Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức Lý thuyết ôn ôn thi ngành nữ hộ sinh phần nuôi con bằng sữa mẹ...

Tài liệu Lý thuyết ôn ôn thi ngành nữ hộ sinh phần nuôi con bằng sữa mẹ

.DOC
8
270
59

Mô tả:

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ LỢI ÍCH CỦA NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ LỢI ÍCH CỦA SỮA MẸ Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ từ lúc mới sanh cho đến 6 tháng tuổi. So với sữa bò hoặc các loại sữa công thức, sữa mẹ có những lợi điểm sau đây: (1) Chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với thành phần cân đối giúp trẻ mau lớn. (2) Cơ thể trẻ dễ hấp thu, dễ tiêu hóa, sử dụng có hiệu quả. (3) Sữa mẹ không chứa những protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ. (4) Sữa mẹ luôn luôn vô trùng, có nhiệt độ thích hợp, không mất thời gian pha chế. (5) Sữa mẹ có nhiều kháng thể (chủ yếu là IgA) và nhiều bạch cầu, có tác dụng giúp trẻ chống nhiễm trùng, giảm hiện tượng rối loạn tiêu hóa và các bệnh đường hô hấp. Đây là lợi điểm lớn nhất của sữa mẹ mà không có loại sữa nào khác có thể thay thế được. Sữa non Ngay từ những tháng chót của thai kỳ và nhất là trong những ngày đầu sau sanh, vú bà mẹ tiết ra một chất dịch màu vàng sậm và sánh đặc được gọi là sữa non. Vài bà mẹ có quan niệm sai lầm là đây là lạo “sữa dơ” nên không cho con bú chất sữa này. Thật ra sữa non có rất nhiều điểm lợi so với sữa thật sự được tiết ra về sau này: (1) Sữa non chứa nhiều kháng thể, nhiều protein kháng khuẩn và nhiều bạch cầu hơn so với sữa thật sự. Tất cả các yếu tố này giúp cơ thể chống lại được các bệnh nhiễm trùng – một nguy cơ đối với trẻ sơ sinh. (2) Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, giúp tống nhanh phân su ra khỏi đường tiêu hóa. Điều này sẽ hạn chế hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh. (3) Sữa non giàu vitamin hơn sữa thật sự, đặc biệt là vitamin A. Vitamin A có tác dụng làm giảm độ nặng của bất cứ bệnh nhiễm trùng nào mà trẻ mắc phải. Chất lượng của sữa non giảm nhanh trong vòng vài ngày đầu sau sanh và dần dần được thay thế bởi sữa thật sự trong vòng 4- 6 tuần sau sanh. Vì vậy, cần khuyến khích các bà mẹ cho con bú sớm ngay từ những giờ đầu sau sanh để tận dụng được các lợi điểm nêu trên của sữa non. LỢI ÍCH CỦA NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ Ngoài những lợi ích của sữa mẹ nêu trên, việc nuôi con bằng sữa mẹ - nghĩa là cho con bú trực tiếp từ bầu vú mẹ - còn có những lợi ích khác cho cả mẹ lẫn con. Đối với con Nuôi con bằng sữa mẹ giúp hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương. Trẻ thường ít quấy khóc hơn và phát triển nhanh hơn nếu luôn được bên cạnh mẹ và được cho bú mẹ ngay từ sau sanh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ có chỉ số thông minh cao hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa công thức. Viện hàn lâm nhi khoa Hoa kỳ (American Academy of Pediatrics) năm 1997 đã công nhận những lợi ích đối với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. “Nghiên cứu tại Hoa kỳ, Canada, Châu Âu và các nước phát triển khác trên dân số ở tầng lớp trung lưu cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm tầng suất và/hoặc mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp dưới, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng niệu và viêm ruột hoại tử. Một số nghiên cứu cho thấy nuôi con bằng sữa mẹ có thể có tác dụng bảo vệ đối với hội chứng đột tử ở trẻ em, bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, các bệnh lý dị ứng và các bệnh lý mãn tính khác của đường tiêu hóa. Nuôi bằng sữa mẹ còn có thể cải thiện sự phát triển về nhận thức của trẻ”. Đối với mẹ Không ai nghi ngờ việc nuôi con bằng sữa mẹ có những lợi ích cho sự phát triển của trẻ, nhưng ít người biết rằng nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại những lới ích cho sức khỏe của bà mẹ: (1) Khi cho con bú, oxytocin được tiết ra giúp tử cung co hồi tốt hơn, giúp giảm thiểu lượng máu mất trong thời kỳ hậu sản, phòng chống thiếu máu cho bà mẹ. (2) Nuôi con bằng sữa mẹ làm chậm có thai và có kinh lại sau sanh. Lượng sắt mà bà mẹ dung để tạo sữa ít hơn so với lượng sắt mất đ d0 hành kinh. Điều này cũng giúp hạn chế thiếu máu do thiếu sắt. (3) Cho con bú đòi hỏi một sự tiêu hao năng lượng từ 200 đến 500Kcal/ngày, tương đương với đạp xe đạp trong vòng 1 giờ. Điều này giúp bà mẹ giảm cân nhanh hơn sau sanh. (4) Mặc dù cơ thể bà mẹ cần nhiều calcium cho việc tạo sữa, nhưng người ta nhận thấy rằng sau khi cai bú, mật độ xương trở về như trước khi có thai, thậm chí còn cao hơn. Vài nghiên cứu gần đây cho thấy các bà mẹ không cho con bú có nguy cơ gãy xương chậu sau mãn kinh cao hơn so với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. (5) Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh. (6) Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ còn có một lợi ích rất thực tế về phương diện kinh tế. Người ta ước tính nếu nuôi con hoàn toàn bằng sữa công thức, trong 6 tháng đầu cần 44 hộp sữa loại 500g. Nếu quy thành tiền thì chi phí nuôi trẻ bằng sữa công thức sẽ chiếm một tỷ lệ không nhỏ so với thu nhập bình quân của người lao động. Những nguy hiểm của việc nuôi con bằng sữa nhân tạo Nếu vì một lý do nào đó bà mẹ không thể nuôi bằng sữa mẹ mà phải dung đến các loại sữa thay thế (sữa bò, sữa công thức….) sẽ có thể dẫn đến những bất lợi sau đây: (1) Cản trở sự gắn bó tình cảm mẹ - con. Trẻ có nhiều nguy cơ bị tiêu chảy, viêm tai và các bệnh nhiễm khuẩn khác. Tần xuất tử vong trẻ do suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm khuẩn cao hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. (2) Trẻ dễ bị các dị ứng như chàm, hen suyễn. Ngoài ra nếu trẻ không dung nạp được các protein lạ trong sữa động vật có thể sẽ bị tiêu chảy, kém hấp thu đưa đến suy dinh dưỡng. (3) Trẻ có thể được cho ăn quá nhiều sữa nhân tạo dễ trở nên béo phì. (4) Mẹ dễ có thai lại sớm nếu không áp dụng một biện pháp tránh thai sau sanh. Vì những lợi ích rõ rang của nôi con bằng sữa mẹ, tổ chức Y Tế Thế Giới đã đưa ra khuyến cáo sau đây: Bắt đầu cho bú mẹ sớm, trong vòng ½ - 1 giờ sau sanh. Cho bú mẹ hoàn toàn từ mới sanh đến 4 tháng tuổi. Bắt đầu cho ăn bổ sung trong khoảng 4 – 6 tháng tuổi. Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 2 năm hoặc lâu hơn. SO SÁNH THÀNH PHẦN SỮA MẸ VÀ CÁC LOẠI SỮA KHÁC Chất đạm Hàm lượng protein trong sữa mẹ thấp hơn so với sữa động vật (sữa bò, sữa dê….). Đó là do động vật phát triển nhanh hơn người nên cần một hàm lượng protein cao hơn. Mặt khác, trong thời gian đầu sau sanh thận trẻ còn non nớt nên khó đào thải được protein thừa từ sữa động vật. Protein trong sữa gồm 2 thành phần là protein hòa tan và casein là phần sẽ đóng vón lại trong dạ dày trẻ, khó tiêu hóa hơn. Trong sữa mẹ thành phần casein ít hơn so với sữa động vật nên sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn. Trong sữa mẹ có những protein kháng khuẩn như lactoferrin, lactoperoxydase, lysozyme và các immunoglobulin, chủ yếu là IgA. Đây là đặc điểm mà không có loại sữa động vật hoặc sữa công thức nào có thể thay thế được. IgA có tác dụng ngăn ngừa sự gắn kết vi trùng vào niêm mạc rột do đó giúp trẻ ít bị nhiễm trùng đường ruột hơn. Ngoài ra sữa mẹ còn có thể bảo vệ chống lại nhiễm trùng do rotavirus là loại tác nhân chiếm hơn 50% các trường hợp viêm đường tiêu hóa ở trẻ em tại Hoa kỳ. Sữa mẹ còn có chứa nhiều đại thực bào và tế bào lympho. Ngoài tác dụng giúp trẻ chống nhiễm khuẩn, các tác nhân trên còn giúp cơ thể trẻ đáp ứng miễn dịch tốt hơn khi được chủng ngừa. Chất béo Hàm lượng chất béo trong sữa mẹ và sữa động vật tương đương nhau. Tuy nhiên trong sữa mẹ có chứa những acid béo thiết yếu, đặc biệt là DHA (docosasahexaenoic acid) và ARA (arachidonic acid). Đây là 2 chất rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và võng mạc mắt của trẻ. Sữa mẹ có men lipase giúp việc tiêu hóa chất béo và do đó tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Men này không có trong sữa động vật hoặc sữa công thức. Ngoài ra sữa cuối (phần sữa được tiết ra vào cuối bữa bú) chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu (sữa được tiết vào đầu cử bú). Do đó khi cho bú, bà mẹ không nên kéo trẻ ra khỏi vú quá nhanh mà nên để trẻ tiếp tục bú cho đến khi thõa mãn nhu cầu để trẻ nhận được nhiều chất béo từ sữa cuối. Chất đường Sữa mẹ chứa nhiều lactose hơn sữa động vật, bảo đảm nguồn năng lượng cho cơ thể. Vitamin Sữa bò chứa nhiều vitamin nhóm B, nhưng chứa ít vitamin nhóm A và C hơn sữa mẹ. Sữa mẹ cũng chứa nhiều vitamin D và có tỷ lệ calcium/phosphor khoảng 2/1 – trong khi tỷ lệ này trong sữa bò chỉ vào khoảng 1,3/1, không có lợi cho sự hấp thu và chuyển hóa calcium – rất lý tưởng cho sự phát triển của xương và ngăn ngừa chứng co giật do thiếu calci. Chất sắt Sắt đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiếu máu. Các loại sữa khác nhau đều có chứa một lượng sắt nhỏ tương đương nhau (0,5 – 0,7mg/l), nhưng chỉ có khoảng 10% lượng sắt trong sữa bò được hấp thu trong khi đến khoảng 50% lượng sắt trong sữa mẹ được hấp thu. CÁCH CHO CON BÚ Giải phẫu học tuyến vú Bên trong tuyến vú gồm nhiều nang sữa, được cấu tạo bởi các tế bào tiết sữa. Chung quanh các nang sữa có các tế bào cơ trơn, khi co thắt sẽ đẩy sữa ra ngoài. Chất prolactin giúp các tế bào tiết sữa tạo ra sữa, còn oxytocin làm các tế bào cơ co thắt. Từ nang sữa, sữa theo các ống dẫn chảy ra ngoài. Ở phần quầng vú, các ống dẫn sữa nở rộng ra tạo thành các xoang sữa, là nơi sữa được gom lại để chuẩn bị cho bữa bú. Các nang sữa và ống dẫn sữa được bao bọc bởi mô mở và mô liên kết. Vú các bà mẹ có thể to nhỏ khác nhau do thành phần mô mỡ và mô liên kết nhiều hay ít, còn số lượng mô tuyến vú thì hầu như tương đương nhau. Cơ chế tiết sữa Sự tiết sữa được điều khiễn và duy trì bởi hai nội tiết tố chính là prolactin và oxytocin. Khi trẻ mút vú, xung động cảm giác - thần kinh từ tuyến vú lên não, kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin. Chất này vào máu đến tuyến vú kích thích các tế bào tiết ra sữa. Nồng độ prolactin trong máu đạt tối đa vào khoảng 30 phút sau bữa bú, giúp tạo sữa cho bữa bú sau. Động tác mút vú của trẻ cũng tạo nên một phản xạ thần kinh kích thích thùy sau tuyến yên tiết ra oxytocin. Oxytocin vào máu đến tuyến vú làm co thắt các tế bào cơ trơn, tống sữa theo các ống dẫn đến các xoang sữa. đôi khi còn làm sữa tự chảy ra khỏi vú. Oxytocin còn giúp tử cung co hồi tốt, hạn chế lượng máu mất trong thời kỳ hậu sản. Sự co thắt tử cung này có thể làm các bà mẹ cảm thấy đau bụng mỗi khi cho con bú. Trong cơ chế tiết sữa còn có sự tự điều chỉnh lượng sữa được tiết ra. Khi các nang sữa ứ đầy sữa nhưng không thoát được ra ngoài, các tế bào tiết sữa sẽ tiết ít sữa lại. Vì vậy, để vú tiếp tục tạo sữa tốt thì sữa mẹ phải được chảy ra khỏi vú. Nếu trẻ không bú được hoặc bú không hết sữa thì cần phải vắt sữa ra để sự sản xuất sữa vẫn được tiếp tục một cách đầy đủ. Như vậy qua cơ chế tạo sữa nêu trên, chúng ta thấy để có nhiều sữa cần phải có nhiều prolactin. Điều này được thực hiện bằng cách cho trẻ bú nhiều. Nói tóm lại, trẻ bú càng nhiều càng tạo được nhiều sữa. Ngậm mút vú Để bú có hiệu quả, trẻ phải ngậm cả phần quầng vú và các mô bên dưới, nghĩa là ngậm cả phần có chứa các xoang sữa vào sâu trong họng. Lưỡi của trẻ đưa ra trước qua lợi dưới và áp sát vào phía dưới phần quầng vú. Như vậy, trẻ kéo mô vú sâu vào trong miệng để tạo ra một “đầu vú” dài (núm vú chỉ chiếm 1/3 phần đầu vú này). Khi đầu vú đã được ngậm sâu vào trong họng, chạm vào vòm hầu của trẻ sẽ gây nên phản xạ mút, lưỡi trẻ sẽ có những nhu động gợn sóng từ trước ra sau. Nhu động này sẽ ép đầu vú lên vòm miệng của trẻ, đẩy sữa từ các xoang sữa chảy vào miệng trẻ. Khi sữa đã đầy miệng, sẽ có phản xạ nuốt sữa vào dạ dày. Khi trẻ ngậm bắt vú đúng cách thì miệng và lưỡi của trẻ không chà xát vào da vú và núm vú. Ngậm bắt vú đúng cách, trẻ sẽ hút sữa được dễ dàng, không giống như uống qua một ống hút. Trên lâm sàng, ngậm bắt vú đúng cách có thể nhận biết bằng các biểu hiện sau: (1) Miệng trẻ há rộng, cằm trẻ chạm vào bầu vú mẹ. (2) Môi dưới của trẻ trề ra ngoài. (3) Phần quầng vú còn lại ngoài miệng trẻ nhìn thấy được phía trên nhiều hơn phía dưới. (4) Trẻ mút chậm, hai má phình đầy, thỉnh thoảng nghe tiếng nuốt ực ực. Trong trường hợp trẻ chỉ ngậm núm vú chứ không phải cả đầu vú, khi đó lưỡi nằm phía sau bên trong miệng trẻ và không áp được vào phần quầng vú. Ngậm bắt vú không đúng cách sẽ dẫn đến các hậu quả sau: (1)Trẻ phải cố gắng mút mạnh để nhận được sữa. Khi đó miệng và lưỡi trẻ chà xát vào đầu núm vú gây tổn thương da hoặc nứt đầu núm vú. (2) Sữa không chảy dễ dàng vào miệng trẻ được, trẻ không thỏa mãn, khóc nhiều và đòi bú thường xuyên. (3) Vú bị ứ sữa, dẫn đến cương tức tuyến vú và dần dần sự tiết sữa sẽ ít đi. (4) Trẻ không nhận đủ sữa, chậm lên cân. Trẻ có thể từ chối bú mẹ hoàn toàn. Cho bú như thế nào? Nên cho bú càng sớm ngay sau sanh càng tốt. Điều này sẽ giúp tận dụng được những lợi ích của nguồn sữa non, đồng thời kích thích sữa mau được tiết ra hơn. Trẻ bú mẹ thường đòi hỏi nhiều cử bú hơn so với trẻ bú bình (do sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn), khoảng 8 – 12 cử bú mỗi ngày. Do đó cần cho bú theo yêu cầu của trẻ, kể cả vào ban đêm. Một số trẻ thường ngủ nhiều hơn. Đối với những trẻ này, cần đánh thức trẻ dậy sau mỗi 3 – 4 tiếng để cho bú. Tư thế bà mẹ lúc cho bú cũng rất quan trọng để việc bú có hiệu quả. Bà mẹ cần được ngồi trong tư thế thoãi mái, ôm chặt trẻ vào long. Cần chú ý là toàn than trẻ phải được hướng về phía bà mẹ chứ không phải hướng lên trần nhà. Đối với các bà mẹ phải sanh mổ, trong những ngày đầu hậu phẫu có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm. Bà mẹ nằm nghiêng một bên, có thể dung nhiều gối lót sau lưng cho đỡ mỏi. Nhờ một người phụ ẵm bé cho nằm hướng mặt và than về phía bà mẹ trong lúc tay của bà mẹ giữ chặt lấy mông bé. Nên lót them một gối dầy phía trước bụng để tránh bé quấy đạp vào vết mổ ở bụng. CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở TUYẾN VÚ KHI CHO CON BÚ Căng sữa Khoảng 2 – 3 ngày sau sanh thường xãy ra hiện tượng căng sữa do sữa bắt đầu được tiết nhiều ở vú. Bà mẹ cảm thấy vú căng nặng. Sờ nắng tuyến vú thấy căng cứng và có thể có cảm giác như nổi cục. Tuy nhiên sữa vẫn chảy ra tốt. Đây là hiện tượng căng sữa bình thường. Xử trí: Khuyến khích bà mẹ cho bú thường xuyên hơn. Có thể nặng bỏ bớt sữa nếu trẻ bú không hết. Trong vòng 1 – 2 ngày, sự tiết sữa sẽ tự điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ và vú sẽ hết căng. Cương tức tuyến vú Hiện tượng này do vú quá căng, một phần do sữa bị ứ lại, một phần do các mô bị phù nề làm cản trở lưu thong sữa. Nhìn thấy vú cương to, căng bong, phù nề. Bà mẹ có thể cảm thấy đau vú nhiều, có thể kèm theo sốt. Nặn sữa thấy sữa chảy ra ít. Nghuyên nhân của cương tức tuyến vú thường là do bà mẹ không cho con bú hoặc do trẻ ngậm bắt vú không đúng cách, hoặc do hạn chế thời gian của mỗi cữ bú khiến sữa không được rút ta một cách có hiệu quả. Xử trí: Dùng gạc mát đắp lên lên 2 vú, xoa nắn vú nhẹ nhàng, vắt sữa bằng tay hoặc bằng bơm hút nhằm giúp thoát sữa ra. Cố gắng cho trẻ bú thường xuyên hơn. Cần kiểm tra hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ngậm bắt vú đúng cách để hút sữa sữa có hiệu quả hơn. Viêm vú Viêm vú thường là hậu quả của một tình trạng cương tức tuyến vú hoặc tắc ống dẫn sữa trước đó mà không được xử trí một cách hiệu quả. Bà mẹ cảm thấy rất đau, kèm theo sốt. Khám thấy một vùng vú bị nề cứng với đủ triệu chứng viêm: sưng, đỏ, nóng, đau. Viêm vú dễ nhầm với cương tức tuyến vú, nhưng cương vú thường ở toàn bộ hoặc cả hai vú và không có dấu hiệu sưng đỏ; trong khi viêm vú thường chỉ khu trú ỏ một phần vú. Xử trí: Viêm vú cần điều trị khẩn cấp vì có thể thành áp xe trong vòng 48 – 72 giờ nếu không chữa kịp. Điều trị gồm: (1)Kháng sinh 1- 2 tuần: Cephalosporine, Clarithromycin, Fluocloxacillin 250mg x 4 lần/ngày x 7 ngày hoặc Erythromycin 250 – 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày. Cephalosporine qua sữa lượng rất ít nên vẫn cho con bú được ở vú lành. Vắt hoặc hút bỏ sữa ở vú bị viêm ít nhất 3 ngày trước khi cho bú trở lại. (2)Đắp mát lên vú bị viêm. (3)Thuốc giảm đau (Pracetamol). Điểm quan trọng nhất trong điều trị viêm vú là phải cải thiện sự lưu thông sữa ở phần vú bị ảnh hưởng. Hướng dẫn điều chỉnh lại cách ngặm bắt vú, tư thế cho bú hoặc cách mặc áo (không mặc áo bó sát quá)….nếu cần. Nếu viêm vú tiến triển thành áp-xe thì phải rạch thoát dẫn lưu mủ. SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI GIAN CHO CON BÚ Khi một bà mẹ đang cho con bú phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh, người ta thường e ngại rằng thuốc đó có thể qua sữa và ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc chỉ qua sữa với một lượng nhỏ và chỉ một số ít thuốc có ảnh hưởng xấu cho cơ thể trẻ. Nhóm thuốc có chống chỉ định tuyệt đối Bao gồm các loại thuốc trị ung thư và các chất phóng xạ. Nhóm thuốc có chống chỉ định tương đối Gồm các nhóm thuốc trị bệnh tâm thần hay các loại thuốc chống co giật nhất là nhóm barbiturate và diazepam. Các loại thuốc này có thể làm cho trẻ lừ đừ, uể oải. Nên thay thế bằng các loại thuốc khác ít ảnh hưởng đến trẻ hơn. Trường hợp không có thuốc thay thế, có thể tiếp tục cho bú và theo dõi trẻ. Nếu thấy xãy ra tác dụng xấu, phải ngừng cho bú sữa mẹ. Nên tránh dung một số kháng sinh như Chloramphenicol có thể gây suy tủy, Tetracycline và các thuốc cùng họ vì gây vàng da, chậm phát triển xương, răng, các loại sulfonamide gây vàng da trẻ sơ sinh. Metronidazol cũng không nên dùng trong thời gian cho con bú. Nếu có thể, nên tránh dùng các loại thuốc có thể làm giảm lượng sữa mẹ như thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide hay các loại thuốc có chứa estrogen. Hầu hết các loại thuốc thường dung khác đều an toàn ở liều điều trị thong thường và sử dụng trong một thời gian ngắn như các thuốc giảm đau nhóm paracetamol hay acetyl salicylic acid, các loại thuốc chống ho không có codein, các kháng sinh thông thường nhu78 ampicillin, penicillin, cloxacillin, erythromycin, các thuốc trị cao huyết áp, digoxin…. Tóm lại, trong thời gian cho con bú, bà mẹ chỉ nên dung thuốc khi thật sự cần thiết dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chỉ nên sử dụng các loại thuốc đã sử dụng lâu ngày, đã có bằng chứng không gây ảnh hưởng có hại lên cơ thể trẻ sơ sinh./.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan