Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn quan niệm về thân qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong truyền ký mạn...

Tài liệu Luận văn quan niệm về thân qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong truyền ký mạn lục nhìn từ lý thuyết

.PDF
126
89
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THU QUỲNH QUAN NIỆM VỀ “THÂN” QUA PHÁT NGÔN CỦA CÁC NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC NHÌN TỪ LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THU QUỲNH QUAN NIỆM VỀ “THÂN” QUA PHÁT NGÔN CỦA CÁC NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC NHÌN TỪ LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Thu Hằng THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Quỳnh i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Dương Thu Hằng về sự hướng dẫn tận tình, đầy đủ, chu đáo và đầy tinh thần trách nhiệm của cô trong toàn bộ quá trình em hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn và các thầy cô giáo Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ em thực hiện đề tài luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Quỳnh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ...............................................................................................iii MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 6 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7 7. Dự kiến đóng góp của luận văn ............................................................ 8 8. Cấu trúc của luận văn .......................................................................... 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.......................................................................................... 10 1.1. Diễn ngôn và các mã cơ bản của diễn ngôn trong tiếp cận tác phẩm văn học ............................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm diễn ngôn......................................................................... 10 1.1.2. Khái niệm về mã và mã hệ tư tưởng, mã thể loại của lý thuyết diễn ngôn ... 13 1.2. Đôi nét về quan niệm “thân” ................................................................ 18 1.2.1. Quan niệm của các tôn giáo về “thân”................................................. 18 1.2.2. Quan niệm về “thân” trong văn học trung đại Việt Nam......................... 20 1.3. Đôi nét về Nguyễn Dữ và hệ thống nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục .................................................................................... 24 1.3.1. Đôi nét về thân thế và thời đại của Nguyễn Dữ ...................................... 24 1.3.2. Phác thảo hệ thống nhân vật người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục.......... 25 * Tiểu kết chương 1 ............................................................................... 30 iii Chương 2: QUAN NIỆM VỀ “THÂN” QUA PHÁT NGÔN CỦA CÁC NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRUYỀN THỐNG THEO QUAN ĐIỂM NHO GIÁO TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC NHÌN TỪ LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN ....................... 32 2.1. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn của các nhân vật phụ nữ truyền thống trong Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ mã hệ tư tưởng .................... 32 2.1.1. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về nhu cầu vật chất ........................ 32 2.1.2. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về tình yêu chung thủy, gắn liền với hạnh phúc gia đình ..................................................................... 39 2.1.3. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về vấn đề sinh - tử ......................... 46 2.2. Quan niệm “thân” qua phát ngôn của các nhân vật phụ nữ truyền thống trong Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ mã thể loại .................................. 53 2.2.1. Yếu tố kì ảo.................................................................................... 53 2.2.2. Sự hòa thanh diễn ngôn ................................................................... 58 * Tiểu kết chương 2 ............................................................................... 61 Chương 3: QUAN NIỆM VỀ “THÂN ” QUA PHÁT NGÔN CỦA CÁC NHÂN VẬT PHỤ NỮ PHI TRUYỀN THỐNG THEO QUAN ĐIỂM NHO GIÁO TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC NHÌN TỪ LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN............ 63 3.1. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn của các nhân vật phụ nữ phá cách trong Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ mã hệ tư tưởng ............................ 63 3.1.1. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về nhu cầu vật chất ........................ 63 3.1.2. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về tình yêu tự do, khao khát hạnh phúc đời thường ........................................................... 67 3.1.3. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về vấn đề sinh - tử ............... 78 3.2. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn của các nhân vật phụ nữ phá cách trong Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ mã thể loại.................................. 83 3.2.1. Thế giới kì ảo .................................................................................. 83 3.2.2. Những diễn ngôn trái chiều ................................................................ 87 * Tiểu kết chương 3 ............................................................................. 100 KẾT LUẬN ......................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 103 PHỤ LỤC .................................................................................................. iv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo, văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến XV hầu như vắng bóng hình ảnh của người phụ nữ. Ra đời vào thế kỉ XVI, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã trở thành một hiện tượng đột xuất, một sự khởi đầu cho hàng loạt vấn đề về người phụ nữ trong dòng chảy văn học dân tộc. Bên cạnh hình ảnh người phụ nữ theo quan điểm “tam tòng tứ đức” của Nho giáo với quan niệm truyền thống về hạnh phúc gia đình, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, xuất hiện những người phụ nữ “lệch chuẩn”: tự do yêu đương, tự do ân ái và đấu tranh cho khát vọng tình yêu của chính mình. Trong đó, có nhiều nhân vật nữ đã trực tiếp nói lên quan niệm cá nhân về tình yêu và những nhu cầu bản năng của con người. Nguyễn Dữ là một nhà nho sống ở thế kỉ XVI, ông viết Truyền kỳ mạn lục khi đã lui về ở ẩn. So với thời đại, Nguyễn Dữ đã có cái nhìn rất mới mẻ và đa diện về quyền sống, quyền được yêu, được hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Ông cũng là một trong số ít các tác gia đương thời đề cập đến chữ “thân” với cái nhìn sâu sắc. Nếu như trước đây, đa số nhân vật trong văn học trung đại chủ yếu đề cao chữ “tâm” trong sáng thì trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, một bộ phận nhân vật nữ của ông đã mạnh dạn đề cao chữ “thân” phàm tục. Vậy chữ “thân” trong Truyền kỳ mạn lục có nét gì độc đáo? Những quan niệm mới mẻ về tình yêu, hạnh phúc của các nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục có đưa họ tới bến bờ hạnh phúc không hay cuộc đời họ sẽ luẩn quẩn trong vòng bế tắc? Tác phẩm của Nguyễn Dữ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn học Việt Nam các giai đoạn sau với đề tài về người phụ nữ? Đây là những câu hỏi cần được tìm hiểu, nghiên cứu để góp thêm góc nhìn mới về áng “thiên cổ kỳ bút” đã quen thuộc lâu nay. Bên cạnh đó, diễn ngôn là khái niệm ra đời từ rất sớm, đã trở thành đề tài của nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ học trên thế giới. Tuy nhiên, giá 1 trị của diễn ngôn không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực ngôn ngữ mà còn được mở rộng trong phạm vi nghiên cứu khoa học nhân văn nói chung, nghiên cứu văn học nói riêng. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu quan niệm về chữ “thân” trong Truyền kỳ mạn lục dưới góc nhìn của lý thuyết diễn ngôn hiện đại với hi vọng có những đóng góp mới. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quan niệm về “thân” qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sử dụng diễn ngôn để nghiên cứu văn học còn là một công việc mới mẻ ở Việt Nam song đã có khá nhiều bài nghiên cứu về diễn ngôn của các nhà phê bình lý luận văn học, có thể kể đến các công trình: Lý thuyết văn học hậu hiện đại của Phương Lựu (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011); Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay của Trần Đình Sử (tháng 3 năm 2013); Về diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn Trang Thế Hy của Lâm Thị Thiên Lan (Tạp chí Khoa học, văn hoá và du lịch, số 12, tháng 7/2013); Diễn ngôn về giới tính và thi pháp nhân vật của Trần Văn Toàn (Tạp chí văn học số 8.2013); Diễn ngôn trong giao tiếp văn học của Nguyễn Duy Bình (Tạp chí khoa học ĐHQGHN, năm 2012); Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của M.Foucault và nghiên cứu văn học của Trần Văn Toàn (tháng 9 năm 2015); Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 của Trần Văn Toàn (Tham luận tại Hội thảo Diễn ngôn, Khoa Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội, năm 2010); Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ diễn ngôn (Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hải Phương, ĐHSP HN, năm 2012); Diễn ngôn nữ quyền trong văn xuôi Sương Minh Nguyệt (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Giàu năm 2016, ĐHSP TP.HCM); Diễn ngôn về sức thuộc địa trong tác phẩm “Người tình” của Mr.Duras của Nguyễn Thị Ngọc Minh (đăng trên trang web: http://vanhoanghean.com.vn ngày 14/07/2011); Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết 2 của Lê Khâm - Phan Tứ: một cái nhìn lịch đại (Luận văn thạc sĩ của Tô Thùy Quyên, ĐHSP TP.HCM, năm 2014); Diễn ngôn nhân vật trong nhóm truyện ngắn thế sự của Phan Huy Thiệp (Bài viết của Phan Thị Điệp, Hội thảo khoa học sinh viên lần IX, năm 2016); Mạch lạc diễn ngôn hội thoại trong một số tác phẩm văn học hiện đại (Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thu Hương, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, năm 2009); Tiểu thuyết vùng sâu của Tô Nhuận Vỹ từ góc nhìn diễn ngôn (Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thanh Huyền, ĐHSP Hà Nội, năm 2013); Kí như một loại hình diễn ngôn (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Minh, ĐHSP Hà Nội, năm 2013); Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Vân Anh, ĐHSP Hà Nội, năm 2017); Phân tích diễn ngôn do trẻ em viết trong chuyên mục “cười vui” của báo Nhi Đồng giai đoạn 1998 2008 (Luận văn thạc sĩ của Đặng Chinh Ngọc, ĐHKHXH&NV, năm 2015); Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu, tính dục trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Bình, ĐHKHXH&NV, năm 2016); Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý thuyết phân tích diễn ngôn (Luận án tiến sĩ của Trần Bình Tuyên, ĐHKH Huế, năm 2017);…Các công trình nghiên cứu trên đã vận dụng lý thuyết diễn ngôn trên phương diện xã hội để nghiên cứu một số nội dung văn học và thể loại văn học. Điều này không chỉ góp phần làm rõ khái niệm diễn ngôn trong văn học mà còn sử dụng diễn ngôn như một công cụ để nghiên cứu các tác phẩm, mở ra thêm hướng đi mới trong tiếp nhận văn học theo hướng hiện đại. Truyền kỳ mạn lục đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo độc giả và cho đến ngày nay, nhiều vấn đề trong tác phẩm này vẫn thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu và phê bình văn học. Chúng tôi xin điểm qua một số bài viết, tài liệu ghi chép, công trình nghiên cứu về tác phẩm này như: Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Nguyễn Phạm Hùng - Tạp chí văn học số 7, 1987); Truyền kỳ mạn lục một thành tựu 3 của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán (Bùi Duy Tân - Văn học Việt Nam, NXBGD, 2001); Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục (Luận án tiến sĩ của tác giả Jeon Hye Kyun, năm 1994); Bàn luận thêm về vấn đề tác giả - tác phẩm Truyền kỳ mạn lục (Lại Văn Hùng - Tạp chí văn học số 10, 2002); Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục (Trần Ích Nguyên, 2000); Những vấn đề khác nhau có liên quan đến Truyền kỳ mạn lục (Kawamoto Kurive - Tạp chí văn học, 1996); Ảnh hưởng của văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Xuân Hòa năm 1997); Cảm hứng chính sự trong Truyền kỳ mạn lục (Luận văn thạc sĩ của Phan Thị Tình, ĐH Vinh, năm 2012); Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kỳ đổi mới (Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Huyền Trang năm 2013, ĐHSPTN); Quan niệm nghệ thuật về con người trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Nguyễn Thị Tính - Tạp chí khoa học - ĐHSPHN, 2014); Tìm hiểu sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục (Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hoài Thu, ĐHKHXH&NV, năm 2014); Sự kết hợp phương thức tự sự và trữ tình trong Truyền kỳ mạn lục (Luận văn thạc sĩ của Tô Kim Yến, ĐHSP TP.HCM, năm 2014); Những biến đổi của “kỳ” và “thực” trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam của Vũ Thanh (Tạp chí Văn học, số 6 - 1994); Về mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục của Phạm Tú Châu (Tạp chí Văn học, số 3 - 1997); Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong Truyền kỳ mạn lục của PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn (Tạp chí Nghiên cứu văn học, năm 2011); Mối quan hệ giữa diễn ngôn đạo đức và diễn ngôn tình yêu, tính dục trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Bình, ĐHKHXH&NV, năm 2016);… Các công trình nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục đã khai thác sâu vào khuynh hướng sáng tác, cảm hứng chính sự, thế giới nghệ thuật, quan niệm về con người và đặc biệt là so sánh Truyền kỳ mạn lục với các tác phẩm cùng trường thể loại để 4 thấy những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó, thấy được những giá trị đỉnh cao của áng “thiên cổ kỳ bút” này. Bên cạnh những vấn đề lí luận chung của tác phẩm, hình ảnh người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, cụ thể như: Nhân vật nữ trong thể truyền kỳ qua hai tác phẩm Truyền kỳ mạn lục và Truyền kỳ tân phả (Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn của Kim Seona năm 1995 - ĐHKHXH & NV, Hà Nội); Số phận người phụ nữ và các phương thức thể hiện số phận ấy trong Truyền kỳ mạn lục (Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Dương năm 1996 - ĐHSPI HN); Nghiên cứu người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Công Tho năm 2005 - ĐHSPI HN); Hệ thống nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Luận văn Thạc sĩ của Nông Phương Thanh năm 2011 - ĐHSPTN); Yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hải Yến năm 2011 - ĐHSPTN); Người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ quan điểm giới (Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Nhung năm 2010 - ĐHSPTN); Hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục (Luận văn thạc sĩ của Mai Thị Lệ Quyên, ĐHKHXH&NV, năm 2016);…Các công trình nghiên cứu về người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục chủ yếu phân tích hệ thống nhân vật, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, số phận khổ đau, khát vọng hạnh phúc không thành của họ. Thực tế cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục với mục đích lấy những lời nói trực tiếp của các nhân vật nữ làm đối tượng nghiên cứu chính để từ đó làm nổi bật một quan niệm có tính tổng thể trong văn học trung đại như quan niệm về chữ “thân”. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Quan niệm về “thân” qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn” để góp phần hoàn thiện thêm cái nhìn đa chiều về tác phẩm và những đóng góp to lớn của Nguyễn Dữ khi viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 5 3. Mục đích nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu quan niệm về chữ “thân” được thể hiện dưới dạng phát ngôn về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình, quan niệm sinh - tử, nhu cầu bản năng của các nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn hiện đại. Qua đó, giúp người đọc thấy được sự mới mẻ, táo bạo và ý nghĩa nhân sinh tiến bộ của quan niệm ấy so với bối cảnh xã hội đương thời, góp thêm một góc nhìn mới về áng “thiên cổ kỳ bút” này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: quan niệm về chữ “thân” trong thời kỳ văn học trung đại; khái niệm diễn ngôn như một công cụ lý thuyết trong nghiên cứu tác phẩm văn học; thân thế, thời đại của Nguyễn Dữ và hệ thống nhân vật nữ trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục; vấn đề người phụ nữ trong văn xuôi tự sự Việt Nam từ TK X đến TK XVI. - Khảo sát, thống kê những phát ngôn trực tiếp về tình yêu, nhu cầu tính dục, nhu cầu vật chất, quan niệm sinh - tử của một số nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. - Phân tích, luận giải quan niệm tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình, nhu cầu bản năng, quan niệm sinh - tử và số phận của một số nhân vật nữ theo lý thuyết diễn ngôn hiện đại để thấy được quan niệm về chữ “thân” trong tác phẩm. Từ đó, chỉ ra tính chất mới mẻ, táo bạo trong ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Dữ. 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu phát ngôn của các nhân vật phụ nữ đại diện cho quan niệm về hạnh phúc gia đình, khát vọng tình yêu đôi lứa và khát vọng giải phóng tình cảm tự nhiên. Từ đó, chỉ ra được quan niệm về chữ “thân” có phần mới mẻ, táo bạo trong tác 6 phẩm: nàng Nhị Khanh trong “Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu”, Vũ Thị Thiết trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, nàng Giáng Hương trong “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên”, nàng Lệ Nương trong “Chuyện Lệ Nương”, nàng Nhị Khanh trong “Chuyện cây gạo”, hai hồn hoa Đào Hồng nương và Liễu Nhu nương trong “Chuyện kì ngộ ở trại Tây”. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Khi thực hiện luận văn này, chúng tôi dùng bản: Truyền kỳ mạn lục - bản dịch của Trúc Khê - Ngô Văn Triện, lời giới thiệu của Bùi Kỷ, NXB Văn học ấn hành tại Hà Nội (1971). Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi tập trung làm nổi bật quan niệm về chữ “thân” qua những phát ngôn thể hiện quan niệm về tình yêu của các nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục thông qua các truyện: “Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu”, “Chuyện người con gái Nam Xương”, “Chuyện cây gạo”, “Chuyện kì ngộ ở trại Tây”, “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên”, “Chuyện Lệ Nương”… Ở đây, chúng tôi sử dụng phát ngôn của nhân vật như một biểu hiện quan trọng của lý thuyết diễn ngôn. Bên cạnh đó, chúng tôi mở rộng phạm vi tìm hiểu một vài tác phẩm văn học và tư liệu văn hoá để so sánh khi cần thiết như: Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du,… Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu những tác phẩm thơ hiện, đương đại về tình yêu của các nhà thơ Xuân Diệu, Vi Thùy Linh… và một số tài liệu nghiên cứu về diễn ngôn của các nhà lý luận phê bình văn học. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê: khảo sát, thống kê các phát ngôn về quan niệm tình yêu và hạnh phúc gia đình, nhu cầu vật chất, quan niệm sinh tử của các nhân vật phụ nữ, chú trọng các phát ngôn gắn với quan niệm về chữ “thân”. 7 - Phương pháp tiếp cận liên ngành: vận dụng những kiến thức liên ngành về Phật giáo, Nho giáo, văn học, văn hóa, lịch sử,… để tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp hệ thống: xây dựng các hệ thống phát ngôn theo từng tuyến nhân vật bằng lí thuyết diễn ngôn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích nhân vật, phân tích ngôn ngữ, phân tích các khái niệm diễn ngôn, mã thể loại, mã hệ tư tưởng,… - Phương pháp tiếp cận văn hóa: đọc tác phẩm từ góc nhìn văn hóa, chỉ ra tư tưởng của Nguyễn Dữ thể hiện ở việc xây dựng cốt truyện, nhân vật và lời bình trong bối cảnh văn hóa Việt Nam thời trung đại. 7. Dự kiến đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên tập trung tìm hiểu quan niệm về chữ “thân” được thể hiện dưới dạng phát ngôn về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình, quan niệm sinh - tử, nhu cầu bản năng của các nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn hiện đại. Cụ thể là luận văn đi sâu phân tích phát ngôn của hai tuyến nhân vật phụ nữ có tính cách, quan niệm sống và yêu gần như trái ngược nhau: Một bên là người phụ nữ truyền thống tuân thủ đạo đức Nho giáo với quan niệm về tình yêu thủy chung và khát khao hạnh phúc gia đình bình dị, đề cao cái tâm trong sáng và coi nhẹ chữ thân; còn một bên là người phụ nữ phá cách với khát vọng hưởng thụ hạnh phúc ân ái mãnh liệt, đề cao chữ thân và phần nào coi nhẹ chữ tâm. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa cung cấp phương pháp luận và kiến thức văn học cần thiết cho việc tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy ở nhà trường các cấp. Đồng thời, đây cũng là một cách tiếp cận mới cho các tác phẩm văn học, mở ra hướng đánh giá giá trị nhân văn của văn học từ góc nhìn lí thuyết diễn ngôn. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục; Nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương: 8 Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. Chương 2: Quan niệm về “thân” qua phát ngôn của các nhân vật phụ nữ truyền thống theo quan điểm Nho giáo trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn. Chương 3: Quan niệm về “thân” qua phát ngôn của các nhân vật phụ nữ phi truyền thống theo quan điểm Nho giáo trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Diễn ngôn và các mã cơ bản của diễn ngôn trong tiếp cận tác phẩm văn học 1.1.1. Khái niệm diễn ngôn Khái niệm diễn ngôn ra đời từ rất sớm và ngày càng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu của khoa học nhân văn và xã hội học. Diễn ngôn (với nghĩa từ nguyên là discourse) có bản chất là dạng thức trao đổi thông tin (communication), vận hành theo mối quan hệ logic từ đâu ra và hướng đến đâu (from... and to...). Theo cách hiểu thông thường, đó là sự tiếp nhận qua lại giữa chủ thể truyền thông tin và đối tượng nhận thông tin của quá trình trao đổi. Khi trở thành thuật ngữ của ngôn ngữ học, diễn ngôn vẫn hàm chứa bản chất cơ bản của nghĩa từ nguyên, bao gồm quan hệ giữa chủ thể diễn ngôn, khách thể diễn ngôn và nội dung diễn ngôn. Từ thế kỉ XX, trong bối cảnh sự chuyển hướng mạnh mẽ của hệ lý thuyết, diễn ngôn đã được bổ sung thêm những hàm nghĩa mới, gắn liền với một mô hình nghiên cứu văn hóa văn học, trở thành một trong những thuật ngữ mang tính chất chìa khóa trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Theo bài viết "Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn" của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh [Nguồn trích dẫn: https://phebinhvanhoc.com.vn/bacach-tiep-can-khai-niem-dien-ngon/], nghĩa mới của diễn ngôn có cội nguồn sâu xa từ trong các trước tác của ba nhà tư tưởng lớn của thế kỉ XX: F.de Saussure, M.Bakhtin và M.Foucault. Thứ nhất, đối với các nhà cấu trúc chủ nghĩa, diễn ngôn được hiểu là cấu trúc của ngôn ngữ/ lời nói, đó là những nguyên tắc tổ chức, sắp xếp ngôn từ trong hệ thống theo một quy luật riêng. Nét nghĩa này bắt nguồn từ trong cuốn giáo trình “Ngôn ngữ học đại cương” của Saussure, được sử dụng rộng 10 rãi trong thời cực thịnh của chủ nghĩa cấu trúc với tên tuổi của nhiều nhà nghiên cứu cấu trúc chủ nghĩa như: R.Barthes, Todorov, Gennette… Thứ hai, đối với nhà nghiên cứu M.Bakhtin, diễn ngôn được định nghĩa như là một loại lời nói thấm đẫm hệ tư tưởng. Hướng này xuất hiện khi Bakhtin thấy hạn chế của ngữ học Saussure, đồng thời cũng thấy hạn chế của các nhà lý luận thuộc phái hình thức chủ nghĩa: không thừa nhận mối quan hệ giữa văn học và ý thức hệ xã hội. Ông là người đề xuất hướng nghiên cứu “siêu ngôn ngữ học”, phản đối lối nghiên cứu ngôn từ tách khỏi đời sống xã hội và ý thức hệ. Theo Bakhtin, diễn ngôn luôn thấm đẫm tư tưởng, cảm xúc, thái độ chủ quan của người nói, hay nói cách khác, nó luôn tồn tại dưới dạng kép: lời nói - hệ tư tưởng. Như vậy, diễn ngôn có bản chất là đối thoại. Trung tâm điểm của cách tiếp cận thứ ba về diễn ngôn là những tư tưởng của M.Foucault. Theo ông, diễn ngôn vừa là công cụ, vừa là hệ quả của quyền lực. Tri thức mà chúng ta có cũng là sản phẩm được tạo thành từ các diễn ngôn, đồng thời, là kết quả của những mâu thuẫn quyền lực. Tất cả những tư tưởng này của Foucault cho thấy ông chủ yếu đi sâu nghiên cứu những yếu tố chi phối việc kiến tạo và vận hành các diễn ngôn. Từ đó, trong bài viết "Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn", tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh kết luận: “Diễn ngôn có thể hiểu là cấu trúc của ngôn ngữ (lời nói), diễn ngôn là lời nói - tư tưởng hệ và diễn ngôn như là công cụ để kiến tạo tri thức và thực hành quyền lực. [Nguồn trích dẫn: https://phebinhvanhoc.com.vn/ba-cach-tiep-can-khai-niem-dien-ngon/] Theo luận án tiến sĩ “Sự chuyển đổi diễn ngôn lý luận, phê bình văn học Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay” của tác giả Trần Thị Ngọc Anh, quan niệm diễn ngôn được hiểu là “hệ thống siêu ngôn ngữ được hiện diện qua văn bản hoặc phi văn bản về một chủ đề nào đó trong đời sống như chính trị, quân sự, đạo đức, kinh tế, nghệ thuật, văn học… Mỗi chủ đề tạo thành một đơn vị diễn ngôn. Tổng hòa các đơn vị diễn ngôn tạo thành hệ thống diễn ngôn trong xã hội. Hệ thống diễn ngôn này chịu sự tác động của cơ chế quyền 11 lực và trạng thái tri thức mà quy định thực tiễn phát ngôn của con người bằng những nguyên tắc căn bản trong dùng từ, diễn đạt, kiến tạo văn bản và kết hợp các hệ thuật ngữ của một giai đoạn lịch sử hoặc một thời đại. Diễn ngôn do đó chính là bản thể tư tưởng của con người trong thực tiễn luận bàn, diễn giải về các vấn đề trong đời sống cũng như học thuật một cách có chiến lược, tuân theo trật tự và mang tính liên văn bản” [1.35]. Từ quan niệm trên của tác giả Trần Thị Ngọc Anh, có thể thấy khi được vận dụng vào nghiên cứu khoa học xã hội, việc vận hành diễn ngôn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của chủ thể: tư tưởng, thái độ, tài năng... và các yếu tố khách quan: luật định xã hội, luật tục cộng đồng... Nó gắn liền trước hết với khái niệm ý thức hệ. Do đó, có thể hiểu một cách ngắn gọn: diễn ngôn bao hàm lời nói, tức là nó có tồn tại dưới dạng phát ngôn chủ quan của một cá nhân. Tuy nhiên, diễn ngôn lại phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp và có khả năng phát triển nâng tầm để trở thành tuyên ngôn cho một giai cấp nhất định, cho một thời đại cụ thể. Một diễn ngôn được cho là phù hợp với thời đại khi nội dung của nó trùng khớp với tư tưởng chung của xã hội đương thời. Chính vì vậy, không nên chỉ xem xét diễn ngôn trên phương diện ngôn ngữ mà còn cần khai thác diễn ngôn như một công cụ để nghiên cứu các tác phẩm văn học. Các tác giả xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm thông qua việc miêu tả ngoại hình, hành động, tâm lý và lời thoại của nhân vật… Với nhiều tác phẩm văn học, lời thoại của nhân vật cũng chứa đựng những quan điểm, thái độ của tác giả, hay nói cách khác, xây dựng phát ngôn của nhân vật là cách thức để tác giả bộc lộ tư tưởng, thái độ về một vấn đề nào đó. Trên cơ sở tổng hợp những quan niệm khác nhau của các học giả khi nghiên cứu diễn ngôn trong lĩnh vực văn chương, có thể thấy trong nghiên cứu văn học có ít nhất hai mã chi phối việc tạo lập và vận hành các diễn ngôn: mã thể loại và mã hệ tư tưởng. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi sử dụng lý thuyết diễn ngôn để nghiên cứu các phát ngôn (bao gồm có lời độc thoại, đối thoại và các sáng tác 12 thơ) của nhân vật, dựa trên mã thể loại truyền kì và mã hệ tư tưởng phong kiến. Tuy nhiên, cần xác định rõ rằng trong đề tài khoa học này, diễn ngôn không phải là một khái niệm của ngôn ngữ học mà nó là công cụ lý thuyết để nghiên cứu văn học. Chúng tôi sử dụng diễn ngôn như một phương tiện văn học để phân tích quan niệm về chữ “thân” qua các phát ngôn về tình yêu của một số nhân vật nữ trong tác phẩm. 1.1.2. Khái niệm về mã và mã hệ tư tưởng, mã thể loại của lý thuyết diễn ngôn 1.1.2.1. Khái niệm về mã Mã (code) là một khái niệm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực ngôn ngữ học, công nghệ thông tin, kí hiệu học và nghiên cứu văn học. Theo nghĩa thông thường nhất, mã là nguyên tắc xác lập mối quan hệ giữa thông tin và kí hiệu. Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, Saussure là người đầu tiên sử dụng khái niệm mã. Thứ nhất, mã có một vai trò rất quan trọng trong quá trình giao tiếp, bởi nhờ nó mà người nhận có thể hiểu được thông điệp của người gửi. Vì thế, mã là yếu tố xác lập nên mối quan hệ giữa người phát và người nhận, giữa thông điệp và ý nghĩa thông điệp. Thứ hai, mã là một ngôn ngữ, bởi nó có những đơn vị và qui tắc tổ chức các đơn vị ấy thành một hệ thống, giúp truyền đạt thông tin. Hiểu như vậy, thì văn bản cũng có mã của nó, đó là hệ thống ngữ pháp chi phối việc tạo lập văn bản, là chìa khóa để giải mã thông điệp giữa người gửi và người nhận trong giao tiếp. Ngôn ngữ cũng được coi là một mã, vì nó là nguyên tắc xác lập quan hệ giữa thông tin và kí hiệu dạng lời nói hoặc chữ viết, phải nắm được những qui tắc của ngôn ngữ, người ta mới có thể giao tiếp. Văn hóa, văn học đều có một hệ thống mã, mà dựa vào đó, người ta có thể tiếp cận được các tác phẩm và thích nghi với một nền văn hóa. 1.1.2.2. Mã hệ tư tưởng Thuật ngữ hệ tư tưởng (ideology) có lịch sử tồn tại trên dưới hai trăm năm, từng là đối tượng bàn luận của khoa học luận (Tracy và các nhà bách khoa thư), triết học (Marx, Enghen), kí hiệu học (M.Bakhtin, R.Barthes và 13 nhiều nhân vật khác). Các từ điển triết học hiện có đều cho rằng, Antoine Louis Claude Destutt de Tracy (1754 - 1836) - nhà triết học, chính trị học, kinh tế học người Pháp - là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này vào năm 1801, trong tác phẩm nổi tiếng: “Cơ sở tư tưởng hệ”. Trong cách sử dụng của Tracy thời ấy thì hệ tư tưởng là khoa học về tư tưởng. Tuy nhiên, hệ tư tưởng với nội hàm này chưa thực sự chính xác. Sau Tracy, vấn đề hệ tư tưởng trở thành đối tượng luận bàn của triết học và cách luận giải về phạm trù này thay đổi theo nhiều hướng (trong triết học của H.Tain, triết học Heghen) nhưng đáng chú ý hơn cả là những ý kiến của các nhà khoa học chủ nghĩa Mác. Những luận điểm cơ bản về hệ tư tưởng được Marx và Enghen trình bày trong Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846): hệ tư tưởng là tập hợp những tư tưởng và quan điểm dưới dạng lí thuyết, mang tính hệ thống, phản ánh quan hệ của các nhóm xã hội (tầng lớp, giai cấp) với thế giới hiện thực và quan hệ giữa các nhóm xã hội với nhau. Như vậy, hệ tư tưởng không phải là tư tưởng của cá nhân, cũng không bó hẹp chỉ là tư tưởng của một giai cấp, mà được hiểu theo nghĩa rộng, là tất cả những nền tảng tri thức, tâm lí, văn hóa... chung cho một nhóm người nào đó. Trên cơ sở này, có thể kể đến hệ tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc, hệ tư tưởng của chủ nghĩa nữ quyền, hệ tư tưởng của chủ nghĩa thực dân… Chính vì vậy, hệ tư tưởng có xu hướng loại bỏ những khám phá mang tính chất cá nhân bằng cách tạo ra những khuôn mẫu của chủ thể và khiến cho những khuôn mẫu này được công nhận là hợp thức. Ví dụ: Hệ tư tưởng nam quyền đã chi phối xã hội Việt Nam thời phong kiến, quy định trong nền văn hóa trung đại Việt Nam, chỉ có những bậc quân vương, danh thần, lương tướng, quân tử mới được phát ngôn. Những phát ngôn không theo những khuôn mẫu này (không phải của quân vương, danh thần, quân tử…) đều không được công nhận là hợp thức. Cũng như vậy, trong hệ tư tưởng thực dân, dân bản xứ ở các thuộc địa bị tước mất tiếng nói, chỉ có kẻ đi khai hóa, chinh phục mới được quyền phát ngôn. Còn hệ tư tưởng nữ quyền, hậu thực dân… lại khiến cho những kẻ vốn bị tước đoạt quyền phát ngôn như người 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan