Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn văn hóa làng trong truyện ngắn kim lân...

Tài liệu Luận văn văn hóa làng trong truyện ngắn kim lân

.PDF
61
121
108

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *************** HOÀNG VŨ THỊ THU HÀ VĂN HÓA LÀNG TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Nguyễn Phương Hà giảng viên khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức về văn học và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Để hoàn thành khóa luận này, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, những người thân là điểm tựa vững chắc giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Hoàng Vũ Thị Thu Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Phương Hà. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Nếu phát hiện có bất kì sự sai lệch nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Hoàng Vũ Thị Thu Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1...................................................................................................... 7 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................................... 7 1.1. Đặc trưng văn hóa làng xã Việt Nam ......................................................... 7 1.1.1. Làng xã Việt Nam mang tính cộng đồng ................................................ 8 1.1.2. Làng xã Việt Nam mang tính chất tự trị ............................................... 10 1.2. Tác giả Kim Lân ....................................................................................... 11 1.2.1. Cuộc đời ............................................................................................... 11 1.2.2. Sự nghiệp.............................................................................................. 12 1.3. Đóng góp của Kim Lân về đề tài văn hóa làng trong văn học Việt Nam hiện đại ............................................................................................................ 13 CHƢƠNG 2.................................................................................................... 15 NHẬN DIỆN VĂN HÓA LÀNG VÀ NHỮNG KIỂU NHÂN VẬT ĐẶC TRƢNG TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN......................................... 15 2.1. Các kiểu loại làng quê Việt ...................................................................... 15 2.1.1. Làng quê truyền thống .......................................................................... 16 2.1.2. Làng xóm ngụ cư................................................................................... 24 2.1.3. Làng xóm thời kì cải cách ruộng đất..................................................... 29 2.1.4. Làng xóm tản cư .................................................................................... 32 2.2. Những kiểu nhân vật đặc trưng trong truyện ngắn Kim Lân ................... 36 2.2.1. Nhân vật nghệ sĩ .................................................................................... 36 2.2.2. Nhân vật thượng võ ............................................................................... 42 2.2.3. Nhân vật nhỏ bé, đời thường ................................................................. 47 KẾT LUẬN .................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Kim Lân là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp văn học của Kim Lân tuy không đồ sộ nhưng lại rất đặc sắc và khó trộn lẫn bởi lối viết văn giản dị, gần gũi, dễ hiểu. Một số truyện ngắn của ông được xếp vào hàng xuất sắc trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX, có thể kể đến tác phẩm: Vợ nhặt, Làng, Con chó xấu xí... Là nhà văn luôn lấy hiện thực cuộc sống làm chất liệu sáng tác, Kim Lân đã vẽ lên bức tranh làng quê với vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt Nam trong sáng, yêu đời. Hồn quê đã thấm đẫm vào ông, khiến cho hầu hết các truyện ngắn của ông đều có dáng dấp và hình ảnh của làng quê Việt và của chính bản thân tác giả. 1.2. Kim Lân được biết đến là nhà văn của làng quê Việt. Chính bởi vậy, để tạo nên những trang văn thấm đẫm không gian văn hóa làng quê Kinh Bắc cũng như tạo dựng phong cách riêng khi viết về đề tài nông thôn Việt Nam, Kim Lân đã thể hiện sự am hiểu, tài năng khám phá, yếu tố đời sống, lối sống và phông văn hóa làng xã Việt Nam. Bản thân là người cầm bút, Kim Lân hiểu rằng chiều sâu của các tác phẩm không chỉ là những mối quan hệ đơn thuần về quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội mà còn là mối quan hệ về văn hóa. Văn hóa chính là chất liệu để tạo nên đề tài, chủ đề… góp phần nuôi dưỡng văn học phát triển. Bởi vậy, hướng tiếp cận tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa sẽ cắt nghĩa một cách đầy đủ hơn về tác phẩm của nhà văn. 1.3. Hiện nay những truyện ngắn của Kim Lân được giảng dạy ở nhiều cấp học trong nhà trường: THCS, THPT. Vì thế tìm hiểu đề tài Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân là việc làm mang ý nghĩa khoa học, thực tiễn, giúp cho học sinh có sự cảm thụ văn chương tinh tế cùng với vốn hiểu biết 1 thêm về phông nền văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán, con người thế kỉ XX. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Kim Lân là cây bút truyện ngắn sớm có chỗ đứng trên văn đàn dân tộc và là nhà văn được bạn đọc trân trọng, yêu mến. Kim Lân và các truyện ngắn của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều học giả, độc giả dưới nhiều góc độ, phương diện khác nhau trước Cách mạng tháng Tám và sau Cách mạng tháng Tám. Nổi bật hơn cả và cũng sớm hơn cả là hướng nghiên cứu tập trung vào nội dung sáng tác của Kim Lân. Đây cũng là điều tất yếu, bởi vấn đề nhà văn phản ánh cũng chính là chìa khóa để mở cánh cửa những điều trăn trở, quan tâm của họ trước cuộc đời. Nhà văn Nguyên Hồng trong Những nhân vật ấy đã sống với tôi kể lại rằng: “Từ giữa những năm 1943 - 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân… Thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đả chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương, hay Hoài Trạch, Hoài Tâm… lúc bấy giờ vậy. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại có một cái gì đó chân chất của đời sống con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc biệt là lại gần gũi với mình…” [5]. Đây có thể xem là một ý kiến rất đáng chú ý khi tìm hiểu truyện ngắn của Kim Lân. Ở những tác phẩm đầu tay, Kim Lân dường như chưa ý thức phản ánh hiện thực sâu sắc nhưng chất hiện thực vẫn toát ra một cách tự nhiên từ những hình tượng nhân vật của ông. Bởi đó thường là những con người sống ở quê hương Kim Lân, ruột thịt với ông, từ cuộc sống lam lũ bần cùng, họ đã trực tiếp bước vào văn học. 2 Điểm lại lịch sử nghiên cứu về Kim Lân, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng đưa ra nhận xét: “Đọc văn Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của những người dân nghèo vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người dân miền xuôi mất nhà, mất đất, xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ, bến sông, một góc phố hay ven một đồn điền, một xóm trại, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hàng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của chính các nhân vật ấy (...) mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khóa, cảnh ăn xin, cảnh chết đường chết chợ, cảnh bị áp bức đọa đày” [2]. Tìm hiểu về quan niệm sáng tác của Kim Lân, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá cho rằng: “Kim Lân quan niệm viết văn như cách đòi cho mình một thân phận, một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương” [17]. Đáng chú ý nhất là đánh giá của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh. Trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tác giả đã tỏ ra khá tinh tế vá sắc sảo khi nhận xét về đề tài phong tục và thú chơi đồng quê của Kim Lân. Ông cho rằng: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”… Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy những tập quán ngộ nghĩnh, kỳ lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kỳ được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [8]. Từ đó, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khái quát nội dung truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám 1945: “Đó là những trang số phận của các đầu thừa, đuôi thẹo, được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt trang giấy 3 trắng chứa nhân thế, nhân tình hoặc những trang tuy nghiêng về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh… nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám những người sống vất vả, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, trong sáng thông minh, tài hoa” [8]. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã nhận xét về truyện ngắn của Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám bằng cái nhìn biện chứng sắc sảo và quan điểm lịch sử như: “Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Kim Lân tập trung vào phương diện xã hội chính trị, của đời sống nông dân gắn liền với vận mệnh đất nước. Về đề tài này Làng và Vợ nhặt xứng đáng được xem là những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại” [9]. Trong Tuyển tập mười năm tạp chí văn học và tuổi trẻ (2003), những dòng cô đúc đã cố gắng khái quát về truyện ngắn sau cách mạng của Kim Lân: “Kim Lân vẫn tiếp tục viết về làng quê Việt Nam. Ông thường viết về những cảnh tội nghiệp, cuộc sống khốn khó đến cùng cực của người nông dân dưới chế độ cũ và sự đổi đời của họ nhờ cách mạng” [16]. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong Tạp chí văn học số 6 cũng đã trích dẫn lời nhận xét của tác giả Lữ Huy Nguyên về toàn bộ truyện ngắn Kim Lân: “Nếu có dịp đọc toàn bộ tác phẩm của Kim Lân mà chủ yếu là truyện ngắn ta sẽ thấy, ông không chỉ là đại diện văn học của loại nhân vật đầu thừa đuôi thẹo; ông còn là đại diện văn học sáng giá của những người tài hoa, bặt thiệp, phong lưu riêng…” [2]. Rõ ràng, trong truyện ngắn Kim Lân, người đọc dễ dàng bị cuốn hút bởi những tố chất và vẻ đẹp dung dị, kín đáo của con người làng quê Bắc bộ - những con người lịch lãm, hào hoa và đầy tinh thần thượng võ. Khẳng định về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, tác giả Hà Minh Đức viết trong Nhà văn nói về tác phẩm cho rằng: “Kim Lân là một trong 4 những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo… Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc” [3]. Cả đời văn Kim Lân chỉ chuyên tâm viết truyện ngắn. Truyện của ông thường tập trung miêu tả sinh hoạt làng quê và hình tượng người nông dân. Nhưng thế giới nghệ thuật của ông không vì vậy mà bị giảm sức sống và sự hấp dẫn. Trên đây là một số trong rất nhiều công trình nghiên cứu về con người và văn chương Kim Lân. Có thể thấy dù tiếp cận và nghiên cứu ở góc độ khác nhau nhưng nhìn chung ta vẫn nhận thấy dấu ấn văn hóa làng đậm chất trong các sáng tác của nhà văn được các nhà nghiên cứu quan tâm và bàn tới song tất cả đều là những bài viết lẻ tẻ, mang tính chất gợi mở. Trên tinh thần tiếp thu và vận dụng những thành quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi đi sâu tìm hiểu đề tài: Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân với mong muốn giúp người đọc cảm nhận rõ yếu tố văn hóa đồng thời thể hiện sự yêu quý, sáng tạo của Kim Lân. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu đề tài dưới góc nhìn văn hóa làng, khóa luận giúp cho người đọc hiểu được phông văn hóa làng xã, từ đó có cái nhìn chiều sâu về đời sống, con người và văn hóa của đất nước thuần nông nghiệp. Khẳng định tài năng, vị trí của Kim Lân và những đóng góp của ông trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ khái niệm văn hóa làng, chúng tôi đi sâu nhận diện văn hóa làng (truyền thống; ngụ cư; tản cư) và những kiểu nhân vật đặc trưng (nhân vật nghệ sĩ; nhân vật thượng võ; nhân vật nhỏ bé, đời thường). 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Tuyển tập truyện ngắn Kim Lân, Nxb Văn học (2011). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài khóa luận chúng tôi vận dụng một số phương pháp chính sau đây: Phương pháp nghiên cứu lịch sử Phương pháp thống kê Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích, bình giảng 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận triển khai theo hai chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Nhận diện văn hóa làng và những kiểu nhân vật đặc trưng trong truyện ngắn Kim Lân 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Đặc trƣng văn hóa làng xã Việt Nam Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa. Nét nổi bật khi nói đến văn hóa Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định:  Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa thống nhất và đa dạng.  Việt Nam là một nước nông nghiệp. Vì vậy, văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa nông nghiệp, cụ thể là văn hóa nông nghiệp lúa nước. Trong đó, văn hóa làng xã là kết tinh đậm đặc những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam. Về cơ bản thì các khái niệm về làng xã được đưa ra khá thống nhất, dưới đây là một số khái niệm do các nhà nghiên cứu đưa ra: Theo Từ điển tiếng Việt: “Làng là đơn vị hành chính ở nông thôn, cũng thường gọi là xã hay làng xã, làng xóm” [6]. Theo GS. Phan Huy Lê thì: “Làng xã cổ truyền là đơn vị tự cư, là cộng đồng dựa trên quan hệ láng giềng kết hợp với quan hệ huyết thống, là môi trường sinh hoạt văn hóa - xã hội từ bao đời nay gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam…” [10, 126]. Tìm hiểu khái niệm làng, tác giả Đỗ Lai Thúy cho rằng: “Làng là đơn vị cộng cư cơ bản nhất của người Việt. Làng Việt được thoát thai từ công xã nguyên thủy và sau đó là công xã nông thôn” [14, 106]. Theo các quan niệm trên, chúng ta có thể thấy: Làng xã trước hết là một đơn vị cộng cư cơ bản. Nền văn hoá Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng quê. Hình ảnh làng với luỹ tre xanh, cây đa, giếng nước, sân đình đã trở nên rất thân thuộc trong 7 tâm hồn người Việt Nam. Lật lại những trang sử của ngành kiến trúc Việt Nam, người ta thấy rằng kiến trúc Việt Nam ra đời rất sớm, có thể đã xuất hiện từ thời vua Hùng dựng nước, cách nay khoảng bốn ngàn năm. Làng xóm cũng xuất hiện vào thời kỳ này. Làng Việt Nam là sự tích hợp của những gia đình với nhiều phương thức và quan hệ khác nhau, ít thì dăm bảy chục, nhiều thì vài trăm hộ, có quỹ đất, tín ngưỡng và phong tục tập quán riêng. Làng là sự liên kết chặt chẽ dòng họ, giáp phe, phường hội… Các nhà kiến trúc cho rằng làng xã Việt Nam có tính quần thể cao, có kiểu kiến trúc đơn giản nhẹ nhàng phù hợp với khí hậu và tập quán của người Việt Nam. Làng luôn được bao quanh bằng những luỹ tre xanh. Sau luỹ tre xanh là những mái nhà tranh ấm cúng, nơi cưu mang che chở cho con người. Làng Việt là một thành tố quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt Nam, nổi lên là gia đình (nhà) – làng – nước, với hai đặc trưng cơ bản là tính cộng đồng và tính tự trị. Văn hóa làng Việt Nam là hiện tượng lịch sử cũng là hiện tượng dân tộc. Văn hóa làng vốn có từ ngàn xưa nhưng vẫn tồn tại đến ngày nay với sự ngưng kết đậm đặc biểu hiện trong lối sống, phong tục tập quán, kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng – tôn giáo…Văn hóa làng còn chứa đựng những giá trị vật chất đình, chùa, miếu, lũy tre, bến nước, cây đa,…Tất cả “những yếu tố vật thể và phi vật thể trên không đứng đơn lập, rời rạc mà hòa quyện vào nhau, tích hợp lại thành bản sắc văn hóa làng, lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau như một dòng chảy không bao giờ dứt” [13]. Khi nói về văn hóa làng, các nhà nghiên cứu đã nêu bật được hai đặc trưng cơ bản đó là: Tính cộng đồng và tính tự trị. 1.1.1. Làng xã Việt Nam mang tính cộng đồng Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã. Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Tính cộng đồng 8 là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới người khác - nó là đặc trưng dương tính hướng ngoại” [4]. Người Việt Nam ta vốn xưa nay quen lối sống tình cảm. Mối quan hệ làng xã khiến người ta phải gắn bó với nhau, phải giữ gìn được quan hệ trong ấm ngoài êm, sống có tình có nghĩa có tình với nhau. Chỉ có thế người ta mới có thể duy trì được sự cố kết của cộng đồng. Sự duy trì này không chỉ diễn ra trong những cộng đồng theo huyết thống như gia đình, dòng họ mà ở cả những cộng đồng theo quan hệ láng giềng với nhau: ngõ, xóm, làng, vùng miền… Mặt khác, tính cộng đồng có vai trò gắn kết các thành viên trong làng lại với nhau thông qua các biểu tượng mang tính truyền thống như cây đa, bến nước, sân đình. Hầu hết, mọi làng của người Việt đều hội tụ cả ba biểu tượng này. Như vậy, tính cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong đời sống sinh hoạt của người dân làng xã. Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất cùng họ là đồng tộc, cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp, cùng quê là đồng hương. Do sự đồng nhất giống nhau “cùng hội cùng thuyền” cho nên mọi người luôn sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh em, chị em trong nhà “tay đứt ruột xót”, “chị ngã em nâng”… Điều đó làm cho các quan hệ tình cảm của các thành viên trong làng xã thêm gắn bó. Đặc biệt trong khó khăn, họ có thể hi sinh cho cộng đồng, trước hết là gia đình, dòng họ, làng xóm sau đó là đất nước. Vì vậy đã tạo nên sức mạnh quật cường tính tập thể rất cao, mọi người trong cộng đồng đều gắn bó tập thể. Sự đồng nhất cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ, bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp. 9 1.1.2. Làng xã Việt Nam mang tính chất tự trị Cùng với tính cộng đồng, tính tự trị cũng là một đặc trưng gốc rễ trong văn hoá làng của người Việt. Tính tự trị nhấn mạnh vào sự khác biệt. Đối với làng, biểu tượng truyền thống của tính tự trị là luỹ tre làng. Luỹ tre trở thành thành luỹ kiên cố của làng bất khả xâm phạm. Đối với người Việt, bên ngoài luỹ tre làng là cả một thế giới khác cho nên có người cả đời không bước ra khỏi luỹ tre làng. Do tính chất khép kín dẫn đến làng người Việt luôn mang trong mình tính bảo thủ, địa phương cục bộ “Trống làng nào làng đấy đánh”, “Thánh làng nào làng nấy thờ” hay “Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Tính tự trị cũng tạo cho người Việt tính gia trưởng tôn ti hay óc bè phái tư hữu ích kỷ. Bởi vậy trong làng, người ta coi trọng tôn ti, họ to họ nhỏ, con trưởng con thứ, tư tưởng thứ bậc, thói gia đình chủ nghĩa. Khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng (làng, họ) này so với cộng đồng (làng, họ) khác. Sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị, tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể hoạt động độc lập với tập thể khác, phải tự lo liệu lấy mọi việc. Vì phải tự lo liệu, nên con người Việt Nam có truyền thống cần cù, có tính chịu thương chịu khó đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nó cũng tạo nên nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá tự đảm bảo nhu cầu về ăn, có bụi tre, rặng xoan, gốc mít tự đảm bảo nhu cầu về chỗ ở. Tóm lại, với đặc trưng vừa mang tính cộng đồng vừa mang tính tự trị cho nên làng của người Việt có tinh thần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau nhưng cũng luôn khép kín bảo thủ. Như vậy: “làng là tổ chức xã hội cơ sở đặc biệt của người Việt mà từ đó tạo nên tính cách của người Việt, mà một trong những tính cách mạng, tính truyền thống ngàn đời đó chính là ý thức độc lập và lòng yêu nước” [18]. Tính cộng đồng làng xóm tạo nên tinh thần đoàn kết toàn dân. Xét một cách sâu xa, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý thức độc lập dân tộc và 10 lòng yêu nước được xuất phát và hun đúc từ truyền thống làng của người Việt Nam. 1.2. Tác giả Kim Lân 1.2.1. Cuộc đời Kim Lân (1920-2007), tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân từ một gia đình nghèo, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa…) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó. Sớm giác ngộ Cách mạng nên từ năm 1944, Kim Lân đã tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc cùng với Nguyên Hồng, Nam Cao (những người bạn thân thiết, đồng tâm của ông). Cuộc kháng Pháp nổ ra, ông tiếp tục có mặt trong phong trào Văn hoá cứu quốc, công tác ở các báo Chi Lăng (Khu ủy khu XII), Xông pha (Quân đội khu XII), Dân quân Việt Bắc, Hội Văn nghệ Việt Nam, Báo Văn nghệ. Kim Lân là một trong những hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Ông gắn bó với nghiệp làm báo, viết văn, và khẳng định mình ở mảng truyện ngắn với những trang viết sâu sắc về làng quê Việt Nam, phản ánh sinh động đời sống tâm tư, tình cảm của người nông dân trong giai đoạn kháng chiến và sự đổi đời của họ trong cải cách ruộng đất. Ông cũng là một trong nhiều nhà văn có tác phẩm được đưa vào nhà trường giảng dạy từ rất sớm: Vợ nhặt, Làng. 11 Từ sau năm 1960, hầu như Kim Lân gác bút trên văn đàn. Ở tuổi 40 với nghệ thuật viết truyện ngắn bậc thầy, cái việc gác bút của ông được coi là chuyện lạ với mọi người. Thay vào việc viết văn, ông làm việc biên tập sách và đào tạo thế hệ nhà văn trẻ. Sinh thời ông sống tại Hà Nội. Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 87 tuổi. 1.2.2. Sự nghiệp Kim Lân là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám. Ngòi bút của ông luôn hướng về đề tài nông thôn và nông dân Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân là cây bút biết đến với nhiều tác phẩm được đăng báo như: Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa… hầu hết các truyện ngắn chỉ mang tính tự truyện, tuy nhiên vẫn phần nào phản ánh được bức tranh ảm đạm, tiêu điều vùng nông thôn Việt Nam. Đặc biệt, Kim Lân được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những mảng đề tài tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim, đi săn…). Các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn… kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân, những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Do đó truyện của Kim Lân giai đoạn này mang tính hiện thực nhưng cũng rất giản dị, dễ hiểu, cảnh sắc và con người trong văn Kim Lân thấm đẫm hồn cốt của vùng quê Kinh Bắc. Sau Cách Mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Từ năm 1954, ông lần lượt công tác ở 12 một số cơ quan văn nghệ Trung ương và tiếp tục sáng tác. Một số tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962), Hiệp sĩ gỗ, Ông Cản Ngũ (1998)... Có thể nhận thấy rằng số lượng tác phẩm của Kim Lân không nhiều, nhưng Kim Lân đã có những đóng góp tích cực trong đề tài truyện ngắn và đề tài nông nông, những sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê. Ông viết về mảng hiện thực này bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng, của nông thôn Việt Nam. Nhìn chung các truyện ngắn của Kim Lân không đồ sộ nhưng lại rất đặc sắc và khó trộn lẫn. Ông là nhà văn có vị trí vững trãi trên thi đàn văn học, đặc biệt để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả qua nhiều thế hệ. Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn tham gia đóng phim, đóng kịch và đều thành công. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể kể đến:  Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy  Lý Cựu trong phim Chị Dậu  Lão Pẩu trong phim Con Vá  Cả Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can  Cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm 1.3. Đóng góp của Kim Lân về đề tài văn hóa làng trong văn học Việt Nam hiện đại Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân chính là minh chứng sinh động cho quy luật muôn thuở “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Sự thành công của một nhà văn không hẳn đo bằng số lượng tác phẩm viết được, in được mà quan trọng hơn là chất lượng nghệ thuật ở sự kết tinh tài năng. Hơn mười năm cầm bút, Kim Lân chỉ sáng tác vẻn vẹn hơn ba mươi tác phẩm thế nhưng ông vẫn được xem là một cây bút văn xuôi có tầm vóc lớn lao. Điều đặc biệt phải kể đến là chất liệu được sử dụng trong văn chương của ông đó 13 chính là hơi thở của làng quê Việt, là những nét đẹp về văn hóa, phong tục tập quán. Qua những truyện ngắn của mình, Kim Lân giúp cho độc giả có cái nhìn chiều sâu về vốn văn hóa, phong tục, những ngôi chùa cổ kính những con đường làng lát gạch êm ả của tuổi thơ, hay những ngôi đình, ngôi đền với cây đa trăm tuổi đều có chỗ đứng trong văn chương. Điều đó đã thể hiện đặc biệt qua giọng văn của ông và làm độc giả say mê thú vị. Kim Lân không phải là nhà văn đầu tiên và duy nhất viết về văn hóa, phong tục Việt Nam. Trước ông đã từng có nhiều nhà văn Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam… nhưng ở mỗi nhà văn lại chọn cho mình lối đi riêng. Người thì viết về thú chơi hoa thưởng rượu của các nhà Nho xưa nay chỉ còn vang bóng. Cũng có người viết về văn hóa ẩm thực, nâng nó lên thành yếu tố thẩm mĩ. Còn riêng đối với Kim Lân thì ông cũng đóng góp không nhỏ và trong kho tàng văn học, văn hóa dân gian. Ngược trở lại dòng lịch sử, ông cho người đọc biết đến những giá trị tinh thần của chốn thôn quê. Mỗi trang viết của ông đều nói tới khung cảnh làng quê, nói tới những nét tính cách đặc trưng của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Không gian, thời gian làng quê có lẽ cứ như vậy mà hiện hữu trong từng trang văn. Không chỉ vậy Kim Lân là một nhà văn đặc biệt am hiểu về những thú chơi tao nhã của người nông dân. Đó là niềm say mê với hát tuồng, hát kép và cả nghệ thuật múa rối nước… hay những trò chơi dân gian như trọi gà, thả chim, đấu vật, đi săn… Có thể nói Kim Lân là nhà văn “thuần hậu nguyên thủy” những nét đẹp về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống tình làng nghĩa xóm được Kim Lân tìm hiểu một cách tường tận, tỉ mỉ để từ đó giúp cho bạn đọc có cái nhìn chiều sâu về vốn văn hóa dân tộc. Qua đó khẳng định Kim Lân đã đóng góp không nhỏ vào kho tàng dân tộc những giá trị đặc sắc về văn hóa, phong tục, để từ đó hoàn thiện bức tranh sống động chốn làng quê Việt. 14 CHƢƠNG 2 NHẬN DIỆN VĂN HÓA LÀNG VÀ NHỮNG KIỂU NHÂN VẬT ĐẶC TRƢNG TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN 2.1. Các kiểu loại làng quê Việt Nếu nói Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn làng quê Việt Nam thì Kim Lân chính là nhà văn của nông thôn làng quê ấy. Bởi trong toàn bộ các sáng tác của Kim Lân luôn có sự hiện diện của một kiểu “thế giới”, một khoảng trời riêng dường như chỉ có trong văn của ông. Đó là thế giới mà nhiều người đã nói tới - Kim Lân là nhà văn của nông thôn Việt Nam. Quan sát kỹ bức tranh nông thôn làng quê ấy, người ta còn nhận ra rằng đó không phải là nông thôn làng quê nói chung mà là làng Việt cổ truyền, làng xóm ngụ cư, làng xóm tản cư của nông thôn Việt Nam trong những năm trước và sau Cách mạng tháng Tám. Đây có thể xem như là một cấu trúc không gian đặc thù của nông thôn làng quê với nhiều vẻ đẹp bình dị của con người, của phong tục văn hóa mà bất kỳ ai cũng cảm nhận được. Nó đòi hỏi nhà văn phải có một sự nhạy bén, tinh tế, một cách tinh vi điềm tĩnh, soi ngắm từ nhiều phía, nhiều tầng để cảm nhận. Kim Lân là nhà văn của nông thôn làng quê Việt Nam nói chung, của nông thôn làng quê Bắc Bộ nói riêng, nhà văn được ấp ủ, được nuôi dưỡng và được tưới tắm đời mình từ nhỏ đến lớn giữa cái nôi văn hóa của làng quê ấy. Và đây được xem như một quá trình thấm thấu để hình thành một hồn văn Kim Lân độc đáo. Tuy nhiên làng quê trong sáng tạo của Kim Lân lại không được đặc tả hoặc nhấn mạnh cái nét đặc trưng Kinh Bắc, mà nhà văn lại hướng tới không gian làng quê Bắc Bộ nói chung. Do đó, thế giới trong truyện Kim Lân về căn bản là thế giới nhìn từ nông thôn làng quê, hay từ một mô hình “nông thôn làng Việt” mang bản sắc rất riêng. Ông tiếp cận làng quê trên bình diện phong tục sinh hoạt văn hóa cùng với những câu chuyện đời tư, 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan