Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Ngân hàng câu hỏi ôn thi môn kiểm toán báo cáo tài chính...

Tài liệu Ngân hàng câu hỏi ôn thi môn kiểm toán báo cáo tài chính

.DOCX
21
9
100

Mô tả:

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI MÔN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH MỚI - MỤC LỤC 1. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán khoản mục “Tài sản bằng tiền” trong kiểm toán báo cáo tài chính?( 9 Ý CHÍNH)............................................................................3 2. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán kiểm toán khoản mục “Hàng tồn kho” trong kiểm toán báo cáo tài chính?.........................................................................................5 3. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán khoản mục “Tài sản cố định hữu hình” trong kiểm toán báo cáo tài chính?.........................................................................................6 4. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán khoản mục “ Vay và nợ thuê tài chính” trong kiểm toán báo cáo tài chính?.........................................................................................7 5. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán khoản mục “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trong kiểm toán báo cáo tài chính?.........................................................................................7 6. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán khoản mục “Giá vốn hàng bán”? trong kiểm toán báo cáo tài chính?..................................................................................................7 7. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán khoản mục “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong kiểm toán báo cáo tài chính?....................................................................7 8. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục “Tài sản bằng tiền” cần phải thoả mãn những cơ sở dẫn liệu nào? Kiểm toán viên thường quan tâm và chú ý hơn đến những cơ sở dẫn liệu nào, vì sao?(TRỪ PHÁT SINH)...........................................................7 9. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục “Thu nhập khác” cần phải thoả mãn những cơ sở dẫn liệu nào? Kiểm toán viên thường quan tâm và chú ý hơn đến những cơ sở dẫn liệu nào, vì sao?...........................................................................................7 10. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục “Chi phí khác” cần phải thoả mãn những cơ sở dẫn liệu nào? Kiểm toán viên thường quan tâm và chú ý hơn đến những cơ sở dẫn liệu nào, vì sao?...........................................................................................8 11. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục “Vốn chủ sở hữu” cần phải thoả mãn những cơ sở dẫn liệu nào? Kiểm toán viên thường quan tâm và chú ý hơn đến những cơ sở dẫn liệu nào, vì sao?...........................................................................................8 1 12. Hãy nêu và phân tích các nguyên tắc mà kiểm toán viên cần tuân thủ khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam.......................................................................8 13. Tại sao kiểm toán viên độc lập phải tìm hiểu, đánh giá đặc điểm hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, kiểm soát nội bộ của khách hàng trong quá trình thực hiện kiểm toán? 9 _ tiết kiệm chi phí cho cuộc kiểm toán, nâng cao tính cạnh tranh của công ty kiểm toán. 10 14. Dưới góc độ thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán khoản mục “Phải thu của khách hàng” phải thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu nào? Trường hợp khoản phải thu được xác định là trọng yếu đối với báo cáo tài chính, để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và đánh giá của khoản phải thu, kiểm toán viên phải thực hiện những thủ tục kiểm toán nào?................................................................................................................ 10 15. Dưới góc độ thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán khoản mục “Hàng tồn kho” phải thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu nào? Trường hợp hàng tồn kho được xác định là trọng yếu đối với báo cáo tài chính, để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và đánh giá của hàng tồn kho, kiểm toán viên phải thực hiện những thủ tục kiểm toán nào? 10 18. Hãy cho biết đặc điểm và các rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục “Tài sản bằng tiền” trong kiểm toán báo tài chính.......................................................................................11 19. Hãy cho biết đặc điểm và rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục “Hàng tồn kho” trong kiểm toán báo tài chính...............................................................................................13 2 NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN: KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH BỘ MÔN: KIỂM TOÁN Nhóm câu hỏi 1: 1. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán khoản mục “Tài sản bằng tiền” trong kiểm toán báo cáo tài chính?( 9 Ý CHÍNH) 1.thủ nghiệm kiểm soát: - nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: - kiểm tra đánh giá việc quy trình ghi chép sổ sách của kế toán - quan sát hệ thống nội bộ vận hành - chọn mẫu phỏng vấn ban quản trị, người trong nội bộ của khách hàng. - từ đó để đánh giá sơ bộ các rủi ro kiểm soát có thể xảy r - thiết lập quy mô và thủ tục các thử nghiệm cơ bản. 2.thủ nghiệm cơ bản: *Thủ tục phân tích - thủ tục này ít sử dụng đến do chịu ảnh hưởng bơi chiến lựoc của khách hàng, nhưng có thể vãn dung đến như chỉ tiêu: tỷ lệ số dư tiai khoản tiền với tài sản ngắn hạn. *Thủ tục kiểm toán chi tiết số dư: - Đối chiếu sổ tổng hợp của các khoản mục trên BCTC với số chi tiết của các khoản mục cấu thành. - Đối chiếu chứng từ thu chi với số liệu trên sổ chi tiết. +các chứng từ thu thập (phiếu thu, phiếu chi…) được có đúng với chế độ kế toán hay k? nội dung có đầy đủ hay không, ngày tháng ghi nhận có đúng hay k?,…. +đối chiếu số dư chi tiết đầu kì kiểm toán với số dư chi tiết cuối kì năm trước + kiểm tra các ngvu trên sổ kế toán để đảm bảo tín phù hợp nội dung với các tài khoản đang hạch toán + khẳng định rằng không vó công nợ hay tài sản nào đang hạch toán ghi nhận không đúng kì kế toán 3 - Đối chiếu sổ kế toán chi tiết và sổ quỹ + đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với sổ quỹ + thu thâp biên bản kiểm kê quỹ đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán, giải thích các khoản chênh lệch nếu - Cộng kiểm tra các tài khoản cấp 3, cấp 2 - Tham dự kiểm kê + chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt tại thời điểm khóa sổ + trường hợp KTV không kiểm kê tại ngày khóa sổ thì thực hiện kiểm kê tại thời điểm kiểm toán cùng với khách hang. Sau đó lấy kết quả kiểm kê cộng với số tiền đã chi rồi trư đi số tiền đã thu từ sau thời điểm khóa sổ đến thời điểm kiểm kê - Gửi thư xác nhận : gửi thư xác nhận mọi số dư của TK tiền gửi ngân hang vào thời điểm khóa sổ. - Kiểm tra việc khóa sổ/ chia cắt niên độ - Kiểm tra quy đổi ngoại tệ ra VND: + kiểm tra để đảm bảo các chính sách kế toán được áp dụng trên thực tế và nhất quán, ví dụ: tỷ giá quy đổi được áp dụng nhất quán + kiểm tra các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá quy định tại thời điểm khóa sổ. - Kiểm tra nghiệp vụ bất thường: tiến hành kiểm tra tổng thể và các tài khoản để đảm bảo không có số dư âm và không có số dư lớn bất thường ví có thể kế toán viên có thể sai sót khi ghi nhận sai với chuẩn mực hay chế độ kế toán. - kiểm tra việc trình bày và công bố HTK: có đúng chuẩn mực và chế độ kế toan hiện hành hay không, cần lưu ý đến thuyết minh BCTC phần ngoại tệ 4 2. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán kiểm toán khoản mục “Hàng tồn kho” trong kiểm toán báo cáo tài chính? 1. thủ nghiệm kiểm soát: 2.thủ nghiệm cơ bản: * thủ tục phân tích * thủ tục chi tiết: -Đối chiếu sổ tổng hợp của các khoản mục trên BCTC với số chi tiết của các khoản mục cấu thành - Đối chiếu chứng từ (hóa đơn, hợp đồng kinh tế, phiếu nhập xuất kho…) với số liệu trên sổ chi tiết +các chứng từ thu thập được có đúng với chế độ kế toán hay k? nội dung có đầy đủ hay không, ngày tháng ghi nhận có đúng hay k?,…. +đối chiếu số dư chi tiết đầu kì kiểm toán với số dư chi tiết cuối kì năm trước + kiểm tra các ngvu trên sổ kế toán để đảm bảo tín phù hợp nội dung với các tài khoản đang hạch toán - Cộng kiểm tra các tài khoản cấp 3, cấp 2 -Tham dự kiểm kê HTK + chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt tại thời điểm khóa sổ + đối chiếu số lượng tồn kho cuối năm trên sổ chi tiết nhập xuất tồn với biên bản kiểm kê của khách hàng và biên bản kiểm kê của kiểm toán viên + chứng kiến kiểm kê để xác định được HTK bị hư hỏng lỗi thời để có thể lập dự phòng kịp thời và điều chỉnh về giá trị thuần có thể thực hiện được - Kiểm tra việc khóa sổ/ chia cắt niên độ: + kiểm tra việc khóa sổ với HTK là 1 thủ tục kiểm toán quan trọng nhằm bảo đảm các ngvu liên quan được ghi chép đúng niên độ. + cần quan sát cẩn thận các ngvu nhập xuất xung quanh thời điểm khóa sổ. - Kiểm tra nghiệp vụ bất thường: Xem xét báo cáo nhập xuất tồn hàng tháng, rà soát số dư hàng tồn kho cuối năm để xác định những khoản mục bất thường bao gồm số dư lớn, số dư âm, biến động nhiều trong kỳ, hoặc tồn lâu ngày…. Hãy tiến hành những thủ tục bằng cách kiểm tra tương ứng. - kiểm tra việc trình bày và công bố HTK: có đúng chuẩn mực và chế độ kế toan hiện hành hay không 5 3. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán khoản mục “Tài sản cố định hữu hình” trong kiểm toán báo cáo tài chính? 1. thủ nghiệm kiểm soát: 2. thủ nghiệ cơ bản: * thủ tục phân tích: * thủ tục chi tiết - Đối chiếu sổ tổng hợp của các khoản mục trên BCTC với số chi tiết của các khoản mục cấu thành - Kiểm tra chứng từ gốc các TSCĐ tăng trong kỳ có đầy đủ và phù hợp, trong đó lưu ý: + Với TSCĐ hình thành từ XDCB: kiểm tra số liệu kết chuyển tương ứng từ tài khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kiểm tra các biên bản bàn giao đưa vào sử dụng và thời điểm tính khấu hao. + Đối với TSCĐ thuê tài chính : kiểm tra việc ghi nhận là TSCĐ thuê tài chính phù hợp với VAS 06; kiểm tra xác định nguyên giá, bao gồm gốc/lãi thuê… có chính xác hay không + Đối với TSCĐ do trao đổi: kiểm tra hạch toán nguyên giá tài có phù hợp với VAS 03 và VAS 04 hay không – Kiểm tra chứng từ gốc liên quan đến TSCĐ giảm trong kỳ (quyết định thanh lý, điều chuyển nội bộ, hóa đơn,…), kiểm tra hạch toán giảm cách xác định lãi/lỗ thanh lý, nhượng bán TSCĐ… - Đối chiếu số dư chi tiết đầu kì kiểm toán với số dư chi tiết cuối kì năm trước - Cộng kiểm tra các tài khoản cấp 3, cấp 2 - Tham dự kiểm kê TSCĐ: + chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt tại thời điểm khóa sổ + Thu thập bảng kê chi tiết TSCĐ và đối chiếu với Biên bản kiểm kê TSCĐ có sự chứng kiến của kiểm toán viên. Nếu đơn vị không kiểm kê hoặc Kiểm toán viên không chứng kiến kiểm kê thì có thể chọn một số TSCĐ có giá trị lớn để kiểm kê tại thời điểm kiểm toán. – Kiểm tra khấu hao: + Đảm bảo bảng tính khấu hao khớp với số liệu trên BCTC + Kiểm tra thời gian/tỷ lệ khấu hao TSCĐ có hợp lý có nhất quán với năm trước không + Chọn mẫu hoặc tính lại toàn bộ chi phí khấu hao - Kiểm tra trình bày và công bố: Xem xét xem việc trình bày và công bố khoản mục TSCĐ trên BCTC có phù hợp với Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã tuyên bố áp dụng hay không. 6 4. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán khoản mục “ Vay và nợ thuê tài chính” trong kiểm toán báo cáo tài chính? 5. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán khoản mục “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trong kiểm toán báo cáo tài chính? 6. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán khoản mục “Giá vốn hàng bán”? trong kiểm toán báo cáo tài chính? 7. Trình bày khái quát các thủ tục kiểm toán khoản mục “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong kiểm toán báo cáo tài chính? trong kiểm toán báo cáo tài chính? 8. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục “Tài sản bằng tiền” cần phải thoả mãn những cơ sở dẫn liệu nào? Kiểm toán viên thường quan tâm và chú ý hơn đến những cơ sở dẫn liệu nào, vì sao?(TRỪ PHÁT SINH) *Thu thập bằng chứng cần thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu: + hiện hữu: số dư các tài khoản tiền trên BCTC là có thực +quyền: có quyền sở hữu về mặt phát lí đối với các khoản tiền được ghi nhận + đầy đủ: các khoản tiền có thực đều pai được ghi nhận trên BCTC + đánh giá: số dư các TK tiền được ghi nhận đúng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiejn hành. + chính xác: số liệu trên sổ chi tiết đk tổng cộng phù hợp với sổ cái; đúng về mặt toán học, đúng kì, đúng tài khoản +trình bày và công bố: số dư tiền được phân loại và trình bày thích hợp trên BCTC. * thường quan tâm đến csdl ( HIỆN HỮU, ĐẦY ĐỦ, ĐÁNH GIÁ) - hiện hữu: là cơ sở dẫn liệu được quan tâm nhất vì tiền là 1 chỉ tiêu quan trọng để phân tích khả năng thanh toán nên DN có khả năng trình bày số dư tiền lớn hơn thực tế để che giấu tình hình tài chính. - đầy đủ: nếu nghi ngờ về việc khai khống doanh thu để làm đẹp BCTC thì nên quan tâm đến CSDL đầy đủ -đánh giá: ít được đặt ra khi kiểm toán “tài sản bằng tiền” ngoại trừ các ngvu thu, chi liên quan đến ngoại tệ. 7 9. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục “Thu nhập khác” cần phải thoả mãn những cơ sở dẫn liệu nào? Kiểm toán viên thường quan tâm và chú ý hơn đến những cơ sở dẫn liệu nào, vì sao? 10. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục “Chi phí khác” cần phải thoả mãn những cơ sở dẫn liệu nào? Kiểm toán viên thường quan tâm và chú ý hơn đến những cơ sở dẫn liệu nào, vì sao? 11. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục “Vốn chủ sở hữu” cần phải thoả mãn những cơ sở dẫn liệu nào? Kiểm toán viên thường quan tâm và chú ý hơn đến những cơ sở dẫn liệu nào, vì sao? 12. Hãy nêu và phân tích các nguyên tắc mà kiểm toán viên cần tuân thủ khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam. *độc lập: Là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên hành nghề , nguyên tắc này đảm bảo nhận xét của KTV là khách quan + độ lập về tình cảm: KTV không có mối quan hệ gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em,con cái) nằm trong ban quản lí đơn vị kiểm toán. + độc lập về kinh tế: KTV không nắm giữ 1 lợi ích kinh tế nào khác ngoài hoạt động kế toán với đơn vị được kiểm toán + độc lập về chuyên môn: chỉ tuân theo các quyết định nghề nghiệp mà không chịu tác động của yếu tố nào khác. Độc lập chỉ là mục tiêu kiểm toán cần đạt được mang tính chất tương đối. trường hợp bị vi phạm tính độc lập KTV cần pải giải trình trong báo cáo kiểm toán. Ví dụ: công ty kiểm toán X cử KTV Bình tham gia kiểm toán công ty Y, biết Bình là con trưởng phòng kinh doanh của công ty Y. TH1: Nếu đơn vị có nhân lực có thể thay thế anh Bình được thì thay thế người khác. TH2: Nếu đơn vị không có đủ nhân lực để thay thế thì vẫn cho A.Bình đi nhưng không cho kiểm tra phòng kinh doanh, ví dụ như kiểm tra tiền lương, TSCĐ. *đạo đức nghề nghiệp: - Chính trực : người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng. - khách quan: người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị. 8 - bảo mật: người làm kiểm toán phải đảm bảo bí mật các thông tin điều tra được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai trước yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình. * tư cách nghề nghiệp: người làm kiểm toán phải trau dồi và giữ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm đi uy tín nghề nghiệp. *Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp: Trong qua trình kiểm toán, kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp, phải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong các báo cáo tài chính để lập kế hoạch và thực hiểm kiểm toán nhằm phát hiện ra những sai sót trọng yếu đó. 13. Tại sao kiểm toán viên độc lập phải tìm hiểu, đánh giá đặc điểm hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, kiểm soát nội bộ của khách hàng trong quá trình thực hiện kiểm toán? *tìm hiểu đánh giá hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh: - công việc đầu tiên mà KTV cần pai thu thập thông tin cơ bản ( đặc điểm hđkd, lĩnh vực kinh doanh..), công việc này có ảnh hưởng đến việc xác định quy mô và tính phức tạp để xác định mức phí và nhân sự thực hiện kiểm toán. - xác định các rủi ro tiềm tàng vì nó có ảnh hưởng đến việc lập các kế hoạch kiểm toán. *tìm hiểu đánh giá kiểm soát nội bộ của khách hang: - việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB là nền tảng cho những đánh giá ban đầu của KTV về mức độ rủi ro kiểm soát của khách hang. - đánh giá được mức độ tin cậy, chính xác của hệ thông thông tin kế toán. - từ đó, KTV có thể dựa vào hệ thống KSNB để khoanh vùng, thiết kế các thủ tục kiểm toán cần thiết ( có thể giảm công việc kiểu toán nếu hệ thống KSNB được đánh giá là kiểm soát tốt) - KTV dựa vào hệ thống KSNB để nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc kiểm toán: + chất lượng kiểm toán liên quan đến việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Để đưa ra nhận xét đúng đắn, KTV cần thu thập được bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực. để BC đầy đủ ảnh hưởng bởi quy mô chọn mẫu, việc quy mô chọn mẫu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có KSNB. 9 + hiệu quả: _việc đánh giá hệ thống KSNB giúp KTV giảm tối đa các thử nghiệp mà vẫn đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, có thể đưa ra nhận xét trong thời gian ngắn hơn giúp nâng cao uy tín của đơn vị đi kiểm toán. _ tiết kiệm chi phí cho cuộc kiểm toán, nâng cao tính cạnh tranh của công ty kiểm toán. 14. Dưới góc độ thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán khoản mục “Phải thu của khách hàng” phải thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu nào? Trường hợp khoản phải thu được xác định là trọng yếu đối với báo cáo tài chính, để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và đánh giá của khoản phải thu, kiểm toán viên phải thực hiện những thủ tục kiểm toán nào? 15. Dưới góc độ thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán khoản mục “Hàng tồn kho” phải thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu nào? Trường hợp hàng tồn kho được xác định là trọng yếu đối với báo cáo tài chính, để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và đánh giá của hàng tồn kho, kiểm toán viên phải thực hiện những thủ tục kiểm toán nào? *Cơ sở dẫn liệu: - hiện hữu và quyền: HTK là có thật và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp - đầy đủ: tất cả các giao dịch ps liên quan tới hang tồn kho phải được ghi chép và báo cáo. - đánh giá: HTK pai được đáh giá phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành - chính xác; HTK phải được tính toán tổng hợp chính xác, đúng tài khoản và đúng kì kế toán đang xem xét. - trình bày và công bố: HTK pai được trình bày và khai báo đầy đủ và đúg đắn. *các thủ tục kiểm toán Bước 1: tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: đánh giá và tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ từ đó đánh giá các rủi ro kiểm soát có thẻ xảy ra, từ đó thiết lập quy mô và thủ tục cơ bản cho cuộc kiểm toán. Bước 2: thủ tục cơ bản: * thủ tục phân tích: - so sánh ngang: so sánh các chỉ tiêu trên BCTC của năm nay 10 - so sánh dọc: tính số vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ lãi gộp của kì này rồi so sánh với các tỷ lệ của các năm trước để xác định sự thay đổi đáng kể và tìm hiểu nguyên nhân của nó. * thủ tục chi tiết: - hiện hữu: + chứng kiến kiểm kê HTK: đối chiếu số lượng tồn kho cuối năm trên sổ chi tiết nhập xuất tồn với biên bản kiểm kê của khách hàng và biên bản kiểm kê của kiểm toán viên; +Gửi thư xác nhận: Đối với hàng gửi đi bán, thu thập thư xác nhận bên thứ 3 hoặc các bằng chứng thay thế. Đối với hàng mua đang đi đường, thu thập bằng chứng về hàng mua chưa nhập kho. Đối với hàng tồn kho của khách hàng nhờ công ty giữ hộ, thu thập thư xác nhận hoặc thu thập bằng chứng thay thế. - Đánh giá: + chứng kiến kiểm kê để xác định được HTK bị hư hỏng lỗi thời để có thể lập dự phòng kịp thời và điều chỉnh về giá trị thuần có thể thực hiện được. +kiểm tra nhật kí mua hang đối với những thay đổi về công nghệ sản xuất để phát hiện những HTK lỗi thời + kiểm tra sổ chi tiết giá vốn hàng bán về việc lập dự phòng giảm giá HTK khi phát hiện bị lỗi thời + kiểm tra HTK có được dung các phương pháp tính giá HTK có phù hợp theo chuẩn mực và chế độ kế toán hay k? + từ sổ chi tiết , kiểm tra các nghiệp vụ đối chiếu với các chứng từ liên quan có phù hợp hay k? ( về số liệu, về thời điểm ghi nhận,…) + kiểm tra các chứng từ nhập kho, xuất kho, hóa đơn gtgt, hóa đơn bán hang, hợp đồng,,,, xem có đúng hay k? 16. Khi thu thập bằng kiểm toán về khoản mục “ Phải trả người bán”, kiểm toán viên cần quan tâm đến các cơ sở dẫn liệu nào? Hãy xác định các bằng chứng kiểm toán cần thu thập để thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu này? 17. Khi thu thập bằng kiểm toán về khoản mục “ Phải thu khách hàng”, kiểm toán viên cần quan tâm đến các cơ sở dẫn liệu nào? Hãy xác định các bằng chứng kiểm toán cần thu thập để thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu này? 18. Hãy cho biết đặc điểm và các rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục “Tài sản bằng tiền” trong kiểm toán báo tài chính. 11 * đặc điểm: ( 7 Ý CHÍNH) + khoản mục tiền trình bày trên BCĐKT : tài sản: Loại A: tài sản ngắn hạn; khoản I: tiền và các khoản tương đương tiền; mục 1: tiền ; trình bày theo số tổng hợp. + nội dung chi tiết được công bố trong BẢn thuyết minh BCTC gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hang, tiền đang chuyển chi tiết cho tiền VNĐ, ngoại tệ và vàng, bạc, đá quý. + tiền là 1 chỉ tiêu quan trọng để phân tích khả năng thanh toán nên có thể dẫn đến sai lệch ( ví dụ: ghi nhận sớm hơn để khả năng thanh toán cao hơn thực tế) + tiền là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều mục quan trọng khác như doanh thu, chi phí, công nợ,.. nên khi bị sai sót hoặc gian lận các mục khác thì thường liên quan đến các ng vụ tiền + số ps của TK tiền thường nhiều hơn các số ps của các TK khác nên sai phạm trong các ngvu tiền nhiều khả năng xảy ra hơn. Và khó bị phát hiện + tiền là tài sản rất nhạy cảm nên khả năng xảy ra gian lận, biển thủ tài sản cao + số dư sai lệch sẽ dẫn tới khả năng sai sót gian lận, nhưng có trường hợp số dư có thể không sai lệch nhưng vẫn ảnh hưởng đến các khoản mục liên quan ( ví dụ: khoản chi trùng lặp cho người bán sẽ làm sai lệch chi phí và nợ pai trả..) *rủi ro tiềm tàng: (6 Ý CHÍNH) - do trình độ nhân viên kế toán hiện hành thiếu năng lực hoặc thiếu nhân viên kế toán dẫn đến sai sót trong các ghi chép + tiền không được ghi nhận hoặc ghi sai thời điểm ghi nhận + đối với ngoại tệ, hoạch toán sau tỷ giá quy đổi hoặc cuối kì chưa quy đổi số dư ngoại tệ về đồng tiền hạch toán - tiền là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều mục quan trọng khác như doanh thu, chi phí, công nợ,.. nên khi bị sai sót hoặc gian lận các mục khác thì thường liên quan đến các ng vụ tiền - số ps của TK tiền thường nhiều hơn các số ps của các TK khác nên sai phạm trong các ngvu tiền nhiều khả năng xảy ra hơn. - gần đây, có 1 số thông tin cho rằng ban giám đốc không trung thực trong khi làm việc, đang biển thủ 1 lượng tiền để phục vụ mục đích cá nhân - do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: do các sức ép từ bên ngoài( thị phần bị suy 12 giảm do thị trường bị biến động lớn, do các đối thủ cạnh tranh) dẫn đến có khả năng làm sai lệch để tăng khả năng thanh toán của DN. - do lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp phức tạp làm kế toán khi hạch toán dễ nhầm lẫn. - khi xem xét báo cáo tài chính thấy quy mô số dư “ tài sản bằng tiền” lớn bất thường => rủi ro tiềm tang đánh giá ở mức độ cao 19. Hãy cho biết đặc điểm và rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục “Hàng tồn kho” trong kiểm toán báo tài chính. *đặc điểm: -việc xác định 1 tài sản là HTK phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của đơn vị:trong hđ thương mại, HTK là hàng hóa, trong sx là NVL.CCDC,SPDD và thành phẩm…. - Hàng tồn kho chủ yếu được tính theo giá gốc. trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc thì pai tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được bằng cách lập dự phòng giảm giá HTK. - HTK được trình bày trên bảng CĐKT như 1 tài sản ngắn hạn và phải thuyết minh về: chính sách kế toán, giá gốc HTK, các khoản dự phòng … *rủi ro tiềm tàng: - HTK thường gồm nhiều chủng loại mẫu mã , bảo quản ở nhiều nơi, nhiều người phụ trách nên việc quản lí và kiểm soát rất phức tạp và khó khăn=> sai sót dễ xảy ra - số lượng các nghiệp vụ mua , sx, tiêu thụ thường xảy ra nhiều nên làm tang cơ hội cho các sai sót. - HTK dễ bị đổ vỡ, hư hỏng, lỗi thời có thể ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng tiêu thụ, làm ảnh hưởng tới giá trị HTK. - Nhiều loại hang hóa vật tư đồi hỏi phải nhờ đến các thủ tục đặc biệt, ý kiến của các chuyên gia mới xđ được số lượng và giá trị của chúng, do vậy mang nặng tính chủ quan khi đánh giá - do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: do các sức ép từ bên ngoài( thị phần bị suy giảm do thị trường bị biến động lớn, do các đối thủ cạnh tranh) dẫn đến có khả năng làm sai lệch để tăng khả năng thanh toán của DN. - do lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp phức tạp làm kế toán khi hạch toán dễ nhầm lẫn. 13 Hãy cho biết đặc điểm và rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục “Nợ phải trả người bán” trong kiểm toán báo tài chính. 14 Nhóm câu hỏi 2: 1. Khi kiểm toán BCTC của công ty A, kiểm toán viên phát hiện các sai phạm sau: a, Thủ quỹ không ghi nhận một khoản tiền bán hàng vào sổ quỹ và biển thủ số tiền nhận được. *cơ sở dẫn liệu bị vi phạm: đầy đủ *thủ tục: - kiểm tra sổ quỹ - kiểm tra tiền trong quỹ - kiểm tra sổ chi tiết các khoản phải thu đối chiếu với sổ cái - kiểm tra doanh thu bán hang, số hóa đơn bán hang có liên quan. b, Ghi một khoản nợ phải trả không đúng kỳ. *cơ sở dẫn liệu: phát sinh, chính xác *thủ tục: - kiểm tra sổ chi tiết NPTrả - kiểm tra sổ chi tiết đối chiếu với sổ tổng hợp chi phí - đối chiếu thông tin thu thập được ở trên với hóa đơn mua hang, các hợp đồng kinh tế, các biên bản, chứng từ có liên quan xem có ghi nhận đúng kì kế toán hay không. - trường hợp: thời điểm phát sinh khoản nợ này gần thời điểm khóa sổ, cần thêm thủ tục là kiểm tra việc khóa sổ, chia cắt niên độ của DN. c, Tồn tại một khoản nợ phải trả là không có thật. *cơ sở dẫn liệu: hiện hữu, nghĩa vụ, phát sinh *thủ tục kiểm toán: - kiểm tra sổ chi tiết NPTrả - kiểm tra sổ chi tiết đối chiếu với sổ tổng hợp chi phí - gửi thư xác nhận đến khác hang để xác minh các khoản nợ phải trả. - đồng thời đối chiếu thông tin thu thập được ở trên với hóa đơn giá trị gia tăng, các hợp đồng kinh tế, các biên bản, chứng từ có liên quan xem có ghi nhận đúng kì kế toán hay không d, Kế toán công nợ ghi sót ở sổ chi tiết phải thu một số khoản thu được từ khách hàng. *cơ sở dẫn liệu: đầy đủ * thủ tục: - kiểm tra sổ chi tiết doanh thu 15 - kiểm tra sổ tiền mặt, tiền gửi - đồng thời kiểm tra các chứng từ liên quan như hóa đơn bán hang, hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho. e, một khoản doanh thu và giá vốn của hàng bán bị trả lại chưa được ghi vào sổ *CSDL: đầy đủ, i, một tscđ hữu hình đang sử dụng ở bộ phận quản lí doanh nghiệp chưa được ghi vào sổ *CSDL: đầy đủ, * thủ tục: - kiểm tra sổ chi tiết tscđhh - kiểm tra sổ chi tiết khấu hao tài sản cố định - chứng kiến kiểm kê, đối chiếu biên bản kiểm kê với số liệu thu thập được ở trên. - đồng thời, kiểm tra các chứng từ liên quan như hóa đơn gtgt, phiếu nhập xuất kho,... g, kế toán thông đồng để biển thủ tiền thu từ KH bằng cách ghi nhận ở TK chi phí đối ứng với số TK pải thu KH để nhằm xóa sổ khoản pải thu. *CSDL: đầy đủ, đánh giá. * thủ tục kiểm toán: -kiểm tra về điều kiện lập dự phòng về các khoản phải thu này đã đúng hay chưa ( dung biên bản đối chiếu công nợ hằng năm để tìm hiểu điều kiện lập dự phòng, nếu không có biên bản đối chiếu công nợ thì KTV có thể gửi thư xác nhận công nợ tới KH) - Nếu chưa đúng điều kiện lập, kiểm tra sổ phụ ngân hang,sổ chi tiết tiền mặt, sổ quỹ có hay không - kiểm tra phiếu thu, phiếu báo có của ngân hang. - đối chiếu sổ chi tiết doanh thu với sổ tổng hợp xem có xuất hiện khoản thu đó hay không? Yêu cầu: Dựa vào những sai phạm đã cho ở trên, bạn hãy cho biết những cơ sở dẫn liệu nào bị vi phạm. Hãy nêu các thủ tục kiểm toán được sử dụng để phát hiện những sai sót trên. 2. Trong kiểm toán nợ phải trả người bán, trợ lý kiểm toán đã thực hiện: 1. Lựa chọn một mẫu khoản phải trả người bán từ sổ cái TK Phải trả người bán vào cuối năm. 16 2.Xác minh số dư TK Phải trả người bán với hóa đơn đã lựa chọn và các nghiệp vụ thanh toán sau ngày kết thúc năm tài chính. 3.Đối chiếu tổng giá trị khoản phải trả người bán trên sổ cái với tổng cộng số dư TK Phải trả người bán chi tiết và bảng tổng hợp tình hình thanh toán – mục phải trả người bán. Yêu cầu: a, Cơ sở dẫn liệu nào có ảnh hưởng tới việc xác định mỗi thủ tục kiểm toán trên? b, Với các cơ sở dẫn liệu được xác định ở câu (a), kiểm toán viên nên thực hiện những thủ tục kiểm toán bổ sung nào nhằm thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp? 1.CSDL: hiện hữu - gửi thư xác nhận đến các mẫu đã chọn ra -đồng thời xem xét các chứng từ liên quan tới các mẫu đã lựa chọn. 2.CSDL: đầy đủ - với hóa đơn đã lựa chọn,kiểm tra xem sổ chi tiết các khoản pai trả có ghi nhận hay không. * đánh giá: - kiểm tra xem xét đối chiếu xem hóa đơn đã phù hợp hay k, đã ghi nhận đúng trên sổ chi tiết hay chưa 3.CSDL: Chính xác - tính toán lại xem việc tính toán giữ sổ chi tiết và sổ cái đã đúng hay chưa - kiểm tra thời điểm ghi nhận xem có đúng kì kế toán hay không - kiểm tra việc hạch toán trên TK người bán trả tiền trước xem có bị nhầm lẫn với TK pải trả người bán hay k? 3. Khi kiểm toán khoản mục Tiền trên báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc vào ngày 31/12/X, kiểm toán viên đã thực hiện các thủ tục kiểm toán sau: - Đếm và liệt kê các loại tiền mặt tồn quỹ vào ngày 31/12/X. - Dựa trên sổ phụ của ngân hàng để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng trên sổ kế toán từ ngày 25/12/X đến ngày 10/1/X+1.( vì sao lại hay kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh quay ngày khóa sổ) - Điều tra các séc có số tiền lớn hay bất thường thanh toán cho các chi nhánh của công ty. https://webketoan.com/threads/215689-kiem-toan-tien/ Yêu cầu: a. Cho biết những mục tiêu kiểm toán đạt được khi thực hiện các thủ tục trên (nêu các cơ sở dẫn liệu rồi từ đó nêu các mục tiêu kiểm toán để làm rõ cho csdl đó) 17 1. hiện hữu, quyền, đầy đủ 2. đầy đủ, hiện hữu 3. Hiện hữu, trình bay và công bố b. Chỉ rõ các bằng chứng kiểm toán mà KTV cần thu thập để đạt được các mục tiêu ở câu (a) 4. Kiểm toán viên T đang tìm hiểu về khách hàng phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính của công ty Z cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X. Các thông tin mà T thu thập được như sau: -Trong năm N tình hình bán hàng của công ty Z tăng mạnh do nhiều đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới và do chính sách bán chịu được nới lỏng. Nhờ đó số ngày lưu kho bình quân của hàng tồn kho đã giảm mạnh còn 60% so với năm trước. Theo báo cáo của trưởng bộ phận kho hàng, mặc dù giá mua vào không đổi nhưng giá cả bình quân của các sản phẩm bán ra tăng 5%. - Công ty Z đã đầu tư và đưa vào sử dụng từ tháng 1/N một dây chuyền sản xuất với tổng giá trị 7.500 triệu đồng, 2/3 số tiền trên công ty Z đi vay dài hạn. Dây chuyền này làm cho sản lượng của công ty tăng lên gấp rưỡi. Yêu cầu: Anh/Chị hãy: a, Dự kiến các khoản mục có biến động đáng kể trên báo cáo tài chính năm X của công ty Z 2.Cho biết những thông tin trên sẽ giúp kiểm toán viên T lưu ý đến những rủi ro nào của báo cáo tài chính. 5. Kiểm toán viên A thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X của công ty M. Kiểm toán viên đã thu thập được một số thông tin, tài liệu về tình hình kinh doanh của công ty M như sau: Bắt đầu từ quý III/X, công ty đã đưa thêm một dây chuyền sản xuất sản phẩm mới và hoạt động theo kế hoạch. So với năm X-1, trong năm X chính sách tín dụng bán hàng của các nhà cung cấp với công ty M về cơ bản vẫn ổn định. Tuy nhiên giá cả thị trường lại có sự biến động đáng kể. ( giá cả biesn động là tang hay giảm, 2 trường hợp) 18 Trong năm X, thị trường của công ty cũng có thay đổi đáng kể và doanh thu bị giảm so với năm X-1 Yêu cầu: a, Hãy phân tích từ những thông tin, tài liệu trên để xét đoán làm rõ những khả năng tác động của các nhân tố có liên quan đến sự biến động của nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm và phải trả người bán cuối năm X của công ty M. b, Những lưu ý chủ yếu nào về rủi ro liên quan đến phải trả cho người bán của công ty M mà bạn cần khuyến cáo đối với kiểm toán viên A. 6. Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/X của công ty P, kiểm toán viên thu thập được một số thông tin sau: - Một số nghiệp vụ bán hàng được ghi nhận vào cuối niên độ, kiểm toán viên phát hiện một số lô hàng trong năm X công ty mới xuất kho gửi cho khách hàng, chưa có phản hồi của khách hàng về số hàng này nhưng kế toán công ty đã ghi nhận doanh thu bán hàng và phải thu của khách hàng đối với các lô hàng này. ( ghi tang dthu để làm đẹp báo cáo tc) Thủ tục kiểm toán : kiểm tra - Công ty dự kiến năm X+1 sẽ vay vốn ngân hàng để đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất mới. Yêu cầu: Phân tích các thông tin trên để chỉ rõ nghi ngờ về sai sót và nêu các thủ tục kiểm toán cơ bản mà kiểm toán viên cần thực hiện để giải tỏa nghi ngờ sai sót trên? 7. Kiểm toán viên A được giao kiểm toán khoản phải trả cho nhà cung cấp của công ty B trong năm tài chính X. Khi kiểm tra sự phù hợp giữa các báo cáo công nợ và số kế toán của công ty, kiểm toán viên phát hiện công ty B không tiến hành đối chiếu số dư với nhà cung cấp và có nhiều sai lệch. Kiểm toán viên A sẽ phải thực hiện các thủ tục kiểm toán nào? Thủ tục : KTV kiểm tra chứng từ mua hàng , kiểm tra sổ cái và sổ chi tiết công nợ phải trả, kiểm tra công nợ phải trả với chứng từ mua hàng 8. Hãy cho biết các cơ sở dẫn liệu cần thỏa mãn khi kiểm toán các khoản mục tài sản? Mỗi thử nghiệm cơ bản sau đây nhằm đáp ứng cơ sở dẫn liệu nào? Giải thích? a, Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt. hiện hữu, quyền, chính xác b, Kiểm tra việc khóa sổ hàng tồn kho:chính xác, trình bày và công bố 19 c, Kiểm tra chất lượng và tình trạng hàng tồn kho:đánh giá, trình bày và công bố d, Kiểm tra các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu đối với TSCĐ: phát sinh, đầy đủ, chính xác e, Kiểm tra việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.: đánh giá, quyền và nghĩa vụ 9. Sau đây là các thủ tục kiểm toán được thực hiện bởi KTV khi kiểm toán vốn chủ sở hữu: a. Lập và gửi thư xác nhận vốn đã góp tới các thành viên góp vốn/cổ đông. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có). mục tiêu : giúp KTV xác định được khoản góp vốn và thành viên góp vốn có thật hay không? Hay công ty chỉ khai khống để làm đẹp vốn đầu tư của công ty lên Phát hiện sai sót : công ty có đủ vốn kinh doanh theo quy định hiện hành hay không? Công ty còn hoạt động như thế nào? b.Tính toán lại lãi cổ tức, thanh toán lãi, cổ tức còn nợ. Mục tiêu : kiểm tra khoản lãi, cổ tức của công ty có chia theo đúng quy định không Khoản lãi và cổ tức có đúng với thực tế hay là ghi nhỏ đi để tránh nộp thuế Thủ tục: KTV kiểm tra BCKQKD số lãi công ty thu được , kiểm tra hợp đồng góp vốn, quy định chia cổ tức,lãi… c.Kiểm tra việc phát hành cổ phiếu, cổ phiếu ưu đãi và các điều khoản quy định cụ thể của công ty. Mục tiêu: Yêu cầu: a. Xác định mục tiêu của mỗi thủ tục kiểm toán trên. b. Mỗi thủ tục kiểm toán trên có thể giúp KTV phát hiện ra những sai sót gì? 10. Hãy cho biết các cơ sở dẫn liệu cần thỏa mãn khi kiểm toán các khoản mục giá vốn hàng bán? Mỗi thử nghiệm cơ bản sau đây nhằm đáp ứng cơ sở dẫn liệu nào? Giải thích? a. Thu thập bảng tổng hợp chi phí XSKD theo yếu tố năm nay/năm trước. Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết, Bảng cân đối SPS, Báo cáo tài chính). Chính xác chi phí đươc phản ánh đúng về mặt toán học đúng kỳ, thống nhất 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan