Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn sự vận động của văn học viết tày từ truyện thơ nôm khuyết danh đến thơ ...

Tài liệu Luận văn sự vận động của văn học viết tày từ truyện thơ nôm khuyết danh đến thơ hoàng đức hậu

.PDF
87
100
109

Mô tả:

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ----------------------------------------------------- HOµNG THÞ LùU Sù VËN §éNG CñA V¡N HäC VIÕT TµY Tõ TRUYÖN TH¥ N¤M KHUYÕT DANH §ÕN TH¥ HOµNG §øC HËU LUËN V¡N TH¹C SÜ Chuyªn ngµnh:V¨n häc ViÖt Nam Hµ Néi - 2012 §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ----------------------------------------------------- HOµNG THÞ LùU Sù VËN §éNG CñA V¡N HäC VIÕT TµY Tõ TRUYÖN TH¥ N¤M KHUYÕT DANH §ÕN TH¥ HOµNG §øC HËU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Ngọc Vương Hµ Néi - 2012 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Ý nghĩa, mục đích của đề tài ................................................................... 1 1.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài ........................................................................... 2 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ................................................................................ 3 NỘI DUNG ................................................................................................... 5 Chương 1. VĂN HỌC VIẾT DÂN TỘC TÀY - MỘT BỘ PHẬN HỮU CƠ CỦA NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM ................................................................... 5 1.1 Giới thiệu về tộc người và truyền thống văn hóa ................................... 5 1.2 Hệ thống hóa những thành tựu nghiên cứu về chữ Nôm Tày ................ 8 1.3 Về sự ra đời và quá trình phát triển của văn học viết Tày .................... 13 Chương 2. TRUYỆN THƠ NÔM TÀY KHUYẾT DANH....................... 22 2.1 Một cái nhìn toàn cảnh về truyện thơ Nôm Tày................................... 22 2.2 Một số truyện Nôm Tày tiêu biểu ........................................................ 32 2.2.1 Truyện Lưu Đài – Hán Xuân......................................................... 33 2.2.2 Truyện Lý Thế Khanh ................................................................... 41 2.3 Truyện thơ Nôm – bức tranh toàn diện và chân thực về cuộc sống của tộc người Tày thời kì trung đại .................................................................. 47 Chương 3. THƠ HOÀNG ĐỨC HẬU VÀ SỰ ĐỊNH HÌNH CỦA PHONG CÁCH VĂN HỌC VIẾT TRONG VĂN HỌC TÀY ......................................... 54 3.1 Thơ Hoàng Đức Hậu – dấu ấn của một cá tính sáng tạo ...................... 54 3.2 Về nội dung và nghệ thuật thơ Hoàng Đức Hậu .................................. 67 3.3 Từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu .................. 78 KẾT LUẬN ................................................................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 83 Hoàng Thị Lựu 85 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa, mục đích của đề tài 1.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Dân tộc Tày là một tộc ngƣời có số dân đông xếp sau dân tộc Kinh. Theo các điều tra dân số học, hiện nay tộc ngƣời Tày có khoảng 1,7 triệu dân, cƣ trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam nhƣ: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang… Cũng nhƣ các tộc ngƣời khác, ngƣời Tày từ cổ chí kim cũng ƣơm trồng, nuôi dƣỡng và không ngừng phát triển một không gian văn hóa, văn học đa dạng và có chiều sâu. Tất nhiên kho tàng văn học của ngƣời Tày nhỏ hơn rất nhiều so với sự đồ sộ, muôn tầng nhiều vẻ của nền văn học Việt, nhƣng những thành tựu về văn học mà một tộc ngƣời thiểu số đóng góp cho nền văn học nƣớc nhà cũng đã tạo ra một dấu ấn rất đáng nghiên cứu. Dân tộc Tày có một kho tàng văn học dân gian sống động và rất đa dạng, từ những câu sli, câu lƣợn, những câu chuyện cổ tích, thần thoại đến những bài hát then làm mê đắm lòng ngƣời. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của văn học dân gian, sự xuất hiện của chữ Nôm Tày là một trong những điều kiện tiên quyết đƣa đến sự ra đời của văn học thành văn. Kể từ đây những ngƣời trí thức Tày đã cho ra đời những tác phẩm đƣợc viết bằng thứ chữ ghi âm tiếng dân tộc mình, giúp nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời dân bản địa và tạo nên một bản hòa âm độc đáo: Sự hòa quyện giữa văn học dân gian và văn học thành văn của dân tộc Tày. Từ khi bộ phận văn học viết Tày xuất hiện với sự có mặt ngày càng rộng mở và phong phú các truyện thơ Nôm khuyết danh (với đủ đề tài, nội dung và hệ thống nhân vật) là một bằng chứng quan trọng đƣa chúng tôi đi đến giả thiết rằng: Từ lúc khai sinh văn học viết Tày là một dòng chảy liên tục với sự sáng tạo không ngừng của những ngƣời trí thức bản tộc. Tuy nhiên, sự quan tâm nghiên cứu của học giả cả nƣớc cũng nhƣ các nhà nghiên cứu địa phƣơng dành cho bộ phận văn học này chƣa thật xứng đáng với tầm vóc của nó. Hoàng Thị Lựu 1 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu Và có một thực tế, quá trình hội nhập với tộc ngƣời chủng thể đang ngày càng làm nhạt nhòa bản sắc riêng của tộc ngƣời Tày, sự mở rộng quan hệ càng tăng lên bao nhiêu thì nguy cơ làm mất bản sắc càng trở nên rõ rệt bấy nhiêu. Có một phƣơng diện khác là sự tập trung hóa của môi trƣờng đô thị đang diễn ra mạnh mẽ, con em có học sống và hƣớng đến môi trƣờng đô thị nhiều hơn nên chƣa ý thức về bảo vệ bản sắc dân tộc. Trong khi đó, phƣơng châm của Đảng và nhà nƣớc là phải giữ gìn bản sắc dân tộc “hòa nhập nhƣng không hòa tan”. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này, hy vọng rằng sẽ mang lại một cách nhìn mới mẻ về văn học viết của ngƣời Tày và những sự đổi thay của nó thời kỳ trung - cận đại. 1.2. Mục đích của đề tài Qua đề tài này chúng tôi hƣớng tới mục đích: - Hình dung về quá trình phát triển liền mạch của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu – một tác giả văn học viết in dấu ấn cá nhân rõ nét vào sự phát triển của thơ Tày thời cận đại. - Qua truyện thơ Nôm Tày nhất là một số truyện tiêu biểu để luận giải một số vấn đề: Thơ nôm Tày thuộc văn học dân gian hay văn học thành văn?, điểm xuyết qua một vài nét về nội dung, nghệ thuật, hệ thống nhân vật và bức tranh sinh hoạt của ngƣời Tày thời xƣa qua truyện thơ Nôm. - Tìm hiểu thơ Hoàng Đức Hậu trên một số phƣơng diện: nội dung, nghệ thuật và đặc biệt là dấu ấn của một cá tính sáng tạo của thơ Tày cận đại. - Từ việc tìm hiểu, phân tích những nét chính nhƣ trên, chúng tôi sẽ bàn tiếp một vấn đề: Có hay không một dòng chảy trong văn học viết Tày và cố gắng tìm ra cái logic nội tại (quá trình vận động) của bộ phận văn học này. 2. Lịch sử vấn đề Có rất ít những công trình khoa học nghiên cứu về văn học Tày. Thƣờng những tác giả bản tộc vừa là ngƣời sƣu tầm, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải vừa đƣa ra những gợi mở đầu tiên về văn học Tày. Đó là các nhóm tác giả Triều Ân, Hoàng Quyết với các tuyển tập Truyện thơ Nôm Tày; Bế Sỹ Hoàng Thị Lựu 2 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu Uông, Ma Trƣờng Nguyên với Tam Mậu Ngọ; Lục Văn Pảo với Lượn cọi, Nông Quốc Chấn (chủ biên) với Truyện thơ Tày Nùng… Công trình khoa học đƣợc xem là mang tính hệ thống, sâu sắc nhất trong nghiên cứu văn học Tày là Truyện thơ Tày nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại của Vũ Anh Tuấn, một vài bài viết liên quan đến văn hóa, văn học Tày trong Văn hóa dân gian Cao Bằng (cuốn sách tập hợp tham luận của nhiều tác giả), luận án thạc sỹ ngữ văn của Hà Thị Bích Hiền với đề tài Truyện thơ Nôm Tày Nùng – Điểm nối giữa văn học dân gian và văn học Tày. Với đề tài luận văn này, chúng tôi sẽ vận dụng ít nhiều tƣ liệu nghiên cứu trong các công trình khoa học của các bậc tiền nhân. Và chúng tôi cũng sẽ nỗ lực bao quát tƣ liệu thực tế, trong khi nguồn tƣ liệu này còn hạn chế chúng tôi sẽ cố gắng suy tƣ và đoán định để đƣa ra những nhận định, những kiến giải của mình, hy vọng mang lại một cách tiếp cận mới cho dòng văn học còn ít đƣợc cày xới, còn mở ra những khoảng không bất tận cho sự tìm hiểu và kiến giải này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Truyện Nôm Tày (một số truyện tiêu biểu nhất). - Thơ Hoàng Đức Hậu do Triều Ân biên soạn, Nhà xuất bản Việt Bắc, 1974. 4. Phương pháp nghiên cứu - Tổng hợp, hệ thống hóa tƣ liệu. - Kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu văn học viết và văn học dân gian. - Phƣơng pháp nghiên cứu văn học mang tính chất văn hóa (Sử dụng những kinh nghiệm và phƣơng pháp của văn hóa học). - Phƣơng pháp xã hội học. - Phƣơng pháp so sánh. 5. Bố cục của luận văn Phần mở đầu: 1. Ý nghĩa, mục đích của đề tài 1.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Hoàng Thị Lựu 3 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu 1.2 Mục đích của đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 5. Bố cục của luận văn Phần nội dung Chƣơng 1: Văn học viết của dân tộc Tày – một bộ phận hữu cơ của nền văn học Việt nam 1.1 Giới thiệu về tộc ngƣời và truyền thống văn hóa. 1.2 Hệ thống hóa những thành tựu nghiên cứu về chữ Nôm Tày. 1.3 Về sự ra đời và quá trình phát triển của văn học viết Tày. Chƣơng 2: truyện thơ Nôm Tày khuyết danh 2.1 Một cái nhìn toàn cảnh về truyện thơ Nôm Tày. 2.2 Một số truyện Nôm Tày tiêu biểu. 2.3 Truyện thơ Nôm – bức tranh toàn diện và chân thực về cuộc sống của tộc ngƣời Tày thời kì trung đại. Chƣơng 3: Thơ Hoàng Đức Hậu và sự định hình của phong cách văn học viết trong văn học Tày. 3.1. Thơ Hoàng Đức Hậu – dấu ấn của một cá tính sáng tạo. 3.2. Về nội dung và nghệ thuật thơ Hoàng Đức Hậu. 3.3. Từ truyện thơ Nôm đến thơ Hoàng Đức Hậu. Kết luận Tài liệu tham khảo Hoàng Thị Lựu 4 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu NỘI DUNG Chương 1 VĂN HỌC VIẾT DÂN TỘC TÀY - MỘT BỘ PHẬN HỮU CƠ CỦA NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM 1.1 Giới thiệu về tộc người và truyền thống văn hóa Theo những số liệu thống kê dân số học của Tổng cục thống kê, dân tộc Tày có số dân đông đảo nhất trong cộng đồng các tộc ngƣời thiểu số Việt Nam. Vậy tên gọi “Tày” có ý nghĩa gì? Đó là “tên đồng bào tự gọi và ngày nay nó trở thành tên gọi chính thức của dân tộc thay cho từ “Thổ” trƣớc đây” [15, tr.13]. “Thổ” có nghĩa là thổ dân, ngƣời bản xứ. Về nguồn gốc dân tộc: Theo nhiều học giả, tộc ngƣời Tày xuất hiện ở miền bắc Việt Nam từ rất sớm. Tác giả Nguyễn Đình Khoa cho rằng: “Theo một số nhà nghiên cứu thì vào khoảng hai ba nghìn năm nay các tộc ngôn ngữ Tày – Thái đã có hai lần thiên cƣ lớn xuống phƣơng nam: một lần vào nửa cuối thiên niên kỉ I trƣớc công lịch, một lần vào những thế kỉ của thiên niên kỉ I và đầu thiên niên kỉ II sau công lịch.” [15, tr.116] Những thiên cƣ lớn ấy đã trải qua nhiều thăng trầm, nhiều biến cố lịch sử và cuối cùng cũng đi đến ổn định: “Giới hạn cực nam của họ là ở miền núi rừng Việt Bắc”. Một bộ phận khác ổn định muộn hơn, đó là các tộc Thái ở khu vực Tây Bắc và các huyện miền tây Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay. Còn trong cuốn sách mà tác giả Ninh Văn Độ chủ biên có đề cập về nguồn gốc của tộc ngƣời Tày nhƣ sau: “Trong thƣ tịch cổ Trung Quốc gọi các bộ lạc ở vùng phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam là Bách Việt. Bộ lạc Âu Việt của nhóm Tày – Nùng và bộ lạc Lạc Việt của nhóm Việt - Mƣờng nằm trong Bách Việt, về sau liên minh với nhau thành nƣớc Âu Lạc”. Điều đó chứng tỏ rằng tộc ngƣời Tày là một trong những chủ nhân đầu tiên của nƣớc Việt cổ. Tác giả Vũ Anh Tuấn trong chuyên luận về truyện thơ Tày cũng đã một lần nữa khẳng định: “Ngƣời Tày ở Việt Nam là một cộng đồng có tính thống nhất cao, sớm có ý thức tộc ngƣời và tự giác dân tộc” [22, tr.11]. Hoàng Thị Lựu 5 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu Ngoài những nhóm ngƣời gốc Tày chính thức thì cũng có nhóm Tày hóa vì nhiều lý do. Một trong những nguyên do làm cho cƣ dân Tày dần dần đƣợc phân hóa là do sự giao lƣu buôn bán và sự giao thoa văn hóa với các dân tộc khác đặc biệt là tộc ngƣời Việt. Chắc hẳn ai cũng biết câu thành ngữ dân gian “Kinh già hóa Thổ”, phản ánh một thực tế rằng các dân tộc khác đến cƣ trú ở vùng đất này (đƣợc bổ nhiệm làm quan, binh lính lên đồn trú, do tha phƣơng cầu thực…) đã chịu ảnh hƣởng sâu sắc của văn hóa Tày và trở nên Tày hóa. Một khía cạnh khác của quá trình Tày hóa này là kiểu hôn nhân hợp tộc Tày – Việt mà giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng nhận định là kiểu hôn nhân “mà nét trội là “chồng Việt – vợ Tày” và kết quả là bầy con cháu mang cả hai dòng máu Việt – Tày với những tên họ khi Tày khi Việt.” [16, tr.53]. Về hệ thống ngôn ngữ, Tiếng Tày thuộc ngôn ngữ Tày – Thái trong ngữ hệ Thái – Ka dai. Tiếng Tày có vốn từ gốc khá lớn và cũng có sự vay mƣợn bổ sung tiếng Việt để kho từ vựng đƣợc hoàn chỉnh, phong phú hơn. Trong ngôn ngữ Tày, các nhóm từ cũng đƣợc phân chia rõ rệt nhƣ tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ…Kiểu cấu trúc ngữ pháp trong lời nói hằng ngày và trong văn tự tiếng Tày cũng giống với cấu trúc tiếng Việt. Bên cạnh hệ thống từ vựng phong phú, tộc ngƣời Tày cũng sáng tạo ra hệ số đếm tƣơng đối hoàn chỉnh. Trong quan hệ gia đình, ngƣời Tày theo chế độ phụ hệ. Sau này, sự ảnh hƣởng của Khổng giáo càng làm cho vai trò của ngƣời đàn ông trở nên quan trọng hơn. Ngƣời đàn ông phải gánh vác những công việc nặng nhọc nhƣng cũng có quyền phán quyết những việc trọng đại trong khi phụ nữ không có quyền tham gia ý kiến. Ngày nay, tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn còn khá phổ biến ở ngƣời Tày, nhất là các khu vực nông thôn. Tôn ti trật tự trong cách xƣng hô, ngôi thứ trong gia đình Tày cũng giống gia đình Việt. Về nhà ở: Kiến trúc nhà truyền thống của ngƣời Tày là nhà sàn (lƣờn lạn). Kiểu nhà sàn phổ biến là ba gian hai chái hoặc năm gian hai chái. Cách thiết kế nhà ở nhƣ vậy phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm, nắng mƣa thất thƣờng của vùng Việt Bắc. Ngoài ra nhà sàn còn giúp ngƣời dân tránh đƣợc Hoàng Thị Lựu 6 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu thú dữ tấn công hoặc ăn thịt. Đây là điều không hiếm khi trƣớc đây rừng núi vẫn giữ đƣợc sự hoang sơ, bạt ngàn cây cối và đa dạng về giống loài. Ngày nay, chuyện thú dữ ăn thịt hoặc tấn công ngƣời ở khu vực Việt Bắc (khu ngƣời Tày cƣ trú) không còn nữa nhƣng những nếp nhà sàn vẫn không mất đi. Bởi nó là một thói quen về không gian sống hay đúng hơn là một phong tục mà tổ tiên ngƣời Tày đã truyền lại từ bao đời nay. Về ẩm thực: Ngày nay, nhờ quá trình giao thoa văn hóa Tày – Việt và sự có mặt của truyền hình ở khắp mọi ngõ ngách bản làng, sự phát triển của kinh tế đã làm cho văn hóa ẩm thực của ngƣời Tày trở nên thú vị, phong phú hơn. Trƣớc đây thực phẩm chính của ngƣời Tày chủ yếu là các loại rau tự trồng, rau rừng, các loại thịt gia súc, gia cầm, thủy sản tự chăn thả hoặc do săn bẫy. Cách thức chế biến thƣờng là xào, luộc, nấu canh, nƣớng trên than hồng. Những món nƣớng thƣờng đƣợc ngƣời Tày yêu thích hơn cả. Từ thời xƣa, tộc ngƣời Tày quan niệm vũ trụ gồm ba cõi: cõi trời, cõi đất và cõi nƣớc. Những câu chuyện cổ tích về sự hình thành ba cõi ấy còn đƣợc đồng bào lƣu truyền đến ngày nay. Các tích truyện có nhiều dị bản nhƣng đều có sự tƣơng đồng ở chỗ: từ thuở hồng hoang, trời, đất, nƣớc ở rất gần nhau nhƣng vì những nguyên cớ khác nhau mà trời phải chạy lên trên cao (do loài ngƣời sinh con đẻ cái đông đúc, chật chội; do có nhiều mặt trời thiêu đốt trần gian nên đã bị chàng Pịa giƣơng cung bắn; do loài ngƣời dùng chày thúc mạnh vào mặt trời, vì đau đớn nên mặt trời phải chạy lên trên cao…). Ba cõi trời, đất, nƣớc không chỉ xuất hiện qua những câu chuyện cổ mà nó còn đƣợc thể hiện đậm nét qua những truyện thơ Nôm khuyết danh và trong cả thơ của Hoàng Đức Hậu (nhà thơ Tày xuất sắc thời kỳ cận đại). Ngƣời Tày quan niệm muôn loài đều do Pựt Luông (hay Ngọc Hoàng thƣợng đế) tạo ra, đó là đấng tối cao trong tín ngƣỡng vạn vật hữu linh của ngƣời Tày. Sau này, sự tiếp biến văn hóa Tày – Việt, Tày – Hán đã làm cho tín ngƣỡng của tộc ngƣời này chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Tam giáo (trong đó có Phật giáo). Thế nên ngoài việc thờ cúng tổ tiên, ngƣời ta còn thờ Đức Phật Hoàng Thị Lựu 7 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu Thích ca mà trong ngôn ngữ Tày thƣờng gọi là Bụt. Thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ, cúng Bụt có tầm quan trọng bậc nhất trong việc cúng bái của ngƣời Tày. Ngoài ra, họ còn cúng bà mụ (mẹ hoa), vị nữ thần đƣợc coi là thần hộ mệnh cho trẻ con; thờ táo quân (phi cằn phầy), vị thần cai quản nhân khẩu trong gia đình; thờ phi tiên sƣ (tổ sƣ) là ngƣời truyền dạy nghề làm thầy cúng, thầy mo, thầy tào, thầy phù thủy… 1.2 Hệ thống hóa những thành tựu nghiên cứu về chữ Nôm Tày Một trong những điều kiện tiên quyết đặt nền móng cho văn học thành văn của các dân tộc đó là chữ viết. Văn học viết Tày cũng không ngoại lệ. Nhờ sự sáng tạo, bổ sung, hoàn thiện về chữ Nôm Tày và sự nỗ lực của các trí thức bản tộc mà dòng văn học thành văn Tày đã đƣợc hình thành từ thời trung đại. Đó không phải là một nhận định cực đoan, phiến diện mà dựa trên những cứ liệu văn học viết Tày thời trung đại để lại (tiêu biểu nhất là truyện thơ Nôm). Nhƣng trƣớc hết phải lần tìm đáp án cho những hoài nghi về chữ Nôm Tày. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ tổng kết ý kiến của các học giả uy tín về vấn đề này. Nhìn chung những ý kiến này chƣa có sự đồng thuận nhƣng nó sẽ gợi mở cho chúng ta về một vấn đề hóc búa mà chắc chắn cần nhiều thời gian tìm tòi, khảo cứu hơn nữa để có thể đi đến kết luận cuối cùng. Chữ Nôm Tày là một đề tài hấp dẫn, một đề tài còn nhiều rộng mở để các học giả cày xới, tuy nhiên những công trình nghiên cứu về vấn đề này còn quá ít. Có thể nói Từ điển chữ Nôm Tày của Hoàng Triều Ân và các kết luận nghiên cứu về chữ nôm Tày của tác giả Cung Văn Lƣợc là những công trình mang tính quy mô nhất. Ngoài ra, những quan điểm về chữ Nôm Tày của các tác giả khác chỉ là những ý kiến “bàn thêm” trong các tham luận của họ. Tuy chỉ là bàn qua nhƣng vô cùng hữu ích cho những ngƣời muốn nghiên cứu, muốn tìm chiếc chìa khóa vạn năng để mở cánh cửa văn học còn khá nhiều bí ẩn này. Có nhiều ý kiến cho rằng, khi chạy lên đóng đô ở Cao Bằng, nhà Mạc đã truyền bá và thúc đẩy việc học giúp cho việc dùi mài kinh sử ở khu vực này phát triển mạnh. Nhà Mạc trị vì ở đây gần một trăm năm cộng với việc Hoàng Thị Lựu 8 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu mở mang học thuật, đã biến Cao Bằng từ một mảnh đất vùng biên viễn trở thành vùng đất có nền học vấn tốt. Từ đó nhiều ngƣời đã đặt ra giả thiết: ngƣời ta đã chế tác chữ Nôm Tày trên cơ sở nghiên cứu kỹ lƣỡng và sử dụng thuần thục chữ Nôm Việt. Hai ông Bế Văn Phủng và Nông Quỳnh Văn (cai quản tổ chức âm nhạc phục vụ triều đình nhà Mạc trong những năm 1594 – 1677, tƣơng truyền là hai ông tổ sƣ của những làn điệu Then) đƣợc cho là đã sáng tạo ra chữ Nôm Tày. Nhƣng ý kiến này không thực sự vững bền khi các nhà nghiên cứu lật lại một vấn đề: không thể có chuyện chữ viết vừa đƣợc sáng tạo đã đƣợc sử dụng một cách hoàn hảo, trau chuốt, nhuần nhuyễn trong các tác phẩm Lƣợn (một thể loại văn học dân gian Tày) và truyện thơ Nôm. Chỉ khi chữ viết ổn định, hoàn chỉnh ngƣời ta mới có thể mặc sức sử dụng kho “của công” quý giá đó để tạo nên những giá trị tinh thần quý báu cho dân tộc mình. Trả lời cho câu hỏi chữ Nôm Tày có từ khi nào, nhà nghiên cứu Hoàng Triều Ân – một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học đáng kính của dân tộc Tày đã khẳng định qua Từ điển chữ Nôm Tày nhƣ sau: “Sự xuất hiện của chữ Nôm Tày chính thức phải kể từ thế kỷ V. Từ đó, các trí thức Tày vận dụng, trải qua thời gian dài, rất dài chỉnh lý, sửa chữa, bổ sung thêm để đến mƣời hai thế kỷ sau, thế kỷ XVII, chữ Nôm Tày về căn bản đã ổn định hoàn chỉnh.” Cho rằng chữ Nôm Tày ở thế kỷ XVII đã đạt mức hoàn hảo, nên có thể khẳng định nó đã đƣợc hình thành trƣớc đó khá lâu là ý kiến của hai nhà nghiên cứu Bế Viết Đẳng và Lục Văn Pảo. Nhƣng để xác định chính xác niên đại chữ Nôm Tày ra đời thì Lục Văn Pảo tỏ ra thận trọng: “Nhƣ vậy, chữ Nôm Tày có từ cuối thời Lê là chắc chắn, có điều là đẩy lên nữa tới thế kỉ nào thì còn phải tìm thêm căn cứ” [22, tr.45]. Giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng cũng đã đóng góp một ý kiến rất quan trọng về sự ra đời của chữ Nôm Tày qua bài tham luận Cao Bằng dưới cái nhìn dân gian về sự giao hòa văn hóa Tày - Việt nhƣ sau: “ Ở đây một lần nữa ta có thể chứng kiến sự giao thoa văn hóa Tày Việt về âm nhạc và cả về văn tự - vì nhiều ngƣời Tày học chữ Hán thầy đồ Việt rồi mới ghi ra chữ Nôm Tày.”[16, Hoàng Thị Lựu 9 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu tr.60] Nhƣ vậy, theo Giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng, chữ Nôm Tày chắc chắn phải ra đời sau chữ Hán Việt. Cũng đồng ý kiến đó, nhà nghiên cứu Cung Văn Lƣợc của Viện nghiên cứu Hán Nôm qua quá trình tìm hiểu về Nôm Tày lại khẳng định: “Nhờ vào hệ thống văn tự Nôm chuyên dùng ghi âm tiếng nói dân tộc mình, từ nhiều thế kỷ nay, chắc chắn là sau sự xuất hiện của âm Hán - Việt và chữ Nôm Việt, ngƣời Tày – Nùng đã tạo nên hàng loạt văn bản thuộc các nội dung văn học, lịch sử, y tế, giáo dục, nông nghiệp, quân sự…truyền lại đến ngày nay các giá trị tinh thần bất hủ” [16, tr.84]. Học giả Vũ Anh Tuấn trong chuyên luận về truyện thơ Tày lại tỏ ý quan tâm đặc biệt tới tác phẩm Cao Bằng tạp chí của tác giả Bế Huỳnh soạn bằng chữ Hán ghi năm 1920. Trong chƣơng Nhân vật lục có đoạn chép: “Xƣa có chàng Lê Thế Khanh con nhà quyền quý ở tổng Nhƣợng Bạn, châu Thạch Lâm, Cao Bằng…Chàng vốn thông minh đặc biệt. Năm 15 tuổi, vâng lời cha mẹ, chàng xuống Long Biên tìm thầy học. Lúc bấy giờ nƣớc ta nội thuộc Trung Quốc vào thời nhà Tấn (317 – 420). Thế Khanh học khoảng mƣời lăm, mƣời sáu năm trời, mấy lần thi mà không đậu. Gặp lúc nhà Tấn suy vi, Nam Triều và Bắc Triều đánh nhau dữ, chàng bèn về quê mở trƣờng dạy học ở quê nhà trong hai mƣơi năm. Chàng thấy chữ viết và thổ âm quê mình có nhiều chỗ không phù hợp, chàng nghĩ cách bắt chƣớc theo phép Lục Thƣ của Trung Quốc, gia giảm theo cách phát âm, biên soạn thành chữ Nôm quê mình, sáng tác ra các bài hát mỗi câu bảy chữ theo các vần của bản địa…”[ 22, tr.45- 46]. Dù tài liệu trên đã làm cho Vũ Anh Tuấn đặc biệt chú ý nhƣng ông không bàn luận gì thêm về thời gian xuất hiện của chữ Nôm Tày. Qua chƣơng mục trên, ông chỉ muốn củng cố rằng: “ Nếu những thông tin trên chỉ là một tài liệu tham khảo thì nó cũng đã gợi ra những vấn đề về sự giao thoa văn hóa Hán – Việt – Tày chắc chắn sẽ đƣợc in đậm từ đấy về sau trong các truyện nôm Tày” [ 22, tr.47]. Tính chính xác của câu chuyện trên còn phải nghiên cứu thêm. Bởi đã là chuyện ngoài chính sử thì không thể sử dụng làm căn cứ khoa học. Tuy Hoàng Thị Lựu 10 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu nhiên, giả sử câu chuyện đó bắt nguồn từ một vài cứ liệu thực thì không những ngƣời ta xác định đƣợc niên đại sáng tạo ra chữ Nôm Tày mà còn biết đƣợc ngƣời khai sinh ra nó nữa. Thế nên dẫu là giai thoại thì câu chuyện mà Bế Huỳnh ghi chép lại cũng rất đáng đƣợc lƣu ý. Sự giao thoa văn hóa Hán – Việt – Tày có lẽ là điều kiện cần và đủ để các trí thức Tày nảy sinh ý tƣởng sáng tạo ra chữ viết ghi âm tiếng dân tộc mình. Công việc sáng tạo, bổ khuyết, hoàn thiện cho một hệ thống chữ viết không bao giờ là một công việc đơn giản. Một chữ viết ra đời là kết quả của những tìm tòi, suy tƣ, hay nói một cách khác đó không thể là thành tựu của riêng một cá nhân nào mà là sự dày công vun đắp của nhiều thế hệ trí thức bản tộc. Về việc phân loại chữ Nôm Tày – Nùng, nhà nghiên cứu Cung Văn Lƣợc đã chuyên tâm khảo sát và đạt đƣợc thành tựu to lớn trong đề tài này. Ở đây chúng tôi sẽ điểm qua một vài luận điểm quan trọng trong “Bảng phân loại chữ Nôm Tày - Nùng” của ông. Dựa theo quan hệ nguồn gốc hình thành, nhà nghiên cứu này phân biệt chữ Nôm Tày – Nùng thành hai loại lớn: loại vay mƣợn và loại tự tạo. “Xét theo phƣơng diện cấu tạo thì toàn bộ chữ Nôm Tày – Nùng vay mƣợn đều là những chữ nguyên khối. Đi sâu vào các chữ vay mƣợn cần phân biệt hai trƣờng hợp: A, Vay mƣợn từ văn bản Hán hay văn bản Hán – Việt. B, Vay mƣợn từ văn bản Nôm – Việt” [16, tr.78]. Trong trƣờng hợp (A), tác giả lại chia nhỏ chữ Nôm Tày - Nùng thành hai loại: loại vay mƣợn hoàn toàn và vay mƣợn không hoàn toàn về ngôn ngữ và chữ viết. Trong loại vay mƣợn hoàn toàn chữ Hán, nếu căn cứ âm đọc làm tiêu chí nổi bật thì có ba trƣờng hợp khác nhau: đọc theo âm Hán – Việt, đọc chệch âm Hán – Việt, đọc chệch âm tiền Hán – Việt. Trƣờng hợp (B) cũng đƣợc tác giả phân thành hai loại nhƣ vậy. Nhƣng ở loại vay mƣợn chữ Nôm Việt hoàn toàn lại đƣợc chia thành hai trƣờng hợp: mƣợn chữ Nôm Việt, giữ nguyên ba mặt hình – âm – nghĩa; mƣợn chữ Nôm Việt giữ nguyên hình và nghĩa, nhƣng đọc chệch với âm Nôm Việt. Còn ở Hoàng Thị Lựu 11 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu loại mƣợn chữ Nôm Việt không hoàn toàn đƣợc tác giả chia thành: “Mƣợn chữ Nôm Việt để biểu thị một từ thuần Tày – Nùng đồng âm nhƣng có nghĩa khác với từ Nôm Việt” và “ Mƣợn chữ Nôm Việt nhƣng không mƣợn âm và nghĩa, đọc âm Tày – Nùng để biểu thị một từ thuần Tày – Nùng có nghĩa khác với từ Nôm Việt” [16, tr.80]. Còn với mảng chữ do ngƣời Tày – Nùng tự tạo tác giả chia làm hai loại: chữ nguyên khối và chữ có thành tố trực tiếp (hay còn gọi là nhóm chữ ghép). Qua quá trình khảo sát, nhà nghiên cứu Cung Văn Lƣợc nhận định: “Trong loại chữ Nôm Tày – Nùng tự tạo là chữ nguyên khối thì hầu hết đều là những chữ dựa vào nguyên khối chữ Hán đã có sẵn rồi ngƣời Tày – Nùng tiến hành gia công, cải biến…” [16, tr.81]. Ngƣợc lại, mảng chữ có thành tố trực tiếp (nhóm chữ ghép) lại là sự kết hợp của hai thành tố Âm + Âm, Nghĩa + Nghĩa và Âm + Nghĩa, trong đó nhóm từ xuất phát từ Âm + Nghĩa có số lƣợng lớn hơn hai nhóm còn lại. Ngoài ra “trong chữ Nôm Tày – Nùng tự tạo đã nảy sinh một hiện tƣợng đặc biệt, thƣờng gặp trong các văn bản dân ca trữ tình nhƣ Sli và Lƣợn ở Cao Bằng, một hình thức chữ ghép không hề thấy có ở văn bản Hán và ở cả văn bản Nôm Việt. Đó là dùng hai chữ Nôm Tày – Nùng ghép lồng vào nhau, tạo nên một chữ Nôm Tày – Nùng mới” [16, tr.83]. Sau một quá trình khảo cứu công phu, nhà nghiên cứu Cung Văn Lƣợc đã khẳng định trong tiêu đề bài tham luận của ông đƣợc in trong Văn hóa dân gian Cao Bằng: văn bản và văn tự Nôm Tày - Nùng là một “thành tựu văn hóa trong lịch sử dân tộc”. Ông cũng thể hiện niềm hy vọng rằng: “Di sản các văn bản Nôm Tày – Nùng lớn lao đó đang chờ đợi sự dày công của nhiều nhà nghiên cứu, nhất là các nhà nghiên cứu ngƣời bản ngữ Tày – Nùng Việt Nam” [16, tr.84]. Qua việc tóm tắt lại những quan điểm của các học giả ở trên ta có thể khẳng định: vào thế kỷ XVII, chữ Nôm Tày đã hoàn chỉnh và đƣợc sử dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên, nó ra đời chính xác vào năm nào, ở thời đại nào vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ, cần nhiều hơn nữa những nghiên cứu sâu sắc và tâm huyết không chỉ của các nhà nghiên cứu địa phƣơng mà là của học giả cả nƣớc. Hoàng Thị Lựu 12 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu 1.3 Về sự ra đời và quá trình phát triển của văn học viết Tày Sự xuất hiện của chữ Nôm Tày là một thành tựu lớn, đặc biệt đó lại là sáng tạo của một cộng đồng tộc ngƣời thiểu số. Nó thể hiện ý thức, khát vọng của những thế hệ trí thức bản địa, mong muốn lƣu giữ, phát triển nền văn hóa, văn học của dân tộc mình. Những khát vọng nhƣ vậy đã làm kho tàng văn hóa của ngƣời Tày giàu có hơn, văn minh hơn và có thể nói không quá rằng đó là những khát vọng “vĩ đại”. Bởi nhờ có chữ Nôm Tày mà những huyền tích, chuyện cũ, những phƣơng pháp chữa bệnh…đƣợc ghi chép lại cẩn thận, và đáng kể hơn là những ngƣời trí thức Tày vừa bảo tồn vừa sáng tác ra một số lƣợng tƣơng đối lớn các tác phẩm văn học đặc biệt là truyện thơ Nôm. Dƣới đây là thống kê của nhà nghiên cứu Cung Văn Lƣợc về các văn bản ngôn ngữ - văn học đƣợc ghi bằng chữ Nôm Tày đƣợc lƣu trữ tại thƣ viện Hán – Nôm (Bên cạnh đó còn rất nhiều văn bản ghi chép về các chủ đề: địa lý, lịch sử, văn bản y tế, phong tục, lịch và các vấn đề liên quan đến lịch). 1. Thổ ngữ (Viết về lời ăn tiếng nói cổ của ngƣời Tày). 2. Thành ngữ và tục ngữ (Viết về các lời thành ngữ và tục ngữ Tày – Nùng). 3. Bế Văn Phủng thi (Thơ Bế văn Phủng). 4. Nhân Lăng cổ truyện (Truyện cổ Nhân Lăng). 5. Kim Quế cổ truyện (Truyện cổ Kim Quế). 6. Đính Quân cổ truyện (Truyện cổ Đính Quân). 7. Đính Chi cổ truyện (Truyện cổ Đính Chi). 8. Đổng Vĩnh cổ truyện (Truyện cổ Đổng Vĩnh). 9. Sam Péo – Anh Tài (Truyện Sơn Bá, Anh Đài). 10. Lƣu Đài – Hán Xuân (Truyện Lƣu Đài – Hán Xuân). 11. Tần Chu – Quyển Vƣơng (Truyện Trần Chu, Quyển Vƣơng). 12. Nam Kim – Thị Đan (Truyện Nam Kim, Thị Đan). 13. Quảng Tân – Ngọc Lƣơng (Truyện Quảng Tân, Ngọc Lƣơng). 14. Hán Bình – Thị Xuân (Truyện Hán Bình, Thị Xuân). … Hoàng Thị Lựu 13 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu Trên đây là 14 văn bản trong số 43 văn bản về ngôn ngữ - văn học đƣợc viết dƣới dạng văn bản Nôm Tày đƣợc tác giả thống kê. Chúng tôi đề cập tới những văn bản trên, qua đó muốn bàn tới một vấn đề: Văn học viết (hay văn học thành văn) của ngƣời Tày chính thức xuất hiện từ bao giờ? Đa số các học giả đều đồng tình chữ Nôm Tày vào thế kỷ XVII đã trở nên hoàn thiện bởi nó xuất hiện trong Lượn tứ quý của Nông Quỳnh Vân, Lượn tam nguyên của Bế Văn Phủng, tƣơng truyền là những ông tổ làn điệu Then của ngƣời Tày. Về huyền thoại tổ nghề Mo – Then, Giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng đã luận giải thế này: “Khi nhà Mạc ở Cao Bằng mòn mỏi đi vì các cuộc đánh phá của nhà Lê – Trịnh và mất ngôi hẳn từ 1677 (tàn dƣ quân Mạc vẫn còn đến quãng 1744) thì các ca công, nhạc công của triều đình tản mát vào trong dân và Tày hóa. Trƣớc và sau đó, do có hiểu biết về âm nhạc cung đình Lê – Mạc, họ dạy cho dân, cho các ông Mo – Then nhiều bài hát, bản nhạc. Những làn điệu đó đã đƣợc Tày hóa và dân gian hóa thành các bài Bụt, bài Giàng. Song ngƣời Pháp sƣ Tày vẫn nhớ ơn họ và thờ họ làm tổ sƣ với các tên Quản nhạc, Lý Quỳnh Văn (Vân)’’. [ 16, tr. 60 – 61]. Lượn Tam Nguyên của Bế Văn Phủng (hay còn đƣợc dân gian gọi là Tƣ Thiên Quản Nhạc) dài 760 câu thơ. Ở đó bộc lộ những tâm trạng hết sức thành thực của ông Tƣ Thiên về một xã hội cơ cực, đầy rẫy yếu hèn và hơn hết là ông tự trách mình đã sinh nhầm thời thế: “Tự trách thân sinh thời lạc thế Trách sao mà tạo hóa xoay vần Hiền sĩ nghĩ thƣơng thân sầu tủi Ta sống thời trọng võ khinh văn Xếp sách vở thơ văn nghiên bút…” Sở dĩ ông oán trách cuộc đời là vì thời đại loạn lạc, rối ren: “Sinh gặp thời nƣớc đục sóng cồn Trên trời thì lòng ngƣời không thuận Dƣới đất thì địa lợi không còn Hoàng Thị Lựu 14 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu Gặp thời loạn chim chuột khoe khoang An phận ếch thập thò trƣớc lỗ Thân quan tƣ ta khó tranh đua Ở ẩn chốn thảo lƣ cao gốc” Còn lòng ngƣời thì nham hiểm khó ngờ, một xã hội đổi trắng thay đen, tranh tối tranh sáng: “Lòng ngƣời đổi nhƣ gió nhƣ mây Thói kiêu khinh coi tiền trên hết Có tiền thành kẻ biết ngƣời khôn Giàu có ngu nhƣ ếch thành khôn Ngƣời nghèo khôn tày rồng bảo dại Đã nghèo thì mọi nỗi xấu xa Thế gian lòng sai ngoa thiên lệch” Trong một xã hội mà “vong ân bội đức” là cách hành xử chiếm ƣu thế thì Bế Văn Phủng chọn con đƣờng ẩn cƣ để giữ gìn khí tiết thanh tao nhƣ những nhà nho ẩn sĩ ngƣời Việt: “Thong dong ẩn ở nơi đèn sách Thanh nhàn vô sự sống tựa tiên Khi buồn đàn ca lên khuây khỏa.” Để xác định một tác phẩm văn học viết, một trong những yếu tố cần và đủ đó là tác phẩm ấy đƣợc sáng tác bởi những cá nhân cụ thể, đƣợc ghi chép lại bằng văn tự. Lượn tam nguyên của Bế Văn Phủng và Lượn hồng nhan tứ quý của Nông Quỳnh Vân có thể nói là hai cứ liệu khả dĩ nhất để chứng minh văn học viết Tày đã có mặt từ thế kỉ XVII. Bởi cho dẫu sử dụng thể loại của dân gian để sáng tác (Lƣợn – một thể loại của văn học dân gian Tày) thì về nội dung nó cũng đầy ắp cá tính sáng tạo của hai ông tổ nghề Mo – Then và điều đặc biệt là chữ Nôm Tày trong hai tác phẩm này đã đƣợc sử dụng nhuần nhuyễn, tinh tế, hấp dẫn. Hoàng Thị Lựu 15 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu Tuy nhiên, khi nghiên cứu văn học viết Tày, nhất là giai đoạn trung đại, chúng tôi lại gặp phải tình trạng “lƣỡng cƣ” bởi sự hòa quyện của hai loại hình văn học: văn học dân gian và văn học thành văn. Các tác phẩm truyện thơ Nôm đều là khuyết danh mà đây lại là thể loại chủ đạo, chiếm số lƣợng đông đảo nhất của văn học viết Tày ngay từ khi mới định hình. Thế nên khi điểm qua những ý kiến đánh giá, chúng tôi nhận thấy phần đông các nhà nghiên cứu đều sử dụng cụm từ “văn học dân gian đã thành văn”. Rõ ràng là tên tác giả, cái dấu ấn cá nhân quan trọng để xác định một tác phẩm văn học viết đã bị lu mờ ở đây. Nhƣng nếu cho rằng tất cả các truyện thơ Nôm khuyết danh đều thuộc văn học dân gian (vì những cái gì không rõ ràng thì quy về dân gian hết) thì sẽ vô cùng thiệt thòi cho văn học viết của tộc ngƣời Tày. Bởi lẽ, không thể loại trừ yếu tố những trí thức nho học của ngƣời Tày đã sáng tác ra những câu chuyện đó và những câu chuyện đó lại trở về dân gian. Vì vậy, truyện thơ Nôm giống nhƣ một điểm nối giữa văn học dân gian và văn học thành văn (về vấn đề này chúng tôi sẽ trở lại trong chƣơng 2 của luận văn). Trong công trình Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam của Phan Đăng Nhật, ông có nhận xét đại ý rằng: Truyện Nôm miền xuôi cũng nhƣ truyện thơ Nôm miền núi, đều là bƣớc nối giữa văn học dân gian và văn học thành văn, đều mang tính chất của hai loại hình văn học nói trên. Còn tác giả Vũ Anh Tuấn trong chuyên luận về truyện thơ Tày, ông đã hình dung truyện thơ Tày phát triển qua ba thời kỳ. Và chúng tôi lƣu ý tới một nhận định quan trọng của ông trong tác phẩm này: “Lời văn nghệ thuật trong các truyện thơ Nôm Tày ban đầu có thể đã đƣợc các trí thức Tày sáng tạo lại. Truyện thơ Tày mang một hình thức tồn tại mới: Thành văn. Nguồn tiếp nhận truyện thơ Tày đã có thể thụ hƣởng bằng những cách khác nhau: Đọc, ngâm, kể, hát. Đến thời kỳ thứ ba, truyện thơ Nôm Tày đã đƣợc hoàn thiện và thật sự trở thành điểm nối giữa văn học dân gian với văn học thành văn.” [22, tr.73] Nhƣ vậy, dù là khuyết danh nhƣng truyện thơ Nôm Tày vẫn mang những yếu tố của văn học thành văn. Nhờ đó, trong quá trình phát triển, văn Hoàng Thị Lựu 16 Sự vận động của văn học viết Tày từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu học viết của tộc ngƣời Tày không bị ngắt quãng mà là một dòng chảy liên tục từ thời điểm ra đời cho tới ngày nay. Và vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn khi đi sâu vào luận văn. Hoàng Triều Ân – một nhà nghiên cứu đáng kính đã mô tả quá trình phát triển của văn học thành văn Tày thời trung – cận đại nhƣ sau: “Ta có thể gặp bộ phận văn học dân gian khác là bộ phận văn học thành văn, trƣớc hết là chữ Nôm Tày Nùng, tiêu biểu là những pho truyện Nôm Tày bằng thơ. Nhiều giả thuyết cho rằng truyện Nôm khuyết danh (thực chất là tiểu thuyết bằng thơ của dân tộc Tày xuất hiện từ những năm cuối thế kỉ XIV. Đó là các tác phẩm: Bjooc Lả - Lương Quân, Khảm hải, Lưu Đài – Hán Xuân, Nam Kim – Thị Đan, Chiêu Đức – Kim Nữ; Đó là truyện Chim sáo, Nho Hương phò mã, Kim Quế, Đính Quân, Quảng Tân – Ngọc Lương; Đó là Trần Chu, Lý Thế Khanh – Thị Trinh, Xuân Lan... Ta lại có tác phẩm Tống ôn thần 1560 (?) của Đoàn Giảng; Lƣợn tứ quý của Nông Quỳnh Vân, có Lƣợn tam nguyên của Bế Văn Phụng thế kỷ XVII, có Cao Bằng phong thổ phú của Nguyễn Quýnh … Dƣới chế độ cai trị của đế quốc Pháp, tác giả Hoàng Đức Hậu xuất hiện nhƣ một nghệ sĩ của nhân dân. Với lƣợng thơ đã sƣu tầm đƣợc hơn trăm bài, khoảng vài chục câu đối, phú…Hoàng Đức Hậu đã vẽ lên hiện thực xã hội cũ là cảnh đánh bạc, lên đồng đáng khinh, là cảnh đi phu cay đắng, bất công, là cảnh đào củ mài vất vả mà thu hoạch lại là sự thất vọng, đói vẫn hoàn đói…” [16, tr. 15 – 16]. Chỉ bằng vài lời nhận xét ngắn gọn nhƣng Hoàng Triều Ân đã phác họa đƣợc dòng chảy của văn học thành văn Tày từ khi định hình. Vẫn còn có ý kiến mang tính phỏng đoán, ví dụ ông cho rằng một số truyện thơ Tày đã xuất hiện từ thế kỷ XIV, có nghĩa là nó ra đời trƣớc cả trào lƣu sáng tác truyện thơ trong văn học Việt. Điều này không phải không có căn cứ. Bởi nếu xem xét ở góc độ truyền miệng, ngƣời ta kể cho nhau, hát cho nhau nghe thì rất có thể truyện thơ Tày đã hình thành trƣớc đó khá lâu. Vũ Anh Tuấn nhận định: Hoàng Thị Lựu 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan