Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 yêu thích học môn ngữ văn ở bậc thcs...

Tài liệu Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 yêu thích học môn ngữ văn ở bậc thcs

.DOC
31
8
116

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS THƯỢNG TRƯNG =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 6 YÊU THÍCH HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở BẬC THCS” Tác giả sáng kiến: Lê Thị Minh Huệ * Mã sáng kiến: 27 Vĩnh Tường, năm 2018 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Vĩnh Tường (Cơ quan thường trực: Phòng công thương huyện Vĩnh Tường) Tên tôi là: Lê Thị Minh Huệ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Điện thoại: 0987825970 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến huyện Vĩnh Tường xem xét và công nhận sáng kiến cấp huyện cho tôi đối với sáng kiến sau đây: Tên sáng kiến: “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 yêu thích học môn Ngữ văn ở bậc THCS” (Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo) Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. HIỆU TRƯỞNG Thượng Trưng, tháng 2 năm 2018. Người nộp đơn Lê Thành Đồng Lê Thị Minh Huệ 2 MỤC LỤC Nô ̣i dung Trang Trang bìa i Mục lục ii Danh mục các bảng biểu iii 1. Lời giới thiệu 1 2. Tên sáng kiến 2 3. Tác giả sáng kiến 2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3 7.1. Thực trạng việc dạy - học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở. 3 7.1.1. Khái quát vài nét về môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở 3 7.1.2. Thực trạng việc dạy và học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở hiện nay 4 7.2. Một số biện pháp nhằm giúp học sinh niềm yêu thích trong học môn Ngữ văn lớp 6 7 7.2.1. Đối với học sinh 7 7.2.2 Đối với giáo viên 7 7.2.2.1.Chú ý đúng mức việc tạo tâm thế để học sinh hứng thú tiếp thu bài học. 7 7.2.2.2 Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, 9 3 sáng tạo của học sinh. 7.2.2.3. Tích cực, chủ động sử dụng các dụng cụ trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại 15 7.2.2.4. Coi trọng và nâng cao chất lượng các tiết thực hành: Hoạt động tập làm thơ, hoạt động Ngữ văn thi kể chuyện và chương trình địa phương. 20 7.2.2.5. Đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh 22 8. Những thông tin cần bảo mật 22 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 22 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung 22 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 4 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Chúng ta đang sống trong thời kì hiện đại với sự phát triển kỳ diệu về trí tuệ và khoa học công nghệ. Vì vậy con người và trí tuệ, nhân lực và nhân tài là vấn đề chiến lược đầu tiên của mỗi quốc gia. Trước yêu cầu cấp bách đó của thời đại, của đất nước trong quá trình đẩy nhanh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giáo dục Việt Nam nói riêng đã không ngừng đổi mới về phương pháp dạy học, thay đổi nội dung sách giáo khoa ở các cấp học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo, tạo ra cho nước nhà những thế hệ chủ nhân tương lai “vừa hồng vừa chuyên” như Bác Hồ mong muốn; những con người năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ. Điều đó được khẳng định rõ trong luật giáo dục Điều 24: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm và đem lại niềm vui, niềm hứng thú học tập cho học sinh”. Trong chương trình THCS, môn Ngữ văn có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mỗi kiến thức Ngữ văn như dòng phù sa mát lành góp phần bồi đắp những tình cảm cao đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn, trong sáng, hồn nhiên của các em. Từ đó, môn học vừa giúp các em dần hình thành nhân cách vừa dần hình thành kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Nên việc tạo niềm yêu thích, hứng thú học tập cho môn học “đem lại niềm vui, niềm hứng thú học tập cho học sinh” là rất cần thiết. Môn Ngữ văn có vai trò quan trọng như vậy, nên khi được là cầu nối giữa những kiến thức Ngữ văn và học sinh, người giáo viên dạy văn như tôi thật hạnh phúc. Qua những tháng năm gắn bó với nghề tôi thấm thía sâu sắc lời nói đầy ý nghĩa của nhà thơ Tố Hữu: “Dạy văn học thật là một niềm vui sướng lớn. Qua mỗi giờ văn học thầy giáo có thể làm cho các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn thêm một chút”. Tuy nhiên những năm gần đây, môn Ngữ văn không được nhiều học sinh và các bậc phụ huynh coi trọng. Một thực tế phải thừa nhận là do xu thế phát triển kinh tế, do nhìn nhận của xã hội nên không ít bậc cha mẹ có hướng cho con em mình theo học các môn khoa học tự nhiên. 5 Về phía học sinh, do áp lực từ chương trình học nhiều kiến thức, áp lực từ sự kỳ vọng của cha mẹ muốn con, em mình học giỏi các môn khoa học tự nhiên, khiến các em không đủ thời gian suy nghĩ, sáng tạo một bài văn đúng nghĩa là sản phẩm tinh thần của mình. Và kết quả là đến giờ làm văn, các em cho ra những sản phẩm hời hợt, sơ sài, thiếu cảm xúc. Việc học sinh ngại học môn Ngữ văn, coi môn Ngữ văn là khó, là khổ còn do một nguyên nhân rất lớn là: cách dạy Ngữ văn của một số giáo viên chưa tạo ra hứng thú cho người học. Xuất phát từ những lí do trên, cùng với những trăn trở, lòng khao khát nâng cao kết quả học tập thông qua việc tạo cho học sinh niềm yêu thích, tự giác cao nhất trong học tập môn Ngữ văn, tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 yêu thích học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở” với mong muốn được trao đổi, học hỏi, đánh giá của các cấp quản lí và đồng nghiệp để sáng kiến áp dụng rộng rãi nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ văn ở trường THCS. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 yêu thích học môn Ngữ văn ở bậc trung học cơ sở” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Lê Thị Minh Huệ - Địa chỉ tác giả sáng kiến: THCS Thượng Trưng - Số điện thoại: 0987825970 Email: [email protected] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh bậc THCS 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ triển khai nghiên cứu đề tài ở học kì I năm học 2017 - 2018. Bắt đầu từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 1 năm 2018. 6 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7. 1 Thực trạng việc dạy - học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở. 7.1.1 Khái quát vài nét về môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở. Môn Ngữ văn là một môn quan trọng nhất của lĩnh vực khoa học xã hội, môn học tập trung nghiên cứu thể hiện các vấn đề mang tính xã hội, các giá trị đạo đức nhân văn, tâm tư, tình cảm ý nguyện và quan niệm sống của con người. Mục tiêu của môn học là nhằm giúp học sinh đạt được những kiến thức kĩ năng, thái độ để vừa hướng học sinh tới các giá trị Chân - Thiện – Mĩ, hoàn thiện nhân cách; vừa hình thành những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi học sinh. Bộ môn Ngữ văn ở trung học cơ sở được cấu thành bởi ba phân môn: Phân môn văn học: Bao gồm các văn bản là các tác phẩm văn chương với nhiều thể loại, các văn bản nhật dụng. Các văn bản còn có vai trò nền tảng chi phối khẳng định các phân môn liên quan, là ngữ liệu quan trọng cung cấp cho phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn. Phân môn Tiếng Việt Là kiến thức từ ngữ, ngữ pháp đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về ngôn ngữ, cấu trúc, nghệ thuật… giúp hiểu rõ về môn Văn học. Tiếng Việt trở thành chất liệu cơ sở để xây dựng bài viết văn chương. Phân môn Tập làm văn Là phân môn mang tính cộng hưởng của phân môn Văn học và Tiếng Việt. Nó là sự khẳng định đánh giá chất lượng học tập của học sinh ở bộ môn Ngữ văn. Điều quan trọng nhất ở phân môn Tập làm văn chính là vốn văn chương, vốn từ ngữ và khả năng tư duy nhạy cảm ở học sinh. Ba phân môn trên được in chung trong sách Ngữ văn ở các khối lớp và được thể hiện rõ trong từng bài học, ứng với từng tuần học: lớp 6,7,8 học 4 tiết trên tuần; lớp 9 học 5 tiết trên tuần. Như vậy kiến thức môn học cho từng khối lớp rất dễ theo dõi và học tập theo hướng tích hợp giữa ba phân môn. 7 7.1.2 Thực trạng việc dạy và học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở hiện nay 7.1.2.1. Thực trạng Hiện nay học văn đang là mối quan tâm của xã hội, nhất là sự nhìn nhận vị trí của môn học này trong xã hội và thái độ của đối với học sinh . 7.1.2.1.1. Về phía học sinh: Phần lớn học sinh đã nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn Ngữ văn đối với sự phát triển nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn và hình thành những kĩ năng sống cần thiết của các em. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ học sinh nhận thức chưa đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò của môn Ngữ văn nên các em coi nhẹ, không hứng thú học và ngại học bộ môn. Các em chưa thực sự tự giác tích cực trong giờ học ở lớp cũng như học ở nhà nên có biểu hiện đối phó: làm bài qua quýt, chép tài liệu: giờ kiểm tra thì quay cóp nhìn bài; rất nhiều em( nhất là nam giới) bỏ giờ để chơi Game bởi các trò chơi ấy có sức cuốn hút hơn tất thảy mọi kiến thức; hơn nữa gần đây năng lực cảm thụ văn giảm sút rất nhiều. Đứng trước một tác phẩm lay động trái tim bao thế hệ nhưng các em không mảy may rung động, đứng trước những con người có hoàn cảnh đáng thương trong cuộc sống nhưng các em quay lưng…đây là thực trạng chung mà cả xã hội đã đều thấy và tốn không ít giấy mực viết về đề tài này. Với học sinh lớp 6, qua một thời gian dạy, tôi nhận thấy việc học Ngữ văn với các em không hoàn toàn mới nhưng có sự khác biệt nhất định so với khi các em còn học ở tiểu học. Lên lớp 6, nội dung học nhiều hơn, khó hơn, phương pháp dạy của thầy, cô ở trường trung học cơ sở khác hơn. Sự thay đổi này không phải học sinh nào cũng thích nghi ngay được. Trừ một số em thích nghi nhanh, còn lại các em tiếp thu bài chậm, trong giờ học các em tỏ ra mệt mỏi, không hăng hái phát biểu ý kiến, vì thế giờ kiểm tra bài cũ nhiều em không thuộc bài. Thái độ đó của học sinh làm cho giờ học Ngữ văn với mục đích khám phá cái hay cái đẹp trong văn chương, trong cuộc đời thành một buổi học căng thẳng, học sinh chỉ thụ động ghi chép. Như vậy, giờ học Ngữ văn không đạt được mục tiêu bài học. 7.1.2.1.2 Về phía giáo viên Các giáo viên dạy Ngữ văn của trường đều ở trình độ đạt chuẩn, hoặc trên chuẩn. Các thầy, cô giáo đều có ý thức trách nhiệm với học sinh, có tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, được dạy đúng chuyên 8 môn của mình. Trong quá trình đổi mới giáo dục của cả nước, các thầy cô giáo đã có rất nhiều cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá…Tuy nhiên, khả năng chuyên môn và phương pháp dạy học ở một số thầy, cô giáo vẫn còn hạn chế nhất định, chưa tạo ra hứng thú cho học sinh trong giờ học. 7.1.2.1.3. Khảo sát thực trạng Ngay đầu năm học tôi đã có kế hoạch khảo sát học sinh để thấy rõ chất lượng và thái độ học tập của các em đối với môn học. Việc khảo sát ấy được thể hiện ở hai nội dung. Thứ nhất là ở bài kiểm tra số 1 tiết 17,18 với đề: “ Hãy kể lại một chuyện dân gian đã học hoặc đọc thêm.” Thứ hai là bảng hỏi thái độ của học sinh với câu hỏi: “Em thích học môn văn ở mức độ nào?” với các mức độ: Thích - Bình thường - Không thích. Bảng 1: Kết quả kiểm tra bài viết văn số 1 của học sinh 2 lớp 6A, 6B Lớp Điểm Giỏi Điểm Khá Điểm TB Điểm Yếu SL % SL % SL % SL % Sĩ số 6A 35 3 8,57 12 34,42 15 42,85 5 14,28 6B 36 2 5,55 10 27,77 17 47,22 7 19,44 Tổng số 71 5 7,04 22 31,00 32 45,07 12 16,90 Bảng 2: Kết quả của phiếu điều tra học sinh với câu hỏi: “Em thích học môn Ngữ văn ở mức độ nào ?” (Trả lời: “Thích - Bình thường - Không thích”) Thích Lớp Bình Thường Không thích Sĩ số SL % SL % SL % 6A 35 6 17,14 18 51,42 11 31,42 6B 36 5 13,88 17 47,22 14 38,89 Tổng số 71 11 15,49 35 49,29 25 35,21 9 Từ số liệu trên cho thấy, kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh khối 6 không cao (điểm “Trung bình” và “Yếu” chiếm tới 61,97%). Đặc biệt là hứng thú học môn Ngữ văn của các em rất thấp. (Chỉ có 15,49% “Thích” học môn Ngữ văn, 49,29% “Bình thường” và có tới 35,21% “Không thích”). 7.1.2.2. Nguyên nhân Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó tập trung chủ yếu từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, vị trí môn Ngữ văn không được xã hội coi trọng, đề cao và nhìn nhận đúng mức (có quá ít các trường Đại học, các chuyên ngành thi và học khối C, chủ yếu là khối A). Chính yếu tố này là nguyên nhân không nhỏ tác động đến phụ huynh và học sinh. Thứ hai, nhu cầu, động cơ học tập môn Ngữ văn của học sinh nói chung chưa thật sự mạnh mẽ, tích cực. Học sinh còn coi việc học tập môn Ngữ văn nặng về trách nhiệm chứ chưa trở thành niềm đam mê, hứng khởi thực sự đối với môn học. Chính vì vậy, các em thiếu hứng thú say mê, thiếu sự nỗ lực, độc lập, sáng tạo trong học văn. Thứ ba, trình độ kiến thức và phương pháp học tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 6 còn hạn chế. Sự thay đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở so với giáo viên bậc Tiểu học khác nhiều làm cho đa số học sinh chưa thích nghi ngay được. Chỉ một số ít các em thích nghi nhanh, còn lại đa số các em tiếp thu bài chậm, trong giờ học các em tỏ ra mệt mỏi, không hăng hái phát biểu ý kiến. Giờ học Ngữ văn dễ trở thành một buổi học căng thẳng, học sinh thụ động ghi chép, cho ra những sản phẩm hời hợt, sơ sài, thiếu cảm xúc. Thứ tư, phương pháp giảng dạy môn dạy Ngữ văn của một số giáo viên chủ yếu quan tâm đến chuẩn kiến thức, chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo ra hứng thú cho người học. Giáo viên chủ yếu hướng vào thực hiện chức năng truyền thụ, chưa chú ý đến việc thực hiện chức năng tổ chức, khuyến khích thái độ học tập tích cực của học sinh. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực chưa được vận dụng phổ biến và thường xuyên. Hơn nữa, phương pháp kiểm tra, đánh giá của không ít giáo viên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Các tiêu chí đánh giá kết quả học tập chủ yếu vẫn dựa vào mức độ tái hiện kiến thức, chưa chú ý đến khả năng sáng tạo, chưa khích lệ các cách thức tư duy độc đáo, phong cách riêng của học sinh. 10 Thứ năm, hệ thống tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học của nhà trường thường xuyên được ngành giáo dục trang bị, bổ sung. Tuy nhiên, các thiết bị dạy học trực quan, thiết bị dạy học hiện đại cho môn Ngữ văn còn ít, đơn điệu chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đã ảnh hưởng nhất định đến việc tạo hứng thú cho học sinh. Từ thực trạng và nguyên nhân trên, với suy nghĩ làm thế nào để tìm cách tháo gỡ vấn đề nên tôi đã tiến hành một số biện pháp để khơi gợi hứng thú học Ngữ văn của học sinh lớp 6 , học kì I năm học 2014-2015 vừa qua ở đơn vị mình giảng dạy và đã thu được kết quả rất khả quan. 7.2. Một số biện pháp nhằm tạo cho học sinh niềm yêu thích trong học môn Ngữ văn lớp 6 7.2.1 Đối với học sinh Học sinh cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn Ngữ văn đối với sự phát triển nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn và hình thành những kĩ năng sống cần thiết của các em. Qua mỗi tiết dạy, thầy cô khơi gợi niềm yêu thích, thái độ coi trọng và say mê đối với môn học. Muốn vậy, ngay từ khi nhận lớp, giáo viên phân loại từng đối tượng học sinh để có kế hoạch, chương trình thích hợp. Thường xuyên tìm lắng nghe, tìm hiểu tâm lí, sở thích nguyện vọng của các em để kịp thời điều chỉnh phương pháp, cách thức giảng dạy cho phù hợp. Giúp học sinh lớp 6 làm quen và thích nghi nhanh với phương pháp, cách thức học Ngữ văn ở trường THCS. Trang bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi cho môn học. Động viên các em đọc soạn, chuẩn bị bài ở nhà để đến lớp tiếp cận với kiến thức dễ hiểu. Liên hệ với phụ huynh cùng quan tâm, động viên sát sao việc học tập của con em họ ở nhà. 7.2.2 Đối với giáo viên 7.2.2.1. Chú ý đúng mức việc tạo tâm thế để học sinh hứng thú tiếp thu bài học Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng tạo nên thành công của bài dạy. Nếu không có bước này một giờ văn sẽ trở nên khô khan, kém sinh động. Có nhiều cách tạo tâm thế cho học sinh bước vào tiếp thu bài mới. Trước hết giáo viên tạo khoảng cách gần gũi thân mật với trò bằng lời nói vui, bằng nụ cười tươi hoặc bằng một sự quan tâm nào đó. Thái độ ấy của cô sẽ kéo gần 11 khoảng cách thầy trò và sẽ giúp học sinh tự tin, thoải mái hơn. Bên cạnh đó, giáo viên linh hoạt trong bước khởi động. Đây là một hoạt động tạo tâm thế và hứng thú rất rõ cho học sinh tiếp thu bài mới. Tuỳ vào nội dung bài học, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất để chọn cách mở bài hợp lí nhất. Có rất nhiều cách khởi động: Cách 1: Khởi động bằng cách giới thiệu một số tập tục, lễ hội truyền thống bằng một cuộc thi nhỏ: thi giới thiệu về tác giả, tác phẩm; thi trả lời nhanh các bài tập trắc nghiệm; thi đọc diễn cảm… Ví dụ: Khi dạy bài “Con Rồng - cháu Tiên” tiết 1 giới thiệu với các em về lễ hội Đền Hùng ngày 10-3 âm lịch hằng năm; dạy bài “Thánh Gióng” tiết 5,6 giới thiệu về lễ hội làng Gióng ở Sóc Sơn - Hà Nội vào ngày 9-4 Âm lịch, dạy bài “hướng dẫn đọc thêm: Bánh chưng, bánh giầy” tiết 2 giáo viên đưa các em trở lại với phong tục trong ngày Tết ở gia đình; thi giới thiệu về tác giả, tác phẩm; thi làm bài bập trắc nghiệm nhanh….Từ những hiểu biết đó giáo viên gắn kết với nội dung bài học, chắc chắn học sinh sẽ rất hào hứng khám phá bài học. Cách 2: Khởi động bằng những lời giới thiệu hay, ấn tượng của thầy giáo. Đây là nghệ thuật sư phạm của giáo viên. Ví dụ: Bài “Con rồng cháu tiên” tôi có lời vào bài như sau “Cô đã có dịp được đến một số miền quê trên đất nước ta, mỗi nơi để lại cho cô một khám phá mới mẻ về đất nước, con người Việt Nam. Nhưng đến đất Phong Châu, cô có cảm xúc đặc biệt là sự thành kính mảnh đất thiêng, nơi Cội nguồn dân tộc, nơi các Vua Hùng dựng nước từ đó”. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về nguồn gốc: “Con Rồng Cháu Tiên” của dân tộc Việt Nam. Ví dụ: Bài “Vượt thác” tiết 85, tôi sử dụng phương pháp ôn cũ học mới, giúp học sinh liên tưởng về những địa danh, nhớ lại kiến thức đã học, lời giới thiệu như sau: “Nếu như trong “Sông nước Cà Mau” (tiết 77) nhà văn Đoàn Giỏi đã đưa chúng ta đến tham quan cảnh sắc phong phú, độc đáo của vùng đất cực nam Tổ Quốc, thì với đoạn trích “Vượt thác” Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn, thuộc miền Trung Trung Bộ, đến tận thượng nguồn để lấy gỗ. Nhà văn đã giúp ta hiểu thêm về sự hùng vĩ của sông nước cũng như sự dũng cảm kiên cường của con người nơi đây khi họ chinh phục và chiến thắng thiên nhiên….” Cách 3: Khởi động bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin, hoặc đồ dùng trực quan. Như đã nói ở trên đây là phương tiện tạo hứng thú rất có hiệu 12 quả. Bằng hình ảnh, âm thanh, màu sắc, bảng biểu…trực quan sinh động được treo, được chiếu trên bảng học sinh sẽ tập trung mọi giác quan để học bài mới. Ví dụ: Khi dạy bài “Sông nước cà mau” tiết 77, “Động Phong Nha” tiết 129, 130, “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử” tiết 123…, giáo viên có những hình ảnh sinh động liên quan đến bài học chiếu lên màn hình kết hợp với lời giới thiệu hay sẽ rất hiệu quả. Tóm lại, bằng nhiều hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp, giáo viên sẽ khơi gợi được hứng thú học tập cho học sinh. 7.2.2.2 Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Mỗi bài học, bài giảng là sự vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật và kĩ năng sư phạm của người giáo viên. Song kích thích hứng thú của học sinh trong học tập tôi đã chú ý hơn, linh hoạt hơn với các phương pháp, kĩ thuật sau: 7.2.2.2.1 Phương pháp đọc sáng tạo Đây là phương pháp đặc biệt được sử dụng chủ yếu trong giờ văn học. Trung tâm của phương pháp này là đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọc nhằm tác động đến những người nghe. Nếu giáo viên đọc diễn cảm tốt thì sẽ tạo nên bầu không khí tươi mát trong giờ học. Khi đọc cần chú ý đến từ ngữ, câu, ngắt nhịp, gieo vần…. Nếu như các phương pháp khác thông thường tác động đến lý trí thì đọc diễn cảm chủ yếu tác động đến tình cảm. Người học khi nghe đọc hay sẽ tác động đến cảm xúc và kích thích hoạt động hình dung tưởng tượng, phân tích, đánh giá, thưởng thức tác phẩm. Có thể thấy rất rõ rằng trên thực tế, khi ở nhà học sinh đã tiếp xúc với văn bản không chỉ một lần; việc lên lớp đọc lại văn bản nếu không tạo được sự khác biệt thì dễ gây nhàm chán và mất tập trung. Do đó, bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ, hoặc sự hứng thú và có thể khiến các em có cảm nhận mới mẻ về văn bản. Với thơ đọc diễn cảm là phải vang nhạc, sáng lời ở những chỗ cách ngắt nhịp, gieo vần…; với truyện đọc sáng tạo phải thể hiện rõ lời kể, lời thoại của từng nhân vật với những cung bậc tình cảm trong từng hoàn cảnh khác nhau. 13 Ví dụ: Khi học văn bản “Thánh gióng” tiết 5,6 giáo viên hướng dẫn các em đọc rõ lời kể về lai lịch nguồn gốc và đặc điểm của Gióng; lời thoại của Gióng khi nói với sứ giả. Khi học sinh đọc diễn cảm được, nhất thiết giáo viên phải có sự động viên khích lệ cũng như những hướng dẫn, uốn nắn cần thiết có như vậy các em mới tích cực tự rèn đọc. 7.2.2.2.2 Phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp dạy học tích cực đưa học sinh vào vị trí của nhân vật hay tác giả để cùng trải nghiệm cùng chia sẻ với nhà văn và con người trong tác phẩm về những suy nghĩ, những ứng xử trong cuộc sống. Qua việc đóng vai học sinh có thể “đồng sáng tạo” cùng nhà văn khi thể hiện cách cảm, cách nghĩ, cách xử lí tình huống của mình. Chúng ta đều biết Ngữ văn 6 kì I phần Văn chủ yếu giới thiệu các tác phẩm tự sự dân gian. Đây đều là những tác phẩm quen thuộc trong đời sống tâm hồn của nhân dân ta nên rất nhiều em đã đọc, đã nghe. Vì vậy khi được học lại các tác phẩm này các em sẽ có thái độ chán nản. Nhưng khi giáo viên cho các em đóng vai thì hiệu quả giờ dạy tăng lên rõ rệt. Bởi khi được hoà mình trong lời nói, suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật không chỉ học sinh trực tiếp đóng vai thấy thích thú mà tất cả các em ngồi xem cũng thấy câu chuyện sinh động mới mẻ hơn rất nhiều. Cũng từ hình thức đóng vai ấy các em sẽ thấm thía hơn giá trị của tác phẩm văn học. Ví dụ: Khi dạy văn bản truyện dân gian “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” tiết 9, “Thạch Sanh”tiết 21,22…, bên cạnh việc dặn dò học sinh đọc soạn chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên khuyến khích các em phân vai các nhân vật trong truyện để thể hiện câu chuyện trong giờ học phần đọc văn bản. Hay khi phân tích văn bản, giáo viên có thể sử dụng phương pháp đóng vai, nhập vai nhân vật trong tình huống thảo luận để nhiều học sinh được nói lên quan điểm xử lí tình huống. Từ đó các em sẽ hình thành kĩ năng sống cho mình qua các bài học. Đây vừa là điều gây hứng thú và kích thích sự sáng tạo của học sinh, vừa là yêu cầu tích hợp của môn học. Ví dụ: Trong bài dạy “Hướng dẫn đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng” tiết 35 để tìm hiểu và phân tích về mụ vợ ông lão đánh cá, tôi đã đặt câu hỏi thảo luận: 14 “Mụ vợ đã đòi hỏi rất nhiều thứ, từ vật chất tầm thường đến sự giàu sang và cả quyền lực tối cao nữa. nếu em là mụ vợ, em sẽ hành động như thế nào?” Sau đây là các ý kiến trả lời: Ý kiến 1: Em sẽ không đòi hỏi gì cả, mọi thứ sẽ do mình tự làm ra Ý kiến 2: Em chỉ đòi cái máng lợn và cái nhà rộng. Ý kiến 3: Em chỉ đòi những gì thật cần thiết cho cuộc sống của hai vợ chồng người dân chài bình thường. Trước giả thuyết ấy học sinh sẽ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau thể hiện cách hiểu về cách hiểu về tác. Khi học sinh đưa ra ý kiến được thầy cô giáo tôn trọng đón nhận, các em sẽ tự tin hơn, sẽ phấn khởi thể hiện những suy nghĩ chân thành hơn trong khi phát biểu xây dựng bài. 7.2.2.2.3. Phương pháp dùng lời có nghệ thuật Theo phương pháp giảng dạy mới, người thầy có chức năng tổ chức hoạt động là chủ yếu, nhưng như thế không có nghĩa là đồng nhất với sự xem nhẹ, phủ nhận vai trò của lời giảng của thầy trong một giờ văn. Dùng những lời bình hấp dẫn và đúng chỗ có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện cảm thụ kích thích mầm sáng tạo của học sinh, tạo nên sự giao lưu về tình cảm trong giờ văn. Lời bình vì thế, trước hết phải giàu cảm xúc, là sản phẩm của sự xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của văn bản. Mặt khác, nó phải độc đáo, giáo viên phải chọn cách nói ấn tượng, ưu tiên tiên những lối diễn đạt giàu hình ảnh nhằm tác động mạnh đến học sinh. Ví dụ: Trong bài “Cây bút thần” tiết 30,31 truyện cổ tích Trung Quốc, hình ảnh Mã Lương dùng cây bút liên tục vẽ những đường cong lớn, mượn giông tố dữ dội, mù mịt, chôn vùi triều đình vua quan tàn ác dưới muôn lớp sóng bạc đầu trừ hại cho dân, trong lời giảng tôi cho học sinh thấy việc làm của Mã Lương không chỉ là sự chiến thắng của một em bé lương thiện với những kẻ tàn ác, mà đó chính là ước mơ chiến thắng của hàng trăm triệu nông dân Trung Quốc dưới thời phong kiến, là tiếng reo vang sảng khoái của họ. Mã Lương với cây bút thần đã thực hiện trọn vẹn niềm mơ ước tự do giải phóng không chỉ của nhân dân Trung Quốc, mà còn là chính mơ ước của nhân dân ta thời xưa. Ví dụ: Dạy “Cô Tô” tiết 103 khi cho học sinh tìm hiểu về cảnh mặt trời mọc trên biển, trong đó nhà văn Nguyễn Tuân so sánh mặt trời mọc “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những 15 người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Tôi thực sự xúc động khi liên tưởng tới thảm hoạ từ những trận bão đã làm cho biết bao ngư dân đi biển đánh cá không trở về; Và còn biết bao ngư dân trong 29 tỉnh và thành phố trên cả nước có biển đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt với những hiểm hoạ bất ngờ từ biển khơi. Vì vậy trong lời giảng tôi không chỉ cho học sinh thấy đó là một hình ảnh so sánh độc đáo, thể hiện được sự đường bệ của mặt trời, không chỉ thể hiện sự say mê của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên mà còn ẩn chứa một tình cảm thiết tha, một ước vọng cháy bỏng của tác giả, của mỗi con người có tình thương giữa con người với nhau: Đó là những chuyến đi biển bình yên của những ngư dân, họ sẽ trở về vẹn nguyên với những con tàu chở đầy ắp cá. Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý không lạm dụng lời giảng, mà bỏ quên các phương pháp dạy học khác. Cần bình đúng lúc, đúng chỗ để bài giảng hiệu quả. 7.2.2.2.4. Kĩ thuật mảnh ghép Là kĩ thuật tổ chức hoạt động hợp tác giữa các cá nhân, nhóm và liên kết các nhóm nhằm giải quyết một vấn đề phức hợp kích thích sự tham gia tích cực của học sinh nhằm nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình nhận thức( Học sinh không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả ở vòng 2) Vòng 1: hoạt động theo nhóm,mỗi nhóm một nhiệm vụ. Vòng 2: nhóm mới được thành lập với hình thức đảo nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ mới sau khi được trao đổi kết quả ở vòng một. Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Lượm” tiết 99 phần đầu, có thể dùng kĩ thuật này để tìm hiểu bài như sau: Vòng 1: Giáo viên đặt câu hỏi phát hiện . Nhóm 1( Học sinh tổ 1): Tìm từ ngữ miêu tả dáng vẻ, trang phục, cử chỉ của Lượm? Nhóm 2 ( Học sinh tổ 2) Tác giả đã dùng loại từ và biện pháp tu từ nào để miêu tả Lượm? Tác dụng của chúng? Nhóm 3 ( Học sinh tổ 3): Em hiểu gì về hình ảnh “ đường vàng”? Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì? Sau khi các nhóm thảo luận trình bày kết quả, giáo viên chốt lại kiến thức chuẩn và tiếp tục cho học sinh thảo luận vòng 2. 16 Vòng 2: học sinh thảo luận bằng cách đảo các thành viên trong nhóm.Câu hỏi được nâng lên ở mức cảm thụ, phân tích khó hơn để nắm chắc nội dung nghệ thuật. Câu hỏi thảo luận của 3 nhóm: Qua đoạn thơ trên Lượm hiện lên trong đoạn thơ là một cậu bé như thế nào? Hình ảnh của Lượm gợi cho em suy nghĩ gì? Học sinh thảo luận, trình bày kết quả, nhận xét giữa các nhóm. Sau đó giáo viên chốt lại kiến thức chuẩn: Lượm hiện lên với dáng vẻ nhỏ nhắn, nhanh nhẹ, hồn nhiên, say mê công tác kháng chiến. Hình ảnh ấy của Lượm thật đáng yêu. Được làm việc tích cực theo nhóm, được cùng thể hiện những cảm nhận những suy nghĩ, tôi thấy học sinh rất say sưa, hào hứng tiếp thu bài. Đây là thành công lớn đối với giờ dạy. 7.2.2.2.5. Kĩ thuật viết tích cực Đây là kĩ thuật giúp học sinh bộc lộ rõ nhất năng lực cảm thụ và tiếp thu kiến thức mình. Có thể sử dụng kĩ thuật này trong giờ văn, giờ Tiếng Việt với những bài tập viết đoạn văn; giờ làm văn với kiểu bài kể chuyện tưởng tượng,… Có nhiều hình thức viết như : viết cảm thụ về bài thơ, đoạn thơ hay, sáng tác thơ, viết bình luận văn học (đối với lớp 6 đây hình thức khó); viết lại, sửa lại, bổ sung lại văn bản; diễn xuôi văn bản…Những hình thức viết này có thể thực hiện trong giờ kiểm tra bài cũ hoặc giờ ngoại khoá Ngữ văn. Giáo viên sẽ tổ chức thi viết có khen thưởng. Trong chương trình Ngữ văn 6 khi dạy bài “Hướng dẫn đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng” tiết 35 giáo viên yêu cầu: hãy viết lại phần kết của truyện. Ở kì II có một số tác phẩm thơ trữ tình hiện đại giáo viên có thể sử dụng thao tác này. Chẳng hạn bài “Lượm” của Tố Hữu “Đêm nay Bác không ngủ” của Hồ Chí Minh. Đây là hai văn bản trữ tình có yếu tố tự sự rất rõ nét bởi nó có sự việc, có nhân vật. Vì vậy học sinh có thể viết thành một câu chuyện sinh động, nhất là những em học sinh khá giỏi. VD: Ví dụ bài thơ “Lượm” của Tố Hữu có thể hướng dẫn học sinh viết thành câu chuyện như sau: “Chuyện về cậu bé thiếu niên Lượm dũng cảm đã hi sinh vì đất nước mãi là kỉ niệm không phai trong lòng người dân Việt Nam. Lần đó tôi có dịp vào 17 Huế và vô cùng may mắn, tôi được nói chuyện với một người đồng đội của Lượm. Lúc đó Lượm làm liên lạc cho đơn vị Mang Cá của bác. Nhắc đến Lượm, đôi mắt bác ánh lên niềm tự hào pha lẫn niềm tiếc thương một cậu bé vô cùng can đảm, anh hùng. Bác nhớ lại, ngày đó khi được phân công về công tác ở đồn Mang Cá, bác đã nghe mọi người hay nhắc đến cậu bé làm liên lạc rất gan dạ và anh dũng. Những lời nói đó đã khiến bác rất lưu tâm và muốn được gặp cậu bé. Hôm ấy, gặp một chú bé dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn bác liền gọi lại và hỏi: - Cháu bé, cháu được phân công làm nhiệm vụ gì? - Cháu làm liên lạc viên chú à. - Thế có phải tên cháu là Lượm không? - Dạ thưa chú cháu tên là Lượm. Sao chú biết ạ? - À ra vậy!- Thế cháu có sợ nguy hiểm không? Chú bé nhún vai lém lỉnh trả lời: - Cháu không sợ chú ạ, cháu luôn nghĩ là làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Cháu có thích công việc này không? - Cháu thích hơn ở nhà ạ. - Chú chúc cháu luôn hoàn thành nhiệm vụ. Chú bé bước đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, trông rất đáng yêu, và trông chú càng đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn khi trên đầu đội chiếc mũ canô với chiếc sắc đeo bên hông. Chú bé chào tôi rất nhanh và khuất dần chỉ còn tiếng huýt sáo rộn vang. Sau lần gặp gỡ đó, do bận nhiều công việc tôi quên cũng không có dịp gặp lại cậu bé. Cho đến một hôm, trở về đơn vị tôi, nhìn mặt ai tôi thấy cũng có vẻ buồn buồn, một đồng chí hỏi tôi: - Đồng chí có nhớ cháu Lượm không, cậu bé liên lạc đó? - Có! Tôi nhớ. Xảy ra chuyện gì hả đồng chí? - Cậu bé hi sinh rồi, 18 Hôm đó, Lượm nhận nhiệm vụ đem công văn đi, mọi người đều cảnh báo với chú rằng đó là quãng đường rất nguy hiểm, có thể gặp địch phục kích, nhưng chú không hề tỏ ra sợ hãi, còn nói: - Em không sợ đâu. Chúng nó mà xông ra em sẽ đánh cho tơi bời. Nói xong chú thản nhiên đút công văn vào sắc thoăn thoắt bước đi, mồm lại huýt sáo vang rộn. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại, Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đá hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như ấp cho cháu ngủ. Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Nghe bác kể đến đó, trước mắt tôi bỗng hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.” Qua hình thức viết sáng tạo các em không chỉ bộc lộ rõ năng lực cảm thụ và tiếp thu kiến thức mình mà còn hình thành một số kĩ năng hữu ích khi viết văn tự sự. Các em sẽ thấy viết văn tự sự, việc tạo sự việc thể hiện lời kể, lời thoại không khó. Từ đó các em sẽ hào hứng với tiết học phần Tập làm văn hơn. 7.2.2.3 Tích cực, chủ động sử dụng các dụng cụ trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại Dụng cụ trực quan và kĩ thuật hiện đại là tranh ảnh, biểu bảng và máy tính, máy chiếu, đặc biệt là công nghệ thông tin… . Trong dạy học hiện đại, đây là những phương tiện tạo nên hứng thú học tập của học sinh hiệu quả nhất, tác động rõ nhất đến các giác quan của các em. 7.2.2.3.1. Đồ dùng trực quan Ví dụ: Tranh dạy bài “Con Rồng – cháu Tiên”, hay “ Bánh chưng – bánh giầy”, với những hình ảnh tiêu biểu sau. 19 Hình 1: Hình ảnh năm mươi con theo mẹ lên rừng, năm mươi con theo cha xuống biển.(“Con Rồng – cháu Tiên” , tiết 1 ) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan