Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Nghe nghiep

.DOC
55
285
120

Mô tả:

SOẠN MÔN HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ LỚN : NGHỀ NGHIỆP * Góc phân vai : - Bán hàng, một số nghề ở địa phương. - Bé làm bác sỹ, cô y tá - Cô giáo, cửa hàng bách hóa. - Bác cấp dưỡng, bán vật liệu xây dựng dựng *. Góc xây dựng : - Xây xưởng mộc, lắp ghép dụng cụ lao động. - Xây khu vui chơi, Xây làng nghề - Xây doanh trại bộ đội, xây trường mẫu giáo. - Xây công viên, xây nhà máy. * Góc học tập : - Vẽ các động cụ lao động của một số nghề. - Chơi lô tô về dụng cụ các nghề. - Đếm dụng cụ các nghề. - Xâu chuỗi hạt. * Góc nghệ thuật : - Tô màu tranh người làm ở các nghề. - Nặn dụng cụ một số nghề - Hát múa những bài hát trong chủ điểm. - Dán dụng cụ của các nghề. * Góc thiên nhiên : - Gieo hạt, Tỉa lá cho hoa - Chăm sóc cây, chăm sóc vườn hoa. - Chơi với cát, chăm sóc bể cá. - Thả thuyền, quan sát cây cảnh. * Góc thư viện : - Xem tranh vẽ về chủ đề. I.Yêu cầu: 1.Góc phân vai: - Biết phản ánh công việc của người bán hàng: bán một số đồ dùng dụng cụ của một số nghề. Biết giới thiệu tên hàng hóa mà mình bán, biết tính tiền, cảm ơn khách hàng. - Biết đóng vai cô giáo dạy các cháu học bài và chơi trò chơi. Các cháu ngoan, lễ phép. - Biết đóng vai bác tài xế như chở hàng hóa và khách hàng từ nơi này đến nơi khác. - Biết đóng vai bác sỹ, y tá : bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân, y tá biết kê toa thuốc cho bệnh nhân. Bệnh nhân giữ trật tự khi vào khám bệnh. - Bi ết - Trẻ biết phân vai chơi cho nhau và đoàn kết trong khi chơi. Trang1 1 2.Góc xây dựng: - Trẻ biết sử dụng gạch xây dựng được những công trình đẹp mắt như: “ Xây xưởng mộc, xây làng nghề, xây nhà máy, xây doanh trại bộ đội, lắp ghép một số công cụ lao động...” xây xong biết trang trí bảng hiệu cho từng khu vực và cây xanh, hoa cho đẹp mắt. -Trẻ biết phân vai chơi cho nhau và đoàn kết trong khi chơi. 3.Góc học tập: - Trẻ biết phối hợp các đường nét đã học để vẽ được một số đồ dùng dụng cụ của nghềxây dựng, nghề giáo viên. - trẻ biết sử dụng màu để tô màu tranh một số nghề một cách sáng tạo, không bị lem ra ngoài. - Biết chơi lô tô về một số nghề. - Biết sử dụng ống hút để xâu thành chuỗi. - Trẻ đoàn kết trong khi chơi. 4.Góc nghệ thuật: - Biết tô màu tranh một số dụng cụ lao động, tranh người làm ở một số ngành nghề. Khi tô biết tô từ trong ra ngoài không làm lem ra ngoài. - biết vẽ một số công cụ lao động một cách sáng tạo, vẽ xong tô màu cho phù hợp bức tranh - Trẻ đoàn kết trong khi chơi. 5.Góc thiên nhiên: -Trẻ biết trồng chăm sóc cây như: tưới nước, bón phân, nhổ cỏ, bắt sâu, không bứt lá bẻ cành. - Trẻ biết sử dụng cát và nước tạo thành một số đồ dùng dụng cụ một số nghề, các kiểu nhà… -Trẻ đoàn kết trong khi chơi. 6.Góc thư viện: -Trẻ xem tranh và biết được nội dung tranh vẽ gì, trẻ trò chuyện với nhau về bức tranh mà trẻ đang quan sát. - Trẻ đoàn kết trong khi chơi. II. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng mộ số nghề cho trẻ chơi bán hàng, bộ đồ và một số đồ dùng để đóng vai cô giáo, bác tài xế, bác sỹ. - Gạch xây dựng, cây xanh, hoa, cây ăn quả, bảng hiệu…vv. - Giấy A4, chì màu, một số bức tranh về một số nghề cho trẻ tô, tranh lô tô. - Một số bức tranh cho trẻ tô màu, bút màu, một số bài hát. - Cây,bình tưới cây. - Một số bức tranh về chủ đề nghề nghiệp cho trẻ quan sát. III. Hướng dẫn: 1.Hoạt động 1 : - Cho trẻ hát bài: “ cháu yêu cô chú công nhân” Trang2 1 - Cho trẻ kể tên các chơi trong lớp. 2. Hoạt đông2 : - Cô lắc trống lắc cho trẻ về góc chơi . - Trẻ về góc chơi trẻ đã chọn - Cô quan sát gợi ý trẻ chơi, giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn. 3. Hoạt đổng 3 : - Khi trẻ chơi tốt – cô đến nhận xét tuyên dương từng góc chơi. ******************************** SOẠN : NHA HỌC ĐƯỜNG BÀI: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHO RĂNG SẠCH I.Yêu cầu: - Trẻ biết chải răng ở thời điểm nào là chính. - Chọn thức ăn tốt cho răng, làm sạch răng. - Đi chữa và khám răng theo định kì. - Giúp trẻ hiểu được chức năng của răng, tầm quan trọng của răng, biết cách giữ gìn răng luôn sạch sẽ. II.Chuẩn bị: -Tranh vẽ em bé đang trải răng. III.Hướng dẫn: 1. Hoạt động 1: Trò chuyện - Đàm thoại. - Cho trẻ hát bài: " cháu yêu cô chú công nhân”. - Cô và các con vừa hát bài hát nói về gì? - Các cô chú công nhân trong bài hát làm nghề gì ? - Ba mẹ các con làm nghề gì ? - À đúng rồi ba mẹ bạn nào cũng có nghề nghiệp và ba mẹ làm việc rất vất vả để kiếm tiền nuôi các con ăn học vì vậy các con phải biết tự vệ sinh cá nhân cho mình sạch sẽ nhé. Để biết làm thế nào cho răng sạch thì giờ nha học đường hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé. 2.Hoạt động 2 : Hoạt động nhận thức. - Cô kể câu chuyện: “Hai chú thỏ con”. - Cô kể lần 1+ diễn cảm. - Cô kể lần 1+ kết hợp tranh. * Đàm thoại: - Cô vừa kể câu chuyện có tựa là gì? - Câu chuyện nói về ai? - Gia dình thỏ gồm mấy người ? - Thỏ em ra sao ? - Vì sao thỏ em lại bị nhức răng - Thỏ anh như thế nào ? Trang3 1 - Bác gấu con khuyên thỏ con con như thế nào ? - Các con phải làm như thế nào cho răng sạch, đẹp * Ghi nhớ : - Chải răng liền sau khi ăn 3 bữa chính. - Bớt ăn bánh, kẹo, nên ăn rau quả tươi. 3.Hoạt động 3: Trò chơi: Chọn thứ ăn tốt cho răng. - Cách chơi: Cho trẻ đi mua một số thức ăn tốt cho răng, cô hỏi trẻ tại sao chọn thức ăn đó. - Cô quan sát trẻ chơi. 4. Nhận xét- Tuyên dương. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ************************ TUẦN 11 : CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 « NGHỀ PHỔ BIẾN QUEN THUỘC » Thứ 2 ngày 7 tháng 11 năm 2011. SOẠN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BÀI: CHUYỀN BÓNG QUA CHÂN I Yêu cầu : - Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay và chuyền qua chân cho bạn phía sau, không làm rơi bóng. - Phát triển sự khéo léo và khả năng nhanh nhẹn cho đôi tay. - Thông qua đó góp phần giáo dục biết ích lợi của một số nghề, biết tập thể dục để giúp cho trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh. II.Chuẩn bị: - Bóng. - Sân tập sạch sẽ, thoáng mát. III.Hướng dẫn: 1.Hoạt động 1:khởi động. - Cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân” Kết hợp đi kiễng chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm...Sau khi nhge hiệu lệnh của cô trẻ chuyển đội hình thành các hàng ngang theo tổ. 2.Hoạt động 2: Trọng động- Vận động cơ bản. a.Bài tập phát triển chung: - Động tác tay: 2 lần- 4nhịp Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Thực hiện : Hai tay xoay liên tục dọc thân. - Động tác chân: 2L- 4N. Trang4 1 CB: Hai tay thả xuôi tay thả xuôi. Nhịp1: Hai tay đưa ngang chân đưa sang bên. Nhịp2: Chân phải khuỵu gối, hai tay vòng tròn trên vai. Nhịp3: như nhịp 1. Nhip 4: về tư thế chuẩn bị. - Động tác bụng: 2 lần- 4 nhịp. Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Nhịp 1: Hai tay đưa cao, chân đưa sang bên. Nhịp 2: Nghiêng người sang bên phải. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. - Động tác bật: Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Nhịp 1: Bật phải chân lên trên. Nhịp 2: : Bật trái chân lên trên. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. b.Vận động cơ bản: - Cô cho trẻ đọc bài thơ“ làm nghề như bố” và cho trẻ về 2 hàng dọc đối diện. - Các con vừa đọc bài thơ nói về nghề gì? - Vậy ba mẹ các con làm nghề gì ? À đúng rồi ba mẹ bạn nào cũng có nghề nghiệp và ba mẹ làm việc rất vất vả để kiếm tiền nuôi các con ăn học. - Để cho ba mẹ vui thì hàng ngày các con phải biết tự chăm sóc mình, những bài tập thể dục sẽ gúp ích các con rất nhiều trong việc giữ gìn cơ thể khỏe mạnh đấy! - Giờ thể dục hôm nay cô xẽ cùng các con chuyền bóng qua chân nhé. - Cô làm mẫu lần 1 - Cô làm mẫu lần 1 + giải thích động tác. Chuẩn bị: Xếp thàng 2 hàng dọc, 2 bạn đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay, chân rộng bằng vai. Thực hiện: khi nghe hiệu lệnh chuyền bóng, cầm bóng bằng 2 tay và chuyền cho bạn phía sau và cứ như thế bạn thứ 2 lại chuyền cho bạn thứ 3. - Cho trẻ thực hiện ( cá nhân, tổ thi đua). - Cô quan sát sửa sai. 3.Hoạt động 3. Cô quan sát- sửa sai. - Trò chơi : Kéo co. Cách chơi : Cô chia lớp làm 2 tổ. Chọn 2 trẻ khỏe đứng đầu hàng, tất cả trẻ bám vào dây thừng. Khi có hiệu lệnh của cô thì trẻ kéo về phía tổ của mình. Bạn đầu hàng của tổ nào dẫm vạch trước là tổ đó thua cuộc. Trang5 1 Cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần. Cô quan sát- sửa sai. - Hồi tĩnh : cho trẻ hát bài « cô và mẹ » và đi nhẹ nhàng thành vòng tròn 2- 3 vòng. 4.Nhận xét- Tuyên dương. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... *********************** Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2011. SOẠN: THỂ DỤC SÁNG - Hô hấp : Làm tiếng còi tàu. - Động tác tay :1 - Động tác chân :3 - Động tác bụng :2 - Động tác bật : 2 I.Yêu cầu: - Cháu biết tập theo cô đúng động tác. - Tập theo nhạc, nhịp nhàng đúng động tác. - Hăng hái tập thể dục buổi sáng. II.Chuẩn bị: - Sân tập thoáng mát, nhạc. III Hướng dẫn: 1.Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”. Kết hợp đi kiễng chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm...Sau khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ chuyển đội hình hàng ngang theo tổ. 2.Trọng động: - Hô hấp: Tiếng còi tàu. Hai tay khum trước miệng giả làm tiếng còi tàu. - Động tác tay: 2 lần- 4 nhịp. Chuẩn bị: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi. Nhịp1: Bước chân sang bên một bước rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp. Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau. Nhịp 3: như nhịp 1. Nhip 4: về tư thế chuẩn bị. - Động tác chân: 2lần- 4 nhịp. Trang6 1 CB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi. Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, hai tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp. Nhịp 2: Khuỵu gối trái, chân phải thẳng, hai tay đưa trước, lòng bàn tay sấp. Nhịp 3: như nhịp 1. Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị. - Động tác bụng: 2 lần- 4 nhịp. Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Nhịp 1: Hai tay đưa cao, chân đưa sang bên. Nhịp 2: Nghiêng người sang bên phải. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. - Động tác bật: Chuẩn bị: Hai tay chống hông Nhịp 1: Bật tách chân sang 2 bên Nhịp 2: : Bật chụm chân vào Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. 3.Hồi tĩnh : cho trẻ hát bài « Em tập lái ô tô » và đi nhẹ nhàng thành vòng tròn 2- 3 vòng. 4.Nhận xét- Tuyên dương. ************************ Trang7 1 SOẠN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC BÀI: ÔN TẬP I . Yêu cầu : - Trẻ ôn tập lại các kiến thức đã học. - Trẻ biết phân nhóm các dụng cụ theo nghề. - Luyện tập khả năng phân nhóm các dụng cụ theo nghề, nghề mộc, nghề may, nghề giáo viên.... - Biết yêu quý môn học và quý trọng các dụng cụ của một số nghề đó. II. Chuẩn bị : - Mỗi trẻ 2 bộ đồ dụng cụ của các nghề để phân nhóm. III. Hướng dẫn : 1.Hoạt động 1 : Trò chuyện - đàm thoại. - Cô cho trẻ đọc bài thơ“ bé làm bao nhiêu nghề”và kết hợp đi thăm mô hình làng nghề ( cô giáo dục trẻ về an toàn giao thông). - Tới làng nghề rồi các con thấy làng nghề có đẹp không? - Đây là vườn gì? - Các con ơi ! Cây hoa và cây xanh rất có ích lợi cho con người chúng ta, hoa cho ta hương thơm và dùng để trang trí nhà cửa còn cây xanh cho ta bóng mát và khí ô xi để thở. Vì vậy nhà các có trồng các loại cây này các con nhớ phải chăm sóc chúng và không được bứt lá bẻ cành nhé. - Cô đàm thoại về một số nghề có trong mô hình. - À ngoài các nghề này ra trong xã hội còn có rất nhiều nghề như bác sỹ, giáo viên... mỗi nghề làm ra một sản phẩm có ích lợi cho con người chúng ta vì vậy các con phải thương, kính trọng các cô chú làm ở các nghề và biết gữ gìn cẩn thận những sản phẩm các cô chú làm ra nhé. - Vậy ba mẹ các con làm nghề gì ? À đúng rồi ba mẹ bạn nào cũng có nghề nghiệp và ba mẹ làm việc rất vất vả để kiếm tiền nuôi các con ăn học. - Để cho ba mẹ vui thì hàng ngày các con phải chăm ngoan học giỏi để ba mẹ vui nhé.Hôm nay cô cháu mình cùng phân nhóm các dụng cụ theo nghề nhé. 2.Hoạt động 2 :Hoạt động nhận thức. * Cho trẻ ôn nhận biết và gọi tên một số dụng cụ của một số nghề - Nghề mộc có đồ dùng gì ? - Nghề giáo viên có đồ dùng gì ? - Nghề thợ xây có đồ dùng gì ? - Cho trẻ chọn dụng cụ theo nghề nhanh dần theo hiệu lệnh. VD : Thợ mộc « bay, cưa... » * Cho trẻ ôn tạo nhóm các dụng cụ theo nghề. * Luyện tập cũng cố: - Các con chọn tất cả các dụng cụ của người thợ xây xếp lên trước mặt từ trái qua phải. Trang8 1 - Đây là dụng cụ gì của nghề thợ xây? - Những dụng cụ có màu gì? - Cô cho trẻ trẻ cất và đếm. - Các con chọn tất cả các dụng cụ của nghề giáo viên lên trước mặt từ trái qua phải. - Đây là dụng cụ của nghề giáo viên? - Những dụng cụ có màu gì? - Cô cho trẻ trẻ cất và đếm. - Cô quan sát và sửa sai cho trẻ. 3.Hoạt động 3: Cho trẻ chơi trò chơi : Về đúng nhà. - Cách chơi : Cô phát cho mỗi trẻ một dụng cụ và cho trẻ hát đi xung quanh lớp , khi cô lắc xúc xắc trẻ về đúng nhà của mình. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. - Cô quan sát- sửa sai trẻ. 4. Nhận xét - tuyên dương : * Đánh giá cuối ngày ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Thứ 4 ngày 9 tháng 11 năm 2011 . SOẠN : PHÁT TRIỂN THẨM MỸ NẶN DỤNG CỤ NGHỀ XÂY DỰNG(ĐT) I. Yêu cầu : - Trẻ biết nặn các dụng cụ của nghề xây dựng : Bay, xẻng... - Luyệ kỹ năng nhào đất, lăn dài, xoay tròn... để tạo thành các dụng cụ. - Qua bài học góp phần giáo dục trẻ biết ích lợi của một số nghề, biết yêu quí cô chú công nhân làm ở các nghề. II. Chuẩn bị : - Các dụng cụ của một số nghề. - Đất nặn, bảng con. III. Hướng dẫn : I. Hoạt động 1 :Trò chuyện- đàm thoại - Cho trẻ đế tham quan làng nghề- kết hợp hát cháu yêu cô chú công nhân. - Cô giáo dục cho trẻ biết về ATGT, tiết kiệm năng lượng hiệu quả. - Đế làng nghề cho biết về các nghề , gọi tên dụng cụ của các nghề,nhận xét về công việc của cô chú công nhân làm nghề. Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường, dinh dưỡng... - Trẻ nói được ước mơ của trẻ lớn lên trẻ muốn làm nghề gì đó để giúp ích cho xã hội, biết quí trọng công lao động của cô chú công nhân làm ở các nghề. Trang9 1 2. Hoạt đồng : Hoạt động nhận thức. - Cô cho trẻ kể tên về dụng cụ nghề xây dưng( trẻ kể) - Cho trẻ xem các dụng cụ của nghề xây dựng mà cô đã nặn sẵn. - các con nhìn xem cô có gì đây ? - Cái bay dùng để làm gì ? Đây là phần gì của cái bay ? - Đây cô có dụng cụ gì ? Cái thước dùng để làm gì ? dài hay ngắn ? - Tương tự cô cho trẻ quan sát nhận xét về một số dụng cụ xây dựng khác. * Muốn nặn được những dụng cụ này ta phải chia đất, nhào đất dẻo, chia đất theo ước lượng từng phần của dụng cụ : vd : nặn cái bay ta chia đất làm 2 phần màu nâu nặn cán để cầm, màu vàng nặn phần lưỡi bay, nhào đất dẻo lăn tròn rồi ấn dẹt phía trên to, phía dưới nhỏ làm lưỡi. Phần còn lại cũng xoay tròn rồi lăn dài làm cán cầm sau đó gắn lưỡi vào ta được cái bay. - Cô đọc bài thơ « bé làm bao nhiêu nghề », trẻ về lớp nặn. - Cô đế gần trẻ hỏi trẻ định nặn gì, gợi ý cách nhào đất, chia nặn cho phù hợp với từng dụng cụ. - Khi trẻ nặn xong cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên gía tạo hình 3.Hoạt động 3 : Nhận xét sản phẩm - Cô mời một số trẻ lên chọn sản phẩm đẹp nhân xét. - Cô gợi hỏi trẻ :Vì sao con thích sản phẩm này ? Bạn nặn được sản phẩm gì ? Nặn có đẹp không ? - Cô nhận xét sản phẩm. - Cho trẻ đếm sản phẩm đẹp. 4.Nhận xét tuyên dương. * Đánh giá cuối ngày. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ****************** Thứ 5 ngày 10 tháng 11 năm 2011 SOẠN: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HÁT VÀ VỖ TAY THEO NHỊP BÀI: « CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN » TRÒ CHƠI : « AI ĐOÁN GIỎI » I.Yêu cầu : -Trẻ biết thể hiê ̣n theo nhịp điê ̣u của bài hát, biết vâ ̣n đô ̣ng theo nhịp của bài hát. -Trẻ biết hát ro lời, tham gia tích cực vào các hoạt đô ̣ng của cô. -Góp phần vào viê ̣c phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Thông qua tiết học góp phần giáo dục trẻ biết yêu quý các cô chú làm ở các nghề, biết giữ gìn cẩn thận sản phẩm các cô chú làm ra. Trang 101 II.Chuẩn bị : - Phách tre , lon sữa, đàn, trống, gáo dừa cho trẻ. - Mô hình làng nghề. III. Hướng dẫn : 1.Hoạt đô ̣ng 1:Trò chuyện đàm thoại. Hôm nay tiết trời thật đẹp cô sẽ tổ chức cho các con đi thăm làng nghề nhé. Đường đến làng nghề rất là xa bây giờ chúng ta phải chọn 1 loại phương tiê ̣n giao thông nào đó mà chở hết được lớp mình cùng đi đến thăm quan nhé! - Các con chọn phương tiê ̣n gì nào? Vâ ̣y khi ngồi trên tàu các con phải ngồi như thế nào? Bây giờ chúng ta cùng lên tàu nào! ( GV cho trẻ đến thăm mô hình kết hợp hát bài đoàn tàu nhỏ xíu) Ôi đã đến nơi rồi! Các con nhìn xem phong cảnh ở làng nghề như thế nào? - Cô đàm thoại về một số nghề có trong mô hình.( kết hợp tiết kiệm điện). - À trong làng nghề có rất nhiều nghề khác nhau, đây là ai? các con có biết các chú làm nghề gì không? Nghề xây dựng giúp ích cho con người chúng ta những gì? Ngoài các nghề này ra trong xã hội còn có rất nhiều nghề khác nữa như nghề công an, nghề bộ đội… Mỗi nghề đều có dụng cụ và làm ra các sản phẩm khác nhau đều có ích lợi cho con người chúng ta vì vậy các con phải thương, kính trọng các cô chú làm ở các nghề và biết giữ gìn cẩn thận những sản phẩm các cô chú làm ra nhé. - Ngoài giờ làm việc các cô chú còn trồng các loại cây rất đẹp. - Đây là vườn gì? Để có được phong cảnh như thế này hàng ngày các cô chú tốn rất nhiều công sức như: nhặt những cánh hoa và những chiếc lá rụng bỏ vào sọt rác cho sạch sẽ để cho mọi người tới thăm quan đấy. Cây sống được là nhờ vào đâu? Cây hoa và cây ăn quả rất có ích đối với con người chúng ta: hoa cho ta hương thơm và dùng để trang trí nhà cửa, cây ăn quả cho ta bóng mát và những quả thơm ngon bổ dưỡng và ăn các loại quả này giúp da dẻ mịn màng , cơ thể khỏe mạnh đó các con ạ!Thế nhà các con có trồng những cây hoa này không? Vậy hàng ngày các con phải chăm sóc cho cây như tưới nước bón phân….và không được bứt lá bẻ cành và xả rác ra vườn hoa nhé. - Các con thấy các cô chú công nhân có giỏi không? - Ước mơ sau này các con thích làm nghề gì? - Sau này các con muốn làm nghề gì đó có ích cho xã hội thì ngay từ bây giờ các con phải chăm ngoan học giỏi và biết vâng lời bố mẹ và cô giáo nhé. - Có một bài hát cac ngợi về các cô chú làm trong các nghề đó . Các con có biết bài hát có tựa là gì và của nhạc sỹ nào không? - Cho trẻ hát cùng cô lần 1. Trang 111 * Tóm tắt nội dung: Bài hát ca ngợi về các chú công nhân làm trong nghề xây dựng và nghề may và em bé rất yêu quý các cô chú công nhân. - Cho trẻ hát cùng cô lần 2. - “Tu tu” tiếng còi tàu đã vang lên báo hiệu cho chúng ta biết là sắp tới giờ lên tàu rồi, cô cháu mình cùng lên tàu và đi về nhé! - Cho trẻ về chỗ và kết hợp bài hát” cô và mẹ”. 2. Hoạt động:Hoạt động nhận thức. - Cô cháu mình vừa đi đâu về? Trong làng nghề có rất nhiều các ngành nghề khác nhau và ở làng nghề cô thấy các con hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân” rất hay nhưng để bài hát này thêm hay và sinh động hơn, giờ cô sẽ dạy các con hát và vỗ tay theo nhịp bài hát này nhé. Vâ ̣y bây giờ cô cháu mình cùng biểu diễn bài hát này với cô nhé. - GV vỗ tay cho trẻ quan sát - GV hát kết hợp vỗ tay trọn vẹn . - Lớp hát + vâ ̣n đô ̣ng 2 lần. - Tổ thực hiê ̣n .( Tổ nghề may, tổ nghề xây dựng ) - Cá nhân thực hiê ̣n. Trên góc nghê ̣ thuâ ̣t cô cũng chuẩn bị rất nhiều đồ dùng học âm nhạc. Vâ ̣y các con cùng về chọn cho mình 1 loại đồ dùng để biểu diễn cùng cô nhé. - Gv đọc bài thơ: Cái bát xinh xinh. Ôi lớp mình chọn được nhiều đồ dùng quá. Vâ ̣y những bạn nào thích đồ dùng bằng phách tre thì cùng đứng lên biểu diễn cho cô xem nào? -“ Tiếng gáo dừa đâu”2.vậy những bạn nào chọn đồ dùng gáo dừa thì đứng lên trổ tài của mình nào? Ôi !có những đồ dùng âm nhạc làm từ hộp sữa rất đẹp,vậy những bạn nào chọn đồ dùng đó thì đứng lên trổ tài của mình nào? Ngoài cách vỗ tay bằng phách tre và gáo dừa, hộp sữa theo nhịp bài hát ra ai còn có cách làm nào nữa? À chúng ta còn dùng cơ thể của mình để vâ ̣n đô ̣ng nữa đó. Thế những bạn nào muốn vâ ̣n đô ̣ng trên cơ thể thì đứng lên biểu diễn cho các cô xem nào ! Các con ơi! ngoài những dụng cụ âm nhạc mà các con vừa biểu diễn ra cô còn có một loại dụng cụ âm nhạc rất đẹp,các con nhìn xem đó là dụng cụ gì đây? Vậy bạn nào xung phong lên biểu diễn nào? 3. Hoạt động 3 : Trò chơi : Đoán tên bạn hát. - Luật chơi : Trẻ nào nói sai thì bị phạt nhảy lò cò. - Cách chơi : Một trẻ đứng giũa lớp, đội mũ che kín mắt. Cô mời một trẻ dưới lớp.Trẻ đứng ở giữa lớp bịt mắt không nhìn thấy bạn hát nhưng nghe và chỉ đúng tên bạn hát. Nếu nói sai thì sẽ phạt nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Lần sau cho trẻ khác chơi. - Cô quan sát, sửa sai trẻ. 4. Nhận xét - tuyên dương Trang 121 * Đánh giá cuối ngày: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ************************ Thứ 6 ngày 11 tháng 11 năm 2011 SOẠN: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ BÀI: THƠ “NGHE LỜI CÔ GIÁO” I Yêu cầu : - Trẻ đọc thuộc bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ. - Phát triển kỹ năng nhận biết và đọc thơ diễn cảm. - Thông qua đó trẻ biết được công việc của cô giáo. - Yêu quý các cô chú làm trong các nghề và biết giữ gìn các sản phẩm các cô chú làm ra. II. Chuẩn bị : - Tranh có nội dung bài thơ thơ. - Tranh có nội dung bài thơ cắt rời cho trẻ dán tranh. III. Hướng dẫn : 1.Hoạt động 1 : Trò chuyện – Đàm thoại - Cô cho trẻ hát bài : Cô và mẹ và kết hợp đi thăm mô hình làng nghề ( cô giáo dục trẻ về an toàn giao thông). - Tới làng nghề rồi các con thấy làng nghề có đẹp không? - Đây là vườn gì? - Các con ơi ! Cây hoa và cây xanh rất có ích lợi cho con người chúng ta, hoa cho ta hương thơm và dùng để trang trí nhà cửa còn cây xanh cho ta bóng mát và khí ô xi để thở. Vì vậy nhà các con có trồng các loại cây này các con nhớ phải chăm sóc chúng và không được bứt lá bẻ cành nhé. - Cô đàm thoại về một số nghề có trong mô hình. - À trong làng nghề có rất nhiều nghề khác nhau, đây là nghề gì ? làm ra sản phẩm gì đây ?..... Mỗi nghề làm ra một sản phẩm có ích lợi cho con người chúng ta vì vậy các con phải thương, kính trọng các cô chú làm ở các nghề và biết gữ gìn cẩn thận những sản phẩm các cô chú làm ra nhé. - Có một bài thơ nói về nghề dạy học , các con chú ý nghe cô đọc nhé ! 2. Hoạt động 2 : Hoạt độngnhận thức. - Cô đọc bài thơ lần 1- diễn cảm. + Bài thơ nói về em bé rất nghe lời cô giáo, cô dạy bé vệ sinh sạch sẽ và biết lễ phép với người lớn . Trang 131 + Cho trẻ đặt tên bài thơ. + Cô nói tên bài thơ, tên nhà thơ . - Cô đọc lần 2- theo tranh. - Tóm tắt trích dẫn. “ Bé mới….bảo thế” Em bé mới đi học được cô dạy hát, vệ sinh trước khi ăn. “ Cô giáo…..cô giáo đấy”. Em bé rất là ngoan biết nghe lời cô giáo. “Ăn thì……bảo thế” Em bé trước khi ăn biết mời cha mẹ của mình đó. * Trẻ đọc thơ : - Cho cả lớp đọc thơ 2-3 lần. - Tổ nhóm. - Cá nhân đọc. - Cô quan sát - sửa sai trẻ. * Đàm thoại : - Các con vừa đọc bài thơ có tựa là gì? - Của nhà thơ nào? - Bài thơ nói về em bé mới được đi đâu ? - Cô dạy em khi về nhà em bé như thế nào ? - Em bé đều nhắc lời những việc gì ? Ăn thì em bé mời ai ? - Vậy em bé có ngoan không ? - Thông qua bài thơ các con biết được công việc của cô giáo rất tận tụy dạy các em học sinh của mình. Vậy để làm cho cô vui các con nhớ ngoan như em bé trong bài thơ nhé. 3. Hoạt động 3 : Trò chơi : Ghép tranh. - Cách chơi : cô có 3 bức tranh đã cắt rời thành 4 miếng . Cô nhờ các con ghép thành bức tranh hoàn chỉnh. Khi ghép xong cho tổ đọc theo tranh mình ghép. - Cho trẻ chơi 2- 3 lần. - Cô quan sát và động viên trẻ chơi tốt. 4. Nhận xét- Tuyên dương : ********************** SOẠN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC BÀI: LÀM QUEN VỚI NGHỀ XÂY DỰNG I . Yêu cầu : - Cháu biết được công việc của bác thợ xây. - Cháu có kỹ năng nhận biết một số dụng cụ, đồ dùng của nghề xây dựng. - Cháu có kỹ năng bắt chước công việc của các chú thợ xây. - Biết yêu quý các cô chú công nhân xây dựng. Trang 141 II. Chuẩn bị : - Đồ dùng tranh ảnh một số dụng cụ của nghề xây dựng. - Tranh vẽ các chú đang xây nhà, xây cầu. - Mô hình công trình xây dựng. III. Hướng dẫn : 1 Hoạt động 1 : Trò chuyện - đàm thoại. - Cô cho trẻ hát bài“ cháu yêu cô chú công nhân”và kết hợp đi thăm mô hình công trình xây dựng ( cô giáo dục trẻ về an toàn giao thông). - Tới nhà máy rồi các con thấy phong cảnh ở gần công trình có đẹp không? - Đây là vườn gì? - Các con ơi ! Cây hoa và cây xanh rất có ích lợi cho con người chúng ta, hoa cho ta hương thơm và dùng để trang trí nhà cửa còn cây xanh cho ta bóng mát và khí ô xi để thở. Vì vậy nhà các có trồng các loại cây này các con nhớ phải chăm sóc chúng và không được bứt lá bẻ cành nhé. - Cô đàm thoại về mô hình : Các chú đang làm gì đây? Các chú đang xây gì? - Các chú làm nghề xây dựng phải vất vả thì mới xây được những công trình đẹp mắt như thế này. Vậy các phải yêu quý các cô chú công nhân xây dựng nhé! - Để biết được nghề xây dựng có ích cho con người chúng ta như thế nào thì hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với nghề xây dựng nhé. - Cho trẻ về chỗ kết hợp cho trẻ đọc bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề. 2.Hoạt động 2. Hoạt động nhận thức - Cô giới thiệu về bức tranh các chú công nhân đang xây nhà, xây cầu. - Các con nhìn xem các chú công nhân đang làm gì? - Chú công nhân đang làm việc để tạo nên quê hương cho chúng ta. - Các chú đang xây gì? - Ngoài ra các chú còn xây được rất nhiều công trình khác nữa như: nhà, bếp…vv - Vì vậy các con phải biết quý trọng các công trình các chú làm ra nhé, không được vẽ lên tường.... - Vậy các con có biết đồ dùng của các chú công nhân xây dựng không? - Dụng cụ của các chú gồm những gì? - Bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn biết về đồ dùng của các chú nào?( Bay, thước, xẻng…) - Trẻ kể đến đâu cô dơ tranh ảnh đồ dùng của các chú công nhân xây dựng đó lên. - cho trẻ gọi tên , nhận xét đặc điểm của từng dụng cụ đó. * Luyện tập- củng cố. - Cho trẻ so sánh một số đồ dùng của nghề xây dựng. - Giống nhau: Đều là đồ dùng của nghề xây dựng. - Khác nhau: Xẻng dùng để trộn vữa, bay dùng để xây, thước dùng để ngắm cho thẳng… 3.Hoạt động 3: Trò chơi: Lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô. Trang 151 - Cô chia tổ ra làm 2 tổ thi đua nhau chọn đồ dùng nghề xây dựng, sau mỗi lần chơi cô kiểm tra xem tổ nào chọn nhiều hơn là thắng cuộc. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô quan sát- sửa sai. 4. Nhận xét- Tuyên dương. * Đánh giá cuối ngày: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... *********************** Trang 161 TUẦN 12: CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 “NGHỀ PHỔ BIẾN QUEN THUỘC” Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2011 SOẠN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BÀI: NÉM XA I.Yêu cầu: - Trẻ biết dùng sức mạnh của đôi tay để ném túi cát đi xa. - Phát triển sự khéo léo và khả năng nhanh nhẹn cho đôi tay. -Thông qua đó góp phần giáo dục biết yêu thể thao, biết quý trọng nghề nghiệp của bố mẹ và của các cô chú làm ở các nghề khác nhau. II.Chuẩn bị: - 3-4 túi cát. - Sân tập sạch sẽ, thoáng mát. III.Hướng dẫn: 1.Hoạt động 1:Trò chuyện- khởi động - Cho trẻ đến tham quan gia đình bạn Thế Anh -kết hợp hát « Cháu yêu bà » - Giáo dục cho trẻ ATGT, tiết kiệm năng lượng hiệu quả - Đến nhà bạn Thế Anh cho trẻ quan sát xung quanh ngôi nhà của bạn gd cho trẻ biết về bảo vệ môi trường, dinh dưỡng giới thiệu cho trẻ biết về người thân của bạn Tường Vy gd trẻ biết gia đình ít con đông con, các con phải biết yêu thương ông bà ba mẹ... - Cho trẻ về lớp đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu đi khác nhau : Đi kiễng chân, đi bằng mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm... Khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ chuyển đội hình thành các hàng ngang theo tổ 2.Hoạt động 2:Trọng động- Vận động cơ bản. a.Bài tập phát triển chung: - Động tác tay: 2 lần- 4nhịp Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Thực hiện : Hai tay xoay liên tục dọc thân. - Động tác chân: 2L- 4N. CB: Hai tay thả xuôi tay thả xuôi. Nhịp1: Hai tay đưa ngang chân đưa sang bên. Nhịp2: Chân phải khuỵu gối, hai tay vòng tròn trên vai. Nhịp3: như nhịp 1. Nhip 4: về tư thế chuẩn bị. - Động tác bụng: 2 lần- 4 nhịp. Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Nhịp 1: Hai tay đưa cao, chân đưa sang bên. Nhịp 2: Nghiêng người sang bên phải. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. - Động tác bật: Trang 171 Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Nhịp 1: Bật phải chân lên trên. Nhịp 2: : Bật trái chân lên trên. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. b.Vận động cơ bản: - Cô cho trẻ đọc bài thơ“ bé làm bao nhiêu nghề” và cho trẻ về 2 hàng dọc đối diện.Các con vừa đọc bài thơ nói về nghề gì? - À trong xã hội có rất nhiều nghề mỗi nghề làm ra một sản phẩm có ích lợi cho con người chúng ta vì vậy các con phải thương, kính trọng các cô chú làm ở các nghề và biết gữ gìn cẩn thận những sản phẩm các cô chú làm ra nhé. - Vậy ba mẹ các con làm nghề gì ? À đúng rồi ba mẹ bạn nào cũng có nghề nghiệp và ba mẹ làm việc rất vất vả để kiếm tiền nuôi các con ăn học. - Để cho ba mẹ vui thì hàng ngày các con phải biết tự chăm sóc mình, những bài tập thể dục sẽ gúp ích các con rất nhiều trong việc giữ gìn cơ thể khỏe mạnh đấy! - Giờ thể dục hôm nay cô xẽ cùng các con ném xa nhé. - Cô làm mẫu lần 1 - Cô làm mẫu lần 1 : Giải thích động tác. Chuẩn bị: Tay phải cầm túi cát dứng chân trước chân sau, chân phải sát vạch chuẩn bị. Thực hiện: khi nghe hiệu lệnh ném, các con đưa tay cầm túi cát lên trên, ra sau, xuống dưới và đưa ngang tầm mắt và ném. - Cô mời 2 trẻ làm thử .- Cho trẻ thực hiện : Mỗi lần 2 trẻ thực hiện -> hết cả lớp. - Cô quan sát sửa sai. - Cho các tổ thi đua với nhau. Cô quan sát và tuyên dương tổ thắng cuộc. 3.Hoạt động 3 : Trò chơi : Người tài xế giỏi. Luật chơi : Tài xế đưa xe đi và về đúng tín hiệu. Ai làm đổ háng phải ra ngoài một lần chơi. Cách chơi : Phát cho mỗi cháu một túi cát, các cháu làm ô tô đi chở hàng. O tô đứng cách bến 3- 4 m. Khi có hiệu lệnh ô tô đi chở hàng. Tất cả các cháu đặt túi cát lên đầu đi xung quanh lớp vừa đi vừa làm động tác lái ô tô kêu bim bim. Đi cẩn thận sao cho hàng không bị rơi. Khi nghe hiệu lệnh : chở hàng về kho thì các ô tô đi nhanh về bến để đổ hàng xuống. Sau đó lại cầm túi cát đội lên đầu và trò chơi lại tiếp tục. Cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần- Cô quan sát- sửa sai. - Hồi tĩnh : cho trẻ hát bài « cô và mẹ » và đi nhẹ nhàng thành vòng tròn 2- 3 vòng. 4.Nhận xét- Tuyên dương * Đánh giá cuối ngày :. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Trang 181 ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... *************************** Trang 191 Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2010. SOẠN: THỂ DỤC SÁNG - Động tác hô hấp : Gà gáy - Động tác tay : 2 - Động tác chân :3 - động tác bụng :3 - Động tác bật :4 I.Yêu cầu: - Cháu xếp hàng ngay ngắn, trật tự. - Tập theo nhạc, nhịp nhàng đúng động tác. - Hăng hái tập thể dục buổi sáng. II.Chuẩn bị: - Sân tập thoáng mát, nhạc. III Hướng dẫn: 1.Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”. Kết hợp đi kiễng chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm...Sau khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ chuyển đội hình thành các hàng ngang theo tổ. 2.Trọng động: - Tập bài tập phát triển chung : - Hô hấp: Gà gáy Hai tay khum trước miệng bắt chước tiếng gà gáy : ò ó o... - Động tác tay: 2 lần- 4nhịp Chuẩn bị: Đứng thẳng, khép chân. Nhịp1: Bước chân trái lên một bước nhỏ, chân phải kiễng gót, tay đưa ngang lòng bàn tay ngửa. Nhịp2: Gập khuỷu tay, ngón tay chạm vai. Nhịp3: như nhịp 1. Nhip 4: về tư thế chuẩn bị. - Động tác chân: 2L- 4N. CB: Hai tay thả xuôi tay thả xuôi. Nhịp1: Hai tay đưa ngang chân đưa sang bên. Nhịp2: Chân phải khuỵu gối, hai tay vòng tròn trên vai. Nhịp3: như nhịp 1. Nhip 4: về tư thế chuẩn bị. - Động tác bụng: 2 lần- 4 nhịp. Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Nhịp 1: Hai tay đưa cao, chân đưa sang bên. Nhịp 2: Nghiêng người sang bên phải. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. Trang 201
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan