Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5 tuổi (a2) tại trư...

Tài liệu Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5 tuổi (a2) tại trường mầm non thị trấn mường lát

.DOC
25
41
122

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MƯỜNG LÁT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI (A2) TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN MƯỜNG LÁT Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị trấn SKKN lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA NĂM 2020. MỤC LỤC 1. Mở đầu Lý do chọn đề tài Trang 1 Trang 1 Mục đích nghiên cứu Trang 2 Đối tượng nghiên cứu Trang 2 Phương pháp nghiên cứu Trang 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Trang 2 2.1. Cơ sở lý luận Trang 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh Trang 3 nghiệm Thuận lợi Trang 3 Khó khăn Trang 3 2.3. Các biện pháp thực hiện Biện pháp 1: Tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ theo chủ đề Biện pháp 2: Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong ngày Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Biện pháp 4: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh để thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với con người và cuộc sống. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trang 4 Trang 4 Trang 7 Trang 14 Trang 15 Trang 16 3. Kết luận và kiến nghị Trang 17 Kết luận: Trang 17 Kiến nghị: Trang 18 Đánh giá của HĐKH cấp trên Trang 18 Tài liệu tham khảo Trang 19 1. Mở đầuu 1.1. Lí do chọn đề tàiu Nhà giáo dục ngưới Ý Maria Montessori có câu: "Gần như có thể nói rằng có mối quan hệ toán học giữa vẻ đẹp môi trường xung quanh và hoạt động của trẻ nhỏ; trẻ sẽ tình nguyện khám phá trong môi trường đẹp đẽ hơn là môi trường xấu xí. Trẻ nhỏ nên được sống trong một môi trường đẹp đẽ" Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu . Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học mầm non. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh, biết sống hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt – xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường?. Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. 1 Trên thực tế, ở trường mầm non Thị trấn Mường Lát nói chung và lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi (A2) nói riêng vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non còn hạn chế, chưa phát huy hết được việc cho trẻ hiểu về môi trường, được quan sát, tiếp cận, làm các trải nghiệm thực tiễn. Tôi nhận thấy có một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề môi trường của trường/ lớp, gia đình. Còn học sinh thì chưa tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc cây, thu gom lá, rác thải ngoài sân trường...Trẻ ăn bánh, bim bim xong không vứt ngay vỏ vào thùng rác mà vứt ngay cổng trường, sân trường nơi trẻ đang chơi hoặc dấu vào một xó kín đáo hay nhìn thấy vỏ bim bim, vỏ hộp sữa ngoài sân trường không nhặt bỏ vào thùng rác đúng nơi qui định... Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi (A2) tại trường Mầm non Thị trấn” 1.2. Mục đích nghiên cưuu Tôi nghiên cứu đề tài này để tìm ra một số giải pháp mới, từ đó giúp trẻ có ý thức tốt hơn trong viê ̣ic ý thức bảo vê ̣i môi trường. Quua đề tài nghiên cứu này giúp giáo viên có những định hướng, kinh nghiê ̣im phù hợp hơn trong viê ̣ic giáo dục trẻ có ý thức bảo vê ̣i môi trường ở trường mầm non. 1.3. Đối tương nghiên cưuu Mô ̣it số giải pháp giáo dục ý thức bảo vê ̣i môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi (A2) tại trường Mầm non thị trấn Mường Lát. 1.4. Phương pháp nghiên cưuu Phương pháp nghiên cứu (Phân tích, tổng hợp tài liê ̣iu, sách báo) Phương pháp điều tra thực trạng Phương pháp trò chuyện Phương pháp quan sát Phươg pháp thực hành, trải nghiê ̣im 2. Nô ̣i dung sáng kiến kinh nghiêmu ̣ 2.1. Cơ sở lí luu ̣n của sáng kiến kinh nghiêmu ̣ 2 Đầu tiên ta cần phải hiểu, môi trường là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ngày 10/1/1994 Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt nam kí lệnh công bố luật bảo vệ môi trường [2]. Nhà trường là cơ quan giáo dục có vai trò nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực. Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6 hàng năm được phát động với các phong trào thiết thực Vì vậy, để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, trong đó giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất, nên được áp dụng ở lứa tuổi mầm non. Vì ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt sau này cho trẻ 3 Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ giúp cho giáo viên nắm vững kiến thức về văn bản, chỉ thị để tích cực lồng ghép, tích hợp và có những sáng tạo trong công tác giảng dạy: Quuyết định 1363/QuĐ/TTg phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân"; Chỉ thị số 02/2005/BGD&ĐT về việc "Tăng cường công tác vào hệ thống giáo dục"; Công văn số 3200/2006/BGD&ĐT về việc "Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non" Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non là rất cần thiết. Thông qua việc giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm * Thuận lơiu Nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ của Phòng GD&ĐT, BGH nhà trường cùng với hội cha mẹ học sinh. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, các tiết tham khảo do nhà trường và Phòng giáo dục tổ chức. Trường học được xây rô ̣ing rãi, thoáng mát, được đầu tư trang thiết bị ky thuâ ̣it như: tivi, máy chiếu ….. Bản thân tôi là mô ̣it giáo viên trẻ, luôn nhiê ̣it tình, yêu nghề, mến trẻ, không ngừng học tâ ̣ip nâng cao trình đô ̣i chuyên môn và học hỏi đồng nghiê ̣ip. Đă ̣ic biê ̣it tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức. * Khó khănu Thị trấn Mường Lát là một Thị trấn miền núi, phòng nhóm lớp còn thiếu nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Môi trường giáo dục trong nhà trường chưa thật sự phong phú để giáo viên cho trẻ trải nghiệm Những tài liệu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong chương trình mầm non còn hạn chế Đa số trẻ chưa thực hiện tốt nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Bản thân giáo viên chưa khai thác, đi sâu vào nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường Nhâ ̣in thức của phụ huynh chưa đồng đều về kiến thức ý thức bảo vê ̣i môi trường. Đầu năm tôi tiến hành khảo sát trẻ như sau: TT Nội dung Số Kết quả khảo sát 4 Quua kết quả khảo sát thực trạng trên bản thân tôi rất trăn trở làm thế nào để nâng cao về chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ Mầm non trong nhà trường, từ đó tôi đưa ra một số giải pháp khắc phục nhằm giải quyết những vấn đề trên. 2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đều Giải pháp 1: Tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ theo chủ đề Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là một môn học mà nó là một nội dung được tích hợp vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ theo các chủ đề. Vì thế tôi chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo từng chủ đề khác nhau sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề đó. Nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung tích hợp với nội dung chính của từng hoạt động. Cần tích hợp nội dung như sau: Ví dụ 1u * Với chủ đề “ Trường mầm non” nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào dạy trẻ là: - Giữ sạch trường, lớp, không vẽ bẩn lên tường. - Vứt rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi. - Yêu quí, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi, lau dọn vệ sinh trường/ lớp. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng. 5 - Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn ở trường mầm non. - Đi vệ sinh đúng nơi qui định. * Với chủ đề "Gia đình": - Biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần áo đầu tóc gọn gàng, có hành vi văn minh trong ăn uống. - Sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, ca, cốc. - Môi trường với sức khoẻ con người. - Nguyên nhân gây ô nhiễm: - Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, điện. * Chủ đề "Thế giới động vật" - Con người với vật nuôi - Dạy trẻ biết lợi ích của con vật với môi trường. - Cần bảo vệ chăm sóc vật nuôi: Cho ăn, không đánh, ném con vật. - Ý thức bảo vệ những loài động vật quí hiếm: Không săn bắn.. * Với chủ đề “ thế giới thực vật” Quua giờ khám phá khoa học “ cây xanh và môi trường sống” Cô giáo có thể đàm thoại: Cây xanh để làm gì?cây xanh có ích lợi như thế nào? Quua lợi ích của cây xanh, cô giáo giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành,mà phải bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích. Giáo viên cần cung cấp cho trẻ những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như: +Trẻ biết được cây cần ánh sáng, nước, không khí, đất + Trẻ biết được cây cần có sự chăm sóc của con người. + Trẻ biết cây làm cảnh, cho ta bóng mát, cây, có tác dụng điều hoà và làm sạch không khí, cây còn giữ cho đất khỏi trôi khi mùa mưa bảo. + Cây còn là nơi ở của động vật. + Cây cối còn làm giảm ô nhiễm môi trường: giảm bụi, tiếng ồn, chất độc hại, giảm nhiệt độ ngày hè 6 + Trẻ biết được những nguy hiểm xảy ra khi rừng cây bị tàn phá: Con vật không có nơi ở, không có thức ăn, nhiều động vật quý hiếm bị diệt chủng, lũ lụt xảy ra thường xuyên, không còn những cây thuốc quý + Giáo dục trẻ cần phải bảo vệ rừng và cây xanh. * Chủ đề "Nghề nghiệp" - Trẻ biết có nhiều nghề trong xã hội, trong đó có những người làm công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường. - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tôn trọng những người làm sạch đẹp môi trường. * Với Chủ đề “ giao thông” - Trẻ biết được nguyên nhân của các phương tiện giao thông làm ô nhiễm môi trường. + Tiếng ồn của động cơ, tiếng còi xe máy, ô tô, tàu hoả, máy bay. + Các phương tiện chở hàng cồng kềnh cũng gây cản trở, gây tắc nghẽn giao thông, gây ra tai nạn. + Trẻ chơi không đúng chỗ cũng làm cản trở giao thông. - Biện pháp giảm bớt ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông gây ra. + Không vứt rác xuống đường, xuống sông khi đi trên các phương tiện giao thông. - Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông. - Tiết kiệm trong sinh hoạt: Cô và trẻ làm đồ đùng, đồ chơi, các phương tiện giao thông bằng các phế liệu. * Với chủ đề: “Nước và các hiện tượng thiên nhiên” - Nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người. Hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải nhà máy ra sông, kênh rạch không được xử lý. Con người vứt rác bừa bãi + Dạy trẻ biết bản chất của nước là không màu, không mùi, không vị, nhưng khi bị ô nhiễm nước chuyển thành các màu vàng, xanh hoặc đen, có mùi, có vị. + Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt hợp lý. Trẻ biết tiết kiệm nước trong nhà trường và ở nhà, không mở vòi nước chảy bừa bãi. Biết khóa vòi nươc khi xử dung xong. - Con người với các hiện tượng thiên nhiên: Gió, nắng và mặt trời, hạn hán, bão lũ. 7 + Tôi giải thích cho trẻ biết lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa. Các biện pháp tránh nắng, tránh gió, tránh mưa. Không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc ấm khi có gió rét. Khi có giông bão phải đóng cửa kín + Dạy trẻ biết trời nắng nóng lâu ngày không có mưa sẽ dẫn đến hạn hán. Con người, con vật thiếu nước sinh hoạt thiếu nước để sản xuất và cây cối thiếu nước khô héo cằn cổi Từ những kế hoạch trên giáo viên có thể dễ dàng chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào các hoạt động trong ngày hoặc ngày hội ngày lễ, sao cho phù hợp mà không nặng quá về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường hoặc tích hợp không phù hợp với nội dung chính của mỗi hoạt động. * Kết quả: việc lồng ghép GDBVMT cho trẻ thông qua các chủ đề quả thật rất phong phú, đa dạng khi chúng ta biết lồng ghép tích hợp để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về chăm sóc cho bản thân, về môi trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng luôn sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.... biết sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi trường, có thái độ đúng với môi trường một cách tích cực và hiệu quả. Giải pháp 2: Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong ngày: * Thông qua hoạt động đón trẻ, thể dục sángu Trong giờ đón trẻ, nhắc nhỡ trẻ lễ phép chào hỏi cô, chào bố mẹ, tôi cùng trẻ trò chuyện về thời tiết, giáo dục trẻ mặc quần áo phù hợp thời tiết, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài,.. Thể dục sáng là hoạt động thường xuyên, không thể thiếu trong một ngày hoạt động của trẻ ở trường. Đây là hoạt động đầu tiên, khởi đầu cho một ngày hoạt động, học hỏi, khám phá đầy ý nghĩa của trẻ, giúp trẻ có tinh thần phấn khởi chuẩn bị tốt cho các hoạt động tiếp theo. Tùy từng thời điểm, tình huống xảy ra để lồng giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Ví dụu Các tình huống xảy ra khi trẻ được xuống sân trường chuẩn bị tập thể dục, có 1 số bạn cùng lớp hoặc học lớp khác được bố mẹ đưa đến trường có mang theo bánh mì, sữa,... Tôi cho trẻ cùng quan sát, suy nghĩ và nêu ý kiến của mình, giáo dục trẻ nên ăn sáng ở nhà bằng những bát cháo, bát cơm do bố mẹ chuẩn bị để đảm bảo dinh dưỡng sức khỏe, vừa giảm bớt lượng rác thải cho môi trường. Hay bắt gặp rác trên sân trường, cho trẻ nhận xét, qua đó tôi giáo dục trẻ không nên vứt rác bừa bãi, phải bỏ vào thùng rác, cùng nhắc nhỡ bố mẹ, các bạn, các em cùng thực hiện. Tùy thuộc vào chủ đề để lựa chọn các bài hát có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để khởi động, tập động tác như bài hát: Thật đáng chê; Cho tôi đi làm mưa với; Nắng sớm,... 8 * Thông qua hoạt động họcu Hoạt động học là hoạt động cơ bản cung cấp kiến thức, ky năng và thái độ trong các môn học được tổ chức trong ngày cho trẻ. Mỗi lĩnh vực đều có những kết quả mong đợi riêng, song tôi luôn chú ý lồng ghép giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường một cách linh hoạt, tạo tâm thế nhẹ nhàng, tự nhiên. Không chỉ lồng ghép vào 1, 2 chủ đề, 1, 2 hoạt động mà nội dung này cần được tích cực lồng ghép, tích hợp rất nhiều hoạt động, điều đó phụ thuộc vào sự linh hoạt và sáng tạo của giáo viên. Ví dụ 1u Đề tài “Một số động vật sống dưới nước” tôi đã cho trẻ quan sát bể nước có cá, tôm, cua, sau đó tôi đặt câu hỏi để trẻ biết về một số đặc điểm và lợi ích của cá, tôm, cua. Tôi đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi vớt cá lên khỏi nước? Vì sao? Để kích thích trẻ đưa ra cách giải quyết một vấn đề. Quua đó giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước để những động vật sống dưới nước phát triển phong phú, cung cấp thực phẩm cho con người. Đồng thời cho trẻ biết được 1 số việc làm nên và không nên đối với nguồn nước[1] Ví dụ 2u Với môn KPKH “Cây xanh và môi trường sống”. Cho trẻ xem một số hình ảnh về cây xanh, sự phát triển của cây xanh, lợi ích của cây xanh. Cây lớn lên nhờ những yếu tố nào? Vì sao phải trồng cây? Trồng cây để làm gì? Cây có lợi ích gì cho môi trường cho cuộc sống? Sau khi kết thúc giờ học, tôi cho trẻ thực hành trồng cây, chăm sóc cây. Trẻ được thực hành, trải nghiệm sẽ giúp trẻ hiểu thêm công việc và ý nghĩa của việc trồng cây. Từ đó trẻ cũng có ky năng chăm sóc bảo vệ cây và có ý thức cùng tham gia bảo vệ môi trường. [1] Ví dụu Hoạt động vẽ theo ý thích của trẻ, tôi lồng vào hội thi vẽ tranh với chủ đề “ Bé bảo vệ môi trường”. Tôi gợi ý cho trẻ vẽ những tranh có nội dung về cây, con vật, hoa, quả; tranh ảnh phản ánh môi trường thực tế, các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non, gia đình nơi sống của trẻ. Trẻ rất hứng thú, hăng say khi đưa ra ý tưởng và thể hiện bài vẽ của mình, đó cũng là một việc làm tốt để bảo vệ môi trường. 9 (Một số sản phẩm tạo hình của trẻ) Tôi còn tìm các mẫu đồ dùng, đồ chơi được làm tự vật liệu phế thải. Sau đó cô cùng các con thực hiện làm các mẫu trên lớp. 10 (Hoạt động cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải) 11 (Một số sản phẩm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải) Ngoài ra, tôi còn thường xuyên sưu tầm các bài thơ, bài hát có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để dạy trẻ. Ví dụ 1u Bài thơ Cái bánh Cái bánh có lá gói. Vỏ chuối rất là trơn. Dẫm phải là ngã luôn. Phải bỏ vào thùng rác. VÌ MÔI TRƯỜNG Môi trường không của riêng ai Mà vì tất cả tương lai loài người Môi trường hai chữ môi trường Cùng nhau chung sức chung đường ta đi Ni lông dùng để làm gì? Rác đổ thải ta đổ ắt thì tập chung Ai ơi đừng vứt lung tung Thế là ý thức cùng chung môi trường Hàng ngày đi một đoạn đường 12 Nên đi xe đạp Ích mình lợi ta Xe máy nó thải khói ra Người người hít phải thật là hại to Môi trường hai chữ nhớ cho Toàn dân ý thức lo cho môi trường (Hồ Tâm) Ví dụ 2u Bài hát: “Cá vàng bơi” tôi giáo dục trẻ biết được loài cá vàng có ích làm nước thêm sạch trong và giáo dục trẻ biết chăm sóc loài cá. Việc lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động học được đưa vào một cách nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ, không áp đặt trẻ. Có thể qua hoạt động đọc thơ, kể chuyện, thể dục,...giáo viên lồng ghép giáo dục một cách thường xuyên sẽ giúp trẻ có những suy nghĩ tích cực, quan tâm tới môi trường xung quanh hơn. * Thông qua hoạt động gócu Hoạt động góc chính là phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thông qua hoạt động trẻ phản ánh lại cuộc sống môi trường xung quanh trẻ, mô phỏng lại những hành động quen thuộc của người lớn mà trẻ đã thấy, đã biết. Chính vì vậy, khi cho trẻ hoạt động góc tôi hướng dẫn, gợi mở cho trẻ rõ ràng, chi tiết để trẻ hoạt động tích cực và luôn chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng nhằm thu hút trẻ chơi. Đặc biệt tôi luôn giao lưu với trẻ động viên trẻ giao lưu với các nhóm chơi giúp trẻ mạnh dạn…Thông qua đó giáo dục trẻ biết chia sẻ hợp tác với bạn bè và những người xung có phản ứng đúng với các hành vi khi tham gia bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường vào hoạt động góc được tiến hành xuyên suốt toàn bộ hoạt động từ trưng bày đến thu dọn đồ chơi. Ví dụu Góc xây dựng - lắp ghép: Nhắc nhở trẻ khi chơi không vứt, ném đồ chơi cho nhau mà cầm đưa tận tay cho bạn để xây dựng, lắp ghép. Không đưa đồ chơi lên miệng để ngậm hoặc ngửi Góc phân vai: “Trò chơi gia đình” Phải dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quần áo gấp gọn gàng, ngăn nắp đi mua đồ dùng gia đình giữ gìn không rơi vỡ, quét màng nhện... trước khi ăn phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ nhắc nhở mọi người phải sống tiết kiệm Quua trò chơi “Bé tập làm nội trợ” trẻ tự chế biến các món ăn đơn giản như: khuấy nước cam, cắt hoa quả, chế biến món ăn... Tôi chú ý dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi chế biến. 13 Góc nghệ thuật: Múa hát những bài hát theo chủ đề, tạo những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu, dùng xong cất đúng nơi qui định... cô cũng có thể cho trẻ cùng trang trí cho thùng rác thật đẹp để khuyến khích các bạn nhỏ bỏ rác vào thùng : Trẻ cắt dán, vẽ tranh nhặt rác dán vào thùng, dán thùng rác có khuôn mặt cười ... Bé trang trí thùng đựng rác Góc sách tranh: Chú ý dạy trẻ cách cầm sách: không cuộn sách khi xem, không gạch, tấy xoá trong sách, mở sách nhẹ nhành từng trang một. Cho trẻ xem sách tranh và phân biệt những hành vi làm ô nhiễm môi trường ( Đi xe ô tô, xe máy ) và những hành vi bảo vệ môi trường: Đi xe đạp, đi bộ, vứt rác vào đúng nơi quy định,… Góc thiên nhiên: Bác làm vườn chăm sóc vườn cây, lau lá, nhổ cỏ, tưới cây, nhặt lá khô, trồng cây, gieo hạt, chơi với cát nước (chơi xong phải rửa tay, chân bằng xà phòng...) Thông qua các vai chơi tôi dạy trẻ cách tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân thông qua các trò chơi đóng kịch: trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi và hành vi có hại cho môi trường. * Thông qua hoạt động ngoài trời Đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với đa dạng các đối tượng về môi trường: cỏ, cây, hoa, lá, các hiện tượng thiên nhiên xung quanh trẻ. Trong quá trình quan sát môi trường, giáo viên dùng biện pháp đàm thoại, tạo tình huống có vấn đề để trẻ tự giải quyết đó. Ví dụ: quan sát cây bị héo. Cô hỏi: Tại sao cây bị héo? Cây sống được là do đâu? Muốn cây xanh tốt chúng ta phải làm gì? Chính những câu hỏi, lời dẫn dắt của giáo viên dần hình thành ở trẻ ý thức về bảo vệ xây xanh. Tạo tình huống: Tôi cho lá vàng, cành cắt tỉa xung quanh gốc cây vú sữa, cây sấu,... tôi cho trẻ cùng nhận xét môi trường trên sân trường, với những chiếc lá trên sân, chúng mình có thể làm gì để tạo ra những con vật trong gia đình, cho trẻ được trải nghiệm thực hành thu thập để xếp, xé làm các con vật ngộ nghĩnh như con trâu, con mèo, xé và vẽ trang trí làm con gà,.... Khi chơi xong cần thu gom bỏ vào thùng rác, cùng nhau vệ sinh tay sạch sẽ. Quuan sát các phương tiện giao thông chạy trên đường và các phương tiện giao thông ở sân trường để phát hiện khói xả ra từ các ô tô, xe máy, phát hiện và nhớ biển số xe. Đàm thoại với trẻ về chất thải các phương tiện: Khi ô tô, xe máy chạy trên đường, cái gì gây ô nhiễm môi trường? ( khí thải, khói xe chạy làm bụi lên, tiếng còi của các phương tiện giao thông). 14 Vệ sinh trước khi vào lớp: Tôi nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi vào lớp, trước khi trẻ rửa tay tôi hỏi trẻ: Làm thế nào để tiết kiệm nước? ( vặn vòi nước vừa phải, rửa tay song vặn vòi nước lại, không khoát nước hoặc đùa nghịch với nước…) Vì sao phải tiết kiệm nước? ( Tiết kiệm nước là đã tham gia bảo vệ môi trường). * Thông qua tổ chưc giờ ăn, ngủ cho trẻ: Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng sinh lí, trẻ được vui vẻ và thoải mái như: Tôi thường xuyên nhắc trẻ phải biết kê bàn ngay ngắn, biết lấy đĩa (đựng cơm thừa, cơm rơi vãi và 1 đĩa để khăn ướt lau miệng). Sau đó ra xếp hàng rửa tay bằng xà phòng theo qui trình 6 bước. Trong khi ăn cô nhắc trẻ ăn ngon miệng, nhai ky, ăn hết suất, khi ho phải lấy tay che miệng, không nói chuyện trong khi ăn tạo những thói quen văn minh lịch sự trong khi ăn. Ăn xong biết xếp bát, thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng, sau đó trẻ đi xúc miệng, lau miệng, nhắc nhở trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hoặc chậu hứng nước, không vặn vòi nước chảy liên tục. Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ, sau đó biết lấy gối đi ngủ, biết gấp quần áo và để đúng nơi quy định. * Thông qua hoạt động nêu gương và trả trẻ: Tôi cùng trẻ phát hiện, khen ngợi những hành vi tốt của trẻ đã thực hiện có ý nghĩa bảo vệ môi trường: tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân… Chú ý phát hiện và nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi chưa có lợi cho môi trường ( ví dụ: để đồ dùng đồ chơi chưa gọn, rửa tay còn vẩy nước ra ngoài máng nước, nói to…) Để giúp trẻ có những kiến thức, ky năng thực hành bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, điều quan trọng là cô giáo phải luôn gương mẫu để trẻ làm theo, luôn có ý thức nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi với môi trường và đánh giá các hành vi tốt, xấu của con người trong việc chăm sóc bảo vệ môi trường. 15 Kết quả: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong khi thực hiện, nhưng giải pháp trên tôi đã áp dụng thành công. Trẻ có ý thức phải giữ cho môi trường sạch sẽ như không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Tham gia lau chùi vệ sinh đồ chơi trong , ngoài lớp sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng. Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày, Không để nước chảy liên tục, biết khóa vòi nước khi dùng xong . Bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác truyền thụ kiến thức nên sau mỗi giờ hoạt động thu được kết quả tốt đó là nguồn động lực thúc đẩy tôi có thêm niềm xay mê hơn. Giải pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là vô cùng quan trọng, sử dụng công nghệ thông tin giúp cho trẻ có tư duy trực tiếp để phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ hứng thú bao nhiêu thì kết quả đạt được càng tốt bấy nhiêu. Nếu lựa chọn đề tài để dạy trẻ trên mọi tiết học mà chỉ có tranh ảnh không thì trẻ rất dễ bị nhàm chán, chất lượng chắc chắn sẽ không cao. Chính vì vậy mà tôi phải luôn tìm tòi học hỏi cách làm các hiệu ứng PowerPoint và cài phần mềm giáo án điện tử trong đó là kho tàng những tư liệu, tài liệu, trò chơi có hình ảnh âm thanh hiệu ứng rất đẹp về các tất cả các chủ đề, các lĩnh vực giải trí... trong đó có cả tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Nhờ có các trò chơi trên máy vi tính như vậy trẻ sẽ hứng thú, đồng thời các thao tác trên máy của trẻ được thiết lập, tư duy phát triển mạnh, sự ghi nhớ các hình ảnh đúng - sai được dễ dàng. (Một số trò chơi tôi thiết kế trên powerpoint) 16 Ngoài những biện pháp trên tôi luôn sưu tầm những tài liệu nói về môi trường và sử dụng trên đĩa hình đưa vào máy vi tính và vào những giờ đón, trả trẻ thường mở trên máy vi tính cho trẻ xem những hình ảnh như: Tệ nạn chặt phá rừng, lũ lụt, thiên tai, dịch cúm gia cầm, đốt rừng lấy củi. Rồi những hình ảnh trẻ em tắm nước bẩn, phóng uế bừa bãi, tắm cùng với trâu…bên cạnh đó tôi còn sưu tầm những hình ảnh mang tính giáo dục treo ở góc tuyên truyền như : Trẻ tích cực diệt ruồi muỗi, rửa tay đúng dưới vòi nước, rửa mặt sạch sẽ... hình ảnh bé tắt quạt, ti vi để tiết kiệm điện, quét rác đổ vào thùng, bé tưới cây xanh cùng cô, bé ngồi xe máy bịt khẩu trang và đội mũ bảo hiểm. Quua những hình ảnh đó có thể tiến hành ứng dụng dạy trẻ trên tiết học hoặc trong các hoạt động để khắc sâu kiến thức giáo dục môi trường cho trẻ. Giải pháp 4: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh để thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với con người và cuộc sống. Phụ huynh là nguồn động viên khích lệ và luôn sát cánh bên nhà trường bởi vì không những phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ của mình mà còn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh khác cùng ý thức để bảo vệ môi trường và nhiệt tình ủng hộ các phong trào của trường lớp. Tôi đã tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm môi trường của địa phương hiện nay bằng cách: Trao đối với phụ huynh về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua góc tuyên truyền bằng các hình ảnh minh hoạ hành vi đúng, hành vi sai, khu rác thải chưa được xử lý, những cánh đồng lạm dụng thuốc trừ sâu Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để giới thiệu với phụ huynh. Quua giờ đón, trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên nhắc trẻ cất giầy, dép, đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, khi nhìn thấy vỏ bánh kẹo nơi công cộng, ngoài sân trường phải nhặt bỏ vào thùng rác ngay… đó cũng là một việc để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.. Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng khu vực cho phép. Lồng vào các buổi họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường. Tuyên truyền phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà như nhắc trẻ biết chào hỏi người lớn, mời bố mẹ ăn cơm, ăn cơm xong biết lấy tăm, lấy nước... gấp quần áo để vào tủ của mình, cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây trong gia đình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tích cực diệt ruồi, muỗi... Tuyên truyền với phụ huynh về việc sử dụng nguyên vật liệu phế thải (Các chai, lọ nhựa, vải vụn, bìa cattong...) phụ huynh cung cấp cho để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi của trẻ, còn nhằm giúp cho phụ huynh biết tác dụng của việc bảo vệ môi trường. 17 Kết quả: - Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình trao đổi với giáo viên ở lớp về tình hình học tập của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ hơn như thường xuyên dành thời gian để dạy trẻ về ky năng tự phục vụ, ky năng vệ sinh, dạy trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm, biết phân biệt được hành vi đúng, sai, môi trường bẩn, môi trường sạch... - Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ lớp những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi, chậu cây cảnh nhỏ, cây xanh, hạt giống để tạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp hơn. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thun, đồng nghiệp và nhà trườngu Quua một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non năm học 2019 - 2020 bản thân tôi nhận thấy đạt được những kết quả cụ thể như sau: * Đối với nhà trườngu Năm học qua môi trường của nhà trường đã được nâng lên, cảnh quan sư phạm được cải thiện rõ từ sân trường, các sảnh chơi, đến các góc lớp. Chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường ngày càng tăng, tạo được niểm tin trong phụ huynh, cộng đồng dân cư và các cấp lãnh đạo. * Đối với bản thun và đồng nghiệpu Nắm vững hơn kiến thức, ky năng để lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, tích cực lồng ghép, tích hợp linh hoạt và giải quyết phù hợp các tình huống xảy ra tạo cho trẻ ý thức, hành động bảo vệ môi trường. Các giáo viên đã chủ động sáng tạo trong lựa chọn nội dung và cách thức tổ chức hoạt động linh hoạt, phong phú, hấp dẫn trẻ trong việc bảo vệ môi trường. Tất cả các lớp đã xây dựng góc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh phong phú đa dạng. Nâng cao hình thức đổi mới, tổ chức giờ học, giờ chơi sinh động hấp dẫn hơn. * Đối với trẻu Khích lệ được trí tưởng tượng sự tò mò của trẻ. Trẻ học hứng thú hơn trong hoạt động học Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây, các con vật nuôi Trẻ rất thích tham gia cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu. Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường ở lớp học, ở trường, gia đình và nơi công cộng. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất