Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn phong cách thơ nguyễn đức mậu...

Tài liệu Luận văn phong cách thơ nguyễn đức mậu

.PDF
104
95
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN LỆ THU Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2008 Mục lục Mục lục Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 2. Lịch sử vấn đề. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn. 6. Cấu trúc của luận văn. Phần nội dung Chương 1: Những chặng đƣờng thơ Nguyễn Đức Mậu 1. Nguyễn Đức Mậu – từ người chiến sĩ đến nhà thơ mặc áo lính Con người – Quê hương – Gia đình Người chiến sĩ – Nhà thơ mặc áo lính Nguyễn Đức Mậu trong phong trào thơ ca chống Mỹ. 2. Những chặng đường sáng tác Những vần thơ ra trận. 2.2. Những vần thơ đi ngược thời gian. Chương 2: Những cảm hứng chính trong thơ Nguyễn Đức Mậu 1. Cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh Cảm hứng về đất nước trong những năm tháng không bình yên. Cảm hứng về con người trong chiến tranh. 2. Cảm hứng về cuộc sống trong hoà bình Dư âm chiến tranh trong cuộc sống hòa bình Cảm hứng về cuộc sống đời thường (đất nước, thiên nhiên thanh bình, những người thân yêu,…). Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Nguyễn Đức Mậu 1. Thể thơ 2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thơ 3. Phương thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh 4. Giọng điệu Phần kết luận Thƣ mục tƣ liệu tham khảo 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vốn là thể loại thuộc phương thức trữ tình, thơ ca ra đời rất sớm trong lịch sử phát triển của nhân loại, ngay từ khi con người có nhu cầu tự biểu hiện. Cho đến nay, loài người đã có những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Những bí ẩn của đời sống dần dần được khám phá, được lý giải và cắt nghĩa trên tinh thần của phương pháp luận khoa học. Song không phải vì vậy mà những sản phẩm thuộc về giá trị tinh thần của con người giảm đi sức hấp dẫn. Thơ là một địa hạt như vậy. Ra đời từ sớm và đồng hành cùng con người trong suốt hành trình dài, cho tới tận bây giờ, người ta vẫn tìm thấy những nét mới, tìm thấy sự quyến rũ trong thơ, thậm chí vẫn băn khoăn đi tìm một định nghĩa cho thơ. Bởi những gì thuộc về thơ không phải cao siêu, bí ẩn nhưng nó phong phú, đa dạng, nhiều biến thái và nhiều sắc màu cho nên cũng không dễ nắm bắt và không thể thoả đáng trong một vài câu. Nói như Giáo sư Hà Minh Đức, có thể “ví thơ với một con sông đang chảy qua nhiều phong cảnh khác nhau với lịch sử, và mỗi thời điểm mà nó đi qua đã cho con sông thơ ấy một sắc thái riêng. Nó có thể là mặt hồ yên tĩnh nơi này, mà lại là gào thét nơi khác, tuỳ theo địa hình, tuỳ theo lịch sử. Nếu là sông thì con sông thơ Việt Nam đã chảy qua quá dài thời gian, qua bao địa hình khác lạ. Điều ấy giúp rất nhiều các nhà lý luận vẽ bản đồ con sông nhưng không dễ, đơn giản, xuôi chiều”. [16; 13, 14]. Con sông thơ Việt Nam bắt nguồn dòng chảy bất tận của mình từ ca dao, dân ca, xuôi theo chiều dài của lịch sử dân tộc. Ở mỗi chặng đường, âm hưởng của thơ ca cũng có sự khác biệt. Đến thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, con sông thơ cùng cả dân tộc hát lên những khúc tráng ca hào hùng. Chiến tranh đã qua đi, với một “độ lùi thời gian” cần thiết, thơ chống Mỹ ngày càng trở thành đối tượng hấp dẫn giới nghiên cứu và người đọc. Với âm hưởng hùng tráng, thơ chống Mỹ có sự góp mặt của nhiều thi sĩ tài năng, tâm huyết, với nhiều tác phẩm có sức sống lâu bền cùng thời gian. Góp phần làm nên những thành tựu cả về số lượng và chất lượng, cả nội dung và nghệ thuật của thơ chống Mỹ là sự xuất hiện của những nhà thơ trẻ. Với tuổi trẻ tràn đầy lý tưởng cách mạng, vốn văn hoá, vốn sống thực tế phong phú cùng tài năng của mình, các nhà thơ lứa tuổi 20 – 30 đã đem đến cho thơ một tiếng nói khoẻ khoắn, sôi nổi, hồn nhiên và nhạy cảm, thơ đậm 2 chất sống của chiến trường với sức sáng tạo và những tìm tòi nghệ thuật mới mẻ. Họ đã làm nên “một vùng sáng rất đẹp trong thơ” [18; 101]. Song song với việc nghiên cứu một giai đoạn thơ, một nền thơ, việc khảo sát, đi sâu nghiên cứu một tác giả có vai trò tiêu biểu và là hướng đi cần thiết. Bởi, với những tác phẩm của mình, mỗi tác giả đã tạo nên một phong cách riêng, một gương mặt riêng, một dấu ấn nghệ thuật riêng biệt của mỗi người nghệ sĩ. Nguyễn Đức Mậu là nhà thơ xuất hiện vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông là một trong số những người đã viết tiếp truyền thống của cha anh, những con người “lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”. Đường thơ của ông đã trải dài con đường hành quân ra mặt trận, đi hết “một thời đạn bom” oanh liệt, sôi nổi rồi trầm tư bước vào thời kỳ hoà bình. Nguyễn Đức Mậu đã tạo dựng được một phong cách riêng rõ nét và có đóng góp quan trọng cho sự thành công của nền thơ thế hệ. Xuyên suốt từng trang thơ là tấm lòng tha thiết, gắn bó với đất nước, với con người Việt Nam. Tiếng thơ Nguyễn Đức Mậu vừa giản dị chân thành vừa giàu những rung động nội tâm tinh tế và cảm xúc nồng nàn sâu lắng. Ông đã viết những câu thơ từ chiến trường lửa cháy bằng chính những trải nghiệm của bản thân mình. Không cầu kỳ tô vẽ, không một chút giả tạo, thơ ông đượm chất sống của hiện thực và độ sâu của tâm hồn. Giản dị trong thơ, khiêm tốn và thành thực trong đời, Nguyễn Đức Mậu và những vần thơ của ông đã làm người đọc yêu mến và cảm động. Chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn là: Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu, đánh giá về một gương mặt quen thuộc trong nền thơ ca hiện đại nước nhà. 2. Lịch sử vấn đề Raxun Gamzatốp trong tác phẩm Đaghextan của tôi đã tâm sự ông rất thích câu nói ghi trên sản phẩm vùng Kubatri nói: “Qua giọng hát anh nhận ra người hát. Qua nét khắc anh nhận ra người thợ bạc”. Nói cách khác, giọng hát ấy, nét khắc ấy chính là dấu ấn phong cách không thể nhòe lẫn của riêng mỗi người làm nghệ thuật. Phong cách là một thuật ngữ không xa lạ đối với người nghiên cứu nghệ thuật nói chung và nghiên cứu văn học nói riêng. Chúng tôi thống nhất với quan điểm của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình 3 Sử về khái niệm phong cách trong khoa nghiên cứu văn học: “phong cách là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc…; các dấu hiệu của phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như là một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác được tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật” [20; 207]. Đề cập đến cái nhìn độc đáo trong sáng tác chính là sự khẳng định mọi nhà văn, nhà thơ đều có những tác phẩm của riêng mình, song không phải bất kỳ nhà văn, nhà thơ nào cũng tạo được cho mình một phong cách riêng. Chỉ những người nghệ sĩ có tài năng, có bản lĩnh trong quá trình sáng tạo nghệ thuật mới tạo được một phong cách riêng độc đáo. Tài năng của mỗi nhà thơ sẽ phụ thuộc vào cái nhìn mang tính phát hiện của họ đối với con người và cuộc sống. Cách nhìn độc đáo ấy lại được thể hiện trong cách sử dụng ngôn từ, cấu tứ, nhịp điệu,… khi nhà thơ tạo ra tứ thơ, hình tượng thơ thể hiện cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm của mình. Ngôn ngữ thơ ca thể hiện đầy đủ những mặt mạnh trong phong cách sáng tạo của từng nhà thơ. Có được một ngôn ngữ thơ ca đẹp là một vấn đề không thuần tuý thuộc về sự rèn luyện hình thức mà trước hết là một vấn đề thuộc về nội dung cảm nghĩ. Không thể nói đến một hệ thống từ ngữ ở trong thơ với ý nghĩa tách biệt khỏi yêu cầu của nội dung. Ngôn ngữ thơ ca không phải chủ yếu là công cụ mà bản thân nó là mục đích. Vì vậy, ngôn ngữ thơ là nhân tố năng động, biến hoá và nhiều màu sắc nhất. Sự vận động của hình tượng thơ thường phải có những điểm tựa cụ thể và xác định. Tình cảm là đơn vị cấu tạo chủ yếu của hình tượng thơ. Nhưng nếu không có tứ thì tình cảm không được tổ chức lại một cách chặt chẽ và không phục vụ được cho chủ đề chung của bài thơ. Tứ chính là ý tưởng bao quát của toàn bài biểu hiện trong sự liên kết những cảm xúc, suy nghĩ và hình ảnh, biểu hiện trong dạng cấu tạo và phát triển của hình tượng thơ. Có những tứ thơ được xác lập một cách công phu phức tạp, có tứ thơ giản dị. Song ở dạng nào tứ thơ cũng phải có sắc thái và dáng dấp cụ thể. Sáng tạo được những tứ thơ hay đó là một phương diện của tài năng thi ca. Trong bài thơ Duyệt binh, Chính Hữu không miêu tả trực tiếp cuộc duyệt binh mà xây dựng tứ thơ qua hình ảnh và suy nghĩ của một đồng chí thương binh đứng nhìn cuộc duyệt binh. Anh thương binh không chỉ quan sát cuộc 4 duyệt binh đẹp đẽ và hào hùng như mọi người mà anh cảm thấy trong tiếng nhạc, trong nhịp chân đều bước của đoàn quân chiến thắng hôm nay có tiếng bước chân mình, đôi chân đã mất sau những năm dài hành quân chiến đấu. Với thơ, nhịp điệu giữ một vai trò quan trọng. Có những bài thơ, nhịp điệu như ẩn vào âm hưởng bên trong lắng sâu, dào dạt. Huế, quê mẹ (Tố Hữu) có một nhịp điệu riêng vừa đằm thắm yêu thương vừa tha thiết khơi dậy những kỷ niệm qua một ngọn núi, một dòng sông, một điệu hò thân thuộc. Bài ca lái xe đêm lại thể hiện cái sôi nổi, tươi vui của nhịp điệu, nhịp thơ như chuyển động cuồn cuộn, như băng băng lao về phía trước theo chuyến xe đi và hòa vào niềm reo vui của tâm hồn… Có ý thức về nhịp điệu là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với người sáng tác. Nhà thơ phải nắm bắt được nhịp điệu của đời sống với tất cả sắc thái phong phú nhất của nó. Quan trọng hơn, nhà thơ là đại diện của nhịp điệu. Blôc đã ghi nhật ký của mình (7-2-1921): “Nhà thơ là người thế nào? Là người sáng tác thơ? Tất nhiên – không phải như thế. Nhà thơ – đó là vị đại diện của nhịp điệu”. Đặc biệt, “phong cách thơ còn là một biểu hiện đậm đặc của cái tôi trữ tình trong thơ” [40; 135]. Bởi lẽ trong sáng tác thơ, vấn đề chủ thể - cái tôi trữ tình – luôn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cái tôi trữ tình bộc lộ trong thơ dưới nhiều dạng thức. Có khi dưới dạng trực tiếp của một tình cảm riêng tư, một câu chuyện, một cảnh ngộ, một sự việc gắn với cuộc đời riêng của người viết mà nhà thơ thường sử dụng cách bộc lộ trực tiếp qua chữ “tôi” hoặc chữ “ta”, có khi viết về một khách thể nhưng cũng lại nhằm bộc lộ tư tưởng, tâm trạng của mình. Cái tôi trữ tình chính là cái tôi tác giả được nghệ thuật hoá. Vì vậy mà cái tôi trữ tình của mỗi tác giả lại khác nhau, Tố Hữu khác Chế Lan Viên và cũng rất khác Hoàng Trung Thông, Huy Cận,… Chính sự khác nhau của những cái tôi trữ tình góp phần quyết định tạo nên những tiếng nói thơ ca khác nhau. Trong thực tế, lập trường quan điểm, giai cấp, thị hiếu thẩm mỹ và cả phong cách sống cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách thơ của thi sĩ. Nhà thơ để lại dáng dấp riêng trong thơ và ngược lại, nói như Hàn Mặc Tử, đó là: “Người thơ phong vận như thơ ấy”. Tuy nhiên, trong suốt chặng đường sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà thơ, để có thể tạo cho mình một phong cách riêng và độc đáo, chính họ phải tự phát hiện và vươn tới một giọng điệu thơ cho riêng mình và trung thành với nó… 5 Trên tinh thần tiếp thu những quan niệm về phong cách thơ, chúng tôi đi sâu tìm hiểu về phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu - một gương mặt thơ tiêu biểu của thơ ca chống Mỹ và thơ Việt Nam hiện đại. Đó là một nhà thơ có phong cách và có tâm hồn thi sĩ nhạy cảm. Thơ Nguyễn Đức Mậu không chỉ thành công khi viết về chiến tranh với những đề tài mang tầm vóc thời đại lớn lao mà còn đạt đến độ chín trong suy tư cảm xúc giữa bề bộn đời thường nơi cuộc sống hoà bình. Thơ Nguyễn Đức Mậu dù ra đời trong thời gian nào cũng được người đọc chú ý và có những tiếng vang trong dư luận phê bình. Số lượng những bài phê bình thơ Nguyễn Đức Mậu chưa nhiều nhưng đã phác hoạ được chân dung nhà thơ và đánh giá chính xác những thành công đáng khích lệ trong tác phẩm của ông. Vũ Quần Phương đã có nhận xét về thơ, về đóng góp của thơ Nguyễn Đức Mậu ở cả hai thời kỳ trước và sau chiến tranh: “Cuộc sống ở chiến trường vô cùng phong phú, Nguyễn Đức Mậu kiên trì tạo ra những bức tranh miêu tả, với nhiều chi tiết cụ thể độc đáo, chỉ có những cây bút sống ở chiến trường mới dễ có các chi tiết ấy” [73; 3]. “Nguyễn Đức Mậu vốn mạnh về tình cảm, xúc cảm. Ông đã phát huy đúng sở trường của mình. Tình cảm ông thấm thía hơn, sâu sắc hơn theo năm tháng từng trải của đời ông. Phần đóng góp của ông chính là ở phía này” [111; 3]. Vũ Quần Phương đã khẳng định rằng: dù là ở thời điểm nào, phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu vẫn sáng lên nét đặc sắc của một nhà thơ mặc áo lính giàu tình cảm, đôn hậu. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã “bắt” được hồn cốt thơ Nguyễn Đức Mậu và nhấn mạnh bản chất thơ ông là thơ của một tấm lòng sâu sắc đầy rung cảm và những xúc động nội tâm. Đó là một tiếng thơ hết sức chân thành. Tác giả Trần Đăng Suyền lại có nhận xét về một khía cạnh khác trong thơ Nguyễn Đức Mậu, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình, đan xen nhiều thể thơ trong trường ca nhằm mở rộng hiện thực, tăng cường tính chính luận, triết lý trong thơ. Một số tác giả lại đi sâu phân tích những hình tượng nghệ thuật độc đáo của thơ Nguyễn Đức Mậu như: tác giả Nguyễn Văn Long, nhà thơ Phạm Hổ cùng chung sự yêu mến với hình tượng Người lính, tác giả Nguyễn Thanh Tú với hình tượng Đất,… hay như trong quá trình tìm hiểu về thơ giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, các nhà nghiên cứu như Giáo sư Mã Giang 6 Lân, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ,… đều nhắc đến Nguyễn Đức Mậu như là một trong những hiện tượng tiêu biểu của thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và phân tích một số phương diện trong đặc điểm thơ Nguyễn Đức Mậu. Các nhà thơ Trần Mạnh Hảo, Võ Văn Trực lại chú ý đến sự trở về của quá khứ, đến nỗi ám ảnh về chiến tranh trong thơ Nguyễn Đức Mậu, họ khẳng định: “Chiến tranh đã qua rất lâu nhưng thơ ca của Nguyễn Đức Mậu chưa có được một ngày bình yên. Hầu như trái tim ông đã biến thành quả bom của ký ức đêm đêm ném xuống trang bản thảo tất cả nỗi đau chưa nguôi ngoai của chiến tranh, khiến các con chữ bị thương nghiêng ngả. Những cái chết của đồng đội chính là vết thương không biết cách cầm máu trong tâm hồn nhà thơ” [21; 69]. Nói cách khác như Trịnh Thanh Sơn, sự dằn vặt với quá khứ của Nguyễn Đức Mậu dai dẳng và ăn sâu như “những ám ảnh hoá thạch” – “hoá thạch máu và nước mắt của cả một dân tộc đã vùng lên, giữ vững nền độc lập, tự do cho đất nước mình” [76; 34]. Bản thân nhà thơ cũng đã từng bộc bạch: “Kỷ niệm về cuộc sống chiến đấu nơi chiến trường đã để lại dấu ấn sâu sắc không thể nhạt phai trong tôi. Nghĩ đến cái chết của đồng đội thật thương cảm và mến phục, cho nên tôi viết về chiến tranh, về đồng đội như là sự thôi thúc của lương tâm”. Chiến tranh đã trở thành những nét khắc chạm rất sâu trong cảm xúc và tư duy nhà thơ Nguyễn Đức Mậu, trở thành một đặc điểm riêng của hồn thơ ông. Các nhà nghiên cứu đã viết về ông bằng những dòng chữ đầy trân trọng: “Anh đã biết sống, biết trân trọng quá khứ của mình và đồng đội. Điều đó thật đáng quý khi chiến tranh đã lùi xa”. [23; 17]. Nhìn chung, qua việc khảo sát các bài viết tìm hiểu, nghiên cứu thơ Nguyễn Đức Mậu, chúng tôi nhận thấy thơ Nguyễn Đức Mậu đã nhận được sự quan tâm của độc giả và của giới nghiên cứu. Những bài nghiên cứu tiếp cận thơ Nguyễn Đức Mậu bằng nhiều hướng khác nhau và đưa ra những kết luận ở nhiều phương diện, nhiều khía cạnh trong đặc điểm thơ Nguyễn Đức Mậu. Tuy vậy, những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc khám phá những bộ phận của thơ ông, chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu thơ Nguyễn Đức Mậu với tư cách là một phong cách nghệ thuật hoàn chỉnh từ những yếu tố cấu thành đến phương thức biểu hiện của nó. Đặc biệt là mảng thơ ông sáng tác sau 1975 đến nay chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng. Đó chính là gợi ý để chúng tôi tiến hành nghiên cứu Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu một cách có hệ thống. 7 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm phong cách ở góc độ lý luận văn học, luận văn đi sâu nghiên cứu phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu với những biểu hiện trên sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Với yêu cầu của nội dung đề tài, chúng tôi tập trung vào khảo sát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Đức Mậu đã được xuất bản, một số bài thơ lẻ, những bài giới thiệu thơ, bài viết đăng trên các báo, tạp chí gần đây của tác giả. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý tới những tập thơ tiêu biểu được ghi nhận bằng giải thưởng cao quý. Những tập thơ được khảo sát cụ thể gồm: áo trận (1976), Bão và sau bão (1998), Cây xanh đất lửa (1973), Hoa đỏ nguồn sông (1987), Khi bé Hoa ra đời (1984), Mƣa trong rừng cháy (1976), Ngƣời đi tìm chân trời (1982), ở phía rừng Lào (1984), Thơ ngƣời ra trận (1971), Thơ với tuổi thơ (2003), Từ hạ vào thu (1992), Cánh rừng nhiều đom đóm bay (1998), Trƣờng ca Sƣ đoàn (1980), Bầy chim lá màu vàng (2004), Thơ lục bát (2007). Ngoài ra, ở một số tỏc phẩm văn xuôi, chúng tôi không đề cập sâu nhưng sử dụng làm tư liệu để đối chiếu và so sánh khi cần thiết để làm rõ hơn nét độc đáo của thơ Nguyễn Đức Mậu. Chúng tôi cũng sử dụng những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ cùng thời và lệch thời với tác giả Nguyễn Đức Mậu. Những sáng tác này được sử dụng làm tài liệu tham khảo quan trọng để soi sáng, nổi bật vấn đề trong quá trình nghiên cứu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhìn nhận vấn đề trên cơ sở lý luận văn học và văn học sử, bám sát đặc trưng thể loại, luận văn tập trung phác họa một diện mạo, một phong cách thơ của riêng Nguyễn Đức Mậu. Một số phương pháp được sử dụng đồng thời gồm: - Phương pháp tổng hợp tư liệu nhằm có được một cái nhìn khái quát. - Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp này trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu như là một thể thống nhất của các yếu tố cấu thành nội dung, hình thức và mối quan hệ giữa các yếu tố ấy. Vận dụng phương pháp này, người viết có thể hệ thống được về sự hình thành, vận động, phát triển của các yếu tố cấu thành phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu: cảm hứng đề tài, hệ thống hình tượng, hình thức biểu hiện,... 8 - Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh: Luận văn tiến hành phân tích những sáng tác thơ cụ thể của Nguyễn Đức Mậu trên nhiều chiều kích, trong một hệ thống chung của cá nhân nhà thơ và của thời đại. Bước nghiên cứu đó đồng thời dựa trên kết quả của sự so sánh thơ Nguyễn Đức Mậu với thế hệ các nhà thơ cùng thời, giữa thơ Nguyễn Đức Mậu ở các chặng đường sáng tác. - Phương pháp lịch sử: Vận dụng phương pháp này để tìm hiểu ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, xã hội và các yếu tố con người, quê hương,... đối với việc góp phần làm nên một hồn thơ Nguyễn Đức Mậu riêng biệt. 5. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn Luận văn là một công trình nghiên cứu về Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này hy vọng sẽ đem đến một cái nhìn khái quát, sâu sắc về diện mạo thơ Nguyễn Đức Mậu. Từ đó thấy được sự vận động của thơ ông trong tiến trình thơ đồng thời khẳng định những đóng góp của tiếng thơ Nguyễn Đức Mậu đối với nền thơ Việt Nam hiện đại. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những chặng đường thơ Nguyễn Đức Mậu Chương 2: Những cảm hứng chính trong thơ Nguyễn Đức Mậu Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Nguyễn Đức Mậu 9 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG CHẶNG ĐƢỜNG THƠ NGUYỄN ĐỨC MẬU 1. Nguyễn Đức Mậu - từ ngƣời chiến sĩ đến nhà thơ mặc áo lính 1.1. Con người – Quê hương – Gia đình Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu lấy tên khai sinh làm bút danh, sinh ngày 14 tháng 1 năm 1948 tại làng Vị Khê – xã Nam Điền - huyện Nam Trực tỉnh Nam Định. Quê hương Nguyễn Đức Mậu – làng quê đồng bằng Bắc bộ nghèo như bao làng quê chiêm trũng khác – đã hứng chịu biết bao biến động của lịch sử, bao khắc nghiệt của thiên nhiên và bao tấn bom đạn của kẻ thù trong chiến tranh. Mảnh đất ấy cũng là nơi quy tụ và sinh thành những ngôi sao sáng chói trong lịch sử văn học nước nhà: Trần Tế Xương, Á Nam Trần Tuấn Khải, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính,... Mảnh đất Nam Định bên dưới lớp sỏi cằn khô là mạch nước nguồn trong mát nuôi dưỡng bao thế hệ sáng tác suốt cả thời kỳ lịch sử dài. Sức sống dồi dào, sự trỗi dậy kiên cường, bất diệt của quê hương Nam Định khắc khổ mà anh dũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến phẩm chất con người và phẩm chất thơ Nguyễn Đức Mậu. Nguyễn Đức Mậu sinh ra trong một gia đình trung nông lớp dưới nhưng cha lại là người rất ham học và say mê văn chương. Ngay từ nhỏ, cuộc sống gia đình vốn gắn bó với đồng ruộng đã đào luyện nên ở Nguyễn Đức Mậu một niềm say mê với đất đai và sự nhạy cảm với thiên nhiên tạo vật. Ông còn được thừa hưởng truyền thống văn hoá, tinh thần yêu nước cách mạng của gia đình. Say mê sống và say mê sáng tạo, Nguyễn Đức Mậu là người đam mê thơ ca từ thủa ấu thơ. Ngay từ nhỏ, ông đã làm thơ và có tác phẩm đăng báo. Mười bảy tuổi lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của tổ quốc, Nguyễn Đức Mậu đã phải sống những tháng ngày gian khổ, đã giáp mặt với chiến tranh, cận kề với bom đạn và cái chết... những thử thách đó, như lửa thử vàng càng làm sáng tỏ lý tưởng cách mạng kiên định trong tâm hồn nhà thơ. Cuộc đời 10 chiến sĩ cùng với năng khiếu thơ bẩm sinh, Nguyễn Đức Mậu đã biết chắt lọc từ trong khói lửa, trong hy sinh mất mát những vần thơ mang âm hưởng sử thi hào hùng. Nói đến duyên thơ của Nguyễn Đức Mậu không thể không nhắc đến sự song song và thống nhất của con đường văn nghiệp và con đường binh nghiệp. Đến nay, với trên hai chục đầu sách gồm cả thơ, văn, tác phẩm viết cho thiếu nhi,... tất cả đã cho thấy Nguyễn Đức Mậu có một sức sáng tạo thật dồi dào. Với công việc biên tập thơ cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu càng được góp sức nhiều hơn cho sự nghiệp thơ ca. Bằng kinh nghiệm sáng tác của mình, Nguyễn Đức Mậu góp phần phát hiện và vun đắp những tài năng thơ đương đại. Hiện nay, ông đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn tiếp tục bền bỉ trên con đường sáng tác, như ngày nào ông viết những vần thơ trong nỗi đam mê không thể dứt: Với nhà thơ, thơ là nỗi đam mê Họ theo đuổi, suốt đời chƣa dứt đƣợc ...Khi kết thúc tập thơ mới nhất Lại bắt đầu vỡ đất tập thơ sau (Ghi chép về thơ) 1.2. Người chiến sĩ – Nhà thơ mặc áo lính Nguyễn Đức Mậu trong phong trào thơ ca chống Mỹ Ngay sau khi chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp, cả dân tộc ta lại bước vào một cuộc kháng chiến đối mặt với một kẻ thù rất tàn bạo và hùng mạnh là đế quốc Mỹ. Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, đất nước và con người Việt Nam đã phải chịu nhiều đau thương mất mát. Nhưng chính trong sự đau thương và mất mát ấy, lòng yêu nước và truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của nhân dân ta một lần nữa được khẳng định. Nhà thơ Cuba Phêlích Pita Rôđighết đã viết nhiều về Việt Nam với cảm hứng thơ sâu sắc: Nếu thế giới này tạo đƣợc nhiều Việt Nam Nỗi tủi thẹn làm ngƣời không còn nữa Và vị bánh mỳ mà chúng ta ăn đắng cổ sẽ không còn... Nếu thế giới này tạo đƣợc nhiều Việt Nam 11 Đất nước Việt Nam diệu kỳ với tiềm lực và sức mạnh có tính chất thần thoại ấy là đối tượng ngợi ca của bạn bè năm châu trong những ngày chống Mỹ. Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, thơ ca trở thành một phương tiện hữu hiệu để phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng, sự kiên cường bất khuất của cả dân tộc Việt Nam. Và chính cuộc kháng chiến với những gian khổ, với những tấm gương anh dũng, những chiến tích hào hùng lại là chất liệu và nguồn cảm hứng dồi dào và phong phú, giàu sức sống đối với các nhà thơ. Có thể nói, đây là thời kỳ rực rỡ của thơ ca Việt Nam “Một không khí sáng tác và sinh hoạt thơ ca rầm rộ, hào hứng chưa từng thấy” [37; 277]. Không chỉ phản ánh cuộc kháng chiến, thơ ca giai đoạn này còn trở thành vũ khí đánh giặc sắc bén: “Khi tiếng súng chống Mỹ cứu nước bùng nổ thì lời ca ngợi và cháy bỏng căm thù cũng vang lên một nhịp, thơ vẫn phát huy được tính chiến đấu kịp thời và tính thời sự nhạy bén. Trên tuyến lửa của lòng căm thù và trong chiều sâu của mỗi trái tim yêu nước, thơ ca có mặt ở khắp mọi nơi” [120; 1]. Cuộc sống phong phú, sôi nổi chứa đựng những tư tưởng tình cảm và hành động lớn của dân tộc đã tập hợp được xung quanh rất nhiều nhà thơ. Các nhà thơ đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với dân tộc. Nhiều thế hệ nhà thơ đã có mặt trong cuộc chiến đấu với những đóng góp xứng đáng. Tố Hữu viết Ra trận và Máu và hoa; Chế Lan Viên viết Hoa ngày thƣờng, Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc; Xuân Diệu có Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt; Huy Cận với Những năm sáu mƣơi và Chiến trƣờng gần đến chiến trƣờng xa; Nguyễn Đình Thi với Dòng sông trong xanh; Hoàng Trung Thông với Đầu sóng và Trong gió lửa; Chính Hữu viết Đầu súng trăng treo,... Thế hệ các nhà thơ lớn lên trong thời kỳ chống Mỹ có đóng góp quan trọng. Giang Nam viết Quê hƣơng; Thanh Hải với Những đồng chí trung kiên; Lê Anh Xuân với Hoa dừa và trường ca Nguyễn Văn Trỗi; Phạm Tiến Duật viết Vầng trăng và quầng lửa; Xuân Quỳnh với Hoa dọc chiến hào và Gió Lào cát trắng; Nguyễn Khoa Điềm với Đất ngoại ô và trường ca Mặt đƣờng khát vọng; Nguyễn Đức Mậu viết Mƣa trong rừng cháy và Cây xanh đất lửa; Dương Hương Ly với Mảnh đất nuôi ta thành chiến sĩ;.... Sự điêu luyện của các nhà thơ lớn tuổi và cái tươi mát của các cây bút trẻ đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, giàu màu sắc của thơ ca chống Mỹ. Các nhà thơ có một cái nhìn mới đối với chiến tranh, đối với những mất mát hy sinh và sự 12 bất tử, lòng căm thù giặc, tình bạn chiến đấu, tình yêu và lòng tin, ước mơ chiến thắng, suy nghĩ về số phận của nhân dân, của Tổ quốc. “Thơ chống Mỹ mang nhiều phẩm chất đẹp, vừa giàu lý tưởng, vừa giàu chất hiện thực, có bề rộng của cuộc đời lẫn chiều sâu của tâm trạng...” [18; 111]. Sự phong phú và sôi nổi của thơ Việt Nam những năm chống Mỹ đã tạo nên hình ảnh đẹp và độc đáo của một dân tộc vừa đánh giặc vừa làm thơ. Tính thời sự nhạy bén bao giờ cũng là yêu cầu trước hết đối với nền thơ chiến đấu. Với một lực lượng sáng tác đông đảo bám chắc mọi vị trí, mọi lĩnh vực của cuộc sống sản xuất và chiến đấu, nhất là những điểm nóng bỏng của hiện thực chống Mỹ nên thơ có sức phản ánh nhạy bén, mang tính thời sự cao. Thực tế chống Mỹ đã gắn bó máu thịt với tâm hồn nhà thơ, vì thế, thơ nói chính trị, nói sự kiện mà sức lay động sâu xa. Các nhà thơ đã tự hào về sự gắn bó của mình với đồng bào, đồng chí trong cuộc ra trận lớn lao: Tôi cùng xƣơng thịt với nhân dân tôi Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu (Xuân Diệu) Sung sƣớng bao nhiêu tôi là đồng đội Của những ngƣời đi vô tận hôm nay (Chính Hữu) Có thể nói, những năm chống Mỹ, không một mảnh đất nào, một chiến công lớn nào, một anh hùng tiêu biểu, một sự kiện có tầm quan trọng nào lại không có mặt trong thơ, và có ngay trong cái dáng dấp sống động và không khí nóng hổi chất thời sự. Để có được những thành tựu đáng kể của nền thơ chống Mỹ, các nhà thơ đã có một quá trình tu dưỡng, rèn luyện và bám sát đời sống với ý thức chính trị nhạy bén, tạo được cảm hứng kịp thời trước một sự kiện mới mẻ. Sự nhạy bén, tính thời sự kịp thời của nền thơ chống Mỹ đã thực sự tạo nên một nét mới rất đáng tự hào trong truyền thống chiến đấu của thơ ca cách mạng. Trong ngọn lửa của cuộc chiến đấu vĩ đại, đội ngũ các nhà thơ được tôi luyện và luôn được bổ sung. Ở một số nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ, giai đoạn này chính là giai đoạn giúp họ tìm cho mình hướng đi riêng trong cách nhìn, cách cảm, cách biểu hiện để tạo cho mình một phong cách thơ độc đáo, mới lạ cho bản thân. 13 Các nhà thơ trẻ - ở mỗi người - vốn văn hoá cùng lý tưởng sống, lý tưởng thẩm mỹ đã được bồi dưỡng và hình thành từ trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ đã lên đường ra trận, có mặt bên những chiến hào chống Mỹ. Cuộc sống chiến trường đã tôi luyện, bồi đắp cho thơ họ những phẩm chất mới. Thơ Phạm Tiến Duật vừa hiện thực, vừa phóng túng, tươi trẻ. Đó là hiện thực của tình cảm giữa nhà thơ và đồng đội hòa vào cách nói của quần chúng, của ngôn ngữ đời sống, dân gian. Có thể thấy rõ điều đó qua các bài thơ: Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em cô thanh niên xung phong,... Giọng thơ Phạm Tiến Duật thường xen vào cái hồn nhiên tinh nghịch của tuổi trẻ. Ông đã sử dụng linh hoạt câu thơ văn xuôi trong nhiều bài: Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là Thạch nhọn (Gửi em cô thanh niên xung phong) Đặc biệt, các bài thơ của Phạm Tiến Duật thường được xây dựng chủ yếu theo tứ và dồn sức nặng vào đoạn kết, câu kết: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trƣớc Chỉ cần trong xe có một trái tim (Bài thơ về tiểu đội xe không kính) Phạm Tiến Duật đã kết hợp được nhuần nhị giữa lý tưởng và sự kiện, giữa năng lực quan sát và tấm lòng của một người lính trẻ. Chất hiện thực ngồn ngộn về đời sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của các chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mỹ kết hợp một cách hài hoà với cảm hứng sử thi tạo nên những vần thơ góc cạnh đầy ấn tượng. Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ của chiến trường Trị Thiên cũng gây được sự chú ý, quan tâm đặc biệt của bạn đọc. Trong thơ ông, nhất là thể loại trường ca, sức hấp dẫn được biểu hiện cụ thể ở sức vang của nội tâm trước hiện thực phong phú. Mặt đƣờng khát vọng đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về Đất nước và Nhân dân. “Những suy nghĩ về đất nước, về dân tộc được nhà thơ hiện đại hoá bằng chất suy tư lắng đọng và cảm xúc mãnh liệt”. Nhà thơ đã nhận diện, phát hiện về Đất nước - chương V trong trường ca Mặt đƣờng khát vọng - trên bình diện về địa lý, lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc - nền văn hiến Việt Nam. Ông đã có những khám phá giản dị mà bất ngờ về vẻ đẹp của đất nước từ 14 ngàn xưa và ý nghĩa của truyền thống đối với cuộc sống hiện đại. Mảnh đất nghèo nhưng là chiếc nôi nuôi dưỡng hoa trái ngọt lành, tình yêu và hạnh phúc... Tác giả đã vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hoá dân gian, tục ngữ, ca dao, truyện cổ, phong tục,... cùng với cách diễn đạt bình dị gây ấn tượng vừa gần gũi, vừa mới mẻ cho người đọc. Sự dồi dào trong xúc cảm và chiều sâu trí tuệ đã khiến cho thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa mang tính chính luận, vừa hàm ẩn chất trữ tình. Mặc dù trong kháng chiến chống Mỹ là một nhà thơ trẻ, nhưng qua thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được trách nhiệm của mình, của lớp người mình trước cuộc sống và hoàn cảnh của đất nước trong chiến tranh: Trong chiến tranh này có ai nói giùm ta Những kì diệu nhƣ một mùa nƣớc lớn Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Khoa Điềm là ở giọng nói mới mẻ, trẻ trung nhưng cũng nặng những kỷ niệm ưu tư, trằn trọc. Những bài thơ anh viết về quê hương, với những cuộc đời thân thuộc đã thể hiện rõ điều đó. Ở Đất ngoại ô, Thơ ơi, Tiễn bạn cuối mùa đông ta gặp giọng thơ tha thiết, sâu lắng. Ở Mặt đƣờng khát vọng lại giục giã, hào hùng. “Cảm xúc trong thơ anh không dễ dãi mà là một khả năng của lớp trẻ đã thấy nhiều, nghĩ nhiều, từng trải nhiều” [37; 320]. Khúc hát ru những em bé lớn trên lƣng mẹ được hình thành trên cảm hứng về sự sống âm thầm nhưng bất diệt của dân tộc. Tình yêu con của bà mẹ Tà Ôi luôn gắn liền với tình thương yêu bộ đội, bản làng, đất nước, lòng kính yêu Bác Hồ. Nhà thơ trẻ ấy đã mang đến cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc. Mọi tình cảm cá nhân đều hoà chung trong những tình cảm, ý chí của đất nước, dân tộc. Với nhà thơ Hữu Thỉnh cũng “từ cái nôi nghệ thuật dữ dội, khốc liệt và thơ mộng là Trường Sơn, anh đã tìm đến những nguồn cảm hứng lớn về Tổ quốc, nhân dân, về thế hệ những người cầm súng thời chống Mỹ” [89; 32]. Ta nhận ra ở Hữu Thỉnh hồn thơ khoẻ khoắn, giàu nội tâm, “yêu người mến cảnh và nồng nàn một tấm lòng tri kỷ, tri âm” [89; 34]. Bao trùm lên sáng tác của Hữu Thỉnh là nguồn cảm hứng về Tổ quốc. Nhà thơ thấm thía nỗi đau khi một mảnh đất nhỏ của Tổ quốc rơi vào tay giặc, dù đó chỉ là một “gốc sim cằn”. Tổ quốc luôn là điều thiêng liêng, không thể mất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Vì vậy, mỗi thế hệ, mỗi con người đều sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời, cả dòng máu đang cuộn chảy để thắp sáng lên ngọn lửa nồng cháy cho Tổ quốc hôm nay và mai sau: 15 Nổi chìm bao kiếp ngƣời qua Qua tháng năm sứt mẻ Việt Nam Hai tiếng mẹ (Trường ca biển) Hình ảnh người mẹ cụ thể đã trở thành biểu tượng cao đẹp về Tổ quốc thiêng liêng. Sự trong sáng, chân thành ẩn chứa bên trong mỗi câu chữ. Giọng thơ Hữu Thỉnh giản dị như những lời trò chuyện đời thường mà gieo vào lòng người đọc nỗi nghẹn ngào sâu lắng và niềm xúc động khôn nguôi: Mẹ nén đau Giấu tờ báo tử Sáng mai lại tiễn con nhập ngũ Bốn nghìn năm đất nƣớc mấy khi yên (Đường tới thành phố) Hữu Thỉnh đã viết thật xúc động về chiến tranh, về lòng quả cảm và đức hy sinh của con người, của dân tộc. Trong mỗi trang thơ anh viết, ta thấy cả trí tuệ và trái tim, tài năng và nghị lực cùng những khát khao, mơ ước cháy bỏng của anh. Ta ghi nhận ở Hữu Thỉnh một hồn thơ giàu xúc cảm, chân thành, đằm thắm mà cũng rất khoẻ khoắn, rắn rỏi... Có thể thấy, mỗi nhà thơ, mỗi người cầm bút đều có những sáng tạo nghệ thuật riêng, thể hiện “cái tôi” độc đáo của mình. Những rung động tha thiết, những điệp khúc ngân vang trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của lớp nhà thơ trẻ đã làm nên những hương ngọt, trái thơm trong vườn thơ nhiều màu sắc của thơ ca chống Mỹ. Thơ của Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh và một số nhà thơ khác... đã in đậm dấu ấn của mọi thời đại, mang hơi thở và tinh thần của cả một thế hệ. Mỗi người trong số họ đã tạo được một phong cách riêng trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Và trong vườn hoa muôn màu, muôn sắc của các phong cách thơ ấy, nhà thơ trẻ Nguyễn Đức Mậu cũng đã tạo được cho mình một phong cách riêng. Điều đó được thể hiện trong cả hành trình thơ dài của ông từ núi rừng Trường Sơn khốc liệt đến những năm tháng hoà bình yên ả, từ những cảm hứng nghệ thuật đến các phương thức biểu hiện trong thơ. Nguyễn Đức Mậu đã khẳng định được tên tuổi, tài năng, phong cách của mình. 16 Năm 1965, Nguyễn Đức Mậu lên đường nhập ngũ, bắt đầu cuộc đời của một người lính – người chiến sĩ chiến đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ông cùng biết bao con người trẻ tuổi gắn bó với cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng tâm niệm sắt son: Ngƣời ta không thể chọn để đƣợc sinh ra Nhƣng chúng tôi đã chọn cánh rừng phút giây năm tháng ấy Vào những năm 60, khi ngọn lửa chiến tranh lan ra cả nước, thơ Nguyễn Đức Mậu bắt đầu xuất hiện đều đặn trên báo Nhân dân. Chính sự trải nghiệm cuộc sống ở chiến trường, được chia sẻ với nhân dân những gian nan vất vả, đau thương mất mát lại mở ra trước mắt người làm thơ một hiện thực phong phú, vô tận. Những vần thơ của Nguyễn Đức Mậu là những câu chuyện được kể lại một cách thành thực cuộc sống của chính ông ở chiến trường lửa đạn: “Thơ mang lượng thông tin đủ giúp các bậc cha mẹ hình dung con em mình nơi trận mạc. Và lượng tình cảm mang tính phổ cập góp phần yên lòng người ra trận, an ủi người hậu phương” [73; 23]. Sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đức Mậu không bắt đầu từ “phòng văn” mà nảy mầm, kết trái ở chính nơi đầu sóng ngọn gió của cuộc chiến đấu. Ông đã từng đêm tâm sự một cách trung thực và chân thành: Tôi yêu những câu thơ mặc áo lính sờn vai Những câu thơ nằm chiến hào đợi giặc Những câu thơ trộn mồ hôi, bùn đất Những câu thơ từ thực chất cuộc đời Nhƣ cây lá không cần trang điểm Chùm quả chín rung rinh chùm ánh sáng Sức xanh tƣơi không kể chi mùa (Trường ca sư đoàn) Chiến tranh đã cuốn cả dân tộc vào guồng xoáy khốc liệt của nó. Phản ánh cuộc chiến tranh trở thành niềm đam mê và cũng là nơi thử sức lâu dài của người cầm bút. Các nhà văn, nhà thơ đều phải xác định “Sống đã rồi hãy viết” (Nam Cao). Những vấn đề cá nhân với những khát vọng riêng tư trong hoàn cảnh ấy dường như tự lắng xuống nhường chỗ cho những gì lớn lao hơn, chung hơn như vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Thơ Nguyễn Đức Mậu là tiếng nói sống động và đầy tự tin của người trong cuộc. Sống hết mình với hiện thực, rung động tận đáy lòng với cuộc sống và phát huy khả 17 năng của mình, Nguyễn Đức Mậu đã lưu lại tên tuổi của mình trong thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ với một cái tên giản dị và cao đẹp: “Nhà thơ mặc áo lính”: Thuở cây bút lớn lên cùng khẩu súng Nhà thơ và ngƣời lính liền nhau (Trường ca sư đoàn) Trong quá trình sáng tạo, Nguyễn Đức Mậu có ý thức rất cao về những tìm tòi đổi mới, cách tân trong văn học. Ông nhiều lần trăn trở, tự đối thoại với chính mình: Lối cũ nhiều ngƣời đi Thôi rẽ sang đƣờng khác ... Cũ nhƣ câu thơ không còn cảm xúc Mình muốn phá tung mọi khô cứng chai lỳ Hay luôn tâm niệm: Tôi trân trọng sự tìm tòi năng động Của nhà thơ trên chặng đƣờng thơ Những thể nghiệm nhƣ luống cày vỡ vạc Từ trong ý thức sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Đức Mậu đã cố gắng tạo cho mình một phong cách riêng, một con đường đi riêng tới tâm hồn bạn đọc. Nguyễn Đức Mậu là nhà thơ có phong cách rõ nét và có đóng góp quan trọng cho sự thành công của thơ ca chống Mỹ. Thơ ông là những phác hoạ về chiến trường khói lửa và là bức tranh về hiện thực chiến tranh khốc liệt được vẽ lại qua con mắt của người trong cuộc đã chứng kiến và nếm trải. Cùng với đó là những cung bậc cảm xúc của những người lính trẻ: lòng yêu nước, ý chí chiến đấu, những cảm xúc của tình yêu, nỗi đau thương mất mát trước sự hy sinh của đồng đội,... Những mảng nội dung quan trọng này được thể hiện thông qua một tâm hồn thi sĩ với một ngòi bút tài năng. Thơ Nguyễn Đức Mậu là sự kết tinh của trí tuệ và cảm xúc - một trí tuệ giàu có, tư duy sắc sảo và một tấm lòng, một trái tim có sức lay động tâm hồn người đọc. Thơ ông đã để lại ấn tượng sâu sắc về tiếng nói thơ đầy trách nhiệm 18 trước đất nước và cuộc sống đồng thời cũng phản ánh rõ những chuyển biến của tư duy thơ thời đại. 2. Những chặng đƣờng sáng tác Chúng tôi đưa ra mốc thời gian phân chia chặng đường sáng tác của thơ Nguyễn Đức Mậu là năm 1976 – 1 năm sau hơn 30 năm đấu tranh gian khổ của dân tộc. Sự phân định này nhằm mục đích phân biệt, so sánh sự khác nhau về đề tài, cảm hứng nghệ thuật, các hình tượng thơ, cảm xúc trữ tình,... trong thơ Nguyễn Đức Mậu giữa các chặng đường sáng tác. 2.1. Những vần thơ ra trận Ở phần này, chúng tôi tiến hành khảo sát các tập thơ ra đời thời kỳ trước năm 1976. Giai đoạn này, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu cho xuất bản bốn tập thơ: Thơ ngƣời ra trận (In chung với Vương Trọng năm 1971), Cây xanh đất lửa (1973), Áo trận (1976), Mƣa trong rừng cháy (1976). Do sự xuất hiện trùng lặp của một số bài thơ, chúng tôi chỉ khảo sát những tập: Thơ ngƣời ra trận, Cây xanh đất lửa, Mƣa trong rừng cháy. Sinh ra từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, được trau dồi tri thức văn hoá trong nhà trường của chế độ mới, Nguyễn Đức Mậu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ đã từ cánh cửa nhà trường đi thẳng tới chiến trường cầm súng chiến đấu. Hiện thực đời sống những năm chống Mỹ và ngọn lửa chiến tranh cách mạng đã tôi luyện Nguyễn Đức Mậu thành con người vững vàng trong cuộc sống, có bản lĩnh trong nghệ thuật. Giáp mặt với thực tế chiến tranh, Nguyễn Đức Mậu đã ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò của thế hệ mình, sự xuất hiện đúng lúc của thế hệ mình. Cùng với giải nhất cuộc thi Thơ do Báo Văn nghệ tổ chức năm 1972 1973 cho bốn bài thơ chân thật và cảm động về người lính (Đất, Đôi mắt, Nằm hầm, Ghi ở chiến trƣờng), Nguyễn Đức Mậu đã khẳng định tài năng, vị trí và trở thành một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời chống Mỹ. 2.1.1. Thơ ngƣời ra trận (NXB Quân đội nhân dân – 1971) Đây là tập thơ đầu tay được in chung với nhà thơ Vương Trọng của anh lính trẻ - nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Lúc này Nguyễn Đức Mậu vừa tròn 23 tuổi và đã đứng trong quân ngũ 6 năm. Phần thơ của Nguyễn Đức Mậu có 19 bài trong đó có những bài rất nổi tiếng: Ngủ rừng theo đội hình đánh giặc, Âm điệu đồng bằng, Hầm vây lấn, Công sự trên điểm cao,... 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan