Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thế giới nghệ thuật trong thơ nguyễn đức mậu...

Tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật trong thơ nguyễn đức mậu

.PDF
97
144
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRẦN THỊ BÍCH NGỌC TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN ĐỨC MẬU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRẦN THỊ BÍCH NGỌC TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN ĐỨC MẬU. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 602234 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Dục Tú HÀ NỘI - 2013 1 MỤC LỤC: A. Phần mở đầu: ..........................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề: ........................................................................................................4 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: .............................................................................6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu:........................................................................................7 5. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn: ............................................................7 6. Cấu trúc luận văn: ...................................................................................................7 B. Phần nội dung: ........................................................................................................9 CHƢƠNG I: THƠ NGUYỄN ĐỨC MẬU TRONG HÀNH TRÌNH THƠ ...............9 VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ...............................................................................................9 1.1: Phác thảo diện mạo thơ kháng chiến chống Mĩ : ..............................................9 1.3. Hành trình sáng tác thơ của Nguyễn Đức Mậu: ..............................................14 1.3.1: Thơ ngƣời ra trận ( NXB Quân đội nhân dân 1971) .................................16 1.3.2. Cây xanh đất lửa: ( NXB Văn học -1973) ................................................18 1.3.4: Trƣờng ca sƣ đoàn: ( NXB Quân đội nhân dân-1980) .............................20 1.3.5. Hoa đỏ nguồn sông ( NXB Tác phẩm mới- 1987)....................................21 1.3.6: Bão và sau bão ( 1994) .............................................................................23 1.3.7: Cánh rừng nhiều đom đóm bay: ..............................................................23 CHƢƠNG II: THẾ GIỚI HIỆN THỰC TRONG THƠ NGUYỄN ĐỨC MẬU. .....25 2.1. Cảm hứng về thực tại chiến tranh của đất nƣớc. .............................................25 2.1.1. Hình ảnh đất nƣớc. ....................................................................................25 2.1.2. Hình ảnh ngƣời lính. .................................................................................31 2.1.2. Hình ảnh nhân dân. ...................................................................................37 2.2: Kí ức về chiến tranh trong cuộc sống hòa bình: .............................................40 2.3 Cảm hứng từ cuộc sống đời thƣờng: ................................................................49 2.3.1. Đất nƣớc, quê hƣơng, thiên nhiên thanh bình:..........................................49 2.3.2. Những ngƣời thân yêu. .............................................................................54 2 CHƢƠNG III: NHỮNG PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO TRONG THƠ NGUYỄN ĐỨC MẬU. ....................................................................................66 1. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ. .................................................................................66 2. Phƣơng thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh: .................................................72 3. Giọng điệu thơ. ......................................................................................................77 4. Thể thơ: .................................................................................................................83 C. PHẦN KẾT LUẬN: .............................................................................................91 DANH MỤC THAM KHẢO: ...................................................................................93 3 A. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc đã khơi nguồn cảm hứng cho thơ, lôi cuốn một lực lƣợng sáng tác đông đảo . Các thế hệ làm thơ cùng có mặt bên nhau trong trận tuyến đánh Mỹ. Lớp lớp nhà thơ trƣởng thành từ trƣớc cách mạng tháng Tám nâng cao tầm tƣ tƣởng, phong phú kinh nghiệm, trẻ trong tâm hồn, khỏe trong sức viết đã khẳng định đƣợc hƣớng đi và “ truyền lửa” cho thế hệ sau. Tiếp nối thế hệ đi trƣớc là lớp nhà thơ trẻ trƣởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Những con ngƣời ấy, trƣớc khi làm thơ, trong khi làm thơ, đều là những ngƣời lính, hoặc tình nguyện sống nhƣ những ngƣời lính chống Mỹ. Điều đáng quý là thế hệ nhà thơ này đã nhận thức sâu sắc sứ mệnh lịch sử lớn lao của thế hệ mình, chọn một con đƣờng đi cho mình trong nhịp sống cuồn cuộn của dân tộc thời đánh Mỹ. Họ mang đến sự đông vui cho cả nền thơ bằng tiếng nói sôi sục, mới mẻ, lạc quan và tràn đầy sức sống của một dân tộc dám “ xẻ dọc Trƣờng Sơn đi cứu nƣớc”. Nét đặc sắc ấy khác hẳn với “ cái tôi” tiểu tƣ sản của điệu nhạc tâm hồn của thơ mới ( 1930-1945), khác với sự tƣơi sáng của cả một quần chúng rộng lớn, hồn nhiên đi làm cách mạng và trở về thắng lợi của giai đoạn ( 1954-1960). Nói cách khác, thơ ca chống Mỹ mang nét mới mẻ, sục sôi- đặc trƣng riêng của lứa tuổi trẻ mà thế hệ nhà thơ trƣớc đó không thể nói thay đƣợc. “ Họ hiểu và nhận thức đúng đắn con đƣờng đi của mình. Vừa cầm súng, vừa cầm bút, họ đã viết về thế hệ của mình một cách trân trọng và rất đỗi tự hào” ( Hữu Thỉnh). Trong tiến trình thơ hiện đại, thơ chống Mỹ giống nhƣ một dàn đồng ca, một dàn hợp xƣớng lớn bởi nó đƣợc sinh thành trong một bối cảnh tinh thần đặc biệt “ những năm tháng đất nƣớc có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt” ( Chế Lan Viên) và khi nhà thơ “tự hát” thì cũng ý thức đƣợc “ nhƣng giọng anh đơn lẻ - sánh sao bằng đồng ca”. Tuy thế, trong dàn hợp xƣớng của cả nền thơ, ngƣời ta vẫn nhận ra nhiều chất giọng khác nhau, nhiều phong cách và thế giới nghệ thuật riêng của một số nhà thơ tiêu biểu: Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Hoàng Nhuận Cầm, Lê Anh Xuân…. Với mỗi tác phẩm của họ, ta nhƣ nhận 4 ra một phong cách riêng, một gƣơng mặt riêng, một dấu ấn riêng của mỗi nhà thơ – mỗi ngƣời nghệ sĩ. Là một trong số những nhà thơ trƣởng thành và lăn lộn nhiều năm ở các chiến trƣờng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, “ đôi tay cầm súng và bản thảo trên lƣng”, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã tạo dựng cho mình một phong cách riêng và một thế giới nghệ thuật trong thơ vô cùng rõ nét, đóng góp quan trọng vào thành công của nền thơ ca thế hệ chống Mỹ. Thơ ông vừa giản dị, chân thành, trải nghiệm và sâu lắng, ấn tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời đọc về một nhà thơ có phong cách và tâm hồn thi sĩ nhạy cảm. Tìm hiểu về Nguyễn Đức Mậu, tôi lựa chọn cách tiếp cận, nghiên cứu về thế giới nghệ thuật độc đáo trong thơ ông, cũng nhƣ làm sáng tỏ nguồn cảm hứng cùng những nét đặc sắc nghệ thuật độc đáo trong các tác phẩm của ông. Bên cạnh đó, xuất phát từ quan niệm Thi pháp học cho rằng “ hình thức nào cũng mang một nội dung nhất định và nội dung nào cũng nằm trong một hình thức cụ thể”, càng thôi thúc tôi khai thác đề tài này. Với cá nhân tôi, đây là một cơ hội đào sâu, mở rộng và tìm hiểu về tiếng thơ Nguyễn Đức Mậu. Qua đó góp phần làm sáng tỏ phần nào nét đặc sắc về thế giới nghệ thuật trong thơ và tài năng của “ nhà thơ áo lính” này. 2. Lịch sử vấn đề: Trên tinh thần tiếp thu những quan niệm về phong cách thơ, chúng tôi đi sâu tìm hiều về thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Đức Mậu- một gƣơng mặt tiêu biểu trong thơ ca chống Mỹ và thơ Việt Nam hiện đại. Thơ ông không chỉ thành công khi viết về chiến tranh mà còn đạt đến độ chín trong suy tƣ cảm xúc giữa bộn bề đời thƣờng nơi cuộc sống thanh bình. Thơ Nguyễn Đức Mậu dù ra đời trong hoàn cảnh nào, thời gian nào cũng đƣợc độc giả khá chú ý, đón nhận. Số lƣợng bài phê bình thơ Nguyễn Đức Mậu chƣa nhiều nhƣng đã phác họa đƣợc chân dung của nhà thơ và đánh giá, ghi nhận những thành công đáng khích lệ của ông: Vũ Quần Phƣơng đã có nhận xét về thơ Nguyễn Đức Mậu ở hai thời kì trƣớc và sau chiến tranh: "Cuộc sống ở chiến trƣờng vô cùng phong phú, Nguyễn Đức Mậu kiên trì tạo ra những bức tranh miêu tả, với nhiều chi tiết cụ thể độc đáo, chỉ 5 có những cây bút sống ở chiến trƣờng mới dễ có các chi tiết ấy" [23;3] và " Nguyễn Đức Mậu vốn mạnh về tình cảm, xúc cảm. Ông đã phát huy đúng sở trƣờng của mình. Tình cảm của ông thấm thía hơn, sâu sắc hơn theo năm tháng từng trải của đời ông[ 34;3]. Hơn thế nữa, Vũ Quần Phƣơng đã khẳng định rằng: dù thời điểm nào, phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu vẫn sáng lên đặc sắc của một nhà thơ mặc áo lính giàu tình cảm, đôn hậu. Giáo sƣ Nguyễn Đăng Mạnh đã bày tỏ sự cảm phục một tài năng thơ và nhấn mạnh “ thơ ông là thơ của một tấm lòng sâu sắc đầy rung cảm và những xúc động nội tâm- một tiếng thơ hết sức chân thành”, [2;34] Tác giả Trần Đăng Suyền lại có sự nhận xét về một khía cạnh khác trong thơ Nguyễn Đức Mậu “ sự nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình, đan xen nhiều thể thơ trong trƣờng ca nhằm mở rộng hiện thực, tăng cƣờng tính chính luận, triết lý trong thơ”, Các nhà nghiên cứu nhƣ GS Mã Giang Lân, Bích Thu, Lƣu Khánh Thơ lại nhắc đến ông nhƣ một trong những hiện tƣợng tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Mỹ và phân tích một số phƣơng diện trong đặc điểm thơ Nguyễn Đức Mậu, hay nhƣ nhà thơ Trần Mạnh Hảo, Võ Văn Trực lại khẳng định “ Chiến tranh đã qua rất lâu nhƣng thơ ca Nguyễn Đức Mậu chƣa có một ngày bình yên. Hầu nhƣ trái tim ông đã biến thành quả bom kí ức đêm đêm ném xuống trang bản thảo tất cả nỗi đau chƣa nguôi ngoai của chiến tranh, khiến các con chữ bị thƣơng nghiêng ngả”[21;56].. Nói cách khác nhƣ Trịnh Thanh Sơn, sự dằn vặt với quá khứ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu dai dẳng và săn sâu nhƣ " những ám ảnh hóa thạch"- " hóa thạch máu và nƣớc mắt của cả một dân tộc đã vùng lên, giữ vững nền độc lập, tự do cho đất nƣớc" [66;34] Một số tác giả lại đi sâu phân tích những hình tƣợng nghệ thuật độc đáo của thơ Nguyễn Đức Mậu nhƣ: tác giả Nguyễn Văn Long, nhà thơ Phạm Hổ cùng chung sự yêu mến với hình tƣợng: ngƣời lính, tác giả Nguyễn Thanh Tú với hình tƣợng Đất… đã nhắc đến Nguyễn Đức Mậu nhƣ là một trong những hiện tƣợng tiêu biểu của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ 6 Và bản thân nhà thơ cũng đã từng bộc bạch: " Kỉ niệm về cuộc sống chiến đấu nơi chiến trƣờng đã để lại dấu ấn sâu sắc không thể nhạt phai trong tôi. Nghĩ đến cái chết của đồng đội nhƣ là sự thôi thúc của lƣơng tâm". Chiến tranh đã chạm khắc rất sâu trong cảm xúc và tƣ duy của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu, trở thành một đặc điểm riêng trong phong cách thơ. Nhƣ vậy, qua việc tìm kiếm, nghiên cứu tƣ liệu, khảo sát các bài viết, nghiên cứu về thơ Nguyễn Đức Mậu, cá nhân tôi nhận thấy đã có nhiều bài tiếp cận nghiên cứu thơ ông bằng nhiều cách khác nhau, làm sáng tỏ những vấn đề khác nhau, đa dạng và đa chiều nhƣng thực sự phần lớn chỉ là những bài viết nhỏ, những nhận xét, đánh giá về một bộ phận trong thơ ông, chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, hoàn chỉnh, mang lại cái nhìn khái quát về thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Đức Mậu. Đó nhƣ là một khoảng trống gợi ý để chúng tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiều về “ Thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Đức Mậu” một cách có hệ thống. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: Với yêu cầu của nội dung đề tài, tôi tập trung vào khảo sát, tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Đức Mậu. Sự tìm hiểu này đƣợc tiến hành dựa trên toàn bộ sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã đƣợc xuất bản, một số bài thơ lẻ, những bài giới thiệu thơ, bài phỏng vấn, tiểu luận phê bình văn học, bài viết đăng các báo, tạp chí gần đây của tác giả. Trong số đó, tôi đặc biệt chú ý đến những tập thơ đã đƣợc ghi nhận bằng những giải thƣởng cao quý, tìm đƣợc chỗ đứng trong trái tim bạn đọc. Những tập thơ đƣợc khảo sát cụ thể gồm: Thơ ngƣời ra trận ( Thơ in chung 1971), Cây xanh đất lửa (1973), Áo trận ( 1976), Mƣa trong rừng cháy ( 1976), Trƣờng ca sƣ đoàn ( Trƣờng ca 1980), Hoa đỏ nguồn sông ( 1987), Từ hạ vào thu ( 1992), Bão và sau bão ( 1994), Cánh rừng nhiều đom đóm bay ( 1998), Bầy chim và lá vàng ( 2004), Mở bàn tay gặp núi ( 2008). Ngoài ra, tác giả Nguyễn Đức Mậu cũng có những đóng góp nhất định ở thể loại truyện ngắn và văn xuôi: Con đƣờng không quên ( truyện ngắn 1984), Tƣớng và lính (1990), Chí Phèo mất tích ( tiểu thuyết 1993). Ở những tác phẩm này, chúng tội không đề cập sâu nhƣng vẫn sử 7 dụng nhƣ một tƣ liệu để đối chiếu và so sánh khi cần thiết để làm rõ hơn nét độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ cùng thời và các nhà thơ thuộc thế hệ đi trƣớc để có sự đối chiếu, nhìn nhận, tìm ra những nét chung, nét riêng độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Những sáng tác này đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo quan trọng để soi sáng, nổi bật vấn đề trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để giải quyết đề tài này, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp tổng hợp tƣ liệu nhằm có cái nhìn khái quát vấn đề. - Phƣơng pháp hệ thống: Ngƣời viết có thể hệ thống đƣợc vế sự hình thành, vận động, phát triển của các yếu tố cấu thành nên phong cách nghệ thuật cũng nhƣ cái nhìn riêng trong thơ Nguyễn Đức Mậu. - Phƣơng pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh: Luận văn tiến hành phân tích những sáng tác cụ thể của Nguyễn Đức Mậu trên nhiều chiều, trong một hệ thống chung của cá nhân nhà thơ và thời đại. Bƣớc nghiên cứu đó đồng thời dựa trên kết quả của sự so sánh thơ Nguyễn Đức Mậu với các thế hệ nhà thơ cùng thời, giữa thơ Nguyễn Đức Mậu ở các chặng đƣờng sáng tác. - Phƣơng pháp lịch sử: Vận dụng phƣơng pháp này để tìm hiểu ảnh hƣởng của hoàn cảnh lịch sử, xã hội và các yếu tố con ngƣời, quê hƣơng…. đối với việc góp phần làm nên một hồn thơ Nguyễn Đức Mậu riêng biệt. 5. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn: - Luận văn là một công trình nghiên cứu về thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Đức Mậu. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này hy vọng sẽ đem đến một cái nhìn khái quát, sâu sắc về diện mạo thơ Nguyễn Đức Mậu. Từ đó, ta thấy đƣợc sự vận động của thơ ông trong tiến trình thơ đồng thời khẳng định những đóng góp của tiếng thơ Nguyễn Đức Mậu đối với nền thơ Việt Nam hiện đại. 6. Cấu trúc luận văn: - Ngoài phàn mở đầu, kết luận và danh sách thƣ mục tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng : 8 * Chƣơng 1: Thơ Nguyễn Đức Mậu trong hành trình thơ hiện đại Việt Nam. 1.1 Phác thảo diện mạo thơ kháng chiến chống Mỹ. 1.2. Diện mạo thơ Việt Nam sau năm 1975. 1.3. Hành trình sáng tác thơ của Nguyễn Đức Mậu. * Chƣơng 2: Thế giới hiện thực trong thơ Nguyễn Đức Mậu: 2.1: Cảm hứng về thực tại chiến tranh của đất nƣớc. 2.1.1. Hình ảnh đất nƣớc. 2.1.2. Hình ảnh ngƣời lính. 2.1.2. Hình ảnh nhân dân. 2.2: Kí ức về chiến tranh trong cuộc sống hòa bình. 2.3: Cảm hứng từ cuộc sống đời thƣờng. 2.3.1: Đất nƣớc, quê hƣơng, thiên nhiên thanh bình. 2.3.2: Những ngƣời thân yêu. * Chƣơng 3: Những phƣơng diện nghệ thuật độc đáo trong thơ Nguyễn Đức Mậu. 1. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ. 2. Phƣơng thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh. 3. Giọng điệu. 4. Thể thơ. C. Kết luận: 9 B. Phần nội dung: CHƢƠNG I: THƠ NGUYỄN ĐỨC MẬU TRONG HÀNH TRÌNH THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1: Phác thảo diện mạo thơ kháng chiến chống Mĩ : Trải qua một quá trình phấn đấu, rèn luyện không mệt mỏi, đồng thời có sự định hƣớng chính trị, sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, văn học giai đoạn chống Mỹ nói chung và thơ ca chống Mỹ nói riêng đã có bƣớc trƣởng thành nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng, trở thành một mặt trận quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Có thể thấy rằng, văn học cách mạng là một nền văn học của Đảng, của giai cấp công nhân. Do đó, nhiệm vụ của văn học và thơ ca kháng chiến chống Mỹ phải phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ cách mạng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Có thể nói rằng, văn học thời kỳ này đã đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn. Trong đó thơ chống Mỹ là một nền thơ phát triển ở trình độ cao – phản ánh đƣợc tƣơng đối đầy đủ bức tranh toàn cảnh của một thời kỳ vẻ vang của dân tộc, nó vừa là “ngƣời thƣ ký trung thành của thời đại” vừa để lại những ấn tƣợng sâu lắng, những cảm xúc chan chứa mang tầm cao tƣ tƣởng, có giá trị và sức sống lâu bền với thời gian Tiếp nối văn học kháng chiến chống Pháp, văn học chống Mỹ hƣớng vào sự ngợi ca các chiến công, kỳ tích anh hùng của dân tộc. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong văn học giai đoạn này nói chung và thơ ca nói riêng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ các tác phẩm. Chủ nghĩa anh hùng đƣợc phản ánh ngay ở chính những con ngƣời đang sống, chiến đấu cho một lý tƣởng xã hội cao cả. Họ là những con ngƣời xuất phát từ quần chúng bình thƣờng, đƣợc quần chúng tin yêu, có tinh thần cách mạng tiến công, sẵn sàng hi sinh cho đất nƣớc. Dƣới sự lãnh đạo chặt chẽ và thống nhất của Đảng, thơ ca kháng chiến chống Mỹ có những bƣớc chuyển mình phát triển tạo nên một diện mạo mới cho nền văn học nƣớc nhà. Một đặc điểm đáng chú ý nhất của thơ ca thời chống Mỹ là sự mở rộng của hình ảnh cái Ta, thu nhỏ cái Tôi trữ tình. Hình ảnh dân tộc, nhân dân, hình ảnh non 10 sông đất nƣớc cùng với những tình cảm lớn hƣớng về quê hƣơng, Tổ quốc, hƣớng tới cộng đồng đã dần dần trở thành xu hƣớng khái quát của thơ ca. Cái Ta ở đây là cái tổng thể với ý nghĩa trọn vẹn nhằm đối lập với kẻ thù, tạo nên một mối đồng cảm chung của mọi tầng lớp nhân dân. Cái Ta thật sự trở nên hoàn chỉnh, tròn đầy vừa có ý nghĩa bao quát, vừa có ý nghĩa cụ thể, nó vừa là một nhân vật, một con ngƣời, một biểu tƣợng: Ta sẵn sàng xé trái tim ta Cho Tổ quốc và cho tất cả Lá cờ này là máu là da Của ta của con ngƣời vô giá (Tố Hữu) Do xu hƣớng ngày càng mở rộng cái ta nên cái tôi trữ tình dần dần bị ẩn khuất. Các nhà thơ nhân danh đất nƣớc mình, dân tộc mình để nói đến những tình cảm chung, khát vọng chung, ca ngợi những con ngƣời sống, chiến đấu, hi sinh cho lý tƣởng của Tổ quốc. Trƣớc đây, chúng ta bắt gặp hình ảnh cái tôi của các nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp - đấy là sự đồng cảm, sẻ chia với những số phận bất hạnh trong xã hội. Cảm nhận về cuộc sống, con ngƣời, về mọi miền quê, ta vẫn thấy đƣợc một cái tôi trữ tình mang ý nghĩa cái tôi nội dung. Dù cái tôi đó đã “mở hồn mình đón những vang vọng từ cuộc đời” nhƣng dù nhiều hay ít cái tôi trữ tình vẫn mang hình ảnh của tác giả, mang những tâm tƣ, tình cảm của chính tác giả đó chứ không phải cái tôi nói hộ, cái tôi nhân danh nhân vật khác. Cái tôi trong thơ giai đoạn này không còn là đối tƣợng nhận thức, cái tôi bị che lấp, bị mờ nhạt để hòa cùng, để nói cùng, để nhân danh cho toàn thể quốc gia, dân tộc. Mỗi một hình ảnh, một biểu tƣợng, một xúc cảm, khi đƣợc viết ra phải mang trong mình cái chung của cả thời đại. Tuy nhiên có thể thấy không phải mọi tác giả, mọi bài thơ đều nhằm phản ánh hiện thực khách quan. Mỗi một tác giả, mỗi một bài thơ có khi hƣớng tới những biểu hiện riêng của cảm xúc nhƣng cái riêng đó lại đạt đến cái chung, vận động đến cái chung một cách không cố ý. Sự hòa quyện giữa nét chung và những nét riêng tạo đƣợc sự cân xứng hài hòa, không xa lạ mà vô cùng gần gũi với cuộc sống, tình 11 cảm con ngƣời. Cái riêng ở trong cái chung, cái tôi ở trong cái ta, bởi tất cả những tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời đều hƣớng về lý tƣởng chung. Cái chung, cái riêng, cái bình thƣờng, cái vĩ đại đều đƣợc thể hiện theo nguyên tắc điển hình hóa. Tƣ tƣởng, hành động của con ngƣời Việt Nam đang chiến đấu và sản xuất đều đƣợc chọn lọc khát quát để mang tính chất tiêu biểu cho dân tộc, thời đại. Nhƣ một xu thế tất yếu, sự vận động của hình tƣợng thơ từ cái tôi sang cái ta có nghĩa là tƣ duy thơ chuyển từ hƣớng nội sang hƣớng ngoại - tạo nên một nền thơ mang tính sử thi, đậm chất anh hùng ca, đây là một đặc điểm quan trọng của thơ ca kháng chiến chống Mỹ. Thơ chống Mỹ là một giai đoạn phát triển khá rực rỡ của nền thơ cách mạng hiện đại. Bên cạnh những hạn chế, thơ ca đã đạt đƣợc những thành công nhất định, đánh dấu bƣớc trƣởng thành của văn học nói chung và của thơ kháng chiến chống Mỹ nói riêng. Đó là một nền thơ có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, đồng thời là một nền thơ mang tính nhân dân, tính quần chúng, rộng rãi sâu sắc nhất từ trƣớc cho tới nay. Phản ánh đƣợc hiện thực chiến đấu, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.Thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử mà Đảng và dân tộc giao phó kêu gọi nhân dân hành động, đánh giặc, là tiếng nói tự hào, kiêu hãnh của ngƣời Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nƣớc. Với những thành tựu đã đạt đƣợc, thơ ca giai đoạn chống Mỹ có thể sánh với bất kỳ một nền thơ phát triển nào của nhân loại, xứng đáng đứng ở vị trí tiên phong của nền văn học chống đế quốc. 1.2. Diện mạo thơ Việt Nam sau năm 1975. Sau năm 1975, cuộc sống thời hậu chiến có quá nhiều điểm khác biệt so với cuộc sống thời chiến tranh. Điều đó đòi hỏi nghệ sĩ phải xác lập vị thế của mình sao cho thích hợp với hoàn cảnh lịch sử mới. Từ chỗ là những ca sĩ ngợi ca đất nƣớc và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây các nhà thơ chuyển từ “bè cao” sang “giọng trầm”. Cái nhìn sử thi đã dần phai nhạt và thay vào đó là cái nhìn phi sử thi. Đây là yếu tố hết sức quan trọng khiến cho văn học giai đoạn này thể hiện tinh thần dân chủ hóa sâu sắc. Cảm hứng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã trở thành nền tảng và cảm hứng chủ đạo của văn học và thơ ca sau 1975. 12 Nhà thơ không còn bị vƣớng bận với những kiểu hiện thực chủ yếu và hiện thực thứ yếu, không bị bó buộc trong những khung tƣ tƣởng định sẵn mà cố gắng thể hiện tính đa chiều của hiện thực. Nói đúng hơn, hiện thực trong văn học phải là thứ hiện thực của suy tƣ. Chỉ một khi nhà thơ nhìn cuộc sống bằng đôi mắt cá nhân, nói lên tiếng nói cá nhân, lúc đó mới hi vọng anh ta tạo nên giọng điệu và tƣ tƣởng nghệ thuật riêng. Tuy nhiên, trong những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc, cần chú ý đến hai mạch chính trong sự vận động của tƣ duy thơ. Thứ nhất, cảm hứng sử thi vẫn đƣợc tiếp nối nhƣ một quán tính nghệ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn này xuất hiện hàng loạt trƣờng ca có ý nghĩa nhƣ những bức tranh hoành tráng tổng kết cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Sự thay đổi trong cái nhìn nghệ thuật trong các trƣờng ca này so với thơ ca thời chống Mỹ là ở chỗ, tuy vẫn mang chủ âm hào hùng, nhƣng các nhà thơ đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến bi kịch của con ngƣời. Nói khác đi, trong khi cố gắng miêu tả sự lớn lao, kỳ vĩ của Tổ quốc, các nhà thơ đã quan tâm trực diện đến số phận của cá nhân, thậm chí nhiều khi số phận của đất nƣớc đƣợc đo ƣớm bằng nỗi đau của cá nhân: Một mình một mâm cơm Ngồi bên nào cũng lệch Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền (Hữu Thỉnh - Đƣờng tới thành phố). Trong trƣờng ca này, mặc dù cái bi chỉ là yếu tố để làm nổi bật cái tráng nhƣng rõ ràng, cái nhìn về chiến tranh đã sâu hơn, gắn nhiều hơn với những suy tƣ cá nhân về số phận dân tộc và số phận con ngƣời. Thứ hai, trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, “thơ đời thƣờng” xuất hiện nhiều. Chƣa bao giờ các nhà thơ thấy nhiều bi kịch đến thế. Thậm chí, cảm giác bế tắc và chán nản là cảm giác khá nổi bật trong tâm trạng nhiều ngƣời: thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/ câu trả lời thật chẳng dễ dàng chi (Nguyễn Trọng Tạo - Tản mạn thời tôi sống). “Từ xa” nhìn về Tổ Quốc, Nguyễn Duy đã thật lòng nói lên nỗi cay đắng của mình khi nhìn thấy sự khổ nghèo và bất hạnh của con ngƣời trong cuộc sống đầy khốn khó. Lƣu Quang Vũ cũng cay đắng nghẹn ngào khi nghĩ về Tổ quốc. 13 Các hình tƣợng nghệ thuật mang tính huyền thoại hóa về một hiện thực kỳ vĩ và cảm hứng sử thi không còn xuất hiện nhƣ là hiện tƣợng nổi bật của thơ ca giai đoạn này. Trái lại, bằng cái nhìn tỉnh táo và giàu màu sắc chiêm nghiệm, nhiều thi phẩm sau chiến tranh đã thể hiện một cách khá riết róng những mặt trái của đời sống, những thay đổi các thang bậc giá trị và không né tránh việc nói đến những bất công xã hội. Theo đó, thể tài thế sự, đời tƣ trở nên nổi bật. Ở đây chất giọng giễu nhại mang trong mình nó ít nhất hai chức năng nghệ thuật cơ bản: một là làm cho thơ bớt đi sự nghiêm trang thái quá, ngôn ngữ thơ bớt đi sự “trong suốt” mà tăng thêm phù sa của “cây đời”; hay đôi khi cho phép ngƣời đọc hình dung cuộc sống nhƣ một thực thể đa trị, bên cạnh cái trong veo, thuần khiết là những thứ “tèm nhem tâm hồn”. Thơ sau 1975 xuất hiện “cái tôi” đa diện, nhiều bất an, giằng xé, hƣớng . Đến khi công cuộc đổi mới đƣợc khởi xƣớng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại làm thay đổi cuộc sống nƣớc ta vốn đã có lúc rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Văn nghệ, trong tình hình mới đã dám “nói thẳng”, “nói thật” về nhiều vấn đề khúc mắc, nhiều sự thật đau lòng. Theo đó, cá tính sáng tạo của nhà thơ cũng đƣợc giải phóng triệt để hơn. Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh và giới văn nghệ sĩ cả nƣớc vào tháng 10 năm 1987 có tác động rất lớn đến tinh thần của những ngƣời cầm bút. Bối cảnh lịch sử và văn hóa mới, cả mặt phải và mặt trái của nó khiến các nhà thơ không thể nhìn cuộc sống nhƣ trƣớc đây mà buộc họ phải thích ứng với những thay đổi nhiều khi chóng mặt của cuộc sống. Điều đó dẫn tới sự thay đổi sâu sắc về tƣ duy nghệ thuật thơ giai đoạn này qua ba điểm đáng chú ý sau đây: Ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo và thơ ca hiện ra nhƣ một hình thức tra vấn không ngừng về đời sống. Khát vọng đổi mới ấy trong nghệ thuật đã đƣợc tiếp sức bởi công cuộc đổi mới của đất nƣớc. Màu sắc duy lí “tỉnh táo, tỉnh bơ” khá đậm trong thơ cho thấy ý thức tạo dựng nhãn quan nghệ thuật mới của nhiều nghệ sĩ. ý thức ấy bộc lộ qua hai dấu hiệu cơ bản: thứ nhất, thơ ca đã bắt đầu bứt thoát khỏi những trận mƣa trữ tình và sự ngọt ngào thƣờng thấy trong thơ 19451975 để tiến đến sự đa dạng với những câu thơ trúc trắc, mang tính đối thoại cao, giọng điệu thơ gần gũi với đời sống thƣờng ngày; thứ hai, cái nhìn tỉnh táo của nhà 14 thơ thực ra là cái nhìn giàu chất suy tƣ, là bề ngoài của một nỗi đam mê lớn bên trong. Gắn liền với những thay đổi ấy trong cấu trúc tƣ duy nghệ thuật là vị thế của nhà thơ trong hoàn cảnh mới. Nhà thơ không phải là những ngƣời rao giảng đạo đức hay minh họa cho một tƣ tƣởng sẵn có mà anh ta phải góp phần đánh thức những khát khao, những niềm trắc ẩn của con ngƣời trên cơ sở trình bày cảm nhận của mình về các giá trị. Nỗ lực khám phá sự phong phú của “cái tôi ẩn giấu”, dám phơi bày những bi kịch nhân sinh, hoài nghi những giá trị vốn đã quá ổn định để đi tìm những giá trị mới Với tƣ cách là một nghệ sĩ, cái quan trọng nhất là nhà thơ phải tạo ra đƣợc quan niệm riêng về đời sống. Quan niệm ấy không hiện lên qua những lời thuyết lý khô khan mà phải hoá thân vào chữ nghĩa và hình tƣợng. Đó là lý do khiến các nhà thơ sau 1986 chú ý nhiều hơn đến tính đa nghĩa của ngôn ngữ thơ ca. Bên cạnh xu hƣớng đƣa thơ gần với đời sống là một cực khác: ý thức tạo ra tính nhòe mờ trong ngôn ngữ và biểu tƣợng. Xu hƣớng này muốn gia tăng chất ảo trong thơ, buộc ngƣời đọc phải giải mã các sinh thể nghệ thuật qua nhiều chiều liên tƣởng văn hóa khác nhau. Nhƣ vậy, nhìn một cách tổng quát, thơ sau 1975 đã vận động một cách mạnh mẽ theo hƣớng dân chủ hóa. Tất nhiên, trong quá trình tìm tòi, đã xuất hiện không ít trƣờng hợp rơi vào cực đoan. Tuy nhiên, với những “cực đoan lành mạnh”, nhìn thấy khía cạnh tích cực của nó: Nó sẽ là những cú hích để: phá bỏ những tín điều mòn cũ một cách triệt để. Điều đó có ý nghĩa nhƣ một kinh nghiệm nghệ thuật để những ngƣời đi sau tìm cách điều chỉnh hoặc tạo ra một lối rẽ khác triển vọng hơn. Nếu hình dung nhƣ thế sẽ thấy, tuy chƣa tạo đƣợc những đỉnh cao nghệ thuật nhƣ ta vẫn trông đợi, song với sự thay đổi về tƣ duy nghệ thuật, sự nhận thức toàn diện hơn về bản chất thơ ca và cấu trúc thể loại, thơ Việt đã thực hiện một cuộc tạo đà mạnh mẽ cho những kết tinh nghệ thuật trong chặng đƣờng sắp tới. 1.3. Hành trình sáng tác thơ của Nguyễn Đức Mậu: Nhƣ chúng ta đã biết: Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu lấy tên khai sinh làm bút danh, sinh ngày 14 tháng 1 năm 1948 tại làng Vị Khê- xã Nam Điền- huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định. 15 Quê hƣơng Nguyễn Đức Mậu là một làng quê đồng bằng Bắc bộ nghèo nhƣ bao làng quê chiêm trũng khác, đã phải hứng chịu biết bao biến động của lịch sử, bao khắc nghiệt của thiên nhiên và bao tấn bom đạn của kẻ thù trong chiến tranh. Mảnh đất ấy cũng là nơi quy tụ và sinh thành những ngôi sao sáng chói trong lịch sử văn học nƣớc nhà: Trần Tế Xƣơng, Á Nam Trần Tuấn Khải, Vũ Hoàng Chƣơng, Nguyễn Bính… Mảnh đất Nam Định bên dƣới lớp sỏi khô cằn là những mạch nguồn trong mát nuôi dƣỡng bao thế hệ sáng tác suốt cả thời kì lịch sử dài. Sức sống dồi dào, sự trỗi dậy kiên cƣờng, bất khuất của quê hƣơng Nam Định khắc khổ mà anh dũng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến phẩm chất con ngƣời và phẩm chất thơ Nguyễn Đức Mậu. Say mê sống và say mê sáng tạo, Nguyễn Đức Mậu là ngƣời đam mê thơ ca thuở ấu thơ. Ngay từ nhỏ, ông đã làm thơ có tác phẩm đăng báo, Mƣời bảy tuổi lên đƣờng nhập ngũ theo tiếng gọi của tổ quốc, Nguyễn Đức Mậu đã phải sống những tháng ngày gian khổ, đã giáp mặt với chiến tranh, cận kề với bom đạn và cái chết.. những thử thách đó, nhƣ lửa thử vàng càng làm sáng tỏ lý tƣởng cách mạng kiên định trong tâm hồn nhà thơ. Cuộc đời chiến sĩ với năng khiếu bẩm sinh, Nguyễn Đức Mậu đã biết chắt lọc từ khói lửa, trong hy sinh mất mát những vần thơ mang âm hƣởng sử thi hào hùng. Nói đến duyên thơ của Nguyễn Đức Mậu không thể không nhắc đến sự song song và thống nhất của con đƣờng văn nghiệp và con đƣờng binh nghiệp. Đến nay, với trên hai chục đầu sách gồm cả thơ, văn, tác phẩm viết cho thiếu nhi.. tất cả đã cho thấy Nguyễn Đức Mậu có một sức sáng tạo thật dồi dào. Với công việc biên tập thơ cho tạp chí Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu càng góp đƣợc nhiều hơn cho sự nghiệp thơ ca. Bằng kinh nghiệm sáng tác của mình, Nguyễn Đức Mậu đã góp phần vun đắp những tài năng thơ đƣơng đại. Hiện nay, ông đã nghỉ hƣu nhƣng vẫn tiếp tục bền bỉ trên con đƣờng sáng tác, nhƣ ngày nào ông viết những vần thơ trong nỗi đam mê không thể dứt: Với nhà thơ, thơ là nỗi đam mê Họ theo đuổi, suốt đời chƣa dứt đƣợc …Khi kết thúc tập thơ mới nhất Lại bắt đầu vỡ đất tập thơ sau ( Ghi chép về thơ) 16 Chính vì thế, thơ Nguyễn Đức Mậu là sự kết tinh trí tuệ và cảm xúc- trí tuệ giàu có, tƣ duy sắc sảo và một tấm lòng, một trái tim có sức lay động tâm hồn ngƣời đọc. Thơ ông đã để lại ấn tƣợng sâu sắc về tiếng nói thơ đầy trách nhiệm trƣớc đất nƣớc và cuộc sống đồng thời cũng phản ánh rõ những chuyển biến của tƣ duy thời đại. Xin đƣa ra mốc thời gian phân chia chặng đƣờng sáng tác của thơ Nguyễn Đức Mậu là những năm 1976- một năm sau hơn 30 năm đấu tranh gian khổ của dân tộc. Sự phân định này nhằm mục đích phân biệt, so sánh sự khác nhau về đề tài, cảm hứng nghệ thuật, các hình tƣợng thơ, cảm xúc trữ tình.. trong thơ Nguyễn Đức Mậu giữa các chặng đƣờng sáng tác. Trƣớc năm 1976, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu cho ra đời bốn tập thơ: Thơ ngƣởi ra trận ( in chung với Vƣơng Trọng- năm 1971), Cây xanh đất lửa ( 1973), Áo trận ( 1976), Mƣa trong rừng cháy ( 1976). Do sự xuất hiện trùng lặp của một số bài thơ nên tôi tập trung khảo sát những tập : Thơ ngƣời ra trận, Cây xanh đất lửa, Mƣa trong rừng cháy. Sinh ra từ sau cách mạng tháng Tám 1945, đƣợc trau dồi tri thức, văn hóa trong nhà trƣờng của chế độ mới, Nguyễn Đức Mậu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ đã từ cánh cửa trƣờng đi thẳng tới chiến trƣờng cầm súng chiến đấu. Hiện thực đời sống những năm chống Mĩ và ngọn lửa chiến tranh cách mạng đã tôi luyện Nguyễn Đức Mậu thành con ngƣời vững vàng trong cuộc sống, có bản lĩnh nghệ thuật. Giáp mặt với thực tế chiến tranh, Nguyễn Đức Mậu đã ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò của thế hệ mình, sự xuất hiện đúng lúc của thế hệ mình. Cùng với giải Nhất cuộc thi thơ do Báo Văn Nghệ tổ chức năm 1972-1973 cho bốn bài thơ chân thật và cảm động về ngƣời lính ( Đất- Đôi mắt- Nằm hầm- Ghi ở chiến trƣờng), Nguyễn Đức Mậu khẳng định tài năng, vị trí và trở thành một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời chống Mỹ. 1.3.1: Thơ ngƣời ra trận ( NXB Quân đội nhân dân 1971) Đây là tập thơ đầu tay in chung với nhà thơ Vƣơng Trọng Tạo của anh lính trẻ- nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Lúc này Nguyễn Đức Mậu vừa tròn 23 tuổi và đứng 17 trong quân ngũ đƣợc sáu năm. Phần thơ của Nguyễn Đức Mậu có 19 bài trong đó có những bài rất nổi tiếng: Ngủ rừng theo đội hình đánh giặc, Âm điệu đồng bằng, Hầm vây lấn, Công sự trên điểm cao… Trong tập thơ, ta bắt gặp một giọng thơ vừa trẻ trung, tƣơi tắn, chan chứa men say nồng của tuổi trẻ ( Tháng ba, mùa đông lên đƣờng…) khao khát sống và chiến đấu một cách chân thành, trong sáng ( Khát, Mùa xuân Trƣờng Sơn, mƣa Trƣờng Sơn….) Nguyễn Đức Mậu đƣa ngƣời đọc theo bƣớc chân của ngƣời lính từ giã thôn xóm, làng mạc ra đi, hòa nhập cùng đồng đội trên mọi nẻo chiến trƣờng Sống dồn sức trẻ băng ra biển Tôi mặc màu xanh đến chiến trƣờng Tháng ba trống vỗ căng trời rộng Đƣờng đông ngƣời đi khi còn sƣơng ( Tháng ba) Nhà thơ nhƣ hòa cùng khí thế lên đƣờng của cả một thế hệ, đi trong tiếng trống giục giã, sôi động, trong niềm tự hào “ tôi mặc màu xanh đến chiến trƣờng”, “ tôi đƣợc là ngƣời lính", đƣợc lên đƣờng chiến đấu. Không chỉ có vậy, tập thơ còn tái hiện đƣợc phần nào không khí của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc nhƣng hiện thực nóng bỏng của cuộc chiến đấu vẫn còn chƣa có nhiều ở tập thơ này. Hình ảnh con ngƣời thời đại chống Mỹ chủ yếu đƣợc nhấn mạnh ở sự thanh tao, bình dị, nhƣng lại ánh lên sức mạnh của cả một thế hệ, một dân tộc kiên cƣờng. Suối ơi: in nhịp cầu xa tắp Rừng già bom dội suốt mùa khô Đánh trăm trận đã quen cơn khát Những vẫn không nguôi khát diệt thù ( Khát) Mặc dù không tránh khỏi những non nớt của tập thơ đầu tay và suy nghĩ của một thanh niên trẻ tuối, nhƣng đây vẫn đƣợc coi là một tập thơ thành công, đáng ghi 18 nhận, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thơ Nguyễn Đức Mậu ở những chặng đƣờng sau, định hình một phong cách riêng “ thơ viết về ngƣời lính một cách trung thực và giản dị”. Ngoài ra trong một số bài thơ của tập thơ này, Nguyễn Đức Mậu cũng đã thể hiện đƣợc suy nghĩ sâu sắc, trƣởng thành hơn trong cách nhìn nhận, phản ánh hiện thực. 1.3.2. Cây xanh đất lửa: ( NXB Văn học -1973) Tiếp tục khẳng định phong cách thơ của mình từ sau tập thơ “ Ngƣời ra trận" Nguyễn Đức Mậu đã cho ra đời tập thơ “ Cây xanh đất lửa”. Tập thơ gồm 30 bài thơ và nội dung chủ yếu của nó vẫn là những câu chuyện ở chiến trƣờng, những chuyện sinh hoạt đời thƣờng của ngƣời lính. Các bài thơ trong tập thơ này thƣờng là các bài thơ dài hơi. Có những bài thơ đã trở thành tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách của Nguyễn Đức Mậu thời chiến tranh nhƣ: Nằm hầm, anh Pa-thét Lào ngủ trong chum đá, Nấm mộ và cây trầm, Ghi ở chiến trƣờng… Có lẽ chƣa có tập thơ nào lại tái hiện và mô tả đầy đủ công việc của những ngƣời lính nhƣ Cây xanh đất lửa. Tập thơ có lời tâm sự của anh lính công binh ( Theo những con đƣờng), có ngƣời chiến sĩ phá bom dũng cảm ( Nơi em có nhiều bom đến nỗi), ngƣời coi kho ( Kho chiến rừng), chién sĩ pháp binh ( Hoa phong lan ở trận địa pháo), bộ binh ( tiểu đội bộ binh trên chốt mùa mƣa), chiến sĩ Pathét Lào ( Anh Pa- thét Lào ngủ trong chum đá…). Ngoài ra, nhà thơ cũng thể hiện lòng yêu tha thiết quê hƣơng, đất nƣớc ( Tổ Quốc, đất Việt Nam) Ơi! tổ quốc- Mẹ hiền sao kì diệu thế Từ thuở vua Hùng dựng nƣớc vẫn hành quân” ( Tổ quốc) Và tình cảm kính trọng với vị cha già của dân tộc : Tháng Năm, tháng Năm ở mỗi con ngƣời Nghĩ về Bác tình yêu thêm rộng mở Trời cao, trời cao đong đầy thƣơng nhớ Trái đất này nhƣ xích lại gần nhau ( Tháng năm nhớ Bác..)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan