Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn song tinh bất dạ dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong vă...

Tài liệu Luận văn song tinh bất dạ dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại việt nam

.PDF
68
99
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN --------  ------- NGUYỄN THỊ THU SONG TINH BẤT DẠ - DẤU MỐC CỦA SỰ CHUYỂN ĐỔI TƯ DUY NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN --------  ------- NGUYỄN THỊ THU SONG TINH BẤT DẠ - DẤU MỐC CỦA SỰ CHUYỂN ĐỔI TƯ DUY NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và rèn luyện tại Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Việt Hằng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thu LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Việt Hằng. Kết quả thu được hoàn toàn trung thực và không trùng khớp với các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thu MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 7 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 8 1.1. Thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam ........................... 8 1.1.1. Thuật ngữ - khái niệm ............................................................................. 8 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 9 1.2. Tác giả và tác phẩm.................................................................................. 12 1.2.1. Thân thế tác giả ..................................................................................... 12 1.2.2. Tác phẩm ............................................................................................... 14 1.2.3. Tình trạng văn bản ................................................................................ 16 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 17 Chương 2. SONG TINH BẤT DẠ - DẤU MỐC CỦA BƯỚC CHUYỂN ĐỔI TỪ PHẠM TRÙ CHỮ “TÂM” SANG CHỮ “THÂN” .................... 18 2.1. Sự chuyển đổi tư duy từ phạm trù chữ “tâm” sang chữ “thân” trong văn học trung đại Việt Nam ................................................................................... 18 2.2. Sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật của Song Tinh Bất Dạ ......................... 26 2.2.1. Thể hiện qua khát vọng tình yêu vượt qua lễ giáo phong kiến ............. 26 2.2.2. Thể hiện qua khát vọng lứa đôi vượt qua các thế lực đen tối ............... 35 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 40 Chương 3. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ............................ 41 3.1. Cốt truyện – Kết cấu ................................................................................ 41 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 44 3.3. Ngôn ngữ .................................................................................................. 48 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 58 KẾT LUẬN .................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong văn học Việt Nam trung đại, truyện Nôm giữ vị trí khá quan trọng không chỉ bởi số lượng tác phẩm còn lại đến ngày nay mà còn bởi chất lượng và sức hấp dẫn của nó đối với nhiều thế hệ độc giả. Cùng với thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói,... truyện Nôm là một trong những thể loại văn học đặc biệt đã làm nên bản sắc riêng, diện mạo riêng của văn học trung đại Việt Nam. Truyện Nôm (hay còn gọi truyện thơ Nôm) là di sản văn hóa tinh thần riêng của người Việt, được hình thành trên cơ sở văn tự chữ Nôm, sử dụng thể thơ lục bát của người Việt và thể hiện xu hướng dân tộc hóa, dân chủ hóa. Nhận thấy, truyện Nôm giữ một vị trí quan trọng và là niềm tự hào của văn hóa, văn học nước nhà cho nên nghiên cứu một tác phẩm truyện Nôm là đề tài hấp dẫn. Theo những nguồn tư liệu hiện có, Song Tinh Bất Dạ của tác giả Nguyễn Hữu Hào được coi là truyện Nôm bác học đầu tiên xuất hiện ở Đàng Trong, và cũng là truyện Nôm bác học có tên tác giả đầu tiên trong nền văn học Việt Nam. Sự phát triển của truyện Nôm bác học được đánh dấu bằng những dấu mốc cụ thể như sau: Truyện Song Tinh Bất Dạ (ở Đàng Trong) và Truyện Hoa tiên (Đàng Ngoài) được xem là bước khởi đầu cho sự hình thành thể loại; Truyện Kiều là đỉnh cao, là kết tinh, đem lại niềm tự hào cho nghệ thuật nước nhà; còn Truyện Lục Vân Tiên là dấu chấm, khép lại một thời vàng son mà thể loại truyện Nôm từng ngự trị trên văn đàn dân tộc trong thế kỷ XVIII - XIX. Đến thời điểm này, mặc dù Song Tinh Bất Dạ được đánh giá là giữ vị trí quan trọng, là dấu mốc khởi đầu của dòng truyện Nôm bác học song trên thực tế vẫn có rất ít người biết đến sự tồn tại của tác phẩm. Trong chương trình phổ thông tên truyện Song Tinh Bất Dạ cũng chỉ được nhắc đến là ví dụ minh chứng cho thể loại truyện Nôm trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 2 Nâng cao, còn sách giáo khoa cơ bản không đề cập đến. Ngay cả trong các chương trình 1 giảng dạy ở bậc đại học, truyện này hầu như ít có cơ hội được nhắc đến, hoặc nếu có thì cũng chỉ là điểm qua một cách sơ sài. Vì vậy lựa chọn truyện Song Tinh Bất Dạ để nghiên cứu là một cách để người viết bổ sung kiến thức về truyện Nôm nói riêng và văn học trung đại nói chung. Là một sinh viên khoa Ngữ văn và một giáo viên tương lai, việc nắm được một cách sâu rộng giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Song Tinh Bất Dạ nói riêng và thể loại truyện Nôm nói chung có ý nghĩa quan trọng trong công việc và góp phần bổ sung kiến thức cá nhân. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Song Tinh Bất Dạ - dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại” làm hướng nghiên cứu chính trong luận văn tốt nghiệp này. 2. Lịch sử nghiên cứu Mặc dù là một truyện Nôm có vị trí đặc biệt là khởi đầu, nhưng hiện nay không có nhiều công trình nghiên cứu về Song Tinh Bất Dạ. Chủ yếu là một số những bài giới thiệu về quá trình định danh cho tác phẩm trên tạp chí, lời dẫn đầu sách, hoặc nhắc đến trong một tiểu mục nghiên cứu về thể loại. Vào năm 1943, ông Trần Văn Giáp là người đầu tiên thấy ghi trong Đại Nam thực lục tiền biên chép Nguyễn Hữu Hào là tác giả của Song Tinh Bất Dạ [8; 220]. Nhưng Đông Hồ Lâm Tấn Phát (1906 - 1969) ở Hà Tiên (nay tỉnh Kiên Giang) mới là người đầu tiên có công lao to lớn. Ông đã kiên trì suốt 50 năm để tìm nguồn cội cho quyển truyện Nôm này. Vào năm 1942, Đông Hồ có viết một thiên khảo luận dài về Song Tinh Bất Dạ, gửi đăng nguyệt san của Hội Khai Trí Tiến Đức ở Hà Nội, số 7 - 8, kể lại quá trình tìm thấy bản truyện, với mục đích thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với việc tìm tác giả cho truyện. Sau đó, Đông Hồ lại đăng một vài đoạn khảo cứu về Truyện Song Tinh trên Tuần báo Nhân loại, từ số 15 năm 1953 đến số 22 năm 1954. Nhưng mãi năm 1962, sau khi trải qua chín năm nghiên cứu, Đông Hồ mới cho công 2 bố toàn bộ văn bản lần đầu tiên. Mặc dù đây chỉ là một bản phiên âm quốc ngữ, và nội dung sao chép còn có một số nhầm lẫn, sửa chữa nhiều, văn bản không được chú thích nhưng Đông Hồ đã chứng minh khá thuyết phục rằng Truyện Song Tinh chính là văn bản truyện Nôm đầu tiên của văn học viết Việt Nam. Năm 1979, nhà nghiên cứu Đặng Thanh Lê với cuốn sách “Truyện Kiều” và thể loại truyện Nôm, trong một tiểu mục “Truyện Song Tinh (Đường Trong) và Truyện Hoa tiên (Đường Ngoài) - Những truyện Nôm có tên tác giả đầu tiên trong văn học thế kỷ XVIII” cũng đã giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm, cốt truyện của Song Tinh Bất Dạ. Sau đó, tác giả đưa ra kết luận: “Có lẽ đây là một trong những truyện Nôm đầu tiên trong văn học viết thế kỷ XVIII đã lấy tình yêu tuổi trẻ làm chủ đề tác phẩm. Gắn liền vào đó là một tinh thần tự do yêu đương có ý nghĩa chống lễ giáo phong kiến và một nội dung đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người, chống lại thói cưỡng bức hôn nhân của cường quyền phong kiến” [11; 58 - 59]. Không những thế, tác giả còn nhận định: “với cốt truyện như trên, ta có thể thấy rõ tiếng nói báo hiệu cho các truyện Nôm sau này qua Truyện Song Tinh” [11; 60]. Năm 1984, tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân một lần nữa giới thiệu Truyện Song Tinh đến độc giả và giới học thuật. GS. Lê Trí Viễn đã viết phần “Cùng bạn đọc”, và một lời “Dẫn”, trình bày về tiểu sử tác giả và tình hình văn bản tác phẩm, cùng mục đích và phương pháp hiệu đính văn bản. Dù ngắn gọn nhưng GS. Lê Trí Viễn đã chỉ cho ta thấy được những nét tiêu biểu của: “Song Tinh là truyện tình yêu tự do”, “là truyện bác học mà khí vị lại rất dân gian”, rồi cốt truyện của Truyện Song Tinh là công thức chung “muôn thuở” của các truyện thơ Nôm [4; 8-9]. Sau đó, năm 1987, ông Hoàng Xuân Hãn đã biên khảo, giới thiệu và cho ấn hành lại Truyện Song Tinh. Ông viết lời “Tựa”, “Dẫn” trình bày công phu về tác giả, thời điểm sáng tác, lai lịch văn bản, tên truyện, nội dung, nguồn gốc, 3 cách hiệu đính và diễn nghĩa nội dung truyện… Với công trình này, ông là người đầu tiên đề cập đến bản nguyên tác mà Nguyễn Hữu Hào dựa theo để viết Truyện Song Tinh là tác phẩm Định tình nhân, ra đời trong khoảng cuối Minh – đầu Thanh ở Trung Quốc. Trong lời “Tựa”, Hoàng Xuân Hãn đã đưa ra vài lời so sánh với kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ông viết: “Về cách diễn ca, Nguyễn Hữu Hào cũng như Nguyễn Du, đều theo mạch lạc nguyên tác, không thêm nhân vật hay hành động gì. Trái lại, cả hai đều bỏ những tiết đoạn rườm rà không cần cho cốt truyện. Về sắc thái từ chương, hai truyện Nôm khác nhau nhiều. Khi tả cảnh, Nguyễn Du chỉ phác họa để gợi ý tình; và khi tả tình thì lời sâu sắc, đằm thắm. Còn Nguyễn Hữu Hào thì tả cảnh một cách tỉ mỉ, cốt để xúc động tai mắt người đọc, chứ không khêu gợi được tình sâu xa; và hầu như chỉ chú ý đến phần kể chuyện, đối thoại, chứ không phân tích tình cảm…” [5; 6-7]. Tiếp tục, Kiều Thu Hoạch trong Truyện Nôm - lịch sử phát triển và thi pháp thể loại (Nxb Giáo dục, năm 2007), Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam (Nxb Giáo dục, năm 1999),… đều nhắc tên Truyện Song Tinh là một tác phẩm có giá trị khởi đầu của thể loại truyện Nôm. Tuy nhiên, truyện này gần như chưa được khảo cứu kỹ lưỡng với tư cách là một đối tượng nghiên cứu độc lập. Mãi đến năm 2006, TS. Lê Thị Hồng Minh mới cho công bố một công trình nghiên cứu về Ngôn ngữ nghệ thuật “Truyện Song Tinh”. Lần đầu tiên, Song Tinh Bất Dạ được nghiên cứu một cách công phu, tỉ mỉ về yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật. Bà nghiên cứu khá kỹ về ngôn ngữ của truyện như: ngôn ngữ ước lệ tượng trưng, ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ hài hước, ngôn ngữ pha màu sắc “sắc dục”, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại “giàu giọng điệu”,… Tác giả coi Song Tinh Bất Dạ là “viên ngọc quý” [13; 165] trong kho tàng văn học trung đại và đưa ra kết luận đây “không chỉ là một trong những tác phẩm đi đầu, mở 4 ra một trào lưu sáng tác truyện thơ Nôm trên văn đàn văn học viết (…) mà bản thân nó còn là một đóng góp lớn, một thành công đáng kể về mặt ngôn ngữ nghệ thuật trong nền văn học dân tộc” [13; 164]. Kế đó, năm 2009, Trần Thanh Thủy cũng là một trong số những học giả dành nhiều công sức nghiên cứu và đưa ra một công trình luận văn thạc sĩ Song Tinh Bất Dạ và bước khởi đầu của truyện Nôm bác học đã góp phần vào lí giải sự xuất hiện và vai trò của truyện Song Tinh Bất Dạ trong dòng chảy của truyện Nôm bác học Việt Nam, một lần nữa khẳng định truyện Song Tinh là một trong số những tác phẩm có vai trò đi đầu trong việc hình thành thể loại. Bên cạnh đó, công trình còn tìm hiểu lý do vì sao sau Song Tinh Bất Dạ, truyện Nôm tài tử - giai nhân không tiếp tục phát triển ở Đàng Trong mà lại bị gián đoạn một thời gian, rồi sau đó phát triển ở Đàng Ngoài và những tác phẩm đạt đỉnh cao, có thành tựu lại là sáng tác của tác giả Đàng Ngoài chứ không phải Đàng Trong [24; 5]. Với việc điểm qua quá trình công bố, giới thiệu và nghiên cứu Song Tinh Bất Dạ như trên, chúng tôi mong muốn làm rõ tính chất dấu mốc chuyển đổi tư duy nghệ thuật của tác phẩm này trong dòng truyện Nôm bác học và trong văn học trung đại Việt Nam. Tất cả những công trình, những bài viết, những ý kiến, nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu trên đây là những gợi ý quý báu trong việc đi sâu khai thác tác phẩm về mặt nội dung và nghệ thuật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận là hoàn thành một công trình nghiên cứu về vai trò là dấu mốc của sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại Việt Nam của truyện Song Tinh Bất Dạ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về thuật ngữ - khái niệm, quá trình hình thành và phát triển của truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam 5 - Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Hữu Hào cùng những vấn đề liên quan đến tác phẩm. - Làm rõ tính chất dấu mốc, bước chuyển đổi tư duy nghệ thuật của truyện Song Tinh Bất Dạ dựa trên cơ sở những khía cạnh về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Song Tinh Bất Dạ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là truyện Song Tinh Bất Dạ. Ở đây chúng tôi sử dụng văn bản trong cuốn Nguyễn Hữu Hào, Truyện Song Tinh, Hoàng Xuân Hãn biên khảo – giới thiệu, Nhà xuất bản Văn Học, 1987. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện Song Tinh Bất Dạ để làm sáng tỏ vai trò là dấu mốc quan trọng trong bước chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong văn học trung đại Việt Nam. Trong quá trình đó, với chừng mực có thể, chúng tôi sẽ cố gắng so sánh, đối chiếu cùng một số truyện Nôm bác học giai đoạn sau (như Truyện Kiều, Truyện Hoa tiên…) và một số tác phẩm khác để thấy được sự giao thoa, sự kế thừa, phát triển của tác phẩm trong dòng chảy chung của thể loại. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng một số phương pháp sau: – Phương pháp nghiên cứu văn học Sử. – Phương pháp nghiên cứu liên ngành. – Phương pháp so sánh. – Các thao tác phân tích chứng minh, lập luận, phân tích tổng hợp. 6 6. Đóng góp của khóa luận Đưa ra một công trình nghiên cứu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Song Tinh Bất Dạ, từ đó khẳng định được vai trò “dấu mốc” trong sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật từ chữ “tâm” sang chữ “thân” trong văn học trung đại Việt Nam. 7. Bố cục của khóa luận Khóa luận được triển khai theo ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung được chia thành ba chương: – Chương 1: Những vấn đề chung – Chương 2: Song Tinh Bất Dạ - dấu mốc của bước chuyển từ phạm trù chữ “tâm” sang chữ “thân” – Chương 3: Những phương diện nghệ thuật 7 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam 1.1.1. Thuật ngữ - khái niệm Truyện Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nền văn học trung đại Việt Nam. Có nhiều tên gọi khác nhau được dùng như: truyện thơ, truyện dài, truyện thơ Nôm, truyện nôm na, truyện diễn ca, truyện thơ bình dân, truyện quốc âm… Có thể gọi tên đầy đủ chính xác nhất cho thể loại văn học này là truyện thơ Nôm. Tuy nhiên, nhìn chung và phổ biến nhất vẫn là xu hướng gọi thể loại này là truyện Nôm. GS. Trần Đình Sử đã có lần đề cập trong cuốn sách Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại, coi truyện Nôm “là cách rút gọn của khái niệm truyện thơ Nôm, và cũng do điều kiện lịch sử văn xuôi Nôm không phát triển, nghĩa là văn Nôm chỉ tồn tại dưới dạng văn vần và biền ngẫu” [20; 395]. Cho nên, chúng tôi chọn dùng thuật ngữ truyện Nôm như nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng mà không sợ nhầm lẫn với truyện văn xuôi Nôm. Qua cách định nghĩa của Đặng Thanh Lê (“Truyện Kiều” và thể loại truyện Nôm), Kiều Thu Hoạch (Truyện Nôm, lịch sử phát triển và thi pháp thể loại), Trần Đình Sử - Lê Bá Hán - Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học), Trần Thị Khang (Văn học trung đại Việt Nam, tập 2, Trần Đăng Na chủ biên)… về cơ bản, truyện Nôm là loại hình tác phẩm tự sự bằng thơ, phản ánh về cuộc đời số phận, về khát vọng hạnh phúc, công lý mang tính nhân bản của con người trong đời sống hiện thực đầy éo le, phức tạp; tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ của dân tộc là chữ Nôm (có tác phẩm được viết bằng thể Đường 8 luật như truyện: Tô Công phụng sứ, Vương Tường, Lâm tuyền kì ngộ) …nhưng phổ biến là những tác phẩm viết bằng thể lục bát. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Quá trình hình thành, phát triển và giã từ văn đàn của truyện Nôm trải qua bốn giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: Thế kỷ XVI - giai đoạn hình thành thể loại. Thế kỷ XVI không chỉ là thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến mà còn là giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn học dân tộc, trong đó có văn học Nôm. Lúc này, chữ Nôm được sử dụng ngày càng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống. Đặc biệt, với các tác giả văn học thì chữ Nôm đã trở thành một phương tiện khá thuận lợi để thể hiện tâm hồn dân tộc. Đặc biệt, hầu hết những đại biểu ưu tú của văn học thời kỳ này đều làm nhiều thơ Nôm. Nguyễn Trãi có Quốc âm thi tập, gồm trên 250 bài thơ Nôm. Tao Đàn Nhị thập bát tú do vua Lê Thánh Tông làm chủ soái có Hồng Đức quốc âm thi tập với hơn 300 bài thơ Nôm. Thơ quốc ngữ thời kỳ này khá phổ biến với thể thất ngôn xen lục ngôn, tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về niêm luật như thơ Đường. Tuy nhiên, văn học Nôm thời này vẫn có phần đơn điệu về thể loại. Có nhiều ý kiến cho rằng các truyện Nôm làm theo lối Đường luật cũng xuất hiện vào thế kỷ này. Hình thức ban đầu của truyện Nôm có lẽ là từ một số bài thơ Nôm Đường luật xâu chuỗi lại, vịnh về một nhân vật nào đó theo diễn biến cuộc đời của họ. Chẳng hạn như cụm bài vịnh “Truyện Vương Tường” in trong Hồng Đức quốc âm thi tập (gồm 45 bài thơ, trong đó có 35 bài bát cú và 10 bài tứ tuyệt), Tô Công phụng sứ (gồm 24 bài thất ngôn bát cú), Lâm tuyền kỳ ngộ (gồm 146 bài bát cú, 1 bài tứ tuyệt, 1 ca khúc). Ngoài loại “vịnh truyện” còn có những bài “kể hạnh” hát cửa đình. Các bài “hạnh” thường là kể lại sự tích và đức hạnh của chư Phật hoặc các vị thần thánh được thờ ở chùa làng làm theo thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể đã góp phần cung cấp cho thể loại 9 truyện Nôm một nguồn đề tài, cốt truyện hấp dẫn và cả những tiền đề nghệ thuật cần thiết để góp phần hình thành thể loại. Giai đoạn thứ hai: Thế kỷ XVII - truyện Nôm lục bát chính thức ra đời. Lúc này, nhu cầu phán ánh cuộc sống bằng phương thức tự sự dài hơi ngày càng lớn, mà thể thơ Đường luật với cấu trúc ổn định với yêu cầu khắt khe về niêm luật, vần đối, mang tính cô đọng, hàm súc lại không đáp ứng được. Hơn nữa, sử dụng thể thơ này để tự sự làm cho cốt truyện rời rạc, không thể hiện được nội dung dài và liên tục. Từ đó, các tác giả phải đi tìm một thể loại mới. Đầu thế kỉ XVII, Đào Duy Từ có nhiều sáng tác bằng chữ Nôm, nổi tiếng là hai tác phẩm Ngọa Long cương vãn gồm 136 câu lục bát và Tư Dung vãn gồm 236 câu Nôm lục bát. Đặc biệt, thời kỳ này có ba tập diễn ca lịch sử dài bằng chữ Nôm, rất gần gũi với thể truyện Nôm, là: Việt sử diễn âm, dài 2.332 câu thơ lục bát; Thiên Nam minh giám, gồm 936 câu thơ song thất lục bát; và Thiên Nam ngữ lục, dài hơn 8136 câu lục bát. Với Thiên nam ngữ lục, một sử ca đại trường thiên, thơ Nôm lục bát mới thực sự được sử dụng để viết nên tác phẩm có nội dung tự sự. Cũng trong thế kỉ XVII, có sự ra đời của của một số tác phẩm khuyết danh gồm truyện Nôm lịch sử và diễn ca tôn giáo như Quan Âm tống tử bản hạnh, Địa Tạng bản hạnh, Liễu Hạnh công chúa diễn âm, Ông Ninh cổ truyện, Chúa Thao cổ truyện,... Ngoài ra còn một số những truyện Nôm về đề tài xã hội như Lý Công, Thoại Khanh – Châu Tuấn, Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa,... Ở giai đoạn này, truyện Nôm đã khẳng định việc sử dụng thành công thơ lục bát để kể lại một cốt truyện hoàn chỉnh với hình thức một tác phẩm độc lập. Giai đoạn thứ ba: Thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX - giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của truyện Nôm, thời kỳ hoàng kim của thể loại. Từ thế kỷ XVIII, chữ Nôm với tư cách ngôn ngữ văn học thứ hai ở Việt Nam đã trở thành một 10 công cụ sáng tạo chiếm ưu thế hơn so với chữ Hán, mà bằng chứng là sự xuất hiện của các kiệt tác, các tác giả lớn sáng tác bằng chữ Nôm và hơn thế là sự hình thành của cả một trào lưu văn học. Truyện nhiều về số lượng, phong phú về nội dung, có nhiều tác phẩm xuất sắc. Truyện Nôm nhiều nhất và cũng nổi bật nhất là những truyện nói về tình yêu tự do, hạnh phúc lứa đôi; đấu tranh cho quyền sống của con người; vấn đề số phận con người mà đặc biệt là số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Giai đoạn này, bên cạnh những tác phẩm thuộc truyện Nôm bình dân, có sự hiện diện của hàng loạt truyện Nôm bác học, làm nên những gương mặt tiêu biểu của thể loại. Nhưng truyện Nôm có tên tác giả đầu tiên có thể được kể đến như Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào (?- 1713). Sau đó nở rộ với hàng loạt tác phẩm như khác như Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790), Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du (1765 - 1820), Sơ kính tân trang của Phạm Thái (1777 - 1813), truyện Tây Sương của Lí Văn Phức (1785 - 1849),... cùng hàng loạt các tác phẩm khuyết danh được ưa chuộng như Phan Trần, Nữ tú tài, Nhị độ mai, Lưu Bình Dương Lễ, Hoàng Trừu,... Truyện Nôm giai đoạn này thật sự khẳng định được sức mạnh của thể loại, tạo được dấu ấn đặc biệt, có những đóng góp lớn trên bước đường phát triển văn học dân tộc ở cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Giai đoạn thứ tư: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - thời kỳ nhường bước, giã từ văn đàn, kết thúc sứ mạng lịch sử của thể loại. Lúc này, hoàn cảnh lịch sử xã hội nước nhà có nhiều biến động, vấn đề sống còn của dân tộc là chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Nền giáo dục của Tây học dần thay thế Nho học truyền thống. Chữ Quốc ngữ hiện đại thắng thế, hệ thống tri thức mới, thế hệ trí thức mới hình thành, thế giới quan nghệ sĩ thay đổi. Chữ Nôm mất vị thế bởi không đáp ứng được nhu cầu diễn đạt nội dung mới của thời đại. Bởi vậy, những vấn đề riêng tư của cá nhân - chủ đề chính và cũng là thế mạnh của 11 truyện Nôm - đã nhường bước cho những vấn đề quan trọng và cần thiết hơn của dân tộc, như tiếng nói đòi độc lập, tự chủ… Vì vậy, truyện Nôm với những chủ đề nóng bỏng của một thời đã lùi vào “hậu trường”. Vào giai đoạn này, Dương Từ Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu, Giai nhân kỳ ngộ diễn ca của Phan Châu Trinh,... tuy vẫn viết theo tư duy tự sự trung đại nhưng đã phản ánh vấn đề mới của xã hội, chưa kể còn có một số tác phẩm được viết bằng chữ quốc ngữ theo phương thức tư duy trung đại như Trạng Lợn tân truyện của Nguyễn Thúc Khiêm, Truyện trạng ăn diễn ca, Truyện Trạng Trần diễn ca của Vũ Như Do... Đó là những tác phẩm cuối cùng của truyện Nôm, để rồi từ đó thể loại tự sự này giã từ văn đàn nhường chỗ cho tiểu thuyết văn xuôi hiện đại. Như vậy, truyện Nôm đã trải qua quá trình hình thành và phát triển trong khoảng bốn thế kỉ và đạt được đỉnh cao ở giai đoạn thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Sự ra đời của thể loại này trong đời sống nghệ thuật trung đại cùng với những thành tựu đạt được đã khẳng định sự ra đời của chúng là sản phẩm tất yếu. 1.2. Tác giả và tác phẩm 1.2.1. Thân thế tác giả Theo Đại Nam liệt truyện tiền biên và Đại Nam thực lục tiền biên thì Nguyễn Hữu Hào chưa rõ năm sinh. Tuy nhiên, Hoàng Xuân Hãn phỏng đoán tác giả sinh chừng năm 1647 (?). Ông xuất thân trong gia đình thuộc dòng dõi võ tướng nhưng có truyền thống văn học và đều là những bậc công thần của triều Nguyễn Đàng Trong. Tổ tiên của ông ở trang Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, theo chúa Nguyễn vào Nam. Cha ông là Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, một danh thần bậc nhất của chúa Nguyễn, văn võ kiêm toàn. Nguyễn Hữu Hào là con đầu và có em nối lòng là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, một trong những danh nhân “mang gươm 12 đi mở cõi” của triều Nguyễn, mang về cho giang sơn Việt Nam một vùng đất Nam Bộ rộng lớn, giàu có như hôm nay. Chính truyền thống gia đình như vậy đã bồi dưỡng ở ông một tài năng quân sự mưu dũng và một tấm lòng nhân nghĩa cao cả. Ngay từ thời trai trẻ, ông thường theo cha dự các trận đánh lớn, bộc lộ nhiều dũng lược và tài dùng binh. Cho nên vào năm Kỷ Tỵ 1689, ông được bổ làm Cai cơ, Thống binh. Xuân Canh Ngọ (1690), Nguyễn Hữu Hào giữ chức thống suất, lãnh trách nhiệm đi bình định phía Nam. Tướng quân Hào Lương hầu muốn dùng chính sách ngoại giao hơn là quân sự, với lòng nhân ái, yêu mến binh lính, săn sóc dân chúng. Ông không muốn lấy thế thắng để trấn áp kẻ đã quy phục mình “Thừa lúc chi nguy mà làm điều phi tín nghĩa, rất không phải đạo”. Với chính sách ôn hòa đó, mà biên cảnh được yên bình, quân lính được vẹn toàn, thế nhưng Nguyễn Hữu Hào lại bị dèm pha, ông bị chúa Nguyễn Phúc Trăn kết tội “đã trù chừ làm hỏng việc quân”, cách chức, truất tước hầu, về làm dân thường. Trở lại với cuộc sống thứ dân, Nguyễn Hữu Hào vẫn bình thản, vui vẻ, thong dong ngắm cảnh, đọc sách, ngâm vịnh thơ phú… Năm Tân Mùi (1961), ông được chúa Nguyễn Phúc Chu mười bảy lên tuổi nối ngôi, phục chức Cai cơ rồi dần lên chức Chưởng cơ. Đến năm 1704, Nguyễn Hữu Hào được bổ nhậm chức trấn thủ Quảng Bình, đóng tại Dinh trấn Võ Xá. Trong khi cầm quân cũng như lúc làm quan, ông lo việc quân sự, huấn luyện quân đội, săn sóc đời sống dân chúng nên ai nấy đều kính mến. Đại Nam thực lục tiền biên khi chép về ông đã khen rằng biết “vỗ yên trăm họ, yêu nuôi sĩ tốt, được quân dân mến phục”, chủ trương dùng y đức quy phục nhân tâm, ngoại giao hòa hiếu, không muốn động binh, không dùng hình phạt. Bởi vậy mà mùa thu năm Qúy Tỵ (1713) sau khi ông mất đã được nhà chúa ban hiệu “Đôn hậu công thần” và tên thụy là “Nhu Từ”. 13 Triều chúa Nguyễn Phúc Chu văn học và Phật học được chú trọng. Nguyễn Hữu Hào là một nhà quân sự tài ba nhưng cũng là một người am hiểu văn học và là một người mộ đạo Phật. Không chỉ để lại tác phẩm Song Tinh Bất Dạ, ông còn có một bài thơ, một bức thư, một tờ khải bằng chữ Hán, ghi lại những trao đổi tranh luận giữa ông và sư Thích Đại Sán về giáo thuyết của nhà Phật. Cả ba đều chép trong Hải ngoại kỷ sự. Từ những văn phẩm còn lại cho đến ngày nay, có thể nói Nguyễn Hữu Hào là một người tài năng uyên bác, lại có nhiều trải nghiệm thực tiễn. Ông “am hiểu cả Phật, Nho và Lão, thể hiện một vũ trụ thanh thoát, không gò bó theo kinh viện Khổng giáo và một học phong độc lập trên tinh thần phê phán lối cố chấp, giáo điều…” [3; 12]. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân đánh giá Nguyễn Hữu Hào là người tiêu biểu cho tầng lớp “trí thức hiếm” [3; 12] ở Đàng Trong. 1.2.2. Tác phẩm Qua tài liệu ghi lại, Song Tinh Bất Dạ được Nguyễn Hữu Hào viết trong những năm làm trấn thủ Quảng Bình (1704 - 1713), thuộc văn học xứ Đàng Trong. Hầu hết các nhà nghiên cứu, trong nhiều năm qua đều khẳng định Song Tinh Bất Dạ dựa theo cốt truyện một cuốn tiểu thuyết đô thị “thường thường bậc trung”, ít được biết đến của một tác giả khuyết danh, của Trung Quốc thời Minh – Thanh , gồm 16 hồi “dài độ tám vạn chữ, gấp năm lần truyện Nôm”. Người đầu tiên tìm ra tác phẩm mà Nguyễn Hữu Hào phỏng theo - Định tình nhân (nghĩa là truyện những người có tình gắn bó) là Hoàng Xuân Hãn. Theo ông suy đoán, “Trong đám Hoa thương và người Minh di tản sang đất ta, chắc có kẻ đã mang theo những tiểu thuyết dan gian khác chừng 50 năm trước đó. Trong số tiểu thuyết ấy có sách Định Tình Nhân, bán ở đàng Trong.(...) Nguyễn Hữu Hào đã chọn truyện Định Tình Nhân có kết thúc trung hậu, tốt đẹp và thích thú. Vì vậy, ông đem ra diễn ca để ngâm nga” [5; 9]. Và Hoàng Xuân Hãn đã 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan