Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Luận văn phong cách thơ vân long

.PDF
99
77
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------***------ NGUYỄN THỊ HẢI YẾN PHONG CÁCH THƠ VÂN LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI – 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------***------ NGUYỄN THỊ HẢI YẾN PHONG CÁCH THƠ VÂN LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯU KHÁNH THƠ HÀ NỘI – 2012 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 3.1 Đối tượng nghiên cứu 5 3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Cấu trúc luận văn 6 NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ 7 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA VÂN LONG 1. Một số vấn đề lí luận về phong cách nghệ thuật 7 2. Hành trình sáng tạo của nhà thơ Vân Long 13 2.1 Chặng thơ thứ nhất 16 2.2 18 Chặng thơ thứ hai 3. Vân Long với quan niệm về cuộc đời và nghệ thuật 22 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG THẨM MỸ TRONG THƠ VÂN LONG. 29 1. Những miền đất đi vào thơ Vân Long 29 2. Hình ảnh con người trong thơ Vân Long 40 3. 46 Cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Vân Long. 4. Thơ viết cho thiếu nhi 55 4 CHƯƠNG III; NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG 60 THƠ VÂN LONG. 1. Thể thơ 60 1.1 Thể thơ tự do - Thế mạnh của thơ Vân Long 61 1.2 Thơ bảy chữ 65 1.3 Thơ năm chữ, bốn chữ 66 2. Nghệ thuật cấu tứ 68 3. Giọng điệu 72 3.1 Giọng điệu thiết tha, sâu lắng 73 3.2 Giọng điệu triết lí, suy tưởng 76 4. Ngôn ngữ thơ 81 4.1 Ngôn ngữ thơ đậm chất văn xuôi 81 4.2 Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, sự sáng tạo trong ngôn 84 ngữ thơ KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 86 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một tác giả thực chất là tìm hiểu cái “riêng”, tìm hiểu những cống hiến nghệ thuật mà nghệ sĩ đó đóng góp cho văn học, xác định cách nhìn cuộc sống, cách xây dựng một thế giới nghệ thuật độc đáo, riêng biệt thể hiện trong các hệ thống cảm hứng, nhân vật, ngôn từ... Nghiên cứu một phong cách nghệ thuật, còn là việc tìm hiểu vẻ đẹp thẩm mĩ độc đáo của tác giả trong tiến trình văn học nói chung, qua đó góp phần khẳng định những tài năng nghệ thuật trên con đường phát triển vừa phong phú, vừa đa dạng của lịch sử văn học. Nhà thơ Vân Long sinh ngày 6/3/1934 tại Hà Nội, xuất thân là một thanh niên tầng lớp trung lưu, quê ở Việt Hòa, Khoái Châu, Hưng Yên. Vân Long một nhà thơ có sức sáng tạo bền bỉ, mạnh mẽ qua các giai đoạn từ những năm sau Hòa bình lập lại (1954) đến kháng chiến chống Mỹ và tiếp những năm đổi mới cho đến hôm nay, giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập. Vào cái tuổi gần bát thập, Vân Long vẫn tiếp nối cuộc hành trình duyên nợ với thơ . Trong thế hệ nhà thơ sau 1954, Vân Long được xuất bản sớm nhất tập thơ đầu tay ở NXB Văn học với tập Tia nắng (1962). Theo thống kê, hiện nay nhà thơ Vân Long là tác giả của trên 30 đầu sách gồm: thơ 11 cuốn, chân dung, tiểu luận, biên soạn 12 cuốn và sách cho các em thiếu nhi là 11 cuốn. Ông được trao hàng chục giải thưởng Văn học trong đó có ba giải thưởng đáng lưu ý với những đặc điểm như sau: Một là giải thưởng Văn học Công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 5 năm trao một lần, riêng giai đoạn 1975-1980 lại có ý nghĩa tổng kết giai đoạn văn học thể hiện cuộc chiến đấu chống lại các hình thức chiến tranh phá hoại của Mỹ mà Hải Phòng là nơi phải đương đầu với những thủ 6 đoạn tàn khốc không nơi nào có: bom nổ chậm ném vào phố đông dân, thủy lôi phong tỏa khu vực biểu vào các luồng lạch Cảng Hải Phòng, bom 52 vào trung tâm thành phố (12 ngày đêm tháng 12/ 1972). Tác giả đã rời môi trường nghệ thuật hàn lâm ( Nhà hát giao hưởng hợp xướng Ca múa kịch) Hà Nội để hòa mình vào cuộc sống sản xuất, chiến đấu của những người lao động Hải Phòng mong có những trang viết sôi động chân thực (trong 10 năm từ năm 1965- 1975). Ông được coi là một trong số không nhiều những nhà thơ chủ lực của thành phố Cảng mà giải thưởng Văn học Công nhân 1975-1980 ghi nhận. Hai là giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hà Nội 5 năm ( 1986-1990) của Hội Liên Hiệp Văn Học nghệ thuật nhằm phát hiện, đánh giá thành tựu 5 năm đầu thời kỳ Đổi Mới của Văn học nghệ thuật thủ đô. Giải thưởng đó có hai giải Đặc biệt (trong đó có một giải dành cho toàn bộ các tác phẩm nghiên cứu về Hà Nội của cụ Hoàng Đạo Thúy), các hội chuyên ngành đều có giải nhất, như họa sĩ Lương Xuân Nhị với họa phẩm Chợ Tết, nhạc sĩ Hoàng Hiệp với ca khúc Nhớ Hà Nội, Hoàng Kim Đáng với bức ảnh Thăng Long – Hà Nội, nhà văn Trần Chiến với cuốn Con bụi, Vân Long với tập thơ Vào thu…Nhưng sau, để làm rõ giá trị toàn bộ công trình và vị trí đóng góp lớn của cụ Hoàng Đạo Thúy (giải đặc biệt thứ hai là của ông Hoàng Tích Chù với hai tác phẩm Giã gạo xóm ngoại thành và Tiếng hát hòa bình), Ban tổ chức đổi tên Giải đặc biệt thành giải Nhất, nên các giải Nhất đầu bảng các hội chuyên ngành đều đổi tên thành giải Nhì. có nghĩa những tập thơ ra đời 5 năm sau đổi mới ở Hà Nội chưa tập nào vượt tập Vào thu). Ba là giải thưởng hàng năm của Hội nhà văn Hà Nội từ năm 2001 có quy chế: trao cho mỗi thể loại một giải: thơ, truyện và chân dung văn học. Giải thưởng chân dung văn học 2001- 2002 là tập Những gương mặt – những trang đời của Vân Long. 7 Những giải thưởng đã ghi nhận sức sáng tạo bền bỉ của thơ Vân Long trong nền thi ca hiện đại Việt Nam. Đó không chỉ là sức sống của một trái tim đa cảm, giàu trí tuệ mà còn là sức sống của một phong cách gần gũi, đậm chất suy tư, chân mộc mà vẫn tinh tế của người Hà Nội. Tìm đến với thơ Vân Long sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều điều thú vị, sẽ được khám phá tâm hồn của một tài năng – một nhà thơ nội tâm sâu lắng. Chọn đề tài nghiên cứu thơ Vân Long người viết mong muốn ứng dụng những lí luận về phong cách tác giả để góp thêm một tiếng nói khẳng định vẻ đẹp và những giá trị riêng biệt của một hồn thơ đa cảm, giàu bản lĩnh trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Qua đó, chỉ ra con đường vận động, biến đổi không ngừng của thơ nói riêng trong dòng chảy văn học dân tộc nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Vân Long thuộc lớp nhà thơ chính thức xuất hiện sau năm một 1954 cùng với Bùi Minh Quốc, Ngô Văn Phú, Võ Văn Trực, Nguyên Bao…Ông đã có rất nhiều cống hiến cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên, người đời nhắc tới ông nhưng không nhiều và chưa tương xứng với lượng sách nhà thơ đã viết, những việc ông đã làm cho đời sống văn học.Thơ Vân Long chưa thực sự được nghiên cứu một cách đầy đủ và chặt chẽ trên hai phương diện tư tưởng nghệ thuật và hình thức biểu hiện. Nhưng nếu ai đã đọc và tìm hiểu thơ Vân Long lại thấy vô cùng tâm đắc như thể tác giả tri âm với mình, thấy được sự day dứt, được mênh mang, thăng hoa với vùng tâm cảm. Hiện nay thơ Vân Long đã và đang được nhiều bạn đọc quan tâm, chú ý như một tác giả có sức sáng tạo bền bỉ, mạnh mẽ qua các giai đoạn từ những năm sau Hòa bình lập lại (1954) đến kháng chiến chống Mỹ và tiếp những năm đổi mới cho đến hôm nay, giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập. Vào cái tuổi gần bát thập, Vân Long vẫn tiếp nối cuộc hành trình duyên nợ với thơ bằng những sáng tác mới và bằng cả những tâm sự nghề nghiệp, những nhận xét, 8 bàn bạc theo dòng thời sự thơ đang bộn bề, thách thức. Ông là một trong hiếm hoi thi sĩ đích thực, lấy ngọn đèn và trang giấy làm lý do tồn tại trên đời. Thơ ông đã chiếm trọn trái tim bạn đọc và để lại niềm cảm phục cùng sự trân trọng trong lòng bè bạn. Vân Long được trao tặng đó là giải thưởng Văn học Công nhân 19751980. Đây giải thưởng đã ghi nhận những cống hiến của ông cho những trang thơ ông viết dành tặng thành phố Cảng với tập thơ Qua những miền đất. Với tập thơ này đã có một số bài viết nghiên cứu và đánh giá như: Đọc tập thơ Qua những miền đất tác giả Nguyễn Viết Lãm đã tinh tế phát hiện ra được “Những tình cảm kính phục và yêu thương đối với con người trên thành phố Cảng trong thơ Vân Long. Họ là những con người sẵn sang hy sinh để giữ cho ngọn đèn biển Long Châu không bao giờ tắt, là anh thuyền trưởng biết theo con đường của Đảng vạch cho, luôn luôn sáng tạo và tự tin trên đại dương mênh mông”. Trần Lê Văn, ở tập Qua những miền đất đã khám phá ra một đặc điểm tiêu biểu cho sáng tác của Vân Long qua tập thơ này : “Vân Long luôn trân trọng, cần cù quan sát, cảm nhận, ngưỡng mộ, ngợi ca. Có khi anh ghi chép thực tế giống như một phóng sự thơ, bút ký thơ. Có khi anh nhào nhuyễn thực tế giống như một nhà nghệ thuật để tạo nên một sản phẩm ảo mà thật. Dù bằng bút pháp nào, Vân Long cũng đạt được một hiệu quả là làm cho chúng ta thấy một Hải Phòng vốn đã đẹp lại càng đẹp trong gian lao thử thách.” Trong tập thơ Vào thu tác giả Trúc Thông cho rằng đây là tập thơ “nổi lên sự quan sát sắc xói chính mình, phơi bày những góc sâu tối trong mình, bắt thóp những bâng quơ, mơ hồ của mình. Vân Long cựa quẫy, tự vật lộn, gắng trung thành và tự do với chính mình, diễn đạt với một nỗ lực đầy lương tâm nghề nghiệp, nghĩa là chăm lo một cách khá nghiêm cẩn đến hoạt động đổi mới hệ thống thi pháp của mình” 9 Hay với tập thơ Dưới lá xanh tác giả Đỗ Ngọc Yên đã nhận xét “Dưới lá xanh là sự thao thức của một người không thích ồn ã, sự thao thức của anh là để cho con người và cuộc đời này thêm tốt đẹp hơn. Sự thao thức ấy dường như còn quá thiếu ở thơ ca đương đại. Thơ anh viết cho mình, nhủ lòng mình hơn là khuyên răn người khác. Đây chính là một trong những phẩm chất đích thực của thi ca và cũng là cốt cách sống của anh Vân Long.” Nhìn một cách tổng quát, hầu hết các bài viết, bài nghiên cứu đều nhận thấy ở Vân Long là một nhà thơ có phong cách sáng tạo. Tác giả Băng Sơn đã nhận xét về Vân Long như sau: “ông không đi tìm thơ mà thơ tự đến. Nó tự nhiên như nụ cười hồ ly tinh bất chợt của cô gái qua đường, như dòng sông không ai đẩy mà tự chảy, như chiếc lá tự xòe ra trong nắng sớm…”.Vân Long luôn có ý thức khai thác chiều sâu của cuộc sống, dồn tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm sáng tạo cái mới. Trong quá trình khảo sát và điểm qua một số công trình nghiên cứu thơ Vân Long, người viết tự nhận thấy: Việc xem xét đánh giá thơ Vân Long, chúng tôi thấy rằng hầu hết những bài đánh giá mang tính tổng quan về thơ Vân Long đều có điểm chung là sự kính trọng đối với nhân cách thơ bên cạnh sự khai mở về thi pháp và tư tưởng của nhà thơ trong đời sống thi ca đương thời. Tuy nhiên những nhận xét đánh giá này chỉ dừng lại ở những bài viết về một bài thơ, một tập thơ hoặc một phương diện nào đó chưa mang tính toàn diện, khái quát, chuyên sâu. Vì vậy, nghiên cứu Phong cách thơ Vân Long cho đến nay, vẫn là một vấn đề mới mẻ, hấp dẫn, có sức thu hút lớn đối cới tất cả những ai yếu mến thơ Vân Long trong suốt thời gian qua. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Giá trị nội dung và nghệ thuật trong toàn bộ sự nghiệp thơ ca của nhà thơ Vân Long. 10 3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát Các tập thơ của Vân Long: Tia nắng(1954-1962), Qua những miền đất ( 1962-1980);Gió và lửa (1980-1983); Vào thu (1983-1990); Những khối hình câm (1990-1993); Dưới lá xanh ( 1993-1999); Đỉnh gió ( 1999-2009);Nghìn cây số hoa (1970-1996). Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo những tác phẩm của nhà thơ Vân Long ở thể loại khác như tiểu luận phê bình, chân dung văn học và thơ của một số nhà thơ khác để có sự so sánh đối chiếu cần thiết. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu phong cách thơ Vân Long trên các phương diện nội dung và nghệ thuật. Xác định những đóng góp của Vân Long đối với nền thơ Việt Nam hiện đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp thống kê - phân loại - Phương pháp so sánh, đối chiếu 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai qua 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về phong cách nghệ thuật của nhà thơ và hành trình sáng tạo của Vân Long. Chương II: Đối tượng thẩm mỹ trong thơ Vân Long. Chương III: Nghệ thuật thể hiện trong thơ Vân Long. 11 NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA VÂN LONG 1. Một số vấn đề lý luận về phong cách nghệ thuật Khi nói đến khái niệm phong cách là nói đến một vấn đề phức tạp bởi từ trước đến nay chúng ta chưa đi tới một khái niệm phong cách thống nhất, chính vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phong cách. Ban đầu khái niệm phong cách xuất hiện trong các từ ngữ của một số ngôn ngữ trên thế giới. Từ những nghĩa từ vựng cụ thể, dần dần khái niệm phong cách được hình thành trong các nghĩa chuyển của các từ đó, nhằm ám chỉ các đặc điểm cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Thuật ngữ phong cách có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ. Người Hi Lạp dùng từ “Stylos” để chỉ một cái que đầu nhọn, đầu tù, người La Mã thì gọi là “Stylus” cũng là để chỉ cái que đó nhưng đầu nhọn dùng để viết và đầu tù dùng để xáo trên một tấm bảng nhỏ có xoa sáp. Về sau người Pháp dùng từ “Style” nhưng ban đầu chỉ có nghĩa là nét chữ, sau dần có nghĩa là bút pháp với những đặc điểm ngôn ngữ và văn thể. Giáo sư Nguyễn Lân cho rằng phong cách là cách diễn đạt riêng biệt của nghệ sĩ hoặc “Toàn bộ những nét riêng biệt tạo nên đặc trưng của một dân tộc”. Thế nhưng cho đến nay những cuộc tranh cãi về phong cách chưa phải đã hoàn toàn đã chấm dứt. Khái niệm này nhiều khi được hiểu theo một cách linh hoạt, được áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau: phong cách dân tộc, phong cách văn học… 12 Riêng trong lý luận văn học, khái niệm phong cách thường được dùng để chỉ hai loại hiện tượng: nhà văn (phong cách Xuân Diệu, phong cách Hàn Mạc Tử…), hoặc một trào lưu văn học nào đó (phong cách hiện thực, phong cách cổ điển…). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn học thường hay nói đến phong cách nhà văn, nhà thơ. Trong thực tế, một số nhà nghiên cứu văn học đã trao cho khái niệm này một nội hàm khá rộng. Ví như Lêkhachop trong thi pháp văn học Nga cổ đã quan niệm rằng phong cách nghệ thuật là sự thống nhất của cảm hứng chung về hiện thực, bản chất của nhà văn và phương pháp sáng tác.Trải qua một quá trình lâu dài của văn học và ngôn ngữ, khái niệm phong cách mới được hiểu và sử dụng như ngày nay. Còn Grigoorrian thì bảo rằng phong cách không phải mang trong mình nó thế giới quan, các thủ pháp nghệ thuật, khả năng nhận thức của nghệ sĩ về thời đại, dấu ấn của một dân tộc… Có thể nói cách quan niệm trên đây như chỉ ra được thực chất của khái niệm phong cách nghệ thuật. Phong cách không thể bao hàm phương pháp sáng tác. Giữa hai khái niệm này có mặt gần gũi nhưng không thể trùng khớp vì xa về bản chất, phương pháp sáng tác là nguyên tắc phản ánh hiện thực. Giáo sư G.N Pospalôp trong “Dẫn luận nghiên cứu văn học” đã đưa ra một cách nhìn hợp lý hơn về phong cách nghệ thuật. Ông viết “Sự thống nhất thẩm mỹ của mọi chi tiết hình tượng- biểu cảm của hình thức tác phẩm, phù hợp với nội dung của nó, đó là phong cách” [48, tr 176] Sự xuất hiện của hàng loạt ý kiến về phong cách cá nhân nghệ sĩ trong lý luận Xô Viết những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ này nói lên rằng: phong cách là một khái niệm phức tạp. Trong số đó, người ta thường nhắc đến ý kiến của Viện sĩ Liên Xô M. B Khrapchencô. Nhà nghiên cứu này xem xét phong cách trong mối tương quan giữa hình thức và nội dung tác phẩm. Giống như G.N Pospelôp cho rằng hình thức bao giờ cũng bộc lộ một nội dung tương ứng, hình thức không có giá trị tự phân, nó chỉ có ý nghĩa khi kết 13 hợp nhuần nhuyễn, hợp lý với nội dung tư tưởng của tác phẩm. M.B.Khrápchencô khẳng định: “phong cách được hiểu như cách biểu hiện sự khai thác hình tượng đối với hiện thực, như cách biểu hiện sự tác động tư tưởng tình cảm, không thể đồng nhất với nội dung. Trong việc xây dựng phong cách nghệ thuât không chỉ thể hiện về đặc thù của những mặt nhất định của nội dung. Cái mà người ta thường gọi là hình thức – ngôn ngữ nghệ thuật, cốt truyện, bố cục, nhịp điệu…tất cả những cái đó trong ý nghĩa chung của chúng là thuộc về phong cách, nhưng ngoài cái đó ra, phong cách còn bao gồm cả những đặc điểm của sự thể hiện tư tưởng, đề tài, của sự khắc họa các nhân vật, những yếu tố âm điệu của tác phẩm nghệ thuật. Đặc trưng của phong cách không phải là những yếu tố riêng lẻ này hay những yếu tố riêng lẻ khác của hình thức và nội dung mà là tính chất đặc biệt của sự “ kết hợp” giữa chúng”. [50, tr166-167] Cái mà tác giả ý kiến này luôn chú ý là sự “kết hợp” một cách đặc biệt giữa hình thức và nội dung tác phẩm. Bởi vì, phong cách không bao giờ được hình thành từ những yếu tố riêng lẻ, tách rời. Nghiên cứu về phong cách M.B.Khrápchencô cũng đề cập đến khả năng “thuyết phục độc giả” của nhà văn. Phương diện này rất gần với phạm vi nghiên cứu của lý thuyết tiếp nhận đang rộ lên trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, khái niệm phong cách cũng được giới nghiên cứu văn học chú tâm giải thích và định nghĩa sao cho thỏa đáng. Trong giáo trình lý luận giành cho sinh viên Đại học sư phạm, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “ Phong cách là tổng hòa những đặc điểm, cả về tư tưởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức biểu hiện, quy định bản sắc độc đáo của nghệ sĩ”[35, tr 120] .Giáo sư Phương Lựu cũng nhận thấy phong cách là “ chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ cao được tính trong sự sáng tạo của nhà văn”. [39, tr178] Còn giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì quan niệm: khái niệm phong cách thực chất là một khái niệm chỉ “quan hệ”. Nó trước hết được thể hiện ở hình thức 14 nghệ thuật. Tuy nhiên nhà nghiên cứu này chú ý nhấn mạnh mối quan hệ giữa phong cách và tư tưởng nghệ thuật “Nhưng nếu không nắm được tính độc đáo của tư tưởng nhà văn và tác phẩm - ở đây là tư tưởng – nghệ thuật (Idée poatstique) thì cũng khó quan niệm được phong cách một cách sâu sắc”. [35, tr 76-77] Từ góc độ nghiên cứu của phong cách học Phan Ngọc đã trình bày cách hiểu của mình trong một tác phẩm nghiên cứu về Truyện Kiều. Ông cho rằng tìm hiểu phong cách là tìm hiểu những đóng góp riêng nghệ sĩ mà “trước đó không ai làm được và sau đó cũng khó ai làm được” [38, tr9] Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu văn học đều coi phong cách như là sự độc đáo riêng biệt của nghệ sĩ thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật. Nói như vậy cũng có nghĩa là không phải bất cứ nhà văn nào cũng tạo được phong cách. Không hiếm những tác phẩm vừa mới ra đời đã bị quên lãng và tác giả của nó đã bị chìm khuất trong hàng triệu người bình thường khác. Thời gian là thước đo nghiêm ngặt nhất quy định sự tồn vong của tác phẩm. Không phải ngẫu nhiên mà có lần Sacmisepxky đã lên tiếng: “Một nửa số tác phẩm của Sinde và chín phần mười tác phẩm của Gớt là những tác phẩm của tôi. Thế nhưng những cái còn lại đã vượt hẳn lên tất cả những gì được viết bằng tiếng Đức”. Còn “con sư tử” của nền văn học Nga LépTônxtôi thì đòi hỏi: “Nào, anh là con người như thế nào đây? Anh có gì khác với tất cả những người mà tôi đã biết, và anh có thể nói cho tôi một điều gì mới mẻ về việc cần phải nhìn cuộc sống chúng ta như thế nào”. Thật hiển nhiên “tuổi thọ” của tác phẩm chỉ có thể trông đợi và cái “mới mẻ”, cái “ khác với tất cả mọi người” mà thôi, nó chỉ chấp nhận sự sáng tạo thực sự. Để có được phong cách, nhà văn phải thực sự là người có tài. Theo Raymond Caver, một nhà văn hiện đại xuất sắc thế kỉ XX cho rằng: “mỗi nhà văn vĩ đại hay thậm chí mỗi nhà văn rất giỏi đều sáng tạo nên thế giới phù hợp với chính đặc tính của anh ta.” Nói cách khác, thế giới nghệ 15 thuật của nhà văn tương ứng thích với phong cách nghệ thuật của nhà văn đó. Mối quan hệ qua lại này cho phép chúng ta đi từ văn bản nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra để chỉ ra đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn đó... “Đây là dấu ấn không thể nhầm lẫn và đặc thù của nhà văn trên mọi thứ anh ta sáng tạo. Đây là thế giới của riêng anh ta chứ không phải của bất kỳ một ai khác. Đây là một trong những điều phân biệt nhà văn này với nhà văn nọ (…) một nhà văn thì phải có cách nhìn đặc biệt nào đó về sự vật và phải in cách diễn đạt nghệ thuật lên cách nhìn đó” [33, tr356] Theo nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Phong cách và cá tính nhà văn không phải là cái gì khó hiểu. Đó là biểu hiện của mỗi nhà văn trong khi xây dựng đề tài, nhân vật, trong khi vận dụng hình tượng nghệ thuật và ngôn ngữ văn học. Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải tự tạo cho mình một phong cách riêng, một điệu cảm xúc riêng” [26, tr14] Phong cách được hiểu đó là sự những khám phá nghệ thuật mang tính cá nhân được hình thành những nét chủ đạo lặp đi lặp lại trong sáng tác của một tác giả nào đó. Phong cách nghệ thuật trước hết là hình thành từ cá tính sáng tạo của tác giả, nhưng cá tính sáng tạo chưa phải là phong cách. Nhìn chung khái niệm phong cách thường được định vị cho những nét nghệ thuật của những tác giả có đóng góp lớn, trong khi đó bất kỳ nghệ sĩ nào hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cũng đòi hỏi cá tính sáng tạo riêng. Và nó là “thước đo nghệ thuật” để khẳng định tài năng, vị trí nhà văn trên thi đàn. Chẳng hạn trong bài mở đầu có tựa đề Một thời đại trong thi ca, với con mắt tình đời của nhà phê bình văn học tài hoa và xuất chúng, tác giả Thi nhân Việt Nam đã khái quát về phong cách văn học của phong trào Thơ mới trong mười năm đầu (1932-1941) và phong cách nghệ thuật của một số nhà thơ mới tiêu biểu như sau: “ Một thời đại vừa chẵn mười năm…Tôi quả quyết rằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại nào phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng 16 mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” Như vậy, từ việc điểm qua những ý kiến tiêu biểu về khái niệm phong cách đã cho phép chúng ta nhận diện một cách đầy đủ hơn khái niệm phong cách nghệ sĩ. Từ các ý kiến đó, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau: 1- Phong cách thể hiện một cách nhìn mới mẻ, cách trình bày và kiến giải độc đáo những vấn đề mà nghệ sĩ quan tâm thông qua những hình tượng nghệ thuật đặc sắc. 2- Nghiên cứu phong cách là nghiên cứu hình thức phù hợp với nội dung, hình thức bao giờ cũng phải mang tải, chứa đựng một nội dung tương ứng. 3- Dĩ nhiên, sự “phù hợp”, “kết hợp” trên đây phải làm hiện lên sự thống nhất tất cả mọi dáng vẻ độc đáo của nhà văn. Giữa phong cách và phương pháp sáng tác có sự khác biệt cần nhận thấy. Nói đến phương pháp sáng tác là nói đến chân lý nghệ thuật, chiều sâu nhận thức về chất lượng lí tưởng, nói đến những giai đoạn phát triển trong lịch sử văn nghệ; còn nói đến phong cách là nói đến đặc sắc riêng của nhà văn. Phong cách hiện ra như một phẩm chất, nó kết hợp một cách biện chứng hàng loạt những yếu tố khác nhau như thế giới quan, vốn sống, trình độ văn hóa, năng khiếu nghệ thuật, đặc biệt là cá tính sáng tạo. Gần đây, người ta thường nói đến sự gần gũi giữa thi pháp và phong cách. M.B. Khrápchencô cho rằng khái niệm thi pháp rộng hơn khái niệm phong cách, nó có thể bao hàm cả phong cách sáng tạo. Vì thế, trong luận văn, chúng tôi cố gắng sử dụng những hiểu biết có thể của mình để tìm hiểu kỹ hơn về phong cách thơ Vân Long. 17 2. Hành trình sáng tạo của nhà thơ Vân Long Các chặng đường thơ của Vân Long trải dài theo hành trình sống phong phú của một con người tài hoa mà tính tình lại mực thước, lặng lẽ. Năm nay đã gần 80 tuổi, Vân Long vẫn tiếp tục cuộc hành trình duyên nợ, ông có cái nhìn lão thực về vị thế khiêm tốn của mình: “ Tôi là loài cá ăn chìm / Thơ và đời lặng lẽ…” Vâng, lặng lẽ nhưng quyết liệt, như những ngọn cây cứ “Sục tìm trong khoảng biếc” thi ca! Theo thống kê sơ bộ hiện nay nhà thơ Vân Long, là tác giả của 34 đầu sách, gồm thơ 11 cuốn, chân dung, tiểu luận, biên soạn 12 cuốn và sách cho thiếu nhi 11 cuốn. Con số đó kể cũng đáng nể ở nước ta, tuy vậy ông vẫn không dừng ở đó mà vẫn miệt mài với hành trình của mình. Nhìn lại chặng đường thơ của ông có thể chia ra làm hai chặng: Chặng thứ nhất từ năm 19541980 và chặng hai từ năm 1980 đến nay. Với những tập thơ tiêu biểu như: Tia nắng (1962), Qua những miền đất (in chung năm 1980), Gió và lửa (in chung năm 1983), Vào thu (1990), Những khối hình câm (1993), Dưới lá xanh (1999). Nhà thơ Vân Long sinh ngày 6/3/1934 tại Hà Nội, xuất thân là một thanh niên tầng lớp trung lưu. Ông có một cuộc đời với khá nhiều thăng trầm. Năm 1945, Vân Long lúc đó là chú bé 11 tuổi, nhờ sớm được sinh hoạt trong một đoàn Hướng Đạo có các huynh trưởng đang hoạt động bí mật chống Pháp Nhật, các anh tận dụng những buổi hội họp, đi cắm trại mà giác ngộ cho lứa trẻ mới vào Đoàn về tinh thần yêu nước. Chú bé đã say mê hòa vào dòng người dự các cuộc mít tinh từ những ngày Hà Nội sục sôi cướp chính quyền 19 tháng Tám, dự cuộc mít tinh lớn nghe bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc Lập 2-9. Khi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), Vân Long đang trong hoàn cảnh gia đình éo le: Bố mẹ ly hôn từ khi anh vừa lọt lòng. Rồi bố mẹ anh đều lập gia đình riêng, hai chị em anh được bà ngoại nuôi cho ăn học. Nhưng tình thế buộc người dân Hà Nội phải tản cư về các vùng quê, bà ngoại 18 anh già yếu buộc phải trả anh về với gia đình bố để anh tiếp tục được ăn học ở vùng quê kháng chiến. Nhưng ở một gia đình đông con, anh có tới 8, 9 người em cùng cha khác mẹ. Gia đình khi đã cạn nguồn sinh sống, buộc phải “dinh tê” Hà Nội. Khỏi phải nói, Vân Long sa vào hoàn cảnh…như một “ốc đảo” giữa một gia đình lớn chưa quen thuộc, kể cả người cha mà lúc ấy anh mới biết mặt. Về Hà Nội, anh phải nghỉ học để giúp bố tiếp tục mở hiệu sản xuất chè gói và quản lý một hiệu may cho các em được ăn học. Một ngày làm việc hàng chục tiếng trong tâm trạng buồn khổ vì không được học tiếp, tương lai rồi sẽ ra sao? Rồi hoài nhớ những lớp học cùng bạn bè vùng kháng chiến đến se thắt. Rồi nỗi buồn một thiếu niên đang lớn dần vào tuổi thanh niên giữa một thành phố bị chiếm đóng, nhìn những cảnh trái tai gai mắt mà bất lực, anh như nạn nhân của mấy tầng bất công. Nhưng, “cùng tắc biến”, anh tìm thấy nguồn an ủi trong việc gửi tâm trạng mình trong những dòng thơ, và một thời gian ngắn, thơ anh được in trên các báo, nỗi buồn như được sẻ bớt. Anh được in bài thơ đầu tiên từ năm 16 tuổi (1949). Ảnh hưởng cái “sầu vũ trụ” của mấy nhà thơ đàn anh Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng đang làm báo ở Hà Nội lúc ấy, trong bài thơ đầu được in, có đoạn anh viết như một người già: “Đã một lần hơn tôi ước mong/ Địa cầu vụt nổ giữa hư không/ Cho tan những mối sầu nghìn kiếp/ Chuyện thế vơi đầy giây phút xong!” Từ đó đến tháng 10 -1954, anh có hàng dăm chục bài thơ in báo, kể cả một kịch thơ in trong giai phẩm Xuân Đẹp, cùng với những danh sĩ vùng tạm chiếm như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng. Anh chuyển dần về bút pháp (già dặn hơn, thoát dần khỏi những ước lệ và khuôn sáo cũ), về tư tưởng và phong cách, anh đã được ảnh hưởng những nhà văn đàn anh mới rời kháng chiến về, như Sao Mai, Hoàng Công Khanh. Nhiều người “được phép” trở về Hà Nội để chữa bệnh, nhưng “tương kế tựu kế”, các anh đã hoạt động trí thức vận và 19 làm báo công khai. Cùng với những tin chiến thắng từ kháng chiến vọng về, bộ máy kiểm duyệt lơi lỏng dần, để Vân Long có thể in bài thơ Lửa Yên Khê trên báo Đời Mới (25 tháng 3 – 1954, xuất bản tại Sài Gòn). Với cuộc đời nhiều sóng gió như vậy nhưng bằng chính những cố gắng, nỗ lực của bản thân, ít ai ngờ sau này ông đã trở thành nhà thơ, chuyên viên biên tập thơ hàng chục năm ở NXB Hội Nhà văn, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Hà Nội một thời gian và đảm trách phần văn nghệ cho báo Sức khỏe và đời sống sau khi nghỉ hưu ở NXB Hội Nhà văn cho đến nay. Trước và trong khi làm một nhà thơ ông đã từng là một diễn viên đàn violon trong dàn nhạc giao hưởng. Chính bản thân ông đã từng giễu mình khi bỏ giàn nhạc để chuyển sang làm thơ là chuyển từ một nghề “nghèo nhì” sang nghề “nghèo nhất”. Và phải chăng chính bởi gia cảnh xuất thân với nhiều trắc trở như vậy mà ông càng trở nên lặng lẽ, thâm trầm cả trong đời lẫn trong thơ. Nếu ai đã từng có dịp gặp gỡ hay tiếp xúc với nhà thơ Vân Long đều có một cảm nhận chung về vẻ điềm đạm, kiệm lời, có phần lặng lẽ . Bởi lẽ ông thuộc lớp người cũ, vốn thích suy ngẫm nhiều hơn là nói ra thành lời, thích sự chiêm nghiệm, thấu đáo hơn là vẻ ồn ào, náo động của cuộc sống hiện đại. Nhà thơ luôn tỏ ra không bằng lòng với mình, không chịu yên vị, luôn trăn trở làm mới thơ mình. Ông luôn linh hoạt, biến hóa qua các đề tài, hình thức, để không lặp lại chính mình. Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành cùng với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật. Dù trữ tình hay tự sự, hướng nội hay hướng ngoại, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo – dấu ấn lao động trong thơ góp phần đem đến sự đa dạng, nhiều màu sắc trong nền thơ ca dân tộc. 20 2.1 Chặng thứ nhất Vân Long bắt đầu sáng tác và có thơ in báo năm ông 16 tuổi. Mười năm từ những sáng tác ban đầu, kết tinh lại trong tập thơ Tia nắng 1962NXB Văn học, tập thơ in riêng đầu tiên như tấm bằng chứng nhận một tác giả đã sớm có phong cách riêng. Ở chặng thơ này cùng với đất nước, năm 1965 là năm biến động lớn trong đời thơ Vân Long. Một tháng sau khi cưới vợ, ông phải chuyển công tác xuống Hải Phòng để lại người vợ trẻ ở Hà Nội. Rồi mười năm chiến tranh ác liệt nhất của thành phố Cảng là mười năm ông sống đơn lẻ viết và sáng tác. Có thể nói Vân Long là người làm chủ được cuộc sống tinh thần của mình, dù trong biến động nào, vẫn là con người điềm tĩnh, mực thước, hết lòng với công việc, có trách nhiệm với thơ, sáng tác cũng như nghiên cứu… Đấy là mẫu mực của một nhà thơ- gắn bó đời thơ với Đất nước, đứng ở vị trí người công dân tận tụy, gương mẫu, sáng tạo. Trong chặng thơ này, Vân Long trải qua rất nhiều vùng đất, dấn mình trong gió và lửa của cuộc sống, nhưng để lại những ấn tượng mạnh mẽ hơn cả vẫn là mảng thơ viết về Hải Phòng. Vân Long đã đưa lên được những ký họa, khắc được những nét sắc cạnh về cuộc sống bề bộn và năng động, cái dáng vóc vạm vỡ và dầu bụi của thành phố Cảng trong khói lửa chiến đấu ác liệt với máy bay Mỹ. Thành phố mang hơi thở đại dương Những đại lộ đạn bom còn khét nồng mặt nhựa …Những hình khối lớn cao Lầm lũi đi trong mùi dầu xe quyến rũ Hải Phòng căng bầu ngực khổng lồ Dòng sữa không ngừng chẩy đi khắp ngả (Hải phòng- Đêm mùa thu 1967) 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan