Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thơ đường luật trào phúng hồ chí minh...

Tài liệu Luận văn thơ đường luật trào phúng hồ chí minh

.PDF
135
111
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THU HÀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRÀO PHÚNG HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THU HÀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRÀO PHÚNG HỒ CHÍ MINH Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ LỆ THANH THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thu Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại học Khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu và thực hiện đề tài tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Lệ Thanh - người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn BGH, các thầy cô giáo trường THPT Hùng An, người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Trong quá trình hoàn thiện đề tài, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những đóng góp chỉ bảo của thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thu Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Đường luật ĐL 2 Nhà xuất bản Nxb 3 Sách đã dẫn Sđd 4 Thơ Đường luật TĐL 5 Trào phúng TP 6 Trang Tr Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 11 6. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 11 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 11 NỘI DUNG ..................................................................................................... 12 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 12 1.1. Khái niệm “Thơ trào phúng” và “Thơ Đường luật trào phúng” .............. 12 1.1.1. Khái niệm “Thơ trào phúng” ................................................................. 12 1.1.2. Khái niệm “Thơ Đường luật trào phúng” .............................................. 16 1.2. Sự vận động và phát triển của thơ Đường luật trào phúng Việt Nam ...... 19 1.2.1. Thơ Đường luật trào phúng Việt Nam trước thế kỉ XX ........................ 19 1.2.2. Thơ Đường luật trào phúng Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX ................. 34 1.3. Khái quát về thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh............................ 36 1.3.1. Cuộc đời, sự nghiệp và quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh ............. 36 1.3.2. Bối cảnh sáng tác thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh ................. 44 1.3.3. Cảm hứng sáng tác thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh .............. 46 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v CHƯƠNG 2: NÉT MỚI TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRÀO PHÚNG HỒ CHÍ MINH............................................................................... 55 2.1. Thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh – một hiện tượng thẩm mỹ độc đáo ..................................................................................................... 55 2.1.1. Cấu trúc thẩm mỹ trong không gian ngục tù ......................................... 55 2.1.2. Khả năng phát hiện giá trị thẩm mỹ từ những cái xấu, những điều bình thường ............................................................................................ 61 2.2. Thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh – một hình thái phê phán đặc biệt có cảm xúc ........................................................................................ 68 2.3. Thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh - một phương tiện phát hiện những mâu thuẫn, xung đột ..................................................................... 76 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 84 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ BÚT PHÁP VÀ NGÔN NGỮ TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRÀO PHÚNG HỒ CHÍ MINH............................ 85 3.1. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại ................... 85 3.1.1. Đặc trưng nghệ thuật của thể thơ Đường luật ....................................... 85 3.1.2. Đề tài ...................................................................................................... 91 3.1.3. Hình ảnh thơ .......................................................................................... 93 3.1.4. Nhân vật trữ tình .................................................................................... 96 3.2. Những đặc điểm về ngôn ngữ trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh 100 3.2.1. Đặc điểm về từ ngữ.............................................................................. 100 3.2.2. Đặc điểm về cú pháp ........................................................................... 107 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 110 KẾT LUẬN................................................................................................... 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 114 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thơ Đường luật là một trong số những thể thơ tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử văn học viết Việt Nam. Nếu những bài thơ thiền thời nhà Lý (thế kỷ X) được cho là những sáng tác thơ Đường luật Việt Nam đầu tiên, thì những bài thơ Đường luật của Hồ Chí Minh (thế kỷ XX) lại được ghi nhận như là thành tích cuối cùng của thể loại này. Có khá nhiều khía cạnh trong thơ Đường luật của Bác được các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những kết luận xác đáng. Tuy nhiên về khả năng kết hợp giữa thơ Đường luật và loại hình trào phúng của Bác thì lại chưa thấy có công trình nào tương xứng. Nghiên cứu thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh vì thế vẫn được xem là vấn đề còn bỏ ngỏ. 1.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những tác gia văn học Việt Nam thường xuyên sử dụng yếu tố trào phúng trong sáng tác văn học. Với mỗi thể loại, Bác đều tìm ra một cách kết hợp riêng, khiến tiếng cười trở nên vô cùng phong phú, đa dạng. Trong truyện ký (Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Bác đã đem đến tiếng cười trào phúng tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay. Trong thơ chữ Hán (chủ yếu là thơ Đường luật), Bác lại cho thấy sự kết hợp tài tình giữa một hình thức nghiêm chỉnh với một cách nói không nghiêm chỉnh đạt hiệu quả như thế nào. Làm rõ được nét phong cách độc đáo trong thơ Đường luật trào phùng của Bác chính là góp phần nhận diện những thành tựu trong sáng tác của Bác nói chung. Mặc dù có rất nhiều công trình, bài viết về thơ Đường luật nói chung và tập Nhật kí trong tù nói riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng cho tới nay, việc nghiên cứu thơ Đường luật trào phúng của Người vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Thơ đường luật trào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 phúng Hồ Chí Minh làm nội dung nghiên cứu với mong muốn góp phần tạo thêm một tư liệu mới về thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Qua quá trình thu thập tư liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy, có một số ít công trình, bài viết bàn về thơ Đường luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong số ấy, chưa có công trình, bài viết hay tài liệu nào nghiên cứu chuyên biệt về nghệ thuật trào phúng trong thơ Đường luật của Người. Các nguồn tư liệu được chúng tôi quan tâm chủ yếu khảo cứu, tập hợp, giới thiệu một số nội dung liên quan đến thơ Hồ Chí Minh như sau: 2.1. Các công trình, bài viết về thơ đường luật Hồ Chí Minh Trong công trình nghiên cứu Đường thi từ góc nhìn vòng đời tác phẩm: Lý luận phê bình văn học, nhà giáo Lê Đình Sơn đã dành một chương để bàn về thi phẩm Đường luật Hồ Chí Minh nối xưa và nay. Tác giả đi sâu tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, đặc điểm kết cấu và ngôn ngữ thơ Đường luật Hồ Chí Minh; sự đổi mới trong sáng tác thơ Đường luật Hồ Chí Minh; Hiệu ứng giáo dục từ một số vần thơ Bác Hồ và Thơ Đường luật Hồ Chí Minh về người lính vệ quốc [32]. Cuốn Thơ Đường luật Việt Nam - Hành trình đất nước (Hương Thu chủ biên) đã khái quát quá trình phát triển và hình thành của thể thơ Đường luật Việt Nam từ thế kỉ XX đến nay, trong đó có giới thiệu một số bài thơ Đường luật chọn lọc Hồ Chí Minh [37]. Tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với thơ Đường Luật Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội thơ Đường luật Việt Nam phối hợp tổ chức diễn ra ngày 23/10/2015, tại Hà Nội, Lê Đình Sơn, giảng viên khoa Ngữ văn Đại học Vinh nhấn mạnh: “Bác Hồ đã thể hiện sự phá cách thơ tứ tuyệt ở nhiều hình thức khác nhau. Có những bài thơ Bác phá luật bằng trắc, phá luật thơ như Văn cảnh, Báo tiệp. Có những bài thơ làm người đọc ngạc nhiên trước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 hiện tượng đổi mới thơ tứ tuyệt luật Đường như bài Vô đề, bài ngụ ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán ở đầu tập thơ Nhật ký trong tù, sau đó là nhiều tác phẩm khác. Qua đó cho thấy, Bác đã tiếp thu một cách sáng tạo di sản thơ Đường Trung Quốc, làm cho thể loại này ngày càng phong phú hơn” [51]. Trong bài viết Hồ Chí Minh với thơ Đường luật, ThS. Võ Quang Huy đã nhận xét: “Tập thơ Nhật ký trong tù gồm 133 bài thơ tứ tuyệt và thất ngôn bát cú được viết bằng chữ Hán thể hiện sự am hiểu tuyệt vời về Hán tự cũng như thể thơ Đường luật của Bác. Đọc Nhật kí trong tù, ta nhận ra sự ảnh hưởng đậm đặc của chất Đường thi, bút pháp cổ điển trong phong cách thơ của Người. Nghệ thuật đối, bút pháp ẩn dụ, điệp từ đã được Bác sử dụng rất tài tình và khéo léo” [52]. Trong bài Chủ tịch Hồ Chí Minh với thơ Đường luật, nhà thơ Huỳnh Đức Trung cho rằng, “làm thơ Đường đã khó, làm thơ Đường luật bằng chữ Hán lại càng khó hơn. Ở Nước ta thời xưa chỉ có những nhà Nho uyên thâm, hay những thầy đồ giỏi chữ Hán mới làm được, như Vua Thánh Tông, vua Tự Đức hay những nhà nho nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Bà Huyện Thanh Quan. Bác là người sau cùng làm thơ Đường luật bằng chữ Hán ở Việt Nam ta”. “Bác có rất nhiều bài thơ viết bằng chữ Hán, và khá thành công trong lối chơi tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích, sâu sắc chẳng thua gì thơ đời Đường Trung Quốc”[53]. Bài viết Quanh mối quan hệ giữa Bác Hồ với thơ Đường luật của GS. Nguyễn Khắc Phi đã khẳng định: nhiều bài viết và công trình trước nay đã cố gắng làm nổi bật tinh thần dân tộc và tính hiện đại sâu sắc trong thơ Đường luật của Bác, song vẫn cần bàn luận thêm về mối quan hệ giữa Người, thơ của Người với thơ Đường luật. Trong bài viết, tác giả trình bày khá chi tiết về tiêu chí để xác định Thơ Đường luật trong thơ Bác, về việc vận dụng thể thơ Đường luật của Hồ Chí Minh, về bài thơ Khán Thiên gia thi hữu cảm, bài viết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 khép lại với kết luận: “chiếm lĩnh được mảng tuyệt cú là một trong những cách nắm bắt được nhanh nhất, hữu hiệu nhất cái tinh tuý của thơ Đường! Thơ tuyệt cú của Bác Hồ là kết quả của một quá trình tiếp biến độc đáo cái tinh tuý ấy trên một nền tảng tư tưởng mới, trong một điều kiện lịch sử mới”[28]. TS. Phạm Thị Xuân Châu - Chi hội Thơ Đường luật tỉnh Điện Biên, trong bài Bút pháp của Bác Hồ trong sáng tác thơ Đường Luật, đã nhận xét: “Dù khi cải biên, phá cách, biến thể, hay khi giữ nguyên luật lệ của thơ Đường, thì thơ Bác vẫn thể hiện đúng con người Bác: không thụ động, không sao chép, máy móc, mà luôn cơ động, linh hoạt, độc lập trong tư duy và tự chủ trong sáng tạo. Chính điều đó làm nên phong cách thơ Đường luật của Bác: cổ điển mà hiện đại, truyền thống mà cách mạng, làm đẹp thêm cho di sản thơ Đường luật của dân tộc” [50]. Trong bài “Thơ Đường luật chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, TS. Nguyễn Minh San - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam đi sâu tìm hiểu về di sản thơ Đường luật bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhận xét về thơ Đường luật bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả viết: “Những bài thơ Đường luật làm bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiêu biểu là tập Nhật ký trong tù, là những hòn ngọc văn hóa chói lọi trong di sản văn hóa vĩ đại của dân tộc ta. Di sản thơ này đã góp phần khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, dân tộc ta; một con người Đại nhân, Đại trí, Đại dũng; một Danh nhân Văn hóa Thế giới; là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta” [56]. Như vậy, các công trình, bài viết trên mới chỉ dừng lại ở phạm vi thơ Đường luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chưa đi sâu tìm hiểu về thơ Đường luật trào phúng của Người. Nhưng, những hướng nghiên cứu trong các công trình, bài viết trên là những gợi ý quí báu để tác giả luận văn thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đã nêu ở trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 2.2. Các công trình, bài viết về nghệ thuật trào phúng trong thơ Hồ Chí Minh Từ lâu, nghệ thuật trào phúng trong các tác phẩm văn chương, báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đề cập, nghiên cứu đây đó trong các bài viết, công trình. Tuy nhiên, các công trình bài viết về nghệ thuật trào phúng trong thơ Hồ Chí Minh lại khá hiếm. Cuốn sách Tiếng cười trào phúng Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thanh Tú là công trình nghiên cứu đầu tiên trình bày một cách hệ thống, phong phú và toàn diện nhất các khía cạnh của nghệ thuật trào phúng Hồ Chí Minh, từ tác phẩm văn xuôi đến tác phẩm thơ và tác phẩm báo chí, chính luận. Với hơn 400 trang sách, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú đã đi vào khám phá nhiều khía cạnh, chi tiết của tiếng cười trào phúng Hồ Chí Minh qua những luận điểm: Hình thức tương phản, Nghệ thuật kéo độc giả vào truyện, Nguyên tắc suồng sã, Kịch hoá trần thuật, Mâu thuẫn trào phúng, Nguyên tắc “lột mặt nạ”, Ngụ ngôn trào phúng, Phương thức nhại, Ẩn dụ trào phúng, So sánh trào phúng, Chơi chữ trào phúng, Tập cổ, lẩy Kiều. Trong quá trình phân tích, để làm rõ những luận điểm của mình, tác giả luôn chọn được những ví dụ rất điển hình. Chẳng hạn, ví dụ về hình thức tương phản nhân vật: “Hình tượng người tù trong Nhật kí luôn tương phản với hình tượng người tiên, người tự do, người khách quý… giữa tư cách tù nhân và tư cách thi nhân: “Ngâm thơ ta vốn không ham, / Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây” (Mở đầu tập nhật ký)”. Hay ví dụ về mâu thuẫn giữa lời nói và bản chất hành động của chủ nghĩa thực dân về vấn đề nhân quyền: “Chính vì quyền con người mà hàng triệu con người đã bị giết hại trong thời đại chiến. Cái quyền mà họ đã hi sinh vì nó, cùng với những xác chết thảm thương của họ, nay bị vùi sâu vào lãng quên. Hồi đó, các chính sách còn gào to hơn cả tiếng đại bác cho khắp bốn phương gầm trời nghe: quyền! quyền! quyền! Nhưng lập tức, sau khi cuộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 chém giết đã chấm dứt, lập tức sau khi tai hoạ đã qua, thì không còn ai nghe thấy nói đến cái con vật ấy nữa. Ở Véc-xây, ở Giơ-ne-vơ, ở Bu-lô-nhơ cũng như ở Oa-sinh-tơn quyền con người đã được thay thế bằng than đen, than đá, dầu hoả, thuộc địa”. Hoặc những so sánh tạo hình, gợi cảm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 “Nhà lao mà giống tiểu gia đình, Gạo, củi, muối, dầu tự sắm sanh; Trước mỗi phòng giam bày một bếp, Suốt ngày lụi cụi với cơm, canh” (Nhà lao Quả Đức – Huệ Chi dịch) [43]. Năm 1974, nhà xuất bản Văn học cho phát hành cuốn Thơ văn trào phúng Việt Nam do nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh sưu tầm, biên soạn. Đây là cuốn sách giới thiệu một cách khá đầy đủ về thơ văn trào phúng Việt Nam từ thế kỉ XIII đến năm 1945, trong đó có nói đến thơ văn trào phúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở phần thứ ba - Thơ văn trào phúng hiện đại (từ đầu thế kỉ đến 1945) - tác giả đã nhận xét: “Nhìn tổng thể, nụ cười châm biếm trong phong cách Nguyễn Ái Quốc là một nụ cười đa dạng. Đây vừa là nụ cười tố cáo, đánh gục kẻ thù, nụ cười thức tỉnh đồng đội, nụ cười lạc quan vô úy của bản thân” [15, tr.382]. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát về nội dung châm biếm sắc sảo và một vài tác phẩm văn thơ có yếu tố trào phúng của Hồ Chí Minh mà chưa đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật trào phúng trong thơ Đường luật của Người. 2.3. Các công trình, bài viết về nghệ thuật trào phúng trong thơ Đường luật Hồ Chí Minh Trong Tiếng cười trào phúng Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tú có dành một số trang nghiên cứu về nghệ thuật trào phúng trong thơ Đường luật Hồ Chí Minh qua tập Nhật kí trong tù. Tác giả phát hiện: “Tiếng cười ẩn dụ trong Nhật kí trong tù luôn là tiếng cười phủ nhận hiện thực để vươn tới một thế giới khác, thế giới của sự sang trọng, tự do, thế giới của nghệ thuật, thế giới của tình yêu thương, tôn trọng tuyệt đối giữa con người với con người”[43]. Ở chương II, phần thứ nhất của cuốn “Suy nghĩ mới về Nhật kí trong tù”, GS. Nguyễn Huệ Chi, Đặng Thị Hảo, Nguyễn Phạm Hùng đã viết: “bút pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 trào lộng của Nhật kí trong tù vẫn mang được nét chung của nghệ thuật gây cười có tính hướng ngoại truyền thống, là việc tạo dựng sự đối lập, xung đột giữa nội dung của đối tượng (xấu xa, hèn kém, lạc hậu, mất sức sống…) với hình thức của chính đối tượng (hào nhoáng, đẹp đẽ, cao thượng, thanh nhã…) trong trạng thái bất ngờ nhất làm bật ra tiếng cười”[45, tr.169-170]. Cuối bài viết, các tác giả nhận định: “Đến với Nhật kí trong tù là đến với một tiếng cười mới – tiếng cười hướng nội mà nghệ thuật của nó có đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nghệ thuật trào lộng trong văn học Việt Nam” [45, tr. 183]. Chương XXIV, cuốn giáo trình Văn học Việt Nam (1900-1945) đã giới thiệu khái quát những nét đặc sắc về nội dung và giá trị cách tân trong nghệ thuật ở các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, trong đó có tập Nhật kí trong tù. Nhận xét về nghệ thuật châm biếm của tập nhật kí, các tác giả viết: “Nhật kí trong tù đã kế tục nghệ thuật châm biếm trong các bài văn xuôi của Nguyễn Ái Quốc. Đối tượng châm biếm ở đây là chế độ Quốc dân đảng tàn bạo, thối nát” [5, tr.648]. Bài Chất trào lộng trong bài thơ “Lai Tân” (Rút trong Nhật kí trong tù) của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: Giọng điệu của bài thơ bình thản, khoan thai tạo cảm giác như đang nghe một câu chuyện đã làm cho tinh thần của bài thơ dễ ngấm sâu vào lòng người đọc. Bằng việc sử dụng bút pháp châm biếm, trào lộng, tác giả đã vạch trần bộ mặt của một xã hội đang kỳ rối ren, mọt ruỗng qua đó lên tiếng bảo vệ công lí và bình đẳng cho đời sống con người [54]. Trần Xuân Toàn trong bài viết Tính hài hước, châm biếm trong tập thơ “Nhật kí trong tù của Bác Hồ cũng nhận xét: “hài hước châm biếm ở “Nhật ký trong tù” là rất đa dạng. Một mặt đó là sự đa dạng về sắc thái, về cung bậc. Đây vừa là nụ cười tố cáo đả kích, đánh gục kẻ thù, vừa là nụ cười châm biếm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 mỉa mai vào những hiện tượng, tính cách lỗi thời, phản động, vừa là nụ cười thức tỉnh đồng đội và là nụ cười lạc quan của bản thân” [41]. Nhận xét về tiếng cười trong Nhật kí trong tù của Bác, trong bài Tiếng cười lạc quan trong “Nhật kí trong tù”, Lê Xuân đã viết: tiếng cười trong Nhật ký trong tù cũng có nghĩa là tìm hiểu một nét về phong cách Hồ Chí Minh, một nét về thi pháp trong thơ Bác. Tiếng cười lạc quan của Bác luôn thể hiện sự làm chủ tình huống, nắm chắc chân lý. Tiếng cười ấy còn hàm chứa chất “thép” và chất “tình” để đem lại niềm hứng khởi cho người đọc, người nghe và ngược lại kẻ bị cười khó tìm đường chối cãi, nguỵ biện. Tiếng cười ấy có khi nhắm vào kẻ thù, có khi tự diễu bản thân, hoặc ngụ ý khuyên răn người khác để họ vươn tới cái đẹp, cái cao cả, xoá đi cái xấu, cái lạc hậu, thấp hèn. Tiếng cười trong Nhật ký trong tù càng làm sáng đẹp hơn ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chủ nghĩa nhân đạo cao cả trong con người Hồ Chí Minh [55]. Như vậy, tìm hiểu về văn thơ của Người đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, để bao quát và chuyên sâu về Thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh thì luận văn là công trình đầu tiên làm rõ vấn đề này. Những bài viết và công trình trên đã giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài một cách khoa học. Đây chính là những chỉ dẫn, góp ý quý báu cho việc triển khai nội dung nghiên cứu của luận văn. Trên cơ sở kế thừa những tài liệu đã có, tác giả luận văn tập trung tìm hiểu về thơ Đường luật trào phúng của Người và những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sự nghiệp văn học nước nhà. 3. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá nghệ thuật trào phúng trong thơ Đường luật Hồ Chí Minh, từ đó xác định những đóng góp tiêu biểu của thơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh trong trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung, dòng thơ Đường luật trào phúng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những bài thơ trào phúng được sáng tác bằng thể thơ Đường luật của Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu 45 bài thơ Đường luật trào phúng trong Nhật ký Trong tù của Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chính: - Phương pháp thống kê, mô tả: chúng tôi tiến hành thống kê, tổng hợp dẫn chứng, số liệu trong những tác phẩm thơ Đường luật trào phúng trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh và những tài liệu liên quan đến đề tài. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh với thơ Đường luật trào phúng của một số nhà thơ khác. Qua đó thấy được những đóng góp mới mẻ của thơ Đường luật trào phúng Hồ Chủ Tịch. - Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 03 chương: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Nét mới trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh Chương 3. Đặc điểm bút pháp và ngôn ngữ trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh 7. Đóng góp của luận văn - Lần đầu tiên thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh được khảo sát, phân tích một cách hệ thống - Kết luận của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy thơ Đường luật trào phúng trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh ở trường phổ thông và chuyên nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 12 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm “Thơ trào phúng” và “Thơ Đường luật trào phúng” 1.1.1. Khái niệm “Thơ trào phúng” Để hiểu khái niệm “Thơ trào phúng”, trước hết, chúng tôi xin cắt nghĩa hai khái niệm con: thơ và trào phúng. Trên thế giới, từ xưa đến nay, có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về khái niệm thơ. Percy Bysshe Shelley – nhà thơ, nhà triết học Anh, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XIX nhận định: “Thơ thực sự là một điều gì đó rất thiêng liêng. Nó vừa là trung tâm, đồng thời là chu vi của tri thức, là bao gồm các khoa học, nguồn gốc và thành quả của các hệ thống tư tưởng. Đó là sự hồi sinh của mùa xuân…” Theo Robert Frost, một nhà thơ Mỹ từng bốn lần đoạt giải Pulitzer: “Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng”; “Thơ ca là những gì đã thất lạc trong quá trình chuyển đổi”. Nhà thơ người Italia, Salvatore Quasimodo nổi tiếng nhờ những vần thơ trữ tình với ngôn ngữ tinh lọc và đẹp đẽ một cách chuẩn mực. Ông nói: “Thơ là sự mặc khải rằng người làm thơ tin rằng cảm xúc của họ chính là tiếng lòng của độc giả”. Edgar Allan Poe được gọi là “nhà thơ điên” cũng là một cây bút kỳ tài trong thể loại văn chương trinh thám và hình sự. Ông là tác giả của những phát ngôn nổi tiếng như: “Nỗi buồn là giọng điệu phù hợp nhất của thơ ca”; “Tôi định nghĩa rất ngắn về thơ ca, ngôn ngữ thơ là nhịp điệu thẫm mỹ. Trọng tài duy nhất của chúng là khẩu vị. Trí khôn và nhận thức chỉ khiến nó trở thành một tài sản. Trừ yếu tố tình cờ, thơ không quan tâm tới bất cứ điều gì, dù là nghĩa vụ hay chân lý”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 13 T.S. Eliot, chủ nhân giải Nobel 1948 cũng là nhà thơ vĩ đại của nước Anh thế kỷ XX. Sinh thời, ông từng nói: “Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính. Nhưng, tất nhiên là chỉ những người có cá tính và cảm xúc biết ý nghĩa của việc muốn thoát khỏi những điều này”. Ở Việt Nam, “thi ngôn chí” là quan niệm chính thống về thơ trong Nho giáo đã chi phối thơ suốt chiều dài nền Văn học trung đại. Cho đến những năm gần đây, khái niệm về thơ vẫn được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa như Hà Minh Đức, Phan Ngọc… Trong cuốn “Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại”, GS Hà Minh Đức đã khảo sát hàng trăm định nghĩa về thơ để xác định được quan niệm đúng đắn về thơ. Với ông, thơ là sự kết tinh cái đẹp của tâm hồn và tạo vật, bài thơ hay là sự kết tinh của kết tinh. Vì thế, khi phê bình thơ, ông luôn tìm những điểm cốt lõi tạo nên phong cách riêng của nhà thơ đó. GS Hà Minh Đức coi trọng các tư liệu cuộc sống trong thơ và tìm ra mối liên hệ giữa nhà văn và cuộc sống, tác phẩm và cuộc sống: “Thiếu đi chất liệu thực tế phong phú thì cho dù một cách nhìn đúng vẫn chưa đủ tạo nên thơ hay”[6]. Còn theo Phan Ngọc, “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này”. Ông lý giải: “nói rằng hình thức tổ chức ngôn ngữ của thơ hết sức quái đản là nói rằng trong ngôn ngữ giao tiếp không ai tổ chức ngôn ngữ như thế. Trong ngôn ngữ hàng ngày, chẳng ai tổ chức ngôn ngữ theo âm tiết, vần, nhịp, khổ, số câu, niêm, luật... hết”… [25, tr.23]. “Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan