Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Mô hình bệnh tật người lao động khám sức khỏe tại trung tâm bác sỹ gia đình 75...

Tài liệu Mô hình bệnh tật người lao động khám sức khỏe tại trung tâm bác sỹ gia đình 75 hồ mễ trì hn năm 2014 2015

.PDF
49
232
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN ĐẠI MẠNH “Mô hình bệnh tật của người lao động khám sức khỏe tại trung tâm bác sĩ gia đình- 75 Hồ Mễ Trì Hà Nội năm 2014- 2015” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHÓA 2009 - 2015 Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Khương HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt 6 năm học tại trường. Em xin cảm ơn thầy/cô Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, đóng góp những ý kiến quý báu cho em thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Th.S. Nguyễn Văn Khương - Người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ cũng như động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2015 TRẦN ĐẠI MẠNH LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận được tính toán trung thực, chính xác và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào. Nếu có gì sai sót em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2015 Sinh viên TRẦN ĐẠI MẠNH MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Y học gia đình- Bác sĩ gia đình .................................................................. 3 1.2. Khái niệm về mô hình bệnh tật .................................................................. 6 1.3. Mô hình bệnh tật trên thế giới .................................................................... 7 1.4. Mô hình bệnh tật tại Việt Nam................................................................... 8 1.5. Phân loại bệnh tật ..................................................................................... 10 1.6. Một số đặc điểm các xét nghiệm dùng trong khám sức khỏe ................. 15 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 17 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 17 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 17 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17 2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 19 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 20 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................... 20 3.2. Mô hình bệnh tật ...................................................................................... 21 3.3. Kết quả một số xét nghiệm cận lâm sàng ................................................ 27 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 30 4.1. Mô hình bệnh tật ...................................................................................... 30 4.2. Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng ............................................................ 34 KẾT LUẬN ................................................................................................... 38 KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………...40 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi đối tượng nghiên cứu ...................................... 20 Bảng 3.2: Tỷ lệ phát hiện bệnh lý răng hàm mặt ............................................ 22 Bảng 3.3: Tỷ lệ phát hiện bệnh lý tai mũi họng .............................................. 23 Bảng 3.4: Tỷ lệ phát hiện bệnh lý mắt ............................................................ 23 Bảng 3.5: Tỷ lệ phát hiện bệnh phụ khoa (nữ giới) ........................................ 24 Bảng 3.6: Kết quả xét nghiệm máu cán bộ giáo viên ĐHLĐXH ................... 27 Bảng 3.7: Kết quả xét nghiệm nước tiểu cán bộ giáo viên ĐHLĐXH ........... 28 Bảng 3.8 : Kết quả cận lâm sàng công nhân công ty ACECOOK Bắc Ninh......... 28 Bảng 3.9: Kết quả cận lâm sàng công nhân công ty ACECOOK Hưng Yên . 29 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Xu hướng bệnh tật đo lường bằng DALY, 1990-2010 ................ 9 Biểu đồ 1.2: Biến đổi 3 nhóm bệnh qua các năm 1986-2011 ........................... 9 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ phát hiện bệnh theo nhóm đối tượng ................................ 20 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ phát hiện bệnh theo giới .................................................... 21 Biểu đồ 3.3: Các bệnh/ chứng bệnh nội khoa hay gặp của cán bộ giáo viên ĐHLĐXH .................................................................................... 25 Biểu đồ 3.4: Các bệnh/ chứng bệnh nội khoa hay gặp của công nhân công ty ACECOOK Bắc Ninh ................................................................. 25 Biểu đồ 3.5: Các bệnh/ chứng bệnh nội khoa hay gặp của công nhân công ty ACECOOK Hưng Yên ............................................................. 26 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế xã hội, đồng thời chịu ảnh hưởng của các chính sách y tế của quốc gia hay cộng đồng đó. Xác định mô hình bệnh tật đối với ngành y tế đóng một vai trò rất quan trọng giúp đề ra những phương pháp, phương hướng giải quyết vấn đề sức khỏe, nâng cao sức khỏe người dân. Hiện nay sự quan tâm và nhận thức của người dân về môi trường và sức khỏe đã tăng lên. Người dân, ngành Y tế, Chính phủ ngày càng ý thức rõ hơn về những yếu tố nguy cơ tác hại đến sức khỏe tại nơi làm việc và môi trường sống. Nghề nghiệp cũng là một yếu tố nguy cơ lớn ảnh hưởng tới sức khỏe con người lao động. Công nghiệp hóa hiện đại hóa, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã mang lại những thành tựu to lớn cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, tuy vậy cũng gặp phải nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn lao động… Vì vậy nghiên cứu về mô hình bệnh tật của người lao động là rất cần thiết giúp đề ra chiến lược, giải pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người lao động [1]. Trung tâm Bác sĩ gia đình- 75 Hồ Mễ Trì Hà Nội thành lập và hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình, do các bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Y học gia đình phụ trách, quản lý. Chức năng hoạt động của trung tâm là khám chữa bệnh cho người dân tại khu vực Hà Nội theo mô hình Y học gia đình và hợp đồng khám sức khỏe cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc. 2 Khảo sát mô hình bệnh tật để tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, kết hợp với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho người lao động, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Mô hình bệnh tật của người lao động khám sức khỏe tại trung tâm bác sĩ gia đình- 75 Hồ Mễ Trì Hà Nội năm 2014- 2015” với mục tiêu sau: 1. Mô tả tình hình bệnh tật của người lao động khám sức khỏe tại trung tâm bác sĩ gia đình- 75 Hồ Mễ Trì Hà Nội năm 2014- 2015. 2. Mô tả một số đặc điểm cận lâm sàng của người lao động được khám sức khỏe tại trung tâm bác sĩ gia đình- 75 Hồ Mễ Trì Hà Nội năm 2014- 2015. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Y học gia đình- Bác sĩ gia đình 1.1.1. Khái niệm Y học gia đình Y học gia đình là một chuyên ngành Y khoa ra đời từ thập niên 60 của thế kỷ trước, đào tạo Bác sĩ gia đình chủ yếu thực hành ở phòng khám ngoại trú ở các tuyến Y tế cơ sở trong hệ thống y tế. Tại các quốc gia phát triển, vì lý do kinh tế, hầu hết việc chăm sóc sức khoẻ các bệnh mạn tính như: tiểu đường, huyết áp, bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn,..đã chuyển từ phòng bệnh nội trú ra phòng khám ngoại trú với các phác đồ điều trị được xây dựng nhằm phân cấp các bước điều trị rõ ràng với sự phối hợp của các chuyên khoa liên quan. WONCA (1991) định nghĩa bác sĩ gia đình là: “Thầy thuốc đa khoa thực hành hay Bác sĩ gia đình là những thầy thuốc chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục cho tất cả các cá nhân tìm kiếm dịch vụ y tế và hỗ trợ cho họ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế khác khi cần. Các BSGĐ đóng vai trò một thầy thuốc đa khoa chăm sóc sức khỏe cho tất cả các cá nhân trong bối cảnh gia đình, và các hộ gia đình trong bối cảnh cộng đồng không giới hạn về độ tuổi, giới, chủng tộc, văn hóa cũng như điều kiện bệnh tật” [2]. Tại Hoa Kỳ, Hội Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (AAFP) định nghĩa: “Y học gia đình là chuyên ngành y khoa cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên tục, toàn diện cho các cá nhân và gia đình. Đó là một chuyên ngành bao quát cả khoa học sinh học, lâm sàng và y học hành vi. Y học gia đình chăm sóc mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể và mọi loại bệnh tật” [3]. 4 Giá trị của BSGĐ thể hiện ở chỗ: - Giải quyết được khoảng 80% các vấn đề sức khỏe thông thường cùng các bệnh lý cấp hay mạn chưa có biến chứng cũng như chưa cần chuyển khám chuyên khoa. Các giải pháp đề ra luôn chú ý đến nguồn lực, tài nguyên của gia đình hay nói khác đi làm sao cho bệnh nhân mua được thuốc trong khả năng kinh tế của gia đình, bệnh nhân không phải đi xa, giảm chi phí và tăng hiệu quả điều trị do áp dụng các biện pháp tăng cường sức khoẻ song song với các liệu pháp dùng thuốc và được các cá thể thành viên trong gia đình hưởng ứng. - Người được bệnh nhân đặt lòng tin để thổ lộ các vấn đề cá nhân cũng như của gia đình, giúp nhiều thông tin trong chẩn đoán các bệnh có liên quan đến tiền sử gia đình. - Người có kỹ năng phối hợp các chuyên gia trong chăm sóc các bệnh mạn tính và chăm sóc cuối đời. - Người được đào tạo giúp cộng đồng phát hiện sớm nguy cơ bệnh tật để phòng ngừa, tầm soát định kỳ các bệnh lý có nguy cơ cao theo nhóm tuổi, theo cộng đồng dân cư. - Khám sức khỏe định kỳ... Để được như thế người BSGĐ có các khả năng: - Điều trị, chăm sóc và dự phòng các bệnh cấp tính: suy dinh dưỡng, nhiễm trùng tiểu, viêm hô hấp trên, bệnh nhiễm trùng, chảy máu cam.. - Quản lý, kiểm soát các bệnh mạn tính: Đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, bệnh gan, bệnh thận mạn, bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn... - Chăm sóc dự phòng tất cả các cấp cho cộng đồng: tầm soát, giáo dục y khoa phòng ngừa, tiêm chủng, dự phòng biến chứng… - Chăm sóc sức khỏe tâm thần. - Nghiên cứu khoa học. - Tự đào tạo thông qua CME đào tạo y khoa liên tục, Y học chứng cớ EBM. 5 - Kỹ năng ra quyết định thích hợp bao gồm lựa chọn các chuyên khoa sâu cho bệnh nhân nếu cần [4]. 1.1.2. Y học gia đình thế giới Năm 1960, Y học gia đình với trung tâm bác sĩ gia đình ra đời ở Mỹ, Anh và một số nước sau đó được phát triển và nhân rộng ra nhiều nước ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Năm 1966, nước Anh bắt đầu thực hiện chương trình đào tạo thầy thuốc đa khoa thực hành. Cũng trong thập niên đó, Mỹ và Canada bắt đầu xây dựng chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa Y học gia đình. Cùng với Mỹ, Anh, Canada, Cuba là một trong những nước phát triển Y học gia đình sớm nhất. Năm 1980 chuyên ngành Y học gia đình được hoạt động tại Cuba. Đến năm 1990, Y học gia đình đã thực hiện chăm sóc sức khỏe cho 95% dân số Cuba. Hiện nay, Cuba có trên 33.000 Bác sĩ gia đình. Năm 1972, Hiệp hội bác sĩ gia đình ( WONCA) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi 18 tổ chức thành viên tại Melbourn- Thụy Sỹ và hiện nay có 118 tổ chức thành viên với 500.000 bác sĩ ở 130 quốc gia trên toàn thế giới. Khu vực châu Á Thái Bình Dương, Y học gia đình phát triển muộn hơn so với châu Âu và Châu Mỹ. Đến năm 2002, châu Á chỉ có 13 tổ chức thành viên tại WONCA. 1.1.3. Y học gia đình Việt Nam Y học gia đình được giới thiệu ở nước ta từ những năm 1990. Năm 2000, Dự án Phát triển BSGĐ ở Việt Nam đã được phê duyệt với sự tham gia của ba trường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Y Dược Thái Nguyên, với mục tiêu chính là đào tạo bác sỹ chuyên khoa I chuyên ngành Y học gia đình. Hiện nay tất cả các trường Y trong cả nước đã xây dựng và triển khai đào tạo BSGĐ (chuyên khoa I, Định hướng) [5]. 6 Tháng 3 năm 2002, Bộ Y tế công nhận chuyên ngành Y học gia đình và cho phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Y học gia đình với mã số: CK 62729801[6]. Hiện nay có khoảng trên 500 bác sĩ chuyên khoa I Y học gia đình đã tốt nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Bên cạnh đó hình thức đào tạo định hướng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng đã được Bộ Y tế cho phép triển khai để nâng cao năng lực làm việc cho các bác sĩ làm việc tại tuyến y tế cơ sở (xã, phường, trung tâm y tế huyện, quận). 1.2. Khái niệm về mô hình bệnh tật 1.2.1. Định nghĩa sức khỏe và bệnh tật Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe là “trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật” [7]. Nó là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển và tồn vong của một xã hội. Tuyên ngôn Ottawa 1986 quy định: “Sức khỏe là một nguồn lực cho cuộc sống hàng ngày, không phải mục tiêu cuộc sống. Sức khỏe là một khái niệm tích cực nhấn mạnh vào các nguồn lực xã hội và cá nhân, cũng như khả năng về thể chất” [8]. Bệnh tật theo nghĩa rộng chỉ bất kỳ tình trạng nào làm suy yếu chức năng bình thường của cơ thể, là tình trạng mất cân bằng về thể xác và tinh thần dưới tác động của một loạt các yếu tố ngoại môi và nội môi lên con người [9]. 1.2.2. Khái niệm mô hình bệnh tật Mô hình bệnh tật (nghiên cứu ở đây là ở con người và cộng đồng): là dạng thu nhỏ các đặc trưng chủ yếu về tỷ lệ các loại hình bệnh và tật của con người trong một cộng đồng. 7 Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập hợp tất cả những tình trạng bệnh tật mắc phải, dưới tác động của nhiều yếu tố, được phân bố theo những tần suất khác nhau trong một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định [10]. 1.3. Mô hình bệnh tật trên thế giới Trên thế giới, dưới sự tác động của tự nhiên, xã hội và kinh tế…, mô hình bệnh tật có sự khác biệt giữa các khu vực, các quốc gia, cũng như có sự thay đổi theo thời gian với sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của hệ thống y tế. Theo thống kê của WHO năm 2014, trong số 56 triệu ca tử vong trên toàn cầu có 38 triệu (68%) trường hợp là do bệnh không lây nhiễm gây ra. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu là các bệnh tim mạch (17 triệu), ung thư (7,6 triệu), bệnh đường hô hấp: bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (4,2 triệu), ĐTĐ cũng gây ra khoảng 1,3 triệu trường hợp tử vong. Trong đó khoảng 42% tử vong do bệnh không lây nhiễm ở những người dưới 70 tuổi và 48% ở các nước đang phát triển và kém phát triển[11]. Trong số các nước phát triển trên thế giới, Mỹ là nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới, mô hình bệnh tật của Mỹ mang những nét đặc trưng cơ bản cho nhóm nước phát triển với các nguyên nhân tử vong chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh tim, ung thư và bệnh đột qụy. Theo thống kê WHO 2014, trong số 2,6 triệu ca tử vong ở Mỹ có 88% do các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, những nguyên nhân hàng đầu là bệnh tim mạch (31%), ung thư (23%) [12]. Ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Nhật Bản là một trong những nước có thu nhập bình quân cao nhất thế giới. Năm 2009, các bệnh không lây nhiễm chiếm 60% ca tử vong của nước này, nguyên nhân hàng đầu là ung thư, tim mạch, tai biến mạch não, đái tháo đường [13]. 8 Lào là một nước nằm trong số các nước có thu nhập thấp trên thế giới. Những bệnh thường gặp ở nước này là sốt rét, lao, tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp. Đây cũng là những bệnh phổ biến ở những nước đang phát triển[13]. 1.4. Mô hình bệnh tật tại Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, thuộc trong nhóm các nước đang phát triển, khí hậu nhiệt đới gió mùa, với dân số 90,7 triệu [14]. Việt Nam trải qua thời kỳ đổi mới, kinh tế xã hội Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể, đầu tư cho y tế ngày càng được chú trọng, tuổi thọ người Việt Nam được cải thiện (tuổi thọ trung bình 76- 2013), cơ cấu bệnh tật cũng có những chuyển biến rõ rệt. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn chuyển tiếp dịch tễ học. Các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh. Theo báo cáo tổng quan chung ngành y tế 2014, gánh nặng bệnh tật do các bệnh truyền nhiễm, các vấn đề sức khỏe của bà mẹ, giai đoạn chu sinh và rối loạn dinh dưỡng giảm từ 45,6% xuống 20,8%. Đồng thời gánh nặng bệnh tật do các bệnh/ chứng bệnh không lây nhiễm từ 42% lên 66% tổng số DALY [15]. Tỷ trọng gánh nặng bệnh tật do tai nạn chấn thương tương đối ổn định 13%. 9 Biểu đồ 1.1: Xu hướng bệnh tật đo lường bằng DALY, 1990 – 2010 Nguồn: JAHR VN 2014 Theo số liệu từ các bệnh viện, số ca nhập viện do các bệnh truyền nhiễm giảm từ 59,2% năm 1986 xuống 19,2% năm 2011, các bệnh không lây nhiễm tăng từ 39% năm 1986 lên 71,6% năm 2011, số ca chấn thương, ngộ độc tăng 1,8% năm 1986 lên 8,6% năm 2011 [1]. Biểu đồ 1.2: Biến đổi 3 nhóm bệnh qua các năm 1986- 2011 10 Ngành nghề cũng là yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu bệnh tật. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thủy, mô hình bệnh tật của công nhân ngành dệt may (đối tượng chủ yếu là nữ giới, làm việc trong môi trường có nhiều bụi bông) thì những bệnh mắc phổ biến là các bệnh phụ khoa, các bệnh liên quan đến đường mũi họng [16]. Nghiên cứu của Huỳnh Tấn Tiến, mô hình bệnh tật của người lao động Tp Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh tai mũi họng, bệnh mắt, bệnh răng hàm mặt [17]. 1.5. Phân loại bệnh tật 1.5.1. Phân loại bệnh tật theo xu hướng bệnh tật Theo cách phân loại này, bệnh tật được chia thành 3 nhóm chính [18]:  Nhóm 1: Bệnh lây nhiễm như viêm gan B, lao, sốt rét, sởi, thương hàn...  Nhóm 2: Bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, đái tháo đường, hen phế quản, các bệnh cơ xương khớp mạn tính …  Nhóm 3: Tai nạn, ngộ độc, chấn thương. Phân loại theo xu hướng bệnh tật cho ta cái nhìn bao quát, tổng thể mô hình bệnh tật của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền địa lý, nó mang tính chất xác định xu hướng phát triển của bệnh tật. Dựa vào mô hình bệnh tật này chúng ta sơ bộ đánh giá được sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Cách phân loại này đưa ra thứ tự các bệnh thường gặp cũng như mức độ nguy hiểm của một số bệnh dựa trên tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong, từ đó có chính sách đầu tư thích hợp nhằm can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của bệnh đó. 11 1.5.2. Phân loại bệnh tật theo tỷ lệ mắc Cách phân loại này đưa ra thứ tự của các bệnh thường gặp cũng như mức độ nguy hiểm của một số bệnh dựa trên tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện. Đây là phân loại đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng nhất là ở những nơi có mật độ dân thấp, số lượng khám chữa bệnh không đủ lớn để phân loại chi tiết, những nơi chưa có quản lý cơ sở dữ kiệu bằng máy tính. Nhược điểm của phân loại này là không cho chúng ta cái nhìn toàn diện về mô hình bệnh tật, không đánh giá được chính xác sự tiến triển và biến động của mô hình bệnh tật [18]. 1.5.3. Phân loại bệnh tật theo chuyên khoa sâu Một số chuyên khoa sâu còn có cách phân loại mang tính chuyên khoa sâu nhưng thường áp dụng ở một số nước có nền y học phát triển và trình độ khoa học kỹ thuật cao do tính chất phức tạp của chẩn đoán. Cách phân loại này khó áp dụng ở Việt Nam mà chỉ mang tính chất tham khảo [18]. 1.5.4. Phân loại bệnh tật theo ICD- 10 Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD (International Classification of Disease) đã được đại hội đồng tổ chức Y tế thế giới thông qua lần thứ nhất năm 1990, qua 9 lần sửa đổi đến nay sau lần hiệu đính thứ 10 ICD- 10 đã được đưa ra sử dụng ngày càng rộng rãi và chứng minh được tính ưu việt của nó [19]. Đặc điểm nổi bật của ICD là phân loại theo từng chương bệnh, trong mỗi chương lại chia ra từng nhóm bệnh, từ các nhóm bệnh lại chia ra thành các tên bệnh, cuối cùng là các bệnh chi tiết theo nguyên nhân hay theo tính chất đặc thù của bệnh. Hệ thống phân loại này giúp chúng ta có một mô hình bệnh tật đầy đủ và chi tiết. Nó giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý có 12 cái nhìn bao quát toàn diện, cụ thể về mô hình bệnh tật để từ đó đưa ra chiến lược chính sách giải pháp thích hợp đánh giá hiệu quả của các chương trình chăm sóc sức khỏe đã và đang triển khai, nó giúp cho các bác sỹ lâm sàng có cái nhìn bao quát về mô hình bệnh tật tại địa phương mình đang công tác. Phân loại ICD- 10 giúp các nhà quản lý dễ dàng so sánh, đánh giá mô hình bệnh tật giữa các quốc gia, các vùng miền, các bệnh viện từ đó đưa ra các đầu tư đúng đắn cũng như chương trình hành động thiết thực nhằm cải thiện tình trạng bệnh lý cụ thể nhất là khi kinh phí cho ngành y tế còn eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Với sự giúp đỡ của máy vi tính chúng ta có thể dễ dàng xây dựng mô hình bệnh tật theo cách phân loại đã trình bày ở trên bởi bản thân ICD- 10 đã bao hàm cách phân loại đó. Đây là cách phân loại khá chi tiết đòi hỏi người làm công tác thống kê phải có trình độ nhất định để tránh nhầm lẫn, cũng như đòi hỏi các bác sỹ lâm sàng cần phải có chẩn đoán chính xác và chi tiết. Muốn áp dụng được phân loại theo ICD- 10 thì phải nâng cao trình độ chuyên môn cho bác sỹ lâm sàng và tập huấn tốt cho những người trực tiếp mã hóa bệnh… Tuy nhiên trong thực tế rất mất nhiều thời gian và khó áp dụng tại y tế tuyến cơ sở. 1.5.5. Phân loại bệnh tật theo ICPC (International Classification of Primary Care) Vào giữa những năm 1970, hầu hết các thông tin y khoa đều phải mã hóa theo bảng mã ICD như là một tiêu chẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin, thống kê, so sánh mô hình bệnh tật của các nước. Tuy nhiên, phân loại này phù hợp với mặt bệnh nội trú, trong đó chẩn đoán đã được xác định trong quá trình theo dõi nội trú, bằng các xét nghiệm chuyên sâu sẵn có trong môi trường điều trị bệnh viện. Cố gắng sử dụng ICD trong ngoại chẩn chưa đạt được kết quả mong đợi. Lý do là việc chăm sóc ngoại trú không cho phép có chẩn đoán xác định trong phần lớn các trường hợp. 13 Đứng trước nhu cầu thực tế đó, tổ chức Bác sĩ gia đình thế giới (WONCA - World Organisation of National Colleges, Academies, and Academic Associations of General Practitioners/Family Physicians) đã thành lập hội đồng phát triển mã và cho xuất bản bộ mã đầu tiên về chăm sóc sức khỏe ban đầu ICHPPC (International Classification of Health Problems in Primary Care) vào năm 1975. Liên tiếp sau đó là ICHPPC phiên bản 2 được xuất bản vào năm 1979; phiên bản 3 vào năm 1983. Tuy đã lồng ghép nhiều chương về các vấn đề sức khỏe chưa có chẩn đoán xác định, ICHPPC vẫn dựa trên nền tảng ICD, do vậy ICHPPC vẫn chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của công việc điều trị ngoại trú. Năm 1978, tổ chức y tế thế giới tổ chức hội nghị tại Alma Ata nhằm xác định mục tiêu sức khỏe đến năm 2000, trong đó khẳng định vai trò chủ đạo của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cùng năm đó, một số thành viên của WHO cũng chính là thành viên trong hội đồng phát triển mã của WONCA đã tiến hành xây dựng bộ mã về lý do khám bệnh RFEC (Reason For Encounter Classification). Bộ mã này thiên nhiều về khía cạnh các than phiền của người bệnh hơn là khía cạnh về chuyên môn, điều này gây nhiều khó khăn cho việc diễn giải các số liệu sau khi mã hóa. Về sau, ICPC kết hợp các điểm mạnh của RFEC trong cấu trúc của mình. Năm 1987, dựa trên số liệu khảo sát tại 8 nước trong một nghiên cứu WHO, hội đồng phát triển mã của WONCA (WICC- Wonca International Committee of Classification) đã cải tiến RFEC, kết hợp với cấu trúc của mã ICD- 10 để xuất bản ICPC phiên bản đầu tiên, tập trung chủ yếu các vấn đề thường gặp trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đến năm 1998, phiên bản ICPC2 được xuất bản với nhiều điểm cải tiến cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc chăm sóc sức khỏe ban đầu. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phổ biến bản mã, WICC đã xuất bản phiên bản điện tử trên internet với ký hiệu ICPC2e vào năm 2006. 14 ICPC 2 gồm có 17 chương, bao gồm [20]: + Vấn đề tổng quát, không chuyên biệt. + Hô hấp. + Máu, miễn dịch. + Da liễu. + Tiêu hóa. + Nội tiết, dinh dưỡng. + Mắt. + Thận, tiết niệu. + Tai. + Thai sản. + Tim mạch. + Phụ khoa. + Cơ, xương, khớp. + Nam khoa. + Thần kinh. + Vấn đề xã hội. + Tâm thần. Một bệnh án khám bệnh có cấu trúc cơ bản bao gồm 4 phần gọi là cấu trúc SOAP. - Than phiền – triệu chứng chủ quan (Subjective) - Triệu chứng – dấu chứng khách quan (Objective) - Đánh giá – chẩn đoán (Appreciation) - Can thiệp – điều trị (Procedure) ICPC2 thừa hưởng nhiều đặc điểm của các bảng mã khác trong đó có RFEC dùng cho các lý do khám bệnh và ICD- 10 dùng để phân loại bệnh tật và ICHPPC dùng cho tuyến y tế ban đầu.Tuy nhiên, ICPC2 không có đủ mã để ghi nhận các triệu chứng bệnh (dấu chứng khách quan – objective). Bộ danh mục triệu chứng bệnh được xây dựng trong mã SNOMED CT (Systematized Nomenclature of Medicine - Clinical Terms) với hàng triệu đoạn mã khác nhau, ví dụ như “nhồi máu cơ tim” có mã 22298006 [20]. Hiện nay, cách phân loại này tuy tiện lợi và có nhiều điểm mạnh trong công tác khám, chữa bệnh đặc biệt đối với bệnh nhân ngoại trú nhưng vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng