Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh...

Tài liệu Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh

.DOC
26
125
109

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Tập làm văn là một phân môn trong chương trình Tiếng Việt của bậc Tiểu học, đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy Tập làm văn ở bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, Làm văn là công việc cuối cùng thử thách các kĩ năng Tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học một cách tổng hợp, điều đó thể hiện rõ nét ở thể loại văn tả cảnh. Tập làm văn có vai trò đặc biệt trong ngôn ngữ nói, và viết của các em. Đề bài tập làm văn đòi hỏi các em phải thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình vào bài viết. Mà yêu cầu các em viết được văn bản có nghệ thuật: bao gồm trong cả đoạn văn, bài văn miêu tả, không những thế nó còn góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Chính những văn bản nói, viết các em có được từ phân môn Tập làm văn đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em đã được học ở phân môn Tập làm văn. Các kiểu bài miêu tả được học nhiều nhất, nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cảnh thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học, có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng ở lớp 5A trường Tiểu học Lương Sơn 1 còn có nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn. Lí do này do nhiều nguyên nhân: phương pháp lên lớp của thầy chưa phù hợp với yêu cầu, mục đích, nội dung của bài học đặt ra. Mặt khác học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao. Đặc biệt trình độ của các em chưa đồng đều, hơn nữa học sinh thực tế hiện nay ở bậc học học phổ thông nói chung bậc Tiểu học nói riêng đại đa số học sinh rất ngại học phân môn Tập làm văn. Bên cạnh đó, việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa đã làm cho học sinh và giáo viên ít nhiều có lúng túng trong việc nắm bắt nội dung và phương pháp giảng dạy. Xuất phát từ thực tế trên yêu cầu đòi hỏi ở người thầy cái tâm, cái tài để truyền cho các em niềm say mê, để động viên, bồi dưỡng cho các em trở thành học sinh có năng khiếu, những con người có tâm hồn văn học. Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy làm văn tả cảnh ở lớp 5. Tìm ra những khó khăn, sai sót mà giáo viên và học sinh thường mắc phải khi dạy học kiểu bài tập làm văn tả cảnh. Qua đó đưa ra giải pháp khắc phục có hiệu quả cho 1 quá trình dạy học kiểu bài này. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 5A Năm học 2016 - 2017. Học sinh lớp 5B Năm học 2017 - 2018 do tôi chủ nhiệm và giảng dạy. - Nghiên cứu “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh”. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến dạy học văn tả cảnh. - Phương pháp điều tra: trao đổi với đồng nghiệp về những khó khăn, vướng mắc khi dạy văn tả cảnh - Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra chất lượng học sinh. - Phương pháp thực tiễn sư phạm: Xây dựng tiết học thử nghiệm, đối chứng và rút ra bài học. - Phương pháp thống kê, khảo sát: Tìm hiểu kết quả các lớp học sinh trước, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu và biện pháp khắc phục. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn, mỗi phân môn mang một kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau giúp người học có thể học tốt môn Tiếng Việt. Bắt đầu khởi động bằng môn Học vần, tiếp theo là Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu,… cuối cùng là Tập làm văn. Làm văn, viết văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học tập Tiếng Việt ở Tiểu học Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy học có hiệu quả tập làm văn miêu tả nói chung và văn tả cảnh nói riêng, nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu…. Học sinh phải lĩnh hội được các chất nên thơ trong các bài học đó. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài Luyện từ và câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất thành công về cảnh vật, thiên nhiên, con người,... Bài tập làm văn hay là bài văn mang lại cảm xúc cho người đọc, người nghe. Người đọc sẽ hình dung được một cách cụ thể, rõ nét về đối tượng được tả, được nói đến trong bài. Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, rời rạc. Nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các em. Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên thầy và trò phải soạn giảng và học tập 2 tích cực, đúng cách mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học. 2.2. Thực trạng của việc dạy – học tập làm văn trong thời gian qua. *Thuận lợi: Trong nhiều năm qua, Ban giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học tại trường Tiểu học Lương Sơn 1, để dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đa số học sinh trong lớp có ý thức ham học hỏi, ngoan, biết vâng lời, có ý thức tìm tòi. Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Học sinh sống ở vùng nông thôn gần gũi với thiên nhiên, đồng ruộng, vườn cây, dòng sông, đêm trăng … Bản thân tôi là giáo viên nhiều năm liền được phân công giảng dạy lớp 5, yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết và có trách nhiệm với học sinh, với chất lượng của lớp mình giảng dạy. .Trong thực tế phần lớn giáo viên của trường tôi cũng tìm tòi, để nâng cao kiến thức, phương pháp dạy học thích hợp để nâng cao chất lượng, nhưng kết quả vẫn chưa được khả quan. * Khó khăn: Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn vụng về, gặp nhiều khó khăn trong viết văn miêu tả. Các em không thích học phân môn tập làm văn vì không biết nói gì? viết gì? Khi viết văn các em chỉ đưa ra những nhận xét chung chung, không có sắc thái riêng biệt của đối tượng miêu tả, vì thế bài văn đó có thể gắn cho một đối tượng cùng loại nào cũng được. Bài văn miêu tả của các em viết có bố cục thiếu cân đối, mang tính liệt kê các chi tiết, bộ phận một cách đơn giản. Trình tự tả chưa hợp lí, chọn lọc các chi tiết chưa tiêu biểu, đặc sắc, thiếu hình ảnh, diễn đạt chưa mạch lạc và thường viết theo một khuôn mẫu nhất định mà thiếu đi rất nhiều ở tính sáng tạo của các em. Mặt khác các em dùng từ, đặt câu thiếu chính xác, hay dùng từ lặp, từ địa phương. Câu văn thiếu các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ so sánh, nhân hoá dẫn đến bài văn viết khô khan, thiếu chân thực,sinh động. Thậm chí có em viết sai đề. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên là: Thực tế hiện nay một số giáo viên đôi khi chưa đầu tư đúng mức cho các tiết dạy Tập làm văn. Chưa có biện pháp hữu hiệu để dẫn dắt, hướng dẫn học sinh thâm nhập vào thực tế để các em hiểu về thiên nhiên, cảnh vật … xung quanh các em. Giáo viáo viên chưa khơi gợi, huy động vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ của học sinh. Qua bài văn mẫu cũng như nhận xét bài làm của học sinh, giáo viên cũng chỉ hướng các em đi đến nhận xét một cách chung chung mà chưa đi sâu vào nhận xét cụ thể về cách dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý của các bài văn đó; Giáo viên chưa kết hợp tốt việc dạy tập làm văn với các phân môn khác trong môn tiếng Việt như tập đọc, luyện từ và câu để làm tăng thêm “vốn” cho học sinh. Một số giáo viên ít đầu tư nghiên cứu sâu sắc các kiến thức dạy cho các em, đa phần phụ thuộc vào hướng dẫn vì thế chưa gây được hứng thú cho các em. Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, ít tìm tòi cái mới, phương hướng 3 gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, điều này ảnh hưởng không tốt đến khả năng tiếp thu bài của các em.  Đối với chương trình sách giáo khoa. Phân môn Tập làm văn lớp 5 có nhiều nội dung, Trong đó văn tả cảnh là một kiểu bài khó nhất. Vì học sinh ít có khả năng quan sát tinh tế, không cảm nhận được vẻ đẹp và sự thay đổi của cảnh theo thời gian, chưa biết dựa vào cảm xúc của mình để diễn tả, để cảnh sinh động hơn, gần gũi hơn, đẹp hơn. Mặt khác trong chương trình sách giáo khoa, các tiết hướng dẫn học sinh lập dàn ý còn chung chung, chưa chi tiết, cụ thể, các ý còn hạn chế. Bên cạnh đó không có tiết làm văn miệng, việc hướng dẫn học sinh làm miệng chỉ lồng ghép trong các tiết lập dàn ý hay viết đoạn văn. Do đó học sinh còn rất nhiều hạn chế trong khi làm bài.  Nguyên nhân của những tồn tại: Do các em không đọc kĩ đề bài, chưa có thói quen tốt trong việc quan sát kĩ hay chưa biết cách quan sát các đối tượng mà các em định miêu tả. Ngôn ngữ, cách dùng từ và câu của các em còn hạn chế, chưa biết cách trau chuốt, rèn rủa, câu văn cho bóng bảy, mà đa số các em nghĩ sao viết vậy. Xác định nội dung của đề bài chưa chính xác. Một số chưa nắm chắc cách trình bày bài, dàn bài chưa cụ thể, thứ tự tả còn lộn xộn. Khi viết câu còn lúng túng, do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế, chưa biết cách mở rộng câu nêu ý bao trùm của đoạn, làm cho các đoạn văn trong bài rời rạc,chưa có sự liên kết. Khả năng phát triển ý thành đoạn văn còn hạn chế, vốn từ ngữ nghèo nàn. Khi viết thường dập khuôn. Trong khi viết, các em chưa có sự liên tưởng, chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình. Chưa biết sử dụng biện pháp tu từ để diễn tả hình ảnh, âm thanh của sự vật...Một số các em khi sử dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh chưa chính xác... Vào đầu năm học sau khi dạy một thời gian tôi tiến hành khảo sát học sinh 2 lớp do tôi giảng dạy trong 02 năm. Dưới đây là bảng thống kê số liệu trong năm học: 2016 -2017 và 2017 – 2018. BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HAI LỚP 5A, 5B TRONG HAI NĂM HỌC QUA Năm hoc Lớp Năm học 2016 -2017 đầu hoc kì 1 5A Năm học 2017 -2018 đầu học kì I 5B Sĩ số Nắm loại tạo bài thể Quan sát, cấu tìm ý Lập dàn ý Sử dụng từ ngữ, hình ảnh 26 22 em = 84,6% 18 em = 69,2 % 17 em = 17 em 65,3, % 65,3, % 28 25 em = 89,2 % 24 em = 85,7 % 24 em 85,7 % = 23 em = 82,1 % Dựng đoạn và hoàn chỉnh bài viết = 17 em = 65,3, % 24 em = 85,7 % Nhìn vào bảng thống kê số liệu ta thấy số học sinh chưa đạt yêu cầu còn chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt rất ít học sinh viết được bài văn hay. Thực tế cho thấy, các em chưa có kĩ năng viết văn tả cảnh. Là học sinh lớp 5, các em đã được tiếp cận 4 và tập viết các bài văn tả từ lớp 4. Thế nhưng bài viết của các em vẫn còn lủng củng, ý nghèo nàn, thiếu logic, thiếu hình ảnh... Đây sẽ là những băn khoăn, trăn trở cho những giáo viên như bản thân tôi phải làm gì để giúp học sinh biết làm và viết văn hay hơn, cảm xúc hơn. Từ thực trạng và những nguyên nhân nêu trên, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp sau: 2.3. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh. Biện pháp 1: Dạy học sinh nắm vững thể loại và cấu tạo bài. * Yêu cầu học nắm cấu tạo bài: - Giáo viên cần giúp cho học sinh nắm vững bài văn tả cảnh gồm cấu trúc 3 phần. Học sinh dựa vào cấu trúc 3 phần đó để xây dựng nội dung đoạn văn, bài văn. * Yêu cầu học nắm được thể loại của đề bài văn: Trước hết yêu cầu học sinh: + Đọc kĩ đề bài. + Phân tích đề. + Gạch một gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn. + Gạch một nét đứt dưới các từ xác định giới hạn miêu tả. - Văn tả cảnh ở lớp 5 thường yêu cầu học sinh tả những cảnh nhỏ gần nơi các em đang sống: Ngôi nhà em ở, quang cảnh trường em, con đường đưa em tới trường, dòng sông với rất nhiều kỉ niệm…. Điều quan trọng là giúp học sinh xác định được: - Đối tượng miêu tả là gì? Trọng tâm miêu tả của cảnh? Khi xác định được như vậy các em sẽ miêu tả đúng trọng tâm không bị lạc đề khi miêu tả. Ví dụ 1: Đề bài: Hãy tả lại cảnh đẹp của trường em vào một ngày đẹp trời. ? Yêu cầu đề thuộc thể loại văn gì? Văn tả cảnh ? Đối tượng miêu tả là gì? cảnh đẹp của trường em. ? Mấy cảnh? Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào? cảnh đẹp của trường em vào một ngày đẹp trời. Ví dụ 2: Đề bài: Hãy miêu tả vẻ đẹp của một dòng sông mà em yêu thích (ấn tượng). Học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc trả lời các câu hỏi: ? Hãy xác định thể loại làm văn? ? Đối tượng miêu tả là gì? ? Mấy cảnh? Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào ? Thể loại Đối tượng, giới hạn miêu tả. Không gian, thời gian miêu tả. Bất kì hình ảnh, đối tượng nào mà em thích. Sau khi trả lời đúng các câu hỏi trên, học sinh thực hành gạch chân trực tiếp trên đề bài. Biện pháp 2: Dạycho học sinh kĩ năng quan sát, tìm ý. 5 - Một yêu cầu cơ bản để viết tốt bài văn tả cảnh đó là học sinh phải có kĩ năng quan sát. Học sinh phải biết cách quan sát và chọn lọc các chi tiết quan sát được. Mọi kết quả quan sát được thể hiện trong bài văn tả cảnh của các em. Quan sát tinh vi, thấu đáo bài viết sẽ đặc sắc hấp dẫn. Quan sát hời hợt phiến diện bài viết sẽ khô khan. Khi quan sát chúng ta có thể quan sát trực tiếp cảnh vật hoặc hồi tưởng lại những cảnh vật mà mình đã từng quan sát. - Kĩ năng quan sát chủ yếu được hình thành trên cơ sở luyện tập. Thông thường học sinh đã sử dụng kĩ năng này nhiều lần và thường là không tự giác, sơ lược đơn giản. Điều quan trọng là giáo viên giúp học sinh khi học văn tả cảnh biết tự giác, chủ động có định hướng, mục đích khi quan sát. GV Hướng dẫn học sinh quan sát ngoài trời khi làm văn tả cảnh. - Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lựa chọn trình tự quan sát. Tốt nhất là mỗi em tự tìm một trình tự quan sát thích hợp. Trường hợp học sinh yếu gặp khó khăn giáo viên có thể gợi ý trình tự quan sát. - Thông thường có một số trình tự quan sát cảnh vật tương ứng với trình tự miêu tả: - Trình tự không gian: Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới , từ ngoài vào trong... - Trình tự thời gian: Quan sát theo diễn biến thời gian từ bắt đầu đến kết thúc, từ mùa này sang mùa khác, tháng này sang tháng khác, tuần này sang tuần khác….. Dù quan sát theo trình tự nào thì học sinh cũng phải biết dừng lại ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm của cảnh để quan sát kĩ lưỡng. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định. Thông thường các em chỉ dùng mắt để quan sát giáo viên cần hướng dẫn các em dùng mũi để ngửi hương thơm của cây cỏ, dùng tai để nghe âm thanh của sự vật, dùng làn da để cảm nhận hơi thở, cảm nhận làn gió thổi, không khí.... - Khi quan sát học sinh cần phải biết thu nhận đặc điểm đặc sắc hay độc đáo ở cảnh vật do từng giác quan mang lại. - Học sinh thu nhận các cảm xúc, các liên tưởng, hồi tưởng, so sánh do các đặc điểm của cảnh vật mang lại. Học sinh tìm tòi các từ ngữ thích hợp để diễn đạt các 6 điều thu nhận trên. Ví dụ 1: * Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài tập làm văn miêu tả ngôi trường (sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 43). Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý, nhắc học sinh một số điểm lưu ý: + Có thể tả ngôi trường vào một thời điểm nhất định (sáng - trưa - chiều; mùa đông - mùa hè…); Cũng có thể tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo thời gian ( Từ sáng đến chiều; từ mùa xuân đến mùa hè…). + Nên tả theo trình tự quan sát sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong…hoặc ngược lại, tả gần đến xa, từ trong ra ngoài… + Ngôi trường nào cũng gắn với các hoạt động của thầy và trò. Tuy nhiên chỉ nên tả lướt qua hoạt động này để không biến bài tập làm văn tả cảnh thành bài tập làm văn tả cảnh sinh hoạt. Sau khi nêu một số điểm lưu ý để học sinh nhớ, giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập dàn bài. Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài: Miêu tả ngôi trường: Nhắc học sinh: dàn ý cũng cần có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài cần giới thiệu bao quát: + Vị trí của ngôi trường: Ngôi trường nằm ở đâu ? Quay mặt về hướng nào? + Đặc điểm nổi bật của ngôi trường. - Phần thân bài gồm các ý: + Tả từng phần của cảnh trường: Cổng trường (cổng như thế nào ? Bản tên trường ra sao ?). Sân trường (sân trường ra sao ? Cột cờ, cây cối như thế nào?). Lớp học (các tòa nhà như thế nào? Các lớp học được trang trí ra sao?) - Phần kết bài cần nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường. Như vậy, mỗi em mỗi ý, mỗi vẻ khác nhau nhưng đều bảo đảm đủ ý chính. Ví dụ 2: Khi quan sát dòng sông. GV có thể cho học sinh tự tưởng tượng dòng sông định tả hoặc GV dùng các hình ảnh minh họa trên mấy chiếu cho HS quan sát. Học sinh dùng các giác quan để quan sát cụ thể: Quan sát bằng mắt (thị giác) - Sông rộng mênh mông, trải dài... - Thuyền bè đi lại trên sông tấp nập... - Sóng nhấp nhô... - Bờ bên phải, nương ngô xanh tốt... - Bờ bên trái, bãi cát dài trắng xóa... - Mặt trời soi bóng xuống dòng sông... - Mặt sông lấp loáng, lấp lánh... - Lũ trẻ bơi lội tung tăng,... - Ánh đèn hai bên bờ sông tạo thành vệt sáng dài... 7 Quan sát tai (thính giác) - Sóng vỗ rì rầm, lao xao... - Bãi ngô bên bờ xào xạc... - Tiếng gõ lanh canh của đoàn thuyền đánh cá... - Bác ngư dân.... Quan sát bằng mũi (Khứu giác) - Mùi tanh tanh của đoàn thuyền khi đầy cá… Quan sát bằng Da (xúc giác) - Nước mát rượi… * Từ những quan sát được, cho các em lập dàn bài. Biện pháp 3: Dạy kĩ năng lập dàn bài chi tiết. Kĩ năng lập dàn ý có vai trò hết sức quan trọng đây là khâu quyết định của việc xây dựng nội dung bài văn. Muốn lập được dàn ý giáo viên phải hướng dẫn học sinh hai công việc chính đó là chọn lọc ý và sắp xếp thành dàn ý. Những điều các em quan sát thu thập được bao gồm cả thô lẫn tinh. Điều quan trọng khi lập dàn ý là các em biết lựa chọn tinh và loại bỏ thô. Dựa vào đâu để lựa chọn? giáo viên cần định hướng cho các em đâu là trọng tâm đâu là thứ yếu. Ví dụ 1: Cho học sinh lập dàn bài chi tiết cho bài văn “Tả cảnh của trường em vào một ngày đẹp trời”. *Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý, lưu ý một số điểm: + Có thể tả ngôi trường vào những thời điểm nhất định (sáng – trưa – chiều; mùa đông – mùa hè…) Cũng có thể tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi với thời gian (Từ sáng đến chiều, từ mùa đông đến mùa xuân - … ) + Nên tả theo trình tự quan sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong…Hoặc ngược lại… + Ngôi trường nào cũng gắn với các hoạt động của thầy và trò. Tuy nhiên chỉ nên tả lướt qua hoạt động này để không biến bài văn tả cảnh thành bài văn tả cảnh sinh hoạt. Học sinh làm bài: * Phần mở bài cần giới thiệu bao quát: Vị trí của ngôi trường: Ngôi trường nằm ở đâu? Quay mặt về hướng nào? Đặc điểm nổi bật của ngôi trường là gì? * Phần thân bài: Tả từng phần của cảnh trường: + Cổng trường ( cổng như thế nào? Bảng tên trường như thế nào?...) + Sân trường ( Sân trường ra sao? Cột cờ, cây cối như thế nào?...) + Lớp học ( ngôi trường được xây như thế nào? Các lớp được trang trí ra sao?...) + Hoạt động kèm theo: (Con người? Cảnh vật liên quan?...) * Phần kết bài: nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường. Như vậy mỗi em mỗi ý, mỗi vẻ khác nhau nhưng đầy đủ ý cần diễn tả trong bài. Ví dụ 2: Cho học sinh lập dàn bài chi tiết cho bài văn “Tả khu vườn vào một buổi sáng đẹp trời”. 8 Học sinh trình bày kết quả lập dàn ý của nhóm trước lớp *Mở bài: - Giới thiệu được khu vườn vào buổi sáng đẹp… *.Thân bài: - Bao quát: Khi ánh nắng ban mai như mật ong chiếu xuống, khu vườn như bừng tỉnh sau một đêm tắm mình trong sương… Trước vườn: - Nàng hồng mang trên mình hạt sương long lanh đang e lệ trong lá. - Cánh hoa đỏ thắm mịn màng, khum khum úp sát vào nhau. - Nàng cúc cũng thay cho mình bộ váy vàng rực rỡ để chờ đón các anh ong, bước đến ghẹo… - Các nàng thi nhau tỏa hương làm cả một không gian thơm mát. Giữa vườn: - Hai hàng cải xanh mơn mởm chen nhau mọc. - Những lá cải to bằng chiếc quạt mo thi nhau vươn cao hứng ánh nắng… Góc bên trái: - Cây bưởi nặng nhọc mang trên mình trái bưởi tròn lông lốc. Cuối vườn: - Mẹ con bác chuối lục đục gọi nhau dạy tập thể dục. - Những cánh tay to bản giơ cao phần phật trong gió. Máy đứa con thấy mẹ làm, vỗ tay reo vui làm chút sương cuối cùng rơi xuống đất. *. Kết bài: 9 - Nhìn cảnh vườn chuối vào buổi sáng, mới thấy vẻ đẹp và đầy sức sống của cây cối nơi đây. * Tuy vậy, tùy vào nội dung và khả năng của các em để điều chỉnh thêm, bớt cho phù hợp từng dạng bài. Biện pháp 4: Dạy kĩ năng sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong văn tả cảnh - Ngôn ngữ góp phần làm cho bài văn tả cảnh trở nên sinh động và tạo hình. - Khi hướng dẫn học sinh sử dụng ngô ngữ tả cảnh giáo viên cần hướng dẫn các em sử dụng tính từ chỉ màu sắc, hình khối, tính chất….. các từ tượng thanh và tượng hình, các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ….. Nếu học sinh biết sử dụng khéo chúng ta sẽ phối hợp với nhau, đan cài vào nhau dệt nên bức tranh phong cảnh bằng ngôn từ nhiều màu sắc, có góc cạnh. - Sự sống của bài văn nằm trong hình ảnh. Khi sử dụng hợp lí các biện pháp tu từ sẽ giúp cho hình ảnh trở nên sống động gợi cảm, gợi hình. - Thông qua việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh học sinh có thể bộc lộ cảm xúc của mình khi viết khiến bài văn chân thực và đặc trưng riêng của cá nhân mỗi học sinh. - Muốn giúp học sinh biết sử dụng ngôn từ, lựa chọn hình ảnh phù hợp khi tả cảnh giáo viên phải giúp học sinh tích lũy vốn từ thông qua việc học các phân môn khác của Tiếng Việt. - Muốn làm tôt bước này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm tốt các yêu cầu và kèm theo các ví dụ sau: a) Dùng từ: - Dùng từ chính xác: Mặt trăng tròn tỏa ánh sáng xuống vạn vật. - Dùng từ có hình ảnh: Mặt trăng tròn vành vạnh tỏa ánh sáng vằng vặc xuống vạn vật. - Dùng từ trái nghĩa: vào mùa nước lũ, dòng sông không hiền hòa chút nào. - Dùng cụm từ so sánh: Ánh trăng lồng qua kẽ lá như ngàn vạn con đom đóm đang lập lòa sáng. b) Đặt câu: - Trong khi làm văn, học sinh phải viết câu đúng ngữ pháp, nghĩa là bản thân em phải xác định được chủ ngữ, vị ngữ…của câu trong các vế câu ghép. - Các em phải biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng, biêt sử dụng các biện pháp tu từ về câu (câu hỏi tu từ, đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, nhân hóa…) c) Phép liên kết câu: Ví dụ: - Mưa xuân lất phất bay, cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, đưa tay đón những hạt mưa xuân, với chúng mùa mưa chính là liều thuốc tiên để sinh tồn và phát triển. d) Phép lặp: - Dòng sông như dải lụa mềm mại. nó cứ chảy mãi, chảy mãi để mang phù xa màu mỡ cho đất đai. 10 e) Biện pháp tu từ: - Câu hỏi tu từ: Bạn có biết cảnh đẹp mà người dân quê em rất đỗi tự hào là gì không? Đó chính là dòng sông Chu quanh năm chảy nặng phù xa đó. g) Điệp ngữ: - Mưa chảy trên mái tôn, mưa ngã xuống mặt đất, mưa đâm ào ào vào bụi cây. - Đẹp quá! Đẹp quá! Thật không uổng phí thức trắng một đêm ngắm cảnh trăng khuya. h) Đảo ngữ: - Phất phơ trên cành, / những nụ hoa xuân. i) So sánh: - Mặt trời như quả bóng tròn, đỏ hồng treo lơ lửng trên bầu trời. k) Nhân hóa: - Nàng xuân sinh đẹp mang những sắc màu lộng lẫy khoác lên cỏ cây hoa lá. - Học sinh biết phân biệt câu văn kể, câu văn miêu tả khi sử dụng . *Ví dụ: Câu văn kể - Mặt trời tỏa nắng xuống mặt đất. Câu văn tả - Ông mặt trời vén màn mây trắng, tỏa những tia nắng vàng óng như tơ xuống mặt đất. *Ví dụ về sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong bài văn cụ thể: Đề bài: Hãy viết đoạn văn tả lại cảnh của trường em vào một ngày đẹp trời. + Dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm: Ví dụ: Tả cây ở hai bên cổng trường cần đưa những từ gợi tả, gợi cảm… vào trong câu: “Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm cho những tán cây rung rung…” “ Cánh cổng sừng sững… , cây phượng rực rỡ…bồn hoa be bé , xinh xinh…” Ví dụ: Tả ngôi trường: Ngôi trường ẩn hiện sau lùm cây…, tường được phủ một màu vàng vàng…, Ví dụ: Tả hai dãy phòng học: Được xếp hai bên, ở chính giữa là phòng hiệu bộ Được ví như là ….. Trong phòng học bàn ghế được xếp ngay ngắn… + Sử dụng các biện pháp tu từ: Ví dụ: Tả cây ở hai bên cổng trường cần đưa những hình ảnh nhân hóa, so sánh vào trong tả “Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm cho những tán cây rung rung như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ. Cây phượng dỏ rực rữ như ngọn đuốc đang bùng chá'y… những anh ong, chị bướm đến hút mật đùa vui”…. Biện pháp 5: Dạy học sinh kĩ năng dựng đoạn và hoàn chỉnh bài văn. Từ dàn ý đã lập được, học sinh sẽ sử dụng ngôn ngữ phát triển ý để dựng thành đoạn và bài. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh viết bài văn tả cảnh thành nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một bộ phận của cảnh. Như vậy các đoạn đều có nội dung tập trung miêu tả cảnh định tả. 11 Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn, giáo viên phải hướng dẫn các em đảm bảo có sự liên kết chặt chẽ về ý nghĩa giữa các câu trong đoạn để cùng tả những đối tượng có quan hệ mật thiết với nhau trong cảnh. Sự liên hệ của các câu về mặt ngôn ngữ là nhờ các biện pháp liên kết phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng…. Đoạn nào không đảm bảo các yêu cầu trên sẽ trở nên lộn xộn. Các đoạn văn trong bài liên kết với nhau thành một bài văn hoàn chỉnh. Có nhiều cách liên kết đoạn văn như dùng từ ngữ thay thế, dùng câu nối….. Trong đoạn văn luôn có câu chủ đề hoặc câu kết đoạn. Câu chủ đề thường đứng ở đầu đoạn diễn dịch tóm tắt toàn bộ nội dung đoạn. Câu kết đoạn thường đứng ở cuối đoạn quy nạp. Thường thì trong văn tả cảnh khi miêu tả theo trình tự thời gian người ta hay dùng các từ chỉ thời gian để liên kết đoạn. Còn miêu tả theo thứ tự không gian thì dùng các từ chỉ vị trí. Khi xây dựng đoạn văn trong bài văn tả cảnh giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung dàn ý phát triển đoạn thì nội dung các đoạn không bị lặp dàn ý, đồng thời nội dung phong phú xúc tích. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học là giúp các em biết cách viết đoạn văn theo cấu trúc sau: *Diễn dịch: - Câu mở đoạn nêu nhận xét đánh giá chung về đối tượng tả trong đoạn, các câu còn lại tả chi tiết đối tượng đó. Ví dụ: Ôi bầu trời đêm mới đẹp làm sao! Mặt trăng tròn, to như quả bóng vàng treo lơ lửng trên bầu trời mờ đục, cao thăm thẳm. Những vì sao như ngàn vạn hạt kim cương lấp lánh tô điểm cho chiếc áo đêm thêm lộng lẫy. - Câu cuối đoạn nêu nhận xét, đánh giá về đối tượng được tả ở trên. Các câu còn lại tả chi tiết đặc điểm của đối tượng. Ví dụ: Mặt trăng tròn, to như quả bóng vàng treo lơ lửng trên bầu trời mờ đục, cao thăm thẳm. Những vì sao như ngàn vạn hạt kim cương lấp lánh tô điểm cho chiếc áo đêm thêm lộng lẫy. Ánh trăng vàng đổ xuống mái nhà, lồng qua kẽ lá, chảy xuống cành cây, tràn ngập khắp con đường trắng xóa. Khoảng sân đầy ắp trăng. Cánh đồng trăng mênh mông. Dưới ánh trăng dòng sông lấp lánh như dát bạc. Ôi đêm trăng mới đẹp làm sao! *Song hành: - Tả luôn các đặc điểm của đối tượng tả. Có thể mỗi đặc điểm tả bằng một hai câu. Ví dụ: Nàng hồng xúng xính trong bộ áo đỏ thắm. Nàng cúc tưng bừng trong chiếc váy màu vàng rực rỡ…tất cả đang tỏa hương thơm ngát. Cây cam nghiêng mình mang những trái cam căng tròn, đỏ ối lắc lỉu trên cành. Mẹ con bác chuối dang cánh tay to bản phần phật trong gió. Mấy hàng rau cải khiêm tốn nằm sát mặt đất xòe những chiếc lá xang non mơn mởn thi nhau vươn lên đón nắng mai. - Câu đầu đoạn và câu cuối đoạn nêu nhận xét, và đánh giá về đối tượng tả. Các câu còn lại miêu tả chi tiết đặc điểm của đối tượng. Ví dụ: Dòng sông vào đêm trăng thật đẹp và nên thơ. Dưới ánh trăng và lớp sương 12 bàng bạc, dòng sông như được trải rộng mênh mông. Mặt sông như được dát bạc. Ánh đèn hai bên tạo thành những vệt sáng lấp loáng làm sông trở nên lung linh hơn. Vẳng vẳng đâu đây tiếng lanh canh của thuyền đánh cá, tiếng hòa của ngư dân. Lúc này, dòng sông bồng bềnh và huyền ảo và đẹp như một bứctranh thủy mặc. *Liên kết đoạn: - Khi trình bày nhiều đoạn khác nhau, các em phải biết cách liên kết đoạn… Dùng từ để liên kết đoạn: - Chỉ trình tự, bổ sung: Buổi sáng, buổi trưa, khi mùa xuân về,…,trước hết, cuối cùng, ngoài ra, thêm vào đó… - Chỉ ý nghĩa tổng kết, khái quát: Tóm lại, nói tóm lại, nhìn chung,…. - Chỉ ý đối lập, tương phản: Ngược lại, trái lại, nhưng, thế mà, tuy vậy,… - Từ ngữ thay thế: Do đó, do vậy, vì thế, cho nên,… Dùng câu: - Dùng câu nối với phần trước của văn bản. - Dùng câu nối với phần sau của văn bản. - Dùng câu nối với phần trước với phấn sau của văn bản. * Quan hệ giữa đoạn văn với đoạn văn. + Quan hệ không gian: Ví dụ: Trước cửa vườn, nàng hồng mang trên mình giọt sương long lanh đang e lệ trong lá. Cánh hoa đỏ thắm mịn màng, khum khum úp sát vào nhau. Nàng cúc cũng thay cho mình bộ váy vàng rực rỡ để chờ đón anh ong đến chơi. Các nàng thi nhau tỏa hương làm cả một khoảng không gian thơm mát…. Cuối vườn, mẹ con bác chuối lục đục, gọi nhau dạy tập thể dục. Những cánh tay to bản giơ cao phần phật trong gió… Quan hệ thời gian: Ví dụ: Buổi sáng, dòng sông như dải lụa vắt qua đồng bằng Bắc Bộ. Mặt sông gợn lên những con sóng nhẹ… Buổi trưa, khi mặt trời giận dữ ném những tia nắng chói chang xuống mặt sông khoác chiếc áo dát vàng lấp lánh… Ví dụ: Dựng đoạn văn cụ thể: Để học sinh diễn đạt được bài tập làm văn của mình một cách sinh động, có nghệ thuật, các em thường được trau dồi qua tiết học “Chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn”. - “Một phần của dàn ý” có thể là mở bài, kết bài, cũng có thể là một phần của thân bài. - Phần này, giáo viên cần nhắc nhở các em vận dụng cách mở rộng câu đúng thành câu hay để đưa vào bài tập làm văn. 13 * Phần mở bài: Các em có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp; có em mở bài chỉ bằng một câu nhưng cũng có em mở bài bằng cả một đoạn văn. Nhưng không ai được tách rời nội dung đã xây dựng được. Ở đây, tùy nghệ thuật vào bài của mỗi em mà giáo viên góp ý, không nên gò bó, áp đặt. Ví dụ: Đề bài: Miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một con sông, một con suối hay một hồ nước) (Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Trang 62) Có em mở bài trực tiếp: Quê em có một con suối rất đẹp. Có em mở bài gián tiếp rất sinh động: ... Mỗi miền quê có một vẻ đẹp riêng. Quê hương tôi có dòng suối hiền hoà quanh năm nước chảy. Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt phần mở bài bằng những cách khác nhau mà vẫn đảm bảo nội dung chính, các em đã viết được nhiều bài tập làm văn hay. * Phần thân bài: Nhiều học sinh lại liệt kê các chi tiết của cảnh vật hoặc con người. Ví dụ: Mẹ em có mái tóc dài, dáng người cao, hàm răng trắng... Vì vậy giáo viên cần lưu ý hướng dẫn cách mở rộng câu cho đúng, Hướng dẫn học sinh phải dựa vào các ý đã lập ở dàn bài để chuyển thành, đoạn, bài tập làm văn. Tránh học sinh viết bài tập làm văn một cách ngẫu hứng không bám theo dàn ý đã lập, làm cho bài tập làm văn sẽ mất đi tính logic hay tính cân đối do không chủ động được thời gian. * Phần kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau: Kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng, nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính. Vì vậy, giáo viên cần giúp các em nêu cảm xúc một cách chân thực, tránh sáo rỗng. Đồng thời mở rộng thêm về ý thức, trách nhiệm giữ gìn đối với cảnh và nêu việc làm cụ thể để bày tỏ cảm xúc chân thực. Viết thành bài tập làm văn hoàn chỉnh: Để giúp học sinh viết một bài tập làm văn hoàn chỉnh, tôi tiến hành các bước: Tập diễn đạt câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học. Để tiến hành, tôi gợi ý cho các em những câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ. Tôi luôn hướng dẫn các em biết lựa chọn chi tiết, diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như: so sánh, nhân hóa… trong các kiểu bài tập làm văn. Tuy nhiên khi vận dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa - đôi khi học sinh dùng những hình ảnh chưa chính xác. Đọc sửa: Sau khi hoàn chỉnh, đọc lại toàn bộ đoạn văn đã viết. Câu văn lạc nội dung thì sửa lại, …Câu nào sai về hình thức thì sữa lại cho hợp lí ( chính tả, câu, dấu câu…) Chú ý viết các câu: nội dung, vị trí câu chốt, câu chủ đề, sự liên kết… Biện pháp 6: Thực hiện nghiêm túc việc chấm bài và trả bài có chất lượng 14 cho học sinh: Chương trình Tập làm văn lớp 5 có 3 tiết trả bài tả cảnh, 3 tiết trả bài tả người, 4 tiết trả bài kể chuyện, đồ vật, cây cối, con vật. Ta nhận thấy rằng có chấm bài chu đáo thì mới có tiết trả bài đạt hiệu quả. a. Chấm bài: Khi chấm bài Tập làm văn cho học sinh, mỗi bài tôi đọc qua một lượt để có cái nhìn chung về bố cục, về diễn đạt của học sinh, xem thử học sinh đã làm bài đúng thể loại, nội dung và trọng tâm bài viết chưa. Tôi ghi ra sổ chấm bài những chỗ hay, chưa hay hoặc sai những lỗi gì...của từng HS. Khi nhận xét xong cho cả lớp, tôi đánh giá chung kết quả bài làm của học sinh và rút ra những tiến bộ cần phát huy, và những thiếu sót cần sửa chữa bổ sung để chuẩn bị cho tiết trả bài sắp tới….. b. Trả bài viết: Nội dung, phương pháp lên lớp một tiết trả bài Tập làm văn viết lớp 5, theo sách giáo khoa xác định có 3 hoạt động chính: 1. Nghe thầy (cô) nhận xét chung về kết quả bài làm của lớp. 2. Chữa bài. 3. Đọc tham khảo các bài văn hay được thầy (cô) giáo khen để học tập và rút kinh nghiệm (TV5- T1- T53). Để tiết trả bài viết đạt hiệu quả, giáo viên cần lấy thông tin từ bài viết của học sinh (đã chấm và ghi ở sổ của GV) và thực hiện các hoạt động trả bài một cách bài bản, có linh hoạt tuỳ theo tình hình chất lượng Tập làm văn của lớp. *Hoạt động 1: Nhận xét chung về bài làm của lớp gồm các bước sau: - Bước 1: Đánh giá việc nắm vững các yêu cầu của đề bài (ghi đề, học sinh đọc đề bài, xác định 3 yêu cầu: thể loại, nội dung và trọng tâm). Đánh giá tình hình làm bài của lớp về mặt nhận thức đề (số bài đã đạt 3 yêu cầu của đề, số bài chưa đạt hoặc đạt chưa đủ 3 yêu cầu. Biểu dương cá nhân, cả lớp...). - Bước 2: Đánh giá về nội dung bài viết (cho học sinh nêu dàn ý chung của kiểu bài tả cảnh,( tả người )… Đọc một vài đoạn văn đã chọn sẵn cho học sinh nghe và nhận xét, cuối cùng giáo viên đánh giá chung về nội dung đoạn văn đó. *Hoạt động 2: Chữa bài: Nội dung và cách thức thực hiện sửa chữa lỗi diễn đạt: - Việc sửa chữa lỗi diễn đạt dựa trên cơ sở bài làm của cả lớp mà trong quá trình chấm bài, GV đã ghi ra các câu có vấn đề về ngữ pháp, các lỗi chính tả … Đến lúc này GV tổ chức, hướng dẫn cho HS nhận xét, sửa chữa. Định hướng như vậy sẽ giúp cho việc sửa chữa lỗi sát hợp và kịp thời uốn nắn kĩ năng diễn đạt cho lớp. Tuy nhiên, sửa như vậy sẽ dẫn đến tình trạng nhàm chán trong HS vì tiết trả bài nào cũng sửa chữa những lỗi đó. - Riêng tôi, ngay từ đầu năm học đã lên kế hoạch sửa lỗi diễn đạt cho lớp, mỗi tiết trả bài viết tập trung sửa chữa cho một hoặc hai loại lỗi nào đó một cách bền vững, tức là cần có trọng tâm sửa lỗi cho từng tiết. 15 - Hoạt động 2 này tiến hành theo 3 bước : + Bước 1: Tham gia chữa lỗi chung cho cả lớp: Ví dụ: Tiết trả bài viết số 1(tả cảnh, tuần 5) : Trọng tâm sửa lỗi là luyện từ - câu và thực trạng viết câu. + Bước 2: Học sinh đọc lại bài làm của mình, chú ý những chỗ mực đỏ ghi lời khen, chê của cô giáo. ( Ví dụ : câu hay, đoạn hay, hoặc lỗi dùng từ, lỗi viết câu, lỗi chính tả…) + Bước 3: Học sinh tự chữa bài vào vở tập làm văn. *Hoạt động 3: Đọc tham khảo một số đoạn, hoặc vài bài văn hay của một số em cho cả lớp nghe để học tập và rút kinh nghiệm. Biện pháp 7: Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học tập làm văn. Không những dạy tập làm văn nói riêng, các tiết dạy trên lớp nói chung đòi hỏi người giáo viên phải biết tạo húng thú cho học sinh trong giờ học. Làm sao để cuốn hút học sinh vào cùng thầy cô khai thác bài một cách tập trung nhất, thoải mái nhất, hiệu quả nhất. Đòi hỏi sự “nghệ thuật” trong bài giảng cho mỗi giáo viên. Thực ra vấn đè này không phải ai cũng có thể làm được. Nó phụ thuộc vào năng lực sư phạm của mỗi người. Đối với học sinh, bài văn sáng tạo chỉ có thể hình thành khi học sinh viết nó với cảm hứng, niềm vui thích và sự tích cực. Tuy nhiên nhiều học sinh hiện nay coi môn giờ Tập làm văn như một giờ học nhàm chán, chính vì thế nên việc tạo hứng thú cho học sinh trong viết văn là một trong những việc làm hết sức cần thiết. * Những cách để tạo hứng thú cho học sinh khi học và viết văn: - Làm cho học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của bài học. Để làm việc này giáo viên có thể chọn giới thiệu những bài viết hay của các bạn lớp trước, hoặc GV sưu tầm trên các báo Nhi đồng, Khăn quàng đỏ, Hoa Trạng nguyên, Thiếu niên Tiền phong... khuyến khích học sinh đọc và phân tích cái hay trong những bài viết, bài thơ, câu chuyện đó. Giúp học sinh đặt câu hỏi tại sao các bạn viết được? Mình viết có được không? Vời mỗi bài được giới thiệu trong CLB của trường cộng với nhận xét tích cực từ giáo viên, sẽ là nguồn động lực cực lớn tạo ra hứng thú cho các em. - Tạo ra hệ thống bài tập luyện viết câu sinh động, giàu xúc cảm. Để giúp học sinh viết tốt, giáo viên phải giúp các em nắm vững các mạch kiến thức - kĩ năng, cụ thể hóa đến nhóm, kiểu, dạng bài tập và cho đến tận từng bài tập cụ thể. Ví dụ: Từ cách dẫn dắt, gợi mở của giáo viên và từ một ý cho trước hay từ một câu đơn (chỉ có một cụm chủ ngữ, vị ngữ), giáo viên hướng dẫn học sinh tập mở rộng câu bằng cách thêm các thành phần phụ cho câu như: trạng ngữ, bổ ngữ, động từ, tính từ, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh,…Sử dụng các hình ảnh, chi tiết sinh động biểu cảm; các biện pháp nghệ thuật như: nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, hoán dụ, phóng đại,…làm cho cách diễn đạt câu văn, đoạn văn, thêm cụ thể, sống động giúp người đọc như cùng cảm nhận với mình. 16 - Giúp các em thấy vẻ đẹp và khả năng kỳ diệu của văn chương. Không có con đường nào tốt hơn để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh với tiếng Việt và văn học ngoài cách giúp các em thấy được sự thú vị, vẻ đẹp và khả năng kì diệu của chính đối tượng học tập - tiếng Việt, văn chương. Từng giờ, từng phút trong giờ tiếng Việt, người giáo viên đều hướng đến hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh. Ví dụ: Tiếng hót của chim chiền chiện không phải “ríu rít”, “thánh thót” mà “ngọt ngào”, “long lanh”, “chan chứa” thì mới gây ấn tượng. Hoa sầu riêng nở “tím ngát” chứ không phải chỉ “tím ngắt” hay “ngan ngát”. Như thế thì mới có cả màu hoa, hương hoa chỉ trong một từ. Tình tiết người mẹ cho hồ nước đôi mắt của mình để tìm đường đến chỗ Thần Chết đòi trả lại con trong chuyện Người mẹ của An-đécxen đến nay còn lay động tâm can biết bao người... - Đổi mới cách ra đề tập làm văn. Để kích thích hứng thú của học sinh, ta có thể thay đổi cách ra đề. Hãy thay vì yêu cầu HS tả dòng sông quê em, GV có thể ra đề: "Buổi sáng, khi ông mặt trời thức giấc, dòng sông quê em vàng rực rỡ với những hạt nắng vàng nhảy nhót trên sóng. Buổi trưa, sông lại hiền hòa yên ả với con đò êm êm khua nước, với những rặng cây xanh mướt nghiêng soi, xanh mầu xanh thăm thẳm của trời. Em hãy tả lại sự thay đổi của dòng sông quê em trong ngày để mọi người cùng biết." - Phối hợp các phương pháp và các hình thức dạy học linh hoạt Lớp học phải được thiết kế tạo ra sự thoải mái nhất cho các em. Ở đó học sinh không bị bó buộc bởi vị trí ngồi học, không đơn điệu với phấn trắng, bảng đen và đặc biệt phải ở trong một mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa bạn với bạn trong những giờ học "mở". Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trò. Bởi vì, học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học. Một giờ học mở không thể là giờ học mà quan hệ thầy - trò chỉ là quan hệ một chiều theo kiểu người thầy độc quyền thuyết giảng kiến thức, còn học sinh thì lắng nghe và tiếp thu một cách thụ động. Trái lại, một giờ học mở phải là giờ học lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh có quyền trao đổi, thậm chí có thể có ý kiến phản biện lại những điều thầy giáo trình bày. Theo đó, mỗi giờ học mở là một diễn đàn học thuật để thầy và trò cùng nhau thảo luận, bàn bạc, tranh luận một cách cởi mở, thẳng thắn cho đến khi tìm ra chân lý. Biện pháp 8: Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động nhóm hiệu quả Phần lớn học sinh tiểu học còn chưa xác định rõ ràng mục đích việc học tập là gì. Trong thực tế hiện nay, không ít em còn học là do bị ép buộc hoặc học chỉ để thầy cô, cha mẹ vui lòng… Điều đó cho thấy nhận thức và nhu cầu học tập của HS 17 còn chưa cao, các em sẽ dễ dàng nhàm chán, không hứng thú đến trường nếu như trong quá trình dạy học, giáo viên không nắm rõ đặc điểm tâm lí của HS và không thay đổi cách thức dạy học của mình ở từng bài, từng tiết học. Thực trạng đó cho thấy: giáo viên chúng ta cần phải đổi mới cách thức dạy học làm sao để tạo cho HS sự hứng thú, có nhu cầu nhận thức và chủ động tích cực trong việc học tập của mình. Qua quan sát học sinh thảo luận, tôi thấy có nhóm phối hợp trả lời rất tốt nhưng đồng thời có nhóm chỉ có 1 em hoạt động, em còn lại thụ động lắng nghe, hoàn toàn không phản hồi. Kết quả khi trình bày ý kiến có em không thể trả lời được. Ở năm học này, cũng với bài đọc đó, khi trả lời 2 câu hỏi trên, tôi sử dụng phương pháp đôi bạn học tập. Quan sát cho thấy tất cả học sinh kể cả các đối tượng thụ động, nhút nhát cũng đều phải tự nghiên cứu trả lời câu hỏi rồi chia sẻ câu trả lời cùng bạn kế bên. Kết quả là các em trả lời rất tốt 2 câu hỏi ấy. Một thực tế khác, trước đây khi dạy phân môn Tập làm văn, tôi thường vất vả trong việc chỉnh sửa bài làm của các em (dàn ý, đoạn văn, bài văn) bằng cách gọi các em đọc lại bài làm của mình rồi cùng cả lớp nhận xét, thống nhất chung. Kết quả cho thấy rất nhiều học sinh không lắng nghe, có khi lắng nghe cũng chưa tự tin nhận định bài làm của bạn trước lớp nên đôi lúc việc sửa bài cho học sinh không đạt hiệu quả. Thế nhưng cũng việc làm đó, ở năm học này, tôi cảm thấy tiết học thật sự hiệu quả khi sử dụng phương pháp trò chuyện ba, bốn học sinh kết hợp đàm thoại, chia sẻ. Mỗi nhóm ba, bốn học sinh sẽ là một lớp học thu nhỏ của các em. Lần lượt từng bạn sẽ đọc bài làm của mình rồi sẽ được nghe lời nhận xét, góp ý từ phía các bạn. Cách tổ chức ấy không những giúp các em học hỏi những cái hay, khắc phục những lỗi sai từ bài làm của bạn mà qua đó còn rèn cho các em kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng nhận xét, chia sẻ và trình bày ý kiến. Với các em học sinh tự ti, nhút nhát, việc biết đưa ra ý kiến chủ quan của mình trong nhóm nhỏ dù chưa chất lượng nhưng đối với tôi đó là một thành công ngoài mong đợi. Tôi tin rằng trong thời gian sắp tới, các em sẽ mạnh dạn trình bày những ý kiến của mình trước lớp học hoặc trước đám đông. Không những thế, các phương pháp nhóm tích cực còn có cách chia nhóm học sinh hết sức đa dạng, phong phú. Các em có thể ngồi theo nhóm ngẫu nhiên, nhóm cùng trình độ… qua đó khả năng tiếp xúc với các bạn trong lớp được nhiều hơn, quan hệ bạn bè từ đó được mở rộng. Các em tỏ ra hứng thú, tích cực hơn. Biện pháp 9: Phát huy tối đa và có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết học Tập làm văn, thay đổi các hình thức dạy học. Tăng cường dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Việc sử dụng công nghệ thông tin là yêu cầu rất cần thiết hiện nay. Tại đơn vị tôi công tác, nhà trường có 3 máy chiếu lắp tại 3 phòng học, có 01 phòng máy. Trong các giờ giảng đặc biệt các tiết TLV tả cảnh do điều kiện các em không thể đi xa quan sát được mà các em tự nhớ trong trí tưởng tượng để sâu chuỗi các vấn 18 đề định tả thì các hình ảnh trực quan qua mạng internet rất cần thiết cho các em. Ví dụ: Khi dạy các bài ôn tập về tả cảnh….Giáo viên nên sử dụng hình ảnh giúp học sinh trực quan để lập nên dàn bài chi tiết và tin tưởng vào kết quả vừa tìm được, từ đó giúp cho các em tập trung và nhớ lâu hơn những kiến thức đã học. Giáo viên thay đổi các hình ảnh phù hợp để tránh làm học sinh quen mắt và nhàm chán, giúp các em hứng thú hơn trong tiết học. Nhưng khi đã lập xong dàn bài thì không nên lạm dụng máy chiếu nữa mà nên để học sinh thao tác thực hành, dùng từ, đặt câu hoàn chỉnh. Khi đó các em sẽ không cảm thấy mệt mỏi vì phải ngồi nhìn, ngồi nghe quá lâu. Tạo không gian lớp học sạch sẽ, thoáng mát, đẹp. Thỉnh thoảng cũng nên thay đổi không gian học tập. Hình ảnh một tiết học ngoài trời của cô trò lớp 5A Ví dụ: Xếp bàn theo hình chữ U, tổ chức tiết học ngoài trời để quan sát khung cảnh nhà trường. Nói chung chương trình dạy học Tập làm văn cả năm của một lớp thì rất phong phú, đa dạng. Chúng ta nghiên cứu cho mỗi tiết dạy, tạo mọi điều kiện sử dụng phương pháp và hình thức phù hợp với lứa tuổi các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn tạo nên sự hứng thú, kích thích các em say mê học tập. Có hứng thú, say mê học tập thì các em mới tiếp thu bài tốt. Mặt khác bản thân tôi và các đồng nghiệp thường xuyên trao đổi dự giờ rút kinh nghiệm để học hỏi các PP dạy học, hình thức tổ chức lớp học hay để rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình dạy học, Đây là việc làm thường xuyên tại đơn vị chúng tôi. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến: Qua những biện pháp và giải pháp tôi đã áp dụng được nêu ở trên, đến cuối học kì I của hai năm học các em đã nắm được một số vốn kiến thức nhất định để học có hiệu quả phân môn Tập làm văn. Cả lớp đều ham thích môn học, không sợ sệt khi đến tiết Tập làm văn như đầu năm học nữa. Bài làm của các em đa số đã 19 có tiến bộ, học sinh nắm được cách sắp xếp ý, bố cục chặt chẽ, dùng từ chính xác, viết câu văn trôi chảy, mạch lạc, bước đầu có hình ảnh, cảm xúc, hiểu và vận dụng khá tốt các biện pháp tu từ trong các bài tập làm văn của mình. Các em cảm thụ được bài văn, đọc bài trôi chảy, hiểu đúng nội dung bài, nhất là rất tự tin khi đến tiết học Tập làm văn. Cho đến cuối năm đã có sự tiến bộ rõ rệt. Số học sinh không biết làm bài không còn nữa, số học sinh biết làm bài văn hay, có hình ảnh chiếm tỉ lệ cao. Đặc biệt các em không còn sợ và ngại khi đến tiết tập làm văn của cô. Nhiều em còn có hứng thú khi làm bài và tiến bộ rõ rệt, một số em đạt điểm cao trong kì thi khảo sát Câu lạc bộ Toán- Tiếng Việt của trường. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CUỐI NĂM Năm học Lớp Sĩ số HTT HT SL TL% SL TL% Năm học 2016 – 2017 5A 26 15 57,7 11 42,3 Năm học 2017 – 2018 5B 28 21 74,9 7 25,1 CHT SL TL% 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : 1. Kết luận: Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn kết hợp với quá trình thực hành để nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh”. Tôi nhận thấy dạy Tập làm văn tả cảnh phù hợp trình độ học sinh lớp 5 là một hình thức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, các em hoàn toàn chủ động trong quá trình nhận thức. Đây là một trong những nguyên tắc giáo dục có hiệu quả. Cụ thể tôi thấy khi vận dụng phương pháp dạy học mới - các tiết học Tập làm văn diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tất cả các em đều được thực hành luyện tập nhiều. Khắc sâu nội dung kiến thức từng bài học. Biết vận dụng lí thuyết vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo. Đối với học sinh trung bình các em đã xác định đúng yêu cầu đề, biết viết câu văn đúng ngữ pháp, viết đoạn văn bài văn tương đối có hình ảnh. Đối với học sinh HTT các em đã biết quan sát thực tế một cách chi tiết, biết sử dụng tốt một số biện pháp nghệ thuật trong khi làm bài. Vì vậy bài viết của các em đã có nhiều sáng tạo và chuyển biến rõ rệt so với đầu năm. Đề tài này có thể áp dụng cho các thể loại văn miêu tả khác như tả cảnh sinh hoạt, tả đồ vật, tả cây cối, ... 2. Kiến nghị: - Về phía Phòng Giáo dục: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy học tập làm văn để nhiều GV đag giảng dạy được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. - Về phía Nhà trường: Tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để đề tài được áp dụng có hiệu quả trong việc dạy học hiện nay của trường. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất