Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Luận văn thơ triệu kim văn

.PDF
97
146
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG THƠ TRIỆU KIM VĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Thái Nguyên – 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG THƠ TRIỆU KIM VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh Thái Nguyên – 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ . . . C hơn. . g 4 năm 2014. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu . http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Lời cam đoan ...................................................................................................... iii Mục lục ............................................................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................9 Chƣơng 1: TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI .......................................................................9 ...........................................9 im Văn .........................................................9 1.1.2. Quan điểm sáng tác. ............................................................................... 10 1.2. Quá trình sáng tác và các giải thưởng. ............................................................. 11 1.3 hiện đại ..................................................................................................................... 12 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thơ Triệu Kim Văn .......................................... 16 1.4.1. Bản sắc văn hóa dân tộc Dao................................................................. 16 1.4.2. Truyền thống văn hóa - văn học quê hương Bắc Kạn .......................... 17 1.4.3. ........... 19 Chƣơng 2: HỆ THỐNG BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TRIỆU KIM VĂN .... 21 2.1. Khái quát về biểu tượng và biểu tượng trong thơ............................................ 21 2.1.1. Khái quát về biểu tượng......................................................................... 21 2.1.2. Biểu tượng trong thơ .............................................................................. 23 2.2. Hệ thống biểu tượng trong thơ Triệu Kim Văn ............................................... 27 ............................................. 27 ......................................... 37 ........................................... 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRIỆU KIM VĂN ....................................................................................... 54 3.1. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn ............................................ 54 3.1.1. Khái quát về giọng điệu nghệ thuật ...................................................... 54 3.1.2. Đặc điểm giọng điệu nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn ................. 58 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn .............................................. 71 3.2.1. Khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật ........................................................ 71 3.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn ................... 74 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tạo nên diện mạo văn học Việt Nam hiện đại có sự đóng góp không nhỏ của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Nếu ví nền thơ ca Việt Nam hiện đại như một vườn hoa trăm hồng ngàn tía thì thơ ca dân tộc thiểu số là những bông hoa rừng với những hương sắc riêng. Có thể nói, cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời khai sinh ra một nền văn hóa mới, trong đó đã làm phục sinh vốn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, thúc đẩy và làm nảy nở nhiều tài năng văn học dân tộc thiểu số. Tuy xuất hiện muộn và phát triển chậm hơn so với bước tiến của văn học hiện đại Việt Nam, nhưng văn học các dân tộc thiểu số thời kì hiện đại, trong đó có thơ ca, đã có những vận động và phát triển nhanh chóng. Bên cạnh sự phát triển của thơ ca dân tộc Tày, Thái, Mông ...thơ ca dân tộc Dao tuy chưa có một đội ngũ các nhà thơ đông đảo nhưng đã có “ một vị trí nhất định trong đời sống thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam”[45.353]. Nghiên cứu thơ ca dân tộc Dao là một việc làm cần thiết để góp phần vào việc hoàn chỉnh bức tranh thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam. 1.2. Đóng góp và ghi dấu vào sự phát triển của thơ ca hiện đại dân tộc Dao, bên cạnh nhà thơ Bàn Tài Đoàn là tên tuổi của nhà thơ Triệu Kim Văn người kế tục xứng đáng “Bó đuốc sống” [45.354] của dân tộc này. Tuy vị trí của thơ ca Triệu Kim Văn là quan trọng trong thơ ca dân tộc Dao, nhưng cho đến nay, việc nghiên cứu thành tựu sáng tác của Triệu Kim Văn chưa được tiến hành một cách thỏa đáng. Đây vẫn còn là một khoảng trống, một mảng thiếu hụt cần được bù đắp. Nó là một việc làm cần thiết để có cái nhìn toàn cảnh về diện mạo thơ ca dân tộc Dao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.3. Văn học các dân tộc thiểu số đã góp phần tạo nên diện mạo của nền văn học Việt Nam – một nền văn học phong phú và giàu bản sắc, nhưng trong nhiều năm qua văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam vẫn chưa thực sự thu hút sự quan tâm chú ý đúng mức của giới nghiên cứu, phê bình nói chung, của một số cấp ngành nói riêng, trong đó có ngành GD&ĐT. Vì thế, các công trình nghiên cứu, sưu tầm, phê bình văn học...., các sách giáo khoa, giáo trình viết về văn học các dân tộc thiểu số nói chung vẫn trong tình trạng thưa thớt. Trong đó, mảng văn học địa phương đưa vào giảng dạy trong nhà trường đến các cấp học (Trung học phổ thông, trung học cơ sở), giáo trình cho văn học địa phương còn thiếu thốn. Qua việc nghiên cứu đề tài “Thơ Triệu Kim Văn”, chúng tôi hy vọng sẽ bổ sung được một tư liệu bổ ích cho công tác giảng dạy văn học địa phương Bắc Kạn nói riêng và văn học thiểu số Việt Nam nói chung. 1.4. Trong khoảng hai mươi năm qua (Từ những năm 90 của thế kỷ trước tới nay), văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đã có được những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng sự chững lại của thơ dân tộc thiểu số trong những năm gần đây đặt ra những vấn đề quan thiết: Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong thơ dân tộc thiểu số; Sự mai một của bản sắc dân tộc thiểu số trong cuộc sống hiện đại hôm nay; Vấn đề viết bằng tiếng mẹ đẻ và đối tượng độc giả của nó; Viết bằng tiếng Việt và yêu cầu chuyển tải cách cảm, cách nghĩ, lối nói, lối diễn đạt của người miền núi... Qua việc nghiên cứu đề tài “Thơ Triệu Kim Văn”, chúng tôi mong muốn góp câu trả lời cho rất nhiều vấn đề đã – đang được đặt ra và còn để ngỏ trên đây. 1.5. Các nhà nghiên cứu văn học ở Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đang tiến hành tổ chức biên soạn cuốn giáo trình văn học dân tộc thiểu số văn học Việt Nam hiện đại để phục vụ cho việc giảng dạy ở cấp Đại học, sau ĐH đề tài “Thơ Triệu Kim Văn” nếu thực hiện thành công, chúng tôi hy vọng sẽ có một tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác dạy và học phần văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ học thiểu số nói riêng và trong chuyên ngành văn học nói chung ở các trường đại học ngành Sư phạm. 2. Lịch sử vấn đề: So với việc nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại nói chung thì những nghiên cứu dành cho mảng văn học dân tộc thiểu số còn ở mức độ khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, trong số các bài nghiên cứu, phê bình thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, việc nghiên cứu thơ của Triệu Kim Văn còn rất ít ỏi, thưa thớt. Một số bài viết và công trình đã có những tìm hiểu, đánh giá về một số phương diện trong thơ Triệu Kim Văn ở những mức độ khác nhau. Trong cuốn chuyên luận Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số đặc điểm (PGS. TS Trần Thị Việt Trung - TS Cao Thị Hảo đồng chủ biên), các tác giả đã có những nhận diện khái quát và chỉ ra một đặc điểm quan trọng trong thơ Triệu Kim Văn: “Yếu tố tâm linh hòa quyện trong sự ước muốn hồn nhiên, chất phác – phản ánh mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên thật gắn bó, hài hòa. Đây cũng là nguồn sức mạnh để giúp con người miền núi gần gũi, chan hòa với thiên nhiên và sản xuất tích cực hơn” [45.210]. Trong cuốn sách Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (PGS. TS Trần Thị Việt Trung chủ biên), các tác giả đã có những nhận định về đặc trưng phong cách mang tính đóng góp của thơ Triệu Kim Văn, vẫn mang những nét truyền thống của văn hóa Dao, nhưng đã có sự hiện đại, đổi mới để tạo nên nét riêng: “Được thừa hưởng những giá trị văn hóa đầy bản sắc của dân tộc Dao, Triệu Kim Văn đã cất lên một tiếng thơ, một giọng Páo dung mới tươi rói, đầy sức trẻ và ngồn ngộn sức sống… Bằng sự thể hiện linh hoạt trong hình thức thể loại, sự mới mẻ và đầy sáng tạo trong cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt, Triệu Kim Văn đã phần nào tiếp cận và hòa nhịp với đời sống thơ ca đương đại cũng như hòa mình với dòng hải lưu thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam vốn đã rất phong phú và giàu bản sắc” [46.354]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong cuốn sách Hoa văn thổ cẩm, tác giả Lò Ngân Sủn đã chỉ ra chất dân tộc hòa quyện hiện đại trong thơ Triệu Kim Văn. Tác giả khi bình về một số bài thơ của Triệu Kim Văn đã rất tinh tường và sâu sắc để đưa ra đánh giá: “chất dân ca, dân dã của điệu Páo dung đã được hòa quyện vào trong hơi thở hiện đại, cái dân tộc đã được hòa nhập vào nhân loại, với một giọng điệu khá hào hoa, phong nhã, với một lối kết cấu, bố cục tự do, tung tẩy, phóng thoáng” [33.55]. “ n, Nông Minh Châu, … ” ông [7.131] Khóa luận tốt nghiệp Thơ dân tộc Dao từ Bàn Tài Đoàn đến Triệu Kim Văn của tác giả Phùng Thị Thuận khảo sát khá công phu, từ đó có cái nhìn đối sánh để chỉ ra sự vận động phát triển của thơ Dao, trong đó thơ Triệu Kim Văn được đặt vào vị trí một chủ thể quan trọng của tiến trình vận động phát triển ấy: “Nếu nhà thơ Bàn Tài Đoàn được ví là cây cao bóng cả của thơ Dao, thì Triệu Kim Văn chính là người tiếp tục vun trồng để cho bóng cây thơ ca dân tộc Dao mãi mãi xanh tươi” [38.25]; “Nhà thơ Bàn Tài Đoàn là người đã đặt nền móng cho thơ dân tộc Dao thời kì trước cách mạng tháng Tám. Còn trong thời kì hiện đại, nhà thơ Triệu Kim Văn là người kế thừa và phát triển thơ Dao. Thơ của hai ông đã phản ánh rất chân thực và sinh động cuộc sống của dân tộc Dao, nó tồn tại như một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đồng bào Dao” [38.86]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cùng với đó, một số bài viết cũng đã đóng góp những cách tiếp cận, nhận diện thơ Triệu Kim Văn. Bài bình tác phẩm Đá núi Đồng Văn của Vân Long chỉ ra cái thần, cái hồn của một người con miền núi ngự trong sâu thẳm tâm thức rồi hiện lên trong thơ Triệu Kim Văn. Tác giả bài viết đánh giá: “tác giả đã tạo một thế liên lập giữa con người (người Mông), thiên nhiên, (từ một hùng vĩ Đồng Văn đó mà có) văn hoá (văn Nguyễn Tuân, thơ Xuân Diệu). Ý tưởng không mới, nhưng cách nói hay” [24]. Bài viết Xuân của hương ngàn của Lâm Tiến trong cuốn sách Về một mảng văn học dân tộc đã chỉ ra hồn thơ tươi tắn, giàu tin yêu và gắn bó tha thiết với quê hương của Triệu Kim Văn: “Mùa xuân gắn với thiên nhiên, cuộc sống con người miền núi. Lời mùa xuân là lời của đất, của cây, của suối, của mây, gần gũi thân quen” [41.181]. Bài viết Người về theo lối cỏ của Tuệ Minh đã khẳng định một cách mạnh mẽ, thuyết phục về tiếng nói dân tộc, giọng điệu dân tộc, tâm hồn dân tộc trong thơ Triệu Kim Văn. Tác giả viết: “với một nhà thơ - người viết ra những ý tứ, nhịp điệu, rung động của tâm hồn mình thì văn hoá tộc người là một suối nguồn mát lành chở đầy phù sa bồi đắp nên những thức điệu tâm hồn. Nhà thơ Triệu Kim Văn trên hành trình của mình đã đi, đã đến với dòng suối nguồn ấy, đồng thời góp thêm một mạch nguồn khơi dậy những tình tự dân tộc” [28]. Như vậy qua các công trình nghiên cứu, các bài viết... chúng ta nhận thấy các tác giả đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện ra một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật nổi bật trong thơ Triệu Kim Văn. Nhưng nhìn chung các bài viết này mới chỉ dừng lại nghiên cứu một khía cạnh, một mặt nào đó trong thơ Triệu Kim Văn. Cho đến nay, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát toàn diện và có hệ thống về thơ ông, để từ đó rút ra những đặc điểm khái quát về nội dung tư tưởng, nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tuy nhiên, đây là những nhận định hết sức đáng quý, gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn đề tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện về thơ Triệu Kim Văn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Tiến hành thực hiện luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu nét đặc sắc ở phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ Triệu Kim Văn. . Từ đó, luận văn chỉ ra thành công, hạn chế và đóng góp của thơ Triệu Kim Văn với thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, với thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Để thực hiện đề tài, chúng tôi nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá 10 tập thơ của Triệu Kim Văn: Hoa núi (1989); Mùa sa nhân (1994); Lá tìm nhau (1999); Con của núi (Thơ song ngữ Dao- Việt- 2002); Lửa của mồ côi (2002); Lối cỏ (2004); Suối nguồn du du (Thơ song ngữ Dao- Việt- 2010); Hoa nắng (2010); Trời về (2010); Sợi mưa hiền (2011). - Các tác phẩm thơ của một số nhà thơ dân tộc khác nhằm so sánh, đối chiếu làm nổi bật những nét riêng trong thơ Triệu Kim Văn. 4. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài “Thơ triệu Kim Văn”, luận văn nhằm chỉ rõ tính truyền thống trong thơ và sự kế thừa phát triển thơ Dao trong thời kỳ hiện đại của thơ Triệu Kim Văn. Đồng thời, qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp của thơ Triệu Kim Văn đối với sự phát triển của thơ Dao nói riêng và thơ ca dân tộc chung. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Luận văn tập trung nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ Triệu Kim Văn, khẳng định tính truyền thống và tính hiện đại trong sáng tác của nhà thơ này, từ đó chỉ ra những đóng góp, thành công và hạn chế, cũng như cá tính sáng tạo của thơ Triệu Kim Văn. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Tiến hành luận văn, chúng tôi tích hợp đồng bộ một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp đồng bộ phương pháp nghiên cứu nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu . - Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Văn hóa và văn học có những mối quan hệ tương hỗ, biện chứng. Muốn giải quyết vấn đề của luận văn, cần tiếp cận từ giác độ văn hóa học. Sử dụng phương pháp tiếp cận này, chúng tôi khai thác những vẻ đẹp và đặc trưng của văn hóa dân tộc thiểu số nói chung, văn hóa dân tộc Dao nói riêng thể hiện trong thơ Triệu Kim Văn. - Các thao tác nghiên cứu khác: Ngoài việc sử dụng thao tác phân tích tác phẩm theo loại thể, chúng tôi kết hợp sử dụng một số thao tác như tổng hợp, , so sánh nhằm khảo sát tác phẩm một cách chi tiết và hệ thống. - i: . 7. Đóng góp của luận văn Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên khảo sát, phân tích, đánh giá toàn bộ sự nghiệp sáng tác thơ ca của nhà thơ Triệu Kim Văn. Từ đó, khẳng định thành tựu, đóng góp cũng như hạn chế của thơ Triệu Kim Văn với nền văn học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thiểu số Việt Nam hiện đại nói riêng và nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung. . 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương: Chƣơng 1: Thơ Triệu Kim Văn trong thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Chƣơng 2: Hệ thống biểu tượng trong thơ Triệu Kim Văn. Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 THƠ TRIỆU KIM VĂN TRONG THƠ DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Tiểu sử và quan điểm sáng tác 1.1.1. Tiểu sử Tiểu sử đầy đủ và chân thật nhất của một nhà thơ nằm ngay trong chính tác phẩm của nhà thơ đó. Do vậy, những điều mà một nhà thơ tự viết về mình bao giờ cũng là một nguồn tư liệu quan trọng và đáng tin cậy để tìm hiểu tác giả ấy. “Tôi tự hào là đứa con của đại ngàn, với những cánh rừng nguyên sinh âm u, mây buông sương ủ, nơi núi đá tai mèo dựng đứng như bờm ngựa chiến... Tôi sinh ra trên tay người mẹ nghèo hiền lành, buổi chập chững theo các anh chị lên nương ngơ ngác nghe kể đầy gùi cổ tích...” (Trích “Đối khúc đại ngàn”). Đó là những lời của nhà thơ dân tộc Dao đỏ Triệu Kim Văn - nhà thơ người Dao đầu tiên của Bắc Kạn đang tự viết về mình. Có thể nói, sau Bàn Tài Đoàn, tên tuổi Triệu Kim Văn đã góp phần làm phong phú thêm cho đời sống thơ ca dân tộc Dao nói riêng và thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung. Triệu Kim Văn (bút danh Hoa Sơn) sinh ngày 14.7.1945 ở vùng quê Cao Sơn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Vùng đất ấy với “núi cao sừng sững như đỡ lấy bầu trời, nơi bản làng ẩn trong mây núi bao phủ, nơi có những bài láu ton (hát ru) độc đáo”...[28] vừa là môi trường sống, vừa là không gian văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn con người, vừa là nguồn cảm hứng trong các sáng tác của Triệu Kim Văn. Mười ba tuổi Triệu Kim Văn biết nói tiếng Kinh, lúc này ông đi học tại trường thiếu nhi vùng cao Việt Bắc. Ông tâm sự: Thuở ấy mọi người đặt cho ông biệt danh “con mọt sách” vì khi ông biết tiếng Kinh ông đã đọc rất nhiều, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cả kho sách văn học của thư viện nhà trường đều được ông đọc bằng hết. Học hết lớp 7, ông tiếp tục sang trường Bổ túc Công - Nông học lớp 8, sau đó ông học sư phạm và giảng dạy tại trường trung cấp Công nghiệp nhẹ của Bộ công nghiệp. Năm 1973 ông thi vào đại học tổng hợp Hà Nội, ra trường ông về công tác tại Ban dân tộc tỉnh ủy Bắc Thái, rồi công tác tại huyện ủy Bạch Thông. Đến năm 1997, ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam. Từ đó, ông hoạt động chuyên bên văn học nghệ thuật và giữ chức chủ tịch hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn cho đến lúc nghỉ hưu. Cuộc đời Triệu Kim Văn là một minh chứng sống động cho sự nỗ lực tự vượt lên chính mình, bằng nền tảng là cội nguồn cốt cách văn hóa của dân tộc Dao để hòa mình vào dòng chảy chung của đời sống văn hóa – văn học Việt Nam. Trong suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ của mình, dù ở đâu, dù lúc nào, dù làm gì, nhà thơ Triệu Kim Văn vẫn luôn như một con chim của núi rừng, uống nước khe ngậm lúa nương mà hót lên những bài ca của quê hương xứ sở. 1.1.2. Quan điểm sáng tác. Dù đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng và ghi nhận trong sáng tác thơ ca, nhưng khi được hỏi về quan điểm sáng tác thì nhà thơ Triệu Kim Văn khiêm tốn: “Tôi chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ”. Suy nghĩ về nghề văn, ông cho rằng: “Sáng tác là một phần của cuộc sống. Và thơ là tình yêu, là nhịp đập của trái tim”.[55.64] Đến với thơ, Triệu Kim Văn chỉ nghĩ đơn giản và chân thành: Thơ là tiếng nói của tâm hồn, nghĩ sao thì nói vậy, chỉ đơn giản thế thôi. Là người “Con của núi”, ông nghĩ về sứ mạng cao cả của thơ ca thật mộc mạc. Suy nghĩ ấy được thể hiện khá rõ qua bài “Thơ củi”. Trong bài, ông ví mình như cây củi và luận bàn về các thứ củi: Củi gộc, củi mòn, củi cành và cả củi mục để rồi đi đến khẳng định về một thứ thơ gần gũi với cuộc sống, phục vụ cuộc sống.: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ “Củi tôi hái từ con tim/ Cánh rừng con tim rộng dài không đo được/ Lửa cháy hết rồi tôi ngồi khóc/ Nhớ chàng mồ côi kiếm củi đổi hạt kê… /Câu thơ tôi cùng lầm lụi chốn quê”. Thật đúng với lời nhận xét của Mai Liễu: “Triệu Kim Văn là thế, không vồ vập, kiểu cách. Cứ lặng lẽ trong đời mà lại làm được ít nhiều sự xáo trộn trong thơ.”[31.218] Những lời bộc bạch tâm tình trong bài thơ trên là một âm bản đáng tin cậy nhất để người đọc hiểu về quan niệm sáng tác của nhà thơ, một quan niệm giản dị, chân thành và sâu sắc. Suy cho cùng, giản dị chính là tận cùng của mọi mĩ học. Quan niệm thẩm mĩ ấy sẽ là ngọn đuốc bền bỉ trên con đường sáng tạo đầy chông gai thử thách nhưng cũng đầy hạnh phúc của nhà thơ Triệu Kim Văn. 1.2. Quá trình sáng tác và các giải thƣởng. Tuy âm thầm lặng lẽ và giản dị trong lao động sáng tạo, nhưng Triệu Kim Văn đã có cho mình một gia sản thơ ca rất đáng trân trọng. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ, của tài năng và tâm hồn một ý thức sáng tạo đầy tâm huyết. Chặng đường sáng tác văn học của Triệu Kim Văn bắt đầu từ khi ông theo học “cái chữ”. Là người yêu thích văn chương và ham mê sáng tác nên người con của núi này đã đến với thơ ca thật tự nhiên. Những đứa con tinh thần – sản phẩm đầu tay đã chào đời khi chàng trai người Dao này đang ở độ hai mươi. Năm năm sau, khi thấy những tác phẩm của mình đã đủ độ chín nhà thơ mới ra mắt người đọc bài thơ đầu tiên: “Nhớ Bác ta trồng nhiều cây” (Báo Việt Nam độc lập). Từ đó, ông viết nhiều, viết đều, viết khỏe, nhưng chủ yếu là đăng trên báo và tạp chí. Mãi đến năm 1989 ông mới ra mắt tập thơ đầu tiên: “Hoa núi”. Với lòng yêu văn chương và sự hăng say, miệt mài trong lao động nghệ thuật, đến nay Triệu Kim Văn đã xuất bản 10 tập thơ: Hoa núi (1989) Mùa sa nhân (1994) Lá tìm nhau (1999) Con của núi (Thơ song ngữ Dao- Việt 2002) Lửa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ của mồ côi (2002) Lối cỏ (2004) Hoa nắng (Thơ thiếu nhi 2010) Suối nguồn du du (Thơ song ngữ Dao- Việt 2010) Trời về (2010 ) Sợi mưa hiền (2011) Quá trình phấn đấu không miệt mài của Triệu Kim Văn đã tạo nên những tác phẩm mang đậm bản sắc dân tộc và phong cách sáng tác của riêng mình. Ông đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng như: Giải thưởng chính thức của Ban văn học dân tộc Hội nhà văn Việt Nam cho tập thơ “Mùa sa nhân” (1997), giải thưởng của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam cho tập thơ “Con của núi” (2002), giải thưởng của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam cho tập thơ “Trời về” (2010)... Huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đây là những ghi nhận xứng đáng cho một tài năng, một hồn thơ đẫm cốt cách của dân tộc Dao. 1.3. Thơ Triệu Kim Văn trong thơ dân tộc thiểu số văn học Việt Nam hiện đại Với một đời sống văn hóa phong phú, sống động, đa sắc diện, Việt Nam có một nền văn học đa dạng, nhiều dòng, nhiều mảng khối. Bên cạnh sự hình thành và phát triển của thơ ca dân tộc Kinh (Việt) đạt đến đỉnh cao với nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu thì còn tồn tại song hành một mảng thơ ca không kém phần đặc sắc mà hiện nay đang thu hút được sự quan tâm tìm hiểu của các nhà nghiên cứu, đó là mảng thơ ca của các dân tộc thiểu số. Đây là một thế giới hấp dẫn, bí ẩn, giàu sức mời gọi, đang chờ đợi sự khám phá đầy hứa hẹn. Một bộ phận khá nổi bật trong thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam là thơ ca dân tộc Tày. “Theo nhà thơ Hoàng Triều Ân thì từ thế kỷ thứ V, người Tày đã có thơ viết bằng chữ Hán với tác phẩm “Cố hương từ” - Lê Thế Khanh (394460), người tổng Nhượng Bản, châu Thạch Lâm (nay là xã Bình Long, huyện Hòa An) tỉnh Cao Bằng” [45.57]. Đến cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII có Bế Văn Phụng (1567- 1637) và Nông Quỳnh Vân (1566- 1640) cũng là người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tày ở Cao Bằng nổi tiếng là hay chữ và sáng tác thơ ca bằng chữ Nôm - Tày. Sau này đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xuất hiện thêm các tác giả dân tộc Tày sáng tác thơ bằng chữ Hán như: Hà Vũ Bằng, Bế Ích Bồng, Nông Đình Cấp, Lê Văn Dự... Đặc biệt trong đó có Hoàng Đức Hậu (1890- 1945) sáng tác cả ba thứ tiếng: Tày, Việt, Hán. Điều đáng nói là những sáng tác của Hoàng Đức Hậu không chỉ ảnh hưởng đến những người làm thơ cùng thời, mà những nhà thơ sau này như Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Triều Ân, Y Phương, Dương Thuấn... cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Cũng vào khoảng cuối thế kỷ XIX còn xuất hiện một số nhà thơ dân tộc Thái như: Ngầu Văn Hoan và Lò Văn Thứ. Đặc biệt là Ngầu Văn Hoan, với lời thơ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của dân tộc đã đưa văn học dân tộc Thái lên đỉnh cao mới, làm cho thơ ca dân tộc Thái phong phú, trong sáng và giàu hình tượng hơn. Giai đoạn 1930- 1945, một mảng thơ cách mạng của các dân tộc thiểu số ra đời cùng với thơ cách mạng của cả nước. Các tác giả tiêu biểu như: Hoàng Văn Thụ, Lê Quảng Ba, Hoàng Đình Giang, Dương Công Hoạt... Họ là những chiến sĩ người dân tộc thiểu số hoạt động cách mạng, vừa là người đem hiện thực cách mạng vào những trang thơ. Cách mạng Tháng Tám thành công, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thần thánh của dân tộc ti nguồn cảm hứng cho thơ ca Việt Nam, trong đó có thơ ca các dân tộc thiểu số. Cùng với các nhà thơ đã xuất hiện từ trước năm 1945 đến nay là sự xuất hiện của các nhà thơ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại, điều đó đã góp phần tạo nên một đội ngũ sáng tác khá đông đảo cho thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam. Với tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống, tình yêu đất và người miền núi... họ đã cất lên tiếng thơ chân chất, mộc mạc, hồn nhiên mà sôi nổi, mà nồng nhiệt, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số. Các tác giả tiêu biểu giai đoạn này phải kể đến những tên tuổi như: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại (Tày), Cầm Biêu, Lương Quy Nhân (Thái), Bàn Tài Đoàn (Dao), Lò Ngân Sủn (Giáy), Pờ Sảo Mìn (Pa Dí).v.v.. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cuộc trường chinh 9 năm chống thực dân Pháp kết thúc, miền Bắc bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và miền Nam vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Giai đoạn này, hiện thực đời sống cũng khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ dân tộc thiểu số để một loạt các tập thơ của họ ra đời. PGS. TS Trần Thị Việt Trung đánh giá: “Đây là một thời kỳ thăng hoa của thơ ca dân tộc thiểu số”.[45.107] Làm nên đời sống thơ ca dân tộc thiểu số giai đoạn này vẫn là những gương mặt thơ quen thuộc như: Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Nông Minh Châu, Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Bàn Tài Đoàn... và được cộng hưởng bởi một lớp tác giả mới được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa như: Mã Thế Vinh, Vương Anh, Mã A Lềnh, Triều Ân.v.v.. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược thắng lợi, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và bước vào giai đoạn khôi phục, tái thiết, xây dựng, phát triển. Năm 1986 với công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc, trong đó có văn học nghệ thuật đã đưa đến một thời kì “trăm hoa đua nở” [45.107] của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nói “trăm hoa đua nở” là bởi chưa bao giờ lại có một đội ngũ các nhà thơ dân tộc thiểu số lại đông đảo và nhiều thế hệ đến thế. Lớp sau nối tiếp lớp trước với sức sáng tạo mạnh mẽ, sung sức đã cho ra đời hàng loạt những tác phẩm với nhiều giọng điệu khác nhau, nhiều cách thể hiện khác nhau. Ở giai đoạn văn học này, một điều dễ nhận thấy là các nhà thơ dân tộc thiểu số trong quá trình sáng tác vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo về nội dung và nghệ thuật, nhưng đồng thời cũng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với các thế hệ nhà thơ lớp trước như Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Triều Ân, Bàn Tài Đoàn..., xuất hiện thêm một đội ngũ tác giả như Y Phương, Lò Ngân Sủn, Nông Thị Ngọc Hòa, Lò Cao Nhum, La Quán Miên, Inrasara.v.v.. Có thể nói, mỗi một nhà thơ đã cất lên tiếng nói của tâm hồn dân tộc mình, tạo nên một hương sắc riêng nhưng vẫn gắn bó và hòa chung vào dòng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan