Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1...

Tài liệu Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1

.PDF
14
35434
114

Mô tả:

Ket-noi.com SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP MỘT PHẦN 1 - ĐẢT VẤN ĐÈ 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời đại xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đã gia nhập WTO, đang cần những con người có tài có đức, là những người vừa hồng vừa chuyên mới có thể ghóp phần xây dựng đất nước vững mạnh giàu đẹp. Vì vậy vấn đề giáo dục đạo đức cho những mầm non của đất nước rất cần thiết và thiết thực. Theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức có vai trò và chức năng rất quan trọng trong đời sống xã hội Nó có khả năng điều chỉnh, chi phối hành vi của mỗi người và toàn xã hộiệ L à ...................tôi luôn xem các em là một bông hoa mà tôi là người phác thảo những nét đầu tiên cho những bông hoa ấy. Muốn những bông hoa đó đầy màu sắc tỏa ngát hương, thi tôi nghĩ phải đưa việc giáo dục đạo đức lên hàng đầu, tạo cho các em có đạo đức tốt như Bác Hồ có ví:“đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người”. Với cương vị l à ............ , tôi đắn đo mãi phải làm thế nào để giáo dục các em ừở thành con ngoan trò giỏi với một nhân cách hoàn thiệnệ Qua bao ngày trăn ừở tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm. Là giáo viên không những có nghĩa vụ giảng dạy truyền thụ kiến thức cho học sinh, mà còn phải xem việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một điều không thể thiếu. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp một” mà tôi đã áp dụng để viết lên những suy nghĩ và việc làm của mình để cùng các đồng nghiệp tham khảo. 2ẺMuc đích • • « 3. Kết quả cần đạt • • • 4ẺĐổi tượng, phạm vỉ 1 ••« PHÀN 2 - NÔI DUNG 1ẺCơ sở lý luận ••« 2. Thực trạng vấn đề * Thực trạng ban đầu: Vào những giờ ra chơi tôi quan sát thấy có một số học sinh đạo đức chưa tốt, hay gây sự với bạn bè, hay hiếp đáp bạn nhỏ, có thái độ chưa lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi. Và nhận thấy đó cũng là một phần trách nhiệm ở giáo viên lớp Một chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu cấp như câu nói: “ừe non dễ uốn”... * Nguyên nhân: - Do nhiều em chưa qua lớp mẫu giáo, chưa được nhà trường giáo dục, những thói quen và hành vi chưa tốt chưa được điều chỉnh ở môi trường mới. - Nhiều gia đình quá cưng chiều con nên sai lầm hoặc lơi lỏng trong giáo dục đạo đức. - Có gia đình có hoàn cảnh khó khăn không quan tâm đến việc học tập và đạo đức các em. - Trong gia đình người lớn chưa là tấm gương tốt, có các hành vi xấu như nói tục, chửi thề, tham lam, rượu chè bê tha, đánh đập vợ con, đã ảnh hưởng đến các em. - Những tệ nạn và môi trường thiếu lành manh trong xã hội như phim ảnh bạo lực gây ảnh hưởng xấu đến học sinh. - Nơi em ở có người thiếu văn minh, hành xử thô bạo, nói tục chửi thề. Qua thực trạng trên, tôi đã đề ra một số biện pháp giáo dục đạo đức, hình thành cho học sinh có thói quen tốt, biết cư xử tốt với bạn bè và mọi người xung quanh. 2 3. Mô tả biện pháp cụ thể: Để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận chính xác từng học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã tự làm công tác điều tra lí lịch bằng cách: Gởi về cho phụ huynh điền những thông tin vào phiếu lý lịch theo mẫu như sau: Sơ Lược Lý lịch học sinh Lớp: 1A G V C N :....................... .................... - ĐT: Ho và tên hoc sinh:...................... .................... sinh năm:............. Đia chỉ: số nhà:.......Tổ............... .......Phường (x ã).................. Ho và tên cha:.............................. ..... Nghề nghiêp:..................... Ho và tên me:............................... ....Nghề nghiêp:..................... Số điên thoai liên hê: (nếu có):.., Để biết được học sinh thuộc thành phần gia đình như thế nào: về kinh tế, về truyền thống đạo đức, truyền thống học tập của gia đình trước đây, tôi liên hệ với giáo viên mẫu giáo dạy em 5 tuổi. Vì là lớp đầu cấp nên những ngày đầu năm học phụ huynh thường đưa con em mình đến trường, trong thời gian đó tôi đã quan sát và giao tiếp với phụ huynh học sinh để nhận biết em đó thuộc đối tượng gia đỉnh thành phần như thế nào và đi đến nhà nắm biết hoàn cảnh để có biện pháp giáo dục phù hợpệ Đầu năm, tôi xác định các hành vi chưa tốt của các em thường có các dạng sau: - Đa số là trả lời “tiếng một” không tròn câu, thậm chí còn có em trả lời rất gọn “ừ”, xưng hô với bạn “mày, tao” hoặc nói tục chửi thề. - Một số em lớn hay gây sự, bắt nạt bạn nhỏệ - Tham lam lấy cắp của bạn. - Thụ động ừong học tập, ít phát biểu ý kiến. 3 - Chưa có nề nếp tốt, hay mất trật tự, chưa biết giữ gìn vệ sinhề.. a. Xây dựng nề nếp, qui định các hành vi, thói quen đạo đức tại lớp do mình chủ nhiệm và giúp các em điều chỉnh, thay đổi hành vi đạo đức chưa tốt: * Qui định các hành vỉ và đạo đức tốt cho các em ngay từ đầu năm: Từ những thực ừạng ừên, ngay từ đầu năm học tôi đã lập danh sách học sinh chưa ngoan, có những thói quen xấu do bị ảnh hưởng tò cách sống của gia đình và xã hội như: cứ mở miệng ra là chửi thề, nói tục, luôn đánh bạn, hay lấy đồ của bạn. - Những ngày bắt đầu nhận học sinh chưa thực dạy, tôi đã sinh hoạt và giải thích cho học sinh nắm được nội quy trường tiểu học, hướng các em học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - Nhân cách và thói quen tốt của con người luôn là trên hết, học sinh có đạo đức tốt mới có thể học tập tốt được, nên từ đầu năm học tôi đã sinh hoạt và tuyệt đối nghiêm cấm học sinh: một là không được nói dối, hai là không được tham lam, ba là không được chửi thề, nói tục... Giải thích cho học sinh nhận ra là: nếu lỡ có làm điều gì sai cứ nhận và nói sự thật thì bao giờ cũng được tha thứ và động viên; nếu thấy đồ dùng của bạn đẹp thì mượn xem chứ không được ăn cắp; đi học cha mẹ quên cho tiền thi nói với cô để cô cho mượn hoặc cho (đối với học sinh nghèo, khó khăn) chứ không tham lam lấy tiền, đồ dùng của bạn. Khi giao tiếp với bạn phải biết xưng tôi và kêu bạn, đối với người lớn tuổi phải biết “dạ thưa”, đưa hoặc nhận bằng hai tay lễ phép, đi thưa về trình, xếp hàng trật tự khi ra vào lớp và đi về nhàề.. * Xây dựng thái độ, động cơ học tập đúng đắn và khả năng tự giáo dục cho các em: Nhận thức được lời thường khuyên của ông bà ta ừong lĩnh vực giáo dục như “Tre non dễ uốn” hoặc “Dạy con từ thưở còn thơ.. nên tôi bắt tay ngay vào việc xây dựng thái độ động cơ học tập và khả năng tự giáo dục cho các em ngay từ những ngày đầu vào học lớp một. Tôi thực hiện như sau: - Ban đầu tôi ừanh thủ trong các giờ sinh hoạt lớp, trong các giờ phù họrp kể cho các em nghe những câu chuyện về gương vượt khó, hiếu học thành tài như truyện “Cậu bé đứng ngoài lớp học” theo truyện đọc lớp 5 nói về cậu bé tên là Vũ 4 Duệ nhà nghèo không tiền ăn học, cậu phải cõng em đứng ngoài lớp học nghe lõm... lớn lên thi đỗ Trạng Nguyênệ Gương hiếu thảo như truyện “Bông hoa cúc ừắng” theo kể chuyện lớp 1 nói về tấm lòng hiếu thảo của cô bé với mẹ. Gương người tốt như truyện “Các em nhỏ và cụ già” theo kể chuyện lớp 3 nói về những em nhỏ tốt bụng đã giúp đưa cụ già lên xe buýt. Gợi ý cho các em nhận biết và ước muốn làm theo những người tốt, biết phê phán những điều sai như: tham lam, lười biếng, nói dối. Rồi liên hệ giáo dục các em về tầm quan trọng của việc học và hình thành đạo đức tốt. Trở thành người tốt sẽ được mọi người thương mến, quý trọng. Ngược lại mọi người chê bai, xa lánh v.v... * Sửa chữa những thói quen và hành vi chưa tốt của các em: Đối với các em trả lời “tiếng một” không ừòn câu, thậm chí còn có em trả lời rất gọn “ừ”, xưng hô với bạn “mày tao” hoặc nói tục chửi thề. - Khi các em vi phạm, tôi tế nhị và nghiêm khắc phê bình và yêu cầu các em lập lại câu nói cho ừòn câu, lập lại lời nói bằng tiếng “dạ” thay vì “ừ”. Sửa ngay lại cách xưng hô “tôi, bạn” thay tiếng “mày, tao”. Chẳng hạn đầu năm học này có em Huy do chưa quen với việc đi học nên khi mẹ em đưa vào lớp thì em có hành vi và cách nói năng không lễ phép với mẹ, tôi đã giải thích cho em nhận thấy sự quan tâm, thương yêu của cha mẹ dành cho em và sự cần thiết của việc học cho biết chữ. - Riêng những em có thói quen nhận đồ do giáo viên hay người lớn trao em nhận bằng một tay, tôi cũng tiến hành sửa chữa tương tựệ Ví dụ: khi đưa cho em đó viên phấn, quyển vở... do thói quen hàng ngày, em sẽ nhận lấy bằng một tay, tôi hướng dẫn em nên nhận bằng hai tay. Vài lần như thế là em sửa được, các bạn ừong lớp thấy thế cũng thực hiện theo. * Đổi vói những em tham lam hay gây gẫ, bắt nạt bạn nhỏ: Khi xảy ra, tôi điều tra cụ thể sự việc và mời em trao đổi. Trước tiên tôi thường gợi ý để em trả lời về cha mẹ và gia đình mình, để tự em nhận biết là cha mẹ và cô giáo rất mong muốn em ừở thành người tốt, được anh em, bạn bè yêu quý mà tự em đánh giá về hành vi sai trái của minh không đúng, không biết thương yêu bạn bè (hoặc tham lam), trái với điều mà cô đã dặn dò. Cha mẹ biết sẽ rất buồn khi 5 em đã làm điều không tốt. Rồi tôi cho em hứa khắc phục và xin lỗi bạn (ừả đồ đã lấy cắp lại cho bạn)ệ Chẳng hạn như đầu năm học 20...-20... có em Thi lấy cây viết của em Thêm, biết là Thi lấy nhưng em không nhận, tôi đã dùng đủ mọi cách như: dỗ ngọt, dọa sẽ báo Ban Giám hiệu, mời cha mẹ vào... cuối cùng em đã nhận, nhưng tôi hoàn toàn không phạt gì em cả và hứa sẽ không phạt, chỉ giải thích cho Thi nhận biết đó là điều xấu không nên làm và nhắc nhở các em còn lại không được ừêu chọc Thi. Giải thích cho cả lớp hiểu: biết sai mà sửa là điều tốt, vì vậy từ đầu năm học đến nay Thi và những em khác ừong lớp không còn xảy ra trường hợp mất cắp nữa. Với những cách như vậy, tôi đã giúp các em thay đổi những thói quen chưa tốt, hình thành những hành vi có đạo đức tốt như: thương yêu bạn, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn... * Đối với những em thụ động trong học tập, ít phát biểu ý kiến: Thường tôi tìm hiểu những sở thích và thái độ của em trong giờ học mà khuyến khích các em. Ban đầu là những câu hỏi dễ. Khi em trả lời được sẽ tạo được niềm tin và hứng thú khi em được khen ngợi trước các bạn. Chiếu cố cho em nhiều lần như vậy, dần dần em khắc phục được tự ti, tự tin khi phát biểu. Xây dựng nề nếp và thói quen tốt khác như xếp hàng ra vào lớp, thực hiện ừật tự, an toàn giao thông, vệ sinh cá nhân và trường lớp. Đây cũng là những hoạt động tôi xây dựng ngay từ đầu năm cho các em: Mỗi ngày đều có phân công tổ trực để các em biết giữ vệ sinh và làm vệ sinh (có giáo viên phụ giúp để hình thành thói quen tốt cho học sinh). Trước khi vào lớp, ra về nhà, tất cả các em đều xếp hàng đi có trật tự theo từng hàng. Ban đầu các em chưa quen, không nhớ làm vệ sinh lớp học, tập hợp chậm chạp, thiếu khẩn trương, chưa ngay ngắn... Nguyên nhân là các em chưa quen nếp sống tổ chức kỉ luật của tập thể, nhất là các em chưa qua lớp Mau giáo. Tôi khắc phục nhược điểm này bằng biện pháp sau: 6 - Hàng ngày tôi đi sớm 30 phút để vừa phụ đạo các em học sinh yếu, vừa kiểm tra các hoạt động hàng ngày, nhằm giúp các em thực hiện thường xuyên, đi vào nề nếp. * Những biện pháp khác tổ chức tại lóp học: - Nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp với nhiều hình thức phong phú, phát động phong ừào thi đua, tạo không khí tích cực ừong việc rèn luyện đạo đức cho các em: Dù là lớp Một, nhưng tôi luôn tin tưởng các em thực hiện được việc tự quản và thường xuyên tổ chức, dần dần đi vào nề nếp. Mỗi tuần đều có một chủ đề riêngệ Mỗi tiết sinh hoạt lớp đều có xen vào các tiết mục vui nhằm vừa thu hút gây hứng thú vừa giáo dục các em như: biểu diễn văn nghệ, kể chuyện. Mặc dù các em chưa biết ghi chép, tổ chức không được như những lớp trên, nhưng qua đó các em nhận thấy được bản thân và sự tiến bộ của bạn mà có hướng khắc phục để học tập tốt hơnệ Việc thi đua giữa cá nhân, giữa các tổ nhằm nhắc nhở các em phải biết ngày càng cố gắng nhiều hơn. Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp có gắn với phong trào thi đua khen thưởng của lớp: - Bắt đầu tuần thực học đầu tiên, tôi đã phát động phong ừào thi đua “nói lời hay, làm việc tốt, không tham lam của rơi, không nói tục chửi thề” ở lớp. Tổng kết vào cuối tuần ở tiết sinh hoạt lớp có khen thưởng cho những em tham gia tốt phong ừào. Đó là nguồn động lực giúp các em ham thích và thực hiện tốt những điều qui định mà cô đã sinh hoạt, bằng những tiếng vỗ tay, khen ngợi, tuyên dương, khuyến khích các em bằng bút chì màu, viết, phấn, những viên kẹo, những ừò chơiề.. giúp các em cảm thấy được cô quan tâm mà ngày càng ham thích học tập và luôn làm ừòn nhiệm vụ của một học sinh để cô giáo được vui lòng. Không chỉ một vài lần mà hàng tuần tôi đều tổ chức cho các em thi đua theo các chủ điểm như: lễ phép với thầy cô, giúp bạn cùng tiến bộ, gương người tốt việc tốt, không đánh lộn, biết quan tâm giúp đỡ người già lớn tuổi, nhặt của rơi ừả người mất... có tổng kết ghi sổ chủ nhiệm và khen thưởng cụ thể để các em ham 7 thích nhằm hướng các em tham gia vào các hoạt động lành mạnh, hình thành thói quen tốt, có đức tính lễ phép, có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng vượt khó tiến bộ. Cứ thế qua mỗi tuần tổng kết thi đua thì các gương người tốt việc tốt càng nhiều, học sinh vi phạm càng lúc càng giảm dần. Vì thích được cô khen nên các em tranh nhau làm việc tốt, nhặt của rơi liền báo cô để ừao lại cho bạn nào bị mất, các em được nêu gương tốt như: T, Đ, H, T, Th, A, Tr ... thường cho bạn mượn đồ dùng, K luôn đi sớm làm vệ sinh lớp trước giờ học. Chẳng những thế tôi còn phân lớp ra sáu nhóm theo nơi ở của học sinhệ Sau đó phân công nhóm trưởng theo dõi hoạt động ở nhà lẫn ở lớp xem các em có lễ phép với ông bà, cha mẹ không, các em có đi thưa về trình không, có chửi thề nói tục khi ở nhà không... để kịp thời sửa chữa và uốn nắn. * Giáo dục đạo đức cho các em thông qua các môn học khác và mọi hoạt • • o M. m m m động trong lớp, trong trường: Tôi đầu tư tốt việc soạn bài và giảng dạy các môn học khác đều có lồng ghép môn Đạo đức, chú ý thực hành giáo dục đạo đức cho các em, tranh thủ các hoạt động và mọi thời gian thích họp để điều chỉnh hành vi cho các em: - Trong giờ dạy, những vấn đề gì có thể liên hệ đến việc giáo dục đạo đức là tôi luôn nhắc nhở, liên hệ thực tế cho các em. Chẳng hạn như khi dạy đạo đức bài: “Em và các bạn” tôi giáo dục các em phải biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau, không nên hiếp đáp, chọc phá nhau. Nếu bạn học yếu mình phải biết quan tâm giúp đỡ bạn cùng tiến bộ, nếu bạn bị té minh đỡ bạn ngồi dậy, nếu bạn bỏ quên đồ dùng ở nhà là bạn bè mình nên cho bạn mượn... - Trong giờ chơi không được chơi những ừò mạnh bạo như: đấm đá, níu kéo nhau, chỉ nên chơi những ừò nhẹ nhàng như: Em làm cô giáo, cùng hát, cùng chơi nhảy dây với bạn... để gắn kết thêm tình bạn giữa học sinh với nhau. Qua những giờ học đó tôi thấy có kết quả ngay: vào giờ ra chơi một nhóm em: T, N đang chơi ừò đấm đá rủ H cùng chơi, thì em H liền nhắc nhở: “cô nói giờ ra chơi mình chỉ nên chơi những trò nhẹ nhàng thôi”, lập tức những em đó cũng 8 ngưng không chơi nữa. Tôi ngồi đó mà lòng cảm thấy rất hạnh phúc vì đàn con thân yêu của mình. Thường những giờ ra chơi tôi luôn ở tại lớp để quan sát xem tính tình và thái độ của từng học sinh ra sao ừong cách cư xử hàng ngày, từ đó tôi phát hiện và luôn nêu gương, khen ngợi kịp thời những em có đức tính tốt, biết giúp đỡ bạn, để các em còn lại cũng thích được khen như bạn sẽ bắt chước theo bạn làm việc tốt. Qua đây, tôi muốn nhắn nhủ với các bạn đồng nghiệp một điều: “Học sinh lớp một như tờ giấy ừắng, có la ừách các em mấy đi nữa thì cô giáo vẫn là người mà các em luôn yêu quý và noi theo”, nó luôn là động lực lớn giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để đến lớp hàng ngày, với lòng tràn đầy nhiệt huyết yêu nghề. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không ở riêng bộ môn nào cả, mà nó phải được hình thành thường xuyên ừong mọi điều kiện, mọi lúc mọi nơi. Vì vậy không những giáo dục học sinh qua hành động mà còn giáo dục qua tư tưởng. Chẳng hạn vào thời gian giải lao, chuyển tiết, tôi cho học sinh hát những bài: “Tiếng chào theo em”, “Con chim vành khuyên”ề.. để hướng các em có thói quen tốt như nội dung bài hát. Ngoài ra tôi còn lồng ghép vừa khen thưởng vừa giáo dục đạo đức cho các em bằng cách cho thi đua, nếu đến tiết sinh hoạt lớp, các em học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn vâng lời cô, không vi phạm nội quy của lớp, cô sẽ kể chuyện cho nghe với những mẫu chuyện mang nội dung giáo dục đạo đức và nhân cách làm người như các nhân vật trong truyện như truyện: “Ba cô gái” ; “Ăn khế ừả vàng”... * Dùng tấm lòng thương yêu, nhân hậu để quan tâm chăm sóc, dạy bảo và cảm hóa các em, giúp đỡ các em trong suốt thòi gian ngồi trên ghế nhà trường: - Biện pháp nêu gương có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho các em và cũng xuất phát từ tấm lòng của người cô - người mẹ thứ hai của các em, tôi ứng xử nhẹ nhàng và quan tâm chăm sóc tận tình cho các em. Những học sinh nghèo, tôi liên hệ Hội khuyến học để xin giúp đỡ quần áo, sách vở. Nếu vận động chưa đủ để các em học tập, tôi mua cho. 9 - Tôi luôn mang theo thêm bút, phấn để giúp các em khi cầnệ Khi các em bệnh tôi đi thăm hỏiệ Khi các em làm điều gì sai, tôi không ghét bỏ mà chân tình dạy bảo, giúp đỡ để các em ừở thành người tốt. - Tôi thường xuyên gần gũi, thương yêu chăm sóc (chải đầu, lau mặt, trò chuyện...) với những em có hoàn cảnh đặc biệt như Nhân (cha mất vi bệnh nan y, mẹ bán bún). Trinh (cha mất vì tai nạn, mẹ có chồng khác, em ở với ông bà ngoại), Kha (không có cha, mẹ có chồng khác, em ở với ông bà ngoại) để các em nhận thấy được nhiều người quan tâm thương yêu mà bớt buồn tủi. Tôi nhận thấy tình cảm và việc làm của mình đã cảm hóa được các em, gia đình các em cũng tin tưởng, yên tâm khi các em đến trường. z>ệ Phối hợp với gia đình giáo dục các em: * Họp phụ huynh học sinh: Việc làm tiếp theo là mạnh dạn tổ chức họp phụ huynh học sinh của lớp để bầu ra Ban đại diện Chi hội phụ huynh của lớp để tiện việc liên hệ phụ huynh học sinh, thông báo cho phụ huynh nắm được những qui định của trường, của lớp như: Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép (hoặc nhắn với bạn cho cô biết lí do vắng), không được chửi thề, nói tục, nói lời hay làm việc tốt. Tôi đề nghị phụ huynh không cho các em được đến những nơi xem phim ảnh và trò chơi vi tính không lành mạnh, ham chơi trốn học... để tiện theo dõi học sinh, hàng tháng đều phát phiếu liên lạc về gia đình để giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh phản hồi qua lại, nắm được tình hình học tập, đạo đức của học sinh ở nhà, ở lớp... để nhắc nhở con em mình. Tôi thường xuyên liên hệ gia đình thông qua phiếu liên lạc, điện thoại và đến từng gia đình có học sinh chưa ngoan để nhờ tiếp tay giáo dục các em. Đối với gia đình mà người lớn chưa là tấm gương tốt, tôi nhẹ nhàng và trao đổi tế nhị để khơi dậy trách nhiệm làm cha, làm anh nêu gương cho các emệ Nếu không thành công, tôi nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh đến vận động, thuyết phục tiếp. 10 4. Kết quả Qua quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên, tôi đã đạt được những kết quả sau: Trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm lớp Một, ừong 9 năm kể từ khi mới ra trường đến nay cuối học kỳ I năm học 20...-20..., tất cả học sinh đều đạt hạnh kiểm “thực hiện đầy đủ”. Đa số học sinh đã nhận biết được những việc không nên làm như: - Không chửi thề, nói tục. - Không đánh lộn - Biết hòa đồng, cùng học, cùng chơi với bạn, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Có thói quen tốt chào hỏi thầy cô, người lớn có lễ phép. - Biết chào hỏi ông bà, cha mẹ khi đi học và lúc về, xin phép mỗi khi đi đâu. - Biết xin lỗi và sửa lỗi. - Biết nói lời hay, làm việc tốt. - Những học sinh thường xuyên chửi thề, đánh lộn như: T, N ... đến nay đã không còn vi phạm nữa. Em K, H cũng tích cực hom ừong học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiếnệ Đa số học sinh trong lớp tới thời điểm này đã ý thức được việc gì nên làm và việc gì không nên làm, từ đó giúp cho việc học tập của các em cũng tiến bộ rõ rệt. Xin nêu thêm 03 trường hợp điển hình như sau: + Một là em N.V.H là học sinh cá biệt (chưa qua mẫu giáo, Đầu năm em H không biết gi cả, ngay cả cách cầm viên phấn. Cha mẹ đi làm suốt ngày, để em H ở nhà với bà nội già ít quan tâm), nói chuyện hay chửi thề, không chịu đi học. Sau một thời gian tôi uốn nắn theo các biện pháp ừên, đến nay em học rất tiến bộ, phụ huynh em H gặp tôi rất mừng vi họ nói: “Em H biết chăm chỉ học hom trước rất nhiều, có dịp đi đám kêu em nghỉ học để đi nhưng em cũng không chịu nghỉ”. 11 + Hai là em TệT.K.T (chưa qua mẫu giáo, cha mẹ còn trẻ khoảng 23 tuổi nhà nghèo lại đông con, không quan tâm nên em có cách cư xử và thói quen không tốt với bạn bè, ham chơi, thường xuyên khóc không chịu đi học), đến nay đã tiến bộ rất nhiều, cư xử tốt với bạn, đã biết tự động đi học không đợi nhắc nhở. + Ba là em N.V.T (chưa qua mẫu giáo, đầu năm em T cũng không biết gi cả, ngay cả cách cầm viên phấn. Thuộc gia đình có truyền thống học tập không tốt (cách trường khoảng 400m). Tôi xếp em T vào dạng cá biệt: nói chuyện luôn chửi thề, muốn đánh ai là đánh không sợ ai cả, gia đình muốn cho nghỉ học giờ nào là cho, không xin phép. Qua cách tôi cư xử, tiếp xúc với phụ huynh và giáo dục em ở lớp như đã nêu, đến nay em không còn chửi thề và đánh ai nữa, khi nghỉ học phụ huynh trực tiếp đến lớp tôi xin phép cho em T nghỉ học. Qua áp dụng những biện pháp trên các em có đạo đức tốt sẽ dẫn đến các em học tập có tiến bộ hom. Tôi xin nêu kết quả cụ thể 2 năm gần nhất như sau: Kết quả học tập các môn đánh giá bằng nhận xét có 100% học sinh đạt từ hoàn thành đến hoàn thành tốtệ ĩ r A *? ĩ Chât lượng môn Tiêng Việt và Toán đánh giá băng điêm sô như sau: Năm học 20... - 20... Năm học 20ệ.ệ- 20.ệệ xếp loại Tiếng Việt Toán Tiếng Việt Toán HKI HKII HKI HKII HKI HKII HKI HKII Giỏi 52,4% 61,9% 47,6% 66,7% 56,7% 66,7% 56,7% 70,0% Khá 23,8% 28,6% 23,8% 23,8% 20,0% 23,3% 20,0% 20,0% TB 14,3% 9,5% 19,0% 9,5% 16,7% 10,0% 13,3% 10,0% Yếu 9,5% 0% 9,5% 0% 6,7% 0% 10,0% 0% Sang năm học 20...-20... tôi tiếp tục thực hiện những kinh nghiệm trên. Kết quả ở học kì I: 100% học sinh có hạnh kiểm “thực hiện đầy đủ” các môn đánh giá bằng nhận xét có 100% học sinh đạt tò hoàn thành đến hoàn thành tốt. 12 PHẦN 3 - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ■ ■ 1. Kết luân Để đạt được kết quả như trên, bản thân tôi đã vạch kế hoạch chủ nhiệm ngay tò đầu năm học thật chi tiết. Có được những thành tích trong những năm qua là do những nguyên nhân sau đây: - Có qui định cụ thể những việc nên làm và không nên làm để các em biết thực hiệnệ - Tuyên truyền và giáo dục thái độ động cơ học tập đúng đắn và ý thức tự giáo dục ừở thành người tốt. - Thực hiện việc giáo dục đạo đức cho các em ngay từ đầu năm và thực hiện thường xuyên. - Để có thói quen tốt, ngay tò đầu năm tôi đã trang bị đầy đủ dụng cụ học tập cho học sinh. Nếu học sinh nào thiếu tôi động viên phụ huynh mua, đối với học sinh khó khăn tôi mua cho. - Tận tụy trong giảng dạy, hết lòng vì học sinh thân yêu, thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp với nhiều hĩnh thức phong phú. - Thuyết phục, động viên học sinh bằng tình cảm chân thành của mình, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh, nhất là đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt. - Hằng ngày vào giờ chơi tôi luôn ở lớp theo dõi các hoạt động của học sinh, nếu có vi phạm tôi nhắc nhở kịp thời để các em khắc phục và ghi nhớ. -Luôn đi sớm khoảng 15-20 phút để kiểm ừa việc thực hiện những qui định của lớp về: vệ sinh, giờ giấc, bài vở và nêu gương khen thưởng những học sinh thực hiện tốt, nhằm động viên khích lệ học sinh cố gắng hàng ngày. - Tiến hành các biện pháp giáo dục cụ thể cho từng đối tượng học sinh khác nhau, nhằm giúp các em thực hành, điều chỉnh các hành vi đạo đức, biết khơi dậy tình cảm nhân hậu trong mỗi con người, tính tự giáo dục, hướng thiện biết sửa sai trở thành người tốt. - Phối hợp, vận dụng nhiều biện pháp và hình thức để giáo dục các emệ 13 - Tìm hiểu và nắm rõ hoàn cảnh, điều kiện và môi trường sống xung quanh của học sinh để có biện pháp phù hợp nhất, nhằm giúp các em có thói quen tốt, giáo dục các em ừở thành những học sinh gương mẫu. - Biết phối hợp 3 môi trường “Nhà trường - gia đình - xã hội” để giáo dục các em. * Tồn tai: m Bên cạnh những thành công mà tôi đạt được, vẫn còn một số hạn chế khách quan: - Một số học sinh chịu ảnh hưởng từ phía gia đình cha mẹ không gương mẫu, hay nuông chiều dẫn đến các em có tính ỷ lại, coi thường người khác. - Nhiều học sinh ở lớp đã khắc phục được những thói xấu, nhưng khi về nhà giao tiếp với môi trường xung quanh không lành manh nên ảnh hưởng xấu các em. * Bài học kinh nghiệm: - Trước nhất bản thân giáo viên phải xác định cho mình một cái “Tâm” dành cho sự nghiệp giáo dục, cho thế hệ ừẻ. - Phải nắm rõ lý lịch, hoàn cảnh sống, truyền thống học tập của gia đình của từng học sinh để định hướng cho việc giảng dạy, giáo dục. - Là giáo viên, đặc biệt là giáo viên lớp Một thật sự các em luôn nghĩ đó là tấm gương cho các em noi theo về mọi mặt, thật sự như: khi học sinh tôi lên lớp trên, các giáo viên chủ nhiệm thường nói một câu: “Cô lớp một thế nào thì học trò thế ấy”. Vậy muốn giáo dục đạo đức, điều đầu tiên giáo viên phải xem lại mình có là tấm gương sáng cho học sinh noi theo chưa ? Ngoài ra còn cần giáo dục đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi, dưới nhiều hình thức: động viên, khen thưởng, gần gũi thương yêu giúp đỡ và hướng dẫn các em thực hành sửa sai, hình thành thói quen và đạo đức tốt. 2ẺKhuyến nghị • • • ................. . ngày ... thảng ... năm 20... Người viết 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất