Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi...

Tài liệu Nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi

.PDF
8
211
58

Mô tả:

Phòng GD – ĐT Quận Cầu Giấy Trường Tiểu học TRung Hoà ====  ==== Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi Người viết : Trần Thị Phúc Phó hiệu trưởng - Trường Tiểu học Trung Hoà 2 Hà nội, tháng 4 năm 2006 Mục lục Phần 1: Đặt vấn đề..................................................................................................3 Phần 2: Nội dung.....................................................................................................4 I. Nhận thức về đội ngũ giáo viên giỏi......................................................................4 II. Tình hình thực tế của nhà trường..........................................................................5 III. Các biện pháp đã thực hiện để xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi......6 1. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi.................................................7 2. Giúp giáo viên tự bồi dưỡng...............................................................................8 3. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.......................................8 4. Tích cực tổ chức các tiết chuyên đề..................................................................9 5. Quan tâm tới việc dự giờ thăm lớp và tổ chức hội giảng..................................12 6. Đẩy mạnh công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học và dạy học bằng phương pháp hiện đại cũng như thiết thực nâng cao bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi.......................................................................................13 7. Nêu gương tốt việc khen thưởng khuyến khích kịp thời đây là một việc làm không thể thiếu được trong các phong trào thi đua, nếu khen chê đúng người, đúng thời điểm sẽ có tác dụng rất lớn tới sự cố gắng vươn lên của mỗi người ............13 8. Chăm lo đời sống vật chất – tinh thần cho đội ngũ giáo viên.........................14 IV. Kết quả đạt được.......................................................................................... 14 V. Bài học kinh nghiệm......................................................................................15 Phần 3: Kết luận và kiến nghị............................................................................16 3 Phần 1: Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài: Khi nói đến vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “ Thầy giáo là một nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa”.Vì vậy người thầy phải không ngừng vươn lên rèn luyện tu dưỡng mọi mặt để thực sự xứng đáng là ngời thầy giáo xã hội chủ nghĩa. Đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng: “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội ngũ đủ năng lực, đủ tư cách để làm tròn sứ mạng của mình”. Từ bao đời nay, ông cha ta mong mỏi ở người thầy phải “Biết mười, dạy một”và cũng yêu cầu người thầy dạy dỗ sao cho những học trò của mình phải “Học một biết mười”.Chính vì vậy từ xưa đến nay việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng có vị trí chiến lược lâu dài.Trong một nhà trường, việc xây dựng tập thể sư phạm, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sao cho mọi giáo viên đều có chí hướng vươn lên trở thành một giáo viên giỏi là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của một người cán bộ quản lý. Tuy nhiên, trong một nhà trường Tiểu học bộn bề công việc, công tác bồi dưỡng giáo viên thường chưa được quan tâm. Bản thân việc bồi dưỡng giáo viên giỏi là một công việc khó, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải giỏi về chuyên môn nếu không giỏi chuyên môn thì người quản lý có quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo viên giỏi cũng chỉ mang tính hình thức, thiếu chiều sâu và dẫn đến hiệu quả thấp. Qua thực trạng về đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, trình độ còn bất cập với yêu cầu đổi mới giáo dục nên bản thân tôi mạnh dạn với tất cả khả năng vốn có của mình xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm, 4 những bài học rút ra trong việc chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tại Trường Tiểu học Trung Hoà. 2. Mục đích của đề tài: Nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi 3. Đối tượng nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu: - Giáo viên Trường Tiểu học Trung Hoà. Thời gian từ năm học:2004 - 2005 đến năm học:2005 - 2006. Phần 2: Nội dung I. Nhận thức về đội ngũ giáo viên giỏi: * Quan niệm về giáo viên giỏi: Tiểu học là cấp học nền tảng đặt nền móng đầu tiên cho hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy giáo viên Tiểu học cũng có những đặc trưng riêng vừa là giáo viên chủ nhiệm lớp, vừa dạy đủ 9 môn học cho nên quan niệm, cách nhìn nhận đánh giá một giáo viên giỏi cấp Tiểu học cũng có nhiều tranh luận. Người thì cho rằng giáo viên giỏi cũng là giáo viên dạy giỏi, người thì cho rằng giáo viên giỏi chưa hẳn là giáo viên dạy giỏi v… v… Nhưng theo tôi giáo viên giỏi trước hết phải: -Có trình độ chuyên môn vững vàng. -Có tâm đối với nghề, yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu. -Có tư cách đạo đức tốt, cử chỉ, tác phong mẫu mực mang tính sư phạm. -Không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. -Phải có thành tích cụ thể, kết quả cao trong quá trình dạy học. Đó là tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100%, tỷ lệ học sinh giỏi đạt cao và bản thân phấn đấu đạt danh hiệu giáo viên giỏi ở các cấp. -Trong quá trình đổi mới giáo dục Tiểu học, hơn ai hết những người giáo viên giỏi đóng vai trò quan trọng trong nhà trường. Họ thực sự là những con chim đầu đàn luôn toả sáng trong đội ngũ giáo viên, là nòng cốt thúc đẩy chất lượng giáo dục và họ cũng là chỗ dựa tin cậy về mọi mặt cho bạn bè đồng nghiệp. 5 Từ nhận thức đúng đắn về vai trò tác dụng của đội ngũ giáo viên giỏi trong nhà trường tôi tiến hành bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi theo các bước. II. Tình hình thực tế của nhà trường: Người quản lý không phải là người trực tiếp làm mọi việc mà là người đạt được mục đích thông qua việc chỉ đạo người khác. Chính vì điều đó để có kế hoạch chỉ đạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi đạt hiệu quả cao. Việc đầu tiên là tôi khảo sát, tìm hiểu tình hình thực trạng của nhà trường. Có như vậy kế hoạch mới phù hợp và sát với điều kiện thực tế. Số lượng Các mặt điều tra Hệ đào tạo Độ tuổi Tuổi nghề Trung cấp 1 Cao đẳng 8 Đại học 6 Dưới 30 3 Từ 31 – 40 11 Từ 41 – 50 6 Từ 51 trở lên 1 Dưới 10 năm 6 Từ 11 – 20 năm 10 Ttừ 21 – 25 năm 2 Trên 25 năm 3 Kinh tế Hoàn cảnh giáo viên giáo viên Sức khoẻ Khá 9 Trung bình 10 Khó khăn 2 Tốt 19 Trung bình 2 Yếu 0 Qua các số liệu điều tra bước đầu ở trên ta đánh giá được: 6 - Đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá về mặt đào tạo và đang được trẻ hoá. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ được đào tạo cơ bản gặp được môi trường sư phạm tốt được bồi dưỡng có kế hoạch nên có tiến bộ rõ rệt. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên giỏi ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên trong trường còn thiếu vắng giáo viên giỏi “tầm cỡ” và chất lượng học sinh giỏi còn chưa cao so với mặt bằng của Quận. Qua thực tế việc chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên giỏi và học sinh giỏi của Trường Tiểu học Trung Hoà là một nhiệm vụ cấp thiết cho người làm công tác quản lý của trường. Dựa vào số liệu trên, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với các ban ngành đoàn thể của trường để tổ chức thi tay nghề của giáo viên, khảo sát chất lượng học sinh và điều tra hoàn cảnh của giáo viên trong trường. III. Các biện pháp đã thực hiện để xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi: 1. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi: Căn cứ vào thực trạng đội ngũ giáo viên và kết quả thi khảo sát tay nghề của giáo viên chúng tôi đã phát hiện ra được các đồng chí có tay nghề giỏi, nghiệp vụ chuyên môn tốt, có ý thức phấn đấu vươn lên để trở thành giáo viên giỏi là nòng cốt trong đội ngũ giáo viên. Để công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi đạt kết quả tốt, tôi lập kế hoạch cụ thể như sau: * 100% giáo viên trong độ tuổi phải hoàn thành các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, được tham gia các đợt học tập bồi dưỡng do Quận, trường tổ chức.. * Định ra từng giáo viên, từng tổ chuyên môn đăng lý phấn đấu các danh hiệu lao động giỏi. VD: Trong kế hoạch năm 2005 – 2006, chỉ tiêu đề ra là: - 100% các đồng chí giáo viên có nghiệp vụ, tay nghề chuyên môn đạt loại khá trở lên. 7 + Khối 1: Phấn đấu có 1 đồng chí giáo viên giỏi cấp trường và một đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố( bảo lưu ). + Khối 2: Có 1 đồng chí giáo viên giỏi cấp Quận. + Khối 3: Phấn đấu có 2 đồng chí giáo viên giỏi cấp Quận. + Khối 4: Phấn đấu có 1 đồng chí giáo viên giỏi cấp Quận và 1 đồng chí giáo viên giỏi cấp trường. + Khối 5: Phấn đấu có 1 đồng chí giáo viên giỏi cấp Quận và 1 đồng chí giáo viên giỏi cấp Trường. - Yêu cầu các đồng chí khối trưởng chuyên môn phải là các đồng chí phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi cấp Quận trở lên. - Giáo viên giỏi phải đạt chỉ tiêu phấn đấu có số học sinh giỏi cao còn lại là học sinh khá và không có học sinh xếp loại học lực trung bình, có học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp Quận (đối với học sinh lớp 5). - Giáo viên phải thống kê số lượng học sinh giỏi và theo dõi điểm thi của học sinh qua các đợt kiểm tra định kỳ, khảo sát chất lượng học sinh giỏi để có kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển của trường. - Để thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi như đã đề ra thì: + Người cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và quan trọng nhất là phải luôn tự khẳng định trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình đối với giáo viên toàn trường. + Người cán bộ quản lý phải biết kích thích nhu cầu tự vươn lên trong tập thể sư phạm do mình phụ trách bằng các biện pháp xử lý hành chính, quản lý về kế hoạch và quản lý về thi đua khen thưởng. + Về nhận thức: Người cán bộ quản lý phải thấy được việc tự bồi dưỡng là nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học. Theo quy định số 3257/GD - ĐT ngày 8/11/1994 tại điều 16 điều lệ Trường Tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD - ĐT ban hành có nói nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học như sau: 8 “… Thường xuyên học tập văn hoá, bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện ý chí đạo đức, tác phong để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao theo tiêu chuẩn quy định của người giáo viên Tiểu học…” Có thể nói tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá giáo viên là sự tiến bộ về mọi mặt của học sinh do mình phụ trách. Người cán bộ quản lý coi biện pháp xem xét, đánh giá giáo viên theo chất lượng, hiệu quả giảng dạy là một biện pháp cốt lõi cần phải thực hiện tốt. Bởi nó không chỉ tạo nên những học sinh giỏi, quan trọng hơn nữa là nó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong toàn trường. Sau khi Ban giám hiệu đã thống nhất được quan điểm chúng tôi tiến hành một số biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi. 2. Giúp giáo viên tự bồi dưỡng: Như chúng ta đã biết, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ thì tri thức của loài người càng phát triển. Để chuẩn bị hành trang vữmg vàng cho mỗi con người bước vào thế kỷ mới – thế kỷ của khoa học và công nghệ, đòi hỏi người thầy giáo phải luôn luôn tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức để đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện tại. Để mỗi cán bộ giáo viên tự học tập và bồi dưỡng được tốt. Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã tạo điều kiện thuận lợi, thời gian hợp lý để các đồng chí giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn như: lớp Cao đẳng Tiểu học, Đại học Tiểu học tại chức, từ xa… Bên cạnh đó nhà trường còn trang bị cho 100% các đồng chí giáo viên của trường có những tài liệu tham khảo hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Với nhiều tài liệu phong phú, thiết thực với giáo viên như các tạp chí giáo dục Tiểu học, 88 câu hỏi về dạy Tiếng Việt ở Tiêủ học, lịch sử văn miếu Quốc Tử Giám, các triều đại ở Việt Nam, tri thức bách khoa, từ điển từ láy, từ điển bách khoa 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan