Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Một số kinh nghiệm chủ yếu trong công tác tư tưởng của đảng ...

Tài liệu Một số kinh nghiệm chủ yếu trong công tác tư tưởng của đảng

.DOC
4
321
74

Mô tả:

BÀI 7 MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG 1. Vai trò công tác tư tưởng của Đảng a. Xuất phát từ vai trò của nhận thức: Thực tiễn, nhận thức, kinh nghiệm, bài học, lý luận. b. Là một nội dung quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng: - Đảng lãnh đạo bằng đường lối chính trị, bằng công tác tư tưởng, bằng công tác tổ chức, bằng công tác kiểm tra, bằng tấm gương cán bộ đảng viên. - Mọi thành công, chưa thành công, hay sai lầm, khuyết điểm đều do làm tốt hay làm không tốt công tác tư tưởng. - Nhận thức tư tưởng luôn đi trước một bước so với hành động cải tạo thực tiễn. Công tác tư tưởng tốt sẽ biến tinh thần, lý luận, tư tưởng thành sức mạnh vật chất. Lý luận một khi đã thâm nhập vào quần chúng sẽ trở thành sức mạnh vô địch. - Không tuyệt đối hoá nhưng cần coi trọng công tác tư tưởng: Kinh nghiệm Trung Quốc, Ấn Độ. c. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng tổng kết, rút ra những kinh nghiệm cần thiết. Lý do: Do ý nghĩa chung của các kinh nghiệm lịch sử đều góp phần hiểu biết hiện tai, dự báo tương lai. Do cách mạng là quá trình chưa có tiền lệ, nhiều vấn đề mới nảy sinh, có thành công, thất bại, cần nghiên cứu, tổng kết. Đảng ta luôn thực hiện kinh nghiệm này. Công tác tư tưởng cũng là một lĩnh vực hoạt động, cần thiết có tổng kết. Đảng ta chưa có một tổng kết chung về lĩnh vực này. Ngành công tác tư tưởng của Đảng đã có nhiều hội nghị tổng kết. Mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi thời kỳ đều có thể có những kinh nghiệm cần thiết. Nhưng về cơ bản có thể nêu ra một số kinh nghiệm chủ yếu về công tác tư tưởng của Đảng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng như sau 1. Công tác tư tưởng phải trên nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ 1 Chí Minh. Vì sao: Chủ nghĩa Mác - Lênin có cơ sở bền vững từ nền ĐCN, Triết học, Kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học. Có mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Có giá trị khoa học chính là các nội dung về Triết học, KTCT, CNXHKH. Có giá trị phương pháp là thế giới quan, phương pháp luận để tìm ra những quy luật chung nhất của sự vận động phát triển. Nó không chỉ giải thích thế giới mà nó cải tạo thế giới, nó luôn luôn bổ sung và phát triển năng động, nó có từ cách mạng tự phê phán, tự đổi mới. Có giái trị thực tiễn, áp dụng vào thực tiễn để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước và nó đã soi đường cho cách mạng Việt Nam 77 năm qua đi đến thắng lợi. Vì vậy phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. - Tư tưởng Hồ Chí Minh: là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. + Đó là kết tinh của tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá thế giới. + Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. + Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. + Tư tưởng phát triển kinh tế - văn hoá không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân. + Tư tưởng về không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. + Tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và nền quốc phòng toàn dân. + Tư tưởng về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. + Tư tưởng về đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. + Tư tưởng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và... 2 + Tư tưởng về xây dựng Đảng trọng sạch vững mạnh. * Đánh giá về vai trò chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. * Phân tích nền tảng tư tưởng bám 3 ý chính: - Là cơ sở cho mọi chủ trương, đường lối chính sách. - Nó định hướng cho tất cả các hoạt động tinh thần của xã hội. - Nó định hướng cho tư duy nhận thức của chúng ta. * Phân tích: Kim chỉ nam cho mọi hành động: - Cơ sở cho mọi hành động, mọi chính sách của chính quyền. - Định hướng cho mọi phong trào cách mạng của quần chúng. - Để cho mọi người chúng ta hành động. 2. Công tác tư tưởng là bám sát đường lối của Đảng, nhiệm vụ chính trị, gắn chặt chẽ công tác tư tưởng với chính trị tổ chức với phong trào cách mạng của quần chúng, nói đi đôi với làm. Phân tích bám sát nhiệm vụ chính trị, gắn với nhiệm vụ chính trị, gắn phong trào cách mạng quần chúng, nói đi đôi với làm. 3. Công tác tư tưởng là phải bám sát đối tượng (chức năng của công tác tư tưởng) * Công tác tư tưởng phải kịp thời nhất là khi có những biến động nhất định (giữ chủ động phòng ngừa). 4. Phải luôn luôn chiếm tư thế chủ động, tiến công: kết hợp chặt chẽ xây và chống, biểu dương và phê bình, lấy biểu dương là chính. 5. Công tác tư tưởng phải quan tâm đến việc giáo dục toàn diện (giáo dục về kinh tế, chính trị, văn hoá, đường lối, hành động, đạo đức con người). 6. Công tác tư tưởng phải luôn luôn quán triệt nâng cao tính khoa học (không được bịa ra, nói có cơ sở, ngắn gọn đi vào lòng người, nói thật), tính cách mạng (để người khác muốn làm theo, học theo), phải dân chủ. 7. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng (Đảng phải là tổ chức quản lý, giáo dục, có chương trình hành động, phương pháp tổ chức, thực 3 hiện, có sơ tổng kết để đánh giá, có kiểm tra, chăm lo đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng. * Kết luận: Những bài học này không chỉ là tổng kết lịch sử công tác tư tưởng mà còn đang soi đường, tiếp tục có giá trị nóng hổi cho công tác tư tưởng hiện nay và sau này. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan