Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Lý thuyết chuyên đề phát triển thẩm mĩ trường mn tích sơn...

Tài liệu Lý thuyết chuyên đề phát triển thẩm mĩ trường mn tích sơn

.DOC
13
3
104

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT VĨNH YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON TÍCH SƠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-TMN Tích Sơn, ngày tháng 11 năm 2019 BÁO CÁO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ TẠO HÌNH TRONG TRƯỜNG MẦM NON NĂM HỌC 2019-2020 Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019- 2020; Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên về thực hiện chuyên đề hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non. Trường MN Tích Sơn báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề hoạt động tạo hình trong trường mầm non năm học 2019-2020 như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường kiên cố, đồng bộ, khang trang, an toàn và thân thiện. Tuy diện tích chỉ có 2560m2 nhưng khuân viên gọn gàng, xinh xắn. Có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi và các thiết bị hiện đại như hệ thống camera, điều hòa, hệ thống bếp ăn theo qui định bếp 1 chiều... - Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ 100% trên chuẩn. s 1 - Ban đại diện phụ huynh quan tâm nhiệt tình ủng hộ về tinh thần, kinh phí, nguyên vật liệu và các điều kiện phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện chuyên đề. 2. Khó khăn: - Tranh ảnh, tài liệu, đồ dùng, nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động tạo hình cho trẻ chưa đa dạng, phong phú. - CSVC trường, lớp khang trang xong công trình sân để cho trẻ hoạt động còn nhỏ hẹp gặp nhiều khó khăn như: Hoạt động ngoài trời, các hoạt động ngoại khóa, ngày hội, ngày lễ… - Nhà trường có phòng chức năng như phòng Âm nhạc, nhưng do lớp học thiếu nên phải học nhờ. Do vậy việc tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tạo hình cho trẻ có năng khiếu còn hạn chế. II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ 1. Mục tiêu chung - Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diê ̣n về đức, trí, thể, my, đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục mầm non hiện nay. 2. Mục tiêu cụ thể: - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, nguyên vật liệu, nhằm tạo môi trường tốt phục vụ việc tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ em trong nhà trường. - Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình một cách linh hoạt, tích hợp theo chủ đề. s 2 - Phát huy tính tò mò, ham hiểu biết; khuyến khích trẻ thể hiện cái đẹp qua các sản phẩm tạo hình. - Giúp trẻ dần hình thành và phát triển các ky năng quan sát, chú ý, ky năng tư duy, tưởng tượng, tổng hợp, khái quát, trân trọng cái đẹp, mong muốn được tạo ra cái đẹp tô điểm cho cuộc sống. - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ky năng tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ của giáo viên, ky năng sư phạm, khả năng vận dụng và đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Bố trí sắp xếp các loại tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi phù hợp với diện tích phòng học, phân chia các khu vực hoạt động góc hợp lý, đảm bảo 100% nhóm lớp đều được trang trí, sắp xếp đẹp mắt tạo không gian sinh động kích thích trẻ tham gia các hoạt động tạo ra các sản phẩm tạo hình phong phú, đẹp mắt. - Nâng cao chất lượng giáo dục tạo hình cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong trường. 100% nhóm, lớp tổ chức tốt hoạt động tạo hình, đảm bảo 100% trẻ được tham gia các hoạt động tạo hình dưới các hình thức tổ chức phù hợp với từng độ tuổi. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ trẻ, nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Công tác xây dựng kế hoạch s 3 - Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chuyên đề tạo hình cụ thể theo từng chủ đề, phù hợp với từng độ tuổi. - Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình. - Xây dựng các tiết mẫu theo các khối cho 100% giáo viên tham dự. 2. Bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV - Nhà trường đã xây dựng nội dung bồi dưỡng sát với trình độ, khả năng thực tế của giáo viên. - Bồi dưỡng về kiến thức, ky năng và các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình dựa trên nhu cầu, khả năng thực tế của giáo viên. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề gắn với nội dung của các chủ đề thiết thực, hiệu quả, Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ cùng nhau thảo luận thống nhất phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức, cách thức lồng ghép nội dng tạo hình với các nội dung khác một cách linh hoạt và hiệu quả.Tổ chức các hội thi, đặc biệt là hội thi làm đồ dùng đồ chơi, hội thi giáo viên giỏi, Thi viết sáng kiến kinh nghiệm để những kinh nghiệm hay đực áp dụng vào thực tế gảng dạy và nhân diện. - Có chế độ độ động viên, khích lệ kịp thời với những giáo viên có thành tích cao trong giảng dạy và tự bồi dưỡng; Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần kịp thời cho giáo viên yên tâm công tác, để phát huy hết khả năng của mình. 3. Tạo môi trường kích thích trẻ tích cực hoạt động tạo hình s 4 - Môi trường cảnh quan nhà trường: Vẽ tranh trang trí trên các mảng tường, hành lang, cầu thang…nơi trẻ tiếp xúc hàng ngày để tạo cảm xúc, gợi ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình. - Môi trường trong lớp: Chỉ đạo 100% các nhóm lớp xây dựng được góc nghệ thuật tạo hình đẹp mắt, bố trí các đồ dùng, dụng cụ, tranh ảnh, nguyên vật liệu tạo hình một cách lợp lí, thuận tiện. Ngoài ra các lớp còn trang trí các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, mảng trưng bày sản phẩm của trẻ, tiêu đề của các góc bằng các hình ảnh nghộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, có bố cục hợp lý và tên gọi thân thiện gần gũi với lứa tuổi mầm non. Việc trang trí, sắp xếp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ đẹp mắt, nghộ nghĩnh để trẻ thường xuyên được nhìn ngắm, tiếp xúc chính là tiền đề gợi mở cảm xúc, phát triển tư duy, tưởng tượng giúp trẻ dễ dàng tạo ra các sản phẩm tạo hình đa dạng phong phú. 4. Lấy trẻ làm trung tâm Nhà trường chỉ đạo 100% giáo viên chú trọng tổ chức hoạt động tạo hình theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên luôn chú ý tạo môi trường hoạt động kích thích cũng như khuyến khích trẻ thỏa sức sáng tạo, linh hoạt và chủ động trong các hoạt động. Cô luôn tôn trọng các ý tưởng của trẻ từ đó khơi gợi và giúp trẻ phát huy hết những khả năng của bản thân thể hiện ý tưởng, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của mình về sự vật hiện tượng. Giáo viên tăng cường sử dụng các câu hỏi gợi ý, giúp trẻ củng cố và áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã lĩnh hội được trong các hoạt động khác nhau để tạo ra sản phẩm. 5. Sử dụng các học liệu, phế liệu dạy trẻ tạo hình s 5 - Ngoài những đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, nguyên vật liệu được mua sẵn trên thị trường, nhà trường đã triển khai tới 100% các nhóm lớp sưu tầm thêm các loại nguyên vật liệu khác như: thùng bìa cát tông, xốp, giấy báo, chai nhựa, hộp sữa chua, vải vụn, vỏ ngao, sò, ốc, hến, rơm rạ, hoa khô, mùn cưa, lá cây, hột hạt... để sử dụng trong các hoạt động tạo hình. Tất cả những nguyên vật liệu trên đều phải đảm an toàn vệ sinh, không gây độc hại, không sắc nhọn, không làm tổn thương đến cô và trẻ trong quá trình sử dụng. - Từ những nguyên vật liệu gần gũi đơn giản nhưng lại mang màu sắc tự nhiên, mới lạ trên sẽ chính là nguồn cảm hứng kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động sáng tạo tạo hình mọi lúc, mọi nơi và với mọi vật liệu xung quanh trẻ. Mặt khác nó không chỉ dạy trẻ sáng tạo, phát huy khả năng tư duy, tưởng tượng mà còn dạy trẻ biết yêu thiên nhiên tươi đẹp, biết tiết kiệm, biết tạo ra cái đẹp từ những thứ chưa đẹp. 6. Sử dụng thủ thuật và trò chơi - Nghệ thuật tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng với những điều mới lạ nhưng dễ chán với những gì đã trở nên quen thuộc. Vì vậy trong năm học nhà trường đã chỉ đạo 100% giáo viên ở các nhóm lớp tích cực sưu tầm, sử dụng các thủ thuật để thay đổi hình thức làm tăng thêm sự hấp dẫn, ham thích của trẻ đối với hoạt động tạo hình bằng những bài thơ, câu đố, bài hát, trò chơi, những tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học với không khí hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt hiệu quả cao. Đối với lứa tuổi trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn có thể cho trẻ đóng vai trong trò chơi, biểu diễn thời trang,tổ chức triển lãm tranh...Sử dụng yếu tố chơi nên nhất quán từ đầu s 6 đến cuối hoạt động: ví dụ: Bạn búp bê đến thăm lớp mời lớp dự sinh nhật, cho trẻ nặn bánh, làm quà…tặng búp bê thì đến cuối giờ học cô giáo cho trẻ đem sản phẩm của mình lên tặng bạn búp bê. - Ngoài ra BGH nhà trường cũng khuyến khích giáo viên tích cực tìm kiếm nguyên vật liệu, thiết kế các trò chơi nhằm kích thích sự hứng thú và sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ từ những nguyên liệu mở như: + Trò chơi “Lá tạo thành hoa”, “Lá tạo ra một số con vật” bằng nguyên liệu từ những chiếc lá. + Trò chơi “Hột hạt tạo ra quả”, “Hột hạt tạo ra các phương tiện giao thông”, “Hột hạt tạo ra một số trang phục” bằng nguyên liệu từ các loại hột hạt như: ngô, đỗ, lạc, hạt hồng, hạt na... + Trò chơi “Tạo ra các con vật bằng các loại vỏ, nắp chai, hộp” bằng nguyên liệu là vỏ chai nước, nút chai, vỏ hộp sữa... 7. Phát triển khả năng tạo hình cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi - Nhà trường chỉ đạo 100% giáo viên các nhóm lớp chú trọng phát triển khả năng tạo hình cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: trẻ được làm quen với môi trường xung quanh khi đi dạo chơi, được ngắm nhìn, được sờ nắm các sự vật hiện tượng, được vẽ bằng phấn trên sân ở hoạt động ngoài trời, được làm đồ dùng đồ chơi trong giờ hoạt động góc như: làm búp bê, trang trí khung ảnh, làm bưu thiếp bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau, vẽ trang trí mặt nạ, làm váy áo để trình diễn thời trang… Được hoạt động, được chơi với sản phẩm của mình làm ra, trẻ rất thích thú tự hào, càng say mê với hoạt động tạo hình và chính từ những hoạt động này, khả năng thẩm my, sự khéo léo của đôi tay trẻ đã được nâng lên rất nhiều. s 7 Ngoài ra, để phát huy hơn nữa khả năng tạo hình cho trẻ nhà trường đã chỉ đạo giáo viên tích hợp hoạt động tạo hình vào các hoạt động khác một cách linh hoạt sáng tạo như: Làm quen với chữ cái, LQVH, LQV Toán, MTXQ,...hoặc xen kẽ vào các hoạt động vui chơi, HĐ ngoài trời, HĐ hoạt động chiều. Ví dụ : - Tích hợp vào môn toán: Cho trẻ vẽ tranh hoa, qủa hay đồ vật có chứa chữ số theo yêu cầu, hay tô màu xanh vào khoảng trống có số 1, màu đỏ vào khoảng trống có số 2, mầu vàng vào khoảng trốngsố 3. Sau khi tô màu xong sẽ có bức tranh phối màu nền sinh động, rõ nét về hoa quả, hay đồ vật… - Tích hợp vào môn văn học: Kết thúc tiết học, cho trẻ vẽ, tô mầu, tạo nhân vật bằng các nguyên vật liệu theo ý thích của trẻ. 8. Làm đồ dùng đồ chơi và sử dụng đồ dùng trong các hoạt động phát triển tạo hình. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ phục vụ cho hoạt động được trang bị từ đầu năm học, nhà trường chỉ đạo 100% các nhóm lớp làm các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề tạo hình, trong đó có nhiều đồ dùng đồ chơi mang tính thẩm my cao và đảm bảo an toàn cho trẻ đã đạt giải cao trong cuộc thi trưng bày và làm đồ dùng đồ chơi cấp thành phố… 9. Công tác tuyên truyền giáo dục và Phối hợp với phụ huynh Nhà trường tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như: Xây dựng góc tuyên truyền trên sân trường, thông qua ngày hội đến trường của bé, họp phụ huynh, thi giáo viên giỏi cấp trường, tổ chức tết trung thu, tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ hàng ngày. 100% các lớp xây dựng góc tuyên truyền, các góc được thay đổi theo chủ đề. s 8 100% giáo viên ở các nhóm lớp thường xuyên phối hợp với phụ huynh tạo cơ hội phát triển ky năng tạo hình của trẻ mọi lúc, mọi nơi. Quan tâm đến hứng thú và sở thích riêng của trẻ để lựa chon biện pháp tác động hiệu quả. 10. Đầu tư cơ sở vật chất Nhà trường tích cực tham mưu với các cấp quản lý giáo dục, lãnh đạo địa phương tăng cường xây dựng, mua sắm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu thực hiện chuyên đề tạo hình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Vận động các bậc phụ huynh, đoàn thể quan tâm hỗ trợ đầu tư thiết bị phục vụ cho chuyên đề. 11. Công tác kiểm tra đánh giá - Đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra các hoạt động của giáo viên theo từng tháng, thực hiện kiểm tra đánh giá nghiêm túc đúng qui chế chuyên môn, đồng thời kết hợp với các tổ chuyên môn thăm lớp dự giờ bằng nhiều hình thức như kiểm tra thường xuyên, theo lịch, đột xuất và kiểm tra hồ sơ sổ sách, khảo sát đánh giá trẻ để làm căn cứ xếp loại giáo viên. - Phát động phong trào thi đua dạy tốt- học tốt, khuyến khích giáo viên đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm; xây dựng tiết mẫu, làm đồ dùng, tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu, phục vụ cho chuyên đề. IV. KẾT QUẢ 1. Đối với nhà trường - Kế hoạch chuyên đề hoạt động tạo hình của nhà trường đã được triển khai và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao. - Đã tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chuyên đề tại 100% nhóm lớp. Kết quả: s 9 + Xếp loại tốt: 08 lớp = 80% + Xếp loại khá: 02 lớp = 20% - Tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các lớp thực hiện chuyên đề. - Nhà trường xây dựng nội dung tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục tạo hình cho trẻ, các hình thức đa dạng phong phú, qua bảng tin, góc tuyên truyền của nhóm lớp. - Năm học 2015-2016 nhà trường tham gia hội thi “Triển lãm tranh, trưng bày và làm đồ dùng đồ chơi” cấp thành phố đạt giải ba. 2. Đối với giáo viên - Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn do Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và nhà trường tổ chức. - Tích cực sưu tầm, làm đồ dùng, đồ chơi, tìm kiếm nguyên vật liệu phục vụ cho chuyên đề và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Thường xuyên rà soát, bổ sung các đồ dùng, nguyên vật liệu thực hiện chuyên đề tạo hình cho lớp. 3. Đối với trẻ - 90% trẻ hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. - Trẻ có một số kiến thức, kĩ năng tạo hình và làm được các sản phẩm theo yêu cầu. 4. Đối với phụ huynh - Phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên các lớp trong các hoạt động giáo dục trẻ khi ở nhà. s 10 - Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường nhằm động viên tinh thần, hỗ trợ kinh phí giúp nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. *Một số hạn chế trong thực hiện chuyên đề - Còn một số giáo viên tuổi cao chưa chủ động linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ. - Năng lực tạo hình của giáo viên không đồng đều. Hình thức tổ chức chưa phong phú, linh hoạt. - Chưa có phòng năng khiếu cho trẻ được học tập hoạt động. V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI - Tiếp tục xây dựng các hoạt động tạo hình sáng tạo, phù hợp dựa trên yêu cầu cần đạt phù hợp đối với từng độ tuổi. - Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp để xây dựng phòng năng khiếu. - Tham gia và tổ chức tập huấn 100% CB - GV về nội dung, phương pháp thực hiện chuyên đề. - Kiểm tra dự giờ thường xuyên đột xuất chuyên đề. - Tổ chức hội thảo chuyên đề lần lượt các tổ khối trong nhà trường và khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt chuyên đề và có nhiều sáng kiến hay. - Phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động tạo hình. - Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên đề. - Viết bài tuyên truyền về những hoạt động của chuyên đề. VI. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT - Đề nghị phòng GD&ĐT tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, ky năng tạo hình cho giáo viên trong toàn thành phố. s 11 - Tổ chức nhiều hội thảo cấp thành phố về lĩnh vực phát triển thẩm my trong đó có tạo hình để cán bộ, giáo viên các trường được học tập trao đổi kinh nghiệm vận dụng có hiệu quả tại đơn vị mình. - Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm các trường bạn trong và ngoài tỉnh. Trên đây là báo cáo thực hiện chuyên đề hoạt động tạo hình năm học 20192020 của trường mầm non Tích Sơn. Trường MN Tích Sơn rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng chí trong Hội nghị. Nơi nhận: NGƯỜI BÁO CÁO - Phòng GD&ĐT; - Lưu: CM Phạm Thị Kim Oanh s 12 s 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan