Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây của ma văn kháng...

Tài liệu Luận văn thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây của ma văn kháng

.PDF
103
136
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------***------ NGUYỄN MINH HẠNH THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG CÁC TẬP TRUYỆN NGẮN GẦN ĐÂY CỦA MA VĂN KHÁNG (TRỐN NỢ - 2008; MÙA THU ĐẢO CHIỀU- 2012; SAN CHA CHẢI- 2013) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội – 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------***------ NGUYỄN MINH HẠNH THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG CÁC TẬP TRUYỆN NGẮN GẦN ĐÂY CỦA MA VĂN KHÁNG (TRỐN NỢ - 2008; MÙA THU ĐẢO CHIỀU- 2012; SAN CHA CHẢI- 2013) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện Hà Nội – 2014 2 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, dưới sự chỉ bảo, dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, luận văn đã được hoàn thành. Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân đến PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiệnngười thầy đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Văn học, trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia, Hà Nội. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Minh Hạnh 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây của Ma Văn Kháng (Trốn nợ- 2008, Mùa thu đảo chiều2012, San Cha Chải- 2013) là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện. Những dẫn chứng, tài liệu tham khảo là chính xác. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm. Ngƣời cam đoan Nguyễn Minh Hạnh 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 9 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................ 14 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 14 5. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 15 CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA MA VĂN KHÁNG ................................................................. 16 1.1. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng.....16 1.2. Khái niệm nhân vật văn học ................................................................... 20 1.3. Các kiểu nhân vật trong văn học thời kỳ đổi mới ................................... 23 1.4. Con người trong các tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải ........................................................................................................ 26 CHƢƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG CÁC TẬP TRUYỆN NGẮN TRỐN NỢ, MÙA THU ĐẢO CHIỀU, SAN CHA CHẢI CỦA MA VĂN KHÁNG ................................................................................................ 36 2.1. Nhân vật phẩm chất tốt đẹp ...................................................................... 37 2.2. Nhân vật tha hóa....................................................................................... 49 2.3. Nhân vật bản năng .................................................................................... 58 2.4. Nhân vật bi kịch ....................................................................................... 63 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG CÁC TẬP TRUYỆN NGẮN TRỐN NỢ, MÙA THU ĐẢO CHIỀU, SAN CHA CHẢI CỦA MA VĂN KHÁNG ................................. 70 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .................................................. 71 3.2. Miêu tả nhân vật qua hành động ............................................................. 78 3.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật .......................................................... 82 3.4. Giọng điệu, ngôn ngữ ............................................................................... 88 3.5. Tình huống truyện .................................................................................... 93 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Diện mạo của một nền văn học dân tộc trước hết là sự góp mặt của những tên tuổi lớn. Trong văn học đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là một nhà văn có vai trò không nhỏ trong hành trình đổi mới tư duy nghệ thuật. Sự nổi tiếng của ông là một điều không phải bàn cãi. Hơn 50 năm hoạt động sáng tạo chi chút như con ong làm mật, từ truyện ngắn đầu tiên đến nay ông đã có một vốn liếng khá lớn về tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó có những tác phẩm in dấu trong lòng bạn đọc. Có thể nói, dù viết truyện ngắn từ những năm 1961 nhưng phải đến cuối những năm bảy mươi của thế kỉ trước, Ma Văn Kháng mới thật sự thành công về sáng tác truyện ngắn, đặc biệt là từ sau năm 1986. Gần 80 tuổi đời và trên 50 năm cầm bút, với tinh thần miệt mài, cần mẫn và niềm say mê với nghề viết, Ma Văn Kháng thực sự thành công trong khu vườn văn của mình với hơn chục tiểu thuyết, trên 200 truyện ngắn, bốn truyện viết cho thiếu nhi, một hồi ký văn chương đầy đặn và một tiểu luận bút ký về nghề văn. Các tác phẩm văn học in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của ông mang hơi thở cuộc sống và tinh thần nhân văn mới mẻ, cũng đồng thời dự báo tính thời đại của đời sống văn học. Thành tựu văn học của Ma Văn Kháng kết tinh ở cả hai thể loại là tiểu thuyết và truyện ngắn. Truyện ngắn – vốn được mệnh danh là thể loại “giống như một búp chè được sao khô, nén chặt lại, nhưng khi dội nước vào thì tở ra, cho cả một đại dương nước trà thơm” (Ma Văn Kháng, Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương) – đã đưa ông đến với duyên văn chương và trình làng văn đứa con tinh thần đầu đời: “Phố cụt” được đăng trên Báo Văn Nghệ năm 1961. Từ dấu mốc đầu tiên này, truyện ngắn tiếp tục góp phần khẳng định tên tuổi nhà văn và sau này giúp Ma Văn Kháng có được những 6 thành công nhất định: Giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ năm 1988; Giải “Cây bút vàng” trong cuộc thi truyện ngắn và ký năm 1996 – 1998 do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức; giải thưởng văn học ASEAN năm 1998; giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I năm 2001, giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012… Truyện ngắn của Ma Văn Kháng có thể tạm chia thành hai nhóm: nhóm đề tài miền núi và nhóm đề tài thành thị. Những tập truyện ngắn viết về đề tài miền núi như: Xa Phủ (1969), Bài ca trăng sáng, Góc rừng xinh xắn, Người con trai họ Hạng, Mùa mận hậu (đều được viết năm 1972), Cái móng ngựa (1973) và gần đây nhất là tập truyện ngắn San Cha Chải được PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn với mười bảy truyện ngắn viết về cuộc sống hoang sơ, rừng rú của người dân miền núi và hình ảnh các chiến sĩ công an dũng cảm, kiên cường trên mặt trận đấu tranh chống các loại tội phạm đã khẳng định tài năng, tâm huyết của nhà văn và góp phần làm cho bức tranh hiện thực cuộc sống được phản ánh trong nền văn học hiện đại Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng. Những truyện ngắn thuộc nhóm thứ hai, đề tài chủ yếu là đời sống thành thị trong sự thay đổi mạnh mẽ của đất nước sau chiến thắng 1975. “Đây là mảng truyện ngắn đã đặt Ma Văn Kháng vào đội ngũ những cây bút đang có nhiều đóng góp to lớn vào việc đổi mới nền văn xuôi nghệ thuật của dân tộc. Đưa truyện ngắn xích lại gần tiểu thuyết là nét đổi mới quan trọng bậc nhất mà ta có thể tìm thấy trong sáng tác của Ma Văn Kháng và nhiều cây bút khác.” [38]. Nhóm đề tài này bao gồm các tập truyện được tuyển chọn, xuất bản trong những năm gần đây như: Cỏ dại, Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, Một chiều giông gió… 1.2. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi nhân vật chính là linh hồn làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng bạn đọc. Nhà văn sáng tạo 7 nhân vật là để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người, một vấn đề nào đó của hiện thực. Thế giới nhân vật trong các sáng tác của Ma Văn Kháng đa hình đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều dáng vẻ, mỗi cá nhân một tính cách, một số phận không ai giống ai. Cả đời cầm bút, nhà văn có cả chục cuốn tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, nhưng nhân vật trong thế giới văn chương của ông không hề bị lặp lại, không gây sự nhàm chán trong lòng độc giả. Mỗi sáng tác của Ma Văn Kháng lại là một sự khám phá về con người trong đời sống hiện đại. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Ma Văn Kháng, về thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông. Tuy nhiên những công trình đó lại tập trung chủ yếu vào các cuốn tiểu thuyết để đời của ông. Vì vậy mảng truyện ngắn chưa thực sự được giới phê bình và nghiên cứu văn học chú ý nhiều. Đặc biệt là những tập truyện ngắn được các nhà xuất bản chú ý và tuyển chọn gần đây (10 năm trở lại đây) của ông (Trốn nợ- 2008, Mùa thu đảo chiều- 2012, San Cha Chải- 2013) Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng là một yêu cầu nghiên cứu toàn diện đối với hiện tượng văn học, điều này thực sự sẽ tạo ra những hướng tiếp cận mới, sâu và có hiệu quả đối với thế giới nghệ thuật phong phú và đầy bí ẩn. 1.3.Vì vậy mà luận văn này chúng tôi tâp trung vào thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng trong các tập truyện Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải. Đây là ba tập truyện ngắn để lại trong tâm hồn người đọc nỗi nhức nhối khôn nguôi về sự “hồi tổ”, “lộn giống” cùng “bản tính của đời sống rừng rú” ở miền biên ải cũng như những chuyện đời thường về cuộc sống của những con người thành thị hôm nay, rồi cả những câu chuyện trên mặt trận chống tội phạm của các chiến sĩ công an gan dạ, kiên cường. 8 Tìm hiểu về truyện ngắn của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy đa số các nhà nghiên cứu chủ yếu tiếp cận từ góc độ tiểu sử - cuộc đời, thể loại để đi vào thế giới nghệ thuật, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu về thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải một cách toàn diện. Xuất phát từ tình cảm yêu mến các tác phẩm của Ma Văn Kháng và mong muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định về tài năng của ông khi xây dựng thế giới nhân vật trong truyện ngắn gần đây nhưng trong khuôn khổ của bài viết có hạn, chúng tôi xin chỉ dừng lại ở khía cạnh nhỏ, tìm hiểu các kiểu loại nhân vật, đánh giá nghệ thuật xây dựng Thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng trong các tập truyện ngắn gần đây (Trốn nợ2008 ; Mùa thu đảo chiều-2012 và San cha chải-2013), với hy vọng sẽ hé mở ra được nhiều điều lý thú trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của ông. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhà văn Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh ra tại Hà Nội nhưng ông lại có duyên nợ với miền núi Tây Bắc. Hồi ấy, cậu học sinh Đinh Trọng Đoàn mới ngoài hai mươi tuổi, sau khi tốt nghiệp trung cấp Sư phạm, xung phong lên dạy học ở Lào Cai. Lý tưởng thời đại giục giã, cộng với lòng say mê văn học, cậu hăm hở đi vào vùng đất hoàn toàn mới lạ. Phải có ý chí mạnh mẽ, con người mới tự nguyện rời khỏi tổ ấm quen thuộc có ánh đèn điện, có nước máy để đến sinh sống ở những nơi heo hút, “có sự tương hợp giữa sự thành nhân và đắc đạo văn chương” (Ma Văn Kháng). Chặng đường mấy chục năm qua của ông đã chứng minh cho sự tương hợp ấy. Tự rèn luyện mình để viết văn. Viết văn để rèn luyện mình. Chu kỳ chuyển đổi đó không ngừng vận hành trong cuộc sống hàng ngày của ông. Cậu học trò Đinh Trọng Đoàn ngơ ngác đã trở thành 9 nhà văn Ma Văn Kháng được bạn đọc mến mộ. Nhiều tác phẩm với đề tài miền núi trong thời kỳ ở Lào Cai đã góp phần làm nên tên tuổi ông. Ma Văn Kháng có nhiều tiểu thuyết viết vào thập niên 80 từng gây xôn xao dư luận và cho đến nay vẫn thu hút độc giả như Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989)…, nhưng Ma Văn Kháng thực sự đặc sắc ở thể loại truyện ngắn. Tập truyện Ngày đẹp trời (1986) đánh dấu bước chuyển mình, đến tập Heo may gió lộng (1992), truyện ngắn Ma Văn Kháng đã thật sự chinh phục được người đoc. Với thể loại này, tác giả quan tâm đến con người không chỉ trên bình diện đời sống chính trị tư tưởng mà còn mở ra cái nhìn có tính toàn vẹn hơn, tiếp cận con người trên nhiều bình diện nhân bản khác. Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng Ma Văn Kháng dành toàn bộ sự chú ý của mình vào việc khám phá những con người trên nhiều bình diện khác nhau với “cái nhìn không xuôi chiều”. Khi thể hiện con người, nhà văn đã đạt tới độ sắc sảo về nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật. Đã có không ít các bài báo, công trình nghiên cứu đề cập đến một số phương diện trong sáng tác của Ma Văn Kháng mà ta không thể quên được của các tác giả như: Nguyễn Văn Toại, Nguyễn Nguyên Thanh, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Đăng Điệp, Trần Bảo Hưng, Nguyễn Thị Huệ…: Phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng, cảm hứng nghệ thuật, hình tượng nhân vật người phụ nữ, nhân vật trí thức, đặc điểm tiểu thuyết… trong bài viết “Đọc các sáng tác miền núi của Ma Văn Kháng – nghĩ về trách nhiệm của nhà văn trước một đề tài lớn” của Nguyễn Văn Toại (Tạp chí văn học, số 05 – 1985). Tác giả chủ yếu đánh giá, phản ánh cuộc sống mới, con người mới ở miền núi của nhà văn. Đáng lưu ý khi tác giả phát hiện: “Truyện ngắn Ma Văn Kháng giàu tứ và tình…”. 10 Nguyễn Nguyên Thanh khi tiếp cận truyện ngắn Ngày đẹp trời cũng chỉ ra đặc điểm nhân vật thường thấy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, đó là: “người tốt cứ tốt, kẻ xấu cứ xấu, người hy sinh cứ tiếp tục hy sinh cho kẻ khác vụ lợi tiếp tục sống trên dư thừa và may mắn…”. Phê bình về tập truyện Ngày đẹp trời, tác giả Bùi Việt Thắng phát hiện ra tính chất dự báo những vấn đề cốt yếu của cuộc sống, khai thác những chuyện đời thường, “Ma Văn Kháng đã khéo léo khai thác những chuyện đời thường mà không rơi vào tầm thường vô vị… Mỗi truyện ngắn viết ra như một nhát cắt ngang sắc gọn làm nổi rõ hình hài đời sống trong những hình thái phong phú phức tạp của nó”. Tác giả Nguyễn Đăng Điệp nhận xét về Đầm sen là “đời thường, đầy ắp hơi thở của sự sống, nhân vật phụ nữ đời hơn cả”. Lúc này, giọng điệu của Ma Văn Kháng cũng rất khác trước, cái giọng điệu rất riêng của Ma Văn Kháng khiến cho tác giả rất “mê cái giọng ấy”, bởi nó “không còn thơ như cái thuở “Đồng bạc trắng hoa xòe”. Nó “tưng tửng, điềm đạm, khách quan”, nó “vượt qua cái vụn vặt theo lối kể lể” để “chạm đến một vấn đề khác lớn lao hơn”. Đọc Heo may gió lộng, tác giả Trần Bảo Hưng cho đó là “lối viết đượm tình yêu thương, thế giới tâm linh huyền bí với những nghiệp căn số mệnh”. Còn tác giả Nguyễn Thị Huệ trong bài viết của mình cho rằng khi viết về cuộc sống, “Ma Văn Kháng đã nhìn thẳng vào sự thật”, “một hiện thực phong phú nhưng ngổn ngang, bề bộn, phải trái trắng đen lẫn lộn, xen cài trong biết bao là biến động”. Về nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã chuyển từ cái nhìn “sử thi” sang cái nhìn “tiểu thuyết” nhằm tiếp cận đời sống ở bình diện thế sự, quan tâm đến con người cá nhân “ở nhiều chiều, nhiều bình diện xuất phát từ cái nhìn nhân đạo về con người”. Cái nhìn toàn diện về truyện ngắn Ma Văn Kháng phải đến năm 1999 với các tác giả Lã Nguyên, Nguyễn Ngọc Thiện, Phong Lê… Họ có những nhận xét, bài viết sâu sắc về văn xuôi Ma Văn Kháng: 11 Tác giả Lã Nguyên trong “Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn” phát hiện truyện ngắn Ma Văn Kháng ở các cấp độ: “Những truyện ngắn thể hiện cái nhức nhối xót xa, giận mà thương cho sự hoang dã, mông muội của những kẻ chưa thành người và những kẻ không được làm người” gắn với đề tài miền núi trong sáng tác của nhà văn, những truyện ngắn thể hiện “những cảm khái thành thị với nhịp sống hiện đại nghiêng về tình người nhân văn” gắn với đề tài thành thị, và những truyện có tính dục trào lộng . P.G.S- T.S Nguyễn Ngọc Thiện - một người bạn mà gần như tác phẩm nào của Ma Văn Kháng cũng đọc đã nói: “ Chả lúc nào ông ấy không có truyện trong ngăn kéo đâu, cứ đến xin khéo may là được đấy”. Nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện bàn nhiều về đời sống tâm linh bí ẩn để đặt con người đúng chỗ trên trần thế, về dục vọng như một thuộc tính của con người trong tryện ngắn của Ma Văn Kháng. Năm 2008 tập truyện mới của Ma Văn Kháng có tên Trốn nợ (NXB Phụ nữ, 2008) ra đời. Trốn nợ là chủ đề của cuộc hội thảo tại trụ sở hội nhà văn Việt Nam- cuộc hội thảo nằm trong khuôn khổ hoạt động của lớp bồi dưỡng lí luận phê bình khoá I do trung tâm bồi dưỡng viết văn tổ chức. Tại hội thảo này, T.S Nguyễn Thanh Tú đã khẳng định: “Ma Văn Kháng vẫn viết những điều mình biết và chiêm nghiệm, ngồn ngộn những chi tiết”. Nhà phê bình Văn Vinh đánh giá “Ma Văn Kháng thể hiện một bút lực sung mãn, cường tráng”. Nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan cho rằng: “Hầu hết các tác phẩm đều gói chặt vào những không gian nhỏ bé, để lại dư vị bức bối. Có một thế giới cũ kĩ đang bàng hoàng trước những đổi thay của cuộc sống”. Trong buổi giao lưu với nhà văn Ma Văn Kháng và giới thiệu tập truyện ngắn mới nhất Mùa thu đảo chiều (NXB Văn hóa- Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2012), nhà phê bình Bùi Việt Thắng chia sẻ niềm vui, lòng kính trọng với nhà văn qua những câu chuyện nghề, chuyện đời rất thú vị. Viết về 12 cuốn Mùa thu đảo chiều nhà phê bình nhận định “mười hai truyện trong Mùa thu đảo chiều không ghi ngày tháng ở cuối như một dấu hiệu khẳng định của nhà văn về những câu chuyện mình kể với độc giả là chuyện muôn thuở, chuyện của quy luật muôn đời, chuyện của nhân tình thế thái từ xưa tới nay… Ma Văn Kháng là nhà văn luôn cố gắng nhìn con người từ bên trong con người nói cách khác là từ tính người nhìn ra tính xã hội của nhân vật”. Nhà giáo Khánh Tình thấy tác phẩm của nhà văn có những điển hình tột độ, nghệ thuật diễn đạt tinh vi, kì diệu…đem lại cho người đọc nhiều tình cảm, suy nghĩ, thúc đẩy con người hướng tới chân lý và cái đẹp. Như vậy nghiên cứu về sáng tác truyện ngắn Ma Văn Kháng đã có một quá trình lịch sử từ những nhận định riêng lẻ trên các tờ báo, đến những bài viết công phu, những tham luận có giá trị tại các hội thảo, tất cả đều tập trung khám phá sức sáng tạo dồi dào của truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1986. Ông đã chuyển đổi từ cách viết tư duy sử thi sang đời tư thế sự với những vấn đề nổi cộm về dòng đời, mạch sống, về luân lí đạo đức và giá trị con người trong vòng quay cổ điển của cuộc sống hiện đại. Những năm gần đây xuất hiện một số đề tài Khoa học ngữ văn nghiên cứu về Ma Văn Kháng như: Thi pháp truyện ngắn Ma Văn kháng ( luận văn thạc sĩ của Nguyễn Tiến Lịch, ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007); Nghệ thuật tự sự trong sáng tác Ma Văn Kháng (luận án của nghiên cứu sinh Đỗ Phương Thảo, ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2008); Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới (luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hồng Thắm, ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2013)…. Trên đây là những công trình khoa học có giá trị, dù mới chỉ dừng lại ở nghệ thuật sáng tác của Ma Văn Kháng nhưng sẽ là những gợi ý quý báu cho chúng tôi tiếp cận truyện ngắn của Ma Văn Kháng trong luận văn này. 13 Tuy nhiên, những bài nghiên cứu, đánh giá, bài viết này có quy mô vừa và nhỏ, chưa đi sâu, cụ thể. Việc tìm hiểu thế giới nhân vật – một trong những yếu tố phong phú, đa dạng tạo nên sức hấp dẫn trong truyện ngắn Ma Văn Kháng lại chưa được đề cập đầy đủ và khai thác ở mức độ sâu sắc cần có, đặc biệt là thế giới nhân vật trong Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải. Vì vậy thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn Ma Văn Kháng vẫn còn là khoảng lặng đang nằm trong sự chờ đợi, và lẽ đương nhiên nghiên cứu thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải thì còn mờ nhạt và chưa hệ thống. Đây chính là vấn đề mà chúng tôi quan tâm tìm hiểu trong luận văn này - Thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây của Ma Văn Kháng (Trốn nợ-2008; Mùa thu đảo chiều-2012; San Cha Chải-2013). 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Sự phong phú của các loại nhân vật trong các tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải - Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn chủ yếu qua ba tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải - Ma Văn Kháng. - Đối chiếu, so sánh với một số tác phẩm tiêu biểu khác của nhà văn và các tác giả cùng thời khác. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp nghiên cứu văn học sử về tác giả 14 - Phương pháp so sánh - đối chiếu - Phương pháp phân loại - thống kê - Phương pháp phân tích - tổng hợp để làm rõ đặc sắc thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải của Ma Văn Kháng và thấy được vị trí của nhà văn trong sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam đương đại. 5. Cấu trúc của luận văn - Mở đầu - Nội dung chính: gồm 3 chương + Chương 1: Khái lược chung về nhân vật văn học và quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Ma văn Kháng + Chương 2: Các kiểu nhân vật trong các tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải của Ma Văn Kháng + Chương 3: Nghệ thuật thể hiện thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải của Ma Văn Kháng - Kết luận - Tài liệu tham khảo 15 CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA MA VĂN KHÁNG 1.1. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 01 tháng 12 năm 1936, tại Sơn Tây, trong một gia đình quê ở làng Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 1954, ông tốt nghiệp trường trung cấp sư phạm ở khu học xá Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, tình nguyện lên miền núi Lào Cai dạy học. Ông đã dâng hiến tuổi trẻ của mình cho vùng đất biên cương của Tổ quốc. Đến năm 1961, ông về Hà Nội học Đại học Sư Phạm Hà Nội I. Năm 1963, ông trở lại Lào Cai, dạy môn ngữ văn và làm hiệu trưởng trường cấp ba. Ở đây, Ma Văn Kháng vừa dạy học vừa viết văn. Mảnh đất Tây Bắc là chân trời còn hoang sơ, là không gian đặc biệt đem đến cho Ma Văn Kháng nhiều điều mới mẻ thôi thúc ông viết. Năm 1967, Ma Văn Kháng nhận được quyết định về làm thư kí riêng cho Bí thư tỉnh ủy Lào Cai rồi làm báo Lào Cai. Sau hơn hai mươi năm làm nghề da ̣y ho ̣c , làm báo ở miề n ngươ ̣c , từ 1976, Ma Văn Kháng về xuôi , số ng giữa thủ đô , chính thức làm nghề viết . Trung tâm kinh tế , văn hóa , chính trị sau chiế n tranh và đế n thời đổi mới có biết bao diễn biến sôi động và phức tạp trong vấ t vả nho ̣c nhằ n mà dũng cảm đi lên , khơi gợi bao nhiêu vấn đề mới của cuộc sống chốn thành thị cho tác giả. Nhà văn còn có dịp đi thực tế nhiều vùng miền trong cả nước, đắ m mình vào hiện thực ngổn ngang, xô bồ , hỗn ta ̣p với cả hai mă ̣t , trong sự giằ ng co , tranh chấ p tić h cực và tiêu cực để vươn lên với thời cuô ̣c mới. 16 Không chỉ là một nhà giáo mẫu mực, một tài năng nghệ thuật dồi dào, Ma Văn Kháng còn đảm nhận vai trò là một người quản lí như Phó Giám đốc NXB Lao động, Tổng biên tập tạp chí văn học nước ngoài, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam… Cuộc đời vất vả, nhiều trải nghiệm của nhà văn đã để lại dấu ấn trên những trang văn đậm chất nhân văn, giàu giá trị tư tưởng về cuộc sống, đặc biệt là thế giới nhân vật, nhiều loại người, kiểu người khác nhau.Vố n số ng trước kia và trải nghiệm hiê ̣n nay tổ ng hơ ̣p thành kho tri thức đồ sô ̣ , tạo nên chấ t liê ̣u số ng đô ̣ng, phong phú cho văn chương . Cố t cách cũng là nhân cách, nhà văn lên tiếng : “Số ng đã rồ i haỹ viế t” [26]. Không ai dám nói là số ng đủ . Bởi còn phải số ng với cuô ̣c đời thiên biế n va ̣n hóa – Nhưng nhà văn là người số ng kỹ lưỡng, số ng thực, số ng hế t miǹ h trong mỗ i khoảnh khắ c của thời gian vô tâ ̣n. Đặc biệt, theo nhà văn , sống là phải mở lòng mình ra, phải lặn ngụp tới đáy cuô ̣c số ng đi đế n tâ ̣n cùng thế giới tâm hồ n , phải thấm thía nỗi đau nhân tin ̀ h thế thái . Ai đó đã nói , đa ̣i ý : trong tấ t cả tác phẩ m , chỉ có mỗi nhà văn, chỉ còn lại nhà văn . Tấ t cả nhân vâ ̣t không kể trong hồ i ký - tự truyê ̣n , tiể u thuyế t tự truyê ̣n, còn lại đều là cái tôi, bóng hình của chính tác giả. Có tin yêu, tự hào , hãnh diện, cũng kiêu hùng , oai vũ nhưng có cả băn khoăn , bức xúc, thâ ̣m chí xót xa, tiế c nuố i, ngâ ̣m ngùi, tức giâ ̣n và căm ghét nữa… Rồ i cả mă ̣c cảm cô đơn xen lẫn khoái cảm hồ n nhiên , hồ i hô ̣p, ngỡ ngàng… Nghiã là số ng với nhân vâ ̣t đến tận cùng đáy tâm hồn . Từ trải nghiê ̣m đời la ̣i có thêm trải nghiệm viết, mô ̣t trải nghiê ̣m kép ta ̣o nên vố n số ng của nhà văn. Ma Văn Kháng làm nên miǹ h còn nhờ vố n văn hóa – văn hóa hiể u theo nghĩa rộng – không chỉ là chữ nghĩa nhà trường mà là những tri thức, kiế n văn lớn rô ̣ng bao la của cuô ̣c đời. So với nhiề u bâ ̣c đàn anh , phải nói rằng nhà văn được đào tạo bài bản . Nhà trường Sư phạm trung cấp và đại học tạo cho ông một cái vốn cơ bản 17 , khá vững chắc để có được hiểu biết cần thiết về văn học cổ kim, đông tây. Rồ i trường viế t văn , bồ i dưỡng thêm tri thức về nghề nghiê ̣p . Có nhiều cái may lớn nữa. Làm biên tập và tổng biên tập các báo, nhà xuất bản giúp cho ông rèn giũa văn chương làm người đọc chuyên nghiệp về câu chữ , yêu cầ u nghiêm ngă ̣t về diễn tả , biể u cảm , thể hiê ̣n để đa ̣t đô ̣ cao hàm súc cũng là vẻ đe ̣p văn chương, đòi hỏi mô ̣t tầ m cao về cảm thu ̣ và phân tích . Nhiề u năm phu ̣ trách Tạp chí Văn học nước ngoài lại đưa ông đến nhiều chân trời mới lạ , học tập đươ ̣c thêm tinh hoa văn chương thế giới , những khuynh hướng , những trào lưu hiê ̣n đa ̣i nhấ t , ấy là cái may hiếm có trong đời viết . Đây cũng là cơ hội, là điề u kiê ̣n để bản thân tiế n hành hô ̣i nhâ ̣p văn hóa thế giới trên phương tiê ̣n làm văn. Nhưng tấ t cả chỉ có thể bồ i đắ p cho cái cố t lõi nhân cách văn chương Ma Văn Kháng. Chính đời viế t là sự phát huy năng lươ ̣ng cố t cách ấ y. Cuô ̣c đời thành đa ̣t chiń h vì giữa sự thành “Có sự tương hơ ̣p nhân và đắ c đa ̣o văn chương” như tâm sự của nhà văn . Tích cực nhập cuộc , dấ n thân, Ma Văn Kháng là mô ̣t trong số it́ ỏi chiế n si ̃ “mô ̣t miǹ h mô ̣t ngựa” dáng dấp “oai vũ” , “cô đơn” xung trâ ̣n từ thời trước Đổ i mới . Cũng là một trong những ngọn cờ cách tân văn xuôi hiện đại đang còn tiềm ẩn nhiều xung lực . Tuổ i cao, sức khỏe yếu, cũng chẳng ham hố , cũng không ảo tưởng, nhưng nhà văn phải viết nữa vì niềm đam mê bất tận . Viế t như sự thôi thúc , giục giã của con tim. Viế t như tiế ng go ̣i, yêu cầ u khẩ n thiế t của cuô ̣c số ng. Về quá trình sáng tác, không giống những nhà văn cùng thời, Ma Văn Kháng đến với văn chương chuyên nghiệp khá muộn. Nhưng tình yêu đối với văn chương thì có từ thời trung học. Sau khi tốt nghiệp trường trung cấp Sư phạm, Ma Văn Kháng xung phong lên Lào Cai dạy học. Mảnh đất xa xôi, hoang sơ này là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của nhà văn. Ma Văn Kháng bắt đầu viết những trang viết đầu tiên về con người miền núi trong những ngày xây dựng cuộc sống mới, đấu tranh chống bọn thổ 18 ty, chúa đất, phục vụ kháng chiến. Sau truyện ngắn đầu tay Phố cụt (năm 1961), người đọc biết đến tên tuổi nhà văn với Xa phủ (năm 1969), Mùa mận hậu (năm 1972)… Song Ma văn Kháng không bằng lòng với chính mình, ông tìm đến với những tiểu thuyết và Đồng bạc trắng hoa xòe được ông khởi thảo vào năm 1972. Những năm đầu trở về Hà Nội (năm 1976), Ma Văn Kháng tiếp tục đề tài miền núi với các truyện ngắn Vệ sĩ của quan châu, Hoa gạo đỏ… và tiểu thuyết Vùng biên ải (1983), Trăng non (1984), … Cũng từ đây, nhãn quan nghệ thuật của ông còn hướng đến thế sự, đời tư ở thành thị. Tác phẩm đáng chú ý là tiểu thuyết Mùa là rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989)… . Từ khi về Hà Nội, quan niệm sáng tác của nhà văn có sự thay đổi. Những thay đổi trong cái nhìn về hiện thực và con người đã tạo ảnh hưởng nhất định đến đổi mới quan niệm nghệ thuật của tác giả “Văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hớt lấy cái váng bọt nổi trên bề mặt của ngoại vật”[17]... Ma Văn Kháng đã đem đến cho văn đàn Việt Nam mấy chục năm qua những dấu ấn đậm nét. Nhiều tác phẩm của ông ngay khi ra đời đã có tiếng vang trong đời sống văn chương và ít bị hao hụt theo thời gian bởi tính nhân văn sâu sắc. Ma Văn Kháng còn viế t phê biǹ h , tiể u luâ ̣n . Nhà văn cũng đọc tác phẩ m của ba ̣n viế t . Đó cũng là “mô ̣t cửa sổ nhiǹ ra thế giới” v ăn chương. Rải rác qua sáng tác và phê bình , tiể u luâ ̣n, Ma Văn Kháng đã phát biể u nhiề u về quan niê ̣m viế t, quan niê ̣m nghê ̣ thuâ ̣t bô ̣c lô ̣ lý tưởng thẩ m mỹ, tư tưởng nghê ̣ thuâ ̣t. Điề u đó còn thể hiê ̣n triǹ h đô ̣ , tâm huyế t nghề nghiê ̣p cũng là nhân cách, bản lĩnh của nhà văn . Các bài tiểu luận, bút ký về nghề văn của ông bước đầu được tổng hợp vào cuốn Phút giây huyền diệu. 19 Ma Văn Kháng tự phòng vê ̣ miǹ h bằ ng mô ̣t triế t lý : “Số ng còn để mang thương tích” đâu chỉ “để ra lô ̣c, ra hoa”. Ma Văn Kháng là nhà văn có ba ̣n đo ̣c rô ̣ng raĩ , là người cầm bút được mệnh danh là “người khuấy động văn đàn Viê ̣t Nam hiê ̣n đa ̣i” (Lưu Khánh Thơ ), ra tác phẩ m nào cũng gây đươ ̣c xôn xao, gây “số t”, gây “số c” trong, ngoài văn giới. Đó là mô ̣t thứ “quyề n uy” rấ t đáng yêu mà nhà văn ta ̣o dựng đươ ̣c bằ ng cả nhân cách và đời viế t . Tâm sự về nghề văn, Ma Văn Kháng cho rằng: “Viết văn là một công việc quá khó khăn, ở ngoài sự cố gắng, ở trên sức người. Từ truyện ngắn Phố Cụt đầu tay in trên báo Văn học tháng 3.1961 tới nay đã mấy chục năm trong nghề, vậy mà bây giờ, hễ cứ cầm bút viết là lại thấy bồi hồi, run rẩy như trẻ nhỏ tập đi những bước đầu; thật hoang mang và lo sợ”. Như vậy mới thấy rằng trong rất nhiều thứ lao động trên đời thì dường như không có lao động nào “khổ sai” bằng lao động nhà văn. Sự nghiệp sáng tạo của Ma Văn Kháng đã tạo ra một trường lực hấp dẫn và nhất quán, bởi giọng điệu riêng ẩn chứa vô vàn những lớp sóng ngầm và một thứ ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế. Nếu muốn tìm đến sự phong phú của ngôn ngữ tiếp cận được với đời sống đương đại cần phải đọc Ma Văn Kháng. Dẫu là quen hoặc lạ, chữ nghĩa khi đã qua tay ông là cứ ánh chói lên cái nội lực bên trong của nó. 1.2. Khái niệm nhân vật văn học Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống với đối tượng trung tâm là con người qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học có viết: “Nhân vật văn học là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người…” [2, tr241] 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan