Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các t...

Tài liệu Một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các trường thpt tỉnh kiên giang

.PDF
10
148
50

Mô tả:

Một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang. I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài đề Như chúng ta đã biết hoạt động thanh tra giáo dục có 3 nội dung chính: Thanh tra chuyên môn, thanh tra quản lý và thanh tra khiếu nại tố cáo. Nhưng hiện nay, cái khó khăn lớn nhất khi thanh tra toàn diện một cơ sở giáo dục là thanh tra chuyên môn và thanh tra quản lý vì đây là nơi có nhiều biến động đổi thay, lực lượng quản lý cơ sở đang còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn của giáo dục tỉnh nhà, đó là năng lực của một số cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông chưa đủ tầm, có mặt hạn chế. Một bộ phận giáo viên, nhất là ở các trường vùng sâu, vùng xa còn thiếu đồng bộ, đào tạo từ nhiều nguồn, năng lực giảng dạy còn hạn chế. Xét cho cùng một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác thanh tra chuyên môn là góp phần thúc đẩy các nhà trường “dạy tốt, học tốt”. Chính vì vậy, trong việc thanh tra toàn diện ở một trường trung học phổ thông(THPT), thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên là một trong những nội dung quan trọng của công tác thanh tra chuyên môn; nó chiếm một thời lượng khá lớn trong bước tiến hành thanh tra một cơ sở giáo dục. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về chức năng nhiệm vụ và nội dung thanh tra chuyên môn một cơ sở giáo dục cũng như thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên( GV) đã được các văn bản pháp quy của Nhà nước xác định, kết hợp với những kinh nghiệm 1 thanh tra chuyên môn ở các trường THPT và thanh tra hoạt động sư phạm của GV trên địa bàn tỉnh trong các năm công tác ở Phòng Giáo dục Trung học và Thường xuyên(GDTrH-TX); cũng như công tác tại Thanh tra Sở hiện nay, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang” để trình bày vài kinh nghiệm nhỏ, kiến giải của mình hầu mong góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng của một hoạt động rất phức tạp, khó khăn và vô cùng cần thiết là việc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên một trong những nội dung chủ yếu của công tác thanh tra toàn diện một trường THPT. 2. Phạm vi và đối tượng của đề tài: Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn “thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo là xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các công tác khác của nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường; Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định khác có liên quan” . Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2011-2012 của Thanh tra Bộ GDĐT( Công văn số 5859/BGD-ĐT ngày 5/9/2011 của Bộ GD&ĐT), Thanh tra Sở GD & ĐT Kiên Giang đã xây dựng kế hoạch số 02/KH-TTr ngày 09/09/2011 về thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2011-2012 đã được Lãnh đạo Sở phê duyệt theo đó năm học này sẽ thanh tra toàn diện 10/51 trường Trung học phổ thông( chiếm tỷ lệ 19,6%). Thanh tra hoạt động sư phạm 15% giáo viên thuộc thẩm quyền tiến hành trong các cuộc thanh tra trường học và cơ sở giáo dục khác. 2 Để thực hiện đạt các chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra nêu trên trong một năm học là một việc không dễ dàng, điều ấy đòi hỏi trưởng đoàn thanh tra toàn diện một trường THPT, thanh tra hoạt động sư phạm GV phải đảm bảo đúng quy trình và thời gian thanh tra không quá 5 ngày đối với một cơ sở giáo dục. 3. Mục đích của đề tài: Mục đích nghiên cứu của đề tài của chúng tôi là nêu lên các kinh nghiệm, đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để thực hiện công tác thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở các trường THPT của tỉnh Kiên Giang. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của vấn đế: Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên nhằm đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ qui chế chuyên môn; xác định một trong những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý. 2. Thực trạng của vấn đề: 2.1.Thuận lợi: Công tác thanh tra chuyên môn các cơ sở giáo dục và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Sở GD&ĐT, hàng năm Lãnh đạo Sở đóng góp và phê duyệt kế hoạch thanh tra; luôn tạo mọi điều kiện để thanh tra Sở hoàn thành nhiệm vụ. 3 Các cán bộ thanh tra Sở tuy chưa đủ biên chế như qui định nhưng luôn có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra có nhiều cố gắng trong việc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong các nhà trường THPT khi được giao nhiệm vụ. 2.2.Khó khăn a. Về đội ngũ cán bộ thanh tra: Năm học 2011-2012 Thanh tra Sở GD& ĐT Kiên Giang có 4 người (gồm Chánh thanh tra, 2 Phó Chánh thanh tra, 01TTV), như vậy so với biên chế cho phép thì Thanh tra Sở còn thiếu 02 cán bộ thanh tra về tài chính- tài sản và tiếp dân. Để tăng cường cho đội ngũ thanh tra đầu năm 2011, thanh tra Sở đã tham mưu Lãnh đạo Sở ra quyết định bổ nhiệm 214 cộng tác viên thanh tra thuộc Sở Gíao dục và Đào tạo Kiên Giang. Về số lượng có thể đáp ứng được yêu cầu của việc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên của trên 2.000 giáo viên THPT trong tỉnh. Về mặt chất lượng thì đội ngũ thanh tra viên(TTV) và cộng tác viên(CTV) thanh tra giáo dục ngành giáo dục Kiên Giang tuy có trình độ chuyên môn đủ chuẩn nhưng về nghiệp vụ thanh tra thì còn có phần hạn chế. Vì thực tế chỉ có 60% số TTV và 70% số CTV thanh tra đã được qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra. Đây là một điểm hạn chế của đôi ngũ cán bộ thanh tra nói chung và có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên chưa đạt như mong muốn. b. Về đối tượng, thời gian và vận dụng phương pháp thanh tra 4 Hiện nay tỉnh ta có 51 trường THPT( 48 trường công lập, 3 trường Tư thục), 04 trường Phổ thông Dân tộc Nội trú cấp huyện đó là chưa kể các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, đây cũng là áp lực không nhỏ trong công tác thanh tra của thanh tra Sở. Bên cạnh đó số lượng giáo viên trung học phổ thông ở các trường trực thuộc khá lớn trên 2300 người. Học sinh THPT năm học 2011-2012 có 34.105 em. Về phương pháp, phương tiện thực hiện nhiệm vụ thanh tra cũng là một vấn đề khó khăn, không phải cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra nào cũng vận dụng suông sẻ, hiệu quả. c. Về nội dung thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên Mỗi năm học, Sở thanh tra ít nhất 15% tổng số giáo viên của các trường THPT trực thuộc( 5 năm mỗi giáo viên được thanh tra ít nhất 1 lần). Việc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên THPT do Sở GD-ĐT xây dựng kế hoạch. Chỉ báo trước cho giáo viên sớm nhất là một tuần trước khi tiến hành thanh tra, việc thanh tra đó do một thanh tra viên hoặc cộng tác viên thực hiện. Về hình thức thanh tra hoạt động sư phạm của GV chỉ tiến hành dưới 2 hình thức: Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên được tiến hành trong cuộc thanh tra toàn diện cơ sở giáo dục và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên được tiến hành độc lập theo kế hoạch thanh tra của cơ quan quản lý cơ sở giáo dục; Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung thanh tra hoạt động sư phạm của GV bao gồm các mặt: * Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: 5 - Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động; - Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh. * Kết quả công tác được giao - Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo: + Thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra hồ sơ của nhà giáo và các hồ sơ khác có liên quan; + Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết, nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3; phân tích, đánh giá giờ dạy; + Kết quả giảng dạy: điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học sinh, sinh viên từ đầu năm đến thời điểm thanh tra; kiểm tra khảo sát của cán bộ thanh tra; so sánh kết quả của các lớp do nhà giáo giảng dạy với các lớp khác trong cơ sở giáo dục tại thời điểm thanh tra (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học). - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: thực hiện công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm khác. Đó là những mặt đánh giá rất tiêu biểu của GV mà trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo các thanh tra viên phải am hiểu và biết cách kiểm tra, nhận xét, đánh giá để từ đó đưa ra các tư vấn nhằm giúp cho đối tượng được thanh tra phát triển nghiệp vụ của mình. Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng chút nào, từ yêu cầu đó chúng tôi mạnh dạn nêu ra một số ý kiến và giải pháp như sau. 6 3. Các biện pháp thanh tra hoạt động sư phạm của GV: Từ hướng dẫn của Thông tư trên, việc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên mà chúng tôi thường hướng dẫn thanh tra viên thanh tra các nội dung sau: 3.1. Thanh tra về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: - Ở nội dung này thanh tra viên chúng ta cần căn cứ vào phiếu nhận xét đánh giá của hiệu trưởng nhà trường để ghi vào biên bản thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở các khía cạnh của việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động; - Chúng ta tìm hiểu về uy tín nhà giáo qua sự trao đổi, tìm hiểu sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh của GV được thanh tra. 3.2. Thanh tra về trình độ nghiệp vụ sư phạm : gồm 2 nội dung cơ bản - Thanh tra về trình độ nắm yêu cầu của nội dung chương trình, kiến thức, kĩ năng thái độ cần xây dựng cho học sinh. - Thanh tra về trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục. Việc thanh tra các nội dung trên được tiến hành thông qua việc thanh tra viên dự các giờ lên lớp của giáo viên. Qua đó đánh giá xếp loại tiết giảng của giáo viên theo các tiêu chí của công văn số 10027/THPT ngày 11/9/2001 của Vụ Giáo dục Trung học về đánh giá giờ dạy của GV trung học theo 5 tiêu chí: Nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức và kết quả. Tiêu chuẩn để xếp loại giờ dạy như sau: Loại Giỏi: a) Điểm tổng cộng đạt từ 17 – 20; b) Các yêu cầu 1,4,6,9 phải đạt 2 điểm. 7  Loại khá: a )Điểm tổng cộng đạt từ 13 – 16,5; b) Các yêu cầu 1,4,9 phải đạt 2 điểm.  Loại TB: a )Điểm tổng cộng đạt từ 10 – 12,5; b) Các yêu cầu 1,4 phải đạt 2 điểm.  Loại yếu: Điểm tổng cộng đạt từ 9 trở xuống 3.3. Thanh tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: - Thanh tra việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy , giáo dục(xem Sổ kế hoạch giảng dạy của GV). - Thanh tra việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo qui định.(Xem bài soạn). - Thanh tra việc kiểm tra học sinh và chấm bài theo qui định.( Kiểm tra sổ ghi điểm cá nhân và Sổ gọi tên ghi điểm). - Thanh tra việc bảo đảm thực hành thí nghiệm.( Xem Sổ mượn ĐDDH, Sổ theo dõi của phòng THTN). - Thanh tra việc bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo qui định ( Kiểm tra hồ sơ GV có biên bản theo mẫu). - Thanh tra việc tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: - Thanh tra việc tuân thủ qui định về dạy thêm, học thêm ( có vi phạm hay không vi phạm ). 3.4. Thanh tra kết quả giảng dạy 8 - Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học( có môn học không cho điểm, chỉ đánh giá bằng nhận xét ) của học sinh từ đầu năm học cho đến thời điểm thanh tra. - Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh của cán bộ thanh tra. - Kết quả kiểm tra chất lượng các lớp giáo viên dạy so với chất lượng chung của toàn trường, của địa phương trong năm học đó. - So sánh với kết quả học tập của học sinh các năm học trước: tỉ lệ lên lớp , tốt nghiệp,học sinh giỏi và mức độ tiến bộ so với lúc giáo viên mới nhận lớp. 3.5. Thanh tra việc thực hiện các nhiệm vụ khác. Trên cơ sở phiếu đánh giá của hiệu trưởng về công tác chủ nhiệm lớp và các công tác khác được phân công của giáo viên . Thanh tra viên cần lưu ý những vấn đề sau: + Bảo đảm sĩ số lớp mình phụ trách, quản lí việc học tập và rèn luyện của học sinh, quản lý hồ sơ, sổ sách. + Thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, xây dựng nền nếp, rèn luyện thói quen tốt cho các em, giúp đỡ các học sinh có khó khăn. + Chủ động phối hợp với các tổ chức ( Đoàn, Đội.. ), với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong giảng dạy và giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.( Xem sổ kế hoạch chủ nhiệm lớp- nếu có). + Kết quả của các công tác khác được nhà trường phân công. Việc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên được tiến hành theo quy trình chung, những hoạt động cụ thể của thanh tra viên tiến hành như sau: - Dự các giờ dạy của giáo viên. 9 - Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh. Đây là một trong những khâu rất quan trọng, nhưng thanh tra viên của chúng ta thường kiểm tra căn cứ vào sổ gọi tên ghi điểm hoặc sổ ghi điểm cá nhân của GV mà không điều tra nghiên cứu qua các bài text trên lớp sau giờ dạy của GV. Trong những lần thanh tra hoạt động sư phạm của GV chúng tôi thường yêu cầu thực hiện thao tác này. - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên và hồ sơ của nhà trường để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. - Thu thập các thông tin về chất lượng học tập của học sinh qua hồ sơ của trường để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên . Sau các bước trên, thanh tra viên sẽ trao đổi kinh nghiệm, gợi ý, khuyến nghị, thông báo kết quả để giúp giáo viên biết tự đánh giá và định hướng phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy .Cuối cùng là hoàn thiện hồ sơ thanh tra giáo viên với các biên bản, các phiếu dự giờ và phiếu đánh giá của hiệu trưởng . 3.6. Đánh giá một tiết dạy: Việc đánh giá một tiết dạy trong thanh tra hoạt động sư phạm GV là một nội dung quan trọng cho nên thanh tra cần dựa trên các vấn đề sau: a. Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm. - Xem xét trình độ nắm vững mục đích, yêu cầu, chương trình, nội dung giảng dạy, vị trí của bài dạy trong hệ thống chương trình. - Mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng của bài dạy, xác định trọng tâm, yêu cầu tối thiểu cho cả lớp và những vấn đề có thể mở rộng, nâng cao cho những học sinh khá giỏi. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan