Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao năng lực thẩm mĩ cho học sinh thông qua dạy học văn bả...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực thẩm mĩ cho học sinh thông qua dạy học văn bản truyện ở lớp 11 trường thpt thường xuân 2

.DOC
37
81
98

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THẨM MĨ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC VĂN BẢN TRUYỆN Ở LỚP 11 TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn THANH HOÁ: NĂM 2020 MỤC LỤC Trang 1.Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………….........1 1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................2 2.2. Thực trạng của vấn đề....................................................................................4 2.3. Giải pháp được đề xuất để giải quyết vấn đề..................................................6 2.3.1.Xây dựng khung năng lực thẩm mĩ trong dạy học đọc hiểu truyện ở lớp 11...........................................................................................................................6 2.3.2. Nâng cao năng lực thẩm mĩ cho học sinh theo khung năng lực đã xác định........................................................................................................................7 2.3.3. Tổ chức dạy học thực nghiệm...................................................................14 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................14 3. Kết luận, kiến nghị................................................................................16 Tài liệu tham khảo...............................................................................................17 Phụ lục 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Một trong những điểm mới và cũng là xu thế của chương trình giáo dục phổ thông nhiều nước trên thế giới gần đây là chuyển từ dạy học cung cấp nội dung sang dạy học phát triển năng lực người học. Ở Việt Nam, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là quan điểm giáo dục hiện đại đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Đảng (2013). Mục tiêu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực là giúp học sinh phát triển toàn diện các năng lực sẵn có và cần có, từ đó, học sinh có khả năng giải quyết các tình huống trong thực tiễn. So với quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ làm cho việc dạy và học tiếp cận được gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của đổi mới. Trong Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo [3], môn Ngữ văn được xem là môn học công cụ. Năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mĩ được xem là các năng lực mang tính đặc thù của môn học này. Năng lực thẩm mĩ là khả năng nhận biết cái đẹp, phân tích, đánh giá được cái đẹp, tái hiện và tạo ra cái đẹp. Môn Ngữ văn có vai trò lớn trong việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Thông qua việc tiếp cận với những hình tượng văn học trong văn bản văn học người học sẽ khám phá, nhận biết cái đẹp của ngôn từ nghệ thuật, cái đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn con người. Từ đó, học sinh sẽ biết rung động trước cái đẹp, biết suy nghĩ và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu, cái ác, biết tạo ra cái đẹp trong cuộc sống của chính mình. Như vậy, với năng lực thẩm mĩ, môn Ngữ văn có vai trò và tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho người học. Học sinh THPT là lứa tuổi đang trong giai đoạn hoàn thiện cả về mặt thể chất, trí tuệ và nhân cách. Việc hình thành và phát triển các năng lực nói chung và năng lực thẩm mĩ cho các em là việc làm cần thiết. Dạy học đọc hiểu các văn bản văn học trong sách giáo khoa chương trình Ngữ văn THPT có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu trên. Tuy nhiên, cũng qua quá trình giảng dạy thực tế, tôi nhận thấy việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường THPT nói chung, ở môn Ngữ văn nói riêng tuy có sự chuyển biến nhưng chưa thực sự được thực hiện một cách rộng rãi, nhuần nhuyễn. Trong chương trình Ngữ văn THPT, truyện ngắn hiện đại nói chung, truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945 chiếm vị trí khá lớn với những tác phẩm đặc sắc, nhiều giá trị. Đây được xem là phần kiến thức dễ tiếp thu và dễ tạo hứng thú đối với học sinh. Vì vậy, những tác phẩm giai đoạn này có khả năng lớn trong việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh khi dạy đọc hiểu. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc dạy học truyện ngắn trong nhà trường vẫn chưa có nhiều đổi mới. Mục tiêu chủ yếu vẫn là cung cấp tri thức về nội dung và nghệ thuật. Phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là phân tích nhân vật, tình huống truyện, kết cấu, chi tiết để rút ra nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Với phương pháp dạy học truyền thống đó, học sinh chưa được chú trọng đến việc phát triển năng lực tự học và sáng tạo, đặc biệt là năng lực thẩm mĩ. Tìm ra biện pháp để phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh khi dạy những văn bản truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945 là điều mà mỗi giáo viên dạy văn đều trăn trở suy nghĩ. Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực thẩm mĩ cho học sinh thông qua dạy học văn bản truyện ở lớp 11 trường THPT Thường Xuân 2. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát thực trạng dạy học truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 ở nhà trường THPT theo định hướng phát triển năng lực thẩm mĩ của HS - Xây dựng khung năng lực thẩm mĩ đáp ứng chuẩn đầu ra về dạy học truyện ngắn 1930 – 1945 của chương trình Ngữ văn THPT - Đề xuất biện pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học đọc hiểu truyện ngắn 1930 – 1945 trong chương trình Ngữ văn THPT 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là các nguyên tắc, biện pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh THPT trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam 1930-1945. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau - Phương pháp phân tích tổng hợp: hệ thống hóa các vấn đề lý luận của dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực thẩm mĩ của học sinh. - Phương pháp điều tra, khảo sát: khảo sát nội dung dạy học trong chương trình, sách giáo khoa; khảo sát giờ dạy của giáo viên và học sinh lớp 11. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đối chiếu nội dung nghiên cứu đề xuất với nhu cầu vận dụng trong thực tiễn dạy học ở trường THPT; đối chiếu kết quả dạy học của lớp thực nghiệm và dạy đối chứng. - PP thống kê, phân loại: thống kê, phân loại kết quả khảo sát thực trạng và kết quả dạy học thực nghiệm, dạy học đối chứng theo định hướng phát triển năng lực thẩm mĩ của học sinh. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thiết kế giáo án và tổ chức tiết dạy học thực nghiệm: Đọc hiểu văn bản “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam). 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Khái niệm năng lực và năng lực thẩm mĩ Mỗi người có một năng lực riêng bởi mỗi con người là một cá thể riêng biệt, có những đặc điểm riêng về tố chất và khả năng của mình làm cho người đó có thể thích nghi tốt và có hiệu quả với một dạng hoạt động nào đó, và sự thành công trong công việc của họ phần lớn tùy thuộc vào năng lực của họ đối với hoạt động đó. “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” [1, tr. 37] “Năng lực thẩm mĩ là một tập hợp các thuộc tính tâm, sinh lí cùng với những phẩm chất đặc biệt về thể chất và tinh thần giúp cho cá nhân có khả năng cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mĩ trong cuộc sống”[ 6, tr.14]. Năng lực thẩm mĩ được thể hiện qua các hoạt động: Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ; phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ; tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ. Biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong môn Ngữ văn là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách. Như vậy, trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn chương năng lực thẩm mĩ thực chất bao gồm khả năng nhận biết và cảm nhận vẻ đẹp của ngôn từ văn học, biết rung động trước những hình ảnh, hình tượng trong tác phẩm văn học. Thông qua việc cảm thụ cái đẹp, phát hiện cái đẹp và đánh giá cái đẹp mà học sinh biết tái hiện và sáng tạo cái đẹp. Từ việc tiếp xúc với tác phẩm văn học học sinh sẽ biết rung động trước cái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hành động xấu, đồng thời biết đam mê và ước mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây chính là điểm đổi mới quan trọng của việc dạy học Ngữ Văn nói chung, dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở THPT nói riêng trong chương trình mới. Đối với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, năng lực thẩm mỹ chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Từ mục tiêu giáo dục đến nhận thức thực tiễn giáo dục ở bậc THPT cho thấy một thực tế rằng, đa phần lứa tuổi học sinh THPT đều có ước muốn, khát khao chinh phục, khám phá, sáng tạo nên cái đẹp, chiếm lĩnh những giá trị thẩm mĩ. Nhìn về thực trạng và năng lực cảm thụ trước các giá trị thẩm mĩ của học sinh THPT chúng ta càng nhận thức rõ được vị trí và tầm quan trọng của việc phát huy, giáo dục năng lực thẩm mĩ cho học sinh. 2.1.2. Khả năng của môn văn trong việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh Môn văn trong trường học có khả năng rất lớn trong việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh THPT. Bản chất của văn chương là cái đẹp. Chức năng đặc biệt của văn chương là chức năng thẩm mĩ. Sứ mệnh của văn chương là đấu tranh chống cái ác, cái xấu, khẳng định và ngợi ca cái đẹp. Học văn, học sinh sẽ được khám phá cái đẹp trong nghệ thuật, từ đó khám phá cái đẹp trong cuộc sống và hình thành năng lực sáng tạo ra cái đẹp. Học các tác phẩm văn học, học sinh còn được bồi dưỡng lòng nhân ái, nhân hậu, tình cảm gia đình, bạn bè. Tác phẩm văn chương dù ở mức độ này hay mức độ khác đều là những số phận, những mảnh đời, những cuộc xung đột . Tìm hiểu một tác phẩm văn học là học sinh được “sống” với những số phận, hoàn cảnh khác nhau, được tham gia vào việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột. Từ đó học sinh hiểu được mình, hiểu được người, tự rút ra cho mình những bài học nhân sinh sâu sắc. Có thể nói, môn văn trong nhà trường có vai trò lớn trong việc giúp học sinh xác định các giá trị. Văn học giúp cho học sinh sống có hoài bão, có ước mơ, có thêm niềm tin và động lực để vươn lên trong cuộc sống. 2.2. Thực trạng của vấn đề 2.2.1. Khảo sát thực trạng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam 1930 -1945 ở trường THPT Thường Xuân 2 * Mục đích khảo sát - Thu thập chính xác những thông tin về mức độ đạt được của hoạt động dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 ở trường THPT Thường Xuân 2 nhìn từ định hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh. - Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 ở trường THPT Thường Xuân 2 nhìn từ định hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh. * Nội dung khảo sát - Khảo sát nội dung dạy học của giáo viên, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 ở trường THPT Thường Xuân 2 nhìn từ định hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh. - Khảo sát về hoạt động ra đề, xây dựng đáp án theo định hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 ở trường THPT Thường Xuân 2. - Khảo sát mức độ học sinh đạt được về năng lực thẩm mĩ trong đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 ở trường THPT Thường Xuân 2. * Số lượng khảo sát : - Khảo sát giờ dạy của GV :Khảo sát 2 tiết/ 1 lớp x 3 lớp = 6 tiết. - Khảo sát bài kiểm tra của HS: Khảo sát 35 bài trong mỗi lớp x 3 lớp = 105 bài làm văn của HS. * Phương pháp khảo sát - Dự giờ thăm lớp, đánh giá phương pháp giảng dạy và mức độ tiếp nhận của học sinh. - Xử lý số liệu thu được bằng phương pháp thống kê. 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam 1930 -1945 Kết quả khảo sát cho thấy: - Về giờ dạy của giáo viên: 100% giáo viên có ý thức xây dựng kế hoạch và chuẩn bị tài liệu dạy học phù hợp với tiết dạy. Tuy nhiên giáo viên vẫn sử dụng nhiều phương pháp bình giảng để tổ chức đọc hiểu cho học sinh, phát vấn chỉ có mang tính hình thức để giáo viên tiếp tục giảng giải những giá trị nội dung và nghệ thuật. Giáo viên có sự theo sát và tương tác với học sinh nhưng chưa phát huy được sự sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tái hiện được hình tượng một cách trọn vẹn bằng việc vận hành đồng bộ hệ thống năng lực từ tri giác ngôn ngữ, tái hiện, liên tưởng và tưởng tượng trong tiếp nhận văn học. Do vậy, hầu như tình cảm của học sinh cách biệt với thế giới hình tượng trong tác phẩm. - Đặc biệt, về hoạt động học của học sinh: học sinh chưa thật sự hứng thú với nội dung và các phương pháp tiếp cận đối tượng thẩm mỹ trong tiết học. Vì vậy quan sát trong tiết học cho thấy năng lực cảm thụ của học sinh thông qua tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng còn nhiều hạn chế; 70% tái hiện hình tượng thiếu chính xác, liên tưởng nông cạn, tưởng tượng tản mạn và chưa phong phú, sự cảm thụ hời hợt,… - Về bài kiểm tra của học sinh: + 40 % (42/105) HS có khả năng khám phá và cảm thụ thẩm mĩ qua các tín hiệu nghệ thuật: Cảm thụ được vẻ đẹp của các hình tượng nghệ thuật, tiêu đề, tình huống truyện, ngôn ngữ nghệ thuật,… để phát hiện chủ đề, tư tưởng, nhân vật điển hình được tác giả xây dựng. + 9,5 % (10/105) HS bước đầu biết tái hiện và sáng tạo cái đẹp theo hướng cá tính hóa: Đề xuất cách nghĩ, cách cảm nhận riêng về vẻ đẹp của con người, cuộc sống, … trong các tác phẩm. + 4,8 % (5/105) HS thực sự có sự phát triển cảm xúc thẩm mĩ qua liên hệ thực tế: Hiểu, trân trọng những giá trị của cuộc sống; có những suy nghĩ và hành vi ứng xử phù hợp; có ước mơ và đam mê làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.. 45,7 % (48/ 105) học sinh cảm nhận hời hợt, bài viết nông cạn, thậm chí suy diễn vấn đề. Học sinh chưa nhận diện, cảm thụ được cái đẹp của hình tượng văn học trong tác phẩm. Bài viết chủ yếu dừng lại ở kể lại cốt truyện, nhân vật... Cách diễn đạt còn vụng về... 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng Ở trường THPT Thường Xuân 2, đa số học sinh thuộc khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn nên ít có điều kiện học tập, tâm lí học tập không vững vàng và chất lượng học tập chưa tốt. Đối với môn Văn, học sinh rất ít có tài liệu tham khảo, khả năng sử dụng Tiếng Việt hạn chế.. Mặt khác các em mang tâm lí học chỉ để đủ điểm trung bình, chỉ cần đọc thuộc bài cô giáo giảng thì có thể đạt điểm trung bình - khá. Học sinh sinh sống ở khu vực miền núi, xa trung tâm, chủ yếu lại là người dân tộc thiểu số nên rất thiếu kĩ năng sống, kém linh hoạt và thiếu khả năng ứng biến với những thay đổi của xã hội. Hướng dẫn cho học sinh học tập tích cực để các em có thể tự do bày tỏ suy nghĩ của mình là việc làm rất khó với giáo viên. Phần lớn các em rất thụ động, phụ thuộc vào thầy cô. Thực tế, việc dạy học hiện nay nói chung cũng như dạy truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 ở trường THPT Thường Xuân 2 chưa thực sự phát huy được hết năng lực thẩm mĩ ở học sinh. Vì vậy sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ đi sâu vào việc tìm kiếm những biện pháp hiệu quả và thực nghiệm các biện pháp đó trên giờ dạy và bài kiểm tra để phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 trong chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT Thường Xuân 2 2.3. Giải pháp được đề xuất để giải quyết vấn đề 2.3.1 Xây dựng khung năng lực thẩm mĩ trong dạy học đọc hiểu truyện ở lớp 11 Do năng lực là đặc tính có thể đo lường được về kiến thức, kỹ năng, thái độ, các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác nên để dạy học theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ thành công giáo viên cần thiết kế được khung năng lực thẩm mĩ. Dưới đây là khung năng lực thẩm mĩ trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 Tiêu chí Khám phá và cảm thụ thẩm mĩ qua các dấu hiệu nghệ thuật Yêu cầu về kiến thức -Huy động kiến thức, bổ sung làm phong phú thông tin về xã hội Việt Nam trước CM tháng 8 / 1945 ở nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều kiếp người. - Xác định được đề tài, chủ đề truyện, nhân vật, tình huống và các chi tiết có giá trị trong tác phẩm; tính cách nội tâm của các nhân vật, hiểu được mối quan hệ giữa hoàn cảnh – nhân cách con người được truyền tải trong tác phẩm. - Xác định được các biện pháp, thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm Tái -Phát huy vốn sống, vốn hiện và trải nghiệm cá nhân, kết sáng nối các tri thức ngoài văn tạo cái bản nhằm tái hiện theo đẹp hướng cá nhân hóa các nội theo dung: chủ nghĩa nhân đạo, hướng giá trị hiện thực, giá trị tố cá tính cáo, giá trị nhân văn… hóa trong tác phẩm Phát - Hiểu và trân quý những triển đổi thay tốt đẹp trong xã hội cảm hiện tại so với xã hội cũ. xúc - Vận dụng tri thức đọc – thẩm hiểu văn bản để kiến tạo Yêu cầu về kĩ năng Thái độ - Có kĩ năng vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực để làm sáng tỏ đặc điểm hoàn cảnh XHVN giai đoạn 1930 1945. - Phân tích, lí giải, đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện. - Tự đọc và phát hiện, đánh giá được các giá trị nghệ thuật của những tác phẩm tương tự không có trong chương trình, SGK. -Hứng thú đọc các truyện ngắn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - Quan tâm, thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những số phận con người khác nhau trong cuộc sống. - Phản biện và lí giải tích cực các giá trị thẩm mĩ trong truyện ngắn - Đề xuất được cách nghĩ, cách cảm nhận riêng về vẻ đẹp của con người, cuộc sống, … trong các tác phẩm - Có nhu cầu bày tỏ tình cảm, cảm xúc đối với cuộc sống, con người, phát triển “ cái tôi cá nhân” theo hướng tích cực. - Biết liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh - Tự nhận thức và điều - Yêu cái tốt, ghét cái xấu. - Có thái độ tích cực đối với cuộc sống. - Có trái tim nhạy mĩ qua được những giá trị sống tốt chỉnh bản thân theo cảm và tâm hồn liên hệ đẹp của cá nhân những giá trị sống tốt nhân ái đối với con thực tế đẹp người, cuộc sống, Như vậy, có thể thấy năng lực thẩm mĩ là khả năng nhận biết cái đẹp; phân tích đánh giá được cái đẹp; tái hiện và tạo ra cái đẹp; sống nhân ái, nhân văn. Thông qua dạy học truyện ở lớp 11, học sinh có được năng lực thẩm mĩ với các biểu hiện cụ thể sau: – Chỉ ra, phân tích và đánh giá được vẻ đẹp của các hình thức ngôn từ trong các văn bản truyện. Hứng thú và xúc động trước những hình ảnh, hình tượng cao đẹp về thiên nhiên, con người, cuộc sống trong tác phẩm. – Nêu ra và phân tích được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm truyện: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,....từ đó hiểu và đánh giá được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nhân văn của tác giả được thể hiện qua tác phẩm. – Trình bày được những tác động của văn bản giúp người đọc hiểu được những giá trị của bản thân như thế nào; hình thành và nâng cao nhận thức về cái đẹp và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân ra sao; có những suy nghĩ và hành vi đẹp đối với bản thân và những người xung quanh. – Tạo ra được những sản phẩm đẹp như biết sử dụng từ ngữ, câu văn, đoạn văn, bài văn hay và đẹp trong giao tiếp nói và viết hàng ngày 2.3.2. Nâng cao năng lực thẩm mĩ cho học sinh theo khung năng lực đã xác định 2.3.2.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề văn học sử về tác giả - tác phẩm Việc định hướng cho học sinh tìm hiểu về tác giả - tác phẩm là bước quan trọng tiếp theo để phát triển năng lực thẩm mĩ thông qua đọc hiểu. Một tác giả cần được nắm bắt đầy đủ ở các phương diện sau: tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp và thành tựu. Trong đó, các yếu tố tiểu sử, cuộc đời, phong cách nghệ thuật chính là then chốt để mở khóa những giá trị thẩm mĩ có trong hệ thống tác phẩm. - Khi dạy phần tìm hiểu về tác giả, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét tiểu sử của nhà văn có liên quan đến tác phẩm. Về tiểu sử, những vấn đề cần quan tâm bao gồm: gia đình, quê quán, nghề nghiệp. Từ đó, học sinh có thể liên hệ với những đề tài, chủ đề quen thuộc trong tác phẩm của nhà văn. Ví như các nhà văn hiện thực, lớp trí thức mới vốn xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thậm chí trong những gia đình nghèo, phải vất vả kiếm sống. Vì thế mà họ gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết. Đề tài của họ đều là người nông dân, trí thức tiểu tư sản và những người dân nghèo thành thị. Hay như trường hợp Thạch Lam, Ông sinh ra ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, với tính cách điềm đạm và nhạy cảm với những vấn đề của cuộc sống, ông luôn trăn trở, xót xa cho những số phận nghèo đói, khó khăn của người dân lao động. Trong quãng thời gian sống ở đây, ông thấu hiểu được cuộc sống của những người dân lao động nghèo đói, khổ cực. Với sự tinh tế, nhạy cảm và biết nắm bắt thời cuộc, sinh ra ở vùng quê nghèo, chứng kiến cảnh nhân dân phải chịu khổ cực đã tác động đến tâm hồn của ông, chính đó là lý do để ông sáng tác lên những tác phẩm tinh tế, cốt truyện nhẹ nhàng nhưng vẫn giàu tính nhân văn. Tác phẩm Hai đứa trẻ nhằm thể hiện khát vọng của ông về một cuộc sống tươi sáng, ở đó con người không phải sống cuộc sống khổ cực, vất vả, đói nghèo, không phải sống cuộc sống tù túng, quẩn quanh, bế tắc. - Về cuộc đời nhà văn, giáo viên nên lưu ý học sinh quan tâm đến những biến cố xảy ra với nhà văn hoặc những bước chuyển mình trong cuộc sống. Bởi tất cả những yếu tố đó đều tác động đến nội dung và tư tưởng phản ánh trong tác phẩm của họ. - Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của tác giả chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng, lựa chọn lối viết, các hình thức nghệ thuật...). Bởi vậy, khi khám phá thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững quan điểm nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của tác giả. Giá trị thẩm mĩ trong mỗi tác phẩm văn học cũng xuất phát từ quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Điều này thể hiện rất rõ trong sáng tác của Thạch Lam. Nhà văn Thạch Lam từng quan niệm rằng: “… cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp ở chính chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức”. Chính vì quan niệm như vậy nên mỗi tác phẩm của Thạch Lam giống như một bài ca về tình người, chứa đựng giá trị nhân văn cao đẹp. Truyện ngắn của Thạch Lam hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện. “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật của nhà văn Thạch Lam. Bên cạnh quan điểm nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn cũng là yếu tố để đánh giá vị trí, tài năng của người nghệ sĩ cũng như giá trị các tác phẩm của nghệ sĩ đó. Phong cách nghệ thuật đích thực đòi hỏi phải có phẩm chất thẩm mĩ. Đi tìm cái đẹp là sứ mệnh muôn đời của người nghệ sĩ nhưng mỗi người lại có con đường, cách thức và cách thể hiện cái đẹp trong tác phẩm của mình theo một lối riêng. Chẳng hạn, để cảm nhận được những giá trị thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân, chúng ta cần phải biết một nét nghệ độc đáo của Nguyễn Tuân đó là “suy tưởng về cái đẹp”. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Suy tưởng về cái đẹp là nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Vì thế, thiên nhiên trong văn Nguyễn Tuân là một bức tranh kì thú còn con người trong sáng tác của Nguyễn Tuân luôn được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” là một ví dụ tiêu biểu cho cách tiếp cận con người ở phương diện thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Bằng cảm hứng lãng mạn, bút pháp lí tưởng hóa, nhân vật Huấn Cao hiện lên đẹp lồng lộng qua trang văn của Nguyễn Tuân với vẻ đẹp thiên lương trong sáng, tài hoa nghệ sĩ. - Cùng với hiểu biết về tác giả, nắm bắt hoàn cảnh ra đời của tác phẩm cũng rất quan trọng để học sinh định hình được hướng tiếp cận, đọc hiểu hiệu quả một tác phẩm. Hoàn cảnh ra đời ở đây được hiểu theo cả hoàn cảnh rộng – tức là yếu tố thời đại – và hoàn cảnh hẹp – tức là thời điểm ra đời cụ thể của tác phẩm đó. 2.3.2.2 Dạy đọc- hiểu văn bản gắn liền với không gian văn hóa- thẩm mĩ của văn bản. Văn học là con đẻ của thời đại, mang nhịp đập, dáng dấp, hơi thở của thời đại. Nó là tấm gương phản ánh dấu ấn văn hóa – thẩm mỹ của thời đại. Trong giai đoạn 1930 – 1945 đã xảy ra biết bao sự kiện của lịch sử, xã hội thay đổi dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người. Giai đoạn này cuộc sống con người bị đẩy vào bước đường cùng, nén chịu bao nỗi quằn quại dưới sự chà đạp của xã hội thực dân phong kiến. Xã hội đã dồn con người vào bế tắc, cùng quẫn. Chính bối cảnh ấy đã thúc đẩy văn học vươn mình, mang cho nó nhiều dáng vẻ, hương sắc. Khi dạy tác phẩm văn học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu không gian văn hóa – thẩm mĩ của tác phẩm để tạo hứng thú tiếp nhận cho học sinh. Ví như khi dạy đọc hiểu “Chí Phèo”, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hình ảnh Làng Vũ Đại trong tác phẩm, giáo viên có thể mở rộng, liên hệ giới thiệu về làng Đại Hoàng – quê hương tác giả xưa và nay. Làng Vũ Đại là địa danh nổi tiếng gắn liền với truyện ngắn “Chí Phèo”. Trên thực tế, làng được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam - quê hương của nhà văn Nam Cao. Giáo viên sử dụng máy chiếu để chiếu hình ảnh và vi deo, kết hợp với kể, tả sẽ khơi gợi ở học sinh hứng thú tiếp nhận, nhờ đó tiết học sẽ hấp dẫn hơn. 2.3.2.3. Nhận diện, phân tích, cắt nghĩa các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm truyện Bản chất của văn chương là hướng về cái đẹp, tìm đến cái đẹp trong cuộc sống con người. Đọc văn bản văn học đều phát triển năng lực thẩm mĩ gồm hai năng lực nối tiếp nhau trong quá trình tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn: năng lực khám phá cái đẹp và năng lực thưởng thức cái đẹp. Năng lực thưởng thức cái đẹp chính là năng lực cảm thụ cái đẹp và đánh giá cái đẹp ấy. Khi đó, người đọc sẽ sống cùng tác phẩm văn chương và chuyển hóa cái đẹp của tác phẩm thành cái đẹp trong lòng mình, thành tài sản tinh thần của mình. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật mà người đọc nhận ra cái đẹp trong cuộc sống của con người. Đây chính là sự đánh giá cái đẹp đúng đắn nhất, và sự đánh giá này là điều không thể thiếu trong năng lực thẩm mĩ của người học để họ chiếm lĩnh được vẻ đẹp ấy. Cái đẹp trong tác phẩm văn học có thể là cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của ngôn từ nghệ thuật. Trong dạy học, giáo viên tổ chức để học sinh biết nhận diện và thưởng thức cái đẹp. Khi học “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, học sinh cần thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên chiều tàn với những nét chấm phá đầy ấn tượng: …một bức họa đồng quê quen thuộc, gần gũi và gợi cảm được tạo nên từ những câu văn êm dịu, vừa giàu hình ảnh, nhạc điệu lại vừa uyển chuyển, tinh tế. Mỗi câu văn như một nét vẽ đơn sơ, không cầu kì, kiểu cách nhưng lại khơi dậy lại được cái hồn của cảnh vật. Nó khơi dậy ở lòng người những tình cảm, xúc cảm đối với cảnh vật. Trong thế giới tưởng như tầm thường, nhỏ bé, tù túng của “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã phát hiện ra “cái đẹp man mác” trong cuộc sống và đặc biệt là trong tâm hồn con người những con người dù sống nghèo khổ, tăm tối nhưng chưa bao giờ hết khát vọng, ước mơ. Theo chúng tôi, để phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh, khi phân tích, cắt nghĩa các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm, giáo viên và học sinh cần chú ý các bước sau: - Đọc kĩ văn bản, phát hiện, giới thiệu các chi tiết nghệ thuật đặc sắc - Thuật dựng lại chi tiết: Chi tiết xuất hiện với tần số như thế nào? Chi tiết độc đáo ra sao?... - Tìm ý nghĩa của chi tiết trong việc thể hiện nội dung, nghệ thuật của tác phẩm - Giáo viên định hướng để học sinh so sánh, mở rộng liên hệ giữa chi tiết trong tác phẩm với các chi tiết ở các tác phẩm khác. Ví dụ, trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) hình ảnh Liên và An ngồi nhìn bầu trời đêm “ngàn sao ganh nhau lấp lánh” không phải là chi tiết vu vơ. Đằng sau nó chứa đựng niềm khao khát rất lớn của hai đứa trẻ, niềm khát khao hướng tới một bầu trời khác, nguồn sáng khác, không phải là cuộc sống đang lụi tàn trong vô vọng như ở phố huyện. Từ khát vọng mơ hồ đó của tuổi thơ, nhà văn đã lay tỉnh những tâm hồn mệt mỏi đang sống lay lắt, héo úa như cảnh ngày tàn ở những miền quê nghèo xác xơ, mòn mỏi trong xã hội cũ. Hay hình dáng “ngật ngưỡng” vừa đi vừa chửi của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao cũng rất độc đáo, giàu ý nghĩa biểu đạt. Chi tiết này vừa có tác dụng gián tiếp giới thiệu thân thế, tiểu sử nhân vật vừa có chức năng mở ra một trường không - thời gian trong quá khứ rồi tiếp đến thì tương lai trong cuộc đời ngắn ngủi của Chí Phèo. Dưới góc độ xã hội học, cũng chi tiết này còn mở ra một ý nghĩa về thân phận con người trong xã hội cũ. Chí chửi cả làng Vũ Đại tức là Chí khát khao được giao tiếp với mọi người. Cả làng Vũ Đại không ai thèm “ra nhời” với Chí vì Chí không còn xứng đáng là người để họ chửi. Tức là dân làng Vũ Đại đã coi Chí ở một thế giới khác, thế giới của thân phận loài vật, có lẽ chính xác hơn là thân phận loài chó, mà bằng chứng là có chi tiết: “Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu…”. Giả sử “Chí Phèo” không có chi tiết “bát cháo hành” thì truyện sẽ rất bình thường, nhưng nhờ có nó mà cốt truyện như đào sâu thêm vào cái bi kịch không được làm người của một kẻ khát khao lương thiện, nhờ đó ý nghĩa truyện nâng thêm một tầm cao. Hay như trong truyện “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam), chi tiết ngọn đèn chị Tí trở đi trở lại bảy lần trong tác phẩm mang sức chứa lớn về nội dung tư tưởng. Hình ảnh ngọn đèn chị Tí là hình ảnh có sức gợi, tượng trưng cho những kiếp người nhỏ nhoi, mù tối trong đêm đen của cuộc đời. Ánh sáng toát ra từ chiếc đèn con nơi hàng nước của chị Tí đã làm nổi bật hơn bóng tối bao trùm phố huyện nghèo. Đó là thứ ánh sáng được thắp lên nơi phố huyện, leo lét và u buồn. Ánh sáng ấy tượng trưng cho cuộc sống của con người nơi đây, những con người đang sống một cách yếu ớt và mệt mỏi hàng ngày. Họ cố gắng duy trì sự sống một cách mệt mỏi và yếu ớt. Cuộc sống của họ nhàm chán, và cứ từng ngày trôi qua đơn điệu, tẻ nhạt. Chi tiết ngọn đèn chị Tí là nỗi ám ảnh trong tâm trí của Liên, trong cả tâm trí người đọc, nỗi ám ảnh về sự tàn lụi của cuộc sống. Hay chẳng hạn thông qua việc tìm hiểu hình tượng nhân vật Huấn Cao và Viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, người đọc sẽ thấy được quan điểm thẩm mĩ nhà văn gửi gắm thông qua các nhân vật ấy. Cụ thể ở nhân vật Huấn Cao. Đây là chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học lãng mạn. Qua từng nét bút phác họa của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong và đĩnh đạc đã khiến cho người đọc không khỏi khâm phục và thêm phần quý trọng. Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thầy thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ của tử tù với cai ngục nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”. Để miêu tả Huấn Cao cũng như làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân đã sử dụng triệt để sức mạnh của thủ pháp tương phản, đối lập. Đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp cái cao cả với cái phàm tục dơ bẩn, giữa sự cho chữ và hoàn cảnh cho chữ… Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân cũng rất giàu chất tạo hình. Ông sử dụng nhiều từ Hán Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của những bậc trượng phu xưa để làm tăng thêm vẻ đẹp của một thời vang bóng ở hình tượng Huấn Cao. Có thể nói, thành công trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là việc xây dựng nhân vật Huấn Cao tài năng, nhân cách trong sáng và khí phách hơn người. Sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ đã cho thấy lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn và ý nghĩa tư tưởng nhân sinh sâu sắc của hình tượng. 2.3.2.4 Tái hiện các giá trị thẩm mĩ của tác phẩm truyện theo hướng cá nhân hóa Có thể hiểu, cảm thụ văn học chính là quá trình chiếm lĩnh và sáng tạo; trong đó, việc vận dụng đồng bộ các năng lực nhằm tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng được xác định là giải pháp tối ưu, là bí quyết để người dạy có thể tổ chức tiếp nhận sáng tạo. Hoạt động này góp phần quan trọng vào việc chuyển hóa văn bản của nhà văn thành tác phẩm trong tinh thần của người học. Do vậy, phát triển các năng lực tái hiện hình tượng, liên tưởng và tưởng tượng trong dạy học văn được xem như là những phương thức tư duy hiệu quả để hướng tới giải phóng tiềm năng sáng tạo của chủ thể học sinh. Từ đó xuất hiện nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp. Không chỉ vậy, cơ chế tâm lí của học sinh được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp nhận văn học. Học sinh sử dụng những liên tưởng và tưởng tượng để hướng đến kiến tạo cho riêng mình những kiểu mẫu hình tượng độc đáo. Tôi cho rằng, tôn trọng cá tính sáng tạo của học sinh là một vấn đề cấp thiết mà giáo viên Ngữ văn cần quan tâm để hướng tới phát triển năng lực thẩm mĩ cho người học. Trong hoạt động đọc hiểu, việc phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh là rất quan trọng. Tôn trọng cá tính sáng tạo, dấu ấn cá nhân của học sinh trong tái hiện tác phẩm giúp cho tác phẩm được nhìn nhận một cách đa chiều hơn, giàu sức sống hơn và gần gũi với những tư duy hiện đại hơn. Mặt khác, những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm trước khi mang tính vĩnh cửu phải mang tính thời sự của thời đại nó tồn tại. Việc học sinh có đánh giá đa dạng về nhân vật cũng như những thành tựu nội dung – nghệ thuật trong tác phẩm là cách rút ngắn khoảng cách với những thời đại đã xa đó. Để phát huy khả năng sáng tạo thẩm mĩ của học sinh, trong quá trình dạy đọc hiểu các tác phẩm, giáo viên có thể định hướng để các em chuyển thể các tác phẩm văn học sang các loại hình nghệ thuật khác như vẽ tranh, sân khấu hóa các tác phẩm ấy. Chẳng hạn, khi dạy “Hai đứa trẻ”, giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ lại bức tranh phố huyện lúc chiều tà được Thạch Lam phác họa đầu tác phẩm. Yêu cầu này khó và chỉ thực hiện được ở một số học sinh vì để vẽ được tranh đòi hỏi học sinh phải có năng khiếu hội họa. Nhưng nếu giáo viên phát hiện được học sinh có khả năng này, khuyến khích học sinh thể hiện thì sẽ tạo ra hiệu quả rất lớn. Bằng việc được vẽ và thưởng thức tranh chuyển thể từ hình tượng văn học, học sinh sẽ thấy được mối quan hệ của ngôn ngữ văn chương với các loại hình nghệ thuật khác. Quan trọng hơn, với biện pháp này, trí tưởng tượng của học sinh được phát huy tối đa. Các em có nhiều “đất” để thể hiện khả năng sáng tạo của mình. Câu chuyện trong “ Hai đứa trẻ” không chỉ có giá trị ở thời đại Thạch Lam sống mà những bài học, những giá trị nhân văn còn đúng đến thời đại ngày nay. Học sinh có thể liên hệ thực tế xã hội hiện đại để thấy rằng niềm trân trọng đối với những mong ước nhỏ nhoi, khiêm nhường của những con người nhỏ bé, bất hạnh bị bỏ quên, niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh vẫn là những giá trị đạo đức mà mỗi người cần học tập. Xã hội ngày nay vẫn còn những đứa trẻ bất hạnh, những số phận đáng thương cần được quan tâm, giúp đỡ. Hơn thế, trong xã hội bây giờ vẫn còn những người đang “sống mòn”, đang sống lay lắt, quẩn quanh, vô nghĩa. Nhiều người lâm vào tình trạng bế tắc, không tìm được ý nghĩa của cuộc sống. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đã gióng lên hồi chuông lay tỉnh những tâm hồn đang uể oải, đánh thức ở con người lòng khao khát sống. Tác phẩm còn là bức thông điệp nhà văn muốn gửi gắm: Đừng bao giờ để cuộc sống của mình chìm đắm trong bóng tối, trong cái ao đời bằng phẳng. Hãy biết vươn ra ánh sáng để hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Giá trị nhân văn lâu bền của tác phẩm là ở chỗ đó. Hay tác phẩm “ Chí Phèo” cung cấp cho học sinh hiểu biết về những số phận bất hạnh trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Từ đó, học sinh nhận thức được giá trị hiện thực của tác phẩm, cảm nhận được giá trị nhân đạo sâu sắc và chua xót mà Nam Cao thể hiện trong tác phẩm đó. Thông qua dạy học đọc hiểu hình tượng nhân vật Chí Phèo, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu được Chí Phèo là nạn nhân của hoàn cảnh. Hơn nữa, thẳm sâu bên trong con người Chí là bản tính hiền lành, là khát khao lương thiện. Chí Phèo là nhân vật điển hình, có sức sống lâu bền. Xã hội hiện nay vẫn còn những số phận như Chí. Cảm nhận về hình tượng Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao, học sinh sẽ rút ra cho mình những bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người, biết nhận diện cái xấu, cái đẹp, biết cảm thông với mọi người xung quanh. Từ đó, học sinh có cái nhìn tích cực, nhiều chiều đối với các hiện tượng xã hội hiện dị biệt và quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Nhiệm vụ của giáo viên là tôn trọng và định hướng khéo léo cũng như có sự phản biện hợp lí để học sinh thể hiện cá tính sáng tạo trong tiếp nhận và tái hiện các gái trị thẩm mĩ một cách phù hợp, không nhầm lẫn giữa sáng tạo với xuyên tạc, tránh hiện tượng làm sai lệch các hình tượng nghệ thuật hoặc làm mất đi giá trị nhân văn vốn có của hình tượng nghệ thuật đó. 2.3.2.5. Phát triển cảm xúc nhân văn và thẩm mĩ cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm truyện Trong quá trình dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 thì thao tác liên hệ thực tế để kiểm chứng các yếu tố nghệ thuật là khâu quan trọng, từ đó có thể thấy được cái đẹp được tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Và một trong những phương thức liên hệ thực tế hiệu quả nhất chính là cho học sinh trải nghiệm, hóa thân, nhập vai nhân vật trong truyện. Trải nghiệm hóa thân, nhập vai nhân vật có nhiều hướng tiếp cận. Trước tiên, giáo viên có thể cho học sinh tiếp cận theo cách thuận chiều, đơn thuần đó là chuyển thể tác phẩm truyện một cách trung thành sang hình thức văn bản kịch. Từ đó, học sinh phân vai, đóng vai nhân vật để cảm nhận rõ nét nhất những diễn biến nội tâm, cảm xúc thực của từng nhân vật trong hoàn cảnh truyện mà nhân vật đó được đặt vào. Ví dụ như ở tác phẩm “ Chữ người tử tù”, để hóa thân vào nhân vật Huấn Cao thành công học sinh không chỉ buộc phải nắm chắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn phải tìm hiểu sâu sắc về cuộc đời nguyên mẫu Cao Bá Quát cũng như tâm lí học về những người tử tù đang đối mặt với những giờ khắc cuối cùng của cuộc đời mình. Trải nghiệm như một tử tù, hóa thân trở thành một người anh hùng mang trái tim nghệ sĩ là cách hiệu quả nhất để học sinh thấu hiểu vẻ đẹp tâm hồn Huấn Cao. Tương tự như vậy, hóa thân vào nhân vật Chí Phèo, đặc biệt là trường đoạn độc thoại nội tâm sau khi hắn thức tỉnh sẽ là một trải nghiệm mới mẻ và độc đáo với học sinh. Học sinh THPT đang ở trong giai đoạn sung sức và tích cực nhất cả về thể chất và tâm hồn trái ngược hẳn với nhân vật Chí Phèo. Nếu chỉ đơn thuần đọc tác phẩm có thể nhiều học sinh không đủ trải nghiệm và cảm xúc thẩm mĩ để thấu – hiểu và cảm nhân vật. Nhưng quá trình đóng vai buộc học sinh phải “ đi lại” cuộc đời nhân vật, buộc phải trải nghiệm nỗi đau tha hóa cả nhân hình và nhân tính của Chí Phèo. Từ đó, học sinh thấm thía sâu sắc hơn nỗi đau của những con người bị biến chất trong xã hội cũ. Bên cạnh đó, học sinh hoàn toàn có thể cải biên tác phẩm khi chuyển thể, đưa cái kết mới vào kịch. Giáo viên cần khuyến khích học sinh sáng tạo và để học sinh được tự chủ trong quá trình sáng tạo đó. Việc nhận xét hoặc đánh giá tính khả thi của cái kết mới chỉ nên tiến hành sau khi học sinh đã trải nghiệm đóng vai. Ví dụ, học sinh có thể thay cái kết bi kịch của tác phẩm “Chí Phèo” theo hướng Chí lấy được Thị Nở và làm lại cuộc đời, thay cái kết buồn man mác của “Hai đứa trẻ” bằng một chuyến tàu tươi sáng hơn khi chúng được trở lại Hà Nội. Sau qúa trình trải nghiệm, giáo viên sẽ phân tích tính hợp lí của những sáng tạo, từ đó giúp học sinh có nhận thức chuẩn về cuộc sống. Như vậy, trải nghiệm nhận vật như chính nhân vật là cách trực quan nhất để học sinh phát triển năng lực thẩm mĩ và cả khả năng sáng tạo. Qua đó, học sinh có cảm nhận gần gũi với tác phẩm hơn. Như vậy ta thấy, đọc hiểu tác phẩm văn học trong và ngoài trường chính là cơ hội tốt nhất để bồi dưỡng, phát triển năng lực thẩm mĩ khi các em được tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương và tiếng Việt. Để phát huy được tối đa vai trò của văn học trong phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh đòi hỏi giáo viên dạy phải khéo léo, đầu tư trong quá trình dạy học. Một số nguyên tắc, biện pháp dạy học có tính đặc thù được đề xuất ở trên sẽ phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2, góp phần hiện thực hóa mục tiêu dạy học chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới 2.3.3. Tổ chức dạy học thực nghiệm Quy trình thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau đây: Bước 1: Xây dựng thực nghiệm Gặp gỡ học sinh để đi đến sự lựa chọn họp lý nhất về mục đích, nội dung, kế hoạch và phương pháp thực nghiệm. Bước 2: Tổ chức dạy thực nghiệm Tôi tiến hành dự giờ thăm lớp và dạy thực nghiệm để có cơ sở đối chiếu kết quả ở các nhóm đối chứng và thực nghiệm một cách sát thực. Tôi đã trao đổi với các giáo viên để tiến hành soạn giáo án thực nghiệm cho phần dạy đọc hiểu văn bản. Tiến trình, cách thức hướng dẫn, tổ chức đọc hiểu được thể hiện rõ ràng trên giáo án Bước 3: Thu thập xử lí số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm Chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của học sinh sau giờ dạy học thực nghiệm bằng các bài kiểm tra tự luận. Những kết luận sư phạm cần thiết được rút ra sau khi xử lý các số liệu thu thập bằng phương pháp thống kê toán học trong khoa học. Giáo án thực nghiệm : HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam )- Thực nghiệm tại lớp 11 B4 trường THPT Thường Xuân 2 (Phụ lục 1) Đề kiểm tra (Phụ lục 2) 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh là cả một quá trình chứ không thể ngày một ngày hai. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của nó trong dạy học bộ môn là công việc không dễ. Song với sự quan sát của bản thân trong quá trình dạy học, qua dạy học thực nghiệm và đối chứng tôi cũng đã nhận thấy hiệu quả của việc triển khai vấn đề. Tôi nhận thấy học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ học. Học sinh hứng thú, say mê hơn, tiếp thu bài học tốt hơn, tiết học nhẹ nhàng, không cứng nhắc, không bị dập khuôn máy móc. Trong quá trình học, HS tham gia thảo luận nhóm khá sôi nổi, đối thoại với GV những vấn đề hay, lạ. HS từng bước hiểu và làm quen với cách giảng dạy theo phát triển năng lực, chiếm lĩnh được tác phẩm, rèn luyện được tính tích cực chủ động. Bên cạnh đó, những câu hỏi bài tập liên quan đến đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn cũng nhanh chóng được giải quyết một cách sâu sắc và triệt để. HS cũng dần dần phát huy được năng lực chủ động, tích cực tự học của mình trong quá trình học trên lớp. Những bài tập được giao về nhà đều được HS giải quyết nhanh chóng, chính xác, chứng tỏ trách nhiệm cũng như hứng thú đối với môn học có chuyển biến đáng kể. Không những thế, các em đã cải thiện được điểm số của mình trong quá trình giải quyết đề kiểm tra định kì cũng như điểm kiểm tra nhanh. Ở lớp thực nghiệm, GV nêu ra nhiều câu hỏi mang tính chất gợi mở nhằm phát huy năng lực thẩm mĩ của học sinh để HS cùng trao đổi, thảo luận thậm chí là phê phán khoa học, làm cho không khí giờ học sôi nổi, thầy trò trở nên gần gũi, thân thiết. Trong quá trình tiếp nhận văn bản, GV cũng luôn hướng đến đặc trưng thể loại, đặt trong sự so sánh với những tác phẩm khác, thể loại khác để HS nắm bắt được được đặc trưng của văn học giai đoạn 1930 -1945. Những kết quả trên được thống kê dưới các bảng sau: Bảng 1: Bảng đối chiếu mức độ hứng thú tiếp nhận văn bản của học sinh khi học bài “Hai đứa trẻ” Mức độ hứng thú HS tham gia phát biểu xây dựng bài. Lớp đối chứng – 11B3 (43 HS) Số lượng Tỉ lệ(%) 12 27,9 Lớp thực nghiệm – 11B4 (42 HS) Số lượng Tỉ lệ (%) 31 73,8 HS không tham gia phát biểu xây dựng bài. 31 72,1 11 26,2 Bảng 2: Bảng kết quả kiểm tra khảo sát học sinh Điểm số Lớp Sĩ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 42 0 0 0 1 2 12 13 9 3 2 0 43 0 0 0 3 6 12 11 9 2 0 0 11 B4 (TN) 11 B3 (ĐC) Sau bài học, học sinh đã rút ra được nhiều bài học nhân sinh có giá trị tích cực. Học sinh nhận biết được cái đẹp trong tác phẩm văn chương, biết thưởng thức cái đẹp và liên hệ trong thực tế cuộc sống. Tôi tin rằng, từ những kiến thức, kĩ năng nền tảng đó, các em sẽ định hướng được lối sống đúng đắn, tốt đẹp cho mình. Bên cạnh đó, với việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh đã tự tin hơn trong giao tiếp, trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Giờ học không còn khô cứng, học sinh có hứng thú hơn khi học. Việc đề xuất các biện pháp dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 dựa trên cơ sở khoa học và được thực nghiệm sẽ là những định hướng để tôi nghĩ tới những nguyên tắc, biện pháp để phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trong dạy học đọc hiểu các văn bản truyện ngắn ở giai đoạn khác và các văn bản thuộc thể loại khác. Tôi hy vọng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Thường Xuân 2 và trong nhà trường phổ thông nói chung. 3. Kết luận, kiến nghị - Môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Không chỉ cung cấp cho các em những bài học nhân sinh, môn học còn giúp các em hình thành thái độ sống tích cực, những kĩ năng sống cần thiết. Qua quá trình nghiên cứu, tôi thấy đề tài có tính khả thi, vừa phù hơp với đặc điểm học sinh, vừa đáp ứng được mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn trong thời kì hiện đại. Với việc áp dụng những biện pháp được nêu trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi nghĩ các em học sinh sẽ yêu thích hơn môn văn, không mệt mỏi trong những giờ học văn. Quan trọng hơn là qua nội dung dạy học và qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực học sinh thực sự được trải nghiệm, tự nhận thức, xác định các giá trị, thái độ và hình thành những hành vi, thói quen tích cực, tiến bộ để hoàn thiện nhân cách. Các em học sinh sẽ biết nhận biết cái đẹp, thưởng thức cái đẹp, đánh giá cái đẹp, sáng tạo cái đẹp và sống theo quy luật của cái đẹp. Tất cả những điều đó theo thời gian sẽ được đúc kết thành lí tưởng thẩm mĩ in sâu trong tâm hồn, tạo thành nhân cách và được biểu hiện bằng những hành vi ứng xử đẹp. - Với thời gian ngắn và khả năng có hạn của bản thân nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các nhà giáo dục, của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và có tính khả thi hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thường Xuân ngày 20 tháng 6 năm 2020 Tôi xin cam kết: sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi viết, không coppy từ nguồn tài liệu nào. Người thực hiện Nguyễn Thị Thu TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (4/2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, NXB Giáo dục. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1/2018), Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục. [3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa, NXB Giáo dục. [4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục [5]. Trần Thanh Đạm (1970), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục [6]. Nguyễn Xuân Lạc (2017), Phát triển năng lực người học qua môn Ngữ văn, Báo Giáo dục & Thời đại. [7]. Đỗ Ngọc Thống (2018), Phát triển năng lực giao tiếp và thẩm mỹ cho học sinh, Giáo dục, Báo mới. [8]. Đỗ Ngọc Thống (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THPT, NXB Giáo dục [9]. “Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2010.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất