Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thiên tính nữ trong thơ nôm truyền bản của hồ xuân hương...

Tài liệu Luận văn thiên tính nữ trong thơ nôm truyền bản của hồ xuân hương

.PDF
91
185
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHAM  TRẦN THỊ LỆ THIÊN TÍNH NỮ TRONG THƠ NÔM TRUYỀN BẢN CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - Năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHAM  TRẦN THỊ LỆ THIÊN TÍNH NỮ TRONG THƠ NÔM TRUYỀN BẢN CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lã Nhâm Thìn Thái Nguyên - Năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Lã Nhâm Thìn, người thầy nhiệt tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Sau Đại học - Khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, Trường THPT Lạng Giang số 3 - Bắc Giang...đã chỉ bảo tận tình, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012 Tác giả Trần Thị Lệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trần Thị Lệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục ....................................................................................................................i MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1. THIÊN TÍNH NỮ QUA CHỦ ĐỀ NGƢỜI PHỤ NỮ ..................11 1.1. Khái niệm tính nữ và thiên tính nữ ............................................................11 1.1.1. Tính nữ ................................................................................................11 1.1.2 Thiên tính nữ ........................................................................................12 1.3. Thiên tính nữ qua bi kịch của người phụ nữ..............................................15 1.3.1. Bi kịch về tinh thần, tình cảm .............................................................15 1.3.2. Những bi kịch về thể chất. ..................................................................23 1.4. Thiên tính nữ qua vẻ đẹp và khát vọng người phụ nữ ...............................25 1.4.1. Vẻ đẹp người phụ nữ...........................................................................25 Tiểu kết ................................................................................................................43 Chƣơng 2. THIÊN TÍNH NỮ QUA THƠ THIÊN NHIÊN............................45 2.1. Cảm nhận thiên nhiên mang thiên tính nữ .................................................45 2.2. Hình tượng thiên nhiên mang thiên tính nữ...............................................47 2.2.1. Hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp hình thể, trần thế của người phụ nữ............................................................................................................47 2.2.2. Hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp phồn thực, đầy nữ tính. ...........54 Tiểu kết ................................................................................................................64 Chƣơng 3. THIÊN TÍNH NỮ QUA NGHỆ THUẬT THƠ............................65 3.1. Hệ thống từ ngữ thể hiện thiên tính nữ ......................................................65 3.1.1.Cách xưng hô .......................................................................................65 3.1.2.Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao .....................................................69 3.1.3. Chơi chữ ..............................................................................................73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 3.1.4. Nói lái, nói vòng..................................................................................74 3.2. Giọng điệu mang thiên tính nữ ..................................................................76 Tiểu kết ................................................................................................................79 PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................80 1. Khái quát những vấn đề đã nghiên cứu ........................................................80 2. Hướng phát triển của đề tài: .........................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1.1. Về khoa học cơ bản 1.1.1. Giới tính là một vấn đề mang tính khoa học. Từ xưa đến nay, loài người đã ý thức được giới tính và quan hệ giới tính có tính xã hội và cả tính thẩm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Giới tính và quan hệ giới tính là hiện tượng tự nhiên. Gần như với tất cả mọi người, giới tính và quan hệ giới tính là cần thiết cho cuộc sống và liên quan đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Hơn thế nữa, giới tính và quan hệ giới tính còn là một trong những vấn đề quyết định sự sinh tồn của xã hội loài người. Nhưng giới tính và quan hệ giới tính lại là vấn đề tế nhị, riêng tư, nên thật khó mà bày tỏ cùng người khác và khó mà có thể nói lên một cách trực tiếp để mọi người cùng biết – nhất là giới tính nữ. Do đó từ trước đến giờ người ta nhiều khi coi đó là một thứ “cấm kị”, tránh nói đến, nhất là ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. 1.1.2. Thiên tính nữ được thể hiện ở nhiều mặt trong các loại hình nghệ thuật, nhưng có lẽ không có loại hình nghệ thuật nào thể hiện được tính nữ một cách đầy đủ, trọn vẹn, có chiều sâu như trong văn chương. Ở văn học trung đại, thiên tính nữ cũng đã được thể hiện khá rõ trong một số sáng tác của các nữ sĩ như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, hoặc qua một số tác phẩm viết về người phụ nữ như Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc. Nữ sĩ họ Hồ có được vị trí đặc biệt trên văn đàn là bởi những tư tưởng, những vấn đề mà bà đã đề cập được soi sáng ở mọi thời điểm và vào lúc nào vấn đề đó cũng mới, cũng lạ, cũng gây hứng thú cho người đọc. Những điều đó không nằm ngoài khát vọng của con người về hạnh phúc, về tình yêu… nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu “tự nhiên”, rất “bản chất” của con người. 1.1.3. Ở một nhà thơ nữ viết nhiều và viết hay về người phụ nữ như Hồ Xuân Hương thì thiên tính nữ càng được thể hiện một cách sắc nét. Dường như bất cứ ai khi tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương cũng thấy vấn đề thiên tính nữ là điểm mạnh, khía cạnh độc đáo nhất, nổi bật nhất trong các vấn đề bà đề cập. Đặt vấn đề nghiên cứu thiên tính nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương chắc hẳn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 người viết sẽ tìm được những điều mới mẻ, thú vị, bổ ích. Ở đề tài này, cùng với những người nghiên cứu đi trước, người viết hy vọng sẽ góp thêm ý kiến nhỏ làm rõ hơn diện mạo vấn đề thiên tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Nghiên cứu thiên tính nữ trong thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương là một hướng tiếp cận mới, có thể chỉ ra những biểu hiện độc đáo cả về nội dung và nghệ thuật của "Bà chúa thơ Nôm". 1.2. Về thực tiễn 1.2.1. Thơ Hồ Xuân Hương được giảng dạy trong nhà trường các cấp, từ phổ thông đến đại học. Ở chương trình phổ thông, nhiều bài thơ của Hồ Xuân Hương có liên quan tới vấn đề thiên tính nữ như Bánh trôi nước, Đề đền Sầm Nghi Đống, Mời trầu, Tự tình... Đề tài này giúp cho việc giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường được tốt hơn. 1.2.2. Đề tài còn mang ý nghĩa xã hội. Hiện nay vấn đề bình đẳng giới, công bằng giới đang được xã hội rất quan tâm. Đề tài này, từ góc độ văn học đã góp thêm một tiếng nói vào vào vấn đề vừa mang tính chất thời sự vừa có ý nghĩa lâu dài đó của cả cộng đồng. 2. Lịch sử vấn đề Hồ Xuân Hương với tài thơ độc đáo đã trở thành một “trung tâm” thu hút biết bao nhiêu thế hệ nhà nghiên cứu và các độc giả yêu quý Xuân Hương cũng như thơ bà vào cuộc kiếm tìm, vì vậy mà thân thế và thi tài của bà liên tục được định giá lại. Nghiên cứu về con người và thơ Hồ Xuân Hương đã như một vấn đề thời sự văn học. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã được giới nghiên cứu tiếp nhận ở nhiều góc độ như phê bình văn học, tiếp nhận văn học, nhiều khuynh hướng như phân tâm học, văn bản học, xã hội học, văn hóa học… Qua các công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, từ trước đến nay, chúng ta nhận thấy, việc đánh giá về thơ Hồ Xuân Hương đã diễn ra rất phức tạp. Riêng việc tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ thiên tính nữ thì chưa thật nhiều, các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề dâm, tục trong thơ bà. Nhìn chung có ba hướng nghiên cứu chủ yếu có liên quan tới đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2.1. Nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương Tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương nói chung, một số công trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập tới những biểu hiện mang đặc điểm riêng của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, có thể xem là đã đề cập tới khía cạnh "giới" có liên quan tới đề tài. Hướng nghiên cứu này gồm các giáo trình đại học và các chuyên luận về thơ Hồ Xuân Hương. Các giáo trình đại học như giáo trình Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) với phần viết của PGS Nguyễn Lộc; giáo trình Đại học Sư phạm Hà Nội qua các thời kì với các phần viết của PGS Lê Hoài Nam, PGS Hoàng Hữu Yên, PGS.TS Lã Nhâm Thìn. Các chuyên luận về Hồ Xuân Hương như chuyên luận của GS Lê Trí Viễn, PGS.TS Đỗ Lai Thuý, PGS.TS Đào Thái Tôn, Luận án tiến sĩ của Ngô Gia Võ... Trong Lời giới thiệu in trong tập Thơ Nôm Hồ Xuân Hương (1982), bài viết này của Nguyễn Lộc đã xem hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương như là hình tượng đại diện cho toàn thể người phụ nữ bị áp bức trong xã hội phong kiến Việt Nam. Vì vậy, đối với ông, những nội dung trữ tình trong thơ Hồ Xuân Hương cũng phản ánh nội dung tình cảm của những người phụ nữ bị áp bức. Tuy nhiên, Nguyễn Lộc không xem vấn đề nghĩa ngầm, dâm và tục là phương tiện chính đả kích sự dâm đãng. Mặt khác, ông luôn đặt hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương trong tiến trình lịch sử văn học, bên cạnh trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học thế kỉ XVIII –XIX. Điều này soi sáng được mối liên hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương và các sáng tác khác, góp phần cho thấy hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương không phải là hiện tượng lạ lẫm, bất thường. Những công trình nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương theo hướng tiếp cận văn hoá cũng có đề cập đến vấn đề giới tính như công trình Hồ Xuân Hương – Hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thuý. Ông vận dụng hai khái niệm chủ chốt của nhân học văn hoá là “biểu tượng phồn thực” – âm vật và dương vật, “vô thức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 tập thể” để soi chiếu và giải mã hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương. Theo ông “tín ngưỡng phồn thực” là cơ sở chính tạo nên hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Ở công trình này, Đỗ Lai Thuý cũng đã lý giải hiện tượng tục dâm trong thơ Hồ Xuân Hương bắt nguồn từ điểm nhìn văn hoá. Ý kiến này giải thích phần nào sức hấp dẫn của thơ Hồ Xuân Hương trong đời sống dân gian. Cùng quan niệm trên phải kể đến Lê Hoài Nam viết về phần Hồ Xuân Hương trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, thời kì I (Gs Lê Trí Viễn chủ biên). Về vấn đề tục dâm ông cho rằng muốn nhận định một tác phẩm nghệ thuật dâm hay không dâm, trước hết phải căn cứ vào thái độ, mục đích của tác giả khi sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật, phải tìm bắt cho được cái nỗi niềm kín, cái rung động sâu xa mà người nghệ sĩ muốn thổ lộ với người đời. Ông cho rằng những đòi hỏi hạnh phúc ái ân trong thơ Hồ Xuân Hương là chính đáng khi đặt nó trong hoàn cảnh xã hội nhất định, trong những điều kiện nhất định của một cá nhân . Điều đáng chú ý là trong công trình này, ông là một trong những người đầu tiên nhấn mạnh rằng thơ Hồ Xuân Hương thể hiện một khía cạnh đầy cá tính, đó là ý thức về giá trị của mình. Giáo sư Lê Trí Viễn trong bài Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương có một số nhận xét về thơ Nôm Hồ Xuân Hương khi viết về người phụ nữ: “Nó chính là sự sống gốc nguồn và cuộc sống trần tục. Nhìn thân thể người phụ nữ mà thành “Đèo Ba Dội”, nhìn cái riêng của phụ nữ thành “cái quạt”, “cái giếng”, “hang Cắc Cớ” thì đó là “vật chất xác thịt được khuyếch đại đến mức khổng lồ” tựa thần thoại về nòi giống như Ông Đùng Bà Đà, Tứ Tượng, Nữ Oa mà thôi, bởi đó là hình ảnh của tập thể nhân dân luôn luôn phát triển và luôn luôn đổi mới”. [39, tr.31] Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, PGS – TS Lã Nhâm Thìn, có viết những lời nhận xét thật chân xác về cuộc đời và thơ bà từ góc độ thiên tính nữ: “Cuộc đời Hồ Xuân Hương chưa đến mức là một “tấm gương oan khổ” cho bi kịch của người phụ nữ trong xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 xưa. Nhưng cuộc đời nữ sĩ đã điển hình cho những đau khổ riêng của người phụ nữ: tình duyên trắc trở, thân phận lẽ mọn,…Chính vì vậy Hồ Xuân Hương viết về mình mà tiếng nói của bà lại trở thành phát ngôn chung cho giới phụ nữ và ngược lại, khi Hồ Xuân Hương nói về nỗi khổ đau chung của giới mình thì người đọc nhận ra ngay những dấu án riêng của chính cuộc đời nhà thơ”. [30, tr.87] Ngô Gia Võ trong bài " Nghệ thuật với ý nghĩa khẳng định khát vọng nhân văn trong thơ nôm Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương tác gia và tác phẩm đã khẳng định: "...Thơ Hồ Xuân Hương là khúc hát bay bổng và rạo rực ngợi ca, khẳng định hạnh phúc trần tục của con người. Thơ bà xoay đi, xoay lại cuối cùng chủ yếu để nhằm xoáy vào việc khẳng định khát vọng tự nhiên, ngợi ca hạnh phúc trần tục, đòi giải phóng bản năng con người khỏi mọi trói buộc khổ hạnh của cường quyền và thần quyền...". [42] 2.2. Nghiên cứu chủ đề người phụ nữ Nghiên cứu chủ đề người phụ nữ trong văn học, các tác giả ít nhiều có đề cập tới những vấn đề người phụ nữ có liên quan tới đề tài như nghiên cứu về chủ đề người phụ nữ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ với các bài viết của PGS Bùi Duy Tân, PGS.TS Lã Nhâm Thìn, PGS.TS Vũ Thanh...; chủ đề người phụ nữ trong các khúc ngâm như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, với các bài viết của GS Đặng Thai Mai, PGS Nguyễn Lộc, GS Đặng Thanh Lê...; chủ đề người phụ nữ trong các truyện thơ Nôm với các bài viết của GS.TS Kiều Thu Hoạch, GS Đặng Thanh Lê, PGS.TS Đinh Thị Khang... Đặc biệt là chủ đề người phụ nữ qua Truyện Kiều với nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. GS Lê Trí Viễn trong cuốn Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương,đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: "Đức hạnh với lòng kiên trinh, sức chịu đựng và nghị lực của người phụ nữ trong cuộc sống, từ lâu đã thành truyền thống. Cuộc đời đầy ắp những bất công, giăng giăng những trói buộc. Tất cả điều đó chỉ để nhằm tô điểm thêm cho đức hạnh của người phụ nữ được rèn luyện trong lao động và đau thương". [39, tr.22] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Trong Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam tập I (PSG.TS. Lã Nhâm Thìn chủ biên) PGS.TS. Vũ Thanh có viết “Nhà văn đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, thậm chí là những người phụ nữ có thân phận hèn kém trong xã hội Túy Tiêu, một con hát, thực chất là nô lệ trong dinh thự một vị quan nhà Trần trong Chuyện nàng Túy Tiêu, hay “ả kĩ nữ” tên Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị…Họ là những người mang trong mình những phẩm chất mẫu mực của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, như nàng Vũ Thị Thiết “thùy mị, nết na”, chung thủy chờ chồng, hiếu nghĩa nhất mực với mẹ chồng (Chuyện người con gái Lam Xương), hoặc như nàng Nhị Khanh tiết nghĩa, khuyên chồng chịu theo cha đến nhậm chức ở nơi “tử địa…lam chướng nghìn trùng”, rồi ở nhà một mực thủ tiết chờ chồng, “quyết không mặc áo siêm của chồng để đi làm đẹp với người khác” khi bị ép gả cho kẻ giầu có…nhưng những con người với những đức tính cao đẹp đáng được ca ngợi và trân trọng đó dường như không phải sinh ra để hưởng hạnh phúc mà để chịu đau khổ. Tất cả họ đều rơi vào bi kịch không lối thoát và đều phải tìm đên cái chết đôi khi đầy oan khốc dành cho những người như Vũ Thị Thiết, Nhị Khanh…”. [31, tr.214 - 215]. Nhận định trên đã ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ trong Truyền kì mạn lục cũng như của người phụ nữ nói chung. Thế nhưng sống trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ họ “dường như không phải sinh ra để hưởng hạnh phúc mà để chịu đau khổ”. Viết về Truyện Kiều của Nguyễn Du trong bài Quan niệm của Nguyễn Du về cuộc đời và thân phận con người, TS. Lê Thị Lan (Viện Triết học, Viện KHXHVN) có viết: “Trong Truyện Kiều, ông đã gửi gắm tất cả niềm yêu thương, xót xa và kỳ vọng vào người phụ nữ khi xây dựng hình tượng nàng Kiều, một phụ nữ đa tài, đa sắc, lại thánh thiện và nhân ái. Trọn vẹn những lý tưởng thẩm mỹ, đạo đức và con người lý tưởng của Nguyễn Du được ông gửi gắm vào nàng Kiều. Đó là hình tượng người phụ nữ đẹp nhất mà văn học Việt Nam thời phong kiến đã đạt được. Nhân vật “nàng Kiều” là sự hình tượng hoá các phẩm chất cao quý của người phụ nữ: tài năng, giàu đức hy sinh, biết dũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 cảm đương đầu với số phận, thách thức số phận, chiến thắng số phận bằng chính sự tôi luyện theo lẽ thiện, vì thế cải biến được số phận” .[42] Như vậy, với những nghiên cứu về chủ đề người phụ nữ trong văn học trung đại, các nhà nghiên cứu đã khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp tâm hồn, nghị lực phi thường của họ. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra được những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ. 2.3. Nghiên cứu giới trong văn học Đây là hướng nghiên cứu mới nên các bài viết theo hướng này ở mảng văn học trung đại Việt Nam chưa nhiều. Phần lớn các bài viết nghiên cứu giới trong văn học là ở mảng văn học hiện đại. Tuy nhiên có một số bài viết về Hồ Xuân Hương ít nhiều có liên quan tới vấn đề giới như các bài viết của của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu), Văn Tân, Trần Thanh Mại... Trước hết phải kể đến Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, đầu những năm hai mươi của thế kỉ XX, đã viết về thơ Hồ Xuân Hương: “Thơ Hồ Xuân Hương thật tinh quái, những câu thơ hay đọc lên đến ghê người. Người ta thường có câu: “Thi trung hữu hoạ”. Nghĩa là trong thơ có vẽ. Nhưng thơ Hồ Xuân Hương thì lại là: “Thi trung hữu quỷ”. Nghĩa là trong thơ có ma! Song mà nhận ra thời tục”. [24]. Như thế, Tản Đà đã khẳng định có yếu tố “tục” trong thơ Xuân Hương. Đến năm 1961, Trần Thanh Mại trong bài: “Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương” đã khiến cho văn đàn bàn về thơ Hồ Xuân Hương lại có dịp trở nên sôi động. Từ đó thêm nhiều ý kiến về góc nhìn này trong nội dung thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đến Trương Tửu, dường như người ta thấy trong thơ Hồ Xuân Hương chỉ có thuần tục và dâm. Trương Tửu còn gọi Xuân Hương là “thiên tài hiếu dâm”. Trương Tửu cho rằng trong thơ Hồ Xuân Hương có những “khát vọng tiềm thức” và những “ám ảnh”, bệnh thần kinh vì dục tình không được thoả mãn. [36] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Sau đó, Nguyễn Văn Hanh đã phát triển quan điểm của Trương Tửu dựa trên quan điểm của học thuyết phân tâm học. Trong công trình Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân thế và văn tài, Nguyễn Văn Hanh viết: “Dục tình ngày càng tăng, càng nén lại càng bồng bột. Ngày qua tháng qua, sức ép tình dục càng tăng vì sự cần kia càng khẩn cấp. Kết quả: Hồ Xuân Hương khủng hoảng tình dục. Khủng hoảng nặng sẽ kết bệnh thần kinh”. [36]. Nguyễn Văn Hanh đã thông qua thơ ca để tái hiện lại cuộc đời, con người Hồ Xuân Hương, từ đó ông rút ra kết luận là Hồ Xuân Hương bị khủng hoảng tình dục. Nhà nghiên cứu này đã đi sâu, lí giải cội nguồn hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương từ bên trong, qua sự uẩn ức tâm lý. Tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương theo hướng này còn có Văn Tân, trong bài Ý nghĩa và giá trị thơ Hồ Xuân Hương (trích quyển: Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và giáo dục đặt vấn đề tục dâm, nhưng khi phân tích, ông lại bị lôi cuốn theo bởi ám ảnh của vấn đề thiếu thốn cái sinh lí: “Ở Xuân Hương, dâm và tục gặp một khu đất màu mỡ thuận tiện cho sự phát triển: sự khủng hoảng tính dục luôn luôn sôi sục và trầm trọng của con người rất mực đa tình là Xuân Hương. Dâm và tục đã ăn sâu vào ý thức tư tưởng Xuân Hương, chi phối hầu hết thi phẩm của Xuân Hương”. Như vậy có thể thấy, mặc dù không trực tiếp đề cập tới vấn đề giới nhưng khi các nhà nghiên cứu bàn về vấn đề tính dục, vấn đề dâm và tục trong thơ của nữ sĩ họ Hồ thì cũng đã ít nhiều có sự nhìn nhận từ góc độ giới. Kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu trước, luận văn của chúng tôi trực tiếp nghiên cứu thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương từ góc độ thiên tính nữ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Những bài thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương. Những bài thơ nữ sĩ được lấy từ cuốn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương của GS.TS Kiều Thu Hoạch, NXB Văn học, Hà Nội, 2008. Ngoài ra chúng tôi có tham khảo một số văn bản khác về thơ Hồ Xuân Hương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào một số phạm vi nghiên cứu chủ yếu sau: a. Thiên tính nữ qua chủ đề người phụ nữ b. Thiên tính nữ qua thơ thiên nhiên c. Thiên tính nữ qua nghệ thuật thơ d. Ngoài ra luận văn còn mở rộng, so sánh thiên tính nữ trong thơ Hồ Xuân Hương với một số sáng tác của tác giả cùng thời như: Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm… Trong những phạm vi nghiên cứu nói trên thì ba phạm vi nghiên cứu đầu là trọng tâm. 4. Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp chủ yếu được sử dụng khi làm luận văn: 4.1.Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê, phân loại những bài thơ Nôm của Hồ Xuân hương theo tiêu chí và nội dung nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này giúp cho quá trình nghiên cứu có cơ sở dữ liệu về văn bản, tránh những khái quát mang tính võ đoán, tư biện. 4.2.Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn bản, phân tích trực tiếp những bài thơ của Hồ Xuân Hương, từ đó khái quát, tổng hợp những kết luận mang ý nghĩa khoa học. 4.3. Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Xem xét các yếu tố tạo nên cấu trúc tác phẩm, tìm ra nguyên tắc chi phối sự hình thành của chúng. Đặt các tác phẩm trong toàn bộ hệ thống thơ Hồ Xuân Hương để tìm hiểu vấn đề 4.4. Phương pháp liên ngành: Vấn đề thiên tính nữ có liên quan tới vấn đề giới, vì vậy đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành văn học - xã hội học, văn học – tâm lí học… Ngoài ra trong quá trình làm luận văn, người viết còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Thiên tính nữ qua chủ đề người phụ nữ Chương 2: Thiên tính nữ qua thơ thiên nhiên Chương 3: Thiên tính nữ qua nghệ thuật thơ 6. Đóng góp của luận văn Kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu trứơc, luận văn của chúng tôi nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương từ góc độ thiên tính nữ. Qua luận văn này đóng góp cho việc giảng dạy thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong nhà trường từ THCS đến THPT. Đồng thời luận văn còn mang ý nghĩa về vấn đề bình đẳng giới trong xã hộ hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Chƣơng 1 THIÊN TÍNH NỮ QUA CHỦ ĐỀ NGƢỜI PHỤ NỮ 1.1. Khái niệm tính nữ và thiên tính nữ 1.1.1. Tính nữ Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường. Nữ giới trong sự phân biệt với nam giới về thể chất, sinh lí, là một trong hai giới tính truyền thống, cơ bản và đặc trưng của loài người. Nhìn theo khía cạnh sinh học, nữ giới chỉ những người thuộc giống cái. Trong ngôn ngữ Việt Nam, có nhiều từ gần nghĩa với "nữ giới", đều chỉ một nhóm đối tượng thuộc giới nữ nhưng mang tính phân loại cao hơn. Một số từ tiêu biểu hay gặp là đàn bà, phụ nữ, con gái ... Cách hiểu những từ này còn rất khác nhau, do đó, cần phải chuẩn hóa chúng để tránh những thành kiến, những hiểu lầm hay những sai sót trong việc sử dụng. "Phụ nữ" là để chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng. Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này. Ngoài ra nữ giới còn có thể gọi là đàn bà, con gái, mụ, thị… Khó để đưa ra những định nghĩa chính xác, và cũng không nên đưa ra những định nghĩa chính xác một cách quá máy móc. Chúng ta sử dụng các từ này thường dựa trên đánh giá của xã hội và đánh giá của bản thân về một hay nhiều đối tượng nữ giới cụ thể. Trong mỗi trường hợp nhất định, nên cân nhắc chọn cái nhìn nào thích hợp, từ phía xã hội hay từ phía bản thân, hay kết hợp cả hai cái nhìn đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 1.1.2 Thiên tính nữ Thiên tính nữ có thể hiểu với hai nghĩa nội hàm, đó là xu hướng nghiêng về tính nữ ("thiên" với nghĩa là nghiêng về) và những thiên bẩm riêng, thiên chức riêng của nữ. Người phụ nữ được thiên nhiên ban phát cho thiên chức tự nhiên trong mỗi con người là làm vợ, làm mẹ, là người chuyển dịch suối nguồn yêu thương vào trong nguồn sống. Thiên chức làm vợ, làm mẹ là chức năng thiên bẩm của tạo hóa ban cho người phụ nữ vượt qua mọi không gian, thời gian, quan niệm và hoàn cảnh sống. Bởi vậy cho nên trong việc duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự sinh tồn của loài người phụ nữ có một vai trò quan trọng không gì có thể thay thế được. Người ta vẫn nói “Một nửa thế gới là phụ nữ”. Nhà văn Macxim Goocki đã nói: “Không có mặt trời thì hoa không nở/ Không có mẹ hiền, anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?”nên người phụ nữ có quyền tự hào về những gì tạo hóa ban cho họ mà chỉ có ở giới nữ. Thiên tính nữ bao gồm những nét rất riêng của nữ giới, qua đó mà người phụ nữ biểu hiện giới tính của mình một cách trọn vẹn và đẹp đẽ nhất. Quan niệm về thiên tính nữ cũng có nhiều thay đổi qua các thời đại. Trong xã hội phong kiến, vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ bị giới hạn bởi khuôn phép của lễ giáo, với những cấm đoán khe khắt xâm phạm đến nhân cách của nữ giới. Ngày nay, nữ giới bước ra ngoài phạm vi gia đình và công việc nội trợ, tham gia vào các họat động xã hội và bình quyền với nam giới trên mọi lĩnh vực. Từ đó, những tính cách mới của người phụ nữ được hình thành trong xã hội hiện đại.Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là “giới tính đang bị xóa nhòa” mà người phụ nữ luôn mang trong mình nét riêng thuộc về thiên tính nữ: Sự dịu dàng thể hiện qua cách đi đứng nhẹ nhàng; lời ăn tiếng nói hòa nhã; cách ăn mặc làm toát lên được những đường nét mềm mại, thanh tao mà thiên nhiên đã phú cho nữ giới (nhưng vẫn kín đáo và đoan trang). Đức tính hy sinh, vị tha là một trong những đức tính truyền thống tiêu biểu nhất của phụ nữ Việt Nam. Biểu hiện của phẩm chất này là biết quan tâm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 chu đáo với mọi người, sự hy sinh một cách tự nguyện, không so đo tính toán giữa “cho và nhận”. Lòng thương người: Đặc điểm của nữ giới là sống thiên về tình cảm hơn là lý trí, dễ xúc động trước nỗi khổ của người khác và sẵn lòng tương trợ, giúp đỡ. Họ cũng thường dễ cảm thông, tha thứ, bao dung với lỗi lầm của người khác, nên thường là “bóng mát cho tâm hồn”, là chỗ dựa tinh thần cho người khác khi phạm sai lầm khuyết điểm, là nơi được bày tỏ, cảm thông, tha thứ và thương yêu, chia sẻ. Đó là một biểu hiện đẹp của thiên tính nữ. Tính đảm đang, quán xuyến: Với thiên chức làm mẹ, phụ nữ phải biết lo toan, quán xuyến trong gia đình, biết nữ công, gia chánh, siêng năng, cần mẫn, chịu khó. Tính chung thủy: Bản chất của người phụ nữ Việt Nam là có tình yêu thủy chung, son sắt. Đã yêu ai là một lòng một dạ, không dời đổi, không so sánh người mình yêu với người khác (dù cho “người khác ấy” có cao sang hơn, danh vọng hơn), không bị tiền tài, vật chất cám dỗ. Song, có lẽ thiên tính nữ nổi bật lên trong mỗi người phụ nữ là đức hi sinh vì chồng, vì con. Đức hi sinh ấy luôn gắn bó cùng với những bản năng rất con người- mà ở mỗi người phụ nữ cái bản năng ấy luôn gắn liền với thiên chức của giới mình. Nhìn lại cuộc sống cơ cực, tủi nhục của phụ nữ trong xã hội cũ đã ghìm nén khát khao sống hạnh phúc, tỏa chiết khát vọng bản năng của họ chúng ta mới thấy được rằng hoàn cảnh xã hội chẳng qua chỉ là bức rào cản tạm thời che khuất đi bản năng của họ chứ không bao giờ có thể làm lụi tàn và mất hẳn. Cùng với sự thay đổi đi lên của lịch sử, xã hội cũng ngày càng phát triền hơn người phụ nữ ngày nay đã được sống trong một xã hội hiên đại mà chính họ là người làm chủ cuộc sống. Nhờ đó mà người phụ nữ có nhiều điều kiện và cơ hội để phát huy và hoàn thiện thiên tính nữ. Như trên đã nói, thiên tính nữ có thể hiểu với hai nghĩa nội hàm, đó là xu hướng nghiêng về tính nữ ("thiên" với nghĩa là nghiêng về) và những thiên bẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 riêng, thiên chức riêng của nữ. Ở luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm "thiên tính nữ" nghiêng về hàm nghĩa thứ nhất. 1.2. Thiên tính nữ qua đối tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương Trong thơ mình, Xuân Hương không nói đến toàn bộ nổi khổ của phụ nữ. Xuân Hương hình như chỉ muốn nói đến nỗi đau khổ riêng có tính chất giới tính của mình. Viết về đề tài phụ nữ, nhà thơ thường xoáy sâu vào các ngóc ngách éo le của cuộc đời để nêu lên những bi kịch riêng của người phụ nữ - bi kịch mang thiên tính nữ. Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ, và nhà thơ của phụ nữ, bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và kinh nghiệm của cuộc đời riêng chẳng ra gì của mình, nhà thơ đứng về phía những người phụ nữ bị áp bức. Trong cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phận riêng dành cho phụ nữ. Nhưng cái đau khổ của phụ nữ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng của nó. Phụ nữ cũng là người làm lụng đầu tắt mặt tối, cũng đói cơm rách áo, cũng bị trăm nghìn thứ chà đạp như bất cử một người bị áp bức nào khác. Nhưng xã hội phong kiến còn dành cho họ nhiều sự bạc đãi. Nghiên cứu, thống kê 45 bài thơ viết về phụ nữ trong tác phẩm Thơ Nôm Hồ Xuân Hương của tác giả Kiều Thu Hoạch, cho thấy: - Nói về bi kịch của người phụ nữ: 10 bài – Tỉ lệ 22,2% - Miêu tả vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ: 15 bài – Tỷ lệ: 31,11% - Cảnh sinh hoạt phòng the: 7 bài – Tỷ lệ: 15,55% - Nỗi niềm khao khát bản năng: 20 bài – Tỷ lệ: 44,44% Như vậy, qua thống kê trên cho thấy thơ Nôm Hồ Xuân Hương chiếm tỉ lệ cao những bài thơ viết về người phụ nữ. Đối tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương: tình duyên muộn mằn, éo le, "cả nể" nên "dở dang"; hôn nhân gia đình bi kịch: lấy chồng chung, chồng chết ...; cuộc sống vất vả, phụ thuộc....nhưng họ luôn là những người phụ nữ tràn đầy khát vọng được sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan