Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi phá...

Tài liệu Luận văn tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp

.PDF
100
72
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐẶNG THỊ HƢƠNG LIÊN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA VÀ THI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Hà Nội-2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐẶNG THỊ HƢƠNG LIÊN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA VÀ THI PHÁP Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Phạm Xuân Thạch Hà Nội-2013 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 5 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 13 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 13 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 14 6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 15 NỘI DUNG............................................................................................................. 16 Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRIỆU LUẬT .......................................................... 16 1.1 Khái lƣợc về tiểu thuyết lịch sử ..................................................................... 16 1.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 16 1.1.2. Khái quát về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 .............................................................................................................................. 19 1.2 Khái lƣợc về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật ..................................... 22 1.2.1 Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. ......................... 22 1.2.2. Nguyên nhân lựa chọn thể tài tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. 24 1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật trong bối cảnh chung của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX đến 1945............................. 27 Chƣơng 2: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA……………………………………………………… .......................... 34 2.1. Giới thuyết về khái niệm văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 34 2.1.1. Khái niệm văn hóa ..................................................................................... 34 2.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ....................................................... 36 2.2. Các thành tố văn hóa trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật .............. 38 3 2.2.1. Không gian văn hóa miền Bắc Việt Nam thời Lê mạt............................... 40 2.2.2. Con ngƣời trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật – những chủ thể văn hóa ........................................................................................................... 53 2.2.2.1. Hình tƣợng vua chúa ............................................................................... 54 2.2.2.2. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ........................................................................ 58 2.2.2.3. Hình tƣợng những trung thần .................................................................. 63 Chƣơng 3: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP………………………………………………………………. ............ 66 3.1. Giới thuyết về khái niệm thi pháp và thi pháp học ....................................... 66 3.2. Các yếu tố thi pháp của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật ................... 68 3.2.1. Mối quan quan hệ giữa tính chân sử và hƣ cấu nghệ thuật........................ 68 3.2.1.1. Hƣ cấu từ những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử .............................. 69 3.2.1.2. Hƣ cấu hoàn toàn .................................................................................... 74 3.2.2. Nghệ thuật kết cấu...................................................................................... 78 3.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................... 80 3.2.3.1. Khắc họa tính cách nhân vật thông qua giới thiệu tiểu sử và miêu tả ngoại hình. ............................................................................................................ 80 3.2.3.2. Khắc họa tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động ................... 84 3.2.3.3. Khắc họa tính cách nhân vật qua độc thoại nội tâm và miêu tả tâm lý nhân vật ................................................................................................................ 85 3.2.4. Ngôn ngữ.................................................................................................... 88 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 97 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong suốt thế kỷ XX, tiểu thuyết lịch sử đƣợc đánh giá là một trong số ít các bộ phận tiểu thuyết có sự phát triển liên tục qua nhiều thời kỳ mà mỗi thời kỳ đều gặt hái đƣợc thành tựu. Tiểu thuyết lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến trƣớc năm 1945 nở rộ các tên tuổi Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai, Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tƣởng… với số lƣợng lớn các tác phẩm giá trị đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp hiện đại hóa văn học Việt Nam. Mặc dù trong giai đoạn 1945 – 1950, các sáng tác tiểu thuyết lịch sử có chiều hƣớng tạm lắng nhƣng ngay sau đó từ những năm 50, 60 trở đi tiểu thuyết lịch sử đã phát triển trở lại. Đặc biệt là từ sau Đổi mới tới nay, thể tài này phát triển rầm rộ với đông đảo các tác giả, nổi bật trong đó là Nguyễn Quang Thân, Hoàng Công Khanh, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Khánh, Hàn Thế Dũng, Lê Đình Khanh, Võ Thị Hảo… Cho nên, việc tìm hiểu thể tài có sự phát triển liên tục nhƣ vậy sẽ có những đóng góp hữu ích vào việc làm sáng tỏ quy luật phát triển của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Ngoài ra, tiếp cận tiểu thuyết lịch sử trên nhiều khía cạnh còn giúp chúng ta có đƣợc những hiểu biết về các vấn đề văn học đƣơng đại và có đƣợc cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử và cuộc sống hiện tại. Có một thực tế là việc nghiên cứu văn học nói chung, nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nói riêng (cho đến nay) còn tồn tại một số bộ phận tác giả, tác phẩm ít đƣợc nhắc tới, thậm chí còn bị bỏ quên, vì thế, tiếp cận, tìm hiểu các tác giả, tác phẩm này sẽ chúng ta ngày một hoàn chỉnh bức tranh chung về tiểu thuyết lịch sử, về nền văn học nƣớc nhà. Xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ trƣớc, nhà văn Nguyễn Triệu Luật đã để lại cho chúng ta một gia tài văn chƣơng, trong đó có đến 8 tiểu thuyết lịch sử hoàn chỉnh đƣợc lƣu lại đến nay: Hòm đựng người (in từng kỳ trên báo Nhật Tân vào năm 1936, thành sách năm 1938), Bà chúa Chè (1938), Loạn kiêu binh (1939), Ngược đường Trường thi (Phổ thông bán nguyệt san số 46, 1939), Chúa Trịnh Khải (1940), Rắn báo oán (1941), Thiếp 5 chàng đôi ngả (in chung với Rắn báo oán, 1941), Bốn con yêu và hai ông đồ (1943). Các tác phẩm này đƣợc nhiều nhà phê bình, nhà văn đƣơng thời nhƣ Lan Khai, Trúc Khê, Nguyễn Nhất Lang, Hiên Chy đánh giá cao và đƣợc dƣ luận thời bấy giờ ƣu ái, ủng hộ, tuy nhiên sau khi ông mất, những tác phẩm trên cũng không xuất hiện và không đƣợc đề cập đến nữa. Vì thế, cho đến thời điểm hiện tại, số lƣợng nghiên cứu về tác giả này vẫn còn thƣa thớt, chƣa thực sự đánh giá đƣợc đầy đủ và thuyết phục các giá trị của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, đồng thời chƣa định hình rõ nét đƣợc vị trí, vai trò của tác giả Nguyễn Triệu Luật trong dòng chảy lịch sử phát triển của tiểu thuyết lịch sử nƣớc nhà. Tiếp cận và tìm hiểu một tác giả nhƣ Nguyễn Triệu Luật không chỉ giúp chúng ta có cơ hội nhìn nhận lại phong cách, tài năng của tác giả, mà còn giúp ta hoàn chỉnh bức tranh chung về tiểu thuyết lịch sử nƣớc nhà. Ngoài ra, đối với việc phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, hoặc một bộ phận tác phẩm văn học thì việc tìm hiểu từ góc độ văn hóa và thi pháp sẽ giúp chúng ta có đƣợc một cái nhìn khái quát hơn về tác phẩm cả về tƣ tƣởng lẫn nghệ thuật. Tiếp cận tác phẩm dƣới góc độ văn hóa và thi pháp không chỉ cho ta một hình dung tổng thể về tác phẩm văn học, tránh đƣợc việc nhìn nhận một cách phiến diện, khiên cƣỡng, từ đó còn giúp chúng ta thấy đƣợc chân dung hoàn chỉnh về tài năng cũng nhƣ tâm hồn của tác giả. Những lý do trên đây đã cho tôi thấy đƣợc sự cấp thiết của một công trình lần đầu tiên nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật từ góc độ văn hóa và thi pháp. 2. Lịch sử vấn đề Sinh thời, Nguyễn Triệu Luật là một tác giả tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng trên văn đàn. Đời viết văn của ông đã thu hoạch đƣợc số lƣợng các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử không nhỏ (gồm tám cuốn tiểu thuyết hoàn thiện) và luôn đƣợc các nhà nghiên cứu đƣơng thời đánh giá cao, song sau khi ông mất, ông và các tác phẩm của mình trong một thời gian dài hầu nhƣ không đƣợc nhắc tới. Các công trình 6 nghiên cứu về tác phẩm mà cụ thể là tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật không nhiều, chỉ lẻ tẻ các bài viết đăng trên một số tạp chí, sách, báo, nhất là những bài phê bình về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật trƣớc năm 1945 thì còn lại rất ít. Cho tới nay chƣa thực sự có một công trình nào nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật từ góc độ văn hóa và thi pháp, cũng chƣa hề có một công trình nghiên cứu về ông với một dung lƣợng thích đáng. Chúng tôi xin đƣợc tổng hợp tóm lƣợc một vài ý kiến đánh giá xung quanh tiểu thuyết lịch sử của ông dựa vào hai nguồn tƣ liệu: đó là Phụ lục các bài viết, phê bình, nghiên cứu trong tuyển tập Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật do ông Nguyễn Triệu Căn, con trai nhà văn sƣu tập và các bài viết tham luận tham dự Hội thảo Nguyễn Triệu Luật (1903 1946) Con người và sự nghiệp của Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức vào ngày 23/8/2012 đã đƣợc hợp in trong cuốn Nguyễn Triệu Luật – Con người và tác phẩm, Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2013. Bàn về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật có những ý kiến trái ngƣợc nhau. Một số nhà nghiên cứu khi tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật cho rằng: chúng “khô khan, dài dòng, mải khoe kiến thức” [38], nhiều khi giảm bớt tính văn chƣơng do các đoạn trữ tình ngoại đề, thuyết minh về lịch sử quá nhiều. Tiểu thuyết lịch sử của ông khi vừa mới ra đời đã ngay lập tức bị nhắc lên bàn cân để soi xét xem tác phẩm của ông có thực sự là tiểu thuyết lịch sử không? Dẫn theo nhà văn Trúc Khê thì trên tờ Pháp Việt tạp chí số 254 ra ngày 16/1/1939, Vũ Ngọc Phan đã có bài viết phê bình quyển Bà chúa Chè của Nguyễn Triệu Luật. Trong bài viết đó, Vũ Ngọc Phan khẳng định tính chất quyển Bà chúa Chè là của một quyển lịch sử ký sự, bởi vì viết Bà chúa Chè Nguyễn Triệu Luật đã hết sức chú ý vào việc sử dụng các sử liệu, chỉ muốn có thế nào thì nên thế ấy. Vũ Ngọc Phan thậm chí còn kết luận: ông Luật đề lịch sử tiểu thuyết ở bìa ngoài là sai [19, tr.165]. Sau này, chính Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, đã xếp Nguyễn Triệu Luật vào nhóm " Những nhà viết lịch sử ký sự và truyện ký" gồm Đào Trinh Nhất, Trần Thanh Mại, Phan Trần Chúc, Ngô Văn Triện [17]. 7 Ngay sau đó, Trúc Khê đã có bài bút chiến nêu ra quan điểm ngƣợc chiều với Vũ Ngọc Phan mang tên: Bà chúa Chè có phải là cuốn lịch sử ký sự không, trong đó Trúc Khê đã lên tiếng bảo vệ Nguyễn Triệu Luật với những lập luận khá đanh thép. Bài viết Trúc Khê không hoàn toàn bác bỏ lập luận của Vũ Ngọc Phan (tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật là lịch sử ký sự) nhƣng cho rằng tuy có chỗ hợp lý song không đầy đủ và sâu sắc dẫn đến đánh giá không chính xác. Ông khẳng định Bà chúa Chè “vẫn là cuốn tiểu thuyết chứ không nên coi là lịch sử ký sự” và nêu ra quan điểm rằng một cuốn lịch sử ký sự phải nêu toàn bộ sự thực, không đƣợc bịa đặt, đƣợc ghi chép những chuyện tỉ mỉ của cá nhân dù không ảnh hƣởng đến quần chúng, miễn là có “hứng vị”, nhƣng sự tƣởng tƣợng phải trong khuôn khổ. Cuốn Bà chúa Chè tuy chuyên về sự thực nhƣng trong đó đã có nhiều chỗ đƣợc “tiểu thuyết hóa”, thêm thắt một số chi tiết không có trong sách sử, thậm chí sai so với sách sử, ví dụ nhƣ Đặng Thị cầm dao tự đâm vào cổ mình chết trƣớc bàn thờ Tĩnh Vƣơng thì trong sách sử nói rằng nàng uống thuốc độc. Tuy nhiên, Trúc Khê vẫn nhấn mạnh khả năng “kê cứu” lịch sử của tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật vì khi viết tác giả đã hết sức chú ý đến sử liệu và đây có thể nguyên nhân dẫn đến hiểu lầm của ông Vũ Ngọc Phan [19, tr.165]. Cũng với hƣớng khẳng định khả năng viết tiểu thuyết lịch sử theo lối “chú trọng về sự thực” của Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai lại nhận xét nó nhƣ là một ƣu điểm: “Cũng nhƣ tôi, ông Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết lịch sử. Nhƣng, khác với tôi, ông Luật riêng chú trọng về sự thực, trong khi tôi chỉ khuynh hƣớng về nghệ thuật. Đọc Gái thời loạn, Ai lên Phố Cát, Chiếc ngai vàng, Cái hột mận, nếu ngƣời ta mơ màng, say đắm bởi những cái có thể có đƣợc thì đọc Hòm đựng người và Bà chúa Chè, ngƣời ta phải sống đầy đủ những cái đã có rồi. Cái hay của ông Luật là ở chỗ ấy”. Lan Khai ví von việc đọc tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật nhƣ là “xem các bức ảnh” khiến cho sự việc, cảnh vật không còn nữa vẫn hiện lên đƣợc nhƣ thật: “Ngƣời có thể mất đi rồi, cảnh có thể khác đi rồi, mà hình ảnh vẫn là hình ảnh thực của những ngƣời và cảnh đã có thực” [19, tr.163]. 8 Cũng qua tác phẩm Bà chúa Chè, nhà văn Nguyễn Tuân (lúc bấy giờ với bút danh là Nhất Lang) đã có bài phê bình, trong đó khẳng định cái tài của ngƣời viết tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật trong việc xử lý thành công một thể tài “khó xơi”: “Viết đến chính sử, ngƣời ta thƣờng kể đến cái học – học khảo cứu – của sử gia. Viết tiểu thuyết, ngƣời ta thƣờng bàn tới nghệ thuật của tác giả. Nói về lịch sử tiểu thuyết, ngoài cái học kê cứu sở cứ vào tài liệu, ngƣời ta còn phải đếm xỉa tới cái tài của bố cục, của tƣởng tƣợng. Cuốn Bà chúa Chè toàn thể đƣợc cả”. Tuy nhiên, Nguyễn Tuân cũng chỉ ra một số hạn chế của tác phẩm một cách thẳng thừng: nếu có chỗ khiến ngƣời ta phải phàn nàn về tác phẩm này thì chính là những chỗ chú thích của tác giả. Ông phê bình Nguyễn Triệu Luật trong việc chú thích quá nhiều, có ngƣời còn cho là thừa, “nếu không ngờ là tác giả muốn khoe chữ Hán” hay “ngƣời ta có thể nói rằng lúc này Nguyễn Triệu Luật viết truyện lịch sử đã đi vắng và chỉ còn lại Nguyễn Triệu Luật giáo học thôi”. Cả về đoạn Đặng Thị gặp biến tác giả có nhắc đến chính chuyện riêng tƣ của bản thân mình nhƣng lại dễ khiến độc giả đặt câu hỏi “tƣơng quan ở đâu” [Nguyễn Nhất Lang, Bà chúa Chè và Nguyễn Triệu Luật, Phổ thông Bán nguyệt san số 32, 4/1939 dẫn theo Tài liệu 19, tr.170]. Nhân đọc Hòm đựng người, Hiên Chy trong một bài viết đăng trên tờ Phổ thông bán nguyệt san đã khẳng định mục đích viết Hòm đựng người của Nguyễn Triệu Luật là: “Muốn bạn đọc đƣợc biết những phong tục cổ hủ, những lâu đài cung điện tự ngàn xƣa, những nỗi khổ tâm của những oan hồn đã khuất” [19, tr.178]. Tác giả còn chỉ ra những nét hấp dẫn, độc đáo trong cốt truyện, nhân vật, thủ pháp miêu tả,... của tác phẩm và nhắc đến Nguyễn Triệu Luật với hai vai trò “nhà văn” và “nhà khảo cổ” (vừa cung cấp những khung cảnh chân thực của các hủ tục phong kiến tàn khốc lại vừa thêu dệt một mối tình đầy bi kịch của đôi trai tài gái sắc Lê Duy Lễ - Đặng Ấu Mai). Qua đó, Hiên Chy nhận định: cuốn tiểu thuyết đạt đƣợc giá trị cao về cả hai phƣơng diện: lịch sử và văn chƣơng. Tác giả còn đánh giá rất cao khả năng tái hiện bối cảnh lịch sử của Nguyễn Triệu Luật: “ông đã lồng truyện Hòm đựng người của ông nhƣ in vào thời đại” [19, tr.181]. 9 Sau năm 1945, tên tuổi cũng nhƣ tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật vắng bóng hẳn trên văn đàn. Cho đến tận những năm 90 của thế kỷ XX, sau gần nửa thế kỷ, ngƣời ta mới xuất bản trở lại những tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật, và một lần nữa các tác phẩm của ông lại bắt đầu nhận đƣợc sự quan tâm trở lại. Phần lớn các ý kiến đánh giá về tác giả và tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật đều thống nhất về vai trò của tác giả đối với tiểu thuyết lịch sử nƣớc nhà đầu thế kỷ XX đến 1945. Tác giả Phạm Toàn nhận xét những tác phẩm của ông mang một tầm vóc đáng kể không chỉ trong văn học nƣớc nhà mà còn có thể so sánh với văn học thế giới: “những cuốn tiểu thuyết lịch sử của ông cuốn nào cũng hay, những văn phẩm của trí tƣởng tƣợng ngang ngửa về giá trị nghệ thuật với những tác phẩm cùng thể loại của các đại tác gia nƣớc ngoài” [19, tr.54]. Phạm Toàn khẳng định Nguyễn Triệu Luật là một cây bút luôn trung thành với sự thực lịch sử song cũng nhắc tới khả năng hƣ cấu, sáng tạo ở nhà văn với những đánh giá khả quan. Tác giả cho rằng: đóng góp to lớn của Nguyễn Triệu Luật với tƣ cách nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là ở hai điểm: thứ nhất là có công dùng văn phong tiểu thuyết để miêu tả và dựng lại bối cảnh cho sinh động nhƣ thật; thứ hai là đã tôn cao đƣơc đặc điểm tâm lý nhân vật. Từ đó, Phạm Toàn cũng chỉ ra cái “động cơ viết văn” của Nguyễn Triệu Luật, đó là: “khai sáng cho ngƣời đƣơng thời – kể cả khai sáng trong tuyệt vọng thì vẫn cứ vần đá từng viên mà vá trời!” [19, tr.75]. Phạm Tú Châu trong bài Tính lịch sử: khả năng và mức độ qua tiểu thuyết Bà chúa Chè thì cho rằng tuy tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật nhƣ thật nhƣng không hề thiếu đi các yếu tố hƣ cấu, chỉ lấy sử làm cái khung để từ đó tƣởng tƣợng mà thôi [19, tr.105]. Phạm Tú Châu trƣớc khi viết bài này đã dành nhiều công sức để tìm hiểu bối cảnh lịch sử của Bà chúa Chè. Qua những tìm hiểu ấy, tác giả khẳng định lịch sử nguyên sinh giai đoạn này không có, Nguyễn Triệu Luật đã dựa vào cuốn Hoàng Lê nhất thống chí để làm tƣ liệu viết nên tác phẩm này. Phạm Tú Châu đã so sánh hai tác phẩm và liên tiếp chỉ ra những nét khác biệt, những chi tiết hƣ cấu của Bà chúa Chè so với Hoàng Lê nhất thống chí để độc giả thấy đƣợc khả 10 năng sáng tạo của cây bút Nguyễn Triệu Luật. Tác giả nhận định tác phẩm dựa trên tƣ liệu lịch sử xác thực mà vẫn có sự tô vẽ hợp lý, không hề khô khan, gò bó. Đƣợc nhƣ vậy một phần là nhờ “kiến thức song trùng” (vừa thông thạo Hán học vừa am hiểu Tây học) của nhà văn [19, tr.114]. Lý giải vấn đề tồn tại những đóng góp của Nguyễn Triệu Luật kể trên, Nguyễn Xuân Khánh cho rằng nhà văn sở dĩ có cách miêu tả tâm lý nhân vật nhƣ vậy, cách sử dụng xen lẫn hƣ cấu và sử sách nhƣ vậy là do chịu ảnh hƣởng sâu sắc của tiểu thuyết phƣơng Tây du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX [19, tr.77]. Bài viết Những quan niệm sáng tác tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Triệu Luật, ông đã phân chia các tiểu thuyết lịch sử của nhà văn làm ba loại: Loại thứ nhất là loại có nhân vật và sự kiện có thật 100%, loại thứ hai là câu chuyện nhân vật không có thật trong lịch sử, loại thứ ba là loại trộn lẫn “cái hƣ và cái thực” [19, tr.81]. Nguyễn Xuân Khánh còn dựa vào ba bài tựa trong ba cuốn tiểu thuyết Hòm đựng người, Bà chúa Chè và Ngược đường Trường thi do chính Nguyễn Triệu Luật viết để phân tích lý giải những quan niệm sáng tác của nhà văn. Qua bài viết Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật, tác giả Nguyễn Chí Tình đã đánh giá: “Nguyễn Triệu Luật đã nghiên cứu khá công phu và tỏ ra có trách nhiệm với sự thực lịch sử cả những khi ông đã đẩy ngòi bút hƣ cấu của mình đi khá xa. Thiết tƣởng những ngƣời viết lịch sử, làm phim lịch sử ngày nay, và cả những ngƣời chỉ nghĩ đến chính sử, có thể tìm thấy ở tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật không ít trang viết bổ ích”. Trong bài viết của mình, tác giả đã khoanh vùng thời đại lịch sử mà tác giả Nguyễn Triệu Luật hay sử dụng trong tiểu thuyết lịch sử của mình đó là thời vua Lê chúa Trịnh (trừ Rắn báo oán và Thiếp chàng đôi ngả). Ông đánh giá cao việc nghiên cứu lịch sử công phu và tinh thần trách nhiệm của nhà văn với lịch sử “cả những khi ông đẩy ngòi bút hƣ cấu của mình đi khá xa”, đồng thời nhận định các nhà viết tiểu thuyết lịch sử, các nhà làm phim lịch sử ngày nay có thể học hỏi đƣợc nhiều điều bổ ích từ tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật [19, tr.214]. 11 Mặc dù có nhiều cống hiến cho nền văn học nƣớc nhà nhƣ vậy nhƣng sau khi Nguyễn Triệu Luật qua đời, các tác phẩm của ông cũng biến mất. Dƣơng Yến, Hồng Mây trong bài viết Đau đáu về người viết lịch sử bị lãng quên từng nêu lên một sự thực: “Tuy là một ngƣời viết sách về lịch sử nhƣng bản thân ông thì lại bị ngƣời đời lãng quên. Chọn viết về những giai đoạn đau thƣơng của đất nƣớc, nhà văn Nguyễn Triệu Luật là ngƣời có nhiều đóng góp đối với dòng tiểu thuyết lịch sử và văn học Việt Nam những năm 1930. Thế nhƣng, một thời gian dài, tên ông gần nhƣ đi vào quên lãng, không hề đƣợc nhắc, đƣợc biết đến trong các sử sách văn học”, trong khi ông có cả “một khối lƣợng tác phẩm có giá trị”, “đủ để định vị Nguyễn Triệu Luật trong văn học Việt Nam” (Phạm Xuân Nguyên). Tác giả cũng nhận định rằng: ông Luật đã để lại cho đời một gia tài văn chƣơng quý giá, nhƣng cuộc đời của ông chính ngƣời nhà cũng không biết rõ [19, tr.261]. Cho đến hiện nay, theo tƣ liệu chúng tôi sƣu tầm đƣợc mới chỉ có duy nhất một công trình có quy mô lớn về Nguyễn Triệu Luật là luận văn thạc sĩ Phong cách tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật của tác giả Mai Thị Thanh Hà ở Đại học Vinh, năm 2009. Trong Luận văn, tác giả Thanh Hà đã xem xét phong cách tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật trên nhiều phƣơng diện: phƣơng diện lựa chọn đề tài, cảm hứng sáng tạo và phƣơng diện hình thức nghệ thuật. Qua đó, tác giả đã phần nào đã nêu bật đƣợc phong cách đặc sắc của Nguyễn Triệu Luật trong bức tranh chung của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX – 1945 [20]. Nhƣ vậy, đa số các nhà phê bình, nghiên cứu đều khẳng định tài năng và vị trí to lớn của tác giả Nguyễn Triệu Luật trong nền văn học nƣớc nhà, đặc biệt là mảng tiểu thuyết lịch sử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở nƣớc ta. Tuy chƣa phải độc giả nào cũng đồng tình hoàn toàn với cách viết tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật nhƣng tất cả đều thấy rõ ở ông kiến thức sâu rộng về lịch sử nƣớc nhà, về các phong tục, lễ nghi, lề lối, về các nhân vật lịch sử đã lùi xa vào quá khứ… Mặc dù vậy, các bài viết không nhiều, dung lƣợng các bài viết không lớn, đa phần là những ý kiến sơ lƣợc, còn thiếu vắng những bài viết chi tiết, cụ thể hơn với dung lƣợng lớn. Nếu xem xét tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật dƣới góc độ thi pháp 12 và văn hóa thì vẫn chƣa có một công trình cụ thể nào tìm hiểu. Đôi khi một vài yếu tố thi pháp đƣợc nhắc tới nhƣng cũng còn nhiều điểm cần hệ thống lại, và bổ sung cho đầy đủ. 3. Mục đích nghiên cứu - Mở ra một xu hƣớng tiếp cận mới cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. - Đƣa ra những lý giải về quan điểm sáng tác tiểu thuyết lịch sử, các nhân tố ảnh hƣởng đến việc sáng tác của tác giả Nguyễn Triệu Luật. - Giúp mọi ngƣời hình dung đƣợc phần nào vị thế của một tác giả tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu trong nền văn học nƣớc nhà. - Thông qua việc tìm hiểu các tiểu thuyết lịch sử cả từ góc độ văn hóa lẫn thi pháp của giúp ta hiểu thêm về tiếu thuyết lịch sử những năm đầu thế kỷ XX. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Khác với nhiều tác giả tiểu thuyết lịch sử đƣơng thời, hầu hết các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật chỉ xoay quanh một giai đoạn lịch sử nhất định: giai đoạn lịch sử Việt Nam thời Lê Trịnh, thế kỷ XVII, XVIII (ngoại trừ Thiếp chàng đôi ngả (nhà Hồ) và Rắn báo oán (nhà Lê)). Để nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật trong phạm vi của luận văn chúng tôi xin lƣợc chọn một số tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu của ông viết về giai đoạn này. Trong đời viết văn của mình, Nguyễn Triệu Luật chỉ để lại ba Lời tựa (hoặc Lời nói đầu) trong ba tác phẩm khác nhau thể hiện quan niệm sáng tạo nghệ thuật của mình và coi các tác phẩm văn học đó là tiêu biểu cho những quan niệm đó, Hòm đựng người và Bà chúa Chè là hai trong số đó. Riêng Lời nói đầu của Bà chúa Chè có vẻ nhƣ là dành cho cả ba cuốn Bà chúa Chè, Loạn kiêu binh, Chúa Trịnh Khải, trong đó tác giả nhắc tới cả ba tác phẩm trong một mối liên kết mạnh mẽ về nội dung, về kết cấu, nhƣ “ba việc dính liền nhau” đƣợc chép riêng (vì thế, tìm hiểu tác phẩm Bà chúa Chè chúng ta không thể không tìm hiểu về hai tác phẩm Chúa Trịnh Khải và Loạn kiêu binh). Bên cạnh đó, không tính những lần xuất bản riêng lẻ, qua hai lần xuất bản Tuyển tập các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật vào năm 1998 (Đinh 13 Xuân Lâm tuyển chọn, Nxb Giáo dục phát hành) và 2011 (Nguyễn Triệu Căn tuyển chọn, Nxb Khoa học xã hội phát hành), bốn tiểu thuyết Hòm đựng người, Bà chúa Chè, Loạn kiêu binh, Chúa Trịnh Khải là bốn trƣờng hợp duy nhất xuất hiện ở cả hai cuốn sách, đƣợc coi nhƣ những tác phẩm tiêu biểu trong tuyển tập tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Dựa vào những yếu tố sàng lọc kể trên, trong giới hạn của luận văn, chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu đề tài của mình trong bốn quyển tiểu thuyết hoàn chỉnh tiêu biểu của Nguyễn Triệu Luật mà ông Nguyễn Triệu Căn, con trai của nhà văn đã sƣu tầm trong cuốn tuyển tập Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2011: Hòm đựng người, và bộ ba tác phẩm Bà chúa Chè, Loạn kiêu binh, Chúa Trịnh Khải (Bởi các tƣ liệu về tác phẩm Nguyễn Triệu Luật vẫn còn đang trong giai đoạn thu thập, bổ sung nên ở các công trình tiếp theo chúng tôi xin mở rộng phạm vi nghiên cứu cho hoàn chỉnh hơn nữa). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu + Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học: là nghiên cứu hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học bằng cách tìm hiểu văn bản qua việc phân tích các biểu hiện ngôn từ của tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật (mối quan hệ giữa tính chân thực và hƣ cấu, cách xây dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ). + Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học: tiếp cận văn học từ quan điểm văn hóa học ƣu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa, trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mỹ, quan niệm về con ngƣời… từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mô típ, hình tƣợng, ngôn ngữ,… trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. + Phƣơng pháp lịch sử - xã hội: là phƣơng pháp có cơ sở là hoàn cảnh, điều kiện xã hội và tiến trình phát triển lịch sử của chính bản thân văn học. Nó là đặt tác giả Nguyễn Triệu Luật và các tác phẩm vào bối cảnh xã hội để nghiên cứu. Bằng cách đó, hiện tƣợng văn học sẽ đƣợc nhìn nhận trong những mối quan hệ ngoại 14 sinh, đƣợc đánh giá đúng với những quy luật khách quan của chủ nghĩa duy vật lịch sử. + Các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh: phân tích – tổng hợp giúp cắt nghĩa, phát hiện các yếu tố văn hóa, thi pháp; đối sánh giữa các các văn bản, tác giả, các hệ thống giá trị văn hóa khác nhau để nhận diện nét độc đáo trong phong cách cũng nhƣ tài năng, vị trí của nhà văn Nguyễn Triệu Luật. 6. Cấu trúc luận văn Chƣơng một: KHÁI LƢỢC VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT Chƣơng hai: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA Chƣơng ba: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP 15 NỘI DUNG Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRIỆU LUẬT Trong chƣơng này, ngƣời viết sẽ làm rõ khái niệm về tiểu thuyết lịch sử, khái quát về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945 để có đƣợc một hình dung tổng thể bức tranh chung về tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này. Từ việc tìm hiểu bối cảnh chung đó, chúng tôi đi vào làm sáng tỏ một cách khái lƣợc về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật bằng cách tìm hiểu quan niệm về tiểu thuyết lịch sử, nguyên nhân lựa chọn thể tài này của tác giả và các tác phẩm của ông trong bối cảnh chung của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX đến 1945. 1.1 Khái lƣợc về tiểu thuyết lịch sử 1.1.1 Khái niệm Cho đến nay có thể thống kê khá nhiều những quan niệm khác nhau khi bàn về khái niệm tiểu thuyết lịch sử, tuy nhiên trong khuôn khổ công trình này, chúng tôi chỉ xin dẫn ra vài ý kiến tiêu biểu nhƣ sau: Về khái niệm tiểu thuyết lịch sử, Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên - 1999) có quan niệm nhƣ sau (mục Thể loại văn học lịch sử/ Tiểu thuyết lịch sử): “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hƣ cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì đƣợc sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thƣờng mƣợn chuyện xƣa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con ngƣời và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa ngƣời xƣa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này. Đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử và kịch lịch sử đòi hỏi nhà văn vừa phải là ngƣời nghệ sĩ, vừa là nhà nghiên cứu, có vốn sống và hiểu biết phong phú, có quan điểm lịch sử đúng đắn và tiến bộ” [21, tr.256] 16 Cũng bàn về khái niệm tiểu thuyết lịch sử, Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Thế giới lại quan niệm nhƣ sau: “Tác phẩm tự sự hƣ cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát, là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Các khoa học xã hội (cũng đƣợc gọi là các khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài ngƣời trong tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thƣờng là sự hình thành, hƣng thịnh, diệt vong của các nhà nƣớc, những biến cố lớn trong đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia nhƣ chiến tranh, cách mạng cuộc sống và sự nghiệp của những nhân vật có ảnh hƣởng đến tiến trình lịch sử” [17, tr.1728]. Là một thể tài mang ít nhiều tính đặc thù, tiểu thuyết lịch sử có những quy luật sáng tạo riêng so với các thể tài khác. Ngƣời viết phải tuân thủ những yêu cầu sáng tạo, phải đảm bảo màu sắc lịch sử, bên cạnh quyền hƣ cấu. Nó phải giải quyết một nhiệm vụ kép đúng nhƣ Chế Lan Viên đã nói: tiểu thuyết lịch sử phải nhảy qua hai vòng lửa “lửa lịch sử” và “lửa tiểu thuyết”. Cần lƣu ý, đề tài lịch sử ở đây có thể hiểu đơn thuần là nói về câu chuyện xảy ra trong quá khứ mà ở đó, nhân vật của nó đã không còn. Trƣớc hết, tiểu thuyết lịch sử phải là tiểu thuyết do đó nó mang trọn những đặc trƣng của thể loại tiểu thuyết: nó phải có tính hƣ cấu bởi nó là sản phẩm của trí tƣởng tƣợng, của sự hƣ cấu. Công việc của một nhà văn khác với nhà sử gia thông thƣờng là đƣa đến cho bạn đọc những sản phẩm hấp dẫn của trí tƣởng tƣợng chứ không phải là liệt kê, phân tích sử liệu. Nhận biết đƣợc tính chất đặc thù của tiểu thuyết lịch sử là phải xử lý đƣợc mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hƣ cấu nghệ thuật trong tác phẩm, bài Vài ý kiến về sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong truyện sử phục vụ các em, nhà văn Hà Ân từng khẳng định: “ngƣời sáng tác phải xem các nguồn tài liệu và phải có kiến giải riêng”, “nhà văn xây dựng nhân vật lịch sử thành nhân vật tiểu thuyết và đem tới cho các em triết lý mà mình ứng tâm chứ không nhằm mục đích trình bày đầy đủ bối cảnh lịch sử” [2]. 17 Bên cạnh việc tiểu thuyết lịch sử là một bộ phận của thể loại tiểu thuyết thì đặc điểm nổi bật của nó là viết về đề tài lịch sử: về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử hay giai đoạn lịch sử… Với loại tiểu thuyết lấy lịch sử làm đề tài thì mà yếu tố tính chân xác của lịch sử vô cùng quan trọng. Nhà văn có thể sáng tạo nhƣng nhất thiết phải tôn trọng sự thực lịch sử, phải bám sát những cái “đinh treo lịch sử” để từ đó viết nên câu chuyện của mình. Cân bằng đƣợc hai việc vừa phải hƣ cấu sáng tạo vừa phải dựa trên sự thực lịch sử là một công việc hết sức khó khăn bởi nó đòi hỏi ở tác giả tri thức uyên bác của một nhà sử học kết hợp với nhiều kỹ năng (mục đích là biến những tri thức đó thành tác phẩm nghệ thuật). Chúng tôi đồng ý với quan điểm của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX: “Trong quá trình sáng tác, các nhà tiểu thuyết lịch sử vừa phải tôn trong các sự kiện lịch sử, vừa phải phát huy cao độ vai trò hƣ cấu, sáng tạo của nghệ thuật” [13, tr.164]. Việc xử lý mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hƣ cấu sáng tạo của tiểu thuyết lịch sử là công việc cần chú trọng hàng đầu, tạo nên sự thành bại của tác phẩm. Nhƣ khi đánh giá cao thành tựu của Hồ Quý Ly, cuốn tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu cho thể tài này trong giai đoạn văn học sau Đổi mới, Lại Nguyên Ân đã xem xét mối quan hệ giữa sự thực lịch sử - hƣ cấu nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly và chỉ ra rằng: giá trị của Hồ Quý Ly thể hiện ở việc vừa đáp ứng yêu cầu tái hiện đầy đủ kiến thức lịch sử, vừa vẫn rất tự do sáng tạo khi nhà văn đã khắc họa sống động chân dung nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly, “vừa khai thác tối đa các nguồn sử liệu, vừa phóng khoáng trong hƣ cấu tạo ra một thực tại tiểu thuyết vừa tƣơng đồng với những thông tin còn lại về một thời đã lùi xa vừa in dấu cách hình dung và trình bày riêng của tác giả” [3]. Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử luôn chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử văn học nƣớc nhà. Bộ phận tiểu thuyết này đƣợc nhận định là một trong những dạng tiểu thuyết ra đời sớm tại Việt Nam, khi văn học Quốc ngữ vừa mới đƣợc nhen nhóm, tiểu thuyết lịch sử đã hiện diện qua những sáng tác của Nguyễn Tử Siêu nhƣ Tiếng sấm đêm đông, Trần Nguyên chiến kỷ, Việt Thanh chiến sử, Giọt máu chung tình của Tân Dân hay Trùng Quang tâm sử của Phan Bội 18 Châu. Theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch trong bài viết Văn xuôi tự sự trong giai đoạn chuyển đổi hệ hình văn học thì: nó là “sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc khi âm ỉ, khi bùng cháy dữ dội trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX” [55, tr.389]. Trong bối cảnh Đất nƣớc đứng trƣớc nhiều đổi thay nhƣ hiện nay, tiểu thuyết lịch sử xuất hiện không chỉ với chức năng giải trí mà còn để làm tròn vai trò giáo dục lịch sử và giải quyết chính những vấn đề của hiện tại. Trong một thời điểm mà giao lƣu văn hóa, lịch sử, xã hội diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó là việc giới trẻ Việt đang ngày càng “sính đồ ngoại”, thạo sử nƣớc ngoài hơn sử nƣớc mình thì việc viết những thể tài nhƣ vậy quả là mang rất nhiều ý nghĩa mới. Tiểu thuyết lịch sử nhƣ là một “khí cụ để vẽ nên những điểm tƣơng đồng giữa quá khứ và hiện tại, và do đó làm sáng tỏ hiện tại” [9, tr.132]. 1.1.2. Khái quát về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam là một bộ phận tiểu thuyết hiếm hoi có những bƣớc phát triển liên tục và có đƣợc thành tựu qua nhiều giai đoạn của thế kỷ XX: đầu thế kỷ XX – đến 1945, từ 1945 đến 1954, từ 1954 đến 1960, từ sau 1960 – 1985, 1985 đến nay, trong đó, giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945, tiểu thuyết lịch sử và sự phát triển của nó đã đóng góp không nhỏ cho công cuộc hiện đại hóa văn học nƣớc nhà. Ta có thể chia quá trình vận động và phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX đến 1945 thành hai chặng: chặng thứ nhất là từ 1900 đến 1930, chặng thứ hai là từ 1930 đến 1945. Vào những năm đầu của thể kỉ XX (khoảng ba mƣơi năm đầu thể kỉ XX) với các tác phẩm tiêu biểu: Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu, Tiếng sấm đêm đông, Vua Bố Cái của Nguyễn Tử Siêu, Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử... Thời kỳ này số lƣợng các tác phẩm chƣa thực sự nhiều, về nghệ thuật còn chịu ảnh hƣởng từ tiểu thuyết chƣơng hồi, nhân vật chủ yếu thiên về hành động để khắc họa tính cách, tâm lý nhân vật chƣa đƣợc đào sâu tìm hiểu, câu văn còn mang dấu ấn của câu văn biền ngẫu. Các tác phẩm này nhìn chung đều xoay quanh hai nội dung chính: yêu nƣớc và thế sự: Ở nội dung yêu nƣớc, các tác phẩm đi vào 19 phản ánh các sự kiện quan trọng, ghi lại những chiến công dựng nƣớc và giữ nƣớc của cha ông, khơi gợi những truyền thống văn hóa tốt đẹp (tiêu biểu nhƣ Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu, Vua Bố Cái của Nguyễn Tử Siêu). Với nội dung thế sự, các tác phẩm lại tập trung phản ánh cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn phong kiến, phản ánh chân thực cuộc sống cùng cực của nhân dân… (nhƣ trong Đinh Tiên Hoàng của Nguyễn Tử Siêu, Gia Long phục quốc, Hoàng tử Cảnh như Tây của Tân Dân Tử). Từ năm 1930 đến năm 1945, tiểu thuyết lịch sử phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ hơn hẳn giai đoạn trƣớc, lan rộng khắp Bắc Nam với hàng loạt các tên tuổi nhƣ Nguyễn Tử Siêu (Trần Nguyên chiến kỉ, Hai bà đánh giặc), Đinh Gia Thuyết (Ngọn cờ vàng), Lan Khai (Cái hột mận, Ai lên phố Cát, Gái thời loạn), Tân Dân Tử (Gia Long tẩu quốc, Gia Long phục quốc), Nguyễn Triệu Luật (Hòm đựng người, Bà chúa Chè, Chúa Trịnh Khải, Loạn kiêu binh),… Tiểu thuyết lịch sử lúc này mở rộng sang theo hƣớng “dã sử” (một loại kí ức lịch sử đƣợc lƣu truyền trong dân gian, khác với chính sử do nhà nƣớc tổ chức hoặc các học giả biên soạn và ấn hành, phần lớn dã sử đƣợc truyền miệng từ đời này qua đời khác) chứ không chỉ đóng khung trong chính sử. Bấy giờ phong trào yêu nƣớc đang dâng cao, sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử chính là sự cổ vũ nhiệt tình cho lòng yêu nƣớc đó. Ðây là thời kỳ tiểu thuyết lịch sử có đƣợc bƣớc phát triển mạnh mẽ với số lƣợng nhiều hơn hẳn thời kỳ trƣớc đó. Theo tác giả Bùi Văn Lợi trong Luận án Tiến sĩ Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX đến 1945: số lƣợng tác giả, tác phẩm thời kỳ này có sự tăng lên đáng kể so với giai đoạn trƣớc năm 1930: Nếu nhƣ trƣớc năm 1930 số lƣợng tác giả mới chỉ vỏn vẹn 6 ngƣời thì đến giai đoạn 1930 – 1945 đã tăng thêm 10 ngƣời nâng tổng số tác giả lên con số 16. Số lƣợng tác phẩm cũng tăng từ 14 tác phẩm ở giai đoạn trƣớc lên 47 tác phẩm (giai đoạn sau xuất hiện tới 33 tác phẩm mới) [31, tr.81]. Các tác phẩm giai đoạn này đã có quy mô lớn hơn hẳn nhƣ: Trần Nguyên chiến kỷ dày 244 trang, Vua Quang Trung dày 219 trang, Hai bà đánh giặc dày 383 trang so với Vua Bố Cái 63 trang, Lê Đại Hành 56 trang ở thời kỳ trƣớc quả là một bƣớc phát triển 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan