâm sâu của Hồ Anh Thái. Chọn một vị thế nhìn hắt sáng nhƣ thế và một giọng kể mang tính thông tấn, Hồ Anh Thái tỏ ra vững vàng trong chính sự lựa chọn ấy, để tìm đƣợc một thi pháp mới cho riêng cuốn tiểu thuyết này, mà tôi có thể tạm gọi là thi pháp giễu nhại - thông tấn” (Nguyễn Thị Minh Thái, 2006, http://vietbao.vn). Phan Trọng Hoàng Linh, với Tiểu thuyết Carnaval hóa của Hồ Anh Thái nhìn từ hình tượng nhân vật nghịch dị (đăng trên http://tapchisonghuong.com.vn, ngày 29/1/2016) đã lấy tiếng cƣời làm tiêu chí nhận diện cảm quan carnaval trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, mặc dù không phải tác phẩm carnaval hóa nào cũng hài hƣớc. Tác giả khảo sát theo giai đoạn sáng tác. Giai đoạn đầu là Người đàn bà trên đảo (1985), Người và xe chạy dưới ánh trăng (1986), Trong sương hồng hiện ra (1989)… Ở các tiểu thuyết này, tác giả đã chỉ ra đƣợc yếu tố tiếng cƣời nhƣng vẫn còn rải rác chƣa thành hệ thống. Đến giai đoạn sau, tác giả tìm hiểu kỹ bốn tiểu thuyết là Cõi người rung chuông tận thế, SBC là săn bắt chuột, Mười lẻ một đêm và Những đứa con rải rác trên đường. Ở những tiểu thuyết này, tác giả đã làm nổi bật yếu tố tiếng cƣời với sự xuất hiện của hệ thống hình tƣợng nghịch dị, cái tục và ngôn ngữ suồng sã… Hình tƣợng nhân vật nghịch dị nhận thấy đầu tiên là hệ thống nhân vật mang biệt danh. Thứ hai là những nhân vật có bản năng tình dục lệch chuẩn và thân thể nghịch dị. Tác giả bài viết còn nói đến nhân vật đồng dạng và nghịch dạng. Có thể nói, đây là một bài viết rất hay, ngƣời viết đã có những kiến giải về tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Tuy nhiên, bài biết cũng chỉ đề cập đến một khía cạnh, đó là nhìn từ hình tƣợng nhân vật nghịch dị. Hà Anh với bài viết Hồ Anh Thái qua con mắt bạn bè ở mục Văn chương và dư luận trên trang Văn học quê nhà, ngày 27/11/2014, lại thể hiện một số ý kiến tranh luận về phong cách của nhà văn khi so sánh hai tác phẩm SBC là săn bắt chuột với Những đứa con rải rác trên đường. Theo một vài ý kiến thì nhìn chung 8 Hồ Anh Thái có lối viết hài hƣớc. Kết thúc bài viết là ý kiến của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, ông cho rằng Hồ Anh Thái là ngƣời chấp nhận nhiều phong cách khác nhau. Trong đó, bài viết đã nhắc đến giọng điệu hài hƣớc ở tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Ngoài ra còn khá nhiều bài báo: Nhà văn Hồ Anh Thái: Một mình qua đường (Thiên Ý), Một cá tính sáng tạo độc đáo (Trần Bảo Hƣng), Ám ảnh và dự cảm (Phạm Chí Dũng), Đừng tò mò, tôi không phải là người các bạn nghĩ (Xuân Anh), Nhà văn Hồ Anh Thái: sáng tạo bức phá trên từng con chữ (Ngọc Ánh), Hồ Anh Thái: Hành trình sáng tạo không mệt mỏi (Mai Phƣơng), Hợp âm phố phường của Hồ Anh Thái (Việt Trung), Giữa chuột và người (Vân Long), Chuột lẫn vào người (Trần Nhã Thụy), Người còn đi dài với văn chương (Lê Minh Khuê), Cõi người rung chuông tận thế từ góc nhìn Phật giáo (Võ Anh Minh), Tổng hòa nhiều sắc độ ngôn ngữ (Bùi thanh Truyền – Lê Biên Thùy), Một thế giới người (Nhị Hà), Nghìn lẻ một chuyện đời (Tuyền Lâm)… Với bài viết Nghịch dị trong tiểu thuyết (đăng trên http://www.daibieunhandan.vn, ngày 9/7/2014), Huỳnh Thu Hậu đi tìm điểm chung trong nghệ thuật miêu tả hiện thực thông qua lăng kính nghịch dị giữa hai tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn và SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái. Tác giả khẳng định yếu tố nghịch dị là một trong những phƣơng diện tạo nên sự hấp dẫn của hai tiểu thuyết trên. Trong đó, ở tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái đã xây dựng nghệ thuật nghịch dị với những nhân vật có sự kết hợp của yếu tố đối lập, tƣơng phản nhƣ Đại Gia là ngƣời buôn ma túy, Giáo Sƣ thì vừa dâm, vừa bạo ngƣợc. Con trai Giáo Sƣ thì làm tƣớng cƣớp… Ngoài ra, Mạc Ngôn cũng nhƣ Hồ Anh Thái đã sử dụng thứ ngôn ngữ bình dân, chửi tục, nói bậy…, qua đó, đã kiến tạo một hiện thực với sự kết hợp giữa cái xấu – cái đẹp, cái thiện và cái ác, cái thiêng liêng và cái thấp hèn, trang nghiêm và hài hƣớc… Chúng tôi rất chú ý đến công trình của Huỳnh Thị Thu Hậu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu tthuyết Việt nam từ 1986 đến 2012 (đăng trên http://luanvan.net.vn, ngày 25/7/2018) trong đó ở chƣơng 3 và chƣơng 4, tác giả có đề cập đến nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái nhìn từ hệ 9 thống hình tƣợng và từ phƣơng thức biểu hiện. Tuy nhiên, luận án chỉ mang tính bao quát, chƣa đi sâu, kỹ vào hệ thống nghịch dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Một thành công đáng ghi nhận về sáng tác của Hồ Anh Thái là nhiều luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đã lựa chọn tác phẩm Hồ Anh Thái làm đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, khảo sát nhƣ Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Mai Thanh Hiền, Nghệ thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái của Nguyễn Thị Vân, Ngôn ngữ tiểu thuyết trong “Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái của Nguyễn Thị Minh Hoa, Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của Phạm Thị My, Những người kể chuyện không đáng tin cậy trong văn học đương đại Việt Nam của Trần Thị Minh Hiếu, Kết cấu tiểu thuyết “Trong sương hồng hiện ra” và kết cấu tiểu thuyết hiện đại qua tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Nguyễn Thị Ngọc Hà, Tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn bản của Nguyễn Văn Thành, Đặc điểm tiểu thuyết “Đức Phật, nàng Savatri và tôi” của Nguyễn Thị Mỹ Chi, Hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Lê Thị Kim Dung, Đặc sắc ngôn ngữ trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái của Đào Thị Yến, Hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái của Trần Văn Phƣợng, Phương thức huyền thoại trong “Đức Phật, nàng Savatri và tôi” của Trần Thị Tuyết Nhung, Nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của Điêu Thị Tú Uyên, So sánh “Nghìn lẻ một đêm” và “Mười lẻ một đêm” của Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Nguyễn Thị Thu Hƣơng, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Phạm Lan Anh, Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Phạm Thị Mỹ Anh, Nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái của Vũ Đình Vụ, Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Nguyễn Hữu Tâm, Thủ pháp nhại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái của Nguyễn Thị Trang, Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người của Võ Anh Minh, Nhại và giễu nhại trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái của Mai Trƣơng Huy, Đời sống thị dân trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Trần Thị Thƣơng, Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái của Phạm Thị Ngọc Hà… 10 Nhƣ vậy, đã có nhiều nghiên cứu về Hồ Anh Thái cũng nhƣ tác phẩm của ông. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề nổi bật trong tiểu thuyết của ông. Tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu về nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết của tác giả nhƣ một đối tƣợng nghiên cứu khoa học độc lập. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là một việc làm cần thiết, nhằm xác định phong cách nghệ thuật của tác giả cũng nhƣ những đóng góp của ông đối với văn học Việt Nam đƣơng đại. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những tiểu thuyết thể hiện nghệ thuật nghịch dị qua hai phƣơng diện: Nghệ thuật nghịch dị qua hệ thống hình tƣợng và nghệ thuật nghịch dị qua phƣơng thức biểu hiện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi lựa chọn những tiểu thuyết sau của Hồ Anh Thái: Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987), NXB Trẻ. Người đàn bà trên đảo (1988), NXB Trẻ. Trong sương hồng hiện ra (1990), NXB Trẻ. Cõi người rung chuông tận thế (2002), NXB Trẻ. Mười lẻ một đêm (2006), NXB Trẻ. SBC là săn bắt chuột (2011), NXB Trẻ. Những đứa con rải rác trên đường (2014), NXB Trẻ. Đây là những tiểu thuyết thể hiện khá rõ nghệ thuật nghịch dị từ hệ thống hình tƣợng cho đến phƣơng thức thể hiện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phƣơng pháp hệ thống: Đặt tiểu tiểu Hồ Anh Thái trong sự vận động và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, từ đó thấy đƣợc những nét độc đáo trong nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn. 11 4.2. Phƣơng pháp tiểu sử: Trên cơ sở tiểu sử tác giả, chúng tôi tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật của ông để từ đó có cái nhìn bao bao quát và toàn diện hơn đối với vấn đề nghiên cứu. 4.3. Phƣơng pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để so sánh nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái với nghệ thuật nghịch dị trong các tiểu thuyết của những nhà văn khác, từ đó tìm ra những nét nổi bật của nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết của nhà văn. 4.4. Phƣơng pháp phân tâm học: Phƣơng pháp này giúp chúng tôi nghiên cứu, kiến giải hình tƣợng con ngƣời vô thức, con ngƣời bản năng để thấy rõ hình tƣợng nghịch dị trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Ngoài các phƣơng pháp chuyên ngành trên, chúng tôi còn sử dụng các thao tác cơ bản nhƣ phân tích, tổng hợp: Trong luận văn chúng tôi nghiên cứu nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái trên nhiều phƣơng diện và sẽ đi sâu phân tích từng phƣơng diện cụ thể, sau đó là khái quát, tổng hợp lại để làm rõ vấn đề. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn đã khái quát đƣợc nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, một trong những yếu tố làm nên phong cách của nhà văn cũng nhƣ sự đóng góp của tác giả đối với tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Đồng thời, luận văn cũng giúp cho ngƣời đọc có phƣơng pháp tiếp cận tốt hơn khi đến với tiểu thuyết của ông. Mặt khác, đề tài cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo về sáng tác của một tác giả tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Nghệ thuật nghịch dị và nhà văn Hồ Anh Thái với tiểu thuyết sau năm 1986 (13 trang). Chúng tôi giới thuyết về nghịch dị với những nội dung nhƣ khái niệm nghịch dị, sự ra đời vá phát triển của nghịch dị qua các giai đoạn, ảnh hƣởng của nghịch dị đối với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại với lối viết mới của Hồ Anh Thái. 12 Chƣơng 2. Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ hệ thống hình tƣợng (38 trang). Chúng tôi làm rõ nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái qua cách xây dựng hình tƣợng nhân vật và hình tƣợng không gian. Chƣơng 3. Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ phƣơng thức biểu hiện (25 trang). Nghệ thuật nghịch dị đƣợc soi chiếu qua ngôn ngữ, giọng điệu và tình huống. 13 Chƣơng 1 NGHỆ THUẬT NGHỊCH DỊ VÀ NHÀ VĂN HỒ ANH THÁI VỚI TIỂU THUYẾT SAU NĂM 1986 1.1. Nghệ thuật nghịch dị Theo Từ điển Anh – Việt: “Nghịch dị (grotesque) nghĩa là lố lăng, lố bịch, khác thƣờng, buồn cƣời, tức cƣời, vô lý” (Trần Quỳnh Dân, Bá Khánh, Xuân Bách, 1999, tr.398-399). Còn 150 thuật ngữ văn học, thuật ngữ “nghịch dị” (dịch từ tiếng Italia: grottesco và tiếng Pháp: grotesque) còn có cách dịch khác là thô kệch hoặc kỳ quặc. Đó là: “Một kiểu tổ chức hình tƣợng nghệ thuật (hình tƣợng, phong cách, thể loại) dựa vào huyễn tƣởng, vào tính trào phúng, vào tính ngụ ngôn, ngụ ý, vào sự kết hợp và tƣơng phản một cách kỳ quặc cái huyền hoặc và cái thực, cái đẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái giống thực và cái biếm họa. Trong lịch sử và lý luận văn học, nghịch dị khi thì đƣợc xem là thủ pháp của cái hài, khi thì đƣợc xem là mức sắc sảo của châm biếm, khi thì đƣợc nhấn mạnh ở tính táo bạo của hình tƣợng huyễn tƣởng. Với tất cả những phƣơng thức phƣơng tiện ấy và những phƣơng thức phƣơng tiện khác của sự miêu tả nghệ thuật, nghịch dị nổi bật nhƣ một kiểu ƣớc lệ đặc thù, phô trƣơng một cách công nhiên và chủ ý, nó tạo ra một thế giới nghịch dị - một thế giới dị thƣờng, phi tự nhiên, lạ kỳ, nhƣ chính tác giả của nó muốn trình bày. Nó khác với văn học giả tƣởng vốn cho phép tin một cách giả định (thỏa thuận tạm thời với độc giả) rằng cái thế giới do nghệ sĩ tạo ra kia là thực; nó cũng khác với châm biếm vốn thƣờng đƣa cái phi logic kiểu nghịch dị vào trật tự thông thƣờng và tự nhiên – nhìn bề ngoài – của sự vật. Mỹ học của nghịch dị dƣờng nhƣ không cần đến sự viện cớ khách quan, lôgic” (Lại Nguyên Ân, 2004, tr.210). Rõ ràng, nghịch dị là là kiểu hình tƣợng đã có từ xa xƣa, trong thần thoại và trong nghệ thuật cổ sơ của mọi dân tộc, duy chỉ có sự khác biệt là khi nó chƣa là thủ pháp nghệ thuật. Việc miêu tả những quái tƣợng quái vật, những nhân sƣ, nhân mã thoạt đầu biểu thị niềm tin hoàn toàn rằng chúng có thực. Các tác phẩm của Lukianos, hài kịch của Aristophanes và Plautus vào thời kỳ văn học cổ đại Hy Lạp – La Mã đều có dùng thủ pháp nghịch dị. Là hình thức đặc trƣng cho văn hóa dân 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan