Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các th...

Tài liệu Nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng việt nam trong tình hình hiện nay

.DOC
25
1306
128

Mô tả:

MỞ ĐẦU Kính thưa Thủ trưởng Bộ Chỉ huy, Thủ trưởng các Phòng, Ban. Kính thưa toàn thể các đồng chí! Trong những năm gần đây vấn đề dân tộc, tôn giáo diễn biến ngày càng phức tạp, trên thế giới, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ với chủ trương: "Lấy bạo loạn và xung đột dân tộc, tôn giáo" làm cái cớ để can thiệp sâu vào nội bộ các nước nhất là các nước không phải đồng minh của Mỹ. Ở Việt Nam trong những năm qua vấn đề dân tộc, tôn giáo đã được các thế lực phản động, thù địch và các phần tử xấu lợi dụng triệt để chống phá, can thiệp vào nội của ta, tìm mọi cách đưa vấn đề về dân tộc, tôn giáo để ép ta trong các mối quan hệ trên trường quốc tế. Thực hiện kế hoạch học tại chức tháng 6, được sự phân công của Thủ trưởng Phòng Chính trị tôi xin giới thiệu tới các đồng chí chuyên đề: Nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá Cách mạng Việt Nam trong tình hình hiện nay. Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG I- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 1- Mục đích: Giới thiệu với các đồng chí một số nét chính về âm mưu, thủ đoạn và hoạt động lợi dụng vấn đề Dân tộc, Tôn giáo chống phá Việt nam của các thế lực phản động, thù địch; dự báo tình hình, âm mưu thủ đoạn hoạt động chống phá và một số nội dung, biện pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của chúng. Từ đó giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, từ đó đề cao ý thức cảnh giác, tích cực, chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, bảo vệ chính trị nội bộ đơn vị trong tình hình hiện nay. 2- Yêu cầu: Nắm được nội dung cơ bản của chuyên đề, nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu thủ đoạn hoạt động của các thế lực phản động, thù địch và phần tử xấu "lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo" chống phá cách mạng Việt Nam, bảo vệ chính trị nội bộ quân đội. II- NỘI DUNG: Gồm 3 phần: - Phần I: Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động chống phá Việt Nam trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo. - Phần II: Dự báo một số âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực phản động, thù địch trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo trong gian tới. - Phần III: Nội dung, biện pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá Việt Nam trên lĩnh vực trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch, phản động. (Trọng tâm là phần II và phần III) III- THỜI GIAN: tổng thời gian 4 giờ. - Thời gian lên lớp: 2 giờ. - Thời gian nghiên cứu: 2 giờ IV- TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP: - Tổ chức: Tổ chức lớp học tập trung cơ quan Bộ chỉ huy. - Phương pháp: Giảng giải thuyết trình, trích dẫn một số vấn đề liên quan đến bài giảng, kết hợp trình chiếu powerpoint. V- ĐỊA ĐIỂM: Hội trường Bộ CHQS Thanh Hóa. VI- TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU: 1. Đề cương giáo dục chính trị năm 2015 của Cục Bảo vệ an ninh. 2. Thông báo tình hình nội bộ năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015. 3. Một số tình hình dân tộc, tôn giáo địa bàn Thanh Hóa. 2 NỘI DUNG BÀI GIẢNG I- ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG, THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO. A- Khái quát về đặc điểm tình hình dân tộc và tôn giáo ở Việt nam: 1- Đặc điểm tình hình dân tộc ở Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Trong 54 dân tộc có tới 53 dân tộc thiểu số, với tổng số dân số gần 11 triệu người, chiếm khoảng 13% dân số cả nước. Các dân tộc sống đoàn kết, thân ái, tương trợ với nhau, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và bản sắc đa dạng phong phú về văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành 8 nhóm ngôn ngữ là: - Nhóm Việt- Mường có 4 dân tộc: Kinh, Chứt, Mường, Thổ. - Nhóm Tày- Thái có 8 dân tộc: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái. - Nhóm Môn – Khmer có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru- Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cờ Tu, Giẻ Triêng, Hơ Rê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, Mnông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng. - Nhóm Mông - Dao: có 3 dân tộc: Dao, Mông, Pà Thẻn. - Nhóm Kadai có 4 dân tộc: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo. - Nhóm Nam Đảo có 5 dân tộc: Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai. - Nhóm Hán: có 3 dân tộc: Hoa, Ngán, Sán Dìu. - Nhóm Tạng có 6 dân tộc: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La. * Đối với tỉnh Thanh Hóa: Số lượng dân tộc thiểu số tương đối lớn: tổng số có khoảng trên 633.243 người chiếm tỷ lệ: 18,62 % dân số với 6 dân tộc: Thái, Mường, Mông, Thổ, Khơ Mú, Dao tập trung ở 11 huyện miền núi của tỉnh. Các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế- xã hội không đều nhau. Các dân tộc vùng đồng bằng Nam Bộ với địa hình đất đai màu mỡ, khí hậu, thời tiết ổn định, canh tác thuận lợi, đời sống kinh tế xã hội phát triển, ổn định hơn các vùng khác. Vùng Tây bắc, Đông Bắc, Miền Trung với địa hình chia cắt, phức tạp, đất đai khô cằn, nhiều đồi dốc, núi đá, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, canh tác rất khó khăn nên đời sống các dân tộc thiểu số khó khăn hơn, tỷ lệ nghèo cao hơn, kinh tế chậm phát triển. Về cơ bản, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn khó khăn, trình độ dân trí thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung, nhiều hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại. Các dân tộc thiểu số có những sinh hoạt, di sản văn hóa đa dạng, bản sắc riêng, trong đó có những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất độc đáo, mang tầm quốc gia, quốc tế (di sản phi vật thế giới: văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên). Đa số các dân tộc thiểu số đều có ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) riêng. 3 Có thể khẳng định rằng các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời, cấu thành cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đại bộ phận các dân tộc thiểu số đều có nguồn gốc từ các cộng đồng bản địa gắn bó với tổ quốc Việt Nam. Các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ các bộ lạc, cộng đồng thiểu số không có chính quyền riêng mà được đặt dưới sự cai trị của nhà nước phong kiến Việt Nam (trừ 2 dân tộc Chăm và Khme vốn thuộc các quốc gia phong kiến độc lập trong tiến trình lịch sử đã trở thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 2- Đặc điểm tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Như các đồng chí đã biết tôn giáo là một phạm trù lịch sử và sẽ tồn tại lâu dài. Song đến nay việc định nghĩa, giải thích tôn giáo cũng rất khác nhau và các nhà tôn giáo vẫn tranh luận chưa có hồi kết thúc. Tuy nhiên theo quan điểm duy vật biện chứng của Ăng- ghen thì tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm các quan niệm phản ánh một cách hư ảo, sai lệch thế giới tự nhiên vào đầu óc con người. Đó là sự phản ánh mà thế giới tự nhiên đã trở thành lực lượng siêu nhiên, chi phối, quyết định số phận con người; con người phải phục tùng và tôn thờ lực lượng siêu nhiên đó. Tôn giáo luôn được vật chất hóa thành một quan hệ xã hội, một lực lượng xã hội. Trái với quan điểm cho rằng tôn giáo ra đời và tồn tại cùng con người. Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng tôn giáo chỉ là một phạm trù lịch sử có đủ 3 tính chất đó là tính chất lịch sử, tính chất quần chúng và tính chất chính trị. Con người sáng tạo ra tôn giáo, nhưng tôn giáo không phải xuất hiện cùng với con người. Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm tỷ lệ cao trong dân số thế giới mà còn ở chỗ tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của đa số quần chúng nhân dân lao động. Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có nhà nước, lợi ích của các giai cấp ngày càng được thể hiện rõ trong các hoạt động của tôn giáo. Đông đảo quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu tâm linh. Còn giai cấp thống trị lại lấy tôn giáo để mỵ dân. Chính sách của Đảng, Nhà nước ta là bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo. Song trên thực tế tôn giáo đã và đang bị các lực lượng chính trị phản động sử dụng cho mục đích ngoài tôn giáo. Vì vậy, việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đòi hỏi gắn liền với cuộc đấu tranh chống những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo. Tóm lại tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một thực tế khách quan của lịch sử, sinh ra trong xã hội loài người, do con người sáng tạo ra rồi con người bị nó chi phối. Tôn giáo còn tồn tại lâu dài cùng với sự vận động phát triển của xã hội loại người. Khi con người chưa được thỏa mãn hoàn toàn những nhu cầu, ước vọng, trong xã hội còn có giai cấp và áp bức giai cấp, còn mâu thuẫn trong điều thiện và điều ác… thì tôn giáo còn có cơ sở để tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác. 4 *Đối với Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Trong lịch sử, các tôn giáo lớn không tồn tại và phát triển tại vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, ngoại trừ đạo Phật trong cộng đồng người Khmer, người Hoa; Đạo Hồi, Bà La Môn trong người Chăm. Từ khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và đặt ách đô hộ, đạo Công giáo được chính quyền thực dân bảo hộ khuyến khích và đã phát triển lên các vùng dân tộc thiểu số, ở các địa bàn trọng điểm, trung tâm của các vùng nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho bọn quan lại thực dân, đồng thời phát triển tín đồ trong đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa, điển hình như ở: Kon Tum, Đà Lạt, Trạm Tấu (Yên Bái), Sa Pa… Từ đầu những năm 80 thế kỷ XX, hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái phép (chủ yếu là đạo Tin lành) trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số với sự hậu thuẫn của các thế lực phản động, thù địch từ bên ngoài đã làm thay đổi mạnh mẽ đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hiện nay đạo Tin lành và một số tà đạo khác như: Tin lành Đề Ga, Đạo Vàng Chứ, đạo Hà mòn… đã có mặt hầu hết các địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tập trung đông nhất là ở Tây Nguyên, Tây Bắc. Sự xuất hiện và phát triển của tôn giáo trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã gây ra những vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hiện nay nước ta có 12 tôn giáo lớn nhỏ đã được nhà nước cấp đăng ký hoạt động và công nhận tư cách pháp nhân đó là: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tin lành, Hồi giáo, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật Hội Việt Nam, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Giáo Hội Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo- Tam Tông miếu và đạo Baha'i. Hiện có khoảng 25% dân số là tín đồ theo các tôn giáo, trong đó theo sáu tôn giáo lớn bao gồm: Phật giáo: khoảng 10 triệu người, Công giáo: khoảng 6 triệu người, Cao Đài khoảng 2,4 triệu, Phật giáo Hòa Hảo khoảng 1,3 triệu người, Tin lành khoảng 1 triệu người; Hồi giáo khoảng trên 7 vạn người. Đa số các tín đồ tôn giáo là người lao động, chủ yếu là nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. *Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tồn tại 4 tôn giáo chính: Phật giáo khoảng 16 nghìn người, Công giáo khoảng 138 nghìn người, Tin lành khoảng trên 4 nghìn và đạo Cao Đài khoảng vài trăm người. Ngoài ra còn tồn tại một số tôn giáo lạ (tà đạo) như Thanh Hải Vô Thượng Sư, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, đạo Âm thanh ánh sáng… B- ÂM MƯU THỦ ĐOẠN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ VIỆT NAM CỦA THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG THÙ ĐỊCH VÀ PHẦN TỬ XẤU. A- Âm mưu, thủ đoạn hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc: Có thể khẳng định rằng hiện tại và trong những năm tiếp theo Mỹ và Phương Tây tiếp tục lợi dụng "vấn đề dân tộc", "dân chủ" "nhân quyền" để gây sức ép với 5 Việt Nam, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ. Cho nên lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá Việt Nam vẫn là một trong nội dung, biện pháp được Mỹ và các thế lực thù địch thường sử dụng. Trong đó chúng tập trung vào một số âm mưu sau: 1. Tuyên truyền phá hoại tư tưởng: Sử dụng các đài phát thanh, Internet, phương tiện truyền thông hiện đại để tuyên truyền, tác động vào đồng bào thiểu số, đồng thời làm phương tiện liên lạc, chỉ đạo từ bên ngoài và thống nhất các hoạt động của các đối tượng trong nước. Đây là một trong những phương thức khá phổ biến và đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, tư tưởng của đồng bào thiểu số, trong đó nổi lên là vai trò của các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc của các đài phát thanh nước ngoài, như: RFA, đài "Công lý Á châu"- Veritas, "Đài phát thanh Viễn đông"FEBC, đài "Tiếng nói Khmer"… Trên các đài phát thanh này chúng thường xuyên phát tán những luận điệu xuyên tạc, nói xấu chế độ, đã kích Đảng, Nhà nước ta, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan và thái độ chống đối trong đồng bào thiểu số. Đặc biệt, hai đài Veritas và FEBC là phương tiện chủ yếu trong việc tuyên truyền, kích động và lôi kéo đồng bào thiểu số theo đạo Tin lành, thông qua các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc vào lãnh thổ Việt Nam. Lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin như: internet, điện thoại di động vào việc liên lạc, chỉ đạo và thống nhất hoạt động. Trong các vụ tập trung gây rối, bạo loạn như: ở Tây Nguyên năm 2001, 2004 và ở Tây Bắc 5/2011… thời gian vừa qua, điện thoại di động là phương tiện liên lạc chủ yếu dùng để thông tin, chỉ đạo và thống nhất hành động giữa các đối tượng ở các địa bàn khác nhau, gây cho ta nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh. 2. Tiến hành các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trong đồng bào các dân tộc thiểu số, thực hiện chủ trương "tôn giáo hóa" đồng bào thiểu số, thông qua đó sử dụng thần quyền, giáo lý để khống chế quần chúng và dùng tôn giáo làm "ngọn cờ tinh thần" để tập hợp lực lượng, kích động chống phá ta. Lợi dụng đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, đời sống vật chất thiếu thốn, đời sống tinh thần nghèo nàn, lạc hậu, mức sống ngày càng chênh lệch so với các khu vực khác. Đây chính là "mảnh đất màu mỡ" cho tôn giáo phát triển. Các hoạt động tôn giáo trái phép tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, các huyện vùng cao duyên hải Miền Trung, trong đó chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc Mông Tây Bắc và Tây Nguyên. Tại địa bàn Tây Bắc, tình hình phức tạp trong đồng bào dân tộc Mông chỉ xuất hiện vào những năm giữa thập kỷ 1980 mà chính xác là từ năm 1986, khi xuất hiện hoạt động tuyên truyền, lôi kéo người Mông theo đạo Tin lành, mà cao điểm 6 tập trung vào giai đoạn 1986- 2002. Vào giai đoạn này, có thể nói hầu như toàn bộ cộng đồng người Mông ở Tây Bắc đã bị tác động, ảnh hưởng của các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo Tin lành trái phép. Trước năm 1986 trên địa bàn Tây Bắc chỉ có hai tôn giáo là đạo Phật và Công giáo với vài nghìn tín đồ, phần lớn là người Kinh và một số ít người Mông (Công giáo), phần lớn đồng bào các dân tộc có tín ngưỡng đa thần (tôn thờ các vị thần) và tập quán thờ cúng tổ tiên. Đến nay, tại các tỉnh Tây Bắc đã có 805 thôn bản, 242 xã, 42 huyện có đồng bào theo đạo Tin lành, với tổng số tín đồ là 52.970 người (đăng ký chính thức), chưa kể số người bị tác động, ảnh hưởng, tự nhận mình là tín đồ tin lành. Trong số tín đồ đạo Tin lành, người Mông chiếm 90%. Địa bàn mà đạo Tin lành hoạt động và phát triển mạnh nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn và các xã giáp biên giới Việt- Lào. Tại Tây Nguyên, hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái phép cũng chỉ xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ trước, trong đó chủ yếu là đạo Tin lành với tốc độ phát triển không ngừng gia tăng và chủ yếu tập trung vào đồng bào các dân tộc thiểu số. Năm 2004, số tín đồ đạo Tin lành trên địa bàn Tây Nguyên chỉ chiếm 6,5% dân số thì đến nay đã tăng lên trên 7% dân số. Điều đáng nói là sự tăng trưởng đó chỉ tập trung trong đồng bào dân tộc ít người: năm 2004 tín đồ Tin lành là người dân tộc thiểu số chiếm 19,3% số tín đồ của tôn giáo này, đến nay tỷ lệ này đã tăng lên trên 21%. Một điểm rất đáng lưu ý nữa là: nếu số tín đồ Thiên Chúa giáo là người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 31% thì tỷ lệ đó của đạo Tin lành là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất cao: Gia lai 98,3%; Đăk Lăk 90,5%. Hiện nay, gần 25% số dân của 11 dân tộc thiểu số Tây Nguyên theo đạoTin lành. Những con số trên đáng để chúng ta suy ngẫm. Tuy nhiên, những con số trên chưa phản ánh hết tính chất phức tạp của tình hình phát triển đạo trái phép trong đồng bào thiểu số Tây Nguyên. Bên cạnh hoạt động phát triển đạo Tin lành thuộc các hệ phái Tin lành truyền thống, còn xuất hiện cái gọi là "Tin lành Đêga", một dạng biến tướng của Tin lành, chỉ phát triển trong đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. Mục đích của nó mang động cơ chính trị rất rõ ràng là kích động đồng bào các dân tộc thiểu số "đấu tranh" nhằm khôi phục lại cái gọi là "nhà nước ĐêGa", sử dụng nó làm công cụ để tuyên truyền, kích động đồng bào, lôi kéo tập hợp lực lượng chống phá ta. Vì vậy, số liệu thống kê ở trên chưa bao gồm và chưa phản ánh hết thực trạng phát triển của cái gọi là "Tin lành Đêga". Các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo Tin lành trái phép trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số được thực hiện với sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng cốt cán, cầm đầu ở trong nước với các thế lực ở nước ngoài. Ngoài đạo Tin lành, một số tà đạo khác cũng đã xuất hiện và tác động không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã và đang bị các thế lực thù địch lợi dụng, như "Đạo Dương Văn Mình", "Đạo Vàng Chứ" ở các tỉnh miền núi phía bắc, "Đạo Hà Mòn" ở các tỉnh Tây Nguyên. 7 *Tại Thanh Hóa từ năm 1990 đồng bào Mông từ các tỉnh phía Bắc di cư vào các huyện miền núi Thanh Hóa thì đạo Tin lành đồng thời có mặt, tổ chức thành giáo hạt và chia thành các khu, có trưởng hạt... Gồm các hệ phái: + Hệ phái Liên hữu Cơ đốc; Hệ phái Trưởng lão; Hội thánh Tin lành Miền Bắc (chủ yếu ở Mường Lát). + Hệ phái Phúc âm sự sống (chủ yếu ở các xã Xuân Thắng, Tân Thành, Luận Khê/ Thường Xuân, Thiệu Lý/ Thiệu Hóa), chưa được công nhận. 3. Lợi dụng những vấn đề lịch sử để xuyên tạc, vu cáo nhà nước Việt Nam lấn chiếm đất của Campuchia. Kích động chống phá những dự án xây dựng, phát triển kinh tế tại các vùng đồng bào dân tộc. Đối với các đối tượng lợi dụng đồng bào Khmer có đôi chút khác biệt so với các đối tượng ở địa bàn Tây Bắc và Tây Nguyên, do đặc điểm dân tộc Khmer có quan hệ chặt chẽ với dân tộc Khmer ở nước ngoài, mà chủ yếu là ở Căm Pu Chia, do đó để chỉ đạo và hậu thuẫn cho hoạt động của số đối tượng trong nước bên cạnh tổ chức phản động của người Khmer Việt Nam lưu vong là "Hiệp hội Khmer Krôm" (Có trụ sở tại Mỹ và đã mở văn phòng đại diện tại Cămpuchia, nay đã đổi tên thành "Mặt trận Khmer Krôm, thành lập nhà nước Khmer tự trị tại Việt Nam"); "Hội nhân quyền Khmer Krôm", do Chănđra đứng đầu, tập hợp các đối tượng bất mãn với chế độ ta ở Sóc Trăng, Trà Vinh chạy sang Cămpuchia sau năm 1979; "Hội các nhà sư Khmer Krôm"… và còn có hàng loạt các tổ chức của người Khmer ở nước ngoài như: "Khmer Cămpuchia Krôm", " Liên đoàn Khmer CPC Krôm" của Thạch Ngọc Thạch ở Mỹ, "Cộng đồng Khmer CPC Krôm" của Thạch Sê Tha ở CPC và "Liên đoàn Phật giáo Khmer CPC Krôm thế giới" của Liêu Pâu ở Úc… Hầu hết các tổ chức này đều có cơ sở hoặc chi nhánh ở Căm Pu Chia, từ đó tiến hành các hoạt động móc nối vào trong nước để chỉ đạo hoạt động, chuyển tài liệu, tài chính vào trong nước và lôi kéo người Khmer ở các tỉnh Tây Nam bộ sang Cămpuchia để đào tạo, huấn luyện sau đó đưa về nước hoạt động. Tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, từ sau khi Miền Nam được giải phòng, đất nước thống nhất, bọn phản động lợi dung dân tộc Khmer đã lập ra hàng chục nhen nhóm, tổ chức nhằm lợi dụng đồng bào Khmer, tập hợp lực lượng chống phá Việt Nam. Trong đó có tổ chức phát triển mạnh, hình thành tổ chức từ trung ương đến cơ sở. Với mục tiêu bạo loạn cướp chính quyền, đấu tranh đòi độc lập, giành quyền tự trị cho người Khmer. Từ năm 1976- 1984 chúng đã tổ chức hàng chục vụ bạo loạn, lôi kéo hàng ngàn người Khmer tham gia, trong đó có không ít sư sãi và cán bộ là người Khmer tham gia... Sau khi hiệp định Pari về CPC được ký kết (1991), lực lượng UNTAC do Mỹ thao túng triển khai lực lượng ở CPC. Bọn phản động lợi dụng người Khmer từ các nước đã quay về CPC hoạt động nhằm chống phá Việt Nam đòi "độc lập và quyền tự trị" cho người Khmer Nam bộ. Trong đó không ít tổ chức, đối tượng cầm đầu là những tên đã từng tham gia tổ chức phản động Khmer nam bộ trốn sang CPC. Song song với các hoạt động tập hợp lực lượng phát triển tổ chức, chúng mở rộng 8 các hoạt động tuyên truyền, tuồn các tài liệu về cái gọi là "" Lịch sử Khmer Krôm", "Bản đồ nhà nước Khmer Krôm", "Quốc huy, quốc kỳ nhà nước Khmer Krôm" vào Việt Nam tuyên truyền lấy ngày 4/6 hàng năm là "Ngày mất đất Khmer Krôm". Đồng thời đưa người về các vùng đồng bào dân tộc Khmer để kích động, móc nối, mua chuộc, lôi kéo phát triển lực lượng ở trong nước. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch và các tổ chức Khmer cực đoan đang triệt để tận dụng các cơ hội để tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam, với mục tiêu cao nhất là công khai hóa, quốc tế hóa vấn đề Khmer Krôm ở Việt Nam để thành lập cho được cái gọi là "Nhà nước Khmer độc lập". Trong những năm vừa qua, các đối tượng phản động lợi dụng người Khmer đã tiến hành hàng trăm vụ tuyên truyền, kích động chống đối trong đồng bào dân tộc, nhất là vào các thời điểm lễ, tết cổ truyền. Đặc biệt, chúng đã lợi dụng các hoạt động khiếu kiện của đồng bào dân tộc Khmer vì mục tiêu dân sinh, kinh tế đơn thuần thành các hoạt động mang màu sắc chính trị. Trong năm 2014 vừa qua tại CPC các tổ chức, đảng phái đối lập luôn lợi dụng vấn đề người Khmer để biểu tình chống phá VN, cụ thể: ngày 04/6/2014 tại Phnom pênh- CPC, cộng đồng Khme CPC krôm (KKK) tổ chức kỷ niệm 65 năm “ngày mất đất” (04/6/1949-04/6/2014). Tham gia có khoảng 1.800 người, trong đó có Sam-Rên-Xy, Kưm Xô Kha (thộc đảng cứu quốc-CNRP) đã tuyên tuyền, xuyên tạc cho rằng “VN đang sử dụng ông Hun Xen để xóa bỏ dân tộc, tôn giáo, Khơ me Crôm….”. ngày 23/10/2014 tại thủ đô CPC nhóm “mặt trận dân tộc giải phóng Khme” (KLNF) kêu gọi biểu tình chống VN, vu cáo VN xâm lấn vùng đất Khme thuộc CPC, trong đợt biểu tình chúng đã lôi kéo khoảng 1.500 người tham gia, một số đối tượng quá khích đã đốt Quốc kỳ và tiền VN… 4. Tuyên truyền xuyên tạc, kích động gây chia rẽ đồng bào thiểu số với người Kinh, kích động đồng bào thiểu số chống lại các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội. Đây là một trong những thủ đoạn mà các thế lực thù địch thường xuyên tiến hành nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mâu thuẫn giữa các sắc tộc và giữa người thiểu số với người Kinh nhằm phá hoại các chủ trương, chính sách của ta, gây tình trạng mất ổn định tại các vùng đồng bào thiểu số. Lợi dụng đời sống của đồng bào thiểu số còn nhiều khó khăn, mức sống chênh lệch so với miền xuôi và người Kinh, các thế lực thù địch đã tung tin truyên truyền, xuyên tạc, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, đòi "đuổi người Kinh ra khỏi đất của người thiểu số". Mặt khác, thông qua các hoạt động tôn giáo trái phép để tuyên truyền, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, vu cáo Nhà nước ta "phân biệt đối xử, đàn áp đồng bào thiểu số" nhằm kích động tư tưởng chống đối. Đồng thời, kích động đồng bào thiểu số không chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, như: không thực hiện chương trình KHHGĐ, không cho con em làm nghĩa vụ quân sự, không tham gia các hoạt động của địa phương… nhằm 9 lôi kéo đồng bào khỏi sự quản lý của chính quyền, vô hiệu hóa bộ máy chính quyền cơ sở, tạo điều kiện cho các hoạt động tập hợp lực lượng để chống phá ta. Đặc biệt, phủ nhận vai trò các đại biểu người dân tộc thiểu số trong Quốc hội và cơ chế bầu cử, nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, đòi Quốc hội ra cơ chế giám sát quyền lực của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, bầu cử tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho những người có tư tưởng "tiến bộ kiểu phương tây" tham gia các hoạt động của Quốc hội. 5. Kích động di cư tự do và vượt biên trái phép tạo các điểm nóng, gây bất ổn về chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội tại VN tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp. Trên hướng Tây Bắc, sau vụ việc tụ tập đông người Mông tại huyện Mường Nhé- Điện Biên (5/2011), tình hình người Mông tại VN đã từng bước ổn định. Tuy nhiên, bọn phản động trong người Mông vẫn ngầm gia tăng các hoạt động tuyên truyền, móc nối, lôi kéo di cư, tụ tập huấn luyện, hình thành nhen nhóm cho mưu đồ “Xưng Vua” ở VN. Một bộ phận người Mông ở Tây Bắc vẫn ngấm ngầm tụ tập thanh niên để luyện tập quân sự, bán tài sản, tích trữ lương thực để di cư vào Tây Nguyên, sang Lào, Thái Lan, Mianma, Trung Quốc, nhằm gây mất ổn định… Trên hướng Tây Nguyên, Mỹ và các thế lực thù địch đánh giá ĐCS VN đang tập trung chuẩn bị đại hội Đảng các cấp và đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, đây là thời cơ để người dân tộc thiểu số Tây nguyên đấu tranh đòi đất, đòi “tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”…, tạo cớ cho Mỹ và các tổ chức quốc tế can thiệp, gây sức ép buộc VN công nhận quyền tự trị của người Tây Nguyên. Chúng tăng cường kích động lôi kéo người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên sang CPC, Thái Lan huấn luyện để xây dựng lực lượng, ý đồ chống phá ta lâu dài. Mỹ và phương tây gây sức ép đòi chính phủ CPC cho tái thành lập văn phòng đại diện của UNHCR và “trại tị nạn” người VN tại CPC, mục đích lôi kéo người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên sang. 6. Tiếp tục hậu thuẫn cho việc thành lập các tổ chức phản động lưu vong, hội nhóm cực đoan trong các dân tộc thiểu số để chống phá Việt Nam. “Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ XXI” của Mỹ (tháng 1 năm 2000) đã xác định: “Xung đột sắc tộc… là thách thức lớn lao đối với các giá trị về an ninh của Mỹ”. Đây là một “hình thức vi phạm nhân quyền” mà Mỹ có thể “hành động quân sự tập thể” và dùng “áp lực đồng thời kinh tế - chính trị kết hợp với ngoại giao” để chặn đứng ở bất cứ quốc gia nào. Đối với Việt Nam, Mỹ xác định “cũng không làm ngơ” trước những “người miền núi anh em” (dân tộc thiểu số) đã từng “giúp đỡ Mỹ” trong chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương trước đây. Các “Báo cáo tình hình nhân quyền” hàng năm, do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đã xuyên tạc, bóp méo sự thật về vấn đề dân tộc, tôn giáo của nhiều quốc gia, trong đó trắng trợn vu cáo Việt Nam “không có nhân quyền”, “đối xử không bình đẳng với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, vu cáo “Việt Nam đàn áp dân tộc, tôn giáo”… Thâm độc hơn chính quyền Mỹ còn hỗ trợ cho các lực lượng phản động người dân tộc thiểu số Việt Nam sống lưu vong ở nước ngoài mà tập trung ở Mỹ, Pháp, Canađa để chống phá Nhà nước Việt Nam. 10 Chính quyền Mỹ thường xuyên đẩy mạnh hoạt động gây ảnh hưởng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam ở Mỹ, thông qua các hoạt động văn hoá, xã hội, tôn giáo. Nước Mỹ là nơi tổ chức các cuộc gặp gỡ, lễ hội mang tính quốc tế của người Mông. Tổng thống Mỹ thường xuyên gửi thư chúc mừng các lễ hội này. Chính quyền Mỹ còn trực tiếp cử người điều hành “Trung tâm nghiên cứu Thái học Mỹ” do Bạc Thị Siểng cầm đầu. Nhiều chương trình hội thảo, hội nghị quốc tế liên quan đến các dân tộc thiểu số Việt Nam được tổ chức ở Mỹ và các nước khác đều do Mỹ chi phối. Mặt khác Mỹ tích cực hỗ trợ hình thành các hội nhóm của người dân tộc, hướng hoạt động cộng đồng dân tộc thiểu số lưu vong theo quỹ đạo của Mỹ. Sử dụng các tổ chức này tác động, kích động gây mất ổn định trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Tây Nguyên. Hiện có khoảng 100 tổ chức của người dân tộc thiểu số Việt Nam ở nước ngoài. Riêng ở Mỹ có 11 tổ chức của người Mông, 5 tổ chức của người Thái, 1 tổ chức của người Dao, 3 tổ chức của người Thượng Tây Nguyên. Đáng lưu ý là các tổ chức: “Trung tâm nghiên cứu văn hoá Mông”; “Trung tâm nghiên cứu Thái học Mỹ”; Tại địa bàn Tây Bắc, qua công tác đấu tranh ta đã phát hiện hàng loạt tổ chức phản động lưu vong của người Mông đã móc nối, liên lạc, chỉ đạo và cung cấp tài trợ cho các đối tượng trong nước. Tại Mỹ, được sự hậu thẫn của các thể lực thù địch với Việt Nam trong chính giới và một số cơ quan đặc biệt Mỹ, các tổ chức phản động lưu vong của người Mông đã được thành lập để tập hợp lực lượng từ nước ngoài, tiến hành các hoạt động tuyên truyền, móc nối vào trong nước như "Hội trí thức Mông", "Hội người Mông thế giới", "Hội cựu chiến binh Mông" tập trung số lượng đối tượng tay chân của Vàng Pao, chủ trương " đấu tranh bằng con đường bạo động vũ trang". Đối lập với nó là "Hội trí thức Mông", có chủ trương "Đấu tranh bằng con đường hòa bình". Ngoài ra, còn một số tổ chức phi chính phủ ở Mỹ cũng tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, kích động tư tưởng ly khai trong người Mông, mà nổi lên là "Trung tâm phân tích chính sách công" (CPPA) có trụ sở ở Oasinhton. Tại các khu vực biên giới với Việt Nam, các thế lực thù địch cũng hậu thuẫn cho việc hình thành các tổ chức phản động để trực tiếp chỉ đạo, tổ chức huấn luyện, cung cấp trang bị và xâm nhập tiến hành chống phá ta. Điển hình là "Đảng chấp chính Lào" (Sau này đổi tên thành "Đảng cộng Sản Mông") ở Mianma hoặc "Bộ đội Mông" ở Lào. Đây là các tổ chức trực tiếp tác động, lôi kéo vào người Mông trong nội địa Việt Nam, vừa tuyên truyền kích động tư tưởng ly khai, vừa tuồn tài trợ, tài liệu vào trong nước và tổ chức huấn luyện ở ngoại biên. Trong đó, đáng chú ý là hoạt động của "Đảng cộng Sản Mông": Tổ chức này được thành lập vào khoảng năm 2006 ở đông bắc Mianma, với chủ trương thành lập "Vương quốc Mông" ở khu vực giáp biên giới các nước Trung Quốc, Lào, Việt Nam và Mianma. Các cơ quan chức năng của ta đã phát hiện các hoạt động tuyên truyền, móc nối của tổ chức này vào địa bàn Tây Bắc Việt Nam. Qua công tác nghiên cứu tình hình được biết chính phủ một số nước phương Tây và một số tổ chức quốc tế liên tiếp gây áp lực với UNHCR để cấp quy chế tị 11 nạn cho ngững người trên. Nếu UNHCR chấp thuận thì đương nhiên tổ chức này đã công nhận những người vượt biên trái phép đến Thái Lan là "những người tị nạn chính trị, ra đi vì lý do đàn áp dân tộc: và như vậy vô hình dung khuyến khích người dân tộc thiểu số vượt biên trái phép ra nước ngoài, gây phức tạp về an ninh chính trị và THATXH ở một số địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng. Tại địa bàn Quân khu 4 và Thanh Hóa thời gian gần đây đã có hiện tượng mội số đối tượng sau khi di cư sang Lào nay trở về tuyên truyền, lôi kéo đồng bào Mông di cư sang Lào rồi xin tỵ nạn ở nước thứ 3: ta đã phát hiện một số người Mông trên địa bàn Mường Lát bán tài sản có ý định di cư sang Lào. Hiện nay các cơ quan chức năng và cấp ủy chính quyền địa phương vận động họ đã ở lại. Tại địa bàn Tây Nguyên, các hoạt động của số đối tượng lợi dụng dân tộc thiểu số thường xuyên nhận được sự chỉ đạo và tài trợ của đồng bọn đang sống lưu vong tại Mỹ mà nổi lên là các tổ chức được thành lập ở Bắc Carolina/Mỹ, đó là "Nhà nước Đê ga tự trị", "Quỹ người Thượng", "Hội người miền núi"… Trong các vụ bạo loạn, gây rối ở địa bàn Tây Nguyên các năm 2001, 2004, 2006 đều có sự chỉ đạo của các tổ chức này. Hiện nay, các đối tượng lợi dụng đồng bào thiểu số trên địa bàn thường xuyên liên lạc, nhận chỉ đạo của các tổ chức phản động lưu vong thông qua điện thoại quốc tế và internet, các hoạt động của số đối tượng này đều được sự chỉ đạo thống nhất từ bên ngoài. Ngoài các tổ chức phản động người Mông, người thiểu số Tây Nguyên và người Khmer, các thế lực thù địch còn hậu thẫn cho việc thành lập các tổ chức của một số dân tộc thiểu số khác nhằm lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá ta, điển hình là "Hội bảo tồn văn hóa Chăm". Ngoài các hoạt động chống phá ta từ bên ngoài, các thế lực thù địch đặc biệt coi trọng việc tiến hành các hoạt động ngay tại các địa bàn sinh sống của người thiểu số. Để thực hiện được việc này, chúng đẩy mạnh việc phát triển lực lượng trong người thiểu số, đồng thời xây dựng số "nòng cốt", cầm đầu để cấu kết, thực hiện các chủ trương, chỉ đạo từ bên ngoài tiến hành các hoạt động chống phá trên địa bàn. Mặt khác tìm cách thành lập các tổ chức ở trong nước để thông qua đó trực tiếp chỉ đạo và tiến hành các hoạt động. Điển hình là "Hiệp hội thông công tin lành các dân tộc Việt Nam", thành lập năm 2007 do Nguyễn Công Chính cầm đầu, nhằm thực hiện các hoạt động lợi dụng dân tộc thiểu số để chống phá ta dưới vỏ bọc là các hoạt động tôn giáo. Ngoài tổ chức này, các hoạt động lợi dụng dân tộc thiểu số trên các địa bàn đều được thực hiện thông qua các đối tượng cầm đầu, cốt cán là các "thừa tác viên", các "khung chính quyền ngầm", các đối tượng đội lốt người tu hành. 7. Lợi dụng các vấn đề lịch sử, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, ly khai, tiến hành các cuộc biểu tình, bạo loạn, đòi thành lập "Nhà nước" hoặc "Khu tự trị riêng", thông qua đó gây mất ổn định chính trị tại các địa bàn trọng điểm, nhằm tạo cớ cán thiệp vào nội bộ ta. 12 Tại địa bàn Tây Bắc, lợi dụng tập quán du canh, du cư và tâm lý sùng bái vua chúa của đồng bào Mông, các thế lực thù địch thông qua hoạt động tôn giáo trái phép, tuyên truyền, kích động lôi kéo đồng bào Mông di cư về khu vực ngã ba biên giới Việt- Trung- Lào để "xưng vua, đón vua" và thành lập cái gọi là "Vương quốc Mông". Khác với hoạt động di cư tự do một cách tự nhiên (do tập quán du canh, du cư) trước năm 1986, hoạt động di cư tự do của người Mông từ năm 1986 trở lại đây gắn liền, hay nói cách khác là hệ quả của hoạt động truyền đạo trái phép, hoặc do sự kích động, lôi kéo của các đối tượng. Cũng vào thời điểm này, tư tưởng thành lập một nhà nước Mông tự trị lại tái xuất hiện, do các thế lực phản động lợi dụng vấn đề dân tộc thiểu số từ nước ngoài tìm cách tuyên truyền, tác động vào cộng đồng người Mông trong nước thông qua nhiều con đường, như: các đài phát thanh tiếng Mông (đài "Công lý Châu Á"- Veritas, "Đài phát thanh viễn đông" - FEBC…), tuồn tài liệu, băng đĩa… vào trong nước. Khai thác những đặc điểm về lịch sử, tập quán, tín ngưỡng của người Mông, các thế lực thù địch tuyên truyền kích động tư tưởng ly khai đòi thành lập "Vương quốc" của người Mông ở vùng Tây Bắc Việt Nam giáp với Lào và Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1986 đến nay đã ghi nhận hàng loạt cuộc di cư tự do của người Mông từ các tỉnh bên trong nội địa ra khu vực này, góp phần làm tăng dân số người Mông tại hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Các hoạt động trên đã diễn ra trong suốt một thời gian dài, từng bước một đã tác động mạnh đến tâm tư, tình cảm của đồng bào, cũng như gây ra những hậu quả về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mà đỉnh điểm là vụ việc xảy ra tại Mường Nhé/ Điện Biên cuối tháng 4, đầu tháng 5/2011. Tại Tây Nguyên, cũng với chiêu bài tương tự, các thế lực thù địch ở nước ngoài cấu kết và chỉ đạo cho số đối tượng lợi dụng dân tộc thiểu số trên địa bàn tuyên truyền cho cái gọi là "Nhà nước Đê ga tự trị", thông qua các hoạt động tôn giáo trái phép tuyên truyền, kích động đồng bào thiểu số đấu tranh "đòi lại đất đai của tổ tiên", đòi thành lập "Nhà nước Đề Ga của người Thượng ở Tây Nguyên". Song song với các hoạt động tuyên truyền, kích động, các đối tượng này còn ráo riết phát triển lực lượng, hình thành các "khung chính quyền" ngầm tại các thôn bản nhằm phối hợp hoạt động, khống chế quần chúng, vô hiệu hóa chính quyền sơ sở, khi có thời cơ kích động gây biểu tình, bạo loạn. Điển hình như các vụ bạo loạn, gây rối năm 2001, 2004. 8. Hoạt động gây bạo loạn và hoạt động phỉ. Đay là xu thế chung trong hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, phản động ở vùng dân tộc thiểu số, đó là mặt hoạt động hết sức nguy hiểm, uy hiếp, đe dọa đến sự tồn tại của chính quyền và chế độ, có khả năng gây biến động lớn về chính trị xã hội trong các vùng dân tộc thiểu số. Điển hình như một số vụ gây rối ở Tây nguyên (2001-2004), Mường Nhé- Điện Biên 5/2011… Nếu không ngăn chặn kịp thời, giải quyế dứt điểm các đối tượng có thể chuyển từ gây bạo loạn sang hoạt động phỉ. 13 Ngày nay, hoạt động phỉ ở nước ta cơ bản bị truy quét, nhưng ở biên giới Việt- Lào vẫn xảy ra nhiều vụ phỉ Vàng Pao lén lút xâm nhập sang dân tộc Mông kích động lôi kéo, gây cơ sở. 2- Âm mưu, thủ đoạn và hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo. 2.1. Tạo dựng hành lang pháp lý để gây sức ép với Việt Nam … Trong thời gian qua một số nghị sỹ Mỹ thiếu thiện chí với Việt Nam đã đệ trình các dự thảo luật có liên quan đến vấn đề tôn giáo đề nghị chính phủ Mỹ thông qua, tạo cơ sở can thiệp và chống Việt Nam. Ngày 05/02/2014 Việt Nam báo cáo tình hình nhân quyền tại phiên điều trần của LHQ, trước đó một số đối tượng người Việt lưu vong đã đến văn phòng cao ủy nhân quyền LHQ, gặp đại diện Quốc hội, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Nghị viện Châu âu, Quốc hội Úc, tổ chức Ân xá Quốc tế và các tổ chức phi chính phủ, kêu gọi can thiệp, gây sức ép với Việt Nam tại phiên điều trần… Liên quan đến sự kiện Đại hội XII của Đảng, thời gian qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thành lập bộ phận nghiên cứu chuyên trách về các vấn đề kinh tế chiến lược của Việt Nam để tác động lái sự phát triển của nền kinh tế VN theo quỹ đạo của Mỹ, trước hết là tác động vào các nội dung văn kiện đại hội…. 2.2. Tăng cường móc nối, chỉ đạo hoạt động: Cuối năm 2010, Viện Can dự Toàn cầu Mỹ (IGE) đã có chuyến thăm, tổ chức hội thảo về đạo Tin Lành tại Hà Nội và đi thực tế tại hai tỉnh Ninh Bình và Điện Biên. Qua những chuyến thăm các thế lực chống đối ở Mỹ có cơ hội tuyên truyền về đạo Tin Lành, thu thập thông tin về vấn đề nhạy cảm, tạo cơ sở để Mỹ, phương Tây can thiệp vào vấn đề tôn giáo tại Việt Nam. Trong dịp đến Việt Nam ngày 15-16/12/2010 Êmêli Cao- Viên chức văn phòng tôn giáo- Bộ Ngoại giao Mỹ đã gặp một số đối tượng trong nhóm Tin Lành tư gia, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo ở TP HCM và một số tỉnh phía Nam để nắm bắt tình hình. Ngày 10/12/2010 Đại sứ Mỹ Măc- cha- lắc đã liên lạc qua điện thoại với một Giám mục ở Tây Nguyên bàn việc trao đổi thông tin giữa Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam với các Tòa Giám mục. Ngày 5/01/2011, lợi dụng đến dự lễ "bế mạc năm thánh 2010" tại La Vang Quảng Trị, C.Mác- xan- Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã bí mật vào Huế gặp linh mục Nguyễn Văn Lý và một số đối tượng trong "khối 8406", nhưng đã bị các cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn. Tại Thanh Hóa: tháng 10/2007 đoàn mục sư Mỹ gồm: mục sư Peter, mục sư Ted, Mục sư Phan Công Văn (quốc tịch Mỹ) và tiến sỹ Từ Ngữ (quốc tịch Mỹ) vào Thanh Hóa làm việc với Nguyễn Đắc Phúc cầm đầu hội thánh Luther Thanh Hóa để thu tập tình hình về Tin lành trên địa bàn, tài trợ cho hội thánh thành lập công ty THHH để thu hút tín đồ. Đoàn đã trực tiếp làm lễ nhập đạo cho 20 tín đồ của hội thánh. 14 2.3. Tuyên truyền, xuyên tạc vấn đề tôn giáo tại Việt Nam: Lợi dụng vấn đề tôn giáo trong nước, nhất là hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam bị chính quyền địa phương xử lý, các thế lực thù địch đã tuyên tuyền xuyên tạc vu cáo Việt Nam đàn áp, triệt tiêu tôn giáo. Đặc biệt trong báo cáo thường niên năm 2010 về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đã xuyên tạc rằng "Việt Nam vẫn hành động chống tự do tôn giáo, đàn áp tu sinh Làng Mai ở Lâm Đồng; đàn áp giáo dân ở xứ Đồng Chiêm, sử dụng vũ lực ở xứ Cồn Dầu…" Nhân viên Ủy ban giám sát nhân quyền LHQ tại Cam Pu Chia nói rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đang bị sức ép về vấn đề "đàn áp tôn giáo" tại Việt Nam, "nếu Việt Nam không cải thiện tình hình nhân quyền trong nước, trong năm 2011 Bộ Ngoại giao Mỹ buộc phải đưa Việt Nam trở lại danh sách "các nước cần đặc biệt quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo" (CPC). Ngày 10/01/2011 tổ chức Giám sát nhân quyền quốc tế (HRW) ra thông cáo vu cáo Việt Nam "gia tăng đàn áp chính trị, tôn giáo" trước và trong quá trình đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI. Ví dụ: ngày 06/01/2010 chính quyền huyện Mỹ Đức Hà Nội tiến hành tháo dỡ công trình xây dựng trái phép tại Núi Chẽ- giáo xứ Đồng Chiêm- Mỹ Đức Hà Nội. Lợi dụng sự việc trên đồng loạt các trang Công giáo và giới truyền thông của thế lực thù địch nước ngoài đã loan tải thông tin xuyên tạc cho rằng lực lượng công an tiến hành phong tỏa, đàn áp, đánh đập gây thương tích cho giáo dân để phá hủy bằng được cây thánh giá dựng ở đây. Trong nước linh mục Nguyễn Văn Hữu Chánh xứ Đồng Chiêm đã chỉ đạo kéo chuông kêu gọi, kích động giáo dân đến khu vực hiện trường để chửi bới, lăng mạ dùng gạch đá tấn công lực lượng làm nhiệm vụ. Lê Trọng Cung, Chánh văn phòng Tòa giám mục Hà Nội đã ra "thông báo" với nội dung loan báo thông tin sai sự thật, kích động giáo dân các nơi cùng cầu nguyện, chia sẻ cho giáo xứ Đồng Chiêm; một số linh mục giáo xứ Thái Hà- Hà Hội, giáo xứ Bắc Ninh, Huế, TP. HCM, Bùi Chu, Vinh, Thanh Hóa cũng có chỉ đạo để cổ vũ, chia sẻ động viên các đối tượng chống đối ở xứ Đồng Chiêm (tại Thanh Hóa Giám mục Nguyễn Chí Linh đã chỉ đạo linh mục quản các xứ tuyên truyền kích động giáo dân ra xứ Đồng Chiêm cầu nguyện, cổ vũ: tại Nga Sơn đã tổ chức xe ca đưa giáo dân ra xứ Đồng Chiêm nhưng các cơ quan chức năng phát hiện đã tuyên truyền, ngăn chặn, đồng thời tổ chức lấy chữ ký của linh mục đoàn gửi Tổng GM Ngô Quang Kiệt phản đối việc làm của chính quyền Hà Nội). 2.4. Tuyên truyền xuyên tạc tình hình tôn giáo tại Việt Nam, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, tạo cớ kích động tín đồ đấu tranh chống đối chính quyền, kêu gọi quốc tế can thiệp: Như chúng ta đã biết lợi dụng một số vấn đề tồn tại trong xã hội, các đối tượng phản động lưu vong, cực đoan trong tôn giáo và lực lượng cơ hội, chống đối chính trị như các tổ chức, hội nhóm phản động lưu vong tại Mỹ, Pháp… nhất là phòng Thông tin Giáo Hội Phật giáo VNTN hải ngoại, hoặc nhóm của Thích Quảng Độ (Phật Giáo), Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Giải, Phan Văn Lợi (Công giáo), Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Công Chính (Tin Lành), nhóm Lê Quang 15 Liêm (Phật Giáo Hòa Hảo) và khối "8406" đã liên tục viết bài và phát tán các tài liệu có nội dung vu cáo Nhà nước Việt Nam "đàn áp tôn giáo" vi phạm nhân quyền, kích động đấu tranh chống phá. Đặc biệt các đối tượng này còn triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông nước ngoài tuyên truyền quảng bá các "thỉnh nguyện thư", các chiến dịch để tuyên truyền xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, kêu gọi Mỹ- phương Tây can thiệp như: - Ngày 06/01/2010 Phòng thông tin và phát ngôn của Viện hóa đạo - Giáo hội PGVNTN có trụ sở ở Pháp đưa tin về "giáo chỉ số 9" của Thích Viên Định (đối tượng chống đối trong nước, tự xưng là phó viện trưởng kiêm tổng thư ký Viện hóa đạo) nội dung tuyên truyền xuyên tạc cho rằng: Việt Nam triển khai, thi hành các biện pháp nhằm nội công ngoại kích chống phá GHPGVNTH trên các lĩnh vực về nhân sự và phương diện pháp lý với mục tiêu hạ uy tín tiến tới giải tán GHPGVNTN ở trong và ngoài nước. Qua đó kêu gọi các tổ chức chính trị, tôn giáo … hãy trợ giúp ủng hộ GHPGVNTN đứng lên đấu tranh thoát khỏi "quốc nạn, pháp nạn" hiện nay. - Võ Văn Ái phát ngôn viên GHPGVNTN đã tán phát tài liệu để xuyên tạc rằng: công an Việt Nam đang chỉ đạo thử nghiệm đánh phá GHPGVNTN tại Mỹ và Úc nhằm tiến tới tiêu diệt giáo hội này ở hải ngoại. Y cho rằng sự chỉ đạo thể hiện ở tài liệu của Viện khoa học hình sự- Bộ công an mà y có được và việc các chức sắc của GHPGVNTN tại Úc liên tục nhận được thư, điện thoại đe dọa khủng bố…. qua đó y kêu gọi các "ủy ban bảo vệ tôn giáo trên thế giới cần tác động tới chính phủ các nước để đưa Việt Nam trở lại danh sách "các nước cần đặc biệt quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo" (CPC) đồng thời gây sức ép để Việt Nam từ bỏ âm mưu tiêu diệt tôn giáo ở hải ngoại…. Đặc biệt trước, trong và sau đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, những đối tượng cực đoan trong tôn giáo và chống đối chính trị đã tán phát hàng loạt bài xuyên tạc chủ chương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta. Nhóm linh mục Nguyễn Văn Lý còn hướng dẫn một số con em của các đối tượng trong khối "8406" ở địa bàn Huế tán phát các truyền đơn có nội dung tẩy chay bầu cử Quốc hội, kêu gọi đa nguyên, đa đảng và tự do tôn giáo… Những đối tượng này đang tuyên truyền, kêu gọi các thành phần tín đồ, giáo dân, "dân oan" đoàn kết đấu tranh chống chính quyền theo mô hình các nước Bắc Phi và Trung Đông, kêu gọi giới trẻ, trí thức hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin (điện thoại di động, Internet, mạng xã hội facebook, twitte… ) để liên lạc và tập hợp lực lượng. 2.5. Vận động các chính khách các nước và Quốc hội Mỹ để đưa việt nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt vể tôn giáo (CPC). Để thống nhất hành động và tạo ra tiếng nói có trọng lượng, một số cá nhân, tổ chức nhóm phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài đã phát động chiến dịch gửi "thỉnh nguyện thư", tổ chức các đêm thắp nến và thành lập ra cái gọi là "Ủy ban vận động" để nhằm tuyên truyền đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc 16 gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Trong đó đáng chú ý tháng 12/2010, tại California - Mỹ chúng đã thành lập "Ủy ban vận động đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo", do Nguyễn Tấn Lạc cầm đầu, với nhiệm vụ thu thập "tư liệu về sự đàn áp tôn giáo của chính quyền Việt Nam" mà thực chất là tuyên truyền, kích động số đối tượng trong nước viết tin, bài có nội dung vu khống xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo trong nước gửi ra nước ngoài để làm căn cứ tuyên truyền nói xấu chế độ ta và vận động chính khách các nước và Quốc hội Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo. Đặc biệt ngày 08/2/2011 tổ chức "dân chủ cho Việt Nam" ở Mỹ đã phát động "chiến dịch khẩn cấp" kêu gọi người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước ký vào "thỉnh nguyện thư" gửi Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo. Theo thông báo của tổ chức này thì trong tháng 2/2011 Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ xem xét lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo, do đó chúng tìm mọi cách thu thập chữ ký vào "thỉnh nguyện thư" thông qua thư điện tử có nội dung xuyên tạc tình hình trong nước, vu cáo Nhà nước ta đàn áp tôn giáo và đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo". 2.6. Khôi phục và thành lập các tổ chức, hội đoàn tôn giáo giáo nhằm lôi kéo tín đồ tham gia hoạt động, phát triển lực lượng: - Đạo Tin Lành: gần đây các hội nhóm tư gia trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã tăng cường hoạt động truyền giáo, thu hút tín đồ, từng bước công khai tổ chức và đấu tranh với chính quyền đòi tự do tôn giáo, trong đó nổi bật là hoạt động của nhóm đối tượng "Hiệp hội Thông công Cơ đốc Hà Nội" (HCF). HCF có mối quan hệ với lực lượng Tin lành Mỹ, Hàn Quốc và một số tổ chức nước ngoài. Ban lãnh đạo HCF cho rằng, mặc dù mới thành lập nhưng đã tạo được tiếng vang nhất định và cần công khai hóa tổ chức trước chính quyền Hà Nội, sớm đòi công nhận tư cách pháp nhân, tăng cương quảng bá hình ảnh, vai trò của HCF trước các hội thánh tư gia, nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tốt chức năng liên minh, liên kết các hội thánh, hệ phái tư gia… Năm 2010 HCF âm mưu tổ chức tập trung đông người tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình giống như kịch bản lễ Giáng sinh năm 2009 tại quảng trường sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Khi Ban quản lý trung tâm phát hiện ý đồ của HCF là lợi dụng việc thuê địa điểm để tiến hành các hoạt động tôn giáo đã thông báo hủy hợp đồng thuê địa điểm, lãnh đạo HCF đã huy động các tín đồ ở các địa phương: Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc tập trung trước cổng Trung tâm hội nghị để đòi được tổ chức lễ Giáng sinh 2010. Một số đối tượng đã có những lời lẽ và hành động quá khích, gây xô sát với lực lượng bảo vệ trật tự, buộc các lực lượng chức năng đã bắt một số đối tượng. Lợi dụng vụ việc trên HCF đã viết và tán phát tài liệu xuyên tạc vụ việc, kêu gọi can thiệp. 17 * Đối với Tin lành trên địa bàn Thanh Hóa: hiện nay 02 Hội thánh Tin lành (Tin lành Miền Bắc, Tin lành miền Nam) đều đã có mặt tại Thanh Hóa, duy trì hoạt động thông qua các Hội thánh địa phương như: Bắptist, Luther, Phúc âm toàn vẹn, Phúc âm đời đời, Hội thánh truyền giáo… , nhưng tập trung đông nhất là ở huyện Mường Lát với đạo Tin lành Liên Hữu cơ đốc, Tinh lành Trưởng lão thuộc Hội thánh Tin lành miền Nam có trụ sở tại TP HCM và Tin lành Miền Bắc có trụ sở tại Hà Nội (khoảng 687 hộ/4169 khẩu). Việc tập hợp, lôi kéo người vào đạo Tin lành bằng nhiều hình thức nhưng dùng lợi ích kinh tế là chủ yếu: Thông qua các hoạt động từ thiện, cấp tiền khi đi sinh hoạt (01 buổi được từ 100.000- 200.000đ), tổ chức thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn để tuyển lao động và lôi kéo họ tham gia đạo… - Công giáo: Vatican chỉ đạo Công giáo Việt Nam đẩy mạnh công cuộc truyền đạo, mở rộng nước Chúa nhằm tiến tới mục tiêu xây dựng một giáo hội có vị thế trong đời sống chính trị, xã hội tại Việt Nam. Củng cố và phát triển các hội đoàn, câu lạc bộ là một trong những biện pháp thu hút tín đồ tăng cường sức mạnh và mở rộng tầm ảnh hưởng của Giáo hội tại Việt Nam. Cuối năm 2010 nhóm linh mục dòng Chúa cứu thế và một số trí thức Công giáo tại Hà Nội đã ra đời cái gọi là "Cộng đoàn doanh nhân- trí thức Công giáo" theo mô hình "Công đoàn Đoàn kết Ba Lan". Một linh mục người Việt Nam tại Ba Lan tham mưu cho tổ chức này rằng : "Muốn tập hợp được lực lượng cần khoét sâu những mâu thuẫn, bất cập giữa người dân với chính quyền, sau đó đứng ra bảo vệ giáo dân và dân oan để lôi kéo, xây dựng họ thành lực lượng đối lập". Đầu năm 2011 Câu lạc bộ "Phao-lô Nguyễn Văn Bình" trụ sở tại 43 Nguyễn Thông- TP HCM đã họp và đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới: tìm cách lôi kéo giới trẻ, trí thức trẻ tham gia câu lạc bộ. Giáo phận Vĩnh Long đang xây dựng mô hình tổ chức "đạo binh đức mẹ Le-gi-ô Maria", một tổ chức được thành lập nhằm tập hợp lực lượng giáo dân, sẵn sàng bảo vệ linh mục và đánh đuổi những người xâm phạm nhà thờ. Hội này cơ cấu có tính chất vũ trang; cấp Giáo phận có "tiểu đoàn" chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám mục phụ trách Giáo phận, dưới "Tiểu đoàn là các "Đội" có nhiệm vụ chuyên biệt. Trên địa bàn Thanh Hóa: Công giáo đã và đang xây dựng mô hình tổ chức "Đạo binh đức mẹ" hiện nay tất cả các giáo xứ trên địa bàn đều có thành lập đội "Đạo binh đức mẹ", các đội này đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của linh mục quản xứ. Thành lập và duy trì hoạt động của hội sinh viên Công giáo Thanh Hóa. Hội sinh viên Công giáo Thanh Hóa được thành lập theo các tỉnh có sinh viên Công giáo theo học với mục tiêu thông qua hội này để lôi kéo một bộ phận sinh viên vào đạo. Ngoài ra hàng năm Giáo phận Thanh Hóa đều tổ chức đại hội giới trẻ Công giáo với quy mô lớn nhằm thu hút giới trẻ trong và ngoài đạo tham gia để khuyếch trương thanh thế và lôi kéo phát triển đạo. 18 Phật giáo: Sau khi buộc phải rời khỏi Tu viện Bát Nhã (Lâm Đồng), một số tu sinh Phật giáo Làng Mai của Thích Nhất Hạnh đã tìm cách ra nước ngoài hoặc trở về các địa phương khác chờ cơ hội tiếp tục tụ tập tại Việt Nam. Thích Nhất Hạnh cho rằng: vụ việc tại tu viện Bát Nhã vừa qua chỉ là "chướng duyên nhỏ" không đủ sức ngăn cản mục tiêu phát triển pháp môn Phật giáo Làng Mai tại Việt Nam. Phật giáo Làng Mai chủ trương thành lập một tổ chức phật giáo mới tại Việt Nam có tên gọi là "Giáo hội Phật giáo dân lập" để đối trọng, tiến tới thay thế Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. Theo đó "Giáo hội Phật giáo dân lập" có sự tham gia của các hệ phái Phật giáo ở trong nước do Phật giáo Làng Mai đóng vai trò chủ đạo. Giáo hội này sẽ xây dựng cơ sở từ cấp thôn, bản đến trung ương, mỗi tổ chức đều có "hội đồng" riêng, hoạt động theo sự chỉ đạo của Giáo hội, không chịu sự quản lý của Nhà nước… Thích Nhất Hạnh xác định trong hoàn cảnh hiện nay muốn duy trì và phát triển Phật giáo Làng Mai tại Việt Nam trước mắt phải chọn địa bàn miền Trung với Huế là trung tâm và chùa Từ Hiếu là cơ sở chính và duy nhất có đủ điều kiện đảm bảo sự an toàn cho Phật giáo Làng Mai. Để chuẩn bị cho việc xây dựng chùa Từ Hiếu thành trung tâm Phật giáo Làng Mai ở Việt Nam, Thích Nhất Hạnh chỉ đạo một số tay chân ở Huế tìm cách trùng tu chùa để làm cơ sở xây dựng mở rộng cơ sở vật chất của chùa, đồng thời kêu gọi lực lượng ở trong và ngoài nước hỗ trợ. 2.7. Đấu tranh với chính quyền đòi các quyền lợi của giáo hội: Hiện nay các tôn giáo nói chung, đặc biệt là Tin lành, không ngừng củng cố phát triển lực lượng, đồng thời điều chỉnh trong quan hệ với Nhà nước để đòi các quyền lợi như: yêu cầu tham gia một số lĩnh vực, được công nhận tư cách pháp nhân, cấp đất xây dựng các cơ sở thờ tự và đào tạo, đề nghị giải quyết các vấn đề khiếu kiện, khiếu nại đối với các khu vực đất đai có liên quan đến tôn giáo. Các nhóm Tin lành tư gia cũng đề nghị Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, cấp giấy phép hoạt động, kèm theo đó là những kiến nghị về nhu cầu xây dựng nhà thờ, nhà nguyện và một số cơ sở khác để phục vụ sinh hoạt tôn giáo của tín đồ. Tại Thanh Hóa: đạo Tin lành ngoài một số điểm được chính quyền công nhận hoạt động trên địa bàn Mường Lát (09 điểm: Hệ phái Tin lành miền Bắc 05 điểm, Hội thánh Tin lành Liên Hữu Cơ đốc: 04 điểm) và Hội thánh Tin lành Miền Bắc (108 Quang Trung - TPTH) các hệ phái và hội thánh khác đều chưa được chính quyền cho phép hoạt động nên các hệ phái và hội thánh này đang tích cực phát triển tín đồ, kêu gọi các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán Mỹ ép chính quyền phải công nhận để ra công khai hoạt động. Giáo hội Công giáo coi hoạt động khiếu kiện đòi đất đai, cơ sở thờ tự là một yêu cầu nhiệm vụ quan trọng và được triển khai xuống các giáo xứ, giáo họ trong cả nước. Trên địa bàn một số địa phương xuất hiện một số điểm nóng khiếu kiện tranh chấp đất đai như: tranh chấp giữa giáo dân giáo xứ Thái Hà với xí nghiệp 19 may Chiến Thắng (số 178 Lương Đắc Bằng- Hà Nội); khu đất tại 42 Nhà Chung Hà Nội, khu chứng tích chiến tranh Tam Tòa- Quảng Bình… Đặc biệt hiện nay tại Hà Tĩnh, việc giải tỏa mặt bằng ở khu kinh tế Vũng Áng đang gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp trong đó có vấn đề đền bù đất có liên quan đến giáo dân tại các giáo xứ: Đông Yên, Tây Yên, Dụ Lộc thuộc giáo hạt Kỳ Anh. Tòa Giám mục Vinh bề ngoài ủng hộ, hợp tác với chính quyền để giải quyết vấn đề này nhưng bên trong lại ngầm hậu thuẫn linh mục tại các giáo giáo xứ trên tìm cách đấu tranh, tạo sức ép, đòi chính quyền phải nhượng bộ, chấp thuận những yêu sách của nhà thờ, của giáo dân. Một số giáo xứ còn họp bàn biện pháp chống trả trong trường hợp chính quyền đưa lực lượng cưỡng chế di dời, gây quỹ điều hành hoạt động và thành lập tổ bảo vệ, tổ phụ nữ, tổ thanh niên để ngăn chặn người là mặt và cán bộ chính quyền đến làm việc. Tòa giám mục Vinh còn chủ trương tiếp tục đòi đất tại khu vực "đền thánh An- tôn" thuộc giáo họ Trại Giáo- giáo xứ Mỹ Yên ở Nghi Phương- Nghi LộcNghệ An để xây "Thánh địa Trại Giáo" làm trung tâm hành hương của các giáo phận phía bắc. Từ cuối năm 2010, giáo xứ Mỹ Yên đã tuyên truyền khẳng định quyền sở hữu 20 ha đất đai của giáo hội tại khu đất này, đồng thời tiến hành san lấp mở rộng khuôn viên nhà thờ. Khi bị chính quyền phát hiện và ngăn cản, giáo xứ tạm thời dừng các hoạt động trái phép nhưng vẫn cử người canh gác để nắm bắt tình hình và chuẩn bị công việc xây dựng tiếp theo…. Tại Thanh Hóa: việc đòi lại đất và các cơ sở tài nguyên có nguồn gốc tôn giáo của Công giáo diễn ra phức tạp (Tổng số điểm đã, đang đòi đất là: 28 điểm; Diện tích = 155.434 m2 - Số điểm (chính quyền đã cấp, trả lại): 07 điểm; Diện tích = 24.837 m2 - Số điểm còn lại đang đòi = 21 điểm; Diện tích = 130.597 m2) Điển hình: đòi lại khu đất trường Mầm non Trường Thi A, khu Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, trường Tiểu Học Hải Thanh B… - Khu vực Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) tỉnh Thanh Hóa (số 4 Nguyễn Tạo- phường Trường Thi- TP Thanh Hóa) trước đây là đất của Dòng kín Caramel Thanh Hóa. Năm 1954 đã di cư vào Nam và toàn bộ khu đất được Giám mục Phạm Tần hiến cho chính quyền (có văn bản) sử dụng vào mục đích an sinh xã hội. Năm 2008, trong khi TTGDTX tiến hành xây dựng một số công trình phục vụ cho công tác giảng dạy, Giám Mục Nguyễn Chí Linh đã chỉ đạo một số nữ tu (đứng đầu là nữ tu Đào Anh Tuấn) thuộc dòng kín Caramel gốc Thanh Hóa (hiện có trụ sở tại Đạo viện Cát Linh - Bắc Sơn- Vĩnh Hải – Nha Trang- Khánh Hòa) cùng với khoảng 30- 100 giáo dân của xứ Chính Tòa và xứ Toàn Tân – Đông Sơn đến ngăn cản thi công và tổ chức cầu nguyện trước cổng TTGDTX, đồng thời có kiến nghị với chính quyền các cấp đòi trả lại đất cho dòng kín hoạt động trở lại. Từ ngày 26/3/2008 Giám mục Linh chỉ đạo cho linh mục Vũ Tiến Phúc giám quản xứ Toàn Tân- Đông Sơn huy động giáo dân cầu nguyện cả ngày và đêm (tổ chức tiếp nước, cơm, dựng lều bạt) gây cản trở cho việc giảng dạy của trung tâm (trung tâm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan