Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1...

Tài liệu Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1

.DOCX
39
8
130

Mô tả:

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1.Lời giới thiệu Chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 là sự chuẩn bị cho trẻ toàn diện về các mặt như thể lực, nhận thức, ngôn ngữ,tình cảm và các kỹ năng xã hội cần thiết trong hoạt động học tập của trẻ. Chuẩn bị cho trẻ bằng những phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ cùng với sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường. Vì sao phải chuẩn bị cho con vào lớp 1? Bởi vì việc học ở trường mầm non là “ học mà chơi, chơi mà học”. Học theo nghĩa là chơi theo một trình tự gần giống như học. Nhưng khi bước chân vào cánh cổng trường tiểu học là các bé bước vào một môi trường hoàn toàn mới, với thầy cô, bạn bè mới. Áp lực về bài học, điểm số khiến cho trẻ khủng hoảng và bối rối. Bên cạnh đó, thời kì 5-6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển cái tôi cá nhân mạnh mẽ, sự ích kỷ cũng không ngừng lớn hơn. Trẻ khó hòa đồng với bạn bè và dễ cáu gắt. Với sự đòi hỏi của xã hội vào thế hệ tương lai và sự kỳ vọng của cha mẹ cũng trở thành áp lực của con trẻ. Do vậy, nếu không chuẩn bị tốt về mặt thể chất, tinh thần, kỹ năng sống cơ bản cho trẻ khi trẻ vào lớp 1 sẽ khiến cho con dần bị cô lập, khó giao tiếp với bạn bè. Khi đã chuẩn bị hành trang tốt cho trẻ vào lớp 1, sẽ giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát và khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn. Được chuẩn bị tốt về mặt tâm lí, kỹ năng, thể lực trẻ sẽ tự tin, chủ động giao tiếp với cô và bạn. Có các kỹ năng cần thiết để thích ứng với các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường tiểu học. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non, có thâm niên hơn mười năm trong nghề và cũng là phụ huynh từng có con đến tuổi vào lớp 1. Tôi nhận thấy ở một số giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa quan tâm đúng mức, đồng đều đến một số nội dung quan trọng như: Thể lực, trí tuệ, tâm lý, kỹ năng cho trẻ. Mặt khác, ở trẻ chưa có tính độc lập trong các hoạt động, còn ỷ lại. Một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin vào bản thân mình nên việc thực hiện các công việc tự phục vụ, thực hiện yêu cầu của cô trong bài học đạt kết quả chưa cao. Còn nhiều trẻ chưa có 1 hiểu biết về môi trường xung quanh, môi trường xã hội, bản thân, gia đình, kỹ năng vận động còn chậm chạp. Thậm chí có trẻ đến 5 tuổi mới đến trường. Nơi tôi công tác là một trường mầm non thuộc ven thành phố. Phụ huynh nơi đây đa số là những phụ huynh có tuổi đời còn rất trẻ, có tư duy tiến bộ, đã có sự quan tâm đến việc học của con. Tuy nhiên, hầu hết đều là công nhân trong các công ty ở các khu công nghiệp trên địa bàn. Thời gian ca kíp thường đi sớm về khuya nên sự sát sao đến con còn nhiều hạn chế về mặt thời gian. Là một giáo viên tôi thường xuyên chủ động giao tiếp, trao đổi với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ và qua mạng internet, zalo, viber. Mỗi bậc cha mẹ đều có những nỗi lo riêng cho con mình nhưng tập trung nhất vẫn là việc cho con làm quen chữ viết, nhận mặt chữ. Vì sau năm học cuối cấp mầm non này các con sẽ bước vào lớp 1. Trước những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh tôi đã tiến hành rà soát thì nhận thấy rằng 75% số trẻ trong lớp được cha mẹ cho theo học các lớp luyện chữ, toán tư duy sau giờ tan học ở trường. Chính sự kì vọng quá ở trẻ và lo lắng con không theo kịp bạn khi vào lớp 1 của phụ huynh đã vô tình trở thành áp lực, trở ngại về mặt tâm lí của trẻ. Chính từ những lí do và kết quả khảo sát trên đây, năm học 2019 -2020 này tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài và đưa ra “ Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1”. 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 vào lớp 1. 3. Tác giả sáng kiến Họ tên : Nguyễn Thị Huyền Địa chỉ: Trường mầm non Thanh Trù Thôn Đông – Xã Thanh Trù – Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại : 0915378260 Email: [email protected]. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Thanh Trù. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường và công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 12 năm 2019. 2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Cơ sở lý luận liên quan đến việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Sự chuyển tiếp khoa học giữa chương trình giáo dục Mầm non và chương trình giáo dục Tiểu học đặt ra cho chúng những vấn đề cần quan tâm: Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là sự chuẩn bị nhằm đảm bảo tính liên tục, kế thừa sự phát triển. Sự phát triển của trẻ là một quá trình thống nhất và liên tục qua nhiều giai đoạn. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn trước cũng chính là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo. Đây cũng chính là quan điểm chỉ đạo của ngành học Mầm Non nhằm đảm bảo sự chuyển giai đoạn giữa Mầm non và Tiểu học nói chung, giáo dục trẻ 5 tuổi nói riêng cùng với giáo dục lớp một trong giai đoạn hiện nay. Việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào lớp một luôn luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục học và tâm lý học trong nước cũng như trên thế giới. Các tác giả đã dành nhiều thời gian nghiên cứu đặc điểm tâm lý và bước ngoặt của trẻ 6 tuổi như: Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết với tài liệu tổng hợp “ Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ thông” hay tác giả Vũ Thị Nho đã thể hiện quan điểm và công trình nghiên cứu của mình trong “ Tâm lý học phát triển”, một số bài viết được dịch lược từ những nghiên cứu của nước ngoài in trên tạp chí giáo dục như: Thạc sỹ Bùi Thị Việt với “ Chuẩn bị thể lực cho trẻ vào lớp 1”, thạc sỹ Lê Thị Thanh Nga với “ Đổi mới việc chuẩn bị cho trẻ vào phổ thông”. Trong nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã nêu rõ “ Cố gắng làm cho các cháu sớm bộc lộ những mầm mống năng khiếu và phát triển tiềm lực trí tuệ, chuẩn bị tốt cho việc học tập văn hóa ở trường phổ thông sau này” ( Phạm Minh Hạc – Giáo dục con người hôm nay và ngày mai. Tạp chí giáo dục 1995). Như vậy công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trường mầm non – Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một có một vai trò, tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay khi “ Thế giới trong nền văn minh mới là thế giới của sự biến đổi cực kỳ nhanh, với sự phát triển vũ bão về khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ” và xã hội đang dần tiến tới “ Xã hội học tập, mọi người đều đi học, học thường xuyên, học suốt đời”. Nếu không chuẩn bị cho trẻ tốt ngay tư bậc học Mầm 3 non thì trẻ sẽ không có khả năng cũng như sự thích ứng với môi trường học tập ở Trường phổ thông. Vì thế mà việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một hết sức đặc biệt và ý nghĩa, đóng một vai trò rất quan trọng giúp trẻ có đủ tự tin, điều kiện để làm quen dần với các hoạt động học tập, cuộc sống cũng như chế độ sinh hoạt ở Trường tiểu học. 7. 2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng của lớp Qua nhiều năm phụ trách lớp 5 tuổi tôi nhận thấy rằng trẻ ở lứa tuổi này rất thích “ đọc” sách, học chữ…nhưng việc nhận mặt chữ, mặt số trên sách báo của trẻ còn nhiều hạn chế. Trẻ hay đọc theo quán tính, bắt chước học vẹt, nhiều trẻ nói ngọng không rõ từ. Năm học 2019 – 2020 này tôi được giao nhiệm vụ phụ trách lớp 5TA với tổng số trẻ là 40 trẻ. Đa số trẻ trong lớp nhanh nhẹn có sức khỏe tốt để tham gia vào các hoạt động của lớp, tuy nhiên còn một số trẻ thể lực yếu, khả năng thực hiện các bài tập vận động còn hạn chế. Một số trẻ đến 5 tuổi mới ra lớp nên khả năng nhận thức của trẻ trong lớp chưa đồng đều. Trẻ chưa biết cách sử dụng vốn từ mình có để diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. Nhiều trẻ còn sử dụng tiếng địa phương, phát âm chưa chuẩn tiếng việt dẫn đến việc trẻ thiếu tự tin khi đứng trước lớp đọc bài hay biểu diễn một tác phẩm âm nhạc. Khi trẻ đến lớp được các cô dạy bảo thì những thói quen, nề nếp ở lớp dần được hình thành nhưng vì một số trẻ mới đến lớp nên còn khóc nhè, chưa hòa đồng cùng chơi với bạn. Các kỹ năng tự phục vụ bản thân của trẻ còn nhiều hạn chế, thậm chí có trẻ còn chưa tự cởi và mặc áo, ăn cơm không tự xúc cơm. Trẻ trong lớp rất hứng thú tham gia vào các hoạt động của lớp, thích được giúp đỡ bạn, giúp đỡ cô khi chuẩn bị đồ dùng cho bài học. + Thuận lợi: Lớp đã được trang bị đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học như máy tính, loa, máy chiếu, …phù hợp với trẻ. Các cô giáo ở lớp có trình độ trên chuẩn, yêu nghề, yêu trẻ tâm huyết với ngành học. Ban giám hiệu đã sát xao tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng nghiệp thường xuyên trao đổi kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ qua sách báo và kinh nghiệm của trường bạn. 4 + Khó khăn: Qua thời gian công tác tôi đã nắm bắt được những nhu cầu và hạn chế của trẻ trong các lĩnh vực phát triển như sau: Trẻ ở lứa tuổi này còn hiếu động, đa số mải chơi chưa tập trung chú ý trong các giờ hoạt động. Trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin khi cô mời lên bảng đọc thơ, kể chuyện hay biểu diễn một tác phẩm âm nhạc. Cơ sở vật chất đã được trang bị nhưng chưa thực sự đầy đủ. Bản thân tôi không phải là người địa phương nên cũng gặp không ít khó khăn trong công tác. Thực trạng của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ở trường: Thực tế ở trường hiện nay, việc chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp 1 chưa được quan tâm, chú trọng một cách đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Đầu năm học 2019 – 2020 tôi đã tiến hành khảo sát trẻ vào đầu tháng 9/2019 và kết quả thu được như sau: Tổng số trẻ của lớp 5TA là 40 trẻ trong đó nữ là 17 trẻ, dân tộc thiểu số: 0, trẻ khuyết tật: 0 trẻ STT Tiêu chí Đạt Số trẻ Chưa đạt Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 2 Sức khỏe của trẻ 38/40 Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn 22/40 95 55 2/40 18/40 5 45 3 ngữ rõ ràng mạch lạc Khả năng thích ứng với môi 24/40 60 16/40 40 4 trường học tập của trẻ Khả năng thực hiện các bài tập 25/40 62,5 15/40 37,5 5 vận động Khả năng nhận thức của trẻ về 26/40 65 14/40 35 chữ cái và chữ số Từ những hạn chế và kết quả khảo sát trên đây tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau nhằm tháo gỡ những khó khăn khi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 5 7.3. Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào lớp 1. 7.3.1. Biện pháp thứ nhất: Chuẩn bị thể lực cho trẻ Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ là chuẩn bị cả về chất và lượng chứ không đơn thuần là chỉ phát triển về chiều cao, cân nặng mà quên đi mặt quan trọng là năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan. Chuẩn bị cho trẻ một thể lực tốt có một ý nghĩa quan trọng bởi trẻ đang ở những năm đầu của sự phát triển, định hình tính cách thậm chí là suy nghĩ của trẻ sau này. Nên việc cho trẻ tiếp cận với những môn thể thao như bóng đá, cầu lông…nhẹ nhàng, vừa sức sẽ rèn luyện cho trẻ nhiều đức tính tốt đẹp đặc biệt là thói quen rèn luyện thể dục thể thao, giúp trẻ phát triển về thể lực là tiền đề để trẻ phát triển về trí lực. Bởi khi có một sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. Khoa học và thực tiễn cũng đã cho thấy việc tập luyện thể dục thể thao cũng là cách tốt nhất để nâng cao thể lực, phòng ngừa bệnh tật, phát triển các tố chất vận động cho trẻ một cách tốt nhất và ít tốn kém nhất. Thông qua các bài tập trong chương trình lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mầm non, mỗi bài tập đòi hỏi một nỗ lực cao của trẻ khác nhau. Từ đó hình thành và giáo dục cho trẻ những phẩm chất đạo đức, nhân cách của con người một cách tự nhiên như: Tính kỷ luật, ý chí, tính kiên trì, sự tự tin, tinh thần tập thể, ý thức đồng đội… Cần tạo cho trẻ một môi trường hoạt động tích cực, thoải mái và có cảm giác an toàn, tự tin. Thực hiện đầy đủ các nội dung, tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khỏe và vận động cho trẻ, phát hiện sớm những trẻ có khó khăn về vận động để có biện pháp thích hợp giúp đỡ trẻ. Để trẻ có được năng lực bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, sự nhanh nhạy, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi xuống mức thấp nhất có thể thì chế độ sinh hoạt ở trường của trẻ cần được xây dựng một cách hợp lý cả về thời gian cũng như đặc điểm phát triển riêng của lứa tuổi, của trẻ. Trong giờ ăn, cô giới thiệu cho trẻ các chất dinh dưỡng có trong món ăn, ích lợi đối với cơ thể. Dạy trẻ thói quen văn hóa vệ sinh trong sinh hoạt và thói quen giữ gìn sức khỏe như: Không nói chuyện khi 6 đang nhai, ăn cơm, không đùa nghịch khi ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh, phải ăn chín uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch. Dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh như: Không đến gần nơi nguy hiểm ao, hồ, hố sâu, không trèo cây, tường rào, không tiếp xúc với người lạ…Khi trẻ có vấn đề về sức khỏe hay có điều bất ngờ gặp điều nguy hiểm với bản thân hãy kêu lên và nói với người lớn, người thân tin cậy để được giúp đỡ. Tạo một không khí và trạng thái hoạt động vui vẻ, chuẩn bị đồ dùng học liệu hấp dẫn, sinh động trong hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. Giáo dục trẻ ý nghĩa và tác dụng của giấc ngủ trưa với sức khỏe con người, thời gian ngủ của trẻ cũng được cân đối phù hợp với chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường. Giấc ngủ đến với trẻ một cách từ từ và dễ dàng hơn với những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương, cho trẻ dậy dần sau khi trẻ tỉnh giấc tránh để trẻ mệt mỏi sau giấc ngủ trưa. Các bài tập vận động được thiết kế và tổ chức một cách hợp lý, vừa sức với trẻ, tạo sự thoải mái, tự tin kích thích trẻ sẵn sàng vận động. Các trò chơi vận động nhẹ nhàng cũng được lựa chọn lồng ghép vào bài học nhằm phát triển tối đa thể lực cho trẻ. Kết hợp với phụ huynh để đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe và vận động gắn liền với cuộc sống của trẻ trong gia đình và cộng đồng. Việc chuẩn bị cho trẻ một thể lực tốt là điều vô cùng quan trọng bởi trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển nhanh, cơ thể mềm dẻo. Tuy nhiên, sức đề kháng của trẻ còn yếu, các cơ quan nội tạng chưa được phát triển hoàn chỉnh, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Như chúng ta đã biết năm học 2019 -2020 là một năm học đáng nhớ với mỗi chúng ta. Khi dịch bệnh covid – 19 hoành hành toàn cầu, Việt Nam ta không là nước ngoại lệ nên kỳ nghỉ phòng dịch của trẻ kéo dài. Vậy làm thế nào để có thể đảm bảo về thể lực cho trẻ? Câu hỏi đó cứ ám ảnh trong tôi và ngay từ những ngày bắt đầu kỳ nghỉ tôi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động phụ huynh thông mạng internet, zalo của nhóm lớp. Trước hết là tuyên truyền tới phụ huynh về sự nguy hiểm của dịch bệnh SARS – COV- 2 theo thông tin khuyến cáo của bộ y tế. Thứ hai, tuyên truyền và vận động phụ huynh quan tâm và xây dựng một chế độ sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi, luyện 7 tập cho trẻ một cách khoa học, hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của lứa tuổi. Tôi đã đưa ra một vài gợi ý về chế độ sinh hoạt cho trẻ để phụ huynh tham khảo như: Sau khi trẻ thức dậy (khoảng từ 6h30 phút đến 7h00 phút), trẻ tự vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh, rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch có cồn. Sau đó trẻ ăn sáng, nghỉ ngơi ( khoảng từ 7h00 phút đến 7h 45 phút) cho trẻ tập thể dục sáng cùng các cô giáo trong trường qua video bài tập “ Chú voi con ở Bản Đôn” trên face book của nhà trường hay qua zalo mà tôi đã chia sẻ. Sau khi trẻ tập xong bài tập cha mẹ cho trẻ học cùng cô qua video hay trên các kênh truyền hình. Trẻ chơi các trò chơi dân gian trẻ biết hay chơi với đồ chơi sẵn có ở gia đình, khi trẻ chơi xong cho trẻ dọn đồ dùng đồ chơi và rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước. Trẻ ăn trưa và ngủ trưa ( khoảng từ 10h30 phút đến 14h00 phút), sau khi trẻ dậy cho trẻ đi vệ sinh, ăn nhẹ, vui chơi, hay học những chương trình bổ ích trên truyền hình, cho trẻ uống nước ấm thường xuyên và theo nhu cầu. 7.3.2. Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị về mặt trí tuệ cho trẻ Theo Phó giáo sư, tiến sỹ tâm lý Huỳnh Văn Sơn thì trí tuệ là những gì cho phép ta thích ứng được với hoàn cảnh bao gồm trí tuệ học đường và trí tuệ thực tiễn. Trí tuệ học đường là khả năng được đánh giá bởi khả năng thực hiện những nhiệm vụ thông thường ở trường học hoặc trong các trắc nghiệm đã được chuẩn hóa với trí tuệ thực tiễn. Trí tuệ thực tiễn là khả năng trí tuệ được phản ánh trong sự thực hiện thành công trong hoàn cảnh tự nhiên, trong cuộc sống thường ngày và ngoài trường học. Trẻ có chỉ số trí tuệ học đường cao chưa có nghĩa là chỉ số trí tuệ thực tiễn cao và ngược lại. Vì vậy, cần phải chuẩn bị trí tuệ cho trẻ là giúp trẻ, hình thành cho trẻ các kỹ năng thao tác tư duy cho trẻ. Chuẩn bị về mặt trí tuệ cho trẻ là cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh trẻ, về môi trường xã hội, mối quan hệ giữa người với người, các biểu hiện về thời gian, không gian, đồng thời có kỹ năng hoạt động trí óc như so sánh, phân tích, tổng hợp… Năng lực trí tuệ cần hình thành cho trẻ chuẩn bị vào lớp một là năng lực nhận thức, ghi nhớ - nhớ nhận lại, ngôn ngữ, tư duy, những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Cung cấp lượng kiến thức dồi dào cho trẻ và cung cấp kiến thức này cho trẻ ở 8 mọi lúc mọi nơi trong mọi hoạt động. Nêu gương người tốt, việc tốt qua những câu chuyện kể hay những gương tốt trong cuộc sống gần gũi với trẻ mà trẻ biết và có thể kể lại với cô và bạn. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Đây là một nhiệm vụ cơ bản, trẻ ở vùng nông thôn hay vùng ven đô thị thường sử dụng ngôn ngữ của địa phương hay phát âm ngọng những phụ âm như l, n , r, d hay vần uên và uyên…Để giao lưu được với mọi người, lĩnh hội được nền văn hóa của dân tộc thì việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là điều quan trọng nhất. Chính vì vậy mà trong các giờ học tập như kể chuyện, đọc thơ, làm quen với chữ cái, hay trò chơi với chữ cái, trò chuyện cùng trẻ, tôi luôn phát âm đúng tiếng việt và dùng ngữ điệu đúng để trẻ cảm nhận và bắt chước. Tập luyện phát âm cho trẻ những từ mà trẻ hay ngọng ở mọi lúc mọi nơi trong học tập và trong mọi hoạt động. Rèn cho trẻ sử dụng ngữ điệu đúng phù hợp với trạng thái, hoàn cảnh, biết lắng nghe, biết thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình bằng lời nói một cách rõ ràng, đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ và dễ hiểu. Việc nhận thức về chữ cái có liên quan mật thiết với văn học, quá tình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua chữ cái giúp trẻ sớm hình thành khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, nhận biết, phân tích chính xác chữ cái đã học. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ góp phần tích cực đến sự phát triển trí lực cho trẻ. Để dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt thì người giáo viên phải phát âm đúng chuẩn, chính xác chữ cái, gần gũi và giúp trẻ sửa ngọng, phát âm sai. Sử dụng các hình ảnh, trò chơi, bài thơ để luyện phát âm cho trẻ một cách sinh động và cuốn hút. Ví dụ như trong chủ đề “Gia đình” cho trẻ làm quen nhóm chữ “ a, ă, â” tôi đã giới thiệu với trẻ về gia đình mình, sử dụng hình ảnh về gia đình có những từ chứa chữ a, ă hay â. Cô ghép chữ bằng thẻ chữ rời, phát âm chuẩn xác chữ cái cho trẻ làm quen, cho trẻ phát âm chữ cái, cô sửa sai cho trẻ ( nếu có), Cô phân tích cấu tạo chữ và cho trẻ nhắc lại. Cho trẻ chơi trò chơi tìm chữ qua bài thơ có chứa chữ cái mà trẻ vừa được làm quen, tìm nét còn thiếu cho chữ, hay cô viết tên trẻ trong lớp lên bảng, đọc tên trẻ lên và cho trẻ tìm xem tên bạn nào có chứa chữ cái mà cô vừa cho trẻ làm quen. 9 Phát triển tư duy ở trẻ: Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ánh Tuyết và những cộng sự thì đặc điểm tư duy ở trẻ mẫu giáo lớn xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới và những yếu tố của tư duy logic. Không có khả năng tư duy thì trẻ không thể lĩnh hội được những kiến thức xã hội. Ngay trong hoạt động vui chơi, tư duy giúp trẻ giải quyết những tình huống xảy ra khi chơi làm nảy sinh nhiều sáng kiến. Ví dụ như khi chơi trò chơi bác sỹ trẻ thực hiện được thao tác, mô phỏng được mối quan hệ giữa bác sỹ với bệnh nhân. Biết cầm ống nghe đưa vào tai và đặt ống nghe lên người bệnh. Sự phát triển tư duy trực quan hình tượng là việc giải quyết một nhiệm vụ trên bình diện hình ảnh trực quan sinh động. Đây là một loại tư duy đặc biệt chỉ có ở người và nhất là trẻ nhỏ. Để phát triển tư duy trực quan hình tượng nói riêng và tư duy của trẻ nói chung thì mỗi hoạt động nhất là khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học hay khám phá xã hội. Các cô giáo mầm non luôn tìm tòi làm những đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên hay vật liệu phế thải sinh động, hấp dẫn phù hợp với trẻ hay sử dụng những vật thật dễ kiếm, dễ tìm để trẻ được khám phá, tri giác về sự vật. Ví dụ như cho trẻ khám phá một số con vật sống dưới nước gần gũi sẵn có ở địa phương cá, cua, tôm, ốc…tôi thường sử dụng con vật thật. Khi sử dụng con vật thật trẻ được quan sát, sờ, nắm, tác động vào đối tượng từ đó trẻ được tri giác về đối tượng một cách cẩn thận, hứng thú. Chính vì vậy mà việc cung cấp những biểu tượng đa dạng, phong phú xung quanh trẻ là việc rất cần thiết, đồng thời rèn luyện ở trẻ tính linh hoạt, tính khái quát, so sánh, phán đoán của tư duy. Thiết kế các tình huống chơi thông qua các hoạt động để trẻ khám phá, tự tìm cách giải quyết vấn đề; Sử dụng các nguyên vật liệu mở, nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, giúp trẻ học tập, khám phá và trải nghiệm. Tổ chức nhiều các hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ được khám phá và rèn luyện các kỹ năng. Ví dụ như khi tổ chức khám phá khoa học tôi đã chia lớp thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một nhóm trưởng, cho trẻ được quan sát, thảo luận về đối tượng và nhóm trưởng lên trình bày ý kiến của nhóm. Hay khi cho trẻ củng cố lại chữ cái đã học hay chữ số tôi sử dụng các hột hạt sưu tầm được cho trẻ xếp chữ, xếp số. 10 Phát triển thẩm mỹ ở trẻ: Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ là một trong những nội dung nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua các buổi tham quan, dạo chơi tôi đã mang đến cho trẻ những cái nhìn về vẻ đẹp của thiên nhiên, kích thích trí tưởng tượng của trẻ để trẻ bộc lộ năng khiếu nghệ thuật của mình. Tôi thường trò chuyện với trẻ về cuộc sống tươi đẹp xung quanh trẻ, đọc thơ, kể chuyện, thông qua đó giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và ý thức bảo vệ môi trường. Qua các tác phẩm văn học như những bài thơ, bài ca dao, đồng dao, hay những câu chuyện cổ tích hay mà tôi thường kể cho trẻ như; Tích chu, Sọ dừa…Những hình tượng đẹp của nhân vật đã khiến cho trẻ nảy sinh những cảm xúc lớn lao, muốn học tập theo những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. Từ đó hình thành cho trẻ tình yêu với văn học, biết giữ gìn sách vở, ham đọc sách. Văn học mang vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của con người đến với trẻ thì âm nhạc lại chính là ngôn ngữ tình cảm của con người. Tôi dạy trẻ biết lắng nghe ( cho trẻ nghe qua loa, đài, ghi âm) những âm điệu của thiên nhiên, của cuộc sống xung quanh trẻ như: Tiếng máy nổ, tiếng con vật kêu ( cho trẻ giả tiếng kêu của con vật qua những trò chơi vui nhộn) hay tiếng mưa cũng làm thức tỉnh và dẫn trẻ đến với thế giới âm nhạc. Hội họa cũng mang lại cái nhìn, sự khám phá mới mẻ cho trẻ thơ. Ngắm nhìn một bức tranh đẹp cũng khiến cho trẻ thích thú và muốn được vẽ tranh, cắt hay xé dán. Ngoài những bài học ở trường mà cô dạy thì môi trường sống lành mạnh, thể hiện được những nét đẹp văn hóa tinh thần giữa mối quan hệ tốt đẹp của người thân trong gia đình, cử chỉ, lời nói hay mà trẻ nhìn thấy và cảm nhận được. Tất cả những điều đó là nguồn gốc tạo nên cái đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và nó có tác động mạnh mẽ nhất đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Ví dụ như cho trẻ “ vẽ vườn hoa” tôi đã hướng dẫn trẻ ngắm nhìn, quan sát vườn hoa của trường, sau đó cho trẻ quan sát tranh mẫu của cô, hướng dẫn trẻ chọn màu, vẽ nét, bố cục bức tranh. Trẻ có thể vẽ thêm những chi tiết sáng tạo theo trí tưởng tượng của trẻ. Hay cho trẻ “ Nặn sản phẩm của nghề nông” cô giới thiệu một số sản phẩm nghề nông, cho trẻ kể tên những sản phẩm 11 mà trẻ biết, cho trẻ quan sát vật thật hay mẫu nặn của cô, hướng dẫn trẻ chia đất, làm mềm đất. Cho trẻ tự nặn theo trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ. Dạy trẻ biết giữ gìn sản phẩm tạo hình của mình và của bạn. Phát triển khả năng định hướng trong không gian và thời gian cho trẻ: Thực tế cho thấy việc dạy trẻ định hướng không gian như trên – dưới, trước – sau, trái – phải là rất khó hình thành và ghi nhớ. Vì vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động, tôi thường xuyên cho trẻ sử dụng tay phải, tay trái. Định hướng được vị trí của một vật khi có một vật làm chuẩn, rèn luyện cho trẻ qua các trò chơi: Cái gì biến mất, hái quả, thu hoạch củ, chuyền bóng…Nội dung rèn luyện được tăng dần theo mức độ từ dễ đến khó. Hình thức được thay đổi linh hoạt tạo được hứng thú tham gia học tập, rèn luyện cho trẻ. Với các biểu tượng định hướng về thời gian cần dạy trẻ nhận biết các thời điểm trong ngày sáng, trưa, chiều, tối, nhận biết các thứ trong một tuần, các mùa trong năm. Dạy trẻ xem đồng hồ, ước lượng gần đúng khoảng thời gian một cách đơn giản. Phát triển khả năng nhận biết và định hướng giới ở trẻ: Hiện nay với nhiều vấn nạn của xã hội liên quan đến lạm dụng, xâm hại tình dục trẻ em thì giáo dục giới tính cho trẻ là một nội dung vô cùng cần thiết. Chúng ta phải cung cấp cho trẻ cách nhận biết bản thân là trai hay gái. Nhận biết và phân biệt các hành vi không phù hợp với cơ thể mình, biết cách bảo vệ an toàn cho chính trẻ. Sự bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong nhận thức của người dân, vô tình tạo ra sự phân biệt đối xử với trẻ trong gia đình. Chính vì vậy nên việc giáo dục giới tính cho trẻ là rất quan trọng, nội dung này được lồng ghép trong các hoạt động và nội dung học cho trẻ. Ví dụ trong giờ chơi ở các góc thì giáo viên nên khuyến khích bé trai chơi ở góc phân vai, đóng vai bác cấp dưỡng hay y tá…hay trong hoạt động lao động thì bạn trai hay bạn gái cũng phải thực hiện những công việc như nhau, có sự hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng hoàn thành công việc cô giao. Nội dung giáo dục giới tính cho trẻ mầm non phải phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện bản thân và trải nghiệm các tình huống liên quan đến các kỹ năng tự bảo vệ qua các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường mầm non. Tích hợp các nội dung giáo dục giới tính một cách tự nhiên và tận dụng các cơ hội để giáo dục trẻ, phối hợp với gia đình trẻ trong việc thực 12 hiện các nội dung giáo dục giới tính cho trẻ. 7.3.3. Biện pháp thứ ba: Hình thành các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Trẻ em hiện nay đa số được sống trong sự bao bọc của cha mẹ và người thân nên tình trạng trẻ thụ động, không biết ứng phó với nguy cấp, không biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm, luôn ỷ lại vào người lớn. Trẻ chưa có nhiều kỹ năng trong giao tiếp ứng xử, thậm chí là chưa biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân. Điều này là khá phổ biến trong xã hội hiện nay, phải chăng cách nuôi dưỡng bảo vệ, bao bọc như vậy đã thực sự tốt cho trẻ. Thậm chí nhiều trẻ năm tuổi, những ngày đầu đến lớp còn đòi mẹ bế, khóc nhè, không tự xúc cơm chờ người lớn xúc cho mới ăn. Chính vì vậy mà đối với bản thân mỗi trẻ cần có một kỹ năng tự phục vụ để trẻ tự tin vững bước vào cánh cổng của Trường tiểu học. Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân thì các con không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống. Để làm được điều này thì không chỉ có các cô giáo mầm non mà cả cha mẹ trẻ cũng cần phải có kiến thức thực tế ngoài đời và kỹ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi. Khi đến trường cũng như ở nhà cần rèn cho trẻ thói quen lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định. Trong những ngày cả nước chung tay phòng chống đại dịch covid – 19 thì cần duy trì cho trẻ thói quen và kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay đúng cách mà cô giáo đã dạy. Phối kết hợp với phụ huynh qua zalo nhóm lớp để nhấn mạnh và chỉnh sửa một số kỹ năng tự phục vụ bản thân mà trước đó trẻ chưa thực hiện đúng cách. Dạy trẻ và duy trì cho trẻ những thói quen theo khuyến cáo của bộ y tế như: Ho và hắt hơi vào khuỷu tay thay vì bàn tay, đặc biệt là nơi công cộng. Việc này giúp trẻ có cảm giác kiểm soát cơ thể mình và khiến con cảm thấy ở ngoài kia có những điều đáng sợ đang xảy ra, nhưng có những việc đơn giản mình có thể làm để kiểm soát chúng. Dạy trẻ và giải thích cho trẻ việc cần thiết phải rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh và từ nơi công cộng về nhà. Hướng dẫn trẻ cùng thực hiện việc vệ sinh nhà cửa cũng như giữ gìn vệ sinh nơi mình ở và nơi công cộng để bảo vệ sức khỏe. Dạy trẻ đeo khẩu trang đúng cách cũng như bỏ khẩu trang đúng nơi sau khi sử dụng. Dạy trẻ cách uống nước, tự đi dép, mặc áo, tự sắp xếp đồ dùng cá nhân… và quan trọng hơn là việc dạy trẻ tầm quan trọng của việc ở nhà khi bị bệnh hay ở 13 nhà để phòng dịch. Khi trẻ bị bệnh dù là cúm thông thường, hay vẫn còn khả năng lây nhiễm bệnh thì việc hạn chế tiếp xúc với mọi người là điều rất cần thiết để tránh lây lan cho người khác trong khi mình bị bệnh. Thời điểm này chính là cơ hội tốt để dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân, tự bảo vệ sức khỏe cho mình. Việc này sẽ giúp trẻ ý thức được trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, không những trong mùa dịch này mà còn trong cuộc sống sau này của trẻ. Mặc dù những kỹ năng tự phục vụ bản thân này khá đơn giản và trong nếp sinh hoạt hàng ngày chưa chắc chúng ta đã chú trọng để hướng dẫn trẻ làm đúng cách. Tuy nhiên những kỹ năng đó lại có vai trò rất quan trọng không những chỉ trong mùa dịch này mà còn trong cả quá trình sống của trẻ ở gia đình, tập thể và cộng đồng. Kỹ năng học tập: Để trẻ có một kỹ năng giao tiếp tốt, thích nghi với môi trường học tập ở Trường tiểu học thì việc chuẩn bị cho trẻ kỹ năng học tập là vô cùng cần thiết. Chúng ta cần tạo cho trẻ có một thói quen ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế. Ở gia đình phụ huynh cần sắm cho con bộ bàn ghế đúng kích thước phù hợp với chiều cao của trẻ. Tập cho trẻ ngồi thẳng lưng, để sách vở trước mặt ngay ngắn không cúi đầu sát với sách vở khi đọc sách ( đọc qua hình ảnh minh họa) hay tô màu. Thường xuyên, tập cho trẻ thói quen kiên trì tham gia các hoạt động trong khoảng thời gian dài từ 30 – 45 phút, rèn cho trẻ có tính kỷ luật và các quy định trong giờ học, sử dụng đồ dùng học tập đúng cách như cách giở sách, cách cầm bút, cách sử dụng thước kẻ…gữ gìn đồ dùng học tập. Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một trong những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của mỗi trẻ, vì vậy cần phải dạy cho trẻ biết bày tỏ suy nghĩ của mình cho người khác hiểu khi cần thiết. Cô giáo hay cha mẹ, những người sống cùng trẻ luôn làm gương tốt trước trẻ, từ những lời ăn tiếng nói hay, lịch sự để trẻ học theo. Khi trẻ thoải mái bày tỏ ý kiến của mình thì trẻ sẽ dễ dàng học tập và tiếp thu những ý kiến mới. Trong các giờ hoạt động tôi thường tạo ra các tình huống để trẻ có cơ hội thực hành kỹ năng giao tiếp. Ví dụ trong giờ hoạt động chơi ở các góc, tôi đóng vai một vị khách đến tham quan một số góc như góc phân vai chẳng hạn. Khi có khách đến nhà trẻ sẽ bộc lộ được kỹ năng giao tiếp của mình như chào hỏi, mời khách ngồi, rót nước mời khách, trò chuyện cùng khách, 14 chào tạm biệt…Những tình huống xảy ra trong lớp học cô cũng tận dụng để dạy trẻ biết nói cảm ơn hay xin lỗi đúng lúc. Kỹ năng hợp tác: Trong các hoạt động, học tập, lao động ở trường tôi luôn chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có một nhóm trưởng, giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng nhóm, để trẻ trong mỗi nhóm được tương tác với nhau, chia sẻ, đoàn kết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ cô giao. Ví dụ như cho trẻ chơi trò chơi dân gian “ Đua thuyền” chia làm các đội chơi, các thành viên trong đội phải đoàn kết cùng nhau thực hiện mới đưa đoàn thuyền về bến. Hay khi cho trẻ giải các câu đố tôi tổ chức thành một trò chơi “ Rung chuông vàng” chia lớp thành các đội chơi, thành viên trong các đội đều phải suy nghĩ, tương tác, thảo luận cùng nhau để đưa ra câu trả lời cho đội. Trong môi trường học tập ở trường hay trong cuộc sống thường ngày của trẻ thì việc hợp tác với người khác là rất cần thiết. Qua những tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc… Cần dạy trẻ biết hợp tác với bạn, có sự hợp tác công việc mới thành công từ đó hình thành tinh thần đoàn kết, hòa đồng, chia sẻ với bạn của trẻ. 7.3.4. Biện pháp thứ tư: Chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ Ở lứa tuổi này việc học của trẻ vẫn là “ học mà chơi, chơi mà học”. Nội dung học vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ bởi những đồ dùng trực quan sinh động trong tiết học, hay những trò chơi học tập, trò chơi dân gian nhằm tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, thích thú và tích cực tham gia vào hoạt động. Trong giai đoạn này thì việc học kiến thức dường như chưa quan trọng bằng việc chuẩn bị nền tảng cần thiết để con bước vào cuộc sống của người học sinh. Củng cố và bồi dưỡng cho trẻ những khả năng như: Khả năng điều chỉnh cảm xúc, khả năng kiềm chế bốc đồng, khả năng tập trung, khả năng đồng cảm với người khác, đạo đức, tính xã hội, sự hiếu học của bản thân mỗi trẻ. Thông qua quá trình vui chơi, giao tiếp với bạn bè, giao cảm với bố mẹ và các tình huống đa dạng trong thực tế mà trẻ được trải nghiệm và quan sát. Trình tự của một tiết học được diễn ra giống như một tiết học nhưng không nghiêm ngặt như một tiết học diễn ra ở cấp tiểu học. Những chức năng tâm lý diễn ra giống như một tiết học ở lớp 1. Trẻ phải chú ý nghe cô hướng dẫn, giảng giải, phải sử dụng các hình 15 thức ghi nhớ, các thao tác tư duy diễn ra theo yêu cầu của lớp học. Việc trẻ chú ý nghe cô giảng bài là điều kiện tâm lý của hoạt động ý thức. Để trẻ có một tâm trạng vui vẻ khi đến trường, đến lớp thì trong các giờ hoạt động, cô giáo tạo cho trẻ một không khí vui vẻ, thoải mái, gần gũi, tình cảm, phát huy tối đa tính tích cực ở trẻ. Tạo cho trẻ có một cảm giác an toàn, thân thiết như ở nhà. Trẻ ở lứa tuổi này đã hình thành được sự chú ý có chủ định nhưng vẫn còn yếu. Khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý của bản thân trẻ còn hạn chế. Ở giai đoạn này thì chú ý không chủ định chiếm ưu thế nhiều hơn. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, dễ bị phân tán bởi những âm thanh, sự kiện khác ngoài nội dung học tập. Trẻ chỉ chú ý khi giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn, các trò chơi cuốn hút trẻ. Thời gian chú ý có chủ định ở lứa tuổi này rất ngắn chỉ từ 25 đến 30 phút. Nhưng khi bước vào lớp 1, tiếp cận với những kiến thức khoa học mới mẻ, thời gian tập trung cho một giờ học cũng kéo dài hơn. Vì vậy, nếu không được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý sẽ gây cho trẻ cảm giác mệt mỏi, thậm chí là khủng hoảng và không muốn đến trường. Dựa vào đặc điểm tâm lý này của trẻ, bản thân cũng là một giáo viên mầm non nhiều năm đứng lớp 5 tuổi. Tôi luôn đưa ra kế hoạch cho trẻ đến tham quan Trường tiểu học, trong các giờ hoạt động: Chơi ngoài trời, chơi – hoạt động theo ý thích. Để trẻ cảm nhận được vai trò và trách nhiệm của một người học sinh. Để thực hiện được kế hoạch đó, tôi tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu, liên hệ với Ban giám hiệu và giáo viên lớp 1 Trường tiểu học Thanh Trù. Để cho trẻ được tham quan ngôi trường mà trong tương lai gần trẻ sẽ bước chân vào đó. Cho trẻ được trải nghiệm hoạt động học tập cùng anh chị lớp 1. Tiết học đó thật vui nhộn, thoải mái, tạo ấn tượng tốt cho trẻ về ngôi trường trẻ sẽ học trong tương lai. Kế hoạch này, tôi có thể thực hiện được thường xuyên, liên tục, hàng tuần, hàng tháng trong các chủ đề vì điều kiện về mặt địa lý nơi tôi công tác rất thuận lợi. Hai Trường mầm non và Trường tiểu học nằm cạnh nhau, chỉ ngang qua một con đường nhỏ là tới, hầu như không có xe cơ giới, xe phân phối lớn chạy qua nên đảm bảo được sự an toàn khi cho trẻ đi tham quan. Theo thuyết tâm lý xã hội của Freud và Erikson thì giai đoạn trẻ từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn trẻ khẳng định mình thường xuyên hơn, cái tôi được 16 khẳng định mạnh mẽ hơn khi trẻ bước vào độ tuổi 5 đến 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặc biệt sống động, là những tháng ngày phát triển cực nhanh trong cuộc sống của một đứa trẻ. Ở lứa tuổi này thì hoạt động chủ đạo vẫn là hoạt động vui chơi. Thông qua các trò chơi, trẻ có cơ hội được khám phá các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng các đồ dùng đồ chơi, sự tương tác của trẻ với bạn qua vui chơi thường xuyên hơn. Ví dụ : Trò chơi “cô giáo” trong hoạt động chơi ở các góc. Trẻ tự nhận vai chơi mình thích, bạn nhận đóng vai “ cô giáo”, bạn đóng là “ học sinh”… Trẻ phải diễn tả được trạng thái tâm lý của nhân vật mà trẻ đóng vai. Mô phỏng hành động một cách giống thật nhất về vai trẻ đóng ( cô giáo thì có những cử chỉ ân cần, dịu dàng, lời nói nhỏ nhẹ, ấm áp, học sinh thì ngoan, lễ phép, chú ý nghe cô giảng bài…). Trẻ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của vai chơi, trẻ thể hiện được nhu cầu, mong muốn của bản thân với bạn mình. Điều này giúp trẻ thoải mái, tự tin giao tiếp, tương tác với chính nhân vật mà trẻ đóng vai. Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp cho trẻ học được tình yêu thương, cách thể hiện sự quan tâm, sự đồng cảm và tăng cường tư duy tình cảm cho trẻ. Theo các nghiên cứu cho biết, trẻ sẽ học được cách kiềm chế, kiểm soát cảm xúc của bản thân khi tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề nhất là những vai nhân vật tốt như siêu anh hùng, bác sỹ, chú bộ đội…. Trẻ sẽ phải hành động, cư xử, suy nghĩ, đặt mình vào nhân vật mà trẻ đóng sao cho thật giống với nhân vật đó. Để mỗi ngày đến trường của trẻ là một ngày vui thì ngoài những hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ra giáo viên chủ nhiệm các lớp đã phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh tổ chức các buổi ngoại khóa cho trẻ được trải nghiệm một cách đầy hứng khởi như: Hội chợ xuân, bé với các trò chơi dân gian… 17 Trẻ và phụ huynh trải nghiệm “ Hội chợ xuân” Bé với trò chơi dân gian 18 Trong các hoạt động trải nghiệm, trẻ được hòa mình vào không khí của ngày tết cổ truyền, hay những trò chơi dân gian gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Trẻ tham gia hoạt động một cách vui vẻ, hồ hởi, thích được đến trường, được khám phá những điều mới mẻ hơn. Đây cũng là cách để cho cô và trò được xả stress sau những hoạt động căng thẳng, gò bó trong không gian lớp học, là cách để củng cố và hình thành ở trẻ sự tự tin, lòng tin của trẻ với người khác, xây dựng được một hình ảnh đẹp về thầy cô giáo trong tâm trí trẻ. Luôn động viên, khuyến khích để trẻ vui vẻ, tự nguyện tham gia vào các hoạt động, khiến cho trẻ cảm thấy tự tin hơn khi tự bản thân trẻ giải quyết một vấn đề nào đó. Có những trẻ tự đưa ra những sáng kiến của mình trong khi vui chơi hay lao động, nếu sáng kiến đó của trẻ mà được người lớn nhất là cha mẹ trẻ hay giáo viên khuyến khích và củng cố thì trẻ sẽ cảm thấy cần phải cần cù, chăm chỉ hơn, cảm thấy tự tin vào khả năng của mình. Còn nếu sáng kiến của trẻ mà không được người lớn động viên, khích lệ, bị hạn chế bởi cha mẹ hoặc giáo viên thì trẻ bắt đầu cảm thấy mình thua kém hơn, nghi ngờ vào khả năng của bản thân mình. Chính vì vậy mà trẻ không thể đạt được kết quả cao trong quá trình học tập và phát triển tiềm năng của bản thân sau này. Tri giác của trẻ ở lứa tuổi này chỉ mang tính đại thể, không thường xuyên đi vào chi tiết, mang tính không ổn định. Tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan, vì vậy cần thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, trò chơi mới, tạo hứng thú lôi kéo trẻ tham gia hoạt động nhằm phát triển tri giác của trẻ một cách tích cực và chính xác. Trong các hoạt động tôi luôn tìm tòi đưa các trò chơi dân gian, trò chơi học tập vào bài học để tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động như: Trò chơi “ Trốn tìm”, trò chơi dân gian“ Lộn cầu vồng”, “ kéo cưa lừa xẻ”… Giúp phụ huynh hiểu rõ việc cần thiết phải chuẩn bị tâm lý cho trẻ, nhưng sự chuẩn bị phải mang hướng tích cực chứ không nhồi nhét. Sự nhồi nhét của cha mẹ có lẽ xuất phát từ tâm lý sợ con không theo kịp bạn bè, lo con đuối hơn các bạn. Tâm lý đám đông xuất hiện, lan truyền trong phụ huynh dẫn đến việc trẻ phải gắng sức chạy đua trong cuộc chạy đua về mặt tâm lý của phụ huynh. Điều này không những không mang lại lợi ích về mặt tâm lý cho trẻ mà còn mất đi tuổi thơ ý nghĩa của con trẻ. Khi chuyển từ môi trường 19 mà hoạt động chủ đạo là vui chơi, chỉ nhận biết mặt số, mặt chữ cái sang một hoạt động học tập nghiêm túc ở Trường tiểu học. Trẻ cần một thời gian vừa đủ để chuẩn bị về mặt tâm lý sẵn sàng cho hoạt động học tập ở lớp 1. 7.3.5. Biện pháp thứ năm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động chung cho trẻ Ngày nay công nghệ khoa học phát triển mạnh, để ứng dụng được công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy thì đòi hỏi người giáo viên cũng không ngừng nỗ lực học tập để đưa ra những bài học, những hình ảnh trực quan sinh động, cuốn hút trẻ đến với bài học. *Ứng dụng công nghệ thông tin với việc cho trẻ làm quen chữ cái Nếu một bài học với những thẻ chữ và bức tranh đơn giản sẽ làm cho trẻ mau chán, không hứng thú với bài học, việc nghi nhớ mặt chữ cái, mặt chữ số sẽ khó khăn hơn. Ví dụ: Với bài học cho trẻ “làm quen với chữ cái b, d, đ” thì việc sử dụng công nghệ thông tin trong bài học khiến trẻ hứng thú hơn với hình ảnh, tiếng kêu của con bò chẳng hạn, hay trẻ sẽ dễ dàng ghi nhớ các nét chữ qua hình ảnh xếp nét trên màn hình… *Sử dụng phần mềm trong hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học Những bức tranh với những hình ảnh màu sắc dù có đẹp cũng trở nên nhàm chán với trẻ, nếu cứ lặp đi lặp lại việc sử dụng tranh vẽ trong các tiết học. Ví dụ: Trong bài dạy trẻ đọc thơ “ Tình bạn" khi sử dụng những hình ảnh sống động để khắc họa nhân vật và nội dung của bài thơ sẽ khiến cho tác phẩm văn học đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Cô có thể tải các hình ảnh phù hợp từ những trang web, trẻ thích thú hơn ghi nhớ nội dung bài thơ dễ dàng và mục đích giáo dục của bài học sẽ gần gũi với cuộc sống thực tế của trẻ hơn. *Sử dụng công nghệ thông tin khi cho trẻ khám phá khoa học Trẻ sẽ được đến với môi trường tự nhiên, sống động, gần gũi với trẻ qua màn hình ngay tại lớp học. Ví dụ: Cho trẻ làm quen với một số loài côn trùng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan