Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thị trường chứng khoán vn thực trạng và giải pháp phát triển thị trường...

Tài liệu Luận văn thị trường chứng khoán vn thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hoá

.DOC
38
130
61

Mô tả:

Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................2 LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................3 PHẦN I. LÍ THUYẾT CHUNG VỀ TTCK.....................................................................4 1. Quan niệm và các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK...................................4 1.1.Quan niệm về TTCK (Thị trường vốn-Capital Market)........................................4 1.2.Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK.......................................................4 2. Các loại hàng hóa trên TTCK.....................................................................................5 2.1. Quan niệm về CK - hàng hóa vốn........................................................................5 2.2. Các loại CK:.........................................................................................................6 3. Các chủ thể tham gia TTCK........................................................................................9 3.1.Chủ thể phát hành hay chủ thể đi vay...................................................................9 3.2. Chủ thể đầu tư hay chủ thể cho vay....................................................................11 3.3.Chủ thể trung gian CK.........................................................................................11 3.4. Người chuyên gia (specialist).............................................................................12 3.5. Người tổ chức thị trường....................................................................................12 4. Cấu trúc và phân loại cơ bản của TTCK...................................................................13 4.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn........................................................13 4.2. Căn cứ vào phương diện pháp lý.......................................................................16 4.3. Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành TTCK..................................17 PHẦN II: TTCK VIỆT NAM.........................................................................................19 1. Những măt đã đạt được của TTCK Việt Nam............................................................19 1.1. TTCK bước đầu thể hiện được vai trò là kênh huy động vốn cho nền kinh tế.. .19 1.2. Quy mô của thị trường ngày càng mở rộng qua các năm..................................20 1.3. Chủ thể tham gia thị trường ngày càng tích cực và hiệu quả............................21 1.4. Số lượng nhà đầu tư ngày càng tăng, lòng tin của họ đối với thị trường ngày càng được củng cố.....................................................................................................22 2. Thực trạng của TTCK Việt Nam................................................................................23 2.1. TTCK Việt Nam là thị trường mới, qui mô còn nhỏ và chưa khai thác được tiềm năng của mình...........................................................................................................23 2.2. Khung pháp lý còn nhiều điểm bất cập và hệ thống giám sát hoạt động của TTCK hoạt động chưa thực sự hiệu quả...................................................................27 PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG HÓA............................................28 1. Tăng hàng cho TTCK Việt Nam.................................................................................28 1.1. Đẩy nhanh công tác CPH các doanh nghiệp.....................................................28 1.2. Tăng cường sự tham gia của Việt kiều...............................................................28 1.3. Đa dạng hoá các loại hình và các phương thức phát hành TP trên TTCK:.........30 1.4. Phát triển mạnh thị trường giao dịch CP:..........................................................31 1.5. Đưa các loại hàng hóa khác nhà nhà đất, viễn thông, ngân hàng lên giao dịch trên TTCK tập trung. Ở đây tập trung vào phân tích về thị trường nhà dất..................32 2. Nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK...............................................................33 3. Hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống quản lý.........................................................33 3.1. Về các qui định liên quan đến CtyCP:...............................................................33 KẾT LUẬN........................................................................................................................36 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................37 1 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. 2 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chứng khoán: CK Công ty cổ phần: CtyCP Cổ phần hóa: CPH Cổ phiếu: CP Doanh nghiệp Nhà nước: DNNN Sở giao dịch chứng khoán: SGDCK Ủy ban CK Nhà Nước: UBCKNN Thị trường CK: TTCK Thị trường sơ cấp: TTSC Thị trường thứ cấp: TTTC Trung tâm giao dịch CK: TTGDCK Trái phiếu: TP 3 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. LỜI MỞ ĐẦU. Thị trường CK (TTCK) là một bộ phận của thị trường tàì chính.Việc hình thành TTCK là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Ở nước ta, với nền kinh tế thị trường vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước thì việc ra đời TTCK cũng là bước phát triển tất yếu, phù hợp với các quy luật phát triển kinh tế xã hội. TTCK là một trung gian tài chính quan trọng để đưa các nhà đầu tư gặp gỡ nhau, giữa một bên là nhóm người có vốn tiền tệ nhàn rỗi và nhóm người có nhu cầu sử dụng vốn, nhằm phục vụ cho nhu cầu đầu tư và phát triển nền kinh tế. Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế cũng đòi hỏi phải có TTCK làm chiếc cầu nối giữa các nhà đầu tư, tạo ra sự liên kết bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đối tác trong và ngoài nước. Sự đáp ứng kịp thời giữa người có vốn cho người có nhu cầu về vốn góp phần đẩy nhanh tiến trình lưu thông vốn trong xã hội. Do đó, các hoạt động trong nền kinh tế được kích hoạt và điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế. TTCK Việt Nam đã thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/2000. Tính đến nay thì TTCK Việt Nam mới hoạt động được 6 năm, một khoảng thời gian không nhiều so với lịch sử phát triển hàng trăm năm của TTCK thế giới, nhưng cũng đủ cho chúng ta có dịp nhìn lại chặng đường phát triển của TTCK Việt Nam.Trong khoảng thời gian trên TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng kể, có đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên so với tiềm năng và xu thế hội nhập thì TTCK Việt Nam chưa phát triển xứng tầm với nó phải có. Cụ thể là quy mô của TTCK Việt Nam còn quá khiêm tốn chưa đủ sức để cạnh tranh với thị trường của khu vực và thế giới. Một thực tế là TTCK nói chung và đầu tư CK nói riêng dường như còn quá xa lạ cả với các doanh nghiệp và đại bộ phận người dân – những chủ thể giữ vai trò quyết định vào sự phát triển của TTCK Việt Nam. Trong xu thế hội nhập và sự kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO thì việc phát triển TTCK càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được vấn đề trên nên em chọn TTCK làm đề tài cho đề án. Nhưng với phạm vi của đề án chỉ trọng tâm đề cập tới thực trạng và giải pháp để phát triển thị trường hàng hóa trên TTCK Việt Nam. Trong phạm vi của đề án em xin nêu ra ba nội dung chính sau đây: Phần I: Lý thuyết chung về TTCK: Phần này giới thiệu chung về TTCK. Phần II: TTCK Việt Nam. Phần này nêu lên những mặt đạt được và thực trạng của TTCK Việt Nam. Phần III: Các giải pháp phát triển quy mô thị trường hàng hóa trên TTCK. Trong đề án của em có sử dụng tư liệu từ các cuốn giáo trình, các tạp chí chuyên ngành, các tư liệu trên mạng kết hợp với bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Đoàn Phương Thảo đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này. 4 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. PHẦN I. LÍ THUYẾT CHUNG VỀ TTCK. 1. Quan niệm và các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK. 1.1. Quan niệm về TTCK (Thị trường vốn-Capital Market). TTCK (Stock Market) là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành những nguồn vốn quan trọng lớn tài trợ dài hạn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và nhà nước để phát triển sản xuất tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. TTCK trong nền kinh tế hiện đại là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các CK (CK) trung hoặc dài hạn thường từ một năm trở lên. Nội dung của các mối quan hệ về giao lưu vốn dài hạn trên TTCK được thể hiện tập trung bằng các hoạt động kinh doanh CK trên TTCK. Vậy, TTCK là nơi mua bán giao dịch các loại CK đã được phát hành và đang lưu hành trên thị trường. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường CK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại CK, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ CK. TTCK có những chức năng cơ bản sau: Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế; Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng; Tạo tính thanh khoản cho các CK; Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp; Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô. 1.2. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK. Hoạt động của TTCK tuân thủ theo ba nguyên tắc cơ bản sau: 1.2.1. Nguyên tắc trung gian. TTCK không phải trực tiếp giữa người mua và người bán mà do những người trung gian thực hiện. Nguyên tắc này đảm bảo các loại CK giao dịch là CK thực và TTCK hoạt động được lành mạnh, đều đặn, hợp pháp, phát triển và bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Vì những người đầu tư không phải ai cũng có thể xác định được giá trị thực và không dự đoán được một cách chính xác giá trị tương lai mà chỉ có những người môi giới. Có hai loại môi giới: môi giới trung gian và thương gia CK. Điểm phân biệt giữa hai loại môi giới này là ở mục đích của việc mua bán CK. Môi giới trung gian là người trung gian mua, bán CK cho khách hàng để hưởng hoa hồng còn thương gia CK lại là những người trung gian mua bán CK nhưng không phải cho khách hàng mà là cho chính họ, bằng nguồn vốn của họ, để lợi từ chênh lêch giữa mua và bán. 1.2.2. Nguyên tắc đấu giá. Việc định giá CK trên thị trường hoàn toàn do các nhà môi giới quyết định. Mỗi nhà môi giới định giá một loại CK tại một thời điểm, tùy theo sự xét đoán, kinh nghiệm và kỹ thuật riêng của mình và tùy vào cung, cầu loại CK đó trên thị trường. Việc định giá được thực hiện qua một cuộc đấu giá giữa những người môi giới với nhau, hoặc qua một cuộc thương lượng giữa hai bên. Ngày nay, khi kỹ thuật vi tính đã được ứng dụng vào TTCK, có ba hình thức đấu giá cơ bản mà các TTCK 5 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. thường áp dụng: Đấu giá trực tiếp, Đấu giá gián tiếp, và Đấu giá tự động. Điểm phân biệt giữa ba hình thức đấu giá này là ở phương thức diễn ra cuộc đấu giá: Đấu giá trực tiếp thì các nhà môi giới trực tiếp gặp nhau, thông qua một người trung gian (Chuyên gia CK), còn đối với Đấu giá gián tiếp thì các môi giới không trực tiếp gặp nhau mà việc đấu giá chỉ thực hiện thông qua lệnh đặt hàng mua hoặc bán của một loại CK khớp với giá, còn đối với đấu giá tự động là hình thức đấu giá qua hệ thống Computer nối mạng giữa máy chủ của sở giao dịch với hệ thống máy của các công ty CK thành viên theo phương thức giá chốt do máy chủ đặt đảm bảo số lượng mua bán được nhiều nhất. 1.2.3. Nguyên tắc công khai. Tất cả các hoạt động trên TTCK đều được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về loại CK được đưa ra mua bán trên thị trường; Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh các công ty có CK đăng ký yết giá trên thị trường; Số lượng và giá cả cũng như từng loại CK đã mua bán. 2. Các loại hàng hóa trên TTCK Chúng ta gọi là TTCK có nghĩa là trên thị trường đó lấy CK là hàng hóa để giao dịch. Vậy CK là gì? 2.1. Quan niệm về CK - hàng hóa vốn. Để thâm nhập vào TTCK, điều cần quan tâm là phải hiểu rõ hàng hóa của trị trường này. Vì để có thị trường, điều trước tiên là phải có hàng hóa và sự buôn bán hàng hóa. Tuy nhiên, mỗi loại thị trường có những loại hàng hóa giao dịch riêng. Nhưng xét về mặt lịch sử và theo cách gọi có tính thống nhất, các loại hàng hóa này đều có tên gọi chung – đó là CK. CK là một hàng hóa vốn, rất trừu tượng và giá trị của nó không liên quan gì đến hình thức vật lý của nó, mà dựa vào trái quyền hợp pháp trên một lợi ích tương lai nào đó, không có giá trị sử dụng như gạo, thịt, xăng dầu, sắt thép, nhà cửa, xe cộ, bằng phát minh sang chế, sức lao động… Như vậy các hàng hóa thông thường là hàng hóa vật chất để tiêu dùng, còn CK là hàng hóa vốn của hoạt động sản xuất. Do là hàng hóa vốn không có giá trị sử dụng như vậy, có thể nói người mua CK đang mua giá trị tương lai, hay nói nôm na hơn, là người ta bỏ tiền mặt ra mua một tờ giấy chứng nhận cho những khoản tiền thu lại được trong tương lai với hy vọng lớn hơn số tiền đã bỏ ra (nhưng hy vọng này không bao giờ chắc chắn cả). CK là những tờ giấy, việc mua bán không phải là vì những tờ giấy, mà vì khả nắng mang lại thu nhập do số tiền được chứng nhận trên tờ giấy đó. Quá trình tiêu thụ CK là quá trình giữ nó trong tay như một phương tiện để sáng tạo ra “giá trị mới là tiền lãi”, giống như cho vay. Hàng hóa “CK” chỉ bị đào thải khi nó đến hạn thu hồi. Không có hàng hóa thì không có chợ, không có CK sẽ không có TTCK. Như vây, CK là nhân tố cơ bản hình thành TTCK. CK là một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa vốn – là công cụ huy động vốn từ những nơi thừa sang nơi thiếu, từ những người cung ứng vốn đến những người cần vốn. 6 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. Nói một cách nôm na cho dễ hiểu, CK là chứng chỉ thể hiện quyền lợi sở hữu chủ sở hữu CK đối với người phát hành. 2.2. Các loại CK: CK bao gồm: CK vốn (CP), CK nợ (TP) và các chứng chỉ có nguồn gốc CK (chứng quyền, chứng khế, chứng chỉ thụ hưởng, các CK phái sinh…) 2.2.1. CK vốn (CP-CP). CP là một chứng thư, chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một CtyCP, hay nói cách khác, CP là một giấy chứng nhận việc đầu tư vốn của một chủ thể vào một CtyCP. Như vậy chúng ta có thể hiểu CPlà loại CK gắn liền với quyền lợi sở hữu chủ một phần của một doanh nghiệp nào đó. Chính CtyCP đã khai sinh ra CP và chỉ có CtyCP mới có CP. Các cổ đông – người mua CP của công ty – không phải là chủ nợ đối với công ty, mà là người hùn vốn cùng công ty hoạt động, là người chủ sở hữu (một phần) công ty. Điều đó có nghĩa công ty sẽ chia cả lợi nhuận lẫn rủi ro của mình cho người đó và dĩ nhiên như thế CP chỉ có giá trị, khi công ty đó còn giá trị và giá trị công ty lên thì giá CP lên và ngược lại. Vì vậy, CP còn được gọi là CK vốn. CP gồm hai loại chính: CP thường và CP ưu đãi 2.2.1.1. CP thường hay CP phổ thông (common stock or ordinary share) CP thường là một CK vốn, không có kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty, lợi tức CP được trả vào cuối năm để quyết toán – gọi là cổ tức. Đặc điểm của CP thường là cùng dự phần may rủi với công ty, số lượng CP càng nhiều thì quyền sở hữu càng lớn. Cụ thể như sau: Lợi tức của CP (gọi là cổ tức evident) không cố định, phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được hàng năm của công ty và chính sách chia lời của công ty. Khi công ty thành đạt trong hoạt động kinh doanh, các cổ đông của CP thường có thể thu được cổ tức cao. Khi công ty thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, các cổ đông của CP thường thu được cổ tức thấp, thậm chí là không có cổ tức. Việc trả cổ tức đối với CP thường có thể thực hiện bằng các hình thức sau: 1) trả bằng tiền mặt là hình thức phổ biến nhất, phù hợp với nguyện vọng của các nhà đầu tư; 2) trả bằng chính CP của công ty; 3) trả bằng tài sản của công ty. CP của công ty không cho nhà đầu tư một sự hứa hẹn hoàn trả lại số vốn đầu tư vì đây không phải là khoản nợ đối với công ty vì vậy nó còn được gọi là CK vĩnh viễn. Cổ đông của CP thường được cấp một số quyền khi họ mua CP của công ty như: được tham gia bầu hội đồng quản trị, tham gia bỏ phiếu quyết định các vấn đề lớn của công ty; khi công ty giải thể hoặc phá sản sẽ được chia số tiền còn lại sau khi thanh toán các khoán nợ và thanh toán cho CP ưu đãi. Như vậy CP thường xác định quyền sở hữu của cổ đông trong công ty, được đặc trưng bởi quyền quản lý, kiểm soát công ty: cổ đông chính là người chủ thật sự, có vai trò tạo ra các chính sách. Với các đặc điểm trên, CP thường bao hàm nhiều yếu tố rủi ro, giá cả CP biến động nhiều trên thị trường. Do đó, khi đầu tư vào CP thường, nhà đầu tư cần phân tích xem xét kỹ lưỡng để chọn đúng hướng đầu tư, nhằm thu được lợi tức cao. 7 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. 2.2.1.2. CP ưu đãi (Preferred stock). CP ưu đãi là loại CK lai tạp những đặc điểm vừa giống CP thường, vừa giống TP. CP ưu đãi hay còn gọi là CP đặc quyền – là loại CP được hưởng những quyền ưu tiên hơn so với CP thường. Nếu như cổ tức của CP thường không cố định, thì ngược lại cổ đông của CP ưu đãi được hưởng một mức cổ tức cố định hàng năm (nghĩa là không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty). Nếu như CP thường chỉ cho phép cổ đông quyền truy đòi cuối cùng đối với tài sản của công ty phát hành, thì CP ưu đãi cho phép cổ đông được ưu tiên chia lãi cổ phần trước CP thường, được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty (khi công ty bị phá sản hoặc giải thể) trước so với CP thường. Như vậy, CP ưu đãi mang tính rủi ro ít hơn CP thường, những nhà đầu tư mà có nắm giữ CP ưu đãi không muốn tham dự vào rủi ro, chính vì lẽ đó, giá cả của CP ưu đãi trên thị trường không dao động lên xuống nhiều như giá cả của CP thông thường. Tuy nhiên để tạo sự hấp dẫn cho loại CP này, người ta đa dạng hóa CP ưu đãi bằng cách phân chia CP ưu đãi ra làm bốn loại: CP ưu đãi dồn lãi và CP ưu đãi không dồn lãi; CP ưu đãi tham dự chia phần (participating preferred stocks) và CP ưu đãi không tham dự chia phần; CP ưu đãi có thể chuyển đổi thành CP thường (convertible preferred stocks); CP ưu đãi có thể bồi hoàn (hay còn gọi là CP ưu đãi chuộc lại – redeemable preferred stocks). Tóm lại, với những đặc trưng của mình, CP đã tạo cho các CtyCP những ưu thế tuyệt diệu: có khả năng huy động tập trung được một khối lượng vốn khổng lồ cho sự phát triển từ những số vốn lẻ tẻ trong dân chúng. Nhờ có CP, vốn đầu tư của các cổ đông không bị bất động, họ có thể chuyển vốn đầu tư từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ công ty này sang công ty khác bằng cách mua bán CP trên TTCK thứ cấp. 2.2.2. TP (CK nợ) (Bonds). Khác với CP là một CK vốn, TP (TP) là một CK nợ dài hạn của chủ thể phát hành, tức là người phát hành TP là người mắc nợ đối với người mua TP và phải hoàn trả vốn góp của TP cho chủ sở hữu khi đáo hạn. Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa CP và TP là: 1) Chủ thể phát hành không chỉ có công ty, mà còn có chính phủ hoặc chính quyền địa phương; 2) Nếu như người mua CP công ty, trong thực tế, là người mua một phần công ty, là người chủ sở hữu công ty, thì trái lại, người mua TP chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền, là chủ nợ của chủ thể phát hành TP; 3) Nếu như thu nhập chủ yếu của chủ sở hữu CP là cổ tức – phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, thì trái lại, thu nhập chủ yếu của TP là tiền lãi – là khoản thu cố định, không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của người chủ phát hành; 4) Nếu như CP là CK cung cấp cho người chủ sở hữu quyền truy đòi cuối cùng đối với tài sản của công ty, thì trái lại, TP là CK nợ, vì vậy nếu công ty bị giải thể hoặc bị phá sản thì trước hết công ty ưu tiên trả nợ cho các trái chủ trước, sau đó còn lại mới phân chia cho các cổ đông. Với những đặc điểm đó, TP có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn nên được các nhà đầu tư và các định chế đầu tư rất ưa chuộng. 8 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. Hiện nay có khoảng 40 loại TP được phân loại theo những tiêu thức khác nhau nhưng chủ yếu là phân loại theo chủ thể phát hành TP: Nếu căn cứ vào chủ thể phát hành TP có TP chính phủ, TP chính quyền địa phương và TP công ty. 2.2.2.1. TP chính phủ và TP chính quyền địa phương: là CK nợ do chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt ngân sách và tài trợ các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương. TP chính phủ là loại TP an toàn nhất. TP chính phủ thường có ba loại: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Có các loại TP tiêu biểu sau: TP kho bạc (treasury bonds), TP đô thị (municipal bonds), Công trái nhà nước (state bonds), TP quốc tế (International bonds). 2.2.2.2. TP công ty (corporate bonds) là do công ty phát hành với mục đích huy động vốn để bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt phục vụ cho đầu tư phát triển. TP công ty có rất nhiều loại: TP vô danh là loại TP không ghi tên người chủ lẫn người phát hành; TP ký danh là loại TP có ghi tên; TP thế chấp (mortgage bonds) còn gọi là TP bảo đảm (secured bonds) là loại TP khi phát hành có một lượng tài sản tương ứng ký thác tại cơ quan ủy thác để đảm bảo chắc chắn khả năng hoàn trả của TP; TP tín chấp (debenture) còn gọi là TP không bảo đảm (unsecured bonds) là loại TP chỉ dựa vào uy tín của công ty phát hành mà không đưa ra bất kỳ tài sản nào làm vật bảo đảm; TP có khả năng chuyển đổi thành CP thường (convertible bonds) là loại TP rất hấp dẫn và khi công ty làm ăn có lãi thì thì giá CP thường cao hơn trên thị trường khi đó người chủ sở hữu được hưởng lợi; TP thu nhập (income bonds) là loại TP mà lợi tức được trả tùy thuộc vào lợi nhuận của công ty và không cao hơn lãi suất ghi trên TP; TP chiết khấu khống (zero-coupon bonds) còn gọi là TP lãi suất chiết khấu là loại TP lãi suất được trả ngay khi phát hành , được khấu trừ vào tiền mua TP; TP lãi suất thả nổi (floating rate bonds) là loại TP mà lãi suất được điều chỉnh theo tưng thời kỳ phù hợp với lãi suất thị trường (lãi suất tín dụng); TP hỗ trợ hàng hóa là loại TP khi phát hành và khi thanh toán có mệnh giá phụ thuộc chặt chẽ vào giá thị trường của hàng hóa giao dịch trên thị trường quốc tế. 2.2.3. Các công cụ phái sinh hay còn gọi là các chứng chỉ có nguồn gốc CK (Derivaties): 2.2.3.1. Chứng chỉ thụ hưởng do công ty tín thác đầu tư hay các quỹ tương hỗ phát hành. Công ty tín thác đầu tư hay các quỹ tương hỗ là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp thực hiện đầu tư theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Các tổ chức phát hành chứng chỉ thụ hưởng để xác nhận quyền lợi của khách hàng là những nhà đầu tư cá nhân trong các quỹ đầu tư nhất định. Chứng chỉ thụ hưởng này có thể được mua bán, giao dịch trên TTCK như các giấy tờ có giá khác. 2.2.3.2. Chứng quyền (Pre-emptive Right): là giấy xác nhận quyền được mua CP mới phát hành tại mức giá bán của công ty. Các chứng quyền thường được phát hành cho các cổ đông cũ, sau đó chúng có thể được đem ra giao dịch.Giấy xác nhận quyền được mua số CP mới phát hành do công ty cấp gọi là giấy bảo đảm quyền mua CP. Giấy bảo đảm quyền mua CP cũng là một CK được gọi là 9 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. chứng quyền. Chứng quyền là một CK, cung cấp cho sở hữu chủ quyền tiên mãi hoặc quyền đặt mua (quyền dự tính) một lượng nhất định CP mới phát hành, với giá cả nhất định, trong một thời hạn nhất định (thường là kỳ hạn ngắn). Giá trị của chứng quyền được coi là một phần vốn của cổ đông. 2.2.3.3. Chứng khế (warrants): là các giấy tờ được phát hành kèm theo các TP, trong đó xác nhận quyền được mua CP theo những điều kiện nhất đinh. Một chứng khế gắn với một loại CK, cho phép người giữ nó được quyền chuyển đổi CK đó sang CK khác hoặc sang một công cụ tài chính nào đó khác theo một giá định trước gọi là giá đặt mua trong một thời hạn nhất định (thường là kỳ hạn dài hơn chứng quyền). 2.2.3.4. Các chứng chỉ phái sinh: là các CK có giá trị phụ thuộc vào các giá trị khác luôn thay đổi trên thị trường. Đây là sản phẩm tài chính cao cấp và rất phức tạp, bao gồm các hợp đồng chuyển giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng lựa chọn, hợp đồng Swaps… 3. Các chủ thể tham gia TTCK TTCK hoạt động được là nhờ hoạt động của các chủ thể tham gia TTCK. Toàn bộ thao tác hàng ngày của các chủ thể này làm cho thị trường vận động hoàn hảo. Tuy khác nhau về tính chất, mục tiêu và cách làm, hoạt động của họ liên đới và bổ sung chặt chẽ cho nhau, mỗi chủ thể đều đóng vai trò của mình và tập thể sẽ đều vững mạnh và nhờ thế tài sản tài chính từ sở hữu của người này sang sở hữu của người khác một cách hợp lý và hài hòa để nền kinh tế hoạt động với những giá trị mới được tạo ra từng giờ mỗi ngày. Trên TTCK có 4 nhóm tác nhân sau đây: 3.1. Chủ thể phát hành hay chủ thể đi vay. Những người huy động vốn bằng cách phát hành và bán các CK trên thị trường sơ cấp. Chủ thể này bao gồm: Chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và các CtyCP. Trong số đó chủ yếu là chính phủ và các CtyCP. 3.1.1. Chính phủ và các cơ quan chính phủ. Các khoản chi tiêu của chính phủ đều được lấy từ ngân sách (chủ yếu là thuế). Nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách thì không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư, vì vậy chính phủ phải huy động vốn thông qua việc phát hành TP chính phủ. Chính phủ thường giao cho Bộ Tài chính (hoặc Bộ Ngân khố, hoặc kho bạc nhà nước) phát hành TP chính phủ. Các lọai TP trung và dài hạn trở thành nguồn cung cấp CK trên TTCK. Ngoài ra, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) (theo sự ủy nhiệm của Bộ tài chính) thường phát hành loại TP ngắn hạn (còn gọi là tín phiếu kho bạc hay hối phiếu kho bạc) để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (open market). Khi NHTƯ thấy cần rút bớt khối lượng tiền tệ trong lưu thông về thì NHTƯ bán tín phiếu ra. Ngược lại, khi cần thiết phải đưa thêm tiền vào lưu thông thì NHTƯ mua tín phiếu về. Số tín phiếu này thường được giao dịch trên thị trường tiền tệ. 10 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. Sự tham gia của Nhà nước đảm bảo cho thị trường được hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư, đảm bảo cho thị trường được hoạt động công bằng, công khai, trật tư, tránh những tiêu cực có thể xảy ra. 3.1.2. Các doanh nghiệp. Sau nhà nước, loại chủ thể thứ hai cũng có nhu cầu rất lớn và thường xuyên về vốn tiền tệ, đó là các doanh nghiệp, bất luận doanh nghiệp đó thuộc loại hình tổ chức theo mô hình quản lý nào: doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh hay CtyCP. Nhưng chỉ có CtyCP mới có liên quan nhiều tới hoạt động phát hành CK trên thị trường. Xét về lịch sử, CtyCP mới xuất hiện trong vòng 2 thế kỷ nay, nhưng về lịch sử nó có tốc độ phát triển thần kỳ. CtyCP (corporation) biến những hoạt động kinh doanh chỉ có tính chất cá nhân và riêng lẻ trở thành những tổ chức mà trong đó tài năng, tiền bạc, nhân lực và vốn liếng các loại được quy tụ lại, kết hợp với nhau hướng về mục đích chung như lợi nhuận phát triển, sản phẩm và phát triển cuộc sống. CtyCP sản sinh ra CP và gắn chặt với TTCK như hình với bóng. CtyCP là công ty mà số vốn là sở hữu chung của nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần, do đó vốn tự có của CtyCP. Người mua CP gọi là cổ đông cũng đồng thời là chủ sở hữu một phần doanh nghiệp tương đương với tỷ lệ vốn góp. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trong giới hạn số vốn của mình nên công ty còn được gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn. CtyCP tồn tại độc lập với sỡ hữu chủ, tức là cổ đông (stock holders). Trên thế giới, có hai hình thức tổ chức CtyCP: 1) CtyCP công cộng (public company); CtyCP tư nhân (private company). Chỉ có CtyCP công cộng thì mới được quyền bán cổ phần cho công chúng, thường là cổ phần vô danh có thể chuyển nhượng tự do và mua bán trên TTCK. CtyCP tư nhân không được phép bán CP cho công chúng. Các CP do các hội viên công ty nắm giữ và không được phép chuyển nhượng cho người thứ ba, hoặc chỉ được chuyển nhượng nếu có sự đồng ý của các giám đốc công ty. Để đáp ứng nhu cầu về vốn ngoài phát hành CP – một CK vốn, thì CtyCP còn có thể phát hành TP - một CK nợ. Các doanh nghiệp tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hóa tại thị trường sơ cấp và mua bán lại các CK ở thị trường thứ cấp. Doanh nghiệp là CtyCP có vị trí quan trọng nhất, nó tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn qua việc phát hành CP để bán lần đầu trên thị trường sơ cấp, nhằm tạo vốn cho công ty mới thành lập, hoặc phát hành bổ sung để tăng vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. CtyCP không chỉ là chủ thể CK mà nó còn là người mua CK do các công ty phát hành với nhiều mục đích khác nhau như: đầu tư vào CP của công ty khác, mua bán CK của chính mình hoặc tham gia các hoạt động mang tính tiêu cực như: thủ tiêu đối thủ cạnh tranh, hoặc khống chế ,thao túng nhằm nắm quyền kiểm soát công ty… Các doanh nghiệp khác cũng có thể phát hành thêm TP, hoặc cũng có thể là những chủ thể mua bán CK hoặc tạo ra tính thanh khoản cho những CK của mình. 11 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. 3.2. Chủ thể đầu tư hay chủ thể cho vay. Đây là bộ phận những người có tiền nhàn rỗi, sử dụng tiền đầu tư vào TTCK bằng cách thực sự mua các CK đang được phát hành trên TTCK nhằm hưởng lãi và lợi nhuận. Người đầu tư dù được gọi là đã tham gia vào TTCK cũng không có mặt và không có quan hệ nào với Sở giao dịch. Các công ty môi giới và kinh doanh CK sẽ phục vụ cho các nhà đầu tư. Họ đóng vai có khi là người mua, lúc khác lại là bán, hoặc có vẻ như đồng thời làm chuyện đó cho nhà đầu tư. Hai người đầu tư mua và bán dù có ngồi sát cạnh nhau cũng cần tuân theo qui định thông qua trung gian môi giới như vậy để trao đổi tiền và hàng. Có thể phân chủ thể cho vay thành hai loại: 3.2.1. Nhà đầu tư cá nhân: Là chủ thể quan trọng tham gia TTCK với tư cách là người mua bán CK. Bộ phận này chính là công chúng, một loại chủ thể có khả năng cung ứng một khối lượng tiền tệ rất lớn. Nguồn tiết kiệm từ thu nhập của bộ phận này là nguồn cung cấp rất quan trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng cùng với sự tăng trưởng GDP ở mỗi quốc gia. Công chúng khi có tiền nhàn rỗi tạm thời họ tham gia mua CK với mục đích đầu tư kiếm lời. Khi có nhu cầu vốn họ đem bán các CK trên thị trường thứ cấp. 3.2.2. Các tổ chức đầu tư: các quỹ hưu bổng, quỹ tương hỗ, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại các công ty đầu tư quốc gia, các quỹ tài chính công, các quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ cứu trợ. Các tổ chức này tham gia TTCK với tư cách vừa là người mua, vừa là người bán để kiếm lợi nhuận thông qua hình thức nhận cổ tức, lãi TP hoặc tìm kiếm giá trị thặng dư, hoặc tìm kiếm thanh khoản. Vai trò của các tổ chức này ở các nước có TTCK phát triển ngày càng to lớn. Các Ngân hàng thương mại tham gia TTCK với tư cách là người phát hành CP để tạo nguồn vốn khi mới thành lập hoặc tăng vốn bổ sung, cũng như phát hành TP để huy động vốn. Ngân hàng thương mại còn thực hiện các dich vụ trên TTCK như: tư vấn về phát hành, làm đại lý phát hành để hưởng phí hoa hồng, hoặc bảo lãnh phát hành toàn bộ để hưởng phí bảo lãnh. Ngoài ra, NHTM còn thực hiện các dịch vụ khác với tư cách là nhà trung gian môi giới CK như mua bán CK hộ cho khách hàng để hưởng phí hoa hồng, lưu giữ CK, nhận và trả cổ tức cho khách hàng, làm dịch vụ thanh toán CK. 3.3.Chủ thể trung gian CK. Trung gian là đưa đường dẫn lối để hai bên gặp nhau. Những trung gian CK này làm nhiệm vụ đưa đường dẫn lối để người bán và người mua gặp nhau theo đúng yêu cầu của cả hai bên bởi vì không phải ai cũng có đầy đủ thông tin để có thể tìm thấy người mua và người bán hợp nhau. Để làm được công việc này thì những người trung gian phải có kiến thức rộng, am hiểu tình hình kinh tế chung và rất rành hoạt động của các công ty. Do vây, các trung gian CK không phải là người môi giới thông thường, mà giữ vai trò vô cùng chủ động trong việc thương lượng CK, thay thế thân chủ để cam kết mua bán CK với giá định sẵn do chính trung gian CK lựa chọn. Trung gian CK, giữ bí mật nghề nghiệp và không được quền tiết lộ danh tính và các chi tiết liên quan đến nghiệp vụ và tài khoản của khách 12 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. hàng. Nhà trung gian CK có thể với tư cách là: nhà trung gian cá nhân (thể nhân), tổ chức trung gian (pháp nhân) như các công ty CK. Vai trò chủ yếu của các trung gian CK là: kinh doanh, môi giới và bảo lãnh CK. TTCK hoạt động hiệu quả một phần là nhờ sự thủ vai tốt của các nhà trung gian CK. Hầu hết các công ty CK đều vừa có hoạt động môi giới vừa có hoạt động kinh doanh CK. Kinh doanh CK là nghiệp vụ mua bán CK cho chính mình và tự gánh chịu rủi ro của các nhà trung gian CK. Với vai trò là người kinh doanh CK các trung gian CK là một thành viên quan trọng của TTCK, có tác dụng làm cho hoạt động của TTCK đều đặn, không bị gián đoạn hoạt động và sôi động. Ngoài vai trò kinh doanh CK, những người thương gia CK còn có nghĩa vụ kiểm soát sự mất cân đối thị trường từ đó duy trì sự ổn định của trên thị trường. Môi giới CK là những người đại diện thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Họ không mua bán CK cho mình, họ chỉ là người kết nối và giúp thực hiện yêu cầu của người mua, kẻ bán. Chức năng của họ là hòa hợp giữa người mua và người bán CK, qua đó họ nhận được các khoản hoa hồng môi giới. Tóm lại sự tham gia của các nhà trung gian CK trên thị trường góp phần đảm bảo các loại CK được giao dịch trên thị trường là CK thực, giúp cho thị trường hoạt động lành mạnh, đều đặn, hợp pháp, phát triển và bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. 3.4. Người chuyên gia (specialist). Đây là những người luôn cập nhật việc phân tích, định giá cho từng loại CK. Người chuyên gia đóng vai trò tối hậu tại sàn giao dịch. Họ sắm vai là điểm kết nối giữa các nhà môi giới với nhau trong việc thực thi các lệnh mua bán cho khách hàng theo phương thức đấu giá hai chiều tại Sở giao dịch. 3.5. Người tổ chức thị trường. Là người cung cấp địa điểm và phương tiện để phục vụ cho việc mua bán CK, đó là SGDCK. Ngoài ra, người tạo lập thị trường còn thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động diễn ra tại đây bảo đảm cho TTCK hoạt động theo đúng các qui định của pháp luật để đảm bảo sự minh bạch, công bằng tránh những yếu tố tiêu cực có thể xảy ra trong giao dịch CK, bảo vệ được lợi ích cho những người đầu tư – người đó chính là người điều hòa. Vai trò người điều hòa thuộc về nhà nước. Để thực hiện vai trò này, phải hình thành một cơ quan quản lý giám sát và điều chỉnh thị trường – cơ quan đó chính là Hội đồng CK quốc gia (có nước gọi là Ủy ban CK quốc gia). Hội đồng CK quốc gia (UBCK quốc gia) có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Nghiên cứu, vạch kế hoạch, dự thảo các văn bản pháp luật và các thể lệ chế độ về tổ chức và hoạt động TTCK để trình cấp có thẩm quyền quyết định ban hành - Quản lý và giám sát hoạt động của TTCK, đưa ra các giải pháp điều chỉnh hữu hiệu để đảm bảo thị trường hoạt động tốt; cấp, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực và phát hành và kinh doanh CK (giấy phép kinh doanh CK 13 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. của các công ty CK, giấy phép đăng ký CK tại SGDCK cho các công ty phát hành CK…) 4. Cấu trúc và phân loại cơ bản của TTCK. Có nhiều tiêu thức để phân loại cấu trúc TTCK 4.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn phân thành: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. 4.1.1. Thị trường sơ cấp (Primary market). Thị trường sơ cấp (TTSC) là nơi các CK được phát hành và phân phối lần đầu tiên cho các nhà đầu tư. Nguồn vốn chủ yếu của thị trường này là nguồn tiết kiệm của công chúng cũng như một số tổ chức phi tài chính. Như vậy, thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng nhất của TTCK, đó là chức năng kinh tế. Mang nguồn tiền nhàn rỗi đến cho người cần sử dụng, đưa nguồn tiết kiệm vào công cuộc đầu tư. TTSC là nơi phát hành lần đầu CK ra công chúng (vì thế các CK này còn được gọi là CK mới), tạo vốn cho đơn vị phát hành và chỉ tạo ra phương tiện huy động vốn. Vai trò của TTSC là tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch và làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. TTSC là thị trường phát hành vì nơi đây mua bán các CK phát hành lần đầu giữa người phát hành (người bán) và người đầu tư ( người mua). Nhà phát hành là người huy động vốn trên TTSC, gồm chính quyền các cấp, các công ty và các tổ chức tài chính. Trên TTSC, chính phủ và các công ty thực hiện huy động vốn thông qua việc phát hành bán CK của mình cho các nhà đầu tư nhằm mục đích: - Các cấp chính quyền phát hành TP, công trái… cho các nhu cầu cần thiết khác nhau. -Các công ty phát hành CK nhằm tạo lập một doanh nghiệp cổ phần hoặc huy động thêm vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Bằng cách huy động vốn thông qua phát hành đại chúng, công ty đã chuyển thể từ dạng sở hữu riêng của một số ít cá nhân (Privately held company- công ty nội bộ) sang dạng CtyCP đại chúng (Public coporation). Chức năng cơ bản của TTSC là kết nối những người tạm thời thừa vốn và những người thiếu vốn lại với nhau bằng cách tạo một kênh dẫn có hiệu lực và có hiệu quả để đưa vốn từ người tạm thời thừa vốn tời người tạm thời thiếu vốn. Việc dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người sử dụng là rất quan trọng. Bởi lẽ, những người có khoản tiết kiệm cũng có được cơ hội đầu tư sinh lời và mặt khác, người vay có được quyền sử dụng số tiết kiệm của người khác và do đó khắc phục được hiện tượng tạm thời thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Từ đó, cả người cho vay và người đi vay đều có cơ hội sinh lời. TTSC tạo điều kiện cho hai nhu cầu này gặp nhau. Nếu không có nó sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển vốn từ người không có cơ hội sinh lời đến người có cơ hội sinh lời và do vậy, cả hai đều không khá lên được. 4.1.2 Thị trường thứ cấp (TTTC) (Secondary market) : còn được gọi là thị trường cấp hai, là nơi giao dịch mua bán các CK đã được phát hành trên TTSC và là một bộ phận quan trọng của TTCK, gắn bó chặt chẽ với TTSC. Những loại CK giao dịch ở đây có thể được mua đi bán lại nhiều lần với giá cả cao thấp khác 14 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. nhau. Vì vậy, trong thực tế, TTTC còn được gọi là thị trường luân chuyển CK, là nơi chủ yếu tạo điều kiện trao đổi CK “cũ”, mà sở hữu chủ của chúng lúc này là nhà đầu tư chứ không phải công ty phát hành, càng không phải là của SGDCK. TTTC thực hiện vai trò điều hòa lưu thông các nguồn vốn đảm bảo chuyển hóa càng nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn, để đưa vào đầu tư phát triển kinh tế. Nhờ có TTTC, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời có thể yên tâm đầu tư vào CK vì khi cần tiền họ có thể bán lại CK của mình cho các nhà đầu tư khác trên TTCK. TTTC thực hiện các chức năng: -Tạo dễ dàng để bán các công cụ tài chính nhằm thu tiền mặt, lấy ngân quỹ, tức là tạo ra cho các công cụ tài chính tăng cao tính thanh khoản. -Kiếm lời từ việc nắm giữ CK. -Xác định giá CK hợp lí trên cơ sở đấu giá tự do (cạnh tranh hoàn hảo). Những người đầu tư CK định đoạt về giá với nhau để mua bán cái “quyền làm chủ” (CP) một phần một CtyCP. TTTC giúp họ dễ dàng thực hiện các vòng quay vốn (quy nhanh ra tiền lúc cần quyết định hay khi đổi ý) mà không cần dính sâu vào doanh nghiệp. -Giá hợp lý trên TTTC ảnh hưởng đến giá phát hành CK trên TTSC, xác định giá của mỗi CK mà công ty phát hành bán ở TTSC. TTTC có thể được tổ chức theo hai cách: -Tổ chức ra các sở giao dịch, tức là những trung tâm giao dịch có tổ chức hay thị trường giao dịch trên sàn. Hoạt động của SGDCK có thể rất nhộn nhịp, nhưng số người tham gia vào quá trình đó được xem là cố định. Người đầu tư CK dù được gọi là đã tham gia vào TTCK cũng không có mặt và không có quan hệ nào với Sở giao dịch. Và dù Sở giao dịch là nơi rất tập trung, nó cũng chỉ giữ nhiệm vụ là một khâu trong TTCK. -Có một thị trường trao tay hay còn gọi là thì trường thương lượng, hay thị trường giao dịch không qua quầy (over the counter market) theo kiểu mua bán thẳng cho bất kỳ ai chấp nhận giá mà người bán đặt ra, nó có tính cạnh tranh cao. Các thị trường OTC, SGDCK là các dạng của TTTC. TTTC là nơi các nhà đầu tư mua bán các CK đã được phát hành với hy vọng kiếm lời từ việc nắm giữ CK. TTTC là thị trường cạnh tranh tự do, các nhà đầu tư và các công ty môi giới, kinh doanh CK được tự do tham gia vào thị trường. Giao dịch trên TTTC phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá CK trên TTTC do quan hệ cung cầu quyết định. Các nhà đầu tư có thể mua và bán CK nhiều lần trên TTTC. TTTC là thị trường hoạt động liên tục, là nơi các đầu tư kinh doanh CK mua đi bán lại các loại CK đã được phát hành hay còn gọi là “CK cũ”, lúc này CK trở thành mặt hàng kinh doanh, một sản phẩm đặc biệt. TTTC là hoạt động mua bán các CP, TP… đến tay thứ hai mà không làm tăng thêm quy mô đầu tư vốn, không thu hút thêm được các nguồn tài chính mới nhưng làm cho hàng hóa của thị trường được liên tục lưu hành từ tay cá nhân này qua chủ thể khác mỗi giờ mỗi phút trong ngày. 15 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. * Sự khác nhau cơ bản của TTSC và TTTC: Ở trên TTSC nhằm thu hút vốn đầu tư của các đơn vị phát hành, còn việc gịao dịch ở TTTC không góp phần làm tăng thêm một đồng vốn huy động nào, mà chỉ mua bán CK đã phát hành ở TTSC mà thôi. Tuy có sự khác nhau như vậy nhưng giữa hai thị trường này có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Quan hệ này là quan hệ nội tại, trong đó TTSC là cơ sở, là tiền đề; TTTC là động lực. TTSC và TTTC được ví như hai bánh xe của một chiếc xe hai bánh, trong đó TTSC là bánh sau, TTTC là bánh trước. Nếu không có TTSC thì chẳng có CK để lưu thông trên TTTC, và ngược lại nếu không có TTTC thì TTSC khó hoạt động trôi chảy. Phân biệt TTTC và TTSC chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết nhưng việc phân định hai cấp của TTCK có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình tiếp cận thị trường. Cơ cầu thị trường CK THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP CHỨNG KHOÁN DOANH NGHIỆP hoặc CHÍNH PHỦ VỐN NHÀ ĐẦU TƯ NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VỐN 16 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. 4.2. Căn cứ vào phương diện pháp lý: phân TTCK thành 3 loại 4.2.1. TTCK chính thức (hay là TTCK tập trung - The Stock Exchange còn gọi là SGDCK). Đây là TTCK tập trung, hoạt động đúng theo các quy định của pháp luât, là nơi giao dịch mua bán các loại CK đã được đăng ký (listed or registered) hay được biệt lệ. Vì lẽ đó nó còn được gọi là thị trường niêm yết tập trung. CK đã được đăng ký là loại CK được cơ quan có thẩm quyền cho phép đảm bảo, phân phối và mua bán qua trung gian, các môi giới và công ty môi giới. Các CK sau khi phát hành đại chúng, nếu hội tụ đủ yêu cầu chọn lọc, thì có thể đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch. Sở giao dịch muốn CK niêm yết phải là loại đủ chất lượng và lượng cổ phần phải lớn, cổ đông nhiều thì mới có mua bán liên tục, sôi nổi và đảm bảo uy tín thị trường. CK biệt lệ là loại CK được miễn giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, do chính phủ trong các cơ quan công quyền phát hành và đảm bảo. TTCK chính thức là một tổ chức có thực thể, là thị trường minh bạch và được tổ chức cao, có địa điểm nhất đinh, với những trang thiết bị cần thiết, ở đó các CK được giao dịch theo những quy chế nghiêm ngặt và nguyên tắc nhất định. TTCK chính thức hoạt động có thời biểu mua bán rõ rệt, giá cả được xác định trên cơ sở đấu giá công khai có sự kiểm soát của Hội đồng CK quốc gia. Việc mua bán CK được thực hiện tại sàn giao dịch thể hiện bằng các SGDCK. Chính vì vậy, TTCK tập trung (hay TTCK có tổ chức – organized market) còn được gọi là SGDCK (the stock exchange). Tại Sở giao dịch, quá trình mua bán CK diễn ra chỉ thông qua bằng động tác đấu giá, còn lại chuyện mua bán thực sự sẽ được giải quyết ở công ty môi giới và kinh doanh CK, có thể có sự tham gia của một số định chế khác. Nó đóng vai trò là nơi tập trung thông tin và duy trì sự rõ ràng đáng tin cậy để kẻ mua người bán tiện tham khảo, tạo điều kiện cho những nhà đầu tư chẳng hề biết nhau vẫn có thể an tâm làm ăn với nhau. Nó là một định chế đầu mối (đầu mối chứ không phải trung gian hay chợ), là nơi tạo ra niềm tin, sự công bằng, trung thực và trật tự cho những nhà đầu tư CK. Những nhà đầu tư CK đều phải tốn tiền để mua những thứ đó từ Sở giao dịch. SGDCK chỉ là nơi gặp gỡ của các nhà môi giới CK để thương lượng, đấu giá mua bán CK và là cơ quan phục vụ cho hoạt động giao dịch mua bán CK. SGDCK chỉ giữ nhiệm vụ là một khâu trong TTCK. 4.2.2. TTCK bán chính thức hay TTCK bán tập trung (thị trường OTC). Đây là thị trường không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh CK như ở SGDCK, không có khu vực giao dịch cụ thể, hoạt động giao dịch diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, vào thời điểm và tại chỗ mà những người có nhu cầu mua bán CK gặp gỡ nhau. Đây là một loại thị trường bậc cao, được tự động hóa cao độ, hàng năm hãng môi giới trong cả nước giao dịch mua bán CK với nhau thông qua hệ thống điện thoại và hệ thống vi tính nối mạng. Nó không phải là thị trường hiện hữu, vì vậy còn được gọi là thị trường giao dịch không qua quầy – thị trường OTC (over the counter market). Thông thường, đối với các nước nước phát triển và các nước có 17 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. TTCK phát triển, mới có điều kiện hình thành loại thị trường bậc cao này, vì chỉ có nhà đầu tư ngoài quỹ đầu tư, quỹ hữu bổng, các công ty lớn mới có khả năng có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, còn tham gia nối mạng máy lớn thì rất khó khăn, còn các nhà đầu tư nhỏ khó có thể trang bị cho mình những phương tiện máy móc thiết bị hiện đai, vì vây thị trường OTC chưa thích hợp với các nước đang phát triển. Những nét đặc trưng của thị trường OTC: -Thị trường OTC không có trung tâm giao dịch, mà giao dịch mua bán CK thông qua mạng lưới điện tín, điện thoại. Một điều quan trọng là các nhà đầu tư trên thị trường OTC không trực tiếp gặp nhau để thỏa thuận mua bán CK như trong phòng giao dịch của SGDCK, thay vào đó họ thuê các công ty môi giới giao dịch hộ thông qua hệ thống viễn thông. -Nếu ở SGDCK chỉ có một người tạo ra thị trường cho mỗi loại CK (chuyên gia - specialist), thì trên OTC có thể có nhiều người tạo ra thị trường cho một loại CK. -Có nhiều loại CK giao dịch trên OTC, bao gồm (nhưng không giới hạn): CP và TP công ty; TP chính quyền địa phương; CK Chính phủ Mỹ; và CK cơ quan Chính phủ Mỹ. Thành viên của thị trường OTC là các công ty CK không phải là thành viên của một TTCK tập trung. Thành viên OTC tự mua bán CK cho chính mình, bằng nguồn vốn của mình. Tuy nhiên, họ vẫn thực hiện các giao dịch với tư cách là người môi giới ăn hoa hồng như những giao dịch khác. Thị trường OTC thực hiên trò của TTTC, tức là thực hiện vai trò điều hòa, lưu thông các nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn để đưa đầu tư phát triển kinh tế. Nhờ có thị trường OTC, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời có thể yên tâm đầu tư vào CK. -Niêm yết CK trên thị trường OTC: các CK buôn bán trên thị trường OTC cũng phải được niêm yết công khai cho công chúng (các nhà đầu tư) biết để có các quyết định đầu tư. Có 3 cách yết giá trên thị trường OTC: yết giá chắn chắn, giá yết phụ thuộc, giá yết cố gắng đạt được. 4.2.3. TTCK phi tập trung hay còn gọi là TTCK thứ 3 (third market). Đây là loại thị trường mà hoạt động giao dịch mua bán, chuyển nhượng CK có thể thực hiện ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, có thể thông qua người môi giới hoặc do chính người sở hữu CK thực hiện. TTCK phi tập trung là cơ sở để hình thành thị trường tập trung, rồi tiến đến hiện đại hóa thành thị trường bán tập trung (OTC). 4.3. Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành TTCK. 4.3.1. Th ị trường CP: giao dịch mua bán những CP thường và những CP ưu đãi. Những CP ưu đãi gồm các mạng: CP ưu đãi không nộp lãi (non cumulative preferred stocks), CP ưu đãi có lãi cổ phần gộp hay tích lũy (cumulative preferred stocks), CP ưu đãi tham dự chia phần (participating preferred stocks), CP ưu đãi không tham dự chia phần (non participating preferred stocks), CP ưu đãi chuyển đổi 18 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. được (convertible preferred stocks), CP ưu đãi có thể bồi hoàn được (redeemable preferred stocks) 4.3.2. Thị trường TP: giao dịch mua bán TP dài hạn kho bạc(treasury bonds), TP đô thị (municipal bonds), công trái nhà nước (state bonds). Trong đó TP công ty gồm các loại: TP không đảm bảo (Unsecured bonds), TP có đảm bảo (secured bonds), TP chuyển đổi (convertible bonds), TP thu nhập (income bonds), hay TP điều chỉnh (adjustment bonds), TP có thể thu hồi(callable bonds). 4.3.3. Thị trường các công cụ có nguồn gốc CK: Giao dịch mua bán những hợp đồng về quyền lựa chọn, những giấy đảm bảo quyền mua CP… Việc phân loại TTCK có ý nghĩa quan trọng nó giúp các quốc gia lựa chọn cho mình hình thức nào là phù hợp. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, một khi được phát hành xong, CK có thể được mua bán trao đổi tại sàn giao dịch (trading floor) của một thị trường có tổ chức (organized market) như SGDCK, hoặc bỏ qua quầy (over the counter). 19 Đề án: TTCK Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa. PHẦN II: TTCK VIỆT NAM. 1. Những măt đã đạt được của TTCK Việt Nam. TTCK Viêt Nam thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 20/7/2000. Sau 6 năm hoạt động TTCK Việt Nam đã được hình thành và phát triển với sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Qua 6 năm chính thức đi vào hoạt động, TTCK Việt Nam đã hình thành và phát triển với sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và đã đạt được những mặt đáng kể như sau: 1.1. TTCK bước đầu thể hiện được vai trò là kênh huy động vốn cho nền kinh tế. Qua 6 năm hoạt động, TTCK nước ta đã phát huy tích cực vai trò là một kênh huy động vốn trung, dài hạn, đáp ứng nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, là một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp. Tính đến nay đã có 23 công ty niêm yết là 1.120 tỷ đồng. TTCK đã huy động được một khối lượng vốn nhất định cho ngân sách nhà nước thông qua việc đấu thầu và bảo lãnh phát hành 11.000 tỷ đồng TP Chính phủ, TP của Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển để niêm yết trên TTGDCK. Một hệ thống tổ chức tài chính trung gian tham gia trên thị trường với 13 công ty CK, 16 các tổ chức hoạt động lưu ký cùng với ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán đã thực hiện tốt các nghiệp vụ về kinh doanh CK, về lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ. Hiện Ủy ban CK nhà nước đã cấp phép cho 13 công ty CK, 2 công ty quản lý quỹ đầu tư CK, 2 Ngân hàng thương mại trong nước và 3 Ngân hàng thương mại ngoài nước được phép lưu ký CK, 8 tổ chức kiểm toán độc lập (2 tổ chức nước ngoài và 6 trong nước) được phép kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành, niêm yết CK và tổ chức kinh doanh CK. Trong những năm qua, các công ty CK đều đã triển khai được các nghiệp vụ cơ bản là môi giới và tự doanh, tích cực tham gia tư vấn niêm yết với kết quả kinh doanh có chiều hướng phát triển tốt. Các công ty phần lớn đã mở thêm chi nhánh và đại lý nhận lệnh để mở rộng phạm vi hoạt động. Trong năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho thành lập Công ty Liên doanh quản lý Quỹ đầu tư CK đầu tiên tại Việt Nam nhằm giúp cho hoạt động đầu tư vào TTCK đa dạnh và mang tính chuyên nghiệp hơn. Thực hiện Nghị định số 187/CP về chuyển đổi của DNNN thành CtyCP trong năm 2005, các thị trường giao dịch CK đã tổ chức đấu giá cổ phần cho 64 doanh nghiệp, thu về gần 4.574 tỷ đồng, gần gấp 1,5 lần giá trị mệnh giá, tăng 527 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Trong năm 2005 có 5 CtyCP đầu tiên phát hành CP ra công chúng huy động 132,6 tỷ đồng; 10 công ty đã niêm yết trên trung tâm giao dịch CK thành phố Hồ Chí Minh phát hành thêm CP huy động 661,58 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6/2005, tổng giá trị thị trường niêm yết đạt gần 31.000 tỷ đồng, gồm hơn 1.700 tỷ đồng CP của 29 công ty CtyCP và trên 29.000 tỷ đồng TP 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan