Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thần thoại việt nam và thần thoại trung hoa từ góc nhìn so sánh...

Tài liệu Luận văn thần thoại việt nam và thần thoại trung hoa từ góc nhìn so sánh

.PDF
71
140
118

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== PHẠM THỊ THỦY THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== PHẠM THỊ THỦY THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, khoa Ngữ văn, tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, ngƣời đã hƣớng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Đồng thời em cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình luôn quan tâm, yêu thƣơng tạo điều kiện cho em học tập, cảm ơn các bạn sinh viên đã góp ý, động viên và trao đổi cùng em trong quá trình nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Phạm Thị Thủy LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Khóa luận “Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh” là kết quả nghiên cứu của riêng em, dƣới sự giúp đỡ khoa học của TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, có sự tham khảo ý kiến của những ngƣời đi trƣớc. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào. Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Phạm Thị Thủy MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 6 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................... 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 6 7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................. 6 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA ...................................................................................... 7 1.1 Khái niệm về thần thoại ........................................................................... 7 1.1.1. Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng ........................................................... 7 1.1.2. Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp ............................................................... 9 1.2. Thần thoại Việt Nam ............................................................................. 11 1.3. Thần thoại Trung Hoa ............................................................................ 14 CHƢƠNG 2: THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA – NHỮNG BIỂU HIỆN TƢƠNG ĐỒNG ...................................................... 19 2.1. Tƣơng đồng về nhân vật........................................................................... 19 2.1.1. Nhân vật là thần .................................................................................... 19 2.1.2. Nhân vật là anh hùng văn hóa ............................................................... 25 2.1.3. Nhân vật là con ngƣời ........................................................................... 27 2.2. Tƣơng đồng về cốt truyện ........................................................................ 30 2.3. Tƣơng đồng về mô típ .............................................................................. 33 2.3.1. Mô típ quả trứng khởi thủy ................................................................... 34 2.3.2. Mô típ hôn nhân cận huyết .................................................................... 35 2.3.3. Mô típ nguồn gốc xuất thân thần kì ...................................................... 37 2.3.4. Mô típ cột chống trời............................................................................. 38 2.3.5. Mô típ nạn hồng thủy ............................................................................ 40 CHƢƠNG 3: THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA – NHỮNG BIỂU HIỆN KHÁC BIỆT ............................................................ 44 3.1. Khác biệt trong cách thức miêu tả và xây dựng nhân vật ........................ 44 3.1.1. Ngoại hình và diện mạo ........................................................................ 44 3.1.2. Chức năng ............................................................................................. 47 3.2. Khác biệt về cốt truyện ............................................................................ 50 3.3. Khác biệt về mô típ .................................................................................. 54 3.3.1. Mô típ thờ vật tổ .................................................................................... 54 3.3.2. Mô típ bán thần………………………………………………………. 60 3.3.3. Mô típ tiêu diệt quái vật……………………………………………… 61 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong kho tàng văn học dân gian, thần thoại đƣợc nhìn nhận là thể loại văn học độc đáo, là bộ phận không thể thiếu trong nền văn học thế giới. Đối với các dân tộc thì thần thoại “chính là hình thức nhận thức thế giới mang tính đặc trƣng của con ngƣời thời cổ” [12; 15]. Khi nhìn nhận về ngoại giới, con ngƣời có nhận thức còn khá mơ hồ. Khi họ muốn lí giải, khám phá về thế giới tự nhiên, khi mà nó còn nhiều điều mơ hồ thì có thể nói sự ra đời của thần thoại đã giải quyết đƣợc những nhu cầu bức thiết và chính đáng của con ngƣời xƣa. Những điều con ngƣời khao khát lí giải và muốn đƣợc chinh phục, khám phá cho thấy đƣợc nhu cầu cần thiết về ngoại giới của con ngƣời: “Đó là toàn bộ những truyện hoang đƣờng, tƣởng tƣợng về các vị thần hoặc những con ngƣời, những loài vật mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con ngƣời sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tƣợng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần linh của họ)”. [13; 250] Thần thoại Việt Nam là sự tổng hợp những câu chuyện kể dân gian về các vị thần, về các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của ngƣời thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con ngƣời. Cũng giống nhƣ ngƣời Việt cổ, ngƣời Trung Hoa cổ đại cũng thể hiện sự nhận thức sơ khai của mình, quan niệm liên quan đến lí giải nguồn gốc thế giới, các vị thần, ngƣời anh hùng, cũng nhƣ ý nghĩa các tôn giáo, tín ngƣỡng của họ thông qua những huyền thoại. Qua khảo sát, chúng tôi thấy giữa thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa có nhiều điểm tƣơng đồng, gặp gỡ và giao thoa. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thần thoại mỗi dân tộc có những nét đặc sắc, khác biệt thể hiện quan điểm, tƣ tƣởng khác nhau của mỗi dân tộc. 1 Với mong muốn tìm hiểu những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong thần thoại Việt Nam so với thần thoại Trung Hoa, từ đó khám phá ra những nét đặc sắc trong tƣ tƣởng của con ngƣời ngƣời xƣa, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Tôi hi vọng với đề tài này sau khi đƣợc hoàn thiện, đề tài sẽ có những đóng góp cho những bạn có niềm yêu thích với thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Thần thoại đƣợc sáng tạo ngay từ khi ngƣời xƣa có nhận thức về thế giới. Thế giới tự nhiên còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, vừa ẩn chứa nhiều mối hiểm họa, nhƣng đồng thời cũng là ngôi nhà lớn bao bọc, nuôi dƣỡng con ngƣời. Ăng-ghen đã nói: “Sự nhân cách hóa các lực lƣợng tự nhiên đã làm nảy sinh ra các vị thần đầu tiên” và “trong thời đại nguyên thủy, tôn giáo sinh ra từ những khái niệm hết sức sai lầm của con ngƣời về trạng thái tự nhiên của chính họ và về bên ngoài tự nhiên xung quanh họ”. [13; 210] Nhƣ vậy, có thể nói những quan niệm đầu tiên về thế giới tự nhiên của con ngƣời đƣợc thể hiện thông qua thần thoại nguyên thủy, cho nên các hình tƣợng các vị thần đầu tiên là sự lí giải cho thế giới tự nhiên. 2.2. Trong “Văn học dân gian” tập 2 (1991), tác giả Hoàng Tiến Tựu đã trình bày quan điểm: “Tuy thần thoại Việt không còn giữ đầy đủ hệ thống và cốt truyện nguyên thủy của nó, nhƣng xét về phƣơng diện nội dung thì số thần thoại Việt Nam còn lại chẳng những đã phản ánh xã hội, tƣ tƣởng, tâm hồn Việt Nam mà còn thể hiện đƣợc những vấn đề cơ bản thƣờng có trong thần thoại của nhiều dân tộc (nhƣ vấn đề nguồn gốc vũ trụ, nguyên nhân của hiện tƣợng tự nhiên, nguồn gốc của các loài động vật, thực vật và loài ngƣời, nguyên nhân của sự sống, sự chết, nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc các nghề...)”. [15; 13] 2 “Ở bộ phận thần thoại suy nguyên, nhằm giải thích các hiện tƣợng trong thế giới tự nhiên, nhìn chung hình ảnh con ngƣời chƣa xuất hiện rõ nét, nhƣng qua đây và cũng chỉ qua đây chúng ta mới có thể hiểu đƣợc phần nào về trình độ hiểu biết, sức tƣởng tƣợng, những ƣớc mơ khát vọng và cách cảm nghĩ của những thế hệ ngƣời Việt đầu tiên bắt đầu thực hiện về khám phá và lí giải thế giới”. [15; 13] Cuộc sống của con ngƣời xƣa đƣợc thể hiện thông qua việc đi tìm hiểu về thần thoại. Khi khảo sát về thần thoại thì điều quan trọng đó là chúng ta khảo sát hệ thống các nhân vật. 2.3. Năm 1991, trong cuốn “Giáo trình văn học dân gian”, tác giả Trần Gia Linh đã trình bày quan điểm của mình khi viết về nguồn gốc nảy sinh của thần thoại: “Sự thật ngƣời Việt trong thời kì đầu chế độ cộng sản nguyên thủy, vì sống phiêu bạt nên chƣa nhận thức đƣợc cái chết, chƣa có quan niệm linh hồn sau khi chết. Về sau, trong xã hội thị tộc, cuộc sống định cƣ giúp cho con ngƣời dần dần nhận thức đƣợc sự chết và từ đó nảy sinh quan niệm linh hồn tƣ tƣởng vạn vật có linh hồn biến hóa thành đa thần luận việc thờ cúng vật tổ biến thành việc thờ cúng tổ tiên. Ngƣời nguyên thủy Việt Nam đã sống trong cuộc bình đẳng nên họ quan niệm những thành viên của thế giới cõi thần cũng đều bình đẳng. Thần trong thần thoại là những hiện tƣợng tự nhiên đƣợc hình tƣợng hóa hoặc những anh hùng lao động có công với thị tộc thần thánh hóa mà tạo nên. Mƣa, gió, sấm, sét,… đƣợc thần thánh hóa thành các truyện thần Mƣa, thần Gió, thần Sấm, thần Sét. Nhân vật thần con ngƣời chƣa phân chia giai cấp”. [11; 6] 2.4. Trong cuốn “Phân tích tác phẩm văn học dân gian ( 1995)”, tác giả Đỗ Bình Trị đã trình bày nhƣ sau khi nêu ra quan điểm của mình về thần thoại: “Những mẩu chuyện về sự tích các thần cổ đại luôn luôn chứa chan những hiểu biết thực tế về ngoại giới và những kinh nghiệm thực tế tích lũy 3 đƣợc trong đời sống sinh tồn của các cộng đồng ngƣời thời cổ” và “Thần thoại diễn tả dƣới hình thức khái quát hóa nghệ thuật rộng lớn, những ƣớc mơ ban đầu của tổ tiên chúng ta chế ngự sức sức mạnh của thiên nhiên”. [ 16; 76] Tiếp theo tác giả trích dẫn quan điểm của M.Gorki: “Ở phía mỗi sự vƣơn lên của trí tƣởng tƣợng cổ đại đều cố thể dễ dàng tìm thấy động lực của nó, mà cái động lực đó thì bao giờ cũng là ƣớc vọng của loại ngƣời muốn làm cho lao động của mình đƣợc nhẹ nhàng hơn”... Trong phần kế tiếp tác giả trình bày: “Thần thoại phản ánh nhận thức non nớt, sai lệch, đầy đủ tính chất hƣ ảo của thời cổ về thế giới cũng nhƣ về bản thân con ngƣời đồng thời thể hiện sự bất lực của họ trƣớc các sự vật, hiện tƣợng mà không thể hiểu nổi”.[16; 78] 2.5. Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã đƣa ra khái niệm về thần thoại nhƣ sau: “Thần thoại là thể thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian của dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đƣờng, mộng tƣởng về các vị thần hoặc những con ngƣời, những loại vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên do con ngƣời thời nguyên thủy sáng tạo để phản ánh và lí giải các hiện tƣợng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần linh) của họ. Chẳng hạn thần thoại Việt Nam (dân tộc Kinh có những truyện nhƣ Thần Trụ Trời, Rắn già Rắn lột, Lúa thần, Chú Cuội cung trăng, Sơn Tinh – Thủy Tinh,...”. [8; 298] 2.6. Năm 2006, trong cuốn “Giáo trình văn học dân gian- trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội”, khi viết về thần thoại, các tác giả Phạm Thu Yến, Lê Trƣờng Phát, Nguyễn Thị Bích Hà đã viết: “Hình tƣợng thần trong thần thoại chính là sự sáng tạo của nghệ thuật vô ý thức phản ánh một cách chân thực của ngƣời xƣa. Thông qua hàng loạt những hình tƣợng thần, ngƣời ta có thể hiểu đƣợc quan niệm thực tế và quan niệm thẩm mỹ của họ”. Tiếp đó “trong câu chuyện thần thoại, hình tƣợng thần là hình tƣợng trung tâm của sự sáng 4 tạo nghệ thuật, nó vừa hồn nhiên mộc mạc, vừa kì lạ phóng khoáng. Nó vẫn có thực nhƣng vẫn đầy hấp dẫn bởi tính chất trẻ trung, mạnh mẽ của thời đại mà sức mạnh của con ngƣời chƣa bị xiềng xích bởi trật tự xã hội. Thần chính là những phác thảo đầu tiên và vô cùng quý giá của những nhân vật văn học sau này”. [17; 19] 2.7. Trong cuốn “Thần thoại Trung Quốc”, GS Đinh Gia Khánh viết: “Kho tàng thần thoại của một đất nƣớc chỉ có thể đƣợc sắp xếp thành hệ thống, tức là có mạch lạc, có thế thứ trong các áng sử thi. Kho tàng thần thoại ấy chỉ có thể đƣợc bảo tồn lâu dài và giữ đƣợc nội dung cơ bản, nguyên sơ của nó nếu các truyện đƣợc đúc kết với nhau trong các áng sử thi có nội dung và hình thức xác định và ổn định. Các thần thoại Trung Quốc không đƣợc đúc kết thành một hệ thống trong các áng sử thi cho nên rơi vào tình trạng vụn vặt, rời rạc. Đó là điều dễ hiểu.” [9; 7] Nhƣ vậy ta thấy rằng, các nhà nghiên cứu đã đề cập nhiều đến thần thoại, khảo sát với số lƣợng nhiều song thực tế nó mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, khái lƣợc, mức độ quan tâm tới thần thoại chƣa đầy đủ và sâu sắc. Đặc biệt là đề tài “Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh” chƣa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào bàn bạc, mở rộng vấn đề này. Các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại khảo sát , đề cập một cách sơ lƣợc, rải rác về thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa trong các giáo trình, sách nghiên cứu tham khảo về văn học dân gian. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài này đƣợc thực hiện nhằm mục đích sau: - Tìm hiểu những nét khái quát về thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa. - Từ đó so sánh những nét tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt của thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa ở một số phƣơng diện cơ bản. 5 - Góp phần hệ thống hóa tài liệu về thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những tiền đề lí luận cơ bản về văn học so sánh - Tập trung tìm hiểu những nét tƣơng đồng và khác biệt về thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa. 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu + Đối tƣợng nghiên cứu: Điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa + Phạm vi nghiên cứu - Tƣ liệu: “Lƣợc khảo về thần thoại Việt Nam” (Nguyễn Đổng Chi); “Kho tàng thần thoại Việt Nam” (Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo); “Thần thoại Trung Hoa” (Dƣơng Tuấn Anh) - Nội dung: Khóa luận tập trung làm rõ những nét tƣơng đồng và khác biệt trong truyện thần thoại của hai quốc gia trên một số phƣơng diện cơ bản nhƣ: nhân vật, cốt truyện, mô típ. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, ngƣời viết chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp thống kê, phân loại - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận gồm có các chƣơng sau: Chƣơng 1: Khái quát về thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa Chƣơng 2: Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa – những biểu hiện tƣơng đồng Chƣơng 3: Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa – những biểu hiện khác biệt 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA 1.1. Khái niệm về thần thoại Khái niệm thần thoại đƣợc hiểu một cách chính xác nhƣ thế nào là vấn đề luôn đƣợc các nhà nghiên cứu cố gắng hoàn thiện. Khái niệm thần thoại không chỉ là một từ hay một nghĩa mà là ở nhiều nhân tố hợp thành. Lịch sử hình thành cho đến nay, thần thoại là đề tài phong phú cho các nhà nghiên cứu bởi nó mang một nét sâu đậm về nguồn gốc con ngƣời, quá trình cuộc sống, những quy luật thiên nhiên hay làm nên những tín ngƣỡng tôn giáo, văn hóa. Thần thoại nói chung còn là ở nhiều cách hiểu khác nhau ở mỗi sự nghiên cứu của mỗi tác giả. Xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau thì thần thoại còn là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học. Chính từ những góc độ nghiên cứu khác nhau đó mà mỗi bộ môn nghiên cứu khoa học có quan niệm về thần thoại tƣơng đối độc lập và riêng biệt. Vì vậy thần thoại từ xƣa đến nay vẫn là đề tài đa dạng phong phú, đƣợc lí giải thông qua nhiều ý kiến. Khái niệm thần thoại đƣợc lí giải theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp: 1.1.1. Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng Theo nhƣ nghiên cứu của Lại Nguyên Ân, thần thoại đƣợc hiểu là: “Sáng tạo của trí tƣởng tƣợng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hiện thực dƣới dạng những vị thần đƣợc nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn mà dù là quái tƣợng, phi thƣờng đến mấy cũng vẫn đƣợc đầu óc ngƣời nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực. Mặc dù thần thoại tồn tại nhƣ những truyện kể về thế gian, nhƣng thần thoại không phải là một thể loại ngôn từ mà là những ý niệm và biểu tƣợng nhất định về thế giới. Cảm quan thần thoại nói chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kể, mà còn bộc lộ trong nhiều hình thức khác: trong hành động (nghi lễ, lễ thức, răn cấm), trong các 7 bài ca, điệu nhảy… Đặc trƣng của thần thoại thể hiện rõ nhất trong văn hóa nguyên thủy, ở đó thần thoại là cái tƣơng đƣơng với văn hóa tinh thần và khoa học của xã hội cận hiện đại”. [2] Trong tƣ duy của con ngƣời nguyên thủy, họ nhận thức và lí giải thế giới bằng hệ thống các câu chuyện sáng tạo. Về sau, “thần thoại phân chia thành các hình thái ý thức xã hội nhƣ tôn giáo, nghệ thuật, văn học, khoa học, tƣ tƣởng chính trị… thì các hình thái ấy vẫn bảo lƣu trong chúng hàng loạt mô hình thần thoại, đƣợc chế biến lại để đƣa vào cấu trúc mới, thần thoại có cuộc sống thứ hai" [16; 299]. Nhƣ vậy theo cách hiểu này thì khái niệm thần thoại là một hình thức tƣ duy, và từ đó ngƣời nguyên thủy nhận thức đƣợc về khách thể thông qua phƣơng thức tƣ duy này. Những tri thức thần thoại trong các nghiên cứu của Mác gắn liền với các tri thức triết học. Ông cho rằng: "Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tƣởng tƣợng và bằng trí tƣởng tƣợng. Không thể nào hiểu đúng đƣợc thần thoại nếu tách nó ra khỏi xã hội nguyên thủy, nơi mà nhu cầu lí giải, chinh phục tự nhiên và xã hội của con ngƣời thời cổ đại gắn liền với thế giới quan thần linh hay cũng gọi là thế giới quan thần thoại. Dùng trí tƣởng tƣợng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới, ngƣời nguyên thủy đã tạo ra thần thoại và thần thoại là một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng, nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời nguyên thủy." [3; 9] Nhƣ vậy, với những quan điểm trên, Mác vừa lí giải thần thoại đồng thời cũng giải thích đƣợc các vấn đề trong xã hội thời khởi nguyên. Thần thoại không chỉ là một thể loại tự sự trong văn học mà còn chứa đựng rất nhiều tri thức thuộc các loại hình khác. Từ các quan điểm trên, ta nhận thấy, thần thoại vừa là hình thức tƣ duy, vừa là loại hình nghệ thuật, phản ánh xã hội nguyên thủy, thời kì đẹp đẽ “một đi không trở lại”. 8 1.1.2. Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp Thần thoại là vấn đề đƣợc quan tâm nghiên cứu từ lâu, không chỉ trong nghiên cứu ở Việt Nam mà còn nhiều nƣớc trên thế giới. Trong từng công trình nghiên cứu khác nhau, thì khái niệm thần thoại cũng đƣợc trình bày theo nhiều hƣớng khác nhau. E.M. Meletinski - nhà nghiên cứu ngƣời Nga chỉ ra: “Từ thần thoại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyện thoại. Thƣờng ngƣời ta hiểu nó là truyện về các vị thần, các nhân vật đƣợc sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó - thiên nhiên và văn hóa. Hệ thần thoại (mifalogia) là tổng thể những câu chuyện nhƣ thế về các vị thần và các nhân vật đồng thời là hệ thống những quan niệm hoang đƣờng về thế giới” [7; 653]. Melentinski đã nhìn nhận thần thoại là thể loại văn học tự sự tiên phong trong văn học dân gian, cho thấy đƣợc thế giới con ngƣời thời khởi nguyên. Xem xét các mối quan hệ giữa thần thoại và xã hội nguyên thủy, Ph.Ănghen nhận thấy: “Thần thoại là sản phẩm tinh thần của ngƣời nguyên thủy, nội dung của nó mang nặng tính chất hoang đƣờng ảo tƣởng nhƣng trong đó cũng chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị quan trọng về nhiều mặt. Sự nhận thức và lí giải sai lầm, ảo tƣởng về thế giới ở trong thần thoại là điều tất yếu không thể tránh khỏi” [13; 315]. Ý kiến này của Ănghen cho chúng ta thấy hai vấn đề mang tính bản chất của thể loại thần thoại. Thứ nhất, đó là sản phẩm tinh thần của ngƣời nguyên thủy, mang tính chất ảo tƣởng, hoang đƣờng nhƣng chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị về nhiều mặt. Thứ hai, sự nhận thức và lí giải sai lầm ảo tƣởng tồn tại trong thần thoại mang tính tất yếu không thể tránh khỏi, đó chính là dấu hiệu của tƣ duy nguyên thủy đặc thù mà ta chỉ có thể tìm thấy trong thần thoại mà thôi. 9 Các nhà nghiên cứu văn học trong nƣớc khi trình bày khái niệm về thần thoại cũng đi theo con đƣờng riêng của mình. Ở Việt Nam, cuốn “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” đƣợc xem là một trong những nghiên cứu có tính chất tiên phong về thần thoại của Nguyễn Đổng Chi. Thần thoại đƣợc ông đƣa ra nhƣ sau: "Thần thoại là một truyện cổ tích. Trong các truyện cổ tích có thể chia làm hai thứ: một thứ nội dung hoàn toàn nói về ngƣời hoặc về vật mà ta có thể gọi là nhân thoại, vật thoại, trong đó không có sức thần phép tiên len vào; một thứ trái lại, bao hàm ít nhiều chất hoang đƣờng quái đản. Thần thoại thuộc về thứ sau" [4; 9]. Cách hiểu trên đây của Nguyễn Đổng Chi đã cho chúng ta thấy mấy vấn đề trong nghiên cứu thần thoại: - Thứ nhất, ranh giới giữa thần thoại và một số thể loại khác (đặc biệt là với truyền thuyết, cổ tích) là khá mong manh, do đó có những tác phẩm đƣợc xếp vào nhiều thể loại. -Thứ hai, cách thức phản ánh của thần thoại và cổ tích có những nét hết sức giống nhau, từ đó dẫn tới việc phân loại và nghiên cứu thần thoại gặp nhiều rắc rối. Vũ Ngọc Khánh trong công trình chủ biên của mình là “Kho tàng thần thoại Việt Nam” đã đƣa ra nhận định: "Thần thoại là hình thức sáng tác của con ngƣời thời đại xa xƣa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lí giải vũ trụ và chinh phục vũ trụ của con ngƣời" [10; 5]. Nhận định này đã lần nữa bổ sung và khẳng định sự tồn tại của thần thoại Việt Nam. Trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” do Đinh Gia Khánh làm chủ biên, khái niệm thần thoại đƣợc đƣa ra: “Thần thoại là hiện tƣợng văn hóa tinh thần ra đời từ khá sớm. Theo quy luật phổ biến, thần thoại chủ yếu ra đời trong xã hội cộng đồng nguyên thủy, vào những thời kì xa xƣa của các xã hội trƣớc khi có giai cấp. Thần thoại phản ánh một cách kì diệu nhận thức về vũ trụ, về công cuộc đấu tranh thiên nhiên, sinh hoạt xã hội và tƣ duy xã hội ở các tộc ngƣời anh em từ thời cổ sơ” [9; 585]. 10 Cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Lê Bá Hán chủ biên trình bày khái niệm thần thoại nhƣ sau : "Thần thoại còn gọi là huyền thoại. Là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đƣờng, tƣởng tƣợng về các vị thần hoặc những con ngƣời, những loài vật mang tính chất kỳ bí, siêu nhiên do con ngƣời thời nguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tƣợng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vận vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ" [8; 250]. Dựa vào những quan điểm đƣợc nêu ra ở trên, ta nhận thấy đƣợc rằng khái niệm thần thoại đƣợc xem xét, nghiên cứu một cách toàn diện hơn. Quan điểm đó không chỉ nêu ra thời gian ra đời mà bên cạnh đó đối tƣợng, nội dung hay cách thức thể hiện đều đƣợc trình bày. Theo lối tƣ duy này, ngƣời nghiên cứu có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn. Từ các cơ sở trên ta có thể đƣa ra cách hiểu về thần thoại theo cách chung nhất là: Thần thoại là một thể loại tự sự của văn học dân gian phản ánh thế giới con ngƣời nguyên thủy theo “phƣơng thức thần thoại”. Nhìn chung, mỗi nhà nghiên cứu lại trình bày khái niệm về thần thoại theo quan niệm của mình, đó là vấn đề còn tồn tại nhiều ý kiến. Tuy còn tồn tại những ý kiến khác nhau nhƣng suy cho cùng thì trong mỗi quan điểm ấy vẫn tồn tại những nét giống nhau. Điều đó làm cơ sở nền tảng cho ngƣời nghiên cứu có cái nhìn tƣơng đối toàn diện về thể loại. 1.2. Thần thoại Việt Nam Có thể thấy đại bộ phận thần thoại đều đề cập đến việc giải thích những hiện tƣợng tự nhiên có ảnh hƣởng đến nông nghiệp nhƣ mƣa, bão, gió, nƣớc lũ... Ở thời kỳ đồ đá mới trở về trƣớc chúng ta chƣa thấy dấu vết gì chứng tỏ lúc này đã có nghề nông nghiệp nguyên thủy ra đời. Cho nên có thể kết luận rằng thần thoại chƣa phải là sản phẩm tinh thần của giai đoạn lịch sử này. 11 Muốn có điều đó phải đợi đến thời đại sau này khi thực tiễn xã hội đòi hỏi phải giải thích tự nhiên để tiến hành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp; đòi hỏi phải tìm hiểu xã hội và giải thích địa vị, tác dụng của các tập đoàn xã hội trong sản xuất, cũng nhƣ khi năng lực trừu tƣợng hóa, khái quát hóa của tƣ duy con ngƣời đã đạt đến mức có thể tạo ra đƣợc những cốt truyện để thuyết minh, những tình tiết mạch lạc, có hệ thống. Lẫn với những đồ bằng đồng, ngƣời ta còn đào đƣợc ở Đông Sơn một mũi giáo bằng đồng và sắt tiếp hợp và các vật khác bằng sắt. Nếu nhƣ trong giai đoạn trƣớc ngƣời ta mới biết cải biến những vật sẵn có trong tự nhiên nhƣ cành cây, hòn đá để làm công cụ hoặc mới biết nặn đồ gốm, thì bây giờ con ngƣời đã tổng hợp đƣợc tri thức, sáng kiến của mình và vận dụng nó để chế tạo ra những công cụ tinh vi, phức tạp nhƣ lƣới mác, mũi tên, trống đồng... mà trƣớc đó con ngƣời chƣa bao giờ làm đƣợc. Đối với nền sản xuất của xã hội thì tác dụng của những công cụ lao động bằng đồng này nhất định có ý nghĩa lớn hơn, trực tiếp hơn, hiệu quả hơn nhiều so với rìu đá, búa đá. Còn về đồ gốm thì tuy là một bƣớc tiến quan trọng nhƣng vẫn chỉ có tác dụng hạn chế trong phạm vi sinh hoạt của con ngƣời hơn là có tác dụng trực tiếp đến sản xuất. Công cụ sản xuất mới xuất hiện đã thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Nghề săn bắn và đánh cá phát triển mà nhất là nông nghiệp nguyên thủy ra đời đem lại cho con ngƣời nguồn lƣơng thực dồi dào hơn. Dần dần ngƣời ta có ý niệm nuôi gia súc làm lƣơng thực dự trữ. Ngƣời ta ƣớc đoán xã hội có những ngƣời chuyên làm về những công cụ bằng động nhƣ giáo, mác, tên, lƣỡi cuốc, trống đồng... chắc rằng thủ công nghiệp đã trở thành một ngành sản xuất độc lập. Nhƣ thế tức là công cụ bằng đồng xuất hiện đã đẩy mạnh nền sản xuất xã hội đồng thời cũng đã mở rộng rất nhiều phạm vị tác động vào tự nhiên của con ngƣời. Địa bàn hoạt động càng đƣợc mở rộng thì 12 lại đòi hỏi con ngƣời càng phải giải quyết nhiều khó khăn, càng buộc con ngƣời phải tiến lên một bƣớc tìm hiểu và giải thích tự nhiên. Về săn bắn và chăn nuôi cũng vậy. Khi thú vật săn đƣợc ăn không hết phải để dành đến hôm sau, nghề chăn nuôi nguyên thủy ra đời thì đồng thời cũng xuất hiện những mâu thuẫn mới trong lĩnh vực này. Con ngƣời tiến dần từ nông nghiệp nƣơng rẫy đến nông nghiệp đồng bằng. Trong quá trình đó con ngƣời phải đấu tranh với tự nhiên. Chính vì thế có sự tác động đến thế giới bên ngoài. Khi canh tác con ngƣời đặt ra các câu hỏi: do đâu lại có mƣa, gió, sấm sét? Tại sao thì nắng gắt làm cho cây cối khô cằn, khi lại mƣa tràn trề gây lên ngập lụt, làm khó khăn việc canh tác của con ngƣời? Hiện tƣợng lũ lụt, hạn hán là tại đâu?... Nhƣ chúng ta biết, sức sản xuất trong: nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp... ở thời đại đồ đồng rất phát triển. Sức sản xuất tăng cao giúp cho con ngƣời có thể sản xuất đƣợc nhiều số lƣơng thực tối thiểu mà họ cần thiết để sinh sống. Do đó xã hội đã có sản phẩm dƣ thừa và chế độ tƣ hữu nguyên thủy ra đời. Lúc này trình độ tri thức của loài ngƣời đã tƣơng đối phát triển, khả năng phân tích và tổng hợp, trừu tƣợng và khái quát đã đạt đến mức độ có thể giải thích thế giới hoặc bƣớc đầu nhận biết để cải tạo thế giới mặc dầu rằng nó còn rất sơ khai. Tất cả những yêu cầu đấu tranh sản xuất và đấu tranh xã hội trên cơ sở đồng thời là điều kiện quyết định ra sự ra đời và phát triển của thần thoại và cũng chính vào lúc mà xã hội tiến đến giai đoạn đồ đồng là lúc tổ tiên chúng ta có đầy đủ điều kiện để sáng tác thần thoại. Thần thoại là sản phẩm tất yếu của giai đoạn xã hội thời nguyên thủy đang chuyển sang chế độ nô lệ. Tóm lại ta có thể kết luận rằng mặc dù các truyện thần thoại đều bao gồm tính chất hoang đƣờng, thần linh của nó nhƣng sứ mạng chủ yếu của nó vẫn là phục vụ cho sản xuất, cho cuộc đấu tranh 13 chống áp bức, chống ngoại xâm. Ra đời do những nhu cầu lịch sử và trên cơ sở một điều kiện nhất định của trình độ sản xuất, thần thoại Việt Nam thể hiện lòng ƣớc muốn và cố gắng nhận thức về vũ trụ, thế giới, vƣơn lên trong lao động, và đấu tranh của tổ tiên ngƣời Việt Nam chúng ta. Nhƣ vậy có thể nói, thần thoại Việt Nam hình thành từ ba nguồn chủ yếu. Một là, mối mâu thuẫn giữa nhu cầu lí giải các hiện tƣợng tự nhiên với trình độ non nớt về giới tự nhiên của ngày xƣa. Hai là, khát vọng ngự trị thế giới tự nhiên, chinh phục tự nhiên của con ngƣời. Ba là, khát vọng lí giải các mối quan hệ mới xuất hiện và ngày càng đa dạng giữa con ngƣời với chính mình, với ngƣời khác giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. 1.3. Thần thoại Trung Hoa Thần thoại Trung Hoa là một bộ phận quan trọng không chỉ với văn học Trung Quốc mà còn là phần không thể thiếu trong văn học nhân loại. So với thần thoại Hy Lạp hay thần thoại Ấn Độ thì thần thoại Trung Hoa thiếu đi tính hệ thống, có nhiều lí do dẫn đến tình trạng này. Nhƣng với những thành quả còn tồn tại, nhân loại không thể không thừa nhận sự kì vĩ của nó. Những mẩu câu chuyện, mẩu nhỏ của thần thoại đƣợc lƣu giữ trong nhiều sách cổ của Trung Quốc nhƣ Sơn hải kinh, Trang Tử, Hoài Nam Tử, Sở Từ… sau đó các nhà nghiên cứu đã xâu chuỗi lại để có đƣợc diện mạo rõ ràng hơn. Dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên sự gắn kết các mảnh vụn còn sót lại của cả một kho tàng thần thoại kì vĩ nhƣ vậy không thể thành công mĩ mãn. Hiện tƣợng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể là do những chuyện thần thoại đó sinh ra từ nhiều nguồn riêng rẽ, có thể không có sự liên quan, liên kết với nhau. Có thể trong quá trình lƣu truyền qua thời gian bị thất tán, đứt gãy, không phục nguyên đƣợc nữa, hoặc có thể do con ngƣời vô tình làm thần thoại biến dạng, khiến cho sự kết nối các mảnh thần thoại càng khó thực hiện. Tình trạng vụn vặt đó đƣợc giải thích trong cuốn “Lịch sử tiểu thuyết 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan