Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê...

Tài liệu Luận văn truyện kiều chú giải (tác giả lê văn hòe) nhìn từ góc độ thống kê

.PDF
95
185
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------------------------- TRẦN THỊ KHÁNH LY “TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI” (TÁC GIẢ LÊ VĂN HÒE) NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỐNG KÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------------------------- TRẦN THỊ KHÁNH LY “TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI” (TÁC GIẢ LÊ VĂN HÒE) NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỐNG KÊ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN NHO THÌN THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Thị Khánh Ly Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập khóa học Thạc sĩ Văn học Việt Nam tại trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo. Hoàn thành luận văn thạc sĩ khóa học này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Trần Nho Thìn người đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo Khoa, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc trao đổi, chuẩn bị tư liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2019 Tác giả Trần Thị Khánh Ly Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1 2. Về tiểu sử và sự nghiệp của Lê Văn Hòe ...................................................... 3 3. Lịch sử vấn đề. .............................................................................................. 6 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 8 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8 5.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 8 5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 8 6. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 9 6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................ 9 6.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 9 7. Cấu trúc của luận văn. ................................................................................. 10 8. Đóng góp của luận văn. ............................................................................... 10 CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG CÁC CHÚ GIẢI VỀ TỪ NGỮ, ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ, NGỮ PHÁP, NGHĨA TRONG NGỮ CẢNH .... 12 1.1 Giải thích nghĩa của từ, thành ngữ, cụm từ ............................................... 13 1.1.1 Đối với việc chú giải nghĩa của từ bao gồm từ thuần Việt và từ Hán Việt 13 1.1.2. Đối với việc chú giải thành ngữ ............................................................ 17 1.1.3 Đối với việc chú giải cả cụm từ ............................................................. 18 1.2. Giải thích từ nguyên (gốc từ) ................................................................... 19 1.3 Dẫn xuất xứ một ý, một cách diễn đạt từ văn học Trung Quốc ................ 21 1.3.1 Chú giải được dẫn từ Kinh Thi .............................................................. 21 1.3.2. Chú giải được dẫn từ thơ Đường .......................................................... 22 1.3.3 Chú giải được dẫn từ Thơ cổ Trung Quốc ............................................. 23 1.4. Giải thích ngữ pháp của câu thơ............................................................... 25 1.5. Giải thích nghĩa trong văn cảnh (ngữ cảnh)-context ............................... 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv 1.6. Giải thích điển tích, điển cố ..................................................................... 29 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 33 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÁC BÌNH LUẬN CỦA LÊ VĂN HÒE VỀ NHÂN VẬT VÀ VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN DU .............................................................................. 34 2.1. Hệ thống các lời bình của Lê Văn Hòe về nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du...................................................................................... 34 2.1.1. Thúy Kiều- Thúy Vân- Kim Trọng ....................................................... 34 2.1.2. Thúc Sinh - Từ Hải ............................................................................... 43 2.1.3 Tú bà - Mã Giám Sinh - Hoạn Thư ........................................................ 47 2.1.4. Một số nhân vật khác ............................................................................ 50 2.2. Hệ thống các bình luận của Lê Văn Hòe về văn chương nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du - Bình luận về văn tài, nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Du...................................................................................... 53 2.2.1. Lê Văn Hòe bình về văn tài và thi pháp của Nguyễn Du ..................... 54 2.2.2 Lê Văn Hòe phê bình chính tác giả Nguyễn Du .................................... 57 2.2.3 Lê Văn Hòe góp ý cho văn chương Nguyễn Du .................................... 59 2.2.4 Lê Văn Hòe bình luận cách hiểu của các nhà bình chú khác................. 61 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 64 CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG CÁC NHẬN XÉT BÌNH LUẬN VỀ CÁC BẢN KIỀU QUỐC NGỮ KHÁC VÀ CÁC BẢN DỊCH “TRUYỆN KIỀU” SANG TIẾNG PHÁP ........................................ 66 3.1. Lê Văn Hòe nhận xét về các bản Truyện Kiều quốc ngữ khác ............... 66 3.2. Lê Văn Hòe nhận xét về các bản dịch Truyện Kiều ra Pháp văn ........... 71 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 90 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................. 153 PHỤ LỤC 3 .................................................................................................. 175 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Truyện Kiều ra đời đã hơn hai trăm năm, kết tinh văn học truyền thống phương Đông và dân tộc, nhưng vật liệu xây dựng tác phẩm là ngôn ngữ và hệ thống điển cố điển tích của một thời đại văn học đã xa, nhiều từ ngữ và điển cố, điển tích không còn dễ hiểu đối với thế hệ độc giả hiện đại, những người đọc từ đầu thế kỷ XX đã chuyển qua học chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Chính vì thế mà những văn bản Truyện Kiều từ đầu thế kỷ XX, do các nhà Hán học thực hiện, đã bắt đầu chú thích từ ngữ và điển tích, điển cố. Quá trình chú giải Truyện Kiều bằng chữ quốc ngữ có thể hình dung về đại thể có thể phác họa như sau: *Vào loại sớm nhất có bản Kim Vân Kiều của Trương Vĩnh Ký in tại Sài Gòn (1875). Trong cuốn này, Trương Vĩnh Ký đã chú giải bước đầu nhưng chắc có lẽ khi đó còn nhiều người đọc biết Hán học nên không cần chú giải kỹ lưỡng. *Sang nửa đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh hiện đại hóa văn học dân tộc, nhu cầu cấp thiết xây dựng nền văn học viết bằng “quốc âm”-tiếng Việt-bằng chữ quốc ngữ, Truyện Kiều trở thành một đối tượng quan tâm hàng đầu của giới trí thức Tây học. Điều đó dễ hiểu. Các trí thức Tây học nhanh chóng nhận thấy địa vị của Truyện Kiều trong buổi khởi động của quá trình hiện đại hóa này. Là kiệt tác văn học dân tộc, đã đi vào lỏng người Việt Nam hàng thế kỷ, lại bằng “quốc âm” nên bằng Truyện Kiều giới trí thức tân học có thể dễ dàng thuyết phục xã hội về tính khả thi, về niềm tin vào khả năng thành công của nền văn học quốc âm-dân tộc. Ngày 10/8 năm 1924, Hội Khai trí tiến đức tổ chức long trọng ngày giỗ Nguyễn Du, trong buổi lễ đó, Phạm Quỳnh tuyên bố Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn, gây ra một nghi án tranh luận sôi nổi. Trần Trọng Kim cũng được mời diễn thuyết về thân thế sự nghiệp Nguyễn Du và văn phẩm Truyện Kiều. Trên Nam phong số 31 năm 1920, Đoàn Quỳ đã dịch bài tựa Truyện Kiều nổi tiếng tài hoa của Chu Mạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 Trinh, thu hút sự quan tâm của cả xã hội về kiệt tác của Nguyễn Du. Trên Nam phong số 119/1927, Phạm Quỳnh tổ chức mục Địa vị Truyện Kiều trong văn học Việt Nam với ý kiến của những trí thức nổi tiếng đương thời Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Lê Thước, Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam. Phạm Quỳnh cũng đã cho đăng một số bài viết bình luận giá trị của Truyện Kiều như các bài viết của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, Vũ Đình Long, Đồ Nam Nguyễn Trọng Thuật và của bản thân ông. Như vậy, hiện đại hóa văn học dân tộc không phải chỉ thể hiện ở các sáng tác mới theo các thể loại mới (truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, ký) bằng quốc âm mà còn thể hiện qua thái độ ứng xử trân trọng, đề cao di sản văn học quốc âm của dân tộc Việt. Không phải ngẫu nhiên mà văn bản chú giải sớm sau bản của Trương Vĩnh Ký (1875) là bản Kim Túy tình từ do Phạm Kim Chi thực hiện cũng xuất hiện tại Sài Gòn từ năm 1917. Nam Kỳ là nơi có những bước đi hiện đại hóa văn học sớm hơn Bắc Kỳ. Có thể nói, bản chú giải Truyện Kiều của Bùi Kỷ-Trần Trọng Kim (1925) đã phản ánh không chỉ nhu cầu chú giải tường tận, kỹ lưỡng hơn phục vụ cho lớp người đọc mới ít hiểu biết về Hán học và cổ học mà còn đáp ứng yêu cầu lịch sử hiện đại hóa nền văn hóa và văn học dân tộc ở nửa đầu thế kỷ XX. Nói cách khác, cần chú ý đến ngữ cảnh hiện đại hóa văn học dân tộc của các bản chú giải Truyện Kiều. Đặc điểm của bản chú giải Truyện Thúy Kiều của Bùi Kỷ-Trần Trọng Kim là ở đầu văn bản, Trần Trọng Kim đã viết phần khảo cứu sơ bộ về thân thế Nguyễn Du, về tư tưởng tác phẩm, về cái hay cái đẹp của tác phẩm. Tuy nhiên, xét về phần chú giải thì mặc dù hai nhà chú giải Bùi Kỷ-Trần Trọng Kim đã tiến một bước xa so với bản Kim Vân Kiều của Trương Vĩnh Ký, song dường như chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu một cách tường tận Truyện Kiều của thế hệ độc giả tân học ở nửa đầu thế kỷ XX. Đó là lý do sau bản này, tiếp tục xuất hiện những bản chú giải Truyện Kiều khác như Vương Thúy Kiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 chu giải tân truyện (1951), tiếp tục xu hướng chú giải ngày một tường tận, kỹ lưỡng hơn. Nhưng nếu nói đến một bản chú giải Truyện Kiều qui mô nhất, toàn diện nhất, tổng hợp được tất cả các bản chú đã có thì chúng ta phải nhắc đến bản Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe (1952). Bản Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe thể hiện xu hướng tập chú tường giải văn bản Truyện Kiều điển hình nhất, với số trang và số lượng chú thích nhiều nhất, cách làm việc công phu nhất. (Lê Văn Hòe thực hiện 2389 chú, ông có đánh số trình tự các chú thích đó ) Tiếp cận Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe tôi nhận thấy đây là một công trình đồ sộ và quy mô với 700 trang viết và hiện nay, có rất ít những đánh giá chuyên sâu về công trình này. Nên bạn đọc sẽ không hiểu hết được đóng góp của công trình đối với lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều. Trong giới hạn của luận văn này, chúng tôi xin được đánh giá “Truyện Kiều chú giải (Tác giải Lê Văn Hòe) nhìn từ góc độ thống kê” 2. Về tiểu sử và sự nghiệp của Lê Văn Hòe Học giả Lê Văn Hòe - Nhà nghiên cứu lịch sử, Nhà văn, Nhà giáo - bút danh là Vân Hạc, sinh ngày 1 tháng 11 năm 1911 tại huyện Chương Mỹ, Hà Đông nay thuộc Hà Nội). Lúc còn nhỏ ông học ở Hà Nội, đang học tại trường Trung học Albert Sarraut, ông tham gia bãi khóa nhân lễ truy điệu Phan Châu Trinh nên bị đuổi học. Từ đó ông tự học và trở thành một nhà nghiên cứu nhà báo có khả năng thời đó. Ông đã từng làm chủ bút tờ Ngọ Báo. Sau năm 1945, ông tham gia các hoạt động văn hóa và xã hội trong Hội Văn hóa cứu quốc. Sau năm 1954, ông quay lại dạy học tại các trường Trung học ở miền Bắc. Trong bài viết:“Kỷ niệm 100 năm sinh học giả Lê Văn Hoè (1911 2011)” đã thống kê các công trình trước tác, biên khảo của Lê Văn Hòe đã in (từ 1927 đến 1954), bao gồm: Thứ nhất, về loại sáng tác, gồm : - Bể lòng (Truyện). Hà Nội, Nhà in F. Asiatique, 1930, 48 trang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 - Mảnh hồn thơ (Thơ). Hà Nội, Nhà in Đông Tây, 1931, 43 trang. - Người lịch thiệp (Tiểu luận). Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1941, 134 trang. - Lược luận về phụ nữ Việt Nam (Tiểu luận). Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư xã, 1943. - Nghệ thuật và Danh giáo (Tiểu luận). Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư xã, 1943. Thứ hai, về lọai Nghiên cứu, phê bình, gồm : - Quốc sử đính ngoa. Hà Nội. Quốc học thư xã, 1941, 103 trang. - Thi nghệ ( Lược luận về thơ và nghệ thuật làm thơ). Hà Nội, Quốc học thư xã, Nhà in Thụy Ký, 1941, 94 trang. - Học thuyết Mặc Tử (Nghiên cứu). Hà Nội, Quốc học thư xã, Nhà in Thụy Ký, 1942, 112 trang. - Trăm hoa (Phê bình thơ). Hà Nội, Quốc học thư xã, Nhà in Thụy Ký, 1942, 83 trang. - Thi thọai, Hà Nội, Quốc học thư xã, Nhà in Thụy Ký, 1942, 260 trang. - Tầm nguyên tự điển. Hà Nội, Quốc học thư xã, Nhà in Thụy Ký, 1942, 379 trang. - Khổng Tử học thuyết. Tựa của Phạm Quỳnh. Hà Nội, Quốc học thư xã, Nhà in Thụy Ký, 1943, 3 quyển, mỗi quyển 164 trang. Thứ ba, về tài liệu bách khoa đại từ điển gồm : - Hàn lâm viện. Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1043, 19 trang. - Giao chỉ. Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1943, 16 trang. - Sĩ. Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1943, 16 trang. - Thống chế. Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1943, 16 trang. - Tứ bình. Hà Nội, Nhà in thụy Ký, 1943, 19 trang. - Tứ phối. Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1942, 16 trang. - Tứ thư. Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1943, 16 trang. - Lịch sử báo chí thế giới. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học, 1944. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 - Tục ngữ lược giải (ba quyển I, II, III). Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư xã, 1952. - Tìm hiểu tiếng Việt. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư xã, 1952. - Tự vị chính tả. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư xã, 1953. - Những bài học lịch sử. Tập I : Quang Trung; Tập II : Hưng Đạo Vương; Tập III: Bình Định Vương; Tập IV : Hồ Quý Ly; Tập V : Mạc Đăng Dung. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư xã, 1952. - Truyện Kiều chú giải. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư xã, 1953, 724 trang. - Cung oán chú giải. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư xã, 1954. - Triết lý Truyện Kiều. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư xã, 1954. Thứ tư, về sách dịch thuật, gồm : - Huyết vệ Đại Vũ Hán. Thiết huyết thanh niên (Dịch in báo hằng ngày, sau in thành sách). Chợ Lớn, Nhà xuất bản Lữ Việt, Hoa Liên cứu quốc kịch xã, Nhà in Dân Thái, 1939, 31 trang. - Gió Tây (dịch thơ của 29 quốc gia phương Tây). Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư xã, 1952. Sách giáo khoa, có : - Khai tâm luân lý. Hà Nội, 1927. - Thành ngữ cách ngôn - Văn pháp Việt Nam - Luận thi tiểu học - Luận thi trung học - Phép làm luận - Sử ký lớp nhất (tiểu học) - Sử ký lớp nhì - Luận lớp nhất (tiểu học) - Luận lớp nhì - Luận đệ thất đệ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 Dấu ấn của Lê Văn Hòe về nghệ thuật và chữ nghĩa Truyện Kiều của Nguyễn Du đã phản ánh trong hàng chục tác phẩm đã ấn hành, có giá trị lớn đối với nền văn học nước nhà. Và không thể không nhắc đến Truyện Kiều chú giải- cuốn sách chú giải đồ sộ bậc nhất của ông, “bộc lộ vốn tri thức uyên thâm về cả Đông- Tây kim- cổ” của Lê Văn Hòe. Có thể kể đến một số bản chú giải về Truyện Kiều của các tác giả như Bùi Khánh Diễn, Nguyễn Văn Vĩnh, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Đào Duy Anh, Nguyễn Thạch Giang. Có thể nhận thấy rằng, phần lớn các bản kể trên chỉ mới dừng lại ở chỗ chú giải điển cố văn chương, hoặc thích nghĩa những chữ Hán văn, còn về từ ngữ nói chung cũng như văn lý của Truyện Kiều thì chưa được “khảo sâu”. Điều này làm hạn chế sự tiếp nhận kiệt tác văn chương này của các thế hệ sau trong việc nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm. Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe là bản chú giải đầy đủ, chi tiết nhất và có phần bình luận đặc sắc và dí dỏm. 3. Lịch sử vấn đề. Tính đến nay, số lượng bài viết nghiên cứu về Truyện Kiều chú giải không nhiều. Năm 1955, Phan Khôi trong Tập san Đại học Sư phạm, Hà Nội, số 3 có bài viết Phê bình Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe. Tác giả Phan Khôi đã tìm hiểu, nghiên cứu về công trình. Trong bài viết này, ông chỉ chú trọng viết về phần đánh giá của Lê Văn Hòe trong phần đầu của Truyện Kiều chú giải. Phan Khôi viết: “Nhan sách là Truyện Kiều chú giải, nhưng mở đầu ra, người chú giải có đánh giá Truyện Kiều. Phần đánh giá chỉ có 2 trang mà thôi, nhưng tôi, tôi lại coi phần ấy là trọng yếu còn hơn 770 trang chú giải kia. Tôi chưa có thì giờ để thảo luận tỉ mỉ về chú giải vì nó khí bề bộn quá, cho nên trong bài phê bình này tôi chỉ mới nói trước về phần đánh giá” [12]. Nghĩa là Phan Khôi chỉ thảo luận về tư tưởng Truyện Kiều nhân một vài ý kiến vắn tắt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 mà Lê Văn Hòe đưa ra ở phần đầu bản chú giải chứ không đề cập, đánh giá nội dung chú giải. Đến năm 2007, Trần Nho Thìn có bài viết “Hành trình Truyện Kiều từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XXI”, in trong: Truyện Kiều: khảo - chú - bình, Nxb. Giáo dục. Ông nhấn mạnh vai trò của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc rằng: “Nếu thiếu đi tác phẩm, chân dung văn hóa của dân tộc ta không thể trọn vẹn.” [26] Năm 2015, GS.TS. Trần Đình Sử trên Trang cá nhân Trần Đình Sử có bài viết Suy nghĩ về vấn đề chú thích, chú giải Truyện Kiều đã thống kê một số công trình chú giải, chú thích Truyện Kiều và chỉ ra những nét chính trong công trình Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe: “Đến Lê Văn Hòe, trong công trình Truyện Kiều chú giải đồ sộ, in năm 1953 tại Hà Nội, ông cũng nhận xét rằng các bản chú trước do phần nhiều chỉ chú các điển cố hay từ ngữ mượn của Hán văn mà bỏ qua các mặt khác. Đến lượt mình, ông muốn có một sự chú thích toàn diện” [24]. Trong lời mở đầu của Truyện Kiều chú giải, với mong muốn giúp được mọi người, hiểu thấu Truyện Kiều, thưởng thức hết cái hay của Truyện Kiều, phân biệt cái dở của Truyện Kiều, ông đã chỉ ra 9 mục, nội dung ông sẽ làm rõ trong tác phẩm, đó là: (1) Chú giải ý nghĩa từng câu; (2) Chú giải những tiếng Nôm khó hiểu; (3) Chú giải văn phạm, văn pháp; (4) Chú giải điển cố văn chương, chữ sách Tàu, chữ lấy ở ca dao, tục ngữ; (5) Vạch những chỗ tác giả dùng sai; (6) Sửa những chữ in lầm từ trước; (7) Sửa những lời chú giải sai lầm của các bản trước (Việt-Pháp); (8) Phê bình lướt qua nhân vật trong truyện về mặt luân lý. (9) Nêu những chỗ hay, dở trong văn lý; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 Như vậy, có thể nói việc tìm hiểu Truyện Kiều chú giải đã được đặt ra trong một số bài viết khoa học. Nhưng trên thực tế, trong những năm qua chưa có công trình nào sưu tầm, nghiên cứu tổng thể về Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe. Đây cũng chính là động lực thôi thúc chúng tôi đến với đề tài: “Truyện Kiều chú giải” (Tác giải Lê Văn Hòe) nhìn từ góc độ thống kê. 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn được triển khai nhằm hướng tới các mục tiêu sau: Thống kê, phân tích các chú giải về từ ngữ, điển tích điển cố và lời bình của tác giả về Truyện Kiều để làm nổi bật nét đặc sắc, giá trị của công trình Truyện Kiều chú giải. Việc thống kê lại các chú giải về từ ngữ, điển tích điển cố và lời bình trong công trình - đây là một nguồn tài liệu có ích cho các nhà nghiên cứu sau này. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ công trình Truyện Kiều chú giải (Lê Văn Hòe). Đề tài đi sâu vào nghiên cứu về hệ thống các chú giải về từ ngữ điển tích, điển cố, ngữ pháp, nghĩa trong ngữ cảnh; đồng thời hệ thống các bình luận của Lê Văn Hòe về nhân vật và văn chương nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du và cuối cùng là hệ thống các nhận xét bình luận về các bản Kiều quốc ngữ khác và các bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Công trình Truyện Kiều chú giải (Tác giả Lê Văn Hòe) và so sánh với một số bản chú giải Truyện Kiều khác, với các nguồn tài liệu dùng để so sánh như: Truyện Thúy Kiều (Tác giả Bùi kỷ và Trần Trọng Kim); Từ điển truyện Kiều (Tác giả Đào Duy Anh); Truyện Kiều (Nguyễn Thạch Giang); Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện (Tác giả Tản Đà)... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 6. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Thống kê các từ ngữ, các lời bình về nhân vật, về văn chương, bình về các bản Kiều quốc ngữ khác và các bản dịch Truyện Kiều sang Tiếng Pháp trong công trình Truyện Kiều chú giải. - Có phân tích, so sánh với các công trình chú giải tiêu biểu để làm nổi bật nét đặc sắc của Truyện Kiều chú giải. 6.2. Phương pháp nghiên cứu. - Trong luận văn, chúng tôi ứng dụng khoa học thống kê (statistical science), tức là một bộ môn khoa học thực nghiệm: phát triển giả thiết khoa học, tiến hành thí nghiệm, phân tích dữ liệu, và diễn dịch dữ liệu. Khoa học thống kê đóng một vai trò cực kì quan trọng, không thể thiếu được trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học thực nghiệm và ngay cả xã hội học. Với luận văn này, khoa học thống kê đã chỉ ra về cách giải thích nghĩa của từ, thành ngữ, cụm từ; Giải thích từ nguyên (gốc từ): Dẫn xuất xứ một ý, một cách diễn đạt từ văn học Trung Quốc (Kinh Thi, thơ Đường; Giải thích ngữ pháp của câu thơ; Giải thích điển tích, điển cố; Giải thích nghĩa trong văn cảnh (ngữ cảnh)-context. Đồng thời khoa học thống kê đã làm nổi bật các lời bình luận, phát biểu ý kiến bình luận của riêng tác giả Lê Văn Hòe về nhân vật; Bình luận văn tài của tác giả, về thi pháp của Nguyễn Du của học giả Lê Văn Hòe; Hệ thống các nhận xét bình luận về các bản Kiều quốc ngữ khác và các bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp của Lê Văn Hòe trong Truyện Kiều chú giải. Hơn nữa, để thực hiện luận văn tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phương pháp so sánh, đối chiếu; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 So sánh Công trình Truyện Kiều chú giải (Tác giả Lê Văn Hòe) với một số bản chú giải Truyện Kiều khác như: Truyện Thúy Kiều (Tác giả Bùi kỷ và Trần Trọng Kim); Từ điển truyện Kiều (Tác giả Đào Duy Anh); Truyện Kiều (Nguyễn Thạch Giang); Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện (Tác giả Tản Đà)... để làm nổi bật nét đặc sắc của Truyện Kiều chú giải. - Phương pháp phân tích, tổng hợp; Luận văn phân tích hệ thống các nhân vật từ Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, đến Hoạn Thư, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Thúc Sinh, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến... qua đó tìm hiểu được cách nhìn nhận của học giả Lê Văn Hòe. Cách phân tích các chú giải về từ ngữ, điển tích điển cố và lời bình của tác giả về Truyện Kiều để làm nổi bật nét đặc sắc, giá trị của công trình. - Phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa- văn học: Để thực hiện đề tài này, luận văn còn kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu dân tộc học,…phương pháp nghiên cứu liên ngành sẽ giúp luận văn giải quyết những vấn đề nghiên cứu được thỏa đáng. 7. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được triển khai thành ba chương: Chương 1. Hệ thống các chú giải về từ ngữ, điển tích, điển cố, ngữ pháp, nghĩa trong ngữ cảnh Chương 2: Hệ thống các bình luận của Lê Văn Hòe về nhân vật và văn chương nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du Chương 3. Hệ thống các nhận xét bình luận về các bản Kiều quốc ngữ khác và các bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp 8. Đóng góp của luận văn. - Thống kê đầy đủ và rõ ràng số lượng từ, đặc biệt là những lời bình luận về các nhân vật, sự việc, bình luận về các bản Kiều quốc ngữ khác và các bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 11 dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp trong Truyện Kiều đã được tác giả chú giải, bình luận trong công trình của mình. - So sánh với một số công trình chú giải Truyện Kiều tiêu biểu để khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của học giả Lê Văn Hòe đối với nền văn học Việt Nam. - Kết quả của luận văn là một tài liệu tham khảo, bổ sung kiến thức cho những nghiên cứu công trình Truyện Kiều chú giải về sau . Đồng thời giúp bạn đọc biết đến và hiểu thấu công trình Truyện Kiều chú giải, từ đó thưởng thức hết cái hay của Truyện Kiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 12 CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG CÁC CHÚ GIẢI VỀ TỪ NGỮ, ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ, NGỮ PHÁP, NGHĨA TRONG NGỮ CẢNH Trong lịch sử chú giải Truyện Kiều thì cuốn Kim Vân Kiều Truyện của Trương Vĩnh Ký bằng Quốc ngữ năm 1875 là cuốn chú giải sớm nhất. Nhưng trong cuốn này các chú giải còn rất đơn giản và thiếu nhiều, có lẽ là vì thời bấy giờ kiến thức Hán học của người đọc còn tốt nên không cần phải chú nhiều. Bước sang thế kỷ XX, so sánh với các bản chú trước đó, trong bản Truyện Thúy Kiều của Bùi Kỉ, Trần Trọng Kim in năm 1925 là bản Kiều quốc ngữ kế sau Trương Vĩnh Ký biết ghi khảo dị. Cộng cả phần khảo dị toàn truyện chỉ có 992 chú thích. Bản chú giải này đã chú thích kỹ hơn so với cuốn “Kim Vân Kiều truyện” của Trương Vĩnh ký. Ở thời điểm này, số người biết Hán học đã dần giảm đi nên nhu cầu về chú giải kỹ hơn. Tuy nhiên, cuốn của Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim mới chỉ dừng lại ở việc chú thích gốc điển tích điển cố Hán học và 335 lần giải thích từ ngữ Hán học, hầu như không có phân tích về ngữ cảnh trong câu thơ, bình về các bản Quốc ngữ khác, bình về nhân vật và văn chương của Nguyễn Du. Năm 1941, Tản Đà đã biên khảo một cuốn chú giải Truyện Kiều bằng chữ Quốc đó là Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện, Tản Đà đã có 987 phần chú. Ông vừa chú thích từ Hán, nguồn gốc các câu thơ từ Kinh thi, thơ Đường, các điển tích điển cố…và bắt đầu bình văn của Truyện Kiều. Tản Đà đã có 147 lần bình văn của Truyện Kiều. Cách chú giải của Tản Đà chú trọng văn chương hơn và tỉ mỉ hơn với bản Kiều của Trương Vĩnh Ký. Nhưng xét một các toàn diện thì bản Truyện Kiều chú giải của tác giả Lê Văn Hòe quả thật mẫu mực. Trong bảng thống kê, Lê Văn Hòe đã thực hiện 2389 phần chú. Ông không chỉ chú thích từ ngữ (Hán việt, thuần Việt) mà còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 13 chú điển tích điển cố, thành ngữ, chú giải ý nghĩa từng câu…và bình văn chương Truyện Kiều. Riêng phần từ ngữ ông chú giải 2552 từ ngữ (Phụ lục 1 – Tr90). Nhìn chung, Lê Văn Hòe đã chú giải đầy đủ các từ ngữ, cẩn thận, tỉ mỉ và dễ hiểu, đặt ra trước bạn đọc một bản Kiều mà Lê Văn Hòe cho là giống với nguyên tác nhất. 1.1 Giải thích nghĩa của từ, thành ngữ, cụm từ 1.1.1 Đối với việc chú giải nghĩa của từ bao gồm từ thuần Việt và từ Hán Việt Lê Văn Hòe đã chú giải nghĩa của từ bằng một ngòi bút thận trọng, kỹ lưỡng và sâu sắc hiếm có. Về chú giải nghĩa của từ thuần Việt, Lê Văn Hòe chú rất chi tiết và công phu. Ông chú giải kỹ lưỡng và có những từ ông giải nghĩa theo văn cảnh. Có thể ví dụ như: Chú 1, “Trăm năm” được dịch ra từ chữ Bách tuế 百歲, Người xưa cho rằng người ta chỉ sống đến trăm tuổi là cùng, nên dùng chữ “Trăm năm” để chỉ khoảng thời gian của người từ lúc đẻ đến lúc chết.Vậy câu thơ “Trăm năm trong cõi người ta” nghĩa là trong cả cuộc đời một con người. Ở bản Truyện Thúy Kiều của Bùi Kỉ- Trần Trọng Kim, tác phẩm ra đời trước Truyện Kiều chú giải hơn 20 năm, Bùi Kỉ- Trần Trọng Kim cho rằng “Trăm năm dịch từ chữ “Trang Tử” (có phiên âm chữ Hán) bách niên cảnh nhu ngã do vi nhân, ý là trong một cõi trăm năm mà ta vẫn là người, tức là trong cả cuộc đời người. Tựu chung, ở hai bản đều dịch ra nghĩa giống nhau đó là trong cả một cuộc đời người”.[14.tr52] Bản Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện của Tản Đà cũng bình về hai chữ “Trăm năm” do chữ “bách niên, bách tuế” mà dịch nghĩa ra. Về cơ bản, cách chú của Lê Văn Hòe ở hai chữ này đã kế thừa cách chú của Tản Đà. Chú 12, Lê Văn Hòe chú từ “Nghỉ” đó là tiếng Nghệ Tĩnh nghĩa như hắn, y, nó. Cách chú như thế hẳn là rất dễ hiểu, nhất là tiếng địa phương thì rất cần chú giải để mọi người, không phân biệt vùng miền vẫn có thể hiểu được. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 14 Hay như chú 19, với từ “Hoa cười”, Lê Văn Hòe chú là: cười tươi như hoa. So sánh với bản của Bùi Kỉ- Trần Trọng Kim, ta thấy từ “Hoa cười” không được chú trong bản này. Tuy ra đời sau bản Truyện Thúy Kiều, nhưng không thể phủ nhận sự công phu của Lê Văn Hòe trong việc chú-bình tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Bản sau đã công phu, tỉ mỉ, chi tiết hơn các bản trước, thậm chí còn đính chính những chỗ chưa thật hợp lý so với bản của Bùi Kỉ- Trần Trọng Kim, của Tản Đà... Với lời chú 27, từ “Tính trời”, ở bản Bùi Kỉ-Trần Trọng Kim không chú từ này, nhưng ở bản Truyện Kiều chú giải, “Tính trời” được Lê Văn Hòe chú là thiên bẩm, thiên tính, nghĩa là tự nhiên mà có, như là do trời sinh ra.“Thông minh vốn sẵn tính trời” nghĩa là vốn thông minh từ thuở bé. Chú 39, Lê Văn Hòe chú từ “Cỏ non” tức cỏ mùa xuân; Quả thật ý chú giải của tác giả rất khớp với ý của tác giả Nguyễn Du. Khi ta đọc hai câu thơ: “Cỏ non xanh tân chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” Hai câu thơ trên tả cảnh cuối mùa xuân, sắp sang mùa hè. Vì lê nở hoa vào đầu mùa hè, cỏ thì non xanh. Không có từ ngữ nào nói về thời gian nhưng với nghệ thuật tả cảnh của tác giả ta cũng biết bấy giờ là cuối xuân. Chú 56 từ “Dầu dầu” được tác giả chú là: là hơi dầu, hơi héo, tức cỏ úa, sắc nửa vàng nửa xanh. Nói mộ có cỏ úa để tỏ rằng mộ không có ai thăm viếng, rẫy cỏ sửa sang, tức nấm mộ hoang. Ta thấy, tác giả chú thích cũng thật tỉ mỉ, rõ ràng. Chú 72, “Thỏ” là con thỏ, đây là mặt trăng; người xưa tin rằng cái tinh trong mặt trăng là con thỏ. Chú 76, “Ngày xanh” là ngày xuân, ngày tuổi trẻ, do chữ thanh xuân 青春 mà ra. Cả câu thơ “Ngày xanh mòn mỏi mà hồng phôi pha”. Lê Văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan