Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Một số hình thức tổ chức dạy học ngoại khoá lịch sử địa phương...

Tài liệu Một số hình thức tổ chức dạy học ngoại khoá lịch sử địa phương

.DOCX
20
6
89

Mô tả:

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Ngoại khóa các vấn đề lịch sử địa phương là một phần quan trọng trong việc dạy và học lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức tư tưởng tình cảm cho học sinh.Tri thức lịch sử địa phương góp phần làm cho lịch sử dân tộc và thế giới của học sinh trở nên hoàn chỉnh, đa dạng, sinh động, phong phú, làm cho học sinh không chỉ hiểu biết về lịch sử địa phương mà còn hiểu sâu sắc hơn về tiến trình lịch sử dân tộc và thế giới. Qua các bài học về ngoại khoá, các vấn đề lịch sử địa phương sẽ góp phần giáo dục các em lòng yêu quê hương, gia đình, xóm làng, tự hào về truyền thống quê hương đất nước của mình, từ đó nâng cao ý thức trong các em về lòng tự hào dân tộc và ý thức tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử địa phương, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, những người đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc. Ngoại khoá các vấn đề lịch sử địa phương, còn góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho các em, rèn luyện cho các em thói quen học đi đôi với hành, hình thành cho các em các kĩ năng về thực hành bộ môn như: Kĩ năng sưu tầm tư liệu, kĩ năng hệ thống hoá tư liệu lịch sử địa phương… Tuy nhiên, vấn đề dạy và học lịch sử địa phương nhìn chung chưa được người dạy và người học đầu tư và chú trọng nên kết quả của việc giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh đạt được kết quả chưa cao, chưa phát huy được sức mạnh của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức tư tưởng, truyền thống yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, dẫn tới học sinh “mơ hồ” lịch sử địa phương. Trong cuộc khảo sát ngẫu nhiên với nhóm thực nghiệm 50 học sinh lớp 10A3, 11A3 trường THPT Tam Dương II năm học 2016 – 2017 về danh nhân, làng nghề tiêu biểu của Vĩnh Phúc thì có đến 40 học sinh (chiếm 80%) không biết Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Duy Thì là ai, và 43 học sinh (chiếm 86%) 1 không biết Lí Nhân và Bích Chu (Vĩnh Tường) làm nghề gì, và không hiểu biết về lịch sử địa phương.... Trăn trở với vấn đề này nên tôi chọn đề tài “ Một số hình thức tổ chức dạy học ngoại khoá lịch sử địa phương ” với mong muốn là góp thêm một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học lịch sử địa phương. 2. Tên sáng kiến: “ Một số hình thức tổ chức dạy học ngoại khoá lịch sử địa phương ” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: PHAN ANH TUẤN - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Dương II. - Số điện thoại: 0982.456.468. - Email: [email protected]. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phan Anh Tuấn. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lịch sử địa phương trong trường phổ thông. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/03/2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC NGOẠI KHOÁ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT. Dạy và học lịch sử địa phương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng cho các em học sinh. Tuy nhiên, thời gian qua, việc đưa chương trình ngoại khoá lịch sử địa phương vào giảng dạy, giáo dục truyền thống trong các trường THPT nói chung còn nhiều hạn chế, bỏ ngỏ. Nguyên nhân chính là do chưa có tài liệu chính thống hoặc có thì cũng chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học bộ môn. Việc hướng dẫn cho học sinh tham quan học tập, nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử địa phương chưa được chú trọng, phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thực sự lôi cuốn học sinh, chưa tạo được hứng thú cho các em yêu thích môn lịch sử, điều đó đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả dạy và học lịch sử nói riêng và việc giáo dục đạo đức tư tưởng tình cảm cho học sinh nói chung, chưa phát huy hết sức mạnh bộ môn trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, cho học sinh. 2 Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy và học, việc giảng dạy lịch sử địa phương là một vấn đề hết sức cần thiết, vì vậy mỗi một giáo viên lịch sử cần phải tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra các phương pháp mới dạy học mới, để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử nói chung và phần lịch sử ngoại khoá các vấn đề địa phương nói riêng. II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC NGOẠI KHOÁ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 1. Công tác nghiên cứu lịch sử địa phương. Để thực hiện có hiệu quả cho việc giảng dạy, giáo viên có thể sưu tầm, tìm kiếm tư liệu cho mình bằng hai cách: Một là dựa vào các tư liệu của các cơ quan nghiên cứu lịch sử văn hoá hoặc các nhân viên chuyên trách ở địa phương biên soạn. Hai là tập thể giáo viên lịch sử hoặc bản thân giáo viên lịch sử tổ chức cho học sinh hoặc tự mình nghiên cứu, sưu tầm tư liệu một cách có kế hoạch và hệ thống lịch sử địa phương thôn, xã, phường, huyện, thị để xây dựng bài giảng lịch sử địa phương cho các khối lớp trong trường. Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức cho học sinh sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương thông qua các cuộc tham quan di tích lịch sử, hoặc dưới hình thức tổ chức thành những cuộc thi “ theo bước chân những người anh hùng”, hoặc đi tìm các “địa chỉ cách mạng”… 2. Sưu tầm tư liệu: * Tư liệu có thể được sưu tầm và sắp xếp theo các chủ đề sau: - Công cuộc khai hoang, lập làng bản, thành lập các phường, huyện. Tên gọi và địa giới hành chính của các địa phương qua các thời kì. - Nguồn gốc dân cư và tiếng nói, phong tục tập quán của nhân dân địa phương. - Truyền thống lao động, cải tạo tự nhiên và đấu tranh chống áp bức phong kiến, ngoại xâm của nhân dân địa phương. - Sinh hoạt văn hoá, lễ hội truyền thống địa phương trong những thời kì trước đây. 3 - Các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh địa phương (Bao gồm các di tích hiện còn và đã mất). - Đời sống cực khổ của nhân dân dưới ách thống trị của bọn thực dân và tay sai thời trước. - Các cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương chống áp bức, bóc lột của thực dân và tay sai trong thời kì trước khi có Đảng. - Những tổ chức cách mạng ở địa phương. Sự ra đời của tổ chức Đảng ở địa phương và việc lãnh đạo nhân dân đấu tranh. - Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại địa phương trong Cách mạng Tháng Tám 1945. - Các cuộc đấu tranh của cán bộ và nhân dân trong thời kì chống Pháp và Mĩ. - Cuộc đời và sự nghiệp của các chiến sĩ cách mạng, các anh hùng liệt sĩ ở địa phương hoặc từ nơi khác đến hi sinh tại địa phương. - Hoạt động và những gương mặt tiêu biểu của các tổ chức đoàn thể cách mạng tại đại phương (Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, hội phụ nữ, hội nông dân) 3. - Bác Hồ với địa phương và địa phương với Bác Hồ. - Những thành tựu trong xây dựng quê hương. Biện pháp triển khai. Thứ nhất, chúng ta cần phải có những đổi mới trong cách soạn giảng ngoại khoá các vấn đề địa phương, cần tạo ra sân chơi trí tuệ cho các em. Có thể tổ chức theo từng khối lớp hoặc nhiều khối lớp với nhau. Có thể cho các em tìm hiểu về các danh nhân văn hoá, danh nhân yêu nước, anh hùng lực lượng vũ trang, những người có công với quê hương, đất nước trong tỉnh nhà. Giáo viên giới thiệu cho học sinh khu vực địa bàn các em sinh sống hoặc tại thành phố có ngôi trường, con đường, đền thờ, tượng đài… nào mang tên họ. Ví dụ: Đường Kim Ngọc, Nguyễn Viết Xuân, Lê Xoay, Trần Nguyên Hãn…. Trường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Duy Thì, Nguyễn Viết Xuân, Lê Xoay, Đội Cấn…. Giáo viên nên tạo điều kiện cho các em học sinh tìm hiểu sơ lược về tiểu sử của các 4 nhân vật này và những đóng góp của họ cho lịch sử, cho dân tộc nhằm tạo dấu ấn sâu sắc trong học sinh và giúp các em luôn luôn tự hào về quê hương mình, vì đã sản sinh ra những con người có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ví dụ: Khi nói đến Trần Nguyên Hãn, học sinh sẽ tự hào vì đây là một trong những vị tướng tài của nghĩa quân Lam Sơn chống quân xâm lược Minh, một khai quốc công thần triều Lê Sơ; khi nói đến Nguyễn Viết Xuân, học sinh tự hào vì câu nói nổi tiếng: “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn”; hoặc khi nói đến Kim Ngọc, học sinh tự hào vì ông là “Cha đẻ” của chính sách khoán 10…… Đền thờ Trần Nguyên Hãn Thứ Hai, giáo viên giới thiệu cho các em học sinh một số làng nghề truyền thống, một số lễ hội, một số danh thắng, một số công trình kiến trúc văn hoá, một số đặc sản… để thấy được tài năng, sự sáng tạo của đất và người Vĩnh Phúc. Khi trình bày về vấn đề này, giáo viên cần nêu được những nét khái quát, đặc trưng nhất của địa phương nhằm tạo dấu ấn sâu sắc trong học sinh, giúp các em lĩnh hội và nhớ lâu các kiến thức đã được trình bày. Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp liệt kê. Ví dụ, khi nói đến những 5 làng nghề truyền thống giáo viên có thể liệt kê ra rất nhiều như: Gốm (Hương Canh – Bình Xuyên); Mộc (Bích Chu – An Tường – Vĩnh Tường); Cối đá (Hải Lựu – Sông Lô); Rèn sắt (Lí Nhân – Vĩnh Tường) ..... còn khi nói đến các lễ hội giáo viên có thể trình bày được rất nhiều lễ hội mang những nét đặc trưng và để lại dấu ấn sâu sắc, gắn liền với tên đất, tên người. Chẳng hạn khi nói đến Lề hội Chọi Trâu, giáo viên cho học sinh biết địa phương tổ chức là Hải Lựu - Lập Thạch (Nay là Huyện Sông Lô); hoặc khi nói đến Lễ hội kéo co giáo viên cho học sinh biết Lễ hội này diễn ra ở Hương Canh (Bình Xuyên)…. Giáo viên vừa liệt kê, vừa kết hợp giới thiệu nguồn gốc hoặc kể sự tích liên quan đến các lễ hội đó. Nếu làm được như vậy, học sinh sẽ cảm thấy rất hứng thú, yêu thích môn học và có sự tương tác hai chiều. Phương pháp này tạo ra hiệu ứng tích cực trong học sinh. Khi giáo viên kiểm tra, chỉ cần hỏi ngược lại, học sinh sẽ trả lời được ngay. Chẳng hạn, khi giáo viên hỏi học sinh: Lễ hội nổi tiếng ở Hải Lựu – Sông Lô là Lễ hội nào? Đa phần học sinh có thể trả lời được ngay, đó là Lễ hội trọi trâu..... Lễ hội chọi trâu Hải Lựu ( Sông Lô) 6 Làng gốm Hương Canh Nghề mộc Thứ Ba, tổ chức cho các em học sinh tham quan những di tích lịch sử, vì di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc. Di tích lịch sử văn hóa còn là phương tiện để giới thiệu về hình ảnh địa phương cho các du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho các chiến lược phát triển du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Mỗi một di tích mang dấu ấn, một truyền thống, một ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Góp phần tuyên truyền, cổ vũ, động viên, giáo dục lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng 7 của cha ông. Bên cạnh đó, phát huy những tiềm năng sẵn có, quảng bá những giá trị của di tích nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Tháp Bình Sơn – Lập Thạch Danh thắng Tây Thiên 8 Danh thắng Tam Đảo Thứ tư, sử dụng nhiều hình thức như kể chuyện, viết bài thu hoạch, thi đố em, hái hoa dân chủ, thuyết trình, Dạ hội lịch sử, thi tìm hiểu lịch sử địa phương, sưu tầm tài liệu… Sẽ thú vị và hiệu quả hơn nếu chúng ta kết hợp tổ chức tham quan, giảng các tiết LSĐP ngay tại các bảo tàng, khu trưng bày có hình ảnh và sự kiện liên quan đến những nhân vật lịch sử mà các em đang tìm hiểu. Ví dụ: Khu di chỉ Đồng Đậu – Yên Lạc; Đền thờ Hai Bà Trưng; Đền thờ Trần Nguyên Hãn; Bảo tàng Vĩnh Phúc; Núi Sáng, Khoan Bộ - Sông Lô ….. Thứ năm, LSĐP cũng là một phần của lịch sử dân tộc nên giáo viên có thể lồng ghép vào bài giảng lịch sử trong chương trình học và có sự liên hệ thực tế tại từng địa phương. Khi dạy lịch sử Việt Nam phần Nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ lần 2, đặc biệt trận không kích 12 ngày đêm cuối năm 1972, chúng ta có thể lồng ghép nội dung sự kiện lịch sử nhân dân Tiền Châu (Phúc Yên) bắn rơi chiếc máy bay F 111, đây là chiếc máy bay thứ 4000 của Mĩ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Thắng lợi này không chỉ là niềm tự hào của nhân dân Vĩnh Phúc mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước. Khi giảng về phần đất nước trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000), chúng ta có thể lồng ghép những biến đổi quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của Vĩnh Phúc trong những năm đổi mới. 9 III. CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI KHOÁ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 1. Tham quan bảo tàng di tích lịch sử. - Phương pháp tiến hành: Vào đầu năm học, giáo viên dạy lịch sử đề xuất với nhà trường kế hoạch đi tham quan bảo tàng, nhà truyền thống hoặc các di tích lịch sử. Tiếp đó giáo viên liên hệ trước với bảo tàng hoặc nơi có di tích; gặp gỡ trao đổi với cán bộ hướng dẫn, phụ trách bảo tàng, di tích, trình bày mục đích yêu cầu của buổi tham quan để có kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện cho hoạt động đạt kết quả cao. Để đạt được kết quả cao, giáo viên nên phổ biến cho học sinh hiểu rõ mục đích yêu cầu của buổi tham quan, đây là yếu tố quan trọng đưa đến sự thành công của việc dạy và học lịch sử, bên cạnh đó cần hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nội quy của bảo tàng hoặc di tích. Một số yêu cầu không kém phần quan trọng đối với học sinh khi tham quan là cần ghi chép số liệu, tài liệu do người thuyết minh cung cấp hoặc những ghi chú ở các tư liệu được trình bày. Giáo viên cần dự kiến thơi gian cho buổi tham quan. thông thường, thời gian tham quan được giới hạn trong khoảng 2 giờ là phù hợp với trình độ, sức khoẻ của học sinh, như khả năng nhận thức của học sinh THPT. Kết quả tham quan được đánh giá thông qua việc giáo viên cho học sinh thảo luận hoặc viết bài thu hoạch. Vì vậy giáo viên cần đưa ra các bài tập nhận thức và yêu cầu học sinh hoàn thành. Ví dụ: Sau khi tham quan, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận hoặc viết bài thu hoạch một số vấn đề nhằm nâng cao nhận thức cho các em. 2. Dạ hội lịch sử. Dạ hội lịch sử là một hoạt động ngoại khoá có tinh chất tổng hợp, thu hút học sinh trong lớp và cả trường tham gia. Chủ đề của dạ hội lịch sử rất đa dạng và phong phú: Chủ đề về lịch sử địa phương là một nội dung khá hấp dẫn trong dạ hội lịch sử, như: “Quê hương - quá khứ và hiện tại”, “Nhân chứng lịch sử ”, “Bác hồ với quê hương”... 10 * Yêu cầu: - Thứ nhất: Thông qua dạ hội lịch sử, học sinh phải được bồi dưỡng về lòng tin đối với cách mạng, với quần chúng nhân dân; thắt chặt hơn tình đoàn kết và củng cố thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện năng lực nhận thức và hành động của các em. - Thứ hai: Dạ hội phải thu hút học sinh tham gia; phải phát huy năng lực độc lập, tích cực chủ động hoạt động và tinh thần của các em. - Thứ ba: Cần có kế hoạch chuẩn bị công phu. Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần xây dựng kế hoạch, tranh thủ ý kiến của giáo viên bộ môn. Việc lựa chọn học sinh luyện tập các tiết mục không làm ảnh hưởng tới việc học tập của các em và các công việc khác. - Thứ tư: Linh hoạt và đa dạng hóa hình thức tổ chức. Tái tạo “bức tranh lịch sử”, ”khơi dậy không khí” là yêu cầu quan trọng của dạ hội lịch sử .Vì vậy ngoài các tiết mục văn nghệ, giáo viên tổ chức triển lãm, tạo nên hứng thú cho người dự, phải làm cho họ thấy như mình đang sống hoặc được tham gia chứng kiến sự kiện xảy ra. Ý nghĩa của dạ hội lịch sử tăng lên rất nhiều, nếu trong dạ hội có sự tham dự của các nhân chứng lịch sử, những anh hùng chiến sĩ các chiến sĩ cách mạng, những người thân trong gia đinh có nhân chứng lịch sử. Ảnh sưu tầm 11 * Phương pháp tiến hành: Để tiến hành dạ hội lịch sử, giáo viên cần tiến hành các công việc sau. Trên cơ sở các chủ đề đã chọn, giáo viên cần xây dựng kế hoạch dạ hội, kế hoạch dạ hội cần đưa vào kế hoạch chung và điều kiện của trường, năng lực của học sinh và yêu cầu chính trị của địa phương… Trong kế hoạch giáo viên chỉ rõ thời gian và địa điểm tiến hành, nội dung dạ hội, thành phần tham gia, khách mời, những tranh ảnh, hiện vật triển lãm… Trong đó quan trọng nhất là nội dung chương trình. Nội dung chủ yếu của dạ hội lịch sử là hoạt động văn nghệ, trò chơi và múa hát tập thể, song việc tổ chức cần đa dạng và linh hoạt, tùy thuộc vào chủ đề và điều kiện của trường và học sinh. Trên cơ sở nội dung chương trình, giáo viên phân công cho học sinh chuẩn bị và tạo điều kiện cho học sinh tập luyện. Tiến hành dạ hội theo chương trình vạch ra. Việc tổ chức các buổi dạ hội của giáo viên không chỉ có tác dụng đối với học sinh trong trường, mà còm ảnh hưởng tới nhân dân địa phương. Nó là một biện pháp có hiệu quả để gắn nhà trường và xã hội. 3. Tổ chức tìm hiểu lịch sử địa phương. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu lịch sử địa phương nhằm góp phần cho học sinh, tập dượt nghiên cứu, quan sát trực tiếp “sinh động” cuộc sống xung quanh. Nó không chỉ nâng cao chất lượng kiến thức lịch sử, mà còn thực sự gắn các em với đời sống xã hội. Để đạt được hiệu quả mong muốn, chúng ta quan tâm tới phương pháp tham gia và tổ chức nghiên cứu cho học sinh. Khi tổ chức tìm hiểu lịch sử địa phương, giáo viên và học sinh cần thực hiện các bước sau: - Xác định mục đích công việc: Phương pháp đào tạo của nhà trường, nguyên lí giáo dục của Đảng, nội dung của chủ đề nghiên cứu, nội dung nghiên cứu có tác dụng giáo dục đối với việc giáo dục học sinh và phục vụ kinh tế xã hội của địa phương. 12 - Công tác chuẩn bị bao gồm việc thành lập ban chỉ đạo để điều hành công việc, tổ chức các nhóm, xác đinh địa phương đến nghiên cứu và chuẩn bị về mặt tư tưởng, chuyên môn cho học sinh. - Triển khai công việc tại địa phương. + Trước hết nghe báo cáo của địa phương. + Tổ chức sưu tầm tư liệu. + Tổ chức, vận động nhân tham gia. - Biên soạn lịch sử địa phương: Giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau. + Xây dựng đề cương lịch sử địa phương. + Sắp xếp các nguồn tư liệu đã chỉnh lí, xác định theo những phần, chủ đề của địa phương. + Thông qua đề cương với các cấp lãnh đạo tỉnh và nhà trường. + Sửa chữa, lấy ý kiến đóng góp của quần chúng. - Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan khoa học, chuyên môn để hoàn thành bài viết. 4. Xây dựng hồ sơ dạy học lịch sử. Sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu dạy học không chỉ giúp học sinh khắc sâu những kiến thức cơ bản, mà còn khơi dậy trong các em những cảm xúc mạnh mẽ đối với sự kiện lịch sử và tăng hứng thú trong học tập bộ môn. Đồng thời, nếu nguồn tư liệu mà giáo viên bổ sung vào bài giảng càng phong phú, đa dạng thì càng làm tăng sự hiểu biết của học sinh về kiến thức văn hóa nói chung, trên cơ sở đó sẽ phát triển năng lực nhận thức độc lập và kỉ năng thực hành bộ môn của các em. Vì vậy có thể nói: việc sưu tầm, sử dụng các loại hồ sơ tư liệu trong dạy học lịch sử là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. - Các loại hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử. + Tài liệu thành văn. + Tài liệu hiện vật. 13 - Phương pháp sưu tầm tư liệu, tích lũy và thiết lập hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử. Sưu tầm, tích lũy tư liệu là công việc thường xuyên, hàng ngày, do vậy, nó đòi hỏi ở người giáo viên một sự lao động cần cù và chịu khó. Công việc này bao gồm nhiều công đoạn, nhiều thao tác mang tính nghiệp vụ cao. + Phân loại, sắp xếp tư liệu. + Đây là khâu quan trọng, nó giúp cho giáo viên phát huy được tác dụng của các loại tư liệu đã sưu tập. Tư liệu có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau như theo chủ đề chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội kinh tế …hoặc theo nội dung của các khóa trình lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam ở các khối lớp. - Ghi chép tư liệu: Trên cơ sở phân loại hồ sơ tư liệu theo từng chủ đề theo chương bài ở các khối lớp, khi gặp các loại tư liệu phù hợp, giáo viên có thể tiến hành ghi chép bằng các hình thưc chủ yếu sau: + Sổ tay tư liệu, giúp ta luôn luôn giữ được các loại tư liệu cần thiết. Để tiện sử dụng chúng ta không nên ghi chép tùy tiện, mà nên ghi theo các chủ đề đã định sẳn. Khi ghi chép giáo viên cần ghi đúng nguyên bản, ghi đầy đủ nguồn gốc các loại tư liệu (Tác giả, tác phẩm, trang…) + Các phiếu ghi tư liệu: Khi gặp tư liệu hay quý ta có thể ghi chép vào các phiếu rời hoặc photo coppy rồi kẹp lại. Đối với các loại phiếu rời ta củng cần ghi đầy đủ nguồn gốc tư liệu rồi sắp xếp chúng và những túi riêng hồ sơ theo các chủ đề nhất định. + Lập túi (phong bì) hồ sơ tư liệu dạy học. Như đã trình bày hồ sơ tư liệu dạy học bao gồm nhiều loại: có thể đó là những tư liệu chép tay, sao chép bằng hình thức photo coppy hay cắt rời tư liệu, tranh ảnh từ các loại tạp chí…sau đó giáo viên cần sắp xếp vào phong bì theo từng chủ đề hoặc theo chương bài. + Hồ sơ tư liệu phải được bổ sung thương xuyên. Để làm tổ công việc này giáo viên cần phải có lòng say mê ham thích đặc biệt một sự cần mẫn nhưng phải khoa học. 14 - Các yêu cầu của việc lập hồ sơ tư liệu day học: + Có hai yêu cầu cơ bản cần lưu ý. + Đảm bảo tính khoa học các loại tư liệu trong hồ sơ phải chính xác khoa học; không sử dụng các tư liệu còn nghi vấn nhất là các tài liệu xuyên tạc, bó méo lịch sử . + Phục vụ có hiệu quả cao nhất yêu cầu dạy học lịch sử. Hồ sơ tư liệu trước hết phải gắn với nội dung của tiết học của bài của một chương. Xây dựng và sử dụng tủ hồ sơ tư liệu lịch sử chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Điều này phụ thuộc vào trình độ, trách nhiệm lương tâm trách nhiêm của giáo viên. IV. KẾT LUẬN CHUNG. Lịch sử địa phương là một phần của lịch sử dân tộc, nó góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ mà đặc biệt là lứa tuổi học đường, nhằm khơi dậy trong các em lòng tự hào về quê hương Vĩnh Phúc anh hùng, từ đó các em có ý thức, phấn đấu, học tập, rèn luyện góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, việc đổi mới trong giảng dạy ngoại khoá các vấn đề lịch sử địa phương là điều hết sức cần thiết.Trong phạm vi thời gian có hạn đề tài này chỉ cung cấp một số phương pháp và kinh nghiệm khi giảng dạy lịch sử địa phương, giới thiệu một số hình thức tổ chức dạy học ngoại khoá lịch sử địa phương và cách tiến hành, trong thời gian ngắn chắc không tránh khỏi những sai sót, mong được các bạn đồng nghiệp, bạn đọc, góp ý chân thành để cùng nhau xây dựng một đề tài hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. 8. Những thông tin cần được bảo mật : Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Các cấp các nghành cần quan tâm đầu tư kinh phí tôn tạo các di tích lịch sử địa phương, xây dựng bảo tàng, phòng truyền thống.. làm nơi tham quan học tập, nhằm giáo dục đạo đức tư tưởng cho các em ngày càng tốt hơn. 15 - Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh được đi tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử ở trong huyện. - Học sinh: Tham gia tìm hiểu những kiến thức về lịch sử địa phương (Phong tục, tập quán, lễ hội, danh nhân, danh thắng ……). - Giáo viên: Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. - Nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian cho giáo viên thực hiện, áp dụng. 10. Đánh giá lợi ích thu được: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi sáng kiến được áp dụng vào giảng dạy. Kết quả học tập của các em được nâng lên, ý thức học tập và ham hiểu, kỹ năng sưu tầm tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu lịch sử địa phương của học sinh ngày càng phát huy. Qua so sánh kết quả đối chứng năm học 2017 – 2018 tôi thấy có sự khác biệt như sau: * Lớp thực nghiệm: 12A1, 12A2,12A3,12A4. * Lớp đối chứng: 12A6. Lớp 12A6 12A1 12A2 12A3 12A4 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Hoạt động dạy học ngoại khoá lịch sử được áp dụng thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của học sinh về những kiến thức lịch sử của quê 16 hương mình, để từ đó có niềm tự hào, trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống mà cha ông, những thế hệ đi trước dày công vun đắp. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tê TT 1 Lớ A Phan Anh Tuấn Tài liệu tham khảo. 1. Phương pháp dạy học lịch sử - NXB GD 2. Các hình thức tổ chức dạy học lịch sử - NXB GD 17 3. Sách giáo khoa giảng dạy Lịch sử địa phương – Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Xuất bản 2008) 4. Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc (1930-1975) (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2000). 5. Đại cương Lịch sử Việt Nam Tập 2 – NXB Giáo dục – 2003. 6. Đại cương Lịch sử Việt Nam Tập 3 – NXB Giáo dục – 2000. MỤC LỤC. 1. Lời giới thiệu Trang 01 18 2. Tên sáng kiến 3. Tác giả sáng kiến 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 6. Ngày áp dụng sáng kiến 7. Mô tả bản chất của sáng kiến Thực trạng của việc dạy học ngoại khóa lịch sử địa phương Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại khóa lịch sử địa phương Cách tiến hành một số hình thức tổ chức dạy học ngoại khóa lịch sử địa phương. Kết luận chung Đề xuất, kiến nghị 8. Những thông tin cần bảo mật 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng 10. Đánh giá lợi ích thu được 11. Danh sách tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến Tài liệu tham khảo 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan