Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. phân biệt từ đồng âm và từ nhiề...

Tài liệu Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5

.DOC
20
5
90

Mô tả:

TÓM TẮT SÁNG KIẾN Họ và tên tác giả: VŨ THỊ DIỆU LINH Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: trường TH&THCS Tứ Yên Tên sáng kiến: “Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5”. Mã lĩnh vực: 06 Nội dung tóm tắt: Sáng kiến tập trung vào một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt lớp 5. Cụ thể, các giải pháp đã triển khai là: Giải pháp 1: Giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng cách dạy kĩ và chắc phần kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Giải pháp 2: Tổ chức dạy học trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức Giải pháp 3: Tìm các căn cứ để giúp học sinh nhận diện, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh. Giải pháp 4: Tập hợp từ các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Giải pháp 5: Tự tích lũy một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ Vũ Thị Diệu Linh BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong giáo dục phổ thông, môn Tiếng Việt là một môn học quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình. Trong các giờ học Tiếng Việt nhà trường cung cấp cho các em những tri thức khoa học về ngôn ngữ. Đó là phương tiện giúp các em trau giồi và phát triển ngôn ngữ, sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong hoạt động giao tiếp hàng ngày qua đó rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt. Và để làm tốt được điều đó thì một việc quan trọng cần thiết mà chúng ta cần làm là dạy cho học sinh hiểu được nghĩa của từ. Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, mảng nội dung nghĩa của từ được tập trung và được biên soạn có hệ thống trong phần luyện từ và câu. Nhiều năm liền trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tôi thường nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa hoàn toàn, đồng nghĩa không hoàn toàn cũng không mấy khó khăn vất vả, tuy nhiên khi học xong từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm không được như mong đợi của cô giáo. Kể cả một số học sinh khá giỏi đôi lúc cũng làm thiếu chính xác. Trăn trở về vấn đề này, qua năm dạy lớp 5 tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Sau đây tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm qua đề tài: “Một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5”. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa lớp lớp 5” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Vũ Thị Diệu Linh - Địa chỉ: Trường Tiểu học Tứ Yên,huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Điện thoại: 0963003634 - Email:[email protected] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Thị Diệu Linh 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: môn Tiếng Việt 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử - Từ tháng 9/2019 đến nay. 7. Bản chất của sáng kiến 7.1 Nội dung của sáng kiến Khái niệm từ đồng âm và từ nhiều nghĩa được hiểu như sau: Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Hiện tượng đồng âm là hiện tượng mang tính phổ quát xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới Khái niệm nghĩa gốc - nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa - Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ. Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên. - Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc.Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc. Một thực tế cho thấy khi học và làm bài tập về từ đồng âm học sinh tiếp thu và làm bài nhanh hơn khi học và làm bài tập về từ nhiều nghĩa, có lẽ vì từ nhiều nghĩa trừu tượng hơn. Đặc biệt, khi cho học sinh phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng âm, các từ có quan hệ nhiều nghĩa với nhau trong một số văn cảnh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài tập chưa đạt yêu cầu,…Để kiểm tra khả năng phân biệt chính xác từ đồng âm và từ nhiều nghĩa tôi đã cho học sinh lớp 5C (năm học 2018-2019) làm bài tập 1 (trang 82- SGK – TV5 tập 1). Đề bài: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa? a. Chín - Lúa ngoài đồng đã chín vàng. - Tổ em có chín học sinh. - Nghĩ cho chín rồi hãy nói. b. Đường - Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. - Các chú công nhân đang sửa chữa đường dây điện thoại. - Ngoài đường, mọi người qua lại nhộn nhịp. c. Vạt - Những vạt nương màu mật. - Lúa chín ngập lòng thung - Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. - Những người Giáy, người Dao - Đi tìm măng hái nấm - Vạt áo chàm thấp thoáng - Nhuộm xanh cả nắng chiều * Kết quả chất lượng năm học 2018-2019: Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu học sinh lớp tôi đã đạt được kết quả đáng kể: Tổng số học sinh Số bài đúng cả Số bài có 1 3 phần phần sai Số bài có 2 Số bài có 3 phần phần sai sai 23 13 5 3 2 Như vậy số học sinh có phần bài làm sai khá nhiều, đặc biệt có những học sinh sai từ 2 đến 3 phần.Vậy việc phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa của các em chưa tốt.Tôi đưa ra một số biện pháp áp dụng 7.1.1. Áp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn Tiếng Việt Giải pháp 1: Giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng cách dạy kĩ và chắc phần kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Khi dạy khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, Tôi thực hiện theo quy trình các bước sau: Cho học sinh nhận biết ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Học sinh rút ra các đặc điểm của từ đồng âm,từ nhiều nghĩa và nêu định nghĩa. Cho học sinh lấy ví dụ để nắm vững kiến thức. Luyện tập để nắm khái niệm trong ngữ liệu mới. Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện từ và câu và vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học như: Phương pháp hỏi đáp - Hình thức học cá nhân Phương pháp giảng giải - Thảo luận nhóm Phương pháp trực quan - Tổ chức trò chơi * Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tôi chủ yếu thông qua việc tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh củng cố, nắm vững kiến thức, nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa VD1: Khi dạy bài từ đồng âm SGK TV5 tập 1 trang 51 tôi làm như sau: - Tôi yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 phần nhận xét: a) Ông ngồi câu cá. b) Đoạn văn này có 5 câu. Sau khi cho học sinh đọc tôi đưa câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm hiểu ngữ liệu: + Em có nhận xét gì về hai câu văn trên? + Hoặc hai câu văn trên có từ nào giống nhau? + Nghĩa của từ câu trong từng câu văn trên là gì? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài tập 2 Câu trong Ông ngồi câu cá: Bắt cá, tôm,…bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây Câu trong Đoạn văn này có năm câu: Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu. Sau đó tôi hỏi: + Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên. - HS rút ra khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 51) - Tôi đưa thêm một số ví dụ cho HS tìm hiểu: + Bò trong kiến bò: Chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn. + Bò trong trâu bò: Chỉ loài động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa,… + Đầm trong đầm sen: Chỉ khoảng trũng to và sâu giữa đồng để giữ nước. + Đầm trong cái đầm đất: Chỉ vật nặng, có cán dùng để nện đất cho chặt. -Tôi yêu cầu học sinh tự tìm thêm ví dụ về từ đồng âm để khắc sâu kiến thức trước khi chuyển sang phần luyện tập. VD2: Khi dạy bài từ nhiều nghĩa SGK TV5 tập 1 trang 66 tôi làm như sau: - Tôi yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 phần nhận xét: Rồi hỏi học sinh + Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì? Tôi yêu cầu học sinh tự làm bài. Nhắc học sinh dùng bút chì để nối từ với nghĩa thích hợp Nhận xét bài, kết luận đúng sai. Gọi 1 học sinh nhắc lại nghĩa của từng từ. A – Từ Tai a. a. B - Nghĩa Bộ phận ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ a. và nhai thức ăn. Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương Răng Mũi sống, dùng để thở và ngửi. Sau đó tôi chuyển sang bài tập 2 Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm bàn tìm câu trả lời + Nghĩa của các từ tai, răng, mũi ở hai bài tập trên có gì giống nhau? Học sinh trả lời: + Răng: đều chỉ vật nhọn,sắc, sắp đều thành hàng. + Mũi: Cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước. + Cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên chìa ra như tai người. Sau đó học sinh tự rút ra khái niệm: *Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 – Trang 67) Giải pháp 2: Tổ chức dạy học trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức. Trong chương trình SGK, bài dạy về từ nhiều nghĩa được sắp xếp sau bài dạy về từ đồng âm.Như vậy để phòng xa sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa thì ngay ở bài dạy về từ đồng âm ngoài ví dụ đúng về các trường hợp đồng âm tôi đưa thêm một số ví dụ về các trường hợp không phải đồng âm để các em nhận xét. VD: Từ “đi” trong các trường hợp sau đây có phải hiện tượng đồng âm hay không?  Mẹ hay đi bộ vào buổi tối để giảm béo.  Bố mới đi công tác về.  Hè này, cả nhà em đi du lịch.  Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.  Anh đi con mã, tôi đi con tốt.  Thằng bé đã đến tuổi đi học. Bài tập này tôi chỉ yêu cầu học sinh nhận diện từ đi trong các câu văn trên là hiện tượng đồng âm hay không phải đồng âm, không yêu cầu các em các em giải thích gì và sẽ có hai phương án trả lời: đồng âm/ không đồng âm. Đến đây giáo viên gợi mở: để biết từ “đi” trong các câu văn trên có phải quan hệ đồng âm hay không, các em về nhà suy nghĩ tìm hiểu SGK các tiết luyện từ và câu sau cô sẽ giúp các em tìm câu giải đáp. Để không mất nhiều thời gian tiết học cho nội dung trên, tôi viết sẵn nội dung câu hỏi gợi mở ra bảng phụ và tiến hành sau khi học sinh lấy VD về từ đồng âm để khẳng định lại ghi nhớ. Lúc đó tự các em sẽ có một sự so sánh giữa các ví dụ về từ đồng âm với ví dụ trên, đồng thời kích thích được tư duy của học sinh. Trước khi kết thúc tiết học, tôi cũng không quên nhắc học sinh về nhà tiếp tục suy nghĩ trả lời giải thích về hiện tượng từ đi trong các câu văn đã cho. Trong dạy bài từ nhiều nghĩa tôi cũng đưa thêm một ví dụ về từ đồng âm để học sinh phân biệt, rèn kĩ năng nhận diện từ. Sau phần ghi nhớ của bài học từ nhiều nghĩa tôi lấy thêm một hoặc hai ví dụ về từ nhiều nghĩa, sau đó quay lại lấy ví dụ về từ đồng âm cho học sinh nhận định về các từ trong ví dụ. VD: Từ “chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? Vì sao? Cái kim sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường – một chỉ vàng. Ở câu hỏi này, tôi yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để khẳng định kiến thức và khả năng nhận diện phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Sau khi học sinh trả lời tôi chốt lại: từ chỉ trong các trường hợp trên có quan hệ đồng âm vì nghĩa của từ chỉ trong mỗi trường hợp hoàn toàn khác nhau, không có quan hệ với nhau và nhấn mạnh thêm ở cuối tiết học những điều cần lưu ý khi phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để tránh nhầm lẫn đáng tiếc giữa hai hiện tượng này. Giải pháp 3: Tìm các căn cứ để giúp học sinh nhận diện, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh. Khi tôi dạy bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa SGK TV5 tập 1 Trang 82 Khi học sinh làm bài xong tôi hỏi một học sinh có phần lỗi sai nhiều về nghĩa của từ “vạt” trong câu: “Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre”nghĩa là gì? Lúc đầu em im lặng không trả lời, sau đó tôi động viên, bảo em hiểu thế nào thì cứ nói cho cô nghe thì em trả lời “ vạt” trong câu văn đó là một phần đầu nhọn của con dao. Tôi thầm nghĩ, em đã hiểu sai nghĩa của từ vạt và nội dung ý nghĩa thông báo của câu văn nên trong bài làm của mình em cho rằng từ vạt trong câu: “Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung” Và từ vạt trong câu văn trên đều là những từ cùng nghĩa. Tìm hiểu và nắm được một số sai lầm của học sinh như trên, tôi đã thử nghiệm một số biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa như sau: - Yêu cầu học sinh thuộc và hiểu ghi nhớ - Dùng tranh ảnh vật thật để minh hoạ cho từ nhằm giúp các em hiểu đúng nghĩa và phân biệt được từ. Ví dụ: Khi dạy bài từ đồng âm SGK TV5 tập 1 trang 51 - Để phân biệt nghĩa từ đồng trong bài tập: Cánh đồng - tượng đồng - một nghìn đồng.Tôi đã đưa bức ảnh chụp cánh đồng, một pho tượng làm bằng đồng và tờ tiền một nghìn đồng cho HS xem để HS nắm nghĩa của các từ đồng. học sinh nêu nghĩa từng từ rồi từ đó tự rút ra kết luận : Đó là những từ đồng âm Giải pháp 4: Tập hợp từ các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Tôi đã tiến hành tập hợp, phân loại các dạng bài tập để giúp học sinh nắm chắc phần kiến thức này. Dạng 1: Phân biệt nghĩa của từ Đối với từ đồng âm: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau: cánh đồng (1); tượng đồng (2) ; một nghìn đồng (3) Ở bài tập này tôi yêu cầu các em đánh số sau đó giải nghĩa của các từ đồng trong từng trường hợp: đồng (1): Khoảng đất rộng, bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. đồng (2): Là kim loại có màu đỏ, dẽ dát mỏng và kéo thành sợi. đồng (3): Là đơn vị tiền Việt Nam Sau đó yêu cầu học sinh rút ra kết luận: Nghĩa của các từ đồng này hoàn toàn khác nhau, chúng là những từ đồng âm. Đối với từ nhiều nghĩa: Trong các câu sau câu nào có từ chân mang nghĩa gốc và câu nào có từ chân mang nghĩa chuyển ? a. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (1). b. Bé đau chân (2). Tôi yêu cầu các em đánh số sau đó nêu nghĩa của từ chân và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển. Từ chân trong câu a: Chỉ một bộ phận làm trụ đỡ của cái kiềng. (nghĩa chuyển) Từ chân trong câu b: Một bộ phận của cơ thể, đỡ và di chuyển cơ thể (nghĩa gốc) Dạng 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm hoặc nhiều nghĩa. Đối với từ đồng âm. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước. Ở bài tập này tôi hướng dẫn học sinh với mỗi từ các em cần đặt ít nhất là hai câu, các từ đó có quan hệ đồng âm với nhau. VD: Bàn: Cả nhà ngồi vào bàn để ăn cơm. Bố mẹ em đang bàn chuyện gia đình. Đối với từ nhiều nghĩa. Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ “đứng” Tôi yêu cầu học sinh đặt câu và gợi ý nghĩa của các từ đứng như sau: Nghĩa 1: Đứng: Ở tư thế chân thẳng, chân đặt trên mặt nền. Nghĩa 2: Đứng: Ngừng chuyển động Dựa vào gợi ý đó học sinh có thể đặt câu: Nghĩa 1: Chúng em đang đứng nghiêm trang chào cờ. Nghĩa 2: Kim đồng hồ đứng lại. Trời đứng gió. Giải pháp 5: Tự tích lũy một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. Để dạy tốt phần kiến thức nghĩa của từ này, tôi nghĩ bản thân người giáo viên phải luôn nỗ lực tự tích lũy, trau giồi bản thân để có được vốn từ phong phú. Bản thân tôi đã tự tích lũy cho bản thân vốn từ sau: Đối với từ đồng âm: a. Bạc: - Cái nhẫn bằng bạc - Đồng bạc trắng hoa xòe. - Cờ bạc là bác thằng bần. - Ông Ba tóc đã bạc. - Đừng xanh như lá, bạc như vôi. - Cái quạt máy này phải thay bạc. b. Đàn: - Cây đàn ghi ta. - Vừa đàn vừa hát. - Lập đàn để tế lễ. - Bước lên diễn đàn. - Đàn chim tránh rét trở về. c. Đình - Qua đình ngả nón trông đình. - Công việc bị đình lại vì không có người làm. d. Đơn - Lan bị ốm, phải viết đơn xin nghỉ học. - Nhà đơn người, chỉ có một mẹ một con. e. Mai - Nếu miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai. - Rùa, mực, cua là các con vật có mai. - Nay đây mai đó. Đối với từ nhiều nghĩa: a. Chạy - Cầu thủ chạy đón quả bóng - Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại. - Tàu chạy trên đường ray. - Đồng hồ này chạy chậm - Mưa ào xuống, không kịp chạy lúa phơi ngoài sân. - Nhà ấy chạy ăn từng bữa. - Con đường mới mở chạy qua làng tôi. b. Lá - Lá bang đang đỏ ngọn cây. ( Tố Hữu ) - Lá khoai anh ngỡ lá sen. ( ca dao ) - Lá cờ căng lên vì ngược gió. ( Nguyễn Huy Tưởng ) - Cầm lá thư này lòng hướng vô nam.( bài hát) c. Quả - Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân. ( ca dao) - Trăng tròn như quả bóng. (Trần Đăng Khoa) - Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta. d. Cứng - Lúa đã cứng cây. - Lí lẽ rất cứng. - Học lực loại cứng. - Quai hàm cứng lại. Chân tay tê cứng. e. Xuân Mùa xuân là tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. ( Hồ Chí Minh) Ngày xuân con én đưa thoi. ( Nguyễn Du) Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên. ( Hồ Chí Minh) 7.1.2. Kết quả thực hiện Việc dạy kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa theo một số biện pháp trên đây là một thử nghiệm của bản thân tôi .Trong năm học; 2019–2020. Kết quả đạt được rất tốt so với chất lượng học nội dung này ở năm học trước đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể năm học này tôi cũng ra những bài tập tương tự năm học trước cho các em học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Kết quả làm bài như sau: Tổng số Số bài có 1 Số bài có 2 Số bài đúng cả học sinh 23 20 Số bài có nhiều phần sai phần sai phần sai 3 0 0 So với kết quả kiểm tra năm trước số học sinh làm bài tốt tăng lên rất nhiều, số học sinh có phần sai nhiều giảm đi đáng kể. Đây là một dấu hiệu khả quan cho việc vận dụng một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các năm học tiếp theo. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho đối tượng là học sinh lớp 5 ở trường TH&THCS Tứ Yên. Ngoài ra sáng kiến còn có thể áp dụng cho đối tượng học sinh các trường tiểu học trên phạm vi toàn tỉnh. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Nhà trường có kế hoạch thành lập Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt để tạo cơ hội cho các em giao tiếp, củng cố và mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ để sử dụng có hiệu quả trong học tập, tạo sự hứng thú say mê học - Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm từ, nêu nghĩa của từ dưới các hình thức như hái hoa dân chủ, thả thơ, hội vui học tập trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể để các em được vận dụng, trau dồi các kiến thức đã học đồng thời mở rộng thêm vốn từ của mình. - Bản thân mỗi giáo viên phải biết tích lũy cho mình những kiến thức từ đơn giản đến chuyên sâu về từ,trau dồi vốn từ phong phú, học hỏi các biện pháp dạy học có hiệu quả của đồng nghiệp. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có). 10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiếến có th ể thu đ ược do áp d ụng sáng kiếến theo ý kiếến c ủa tác gi ả: Khối TSHS 5 Tổng cộng 74 74 HTT SL 32 32 HT % 43,2 43,2 SL 42 42 CHT % 57,8 57,8 SL 0 0 % 0 0 10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Tôi đã mang những kinh nghiệm của mình trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong khối để cùng áp dụng vào trong năm học 2019-2020 đã được đánh giá cao cao và đã thu được kết quả tốt. Cụ thể: có khoảng 43,2% số bài các em hoàn thành tốt, 57,8% số học sinh hoàn thành, không có học sinh chưa hoàn thành .Điểu đó giúp tôi có thêm động lực để phát huy hơn nữa những mặt tích cực,để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và có thể được ứng dụng trong phân môn Tiếng Việt lớp 5 đối với các nhà trường trong toàn tỉnh 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Tên tổ chức/ cá TT Địa chỉ Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng sáng kiến nhân Biện pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều 1 Khối 5 Tiểu học Tứ Yên nghĩa; phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa lớp lớp 5. Tứ Yên, ngày tháng năm 2020 HIỆU TRƯỞNG Tứ Yên, ngày tháng năm 2020 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Tứ Yên, ngày tháng năm 2020 Tác giả Vũ Thị Diệu Linh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan