Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Một số biện pháp phòngchống dịch bệnh trong trường mầm non...

Tài liệu Một số biện pháp phòngchống dịch bệnh trong trường mầm non

.DOCX
18
8
91

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN SÔNG LÔ TRƯỜNG MẦM NON LÃNG CÔNG ===== ***===== Mã số: 05MN/2020/ PGDSL BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến:“Một số biện pháp phòngchống dịch bệnh trong trường mầm non” Tác giả sáng kiến: Trần Thị Hường Lãng Công, năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Năm học 2019-2020 Giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và phát triển mạng lưới trong các cơ sở Giáo dục mầm non, tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình Giáo dục mầm non đổi mới các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ “lấy trẻ làm trung tâm”. Nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú. Triển khai thực hiện Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐTngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học. Phối hợp với nghành Y tế triển khái các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non. Để đạt được mục tiêu này công tác phòng chống dịch bệnh cho học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Trẻ ở lứa tuổi mầm non, lúc này cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy việc chủ động thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh là việc làm cấp thiết để phòng chống sự lây lan đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Thật vậy vấn đề phòng chống các dịch bệnh đã được quan tâm đặc biệt và tuyên truyền rộng rãi trong mọi lĩnh vực để bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Trong những năm gần đây nước ta đã mở rộng mối quan hệ với nước ngoài trú trọng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ. hơn nữa do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm và mật độ dân cư đông đúc, nhận thức về dịch bệnh còn hạn chế, tất cả những nguyên nhân trên khiến cho dịch bệnh ngày càng tăng. Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật với vi khuẩn, vi rút biến dị… Đặc biệt là các đợt dịch bệnh: tay chân miệng, cúm AH5N1, H1N1,covid 19, Tả, sốt xuất huyết, thủy đậu… Tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Trong các trường học mầm non thường gặp: Bệnh tay chân miệng, Sởi, quai bị, thuỷ đậu, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, sốt virut cúm…Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh để tạo môi trường an toàn cho trẻ học tập và vui chơi trong cộng đồng nói chung và trong trường học mầm non Lãng Công nói riêng là rất quan trọng. Để tham gia vào các hoạt động thì con người cần phải có sức khỏe, đặc biệt với trẻ em ở lứa tuổi mầm non thì sức khỏe lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể các em đang phát triển mạnh các cơ quan chức năng tâm, sinh lý của trẻ đang dần được hoàn thiện, trẻ khỏe mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi... Nhận thức được phòng chống dịch bệnh là việc làm quan trọng, cần thiết là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay. Điều đó đã thôi thúc tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công tác bảo vệ sức khỏe cho học sinh trong nhà trường. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Trần Thị Hường - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Lãng Công – Sông Lô – Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0983860274 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Trần Thị Hường 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực phòng chống dịch bệnh trong nhà trường mầm non Lãng Công: phòng dịch cúm, đau mắt đỏ, phòng dịch Tay- Chân- Miệng, phòng dịch thủy đậu, phòng chống dịch covid 19 và các bệnh dịch khác có thể sảy ra ở trường mầm non 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 20/9/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: - Về nội dung của sáng kiến: Có nhiều con đường tiến hành giáo dục sức khỏe - phòng chống dịch bệnh cho mỗi người và cộng đồng, trong đó con đường giáo dục cho học sinh là hiệu quả nhất, bởi vì nhà trường là môi trường tập trung đông, là cơ hội dễ lan nhanh các dịch bệnh truyền nhiễm nhất là các bệnh như: cúm, quai bị, thủy đậu, chân - tay miệng... Từ trường lớp tới gia đình và xã hội. Học sinh là cầu nối lây bệnh nhanh nhất vì vậy thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh an toàn sức khỏe cho trẻ là một việc làm rất quan trọng. 2 Tại trường mầm non nguy cơ dịch tễ và nguồn truyền nhiễm rất lớn, bởi đây chính là nơi các cháu tham gia học tập, sinh hoạt và vui chơi cùng nhau. Đó là yếu tố thuận lợi để lây lan dịch bệnh nhanh tróng. Vì vậy bản thân tôi luôn đề ra những biện pháp chủ động để ngăn chặn dịch bệnh một cách có hiệu quả. * Biện pháp 1: Mở rộng các đợt tuyên truyền vệ sinh trường học: Tuyên truyền ở các nhóm lớp được thay đổi thường xuyên theo tuần, tháng tuyên truyền qua đài truyền thanh của Xã, tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt đoàn thể, giờ đón và trả trẻ về kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ theo khoa học và công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ. Hàng tháng trường có bài tuyên truyền gửi về phòng giáo dục cách phòng tránh một số bệnh thường gặp . Nội dung tuyên truyền phong phú, được thay đổi thường xuyên và cập nhật kịp thời như: Tuyên truyền phòng chống bệnh dịch khi thời tiết chuyển mùa, Bệnh tay - Chân - Miệng, bệnh dịch mùa hè, tuyên truyền vệ sinh cá nhân, tuyên truyền vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cách sử dụng muối i- ốt, cách chế biến thức ăn để lưu giữ các chất dinh dưỡng sẵn có trong thực phẩm… Đối với phụ huynh được tuyên truyền qua các giờ đón trả trẻ ,và tại các nhóm trẻ liên gia đình. Tham gia cổ động tuyên truyền tháng vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. a.Vệ sinh cá nhân cho trẻ: Giáo dục học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân. Được tắm gội thường xuyên nhất là vào mùa hè để cho da và tóc luôn được thơm tho tránh các bệnh ngoài ra như: ghẻ lở, hắc lao, viêm da...mùa đông cần có nước nóng tắm gội không tắm gội bằng nước lạnh dễ bị cảm lạnh đột ngột. Bàn tay bẩn dễ bị nhiễm giun sán, bệnh tay-chân-miệng...nếu được rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch sẽ làm cho vi khuẩn không lây truyền vào thức ăn, vào miệng trực tiếp được. Rửa tay sạch được coi là liều vacxin tự chế, có tính khả thi và hiệu quả vì chi phí thấp mà có thể cứu sống hàng triệu người. Lúc nào cần rửa tay? + Rửa tay trước khi rửa mặt + Rửa tay trước khi ăn, trước khi chế biến món ăn +Rửa tay sau khi đi vệ sinh xong +Rửa tay khi tay khi tay bẩn Qua tiết học hướng dẫn các em học sinh thực hành quy trình rửa tay với xà phòng theo 6 bước 4 (Rửa tay là cách đơn giản và tốt nhất giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn) b.Vệ sinh lớp học : - Hàng ngày phải quét don lớp học sạch sẽ.- Mỗi tuần tổ chức tổng vệ sinh chung toàn trường vào buổi chiều thứ 6. - Khử trùng đồ dùng đồ chơi bằng dung dịch Btadin 0,2% 1 lần/ tuần - Tổng vệ sinh trong phòng học: cọ rửa nền nhà, cọ rửa ghế, khử trùng khăn mặt của trẻ bằng nước nóng, phơi chăn, chiếu... (Hình ảnh cô giáo vệ sinh lớp học vào buổi chiều thứ 6) c. Vệ sinh môi trường: - Tổng vệ sinh sân vườn, khơi thông cống dãnh, phát quang bụi dậm. - Tham mưu với ban giám hiệu phun thuốc diệt muỗi 2 lần/ năm. 6 - Giáo dục cho học sinh không vứt rác bừa bãi, phải bỏ vào các thùng rác có nắp đạy được bố trí nhiều chỗ trong sân trường và ở các điểm lớp. - Thường xuyên rắc vôi khử trùng sân trường trong thời gian covid 19 Rác thải đến cuối ngày thì nhân viên quét dọn có trách nhiệm trở đi đến nơi tập kết rác của Xã. (Hình ảnh giáo viên,nhân viên cắt cỏ,thu rọn rác,trồng hoa,vệ sinh môi trường) 8 (Hình ảnh giáo viên,nhân viên trong trường rắc vôi khử trùng) * Biện pháp 2: Tổ chức cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ Vào đầu năm học nhân viên y tế cùng giáo viên cân đo trẻ vào ngày 10 hàng tháng phát hiện sớm trẻ bị suy dinh dưỡng để có biện pháp hữu hiệu nhất phối kết hợp cùng với phụ huynh học sinh và trạm y tế xã chăm sóc trẻ. - Tháng 9/2019 tổ chức cân đo trẻ quý 1 kết quả: + Tổng số trẻ: 457 cháu + Phát triển bình thường: 442cháu đạt 96,7% + Trẻ suy dinh dưỡng: 15 cháu = 3,2% + Trẻ Thấp còi độ 1: 16 cháu = 3,5% Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe cho trẻ * Kết quả khám sức khỏe định kỳ lần 1 như sau: - Tổng số trẻ được khám: 457 cháu +Trẻ khỏe mạnh: 407 cháu đạt 89,0% +Trẻ mắc bệnh đường hô hấp : 12 cháu = 2,9% +Trẻ mắc bệnh răng - hàm - mặt: 19 cháu = 4,6% +Trẻ mắc bệnh ngoài da: 14 cháu = 3,4% +Trẻ mắc bệnh về mắt: 5 cháu = 1,2% Sau khi tổng hợp kết quả cân đo, khám sức khỏe định kỳ cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh ở mức báo động trầm trọng trong nhà trường, Phần lớn các trẻ mắc bệnh là do bị suy dinh dưỡng vì thế tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường họp phụ huynh có trẻ suy dinh dưỡng tìm hiểu nguyên nhân và phân ra từng nhóm: Nhóm 1: Suy dinh dưỡng do gia đình không đủ điều kiện chăm sóc (chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng, trẻ rất thèm ăn) Nhóm 2: Suy dinh dưỡng do chế độ ăn không hợp lý, trẻ biếng ăn, ăn kiêng khem vô lý (trẻ lười ăn, ăn vặt nhiều…) 10 Nhóm 3: Suy dinh dưỡng do cơ quan tiêu hóa không hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm (trẻ ăn rất khỏe đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn nhẹ cân). Trẻ mắc các bệnh do virut do cơ địa: Bệnh zona, tay chân miêng...Đều là những trẻ có tiền sử viêm da dị ứng khi tiếp xúc với khói bụi, thời tiết, ngửi phải phấn hoa. Trẻ mắc bệnh do vi khuẩn: Viêm họng, viêm amydal...Do môi trường sống, khí hậu, thời tiết, thường xuyên ăn chất cay nóng, uồng nước lạnh. Sau khi họp phụ huynh tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng, lập kế hoạch phục hồi dinh dưỡng cho trẻ, phối kết hợp với trạm y tế xã cấp thuốc, nhà trường cùng phụ huynh học sinh tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho từng nhóm trên. Như vậy sau 3 tháng thực hiện phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng đến ngày 10/12/2019 kết quả cân đo có tiến triển rõ rệt: + Tổng số trẻ được cân: 457 cháu. + Trẻ phát triển bình thường: 443 cháu = 96,7% + Trẻ suy dinh dưỡng: 14 cháu = 3,0% ( giảm1 cháu ) + Trẻ Thấp còi độ 1: 15 cháu = 3,2% (giảm 1 cháu ) Cứ tiếp tục thực hiện các biện pháp trên tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng được phục hồi rất nhanh có hiệu quả. *Biện pháp3: Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Thường xuyên giám sát đầu vào nguồn lương thực thực phẩm cung cấp cho nhà trường: a. Lương thực, thực phẩm: 100% có hợp đồng cung ứng có nguồn gốc đảm bảo an toàn lương thực thực phẩm. Nhà trường cung cấp 100% rau sạch tại trường không có chất kich thích, không sử dụng thuốc trừ sâu. Đặc biệt khi cô nuôi nhận thực phẩm phải kiểm tra: Thịt lợn, thịt bò có màu hồng rắn chắc có độ đàn hồi cao, có mùi thơm đặc trưng. Chọn cá còn sống có vẩy tươi sáng, mang có màu đỏ tươi. Chọn trứng gà (vịt) trứng có vỏ màu hồng nhạt, (màu trắng, màu xanh) nhẵn dày, chắc là trứng ngon. b. Chế biến thức ăn Đây là khâu quyết định một bữa ăn ngon để trẻ ăn ngon miệng hết xuất thì thức ăn phải có mùi vị thơm, ngon, hấp dẫn thay đổi thường xuyên cách chế biến. trong quá trình nấu nướng biết cách phối hợp từng mùi vị riêng biệt tạo nên mùi vị đặc trưng. Để tăng cương bổ sung chất sắt cho trẻ, phòng thiếu máu khi chế biến giảm muối, tăng cường nước mắm giàu dinh dưỡng (nước mắm có bổ sung chất sắt) phối hợp thêm một số loại rau quả chứa nhiều vitamin C để cơ thể rễ hấp thu chất sắt, có nhiều kháng thể phòng chống bệnh dịch khi thời tiết chuyển mùa. Đồ dùng chế biến thức ăn sống để riêng cách xa đồ dùng chế biến thức ăn chín. Đối với các loại rau, quả, rửa dưới vòi nước sạch trước khi thái nhỏ, khi đun nấu cần cho to lửa, đun chín tới tắt bếp mở vung để giữ được màu xanh và các chất vitamin của rau. Khi chế biến thịt xay nhỏ trước khi nấu, nên đun nhỏ lửa tránh bốc hơi các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, khi chín mới cho bột canh, gia vị để tránh mất lượng I-ốt có trong thức ăn. Thường xuyên tham mưu với tổ nuôi dưỡng thay đổi thực đơn hàng ngày đảm bảo đủ lượng, đủ chất, cân đối giữa đạm động vật với đạm thực vật, bột đường với lipit và các chất vitamin. * Biện pháp 4: Nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường. 12 Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, các hoạt động vui chơi, học tập ở mọi lúc mọi nơi, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho trẻ. Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ, phát hiện sớm các biểu hiện bệnh để tìm biện pháp khăc phục sớm nhất. Đảm đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ khi ở trường lớp. Nhân viên nấu bếp được tập huấn về kiến thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên. Tuyệt đối chấp hàng đầy đủ các văn bản pháp quy về luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên kiểm tra khám sức khỏe theo định kỳ. Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải có đồ dùng bảo hộ lao động sạch sẽ Bầu ra ban thanh tra nhân dân thường xuyên kiểm tra chế độ ăn của trẻ (khối lượng định lượng) đối chiếu với bảng công khai tài chính, kiểm tra cách chế biến thức ăn cho trẻ. * Biện pháp5: Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo cán bộ, nhân viên nấu bếp tham dự đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm (có giấy chứng nhận). Thực hiện đầy đủ các văn bản pháp quy của chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Vĩnh Phúc, trung tâm an toàn vệ sinh thực phẩm Sông Lô. Trường ký hợp đồng cung ứng lương thực thực phẩm tại địa phương đảm bảo sạch, tươi ngon. Chỉ đạo thực hiện vệ sinh môi trường, sử lý rác thải đúng nơi quy định, thường xuyên khơi thông cống rãnh, vệ sinh cá nhân trẻ, thường xuyên giữ cho trẻ sạch sẽ, rèn luyện cho trẻ có nền nếp ăn uống sạch sẽ, lịch sự. Vệ sinh đồ dùng đồ chơi, vệ sinh nhà bếp, khu chế biến, đồ dùng chế biến, đồ dùng đựng thức ăn chín được rửa sạch, phơi khô, úp riêng trong tủ kính tránh chuột, bọ, ruồi. Không sử dụng đồ dùng chế biến thực phẩm sống lẫn với thực phẩm chín. Khi chế biến và chia ăn nhân viên nấu bếp phải đội mũ chụp, đeo tạp đề, khẩu trang và gang tay. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng với trẻ từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi trong trường Mầm non Lãng Công – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị - Điều kiện về đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên. - Điều kiện về khuân viên nhà trường. - Điều kiện về tài liệu tham khảo. - Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, cơ sở y tế và cộng đồng xã hội. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: Qua quá trình nghiên cứu, tự học hỏi, trải nghiệm thực tiễn tôi đã chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non Lãng Công bằng một số biện pháp hữu hiệu, công việc cụ thể, cùng với đội ngũ cán bộ, giáo viên có tâm huyết hết lòng yêu nghề, mến trẻ đã tạo được niềm tin của nhà trường, và các bậc phụ huynh học sinh đồng thuận ủng hộ, sức khỏe của trẻ tiến triển có hiệu quả đến ngày 20/5/2020. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh giảm được 2,7% so với đầu năm học (đầu năm 5,5% đến cuối năm còn 2,8%). Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm được 0,6 % so với đầu năm học (đầu năm 3,2% đến cuối năm còn 2,6%). Giảm tỷ lệ trẻ thấp còi xuống 0,9% so với đầu năm học (đầu năm học 3,5% cuối năm học còn 2,6%) 14 Trẻ khỏe mạnh không mắc phải các dịch bệnh khi thời tiết chuyển mùa và có ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Nhà trường đã thực hiện tốt công tác chăm sóc trẻ và các quy định về cách phòng chống dịch bệnh, cán bộ giáo viên và nhân viên trong trường nắm vững các kiến thức về phòng chống dịch bệnh. - Không để xảy ra dịch bệnh trong nhà trrường. Đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp, an toàn. - Chất lượng nuôi dạy trẻ tốt, trẻ khỏe mạnh cuối năm giảm tỷ lệ trẻ mắc các bệnh thông thường, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh, thấp còi. - Lồng ghép các kiến thức phòng dịch bệnh vào chương trình học của trẻ giúp trẻ nhận thức được và có ý thức trong việc phòng bệnh. - Xây dựng uy tín cho nhà trường, tạo niềm tin cho các bạc phụ huynh. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng Sáng kiến được đưa ra tại ban chăm sóc sức khỏe, hội đồng sư phạm nhà trường và được đánh giá cao đưa vào áp dụng thử nghiệm tại lớp Nhà trẻ A1, 3 tuổi A4, 4 tuổi A1, 5 tuổi A1 và có kế hoạch áp dụng cho toàn trường thực hiện. Sáng kiến “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non” của tôi được ban chăm sóc sức khỏe và hội đồng nhà trường đánh giá cao và đã được đưa vào áp dụng tại nhóm lớp đồng thời thực hiện một cách thường xuyên cho giờ học “Giáo dục vệ sinh cá nhân” trong trường mầm non Lãng Công Với “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non” thì trẻ đã có ý thức và kỹ năng trong việc vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường. Luôn đảm bảo một môi trường xanh, sạch, đẹp và không có dịch bệnh xẩy ra trong trường. Sáng kiến “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non” nhằm phòng chống dịch bệnh xẩy ra trong môi trường học đường, đó là biện pháp phù hợp nhất mang lại nhiều lợi ích thiết thực nhất nhằm góp phần giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, để trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước với những hành vi văn minh và cách sống lành mạnh, trí tuệ. 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Số Tên tổ chức/cá T nhân T 1 Lớp Nhà trẻ A1 2 Lớp 3 tuổi A4 3 Lớp 4 tuổi A1 4 Lớp 5 tuổi A1 5 Tổ nuôi dưỡng Phạm vi/lĩnh vực áp dụng sáng kiến Địa chỉ Trường mầm Lãng Công Trường mầm Lãng Công Trường mầm Lãng Công Trường mầm Lãng Công Trường mầm Lãng Công non non non non non Cách nhận phẩm. biết thực Lãng Công, ngày 18 tháng 5 năm2020 PHỤ TRÁCH NHÀ TRƯỜNG Tác giả sáng kiến (PHT) Lương Thị Bích Thủy Trần Thị Hường ............., ngày.....tháng......năm...... Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở (Ký tên, đóng dấu) 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan