Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Ngân hàng câu hỏi ôn thi môn luật thương mại quốc tế...

Tài liệu Ngân hàng câu hỏi ôn thi môn luật thương mại quốc tế

.DOCX
34
53
83

Mô tả:

LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHƯƠNG 2 BÀI 1: a. Chia 2 TH Thứ nhất, A phải áp dụng mức thuế 0% này đối với tất cả các thành viên khác của WTO. Nguyên tắc tối huệ quốc (tiếng Anh là Most favoured nation, viết tắt là MFN) là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Nguyên tắc này được hiểu là nếu một thành viên của WTO dành cho hàng hóa, dịch vụ hoặc thể nhân của một thành viên nào đó một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải ngay lập tức và vô điều kiện, dành sự ưu đãi dó cho hàng hóa, dịch vụ, thể nhân của tất cả các thành viên khác (Điều I của Hiệp định GATT). Trong trường hợp này, A và B đều là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO nên A và B phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của WTO. Trong lĩnh vực hàng hóa, nguyên tắc MFN được hiểu là cam kết đối xử không kém thuận lợi hơn đối với một thành viên dành cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một thành viên so với hàng hóa tương tự nhập khẩu từ một thành viên khác. Với hàng hóa ở đây là mặt hàng thép, nếu thành viên A áp dụng giảm thuế xuống 0% cho thành viên B thì ngay lập tức và vô điều kiện, A đồng thời phải áp dụng mức thuế suất này cho tất cả các thành viên khác của WTO. Thứ hai, A không phải áp dụng mức thuế 0% này đối với tất cả các thành viên khác của WTO Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Việc áp dụng nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc này theo quy định của WTO cho phép các quốc gia thành viên duy trì một số ngoại lệ và miễn trừ quan trọng. Khi các quốc gia thành viên đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được sử dụng các quyền miễn trừ này thì họ sẽ không bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc MFN trong 1 số TH cụ thể (phân tích ở câu b) 1 => Trong trường hợp này, nếu thành viên A áp dụng giảm thuế xuống 0% cho thành viên B thì A không đồng thời phải áp dụng mức thuế suất này cho tất cả các thành viên khác của WTO. b. Trường hợp A được quyền áp dụng mức thuế này đối với B mà không mở rộng áp dụng đối với các thành viên khác của WTO. Bổ sung: Trong thỏa thuận giữa A và B nêu rõ phạm vi áp dụng của thỏa thuận, đó là chỉ A và B có quyền áp dụng mức thuế này, các quốc gia khác không được áp dụng. A và B sẽ không thể áp dụng MFN nếu trong hiệp định tự do giữa A và B không quy định rõ rang về việc có tuân theo quy định của WTO hay không. Trường hợp thứ nhất: A và B cùng tham gia một thỏa thuận thương mại khu vực (tham gia vào khu vực mậu dịch tự do) Quyền thành lập các thỏa thuận thương mại khu vực tại Điều XXIV của GATT 1947 cũng là một ngoại lệ của nguyên tắc MFN.Theo ngoại lệ này, các thành viên tham gia các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ 3. Như vậy, nếu A và B cùng tham gia một thỏa thuận thương mại khu vực (tham gia vào khu vực mậu dịch tự do) thì A sẽ được quyền áp dụng mức thuế 0% đối với B khi A kí kết tham gia hiệp định ngành thép với B mà không mở rộng ra các nước thành viên khác. Trường hợp thứ hai: Nguyên tắc MFN áp dụng trong lĩnh vực hàng hóa có một số ngoại lệ và miễn trừ quan trọng. Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển, GATT 1947 có hai đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn so với các thành viên khác. Thứ nhất, là Quyết định ngày 25/06/1971 của Đại hội đồng GATT về việc thiết lập “Hệ thống ưu đãi phổ cập” (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hóa xuất xứ từ những nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong khuôn khổ GSP, các nước phát triển có thể thiết lập số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế quan cho một số nhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển theo nguyên tắc MFN. 2 Thứ hai, là quyết định ngày 26/11/1971 của Đại hội đồng GATT về “Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển”, cho phép các nước này có quyền đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại dành cho nhau những ưu đãi về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hóa đến từ các nước phát triển. => Có hai trường hợp để A được quyền áp dụng mức thuế này đối với B mà không mở rộng áp dụng đối với các thành viên khác của WTO. Thứ nhất, với trường hợp A là nước phát triển và B là nước đang phát triển hoặc chậm phát triển thì A có quyền thiết lập mức thuế ưu đãi 0% cho mặt hàng thép có xuất xứ từ B và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển theo nguyên tắc MFN. Thứ hai, nếu A và B cùng là các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển thì được phép áp dụng mức thuế 0% này với B và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hóa đến từ các nước phát triển. Trường hợp thứ ba: A và B có chung đường biên giới Theo đó, nguyên tắc MFN còn ghi nhận ngoại lệ liên quan đến các thỏa thuận dành cho các nước có chung đường biên giới trên cơ sở các hiệp định song phương. Theo điểm c khoản 2 Điều 1 GATT 1947 thì Theo ngoại lệ này, các thành viên chung đường biên giới có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ 3. Do đó, nếu A và B có chung đường biên giới, và hai bên có hiệp định song phương thì A được quyền áp dụng mức thuế 0% đối với B khi A kí kết tham gia hiệp định ngành thép với B mà không mở rộng ra các nước thành viên khác. 3 CHƯƠNG 3 Bài 1: Căn cứ pháp lý: Điều 11.4 Hiệp định SCM: “Đơn yêu cầu được coi là được nộp bởi hoặc nhân danh một ngành sản xuất trong nước nếu được những nhà sản xuất có chung khối lượng sản xuất chiếm trên 50% của tổng lượng sản xuất sản phẩm tương tự của những nhà sản xuất thể hiện sự ủng hộ hay phản đối đơn yêu cầu. Tuy nhiên, việc điều tra sẽ không được tiến hành nếu tiếng nói của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn đó không vượt quá 25% tổng khối lượng của ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước” Để được xem xét đơn kiện và được coi là đại điện của ngành, ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: + Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi các NSX đã bày tỏ ý kiến ủng họ hoặc phản đối đơn kiện; và + Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phảm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. Vì không có dữ liệu về số các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện nên chỉ có thể xét theo tỉ lệ phần trăm sản lượng sản phẩm của các NSX ủng hộ đơn kiện so với tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. Nên các trường hợp để đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO gồm có:  Trường hợp 1: NSX 5 ủng hộ đơn kiện. Nếu NSX 5 ủng hộ đơn kiện thì dù các NSX còn lại có ủng hộ hay phản đối, hay không bày tỏ ý kiến thì vẫn đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO. Vì: - NSX 5 có sản phẩm tương tự = 56% > 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện. - NSX 5 có sản phẩm tương tự = 56% > 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. 4  Trường hợp 2: NSX 5 không bày tỏ ý kiến. Trong đó: ➢ 4 NSX bày tỏ ý kiến. - Nếu cả 4 NSX đều ủng hộ đơn kiện, NSX 5 không bày tỏ ý kiến đơn kiện thì đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO. Vì: + NSX ủng hộ đơn kiện (1,2,3,4) có sản phẩm tương tự = 100% > 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 1,2,3,4 = 44%). + NSX ủng hộ đơn kiện (1,2,3,4) có sản phẩm tương tự = 44% > 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. - Nếu 3 NSX (1,2,3) ủng hộ đơn kiện, NSX 4 phản đối, NSX 5 không ý kiến thì đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO. Vì: + NSX ủng hộ đơn kiện (1,2,3 = 29%)) có sản phẩm tương tự = 65.9% ((29% * 100%)/44%) > 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 1,2,3,4 = 44%). + NSX ủng hộ đơn kiện (1,2,3) có sản phẩm tương tự = 29% > 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. - Nếu 3 NSX (1,2,4) ủng hộ đơn kiện, NSX 3 phản đối, NSX 5 không ý kiến thì cũng đáp được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO tương tự (1,2,3) vì NSX 3 và NSX 4 sản xuất ra sản phẩm chiếm % như nhau trong tổng sản lượng toàn ngành. - Nếu 3 NSX (1,3,4) ủng hộ đơn kiện, NSX 2 phản đối, NSX 5 không ý kiến thì đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO. Vì: + NSX ủng hộ đơn kiện (1,3,4) có sản phẩm tương tự = 88,64% > 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 1,2,3,4 = 44%). + NSX ủng hộ đơn kiện (1,3,4) có sản phẩm tương tự = 39% > 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. - Nếu 3 NSX (2,3,4) ủng hộ đơn kiện, NSX 1 phản đối, NSX 5 không ý kiến thì đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO. Vì: 5 + NSX ủng hộ đơn kiện (2,3,4) có sản phẩm tương tự = 79,55% > 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 1,2,3,4 = 44%). + NSX ủng hộ đơn kiện (2,3,4) có sản phẩm tương tự = 35% > 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. - Nếu 2 NSX (3,4) ủng hộ, 2 NSX (1,2) phản đối, NSX 5 không ý kiến thì đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO. Vì: + NSX ủng hộ đơn kiện (3,4) có sản phẩm tương tự = 68,18% > 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 1,2,3,4 = 44%). + NSX ủng hộ đơn kiện (3,4) có sản phẩm tương tự = 30% > 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. ➢ 3 NSX bày tỏ ý kiến - Nếu 3 NSX (1,2,3) ủng hộ đơn kiện, 2 NSX (4,5) không bày tỏ ý kiến thì đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO. Vì: + NSX ủng hộ đơn kiện (1,2,3) có sản phẩm tương tự = 100% > 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 1,2,3 = 29%). + NSX ủng hộ đơn kiện (1,2,3) có sản phẩm tương tự = 29% > 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. - Nếu 3 NSX (1,2,4) ủng hộ đơn kiện, 2 NSX (3,5) không bày tỏ ý kiến thì đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO vì tương tự 3 NSX (1,2,3) đều ủng hộ đơn kiện, 2 NSX (4,5) không bày tỏ ý kiến. - Nếu 3 NSX (1,3,4) đều ủng hộ đơn kiện, 2 NSX (2,5) không bày tỏ ý kiến thì đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO. Vì: + NSX ủng hộ đơn kiện (1,3,4) có sản phẩm tương tự = 100% > 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 1,3,4 = 39%). + NSX ủng hộ đơn kiện (1,3,4) có sản phẩm tương tự = 39% > 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. 6 - Nếu 3 NSX (2,3,4) đều ủng hộ đơn kiện, 2 NSX (1,5) không bày tỏ ý kiến thì đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO. Vì: + NSX ủng hộ đơn kiện (2,3,4) có sản phẩm tương tự = 100% > 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 2,3,4 = 35%). + NSX ủng hộ đơn kiện (2,3,4) có sản phẩm tương tự = 35% > 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. - Nếu 2 NSX (3,4) ủng hộ đơn kiện, NSX 1 phản đối, 2 NSX (2,5) không bày tỏ ý kiến thì đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO. Vì: + NSX ủng hộ đơn kiện (3,4) có sản phẩm tương tự = 76,92% > 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 1,3,4 = 39%). + NSX ủng hộ đơn kiện (3,4) có sản phẩm tương tự = 30% > 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. - Nếu 2 NSX (3,4) ủng hộ đơn kiện, NSX 2 phản đối, 2 NSX (1,5) không bày tỏ ý kiến thì đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO. Vì: + NSX ủng hộ đơn kiện (3,4) có sản phẩm tương tự = 85,71% > 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 2,3,4 = 35%). + NSX ủng hộ đơn kiện (3,4) có sản phẩm tương tự = 30% > 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. ➢ 2 NSX bày tỏ ý kiến Nếu 2 NSX (3,4) đều ủng hộ đơn kiện, 3 NSX (1,2,5) không bày tỏ ý kiến thì đáp ứng được tiêu chí về tính đại diện theo quy định của WTO. Vì: + NSX ủng hộ đơn kiện (3,4) có sản phẩm tương tự = 100% > 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 3,4 = 30%). + NSX ủng hộ đơn kiện (3,4) có sản phẩm tương tự = 30% > 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. 7 Bài 2: a. Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra (và không được áp thuế đối kháng) nếu nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 4% tổng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu đó. Là một nước đang phát triển, Việt Nam được hưởng quy chế này. Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự chiếm trên 9% tổng lượng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu. Mà theo như đề bài thì : Hàng Trung Quốc chiếm 10% tổng lượng nhập khẩu hàng X vào Y; Các nước Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia mỗi nước chiếm 3,5% tổng lượng nhập khẩu hàng X vào Y; 79,5% tổng lượng nhập khẩu hàng X vào Y đến từ các nước khác. Trong đó: - Các nước đang phát triển ngoài VN: Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc. Trong đó, Ấn Độ và Cam mỗi nước chiếm 3.5% tổng lượng hàng X nhập khẩu vào Y. Trung Quốc chiếm 10% tổng lượng hàng X nhập khẩu vào Y  3 nước chiếm: 17% tổng lượng hàng X nhập khẩu vào Y > 9% Trong TH này, nếu ngành sản xuất mặt hàng X của nước Y định kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng X chỉ của Việt Nam nhập khẩu vào Y thì đơn kiện có thể được chấp thuận. Vì tuy Việt Nam là nước đang phát triển và có lượng nhập khẩu mặt hàng X vào nước Y ít hơn 4% tổng nhập khẩu hàng X từ tất cả các nguồn vào Y, nhưng tổng lượng nhập khẩu từ Ấn Độ và Campuchia và các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự lại chiếm 17%, lớn hơn 9% tổng lượng nhập khẩu hàng hoá X vào Y. Chính vì vậy, ngoại lệ ưu tiên đối với các nước đang phát triển như Việt Nam trong TH này không được áp dụng b. Nếu vụ kiện chống lại Việt Nam và Trung Quốc thì cũng theo tiêu chí trên, do không đáp ứng được điều kiện để áp dụng ngoại lệ, vụ việc vẫn có thể sẽ tiếp 8 tục với hàng Trung Quốc và Việt Nam nếu chứng minh được tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm vượt quá 5% (gây ra những thiệt hại nghiêm trọng). c. Nếu vụ kiện tiến hành chống lại cả Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ và Trung Quốc thì vụ kiện sẽ được tiến hành bình thường với tất cả 4 nước này [nếu chứng minh được tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm vượt quá 5% (gây ra những thiệt hại nghiêm trọng)], vì tổng lượng nhập khẩu hàng X vào nước Y từ 4 nước Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia là 17,5% cao hơn mức 4% theo quy định của ngoại lệ. Bổ sung: Điều kiện khởi kiện chống trợ cấp: (i) Một nước thành viên có áp dụng biện pháp trợ cấp và (ii) việc trợ cấp đó gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của Thành viên khác. Đối với câu b và câu c, ngoài việc đáp ứng điều kiện về tổng lượng hàng X nhập khẩu vào nước Y, còn phải xét về “thiệt hại nghiêm trọng” trong trường hợp tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm vượt quá 5%. Nếu trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm không vượt quá 5% thì không được coi là có thiệt hại nghiêm trọng  nước Y không được khởi kiện vì không đáp ứng được điều kiện khởi kiện chống trợ cấp. Bài 3: Một vụ kiện chống bán phá giá chỉ có thể được tiến hành nếu nó được bắt đầu bởi các chủ thể có quyền khởi kiện là: - Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đại diện của ngành); hoặc - Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu; Để được xem xét thì chủ thể nộp đơn khởi kiện phải có tính đại diện ngành sản xuất HH tương tự trong nước - được xét trên 2 tiêu chí; + Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm chiếm hơn 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện; hoặc + Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự 9 chiếm hơn 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước.  Nếu NSX 2 (5%) ủng hộ , NSX 1(9%) và 3 (15%) phản đối: + NSX 2 ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự = 17,24% < mức 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 1,2,3 = 29% [=100%]). => ko đáp ứng được ĐK này. + NSX 2 ủng hộ đơn kiện có sản phẩm tương tự = 5% < mức 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước (100%). => ko đáp ứng ĐK này. => Đơn kiện sẽ bị bác bỏ do nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện không đáp ứng được tính đại diện theo 1 trong 2 tiêu chí nêu trên.  Nếu NSX 1 (9%) ủng hộ, NSX 2 (5%) và 3 (15%) phản đối: + NSX 1 ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự = 31,03% < mức 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nước đã bảy tỏ ý kiến ủng hộ hay phản đối đơn kiện (NSX 1,2,3 = 29% [=100%]). => ko đáp ứng được ĐK này. + NSX 1 ủng hộ đơn kiện có sản phẩm tương tự = 9% < mức 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước (100%). => ko đáp ứng ĐK này. => Đơn kiện sẽ bị bác bỏ do nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện không đáp ứng được tính đại diện theo 1 trong 2 tiêu chí nêu trên. CHƯƠNG 4 Bài 3: a) - A và B đều là thành viên của WTO nên về nguyên tắc, họ phải cam kết thực hiện đúng theo các quy định và nguyên tắc của WTO. Trong đó có nguyên tắc Tối Huệ Quốc (MFN) - được hiểu là nghĩa nếu một nước thành viên WTO dành bất kỳ ưu đãi thuế quan nào cho hàng hóa từ một nước thành viên WTO thì cũng phải dành cho hàng hóa đến từ tất cả các thành viên khác ưu đãi tương tự. 10 => trong trường hợp này, theo nguyên tắc tối huệ quốc A và B buộc phải dành cho nhau những ưu đãi “không kém thuận lợi hơn” so với những ưu đãi cho thành viên khác của WTO - A và B ký hiệp định thương mại tự do trong khi cả 2 đều là thành viên của WTO. Theo Điều XXIV của GATT thì quyền thành lập các thỏa thuận thương mại khu vực là một ngoại lệ của nguyên tắc MFN. Các thành viên tham gia các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba. Như vậy A và B khi cùng tham gia vào hiệp định thương mại tự do X và tự nguyện thỏa thuận về mức ưu đãi thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là không trái với quy định của WTO. Hiệp định thương mại tự do này có thể được WTO chấp nhận khi nó không gây trở ngại cho các thành viên khác và đáp ứng các điều kiện theo quy định của WTO (theo khoản 4 Điều XXIV GATT, điều V GATT)  Vậy mức thuế ở đây mà A và B dành cho nhau không thể cao hơn mức thuế dành cho các thành viên khác của WTO, cụ thể:  Mức thuế ưu đãi được 2 bên quy định trong hiệp định thương mại tự do X hiển nhiên có thể thấp hơn mức thuế MFN mà A và B cam kết với các thành viên WTO khác; hoặc  A và B cũng có thể thỏa thuận mức thuế này trong hiệp định tự do giữa A và B bằng mức thuế MFN. b) Quốc gia C là thành viên của WTO nhưng không tham gia vào hiệp định thương mại tự do X được ký kết giữa A và B thì theo ngoại lệ của quy tắc MFN, C sẽ không được hưởng sự ưu đãi như A và B đã cam kết với nhau. Vì theo Điều XXIV của GATT 1947: Các thành viên tham gia hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với nước thứ ba.Vậy ở đây, khi C không tham gia hiệp định X thì A và B không có nghĩa vụ phải dành những ưu đãi mà 2 nước này dành cho nhau để dành cho C, việc này hoàn toàn hiển nhiên và không vi phạm quy định của WTO. 11 Tuy nhiên, trong trường hợp nếu mức thuế quy định trong hiệp định X của A dành cho B bằng mức thuế MFN (như phân tích ở câu a) thì quốc gia C hiển nhiên sẽ được hưởng “ưu đãi gián tiếp” về thuế này. c) Thực chất, việc B áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu có thể được coi là một biện pháp tự vệ trong thương mại. Tuy nhiên, biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Do đó, biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng khi việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến nền sản xuất trong nước. Trong tình huống trên, đề bài nói rằng mục đích áp dụng hạn chế nhập khẩu của quốc gia B là nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Vì vậy, việc sử dụng ngoại lệ MFN quy định về áp dụng biện pháp tự vệ thương mại ở đây không được coi là căn cứ thích hợp để áp dụng hạn chế nhập khẩu theo mục đích đã nêu. Bên cạnh đó, nguyên tắc MFN có một ngoại lệ chung được quy định tại điểm b điều XX GATT 1994, theo đó trong trường hợp một quốc gia áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, thì quốc gia đó được phép không dành những ưu đãi nhất định cho các quốc gia khác. Trong tình huống trên, mục đích áp dụng hạn chế nhập khẩu của quốc gia B là nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Đây có thể được hiểu là việc quốc gia B áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người. Vì vậy, theo ngoại lệ chung này, quốc gia B áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với quốc gia A là hợp pháp. 12 CHƯƠNG 5 Bài 3: Lưu ý cần trình bày việc chứng minh đó là một quan hệ TMQT (tính thương mại: chủ thể là thg nhân + tính quốc tế: có xuất nhập khẩu --> điều 25 LTM 2005, không có xuất khẩu --> điều 683 BLDS 2015) xong sau đó mới trình bày đến các vấn đề được hỏi Đây là tranh chấp về đầu tư giữa nhà đầu tư của một nước khác với Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của nước nhận đầu tư. Cụ thể trong trường hợp này là tranh chấp giữa A - nhà đầu tư Việt Nam với Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư Thái Lan liên quan đến vấn đề cấp phép đầu tư. Theo quy định của Tư pháp quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ của 1 nước với Doanh nghiệp là nhà đầu tư của 1 nước khác do luật quốc gia nơi các hoạt động đầu tư đang được thực hiện làm phát sinh tranh chấp hoặc Điều ước quốc tế có liên quan quy định. Xét thấy Việt Nam và Thái Lan đều là quốc gia thành viên ASEAN nên bài tập sẽ được giải quyết theo các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại trong ASEAN Bổ sung: Trường hợp giải quyết theo cơ chế của WTO: Bình thường thì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (DSU) là cơ chế liên quốc gia, nghĩa là chỉ có chủ thể là các quốc gia mới được sử dụng DSU để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong tranh chấp giữa các thương nhân với nhau, thương nhân đó có thể nhờ sự can thiệp của Chính phủ quốc gia, dưới hình thức “bảo hộ ngoại giao” trong pháp luật quốc tế, để thương nhân có thể được giải quyết tranh chấp của mình bằng cơ chế giải quyết của WTO. Trường hợp giải quyết theo PLVN: khoản 3 điều 14 Luật Đầu tư 2014. Trong mỗi thỏa thuận thương mại khu vực đều được quyền xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp riêng của mình.Trong lĩnh vực đầu tư, ASEAN có riêng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư với quốc gia thành viên và được quy định trong hiệp định ACIA (từ Điều 28 đến Điều 41). 13 * Giải quyết tranh chấp - Nhà đầu tư A gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan. - Các bên tranh chấp có thể tiến hành thương lượng hòa giải. Nếu các bên tranh chấp đồng ý, các thủ tục hoà giải có thể tiếp tục trong thời gian tiến hành các thủ tục quy định tại Điều 33 hiệp định ACIA. - Căn cứ Điều 31 hiệp định ACIA, các bên tranh chấp có thể giải quyết thông qua tham vấn hoặc đàm phán. Việc tham vấn sẽ được bắt đầu trong 30 ngày kể từ khi Thái Lan nhận được yêu cầu tham vấn, trừ khi 2 bên có thỏa thuận khác (theo Điều 28, 30,31 Hiệp định ACIA). - Theo Điều 32 Hiệp định, trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết được bằng tham vấn trong thời hạn 180 ngày kể từ khi Thái Lan nhận được tham vấn của nhà đầu tư A thì nhà đầu tư A được quyền đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết Nhà đầu tư A được quyền lựa chọn các cơ chế giải quyết tranh chấp sau: + Tòa án tư pháp hoặc tòa án hành chính cá nhân Thái Lan + Theo quy định của công ước ICSID + Theo quy định của UNCITRAL + Theo quy định của trung tâm trọng tài khu vực đặt tại Kuala Lumpur hoặc bất kì trung tâm trọng tài khu vực của ASEAN + Bất kì trung tâm trọng tài nào theo thỏa thuận của các bên => Tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một trong số các trọng tài nêu trên nếu đáp ứng đầy đủ các quy định được quy định tại Khoản 2 Điều 33 của hiệp định. - Trọng tài giải quyết tranh chấp gồm 3 trọng tài viên, nếu không có thảo thuận khác. Mỗi bên sẽ được quyền lựa chọn 1 trọng tài viên, trọng tài thứ ba sẽ là chủ tịch hội đồng trọng tài và được lựa chọn trên cơ sở thỏa thuận của các bên ( khoản 1 Điều 35). - Tòa án sẽ quyết định bằng việc lựa chọn đa số phiếu bầu ( khoản 4 Điều 35) - Các bên sẽ cùng nhau trả phí trọng tài (khoản 5 Điều 35) 14 CHƯƠNG 6 Bài 2: Cnn c LLNN (BLSS 2115) Chia 2 TH: Lưu ý là đối với tình huống giữa 2 thương nhân trong bài, bao giờ cũng cần trình bày việc chứng minh đó là một quan hệ TMQT (tính thương mại: chủ thể là thg nhân + tính quốc tế: có xuất nhập khẩu --> điều 25 LTM 2005, không có xuất khẩu --> điều 683 BLDS 2015) xong sau đó mới trình bày đến các vấn đề được hỏi 1. Các bên ć thỏa thuâ ̣n luâṭ áp dụng 1.1. Các bên thỏa thuâ ̣n áp dụng LVN Theo K1 Đ 683 BLDS 2015 và Khoản 2 Điều 5 LTM 2005, khi các bên thỏa thuâ ̣n rằng PLVN được dùng để áp dụng điều chỉnh mô ̣t phần hoă ̣c toàn bô ̣ hợp đồng thì PLVN sẽ được áp dụng để điều chỉnh HĐ. 1.2. Các bên không thỏa thuâ ̣n áp dụng LVN 1) Theo Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều 670, các bên thỏa thuâ ̣n áp dụng PL quốc gia khác, nhưng hâ ̣u quả của viê ̣c áp dụng PLNN trái với các nguyên tắc cơ bản của PLVN thì áp dụng PLVN. 2) Theo Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 670, các bên thỏa thuâ ̣n áp dụng PL của quốc gia khác, nhưng nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng thì áp dụng PL Viê ̣t Nam. 3) Nếu đối tượng của HĐ là bất đô ̣ng sản tại VN  Theo Khoản 4 Điều 683, áp dụng PLVN để điều chỉnh HĐ 4) Thay đổi pháp luâ ̣t: Theo Khoản 6 Điêu 683, trước đó các bên lựa chọn áp dụng PLNN, nhưng sau đó các bên thỏa thuâ ̣n áp dụng PLVN thay vì PLNN  áp dụng PLVN. (Điều kiê ̣n thay đổi PL: việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợppháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.) 15 2. Các bên không thỏa thuâṇ luâṭ áp dụng Theo khoản 1 điều 683 BLDS 2015: “…Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.” - Theo khoản 2 điều 683 BLDS 2015 về “Hợp đồng” thì: 1) Theo điểm a, trong HĐ mua bán HH quốc tế, nếu bên bán là cá nhân cư trú tại VN hoă ̣c là pháp nhân có trụ sở đă ̣t tại VN thì PLVN được áp dụng để điều chỉnh quan hê ̣ HĐ. Đề bài chỉ cho biết A và B ký kết HĐ thương mại quốc tế nên giả sử hợp đồng giữa A và B là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nếuA (DNVN) là bên bán  áp dụng PLVN để điều chỉnh HĐ. 2) Theo điểm b, trong HĐ cung ứngdich vụ quốc tế, nếu bên cung cấp dịch vụ là cá nhân cư trú tại VN hoă ̣c là pháp nhân có trụ sở đă ̣t tại VN thì PLVN được áp dụng để điều chỉnh quan hê ̣ HĐ. Đề bài chỉ cho biết A và B ký kết HĐ thương mại quốc tế nên giả sử hợp đồng giữa A và B là hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế, nếu A (DNVN) là bên cung ứng dịch vụ  áp dụng PLVN để điều chỉnh HĐ. 3) Theo điểm c, trong HĐ chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ quốc tế, nếu bên nhâ ̣n quyền là cá nhân cư trú tại VN hoă ̣c là pháp nhân có trụ sở tại VN thì PLVN được áp dụng để điều chỉnh quan hê ̣ HĐ. Đề bài chỉ cho biết A và B ký kết HĐ thương mại quốc tế nên giả sử hợp đồng giữa A và B là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ quốc tế, nếu A (DNVN) là bên nhâ ̣n quyền  áp dụng PLVN để điều chỉnh HĐ. - Theo Khoản 3 Điều 683 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.” Theo đó, vì đề bài không quy định rõ, nên giả sử trong các trường hợp: + Bên bán là doanh nghiệp B có trụ sở ở Thái Lan; 16 + HĐ giữa các bên là HĐ cung ứng DV và B là bên cung ứng; + HĐ giữa A và B là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ quốc tế và B (DNTL) là bên nhâ ̣n quyền. mà chứng minh được PLVN có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng này là PLVN. Bài 3: Theo đề bài, hợp đồng giữa A và B là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vì: - Tính thương mại: về chủ thể: 2 DN – 2 thương nhân (A là bên bán gạo; B là bên mua gạo). => DN A kinh doanh gạo, xuất khẩu gạo cho DN B nhằm mục đích sinh lời (K1 Đ3 LTM2005). Trong đó, xuất khẩu gạo là ngành nghề KD có điều kiê ̣n  DN A phải đáp ứng điều kiê ̣n nhất định về cơ sở vâ ̣t chất thì mới được cấp giấy phép xuất khẩugạo. - Tính quốc tế: Theo điểm a khoản 2 điều 663 BLDS 2015 thì DN B (nước Mỹ) là pháp nhân nước ngoài  đây là quan hê ̣ HĐ có yếu tố nước ngoài. => Khi ć tranh chấp phát sinh khi A không thực hiện NV giao hàng thì luật áp dụng sẽ là: Theo khoản 1 và điểm a khoản 2 điều 683 BLDS 2015 “Hợp đồng”: “1….. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng. 2. háp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng: a) háp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa” Theo đó, trong trường hợp này, A và B không có thỏa thuâ ̣n gì về PL được áp dụng, vì vâ ̣y PL được coi là có mối liên hệ gắn bó nhất để áp dụng là PL nước nơi A - là người bán thành lâ ̣p doanh nghiệp. Mà A là doanh nghiê ̣p VN, vì vâ ̣y A được thành lâ ̣p tại VN (K1 Đ676 BLDS 2015). => PLVN được áp dụng để điều chỉnh quan hê ̣ hợp đồng giữa A và B. Bổ sung thêm 3 trường hợp pháp luật được áp dụng: 17 1. Trong trường hợp VN và Mỹ cũng là thành viên của 1 hiệp định tự do (Công ước Viên chẳng hạn)  Hiệp định đó có thể áp dụng để điều chỉnh quan hệ này. 2. Ngoài ra, nếu VN và Mỹ kí hiệp định song phương (RTA)  áp dụng hiệp định đó để điều chỉnh quan hệ này. 3. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận áp dụng PL, và khi xảy ra tranh chấp các bên không chọn được luật để áp dụng cho HĐ của mình, thì bên thứ 3 là cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ quyết định luật nào được áp dụng. Bài 4: Lưu ý là đối với tình huống giữa 2 thương nhân trong bài, bao giờ cũng cần trình bày việc chứng minh đó là một quan hệ TMQT (tính thương mại: chủ thể là thg nhân + tính quốc tế: có xuất nhập khẩu --> điều 25 LTM 2005, không có xuất khẩu --> điều 683 BLDS 2015) xong sau đó mới trình bày đến các vấn đề được hỏi Theo Điều 2.1.1 theo quy định của Những nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế UNIDROIT (PICC) (Sau đây gọi là “UNIDROIT”) thì “Một hợp đồng được giao kết bằng việc chấp nhận một đề nghị giao kết hoặc bằng thái độ thể hiện đầy đủ thỏa thuận của các bên.” Theo đó, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của B vẫn có thể được chấp nhận trong trường hợp: Trường hợp 1: Là sự kiện bất khả kháng Theo Khoản 2 Điều 2.1.9 theo quy định của UNIDROIT (PICC) thì: “Một thông báo có chứa chấp nhận chậm trễ được gửi đi trong những trường hợp khi việc thông báo là bình thường và sẽ đến bên đề nghị đúng lúc có hiệu lực như một chấp nhận, trừ khi bên đề nghị thông báo ngay lập tức cho bên được đề nghị rằng bên đề nghị coi đề nghị giao kết hợp đồng như đã hết hiệu lực.” Trong trường hợp bên B không biết và cũng không thể lường trước được rằng thư chấp nhận của mình sẽ bị bưu điện giao muộn thì đây được coi là 1 TH bất khả kháng, theo đó chấp nhận đề nghị giao kết của B sẽ vẫn phát sinh hiệu lực như các đề nghị giao kết đúng hạn nếu như ngay sau đó bên A (bên đề nghị giao 18 kết hợp đồng) không thông báo cho bên B (bên được đề nghị) về việc không chấp nhận đề nghị này theo quy định của UNIDROIT (PICC). Trường hợp 2: Không phải là sự kiện bất khả kháng Theo khoản 1 điều 2.1.9 PICC 2004 thì “Một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chậm trễ vẫn có hiệu lực như một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu ngay sau đó bên đề nghị thông báo hoặc gửi thông báo cho bên được đề nghị thông báo về việc này.” Có thể thấy, trong trường hợp B có thể nhận biết hoặc phải biết về việc thư chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đến muộn vì những lý do cụ thể từ phía bưu điện, thì chấp nhận đề nghị giao kết của B vẫn có thể được coi là đúng thời hạn và phát sinh hiệu lực nếu như ngay sau đó, bên A (bên đề nghị giao kết hợp đồng) thông cho bên B (bên được đề nghị) về việc cong nhận hiệu lực của chấp nhận đề nghị muộn này theo quy định của UNIDROIT (PICC). Bài 5: Lưu ý là đối với tình huống giữa 2 thương nhân trong bài, bao giờ cũng cần trình bày việc chứng minh đó là một quan hệ TMQT (tính thương mại: chủ thể là thg nhân + tính quốc tế: có xuất nhập khẩu --> điều 25 LTM 2005, không có xuất khẩu --> điều 683 BLDS 2015) xong sau đó mới trình bày đến các vấn đề được hỏi Thông báo rút lại đề nghị giao kết của A không được chấp nhận vì: Căn cứ theo Điều 2.1.3 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 quy định về rút lại đề nghị giao kết hợp đồng: “1. Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi đề nghị này đến bên nhận đề nghị. 2. Đề nghị giao kết hợp đồng, kể cả không thể hủy ngang, có thể được rút lại nếu việc rút lại đề nghị đến người nhận trước hoặc cùng lúc với đề nghị.” Theo điều 2.1.3 PICC, thì đề nghị giao kết hợp đồng có thể được rút lại nếu thông báo rút lại được gửi đến bên được đề nghị trước hoă ̣c cùng lúc với đề nghị giao kết hợp đồng. Tức là, khi đề nghị giao kết hợp đồng chưa phát sinh hiê ̣u lực, thì bên đề nghị có thể rút lại lời đề nghị của mình. 19 Trong tình huống này, A gửi B đề nghị giao kết hợp đồng vào ngày 6/8. Đến ngày 9/8 B đã nhận được đề nghị giao kết đó, vì vâ ̣y đề nghị giao kết hợp đồng của A có hiê ̣u lực kể từ ngày 9/8. Tuy nhiên, đến ngày 12/8 A mới gửi thông báo rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Có nghĩa là thông báo rút lại đề nghị giao kết hợp đồng của A đến sau với đề nghị bên B nhận được từ bên A. Theo PICC, đề nghị giao kết hợp đồng có thể được rút lại nếu thông báo rút lại được gửi đến bên được đề nghị trước hoă ̣c cùng lúc với đề nghị giao kết hợp đồng. Do đó, thông báo rút lại đề nghị giao kết hợp đồng của A chỉ được chấp nhận khi bên A gửi thông báo và bên B nhận được vào ngày 9/8 hoặc trước ngày 9/8.  Như vậy, thông báo rút lại đề nghị giao kết hợp đồng của bên A trong tình huống trên không được chấp nhận là hợp pháp theo Những nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế UNIDROIT. CHƯƠNG 7 Lưu ý là đối với tình huống giữa 2 thương nhân trong bài, bao giờ cũng cần trình bày việc chứng minh đó là một quan hệ TMQT (tính thương mại: chủ thể là thg nhân + tính quốc tế: có xuất nhập khẩu --> điều 25 LTM 2005, không có xuất khẩu --> điều 683 BLDS 2015) xong sau đó mới trình bày đến các vấn đề được hỏi. Lưu ý: Bộ nguyên tắc UNIDROIT là một tập quán quốc tế, vì vậy nó chỉ được áp dụng khi pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế không có quy định nào để điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các thương nhân. Bài 3: Lựa chọn Công ước Viên để giải quyết BTTH a. B đã vi phạm nghĩa vụ nhận hàng vì: - Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 35 CUV 1980 quy định : “ Hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn đáp ứng” Như vậy trong TH trên, DN A ký kết hợp đồng với DN B theo đó A sẽ bán cho B 3000 tấn gạo 5% tấm, tuy nhiên khi giao hàng đến Nice thì B đã phát hiện 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan