Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn nông thôn trong truyện ngắn của kim lân...

Tài liệu Luận văn nông thôn trong truyện ngắn của kim lân

.PDF
54
107
78

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGÔ THỊ HỒNG NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KIM LÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Ths. NGUYỄN PHƢƠNG HÀ HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô trong khoa và đặc biệt là cô giáo Ths. Nguyễn Phương Hà đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Hồng LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Phương Hà. Tôi xin cam đoan, đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả này không trùng với kết quả của bất kỳ tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Hồng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8 6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 8 Chƣơng 1: TRUYỆN NGẮN KIM LÂN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM .................................. 8 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Kim Lân................................................... 9 1.1.1. Cuộc đời .................................................................................................. 9 1.1.2. Sự nghiệp văn học ................................................................................. 10 1.2. Đóng góp của Kim Lân về đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại ............................................................................................................ 11 Chƣơng 2: SỰ THỂ HIỆN ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KIM LÂN ................................................................................ 14 2.1. Hiện thực cuộc sống nông thôn................................................................ 14 2.1.1. Hiện thực văn hóa, phong tục ............................................................... 15 2.1.2. Hiện thực đời thường ............................................................................ 24 2.2. Hình tượng người nông dân ..................................................................... 30 2.2.1. Người nông dân giàu tình yêu quê hương, đất nước............................. 31 2.2.2. Người nông dân với những phong tục, sinh hoạt văn hóa cổ truyền .... 38 KẾT LUẬN .................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nông thôn là một trong những mảng đề tài quen thuộc, đã có rất nhiều nhà văn viết thành công về đề tài này, có thể kể đến như: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân, Đào Vũ… Nói riêng về truyện ngắn, văn học Việt Nam đã có số lượng lớn tác phẩm viết về đề tài nông thôn, khám phá nhiều phương diện về hiện thực cuộc sống cũng như con người nông thôn. Tìm hiểu truyện ngắn Kim Lân, giúp chúng ta hiểu rõ hơn mảng sáng tác quan trọng này trong văn học Việt Nam hiện đại. 1.2. Kim Lân (1920- 2007) là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Sự nghiệp của nhà văn Kim Lân không đồ sộ nhưng lại rất đặc sắc và khó trộn lẫn. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với ba truyện Vợ nhặt, Làng, Con chó xấu xí…Kim Lân đã có thể đoàng hoàng ngồi vào chiếu trên trong làng văn Việt Nam” [17]. Với những đóng góp to lớn của mình, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001. Trong cả cuộc đời hoạt động sáng tạo nghệ thuật, Kim Lân sáng tác không nhiều. Là một cây bút sở trường truyện ngắn, ông viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một con người vốn xuất thân từ đồng ruộng. Ông là mẫu nhà văn “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, viết kỹ lưỡng, viết từ gan ruột, không chấp nhận sự nhạt nhẽo, sự giả tạo trong văn học. 1.3. Hiện nay, truyện ngắn của Kim Lân được giảng dạy trong nhiều cấp học của bậc THCS và THPT. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Nông thôn trong truyện ngắn của Kim Lân nhằm góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu tác phẩm văn học cũng như việc giảng dạy thể loại truyện ngắn nói chung và truyện ngắn về đề tài nông thôn nói riêng trong 1 chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông. Đồng thời khẳng định vị trí của Kim Lân trên hành trình văn xuôi Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Kim Lân là nhà văn gần gũi, quen thuộc với độc giả trong mấy chục năm qua. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Kim Lân đã nhận được nhiều ý kiến khen ngợi, đánh giá cao của các nhà phê bình, giới nghiên cứu và đông đảo bạn đọc. Nhà văn Nguyên Hồng trong tác phẩm Những nhân vật ấy đã sống với tôi đã nhận định: “Từ giữa năm 1943- 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân. Thoạt nhiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đả chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương, hay Hoài Trạch, Hoài Tâm… lúc bấy giờ vậy. Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại nó có một cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc biệt lại gần gũi với mình” [6, 10]. Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực khách quan – nhà văn – tác phẩm, Nguyên Hồng đã có những nhận xét xuất sắc, chính xác cả về phương diện nội dung, tư tưởng lẫn giọng điệu văn chương của Kim Lân. Cùng quan điểm với nhà văn Nguyên Hồng, tác giả Lại Nguyên Ân đưa ra nhận xét về nhân vật trong truyện Kim Lân: “Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của những người dân nghèo vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người dân miền xuôi mất nhà, mất đất, xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ, bến sông, một góc phố hay ven một đồn điền, một xóm trại, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hàng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là “những đầu thừa đôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của chính các nhân vật ấy (…). Mạch kể chuyện của Kim 2 Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh thương tâm: Cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khóa, cảnh ăn xin, cảnh chết đường chết chợ, cảnh bị áp bức, đọa đầy…” [2, 56]. Để khẳng định lại điều này, trong bài viết Nghĩ về nghề văn (1994), tác giả Kim Lân tâm sự: “Tôi đến với văn học ban đầu từ sự say mê ham thích. Những truyện ngắn đầu tay của tôi như: Đứa con người vợ lẽ, Người kép già, Cô Vịa là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội. Đó là những câu truyện về bản thân tôi, tâm tư và số phận của tôi cũng như những người gần gũi trong làng xóm của tôi (…). Tôi viết như một việc được thôi thúc từ bên trong. Những cảm xúc, suy tư của tôi đòi hỏi tôi phải viết. Thực chất, viết văn trước tiên tôi viết về mình [3, 262] (…). Nói đến tình yêu đất nước, nghe cảm thấy xa xôi, nhưng tình cảm đối với làng thì thật gần gũi, gắn bó. Đối với con người Việt Nam, làng xóm nuôi những con người lớn lên bằng cả vật chất cũng như tinh thần” [3, 268]. Có thể thấy, những sáng tác của Kim Lân rất gần gũi, bình dị với cuộc sống. Đó là văn của một người viết về chính cuộc sống của mình, bạn bè, hàng xóm mình. Bởi ông quan niệm: “Viết văn như cách đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé, quẩn quanh của quê hương” [15, 369]. Nghiên cứu về truyện ngắn Kim Lân, tác giả Vũ Dương Quỹ trong cuốn Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông đã nhận xét khá sắc sảo về nội dung, tư tưởng của truyện ngắn Kim Lân: “Những truyện ngắn Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám, bên những thân phận con người lam lũ vất vả, vẫn phập phồng trái tim yêu đời, những mong muốn tuy mơ hồ nhưng da diết, con người đối xử với nhau bao dung, nhân hậu hơn” [12]. Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân còn được đánh giá cao khi viết về mảng đề tài sinh hoạt văn hóa và phong tục làng quê. Nhà văn Vũ Bằng 3 khi đọc các truyện của Kim Lân đã khen và khuyên ông nên viết về thú chơi thôn quê. Ngoài ra, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhận định: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Rồi ông lại tiếp tục lý giải “sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy những tập quán ngộ nghĩnh, kì lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [9, 64]. Rõ ràng, nhà văn Kim Lân may mắn khi được sinh ra và lớn lên từ vùng quê Bắc Ninh, một vùng văn vật nổi tiếng của đất Kinh Bắc. Chính chất tài hoa, sự lịch lãm, nề nếp cổ xưa in đậm dấu ấn trong văn chương của ông. Đọc truyện ngắn Kim Lân, chúng ta dễ bị cuốn hút bởi chất đồng bằng Bắc Bộ kín đáo, dung dị. Vì thế, truyện ngắn Kim Lân đã góp phần cho những nhà xã hội học muốn nghiên cứu, tìm hiểu về mảnh đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa. Nhà văn Đỗ Chu, một trong những người bạn văn vong niên thân thiết của nhà văn Kim Lân cho rằng: “Hồi mới cầm bút, ông Kim Lân thích viết về những thú vui thả chim, chọi gà, hội vật, hội hát, những phong tục lâu đời ở quê nhà. Rồi theo năm tháng, mối quan tâm của nhà văn cứ mở rộng dần, xu hướng hiện thực ngày một sâu đậm, yêu thương tận gan ruột mà xót xa cũng tận gan ruột. Bằng một bút pháp kể truyện bậc thầy, những trang văn xuôi thô nháp không cần tô điểm ấy đã đưa ông đứng vào hàng những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học hiện đại nước nhà” [7, 285]. Tác giả Trần Ninh Hồ cũng đã nhận xét thật xúc động: “Tuy tầm vóc, vị trí của mỗi nhà văn một khác, nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời… mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy. Ta lại cảm thấy không một bước 4 ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỉ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn” [13, 106-107]. Đây có lẽ là lời nhận xét của một người hiểu và cảm nhận sâu sắc truyện ngắn Kim Lân để rồi thấy rõ vai trò, tác dụng của những tác phẩm ấy với hiện thực khách quan như thế nào? Trong cuốn Tác giả văn học Việt Nam (tập 2), với cái nhìn biện chứng sắc sảo GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét về đặc điểm, vị trí của truyện ngắn Kim Lân: “Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Kim Lân tập trung vào phương diện xã hội, chính trị, của đời sống nông thôn gắn liền với vận mệnh của đất nước. Về đề tài này Làng và Vợ Nhặt xứng đáng được xem là những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại” [8, 49]. Như vậy, Cách mạng tháng Tám đã đem đến cho Kim Lân cảm hứng mới, ý thức hơn về trách nhiệm nhà văn cũng như tầm nhìn, tầm nghĩ của chính bản thân trước cuộc sống. Truyện ngắn Làng của Kim Lân được viết và in năm 1948 trên Tạp chí văn nghệ số đầu tiên ở chiến khu Việt Bắc. Tác phẩm nhanh chóng được khẳng định và là một trong số không nhiều truyện ngắn thành công sớm nhất của Kim Lân cũng như văn học thời kì kháng chiến chống Pháp (1946- 1954). Cùng với Đôi mắt của Nam Cao, Thư nhà của Hồ Phương, Làng của Kim Lân đã khai thác và mở ra những triển vọng tốt đẹp cho văn học kháng chiến chống Pháp. Đây là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân miêu tả và ca ngợi sự đổi mới về nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám. Sau truyện ngắn Làng, Kim Lân tiếp tục nổi tiếng với Vợ nhặt. Tác phẩm được nhà văn viết với sự xúc động mãnh liệt từ nạn đói khủng khiếp của dân tộc năm 1945 – nạn đói đã cướp mất một phần mười dân số ít ỏi của Việt Nam lúc bấy giờ. Trong Tiếng nói tri âm viết năm 1994, tác giả Trần 5 Đồng Minh đã đánh giá, khẳng định vị trí của truyện ngắn Vợ nhặt bằng sự so sánh văn học: “Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói năm 1945) cho truyện Vợ nhặt không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim Lân khiến ta khiếp sợ, rụng rời” [10, 126]. Đặt trong mối liên hệ biện chứng và sự phát triển chung của văn học thời kì này, nhà văn Vũ Dương Quỹ đánh giá xác đáng: “Vợ nhặt dường như đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945” [12, 125]. Khẳng định về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, tác giả Hà Minh Đức viết trong Nhà văn nói về tác phẩm cho rằng: “Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc” [3, 31]. Cả đời văn Kim Lân chỉ chuyên tâm viết truyện ngắn. Truyện của ông thường tập trung miêu tả sinh hoạt làng quê và hình tượng người nông dân. Nhưng thế giới nghệ thuật của ông không vì vậy mà bị giảm sức sống, sức hấp dẫn. Dù bao lớp bụi phủ mờ thời gian, truyện ngắn Kim Lân đã và đang có vị trí xứng đáng trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Năm 2005, tác giả Đặng Thị Huy Lam trong luận văn Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân đã dành hai chương để khảo sát về nghệ thuật dựng truyện và xây dựng nhân vật; về ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn của Kim Lân. Năm 2006, Tác giả Nguyễn Quốc Thanh trong luận văn Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân đã đề cập đến cảm hứng chủ đạo, phương thức trần thuật và cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân. Cả hai tác giả đã cố gắng chỉ ra một số nét đặc trưng trong truyện 6 ngắn của nhà văn qua hệ thống hình tượng người nông dân, người dân nghèo và người phụ nữ. Nhìn lại những công trình, bài nghiên cứu đánh giá về sáng tác, con người và sự nghiệp Kim Lân, hầu hết các bài viết còn lẻ tẻ, mới chỉ dừng lại ở một số phương diện hoặc một khía cạnh nào đó mà chưa có công trình nào thật sự chuyên sâu vào các sáng tác của ông. Chính vì vậy, trên cơ sở học tập và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi chọn đề tài Nông thôn trong truyện ngắn của Kim Lân với mong muốn góp một tiếng nói vào sự khẳng định vị trí xứng đáng của Kim Lân nói riêng và truyện ngắn của ông đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu đề tài Nông thôn trong truyện ngắn của Kim Lân chúng tôi nhằm hướng tới những mục đích: + Thứ nhất: Tiếp cận, chứng minh, làm sáng tỏ những truyện ngắn viết về nông thôn của Kim Lân từ góc nhìn hiện thực, cuộc sống nông thôn và người nông dân Việt Nam. + Thứ hai: Khẳng định vị trí của Kim Lân và những đóng góp của ông đối với sự phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khóa luận hướng tới nhiệm vụ sau: + Từ tiểu sử, sự nghiệp văn học của Kim Lân để thấy được con đường đến với văn chương của nhà văn có gì độc đáo so với các nhà văn khác, và những đóng góp của Kim Lân về đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam. + Đi sâu tìm hiểu sự thể hiện đề tài nông thôn trong truyện ngắn Kim Lân ở hai phương diện: Hiện thực cuộc sống nông thôn và hình tượng người nông dân. 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nông thôn trong truyện ngắn của Kim Lân 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài: Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học (2011) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lịch sử Phương pháp thống kê Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa luận bao gồm hai chương: Chương 1: Truyện ngắn Kim Lân trong đời sống văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Chương 2: Sự thể hiện đề tài nông thôn trong truyện ngắn Kim Lân 8 Chƣơng 1: TRUYỆN NGẮN KIM LÂN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Kim Lân 1.1.1. Cuộc đời Kim Lân (1920 - 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, nay là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh ra trên mảnh đất Kinh Bắc, nghìn năm văn hiến. Đây là quê hương có bề dày lịch sử, văn hóa cổ truyền với những lễ hội nổi tiếng như: hội Đền Đô, hội Lim, hội Đồng Kị...và những thú chơi phong tục hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, hát quan họ... Nơi đây còn nổi tiếng với những câu hát quan họ ngọt ngào, mượt mà, đằm thắm. Thửa thơ ấu, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Kim Lân chỉ được học hết bậc tiểu học rồi đi làm, lăn xả vào cuộc sống mưu sinh để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhờ chịu khó quan sát và cũng hay ngẫm nghĩ, lại có nhiều cơ hội tiếp xúc, đi nhiều nơi nên Kim Lân đã có vốn hiểu biết khá phong phú về phong tục tập quán của vùng Kinh Bắc quê hương ông. Đầu những năm 40, Kim Lân được bạn đọc đón nhận với một số truyện được in trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Ở loạt truyện này, nhà văn miêu tả những cảnh đời cơ khổ và một số sinh hoạt phong phú ở thôn quê. Cùng với các nhà văn Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao... Kim Lân theo Cách mạng từ năm 1944 trong Hội văn hóa cứu quốc. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông trở thành phóng viên các báo của lực lượng vũ trang Cách mạng như: Xông Pha, Chi Lăng. Hòa bình lặp lại, ông làm công tác biên tập ở Nhà xuất bản Văn học, Báo Văn nghệ và giảng dạy tại trường viết văn Nguyễn Du. 9 Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Năm 2007, Kim Lân mất tại Hà Nội, thọ 87 tuổi. 1.1.2. Sự nghiệp văn học a. Trƣớc Cách mạng tháng Tám Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân là cây bút mới với một số truyện ngắn được đăng báo, tiêu biểu như: Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa… hầu hết các sáng tác mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kì đó. Đặc biệt Kim Lân được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (Đánh vật, Chọi gà, Thả chim…). Có thể kể đến các tác phẩm như: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn… kể lại một cách sinh động những thú vui kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời. Giữa cuộc đời nhọc nhằn, những trang văn của Kim Lân đã giúp người đọc hiểu rằng: Sau những lũy tre xanh xanh kia, từ bao đời nay người nông dân sống lam lũ thật, nhưng tháng ba ngày tám, những buổi sang xuân, họ vẫn tổ chức được những trò vui, mà qua đó đã thể hiện được sự thông minh, tài hoa, một tâm hồn tươi sáng lành mạnh. Kim Lân từng tâm sự rằng: “Những truyện tôi thích và cũng được nhiều người thích, đều là những cái tôi viết về chính mình, về làng xóm mình, người thân mình” [13, 81]. Do đó truyện ngắn Kim Lân mang tính hiện thực, giản dị. Mỗi truyện như một mảng đời nhà văn “xắn ra” (Chữ của Tô Hoài) từ mảnh đất sống của kiếp người thấm đẫm mồ hôi, nước mắt lời than thở và cả những nụ cười nhiều lúc hồn nhiên xúc động. Kim Lân là nhà văn của những 10 số phận thiệt thòi, những kiếp người cùng khổ của làng quê Việt Nam giữa thế kỉ XX. b. Sau Cách mạng tháng Tám Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông là câu bút chuyên viết về truyện ngắn và làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Có thể kể đến tác phẩm: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962). Từ sau năm 1960 Kim Lân dừng sáng tác văn học. Ở độ tuổi bốn mươi, với nghệ thuật viết truyện ngắn bậc thầy, cái sự gác bút của ông quả là lạ. Có người nói, văn tài của ông đã hết. Có người lại bảo, ông muốn né tránh, không muốn can dự vào chuyện văn, chuyện người, vốn dĩ nhiều lúc vàng thau lẫn lộn. Người từng trải và hiểu rõ khí phách Kim Lân thì đoán rằng ông đã sớm nhận ra điểm dừng của văn nghiệp mình. Đúng như M.Gorki đã từng nói: “Dấu hiệu của một tài năng còn ở chỗ anh ta đã biết dừng lại đúng chỗ”. Thay vào công việc viết văn, Kim Lân tham gia viết báo và bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ. Bên cạnh đó, ông còn tham gia đóng phim và kịch. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể kể đến: Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy; Lý Cựu trong phim Chị Dậu; Lão Pẩu trong phim Con Vá; Cải Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can; cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm. Tuy số lượng tác phẩm không nhiều nhưng Kim Lân là nhà văn có vị trí vững chắc trên văn đàn, trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. 1.2. Đóng góp của Kim Lân về đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại Trong văn xuôi Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, vấn đề phản ánh hiện thực đã trở thành nguồn mạch quen thuộc của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Trên mảnh đất ấy, đề tài người nông dân cơ cực, làng quê tù 11 đọng được khai thác triệt để với các nhà văn tên tuổi: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… Song trên mảnh đất xưa cũ ấy, Kim Lân đã dựng dậy những ngôi lầu nghệ thuật đặc sắc tồn tại thách thức với thời gian, đứng vững trong lòng bạn đọc. Những truyện như: Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Nỗi này ai có biết… được nhà văn lấy chất liệu sống từ chính bản thân, gia đình và quê hương. Việc khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với những tính cách, số phận điển hình trong những hoàn cảnh điển hình chính là yếu tố quan trọng giúp Kim Lân dựng lên những truyện ngắn đặc sắc. Đối với nhà văn Kim Lân, Cách mạng không chỉ mang lại sự thay đổi cuộc sống của bản thân và gia đình, mà còn giúp đổi thay sự nghiệp cầm bút của ông. Từ đó, cách viết của nhà văn bắt đầu đổi khác, như lời ông nói: “Trình độ một anh nhà quê viết theo bản năng, cảm tính mới dần dần thấy được công việc thực sự của người viết văn chuyên nghiệp” [18]. Những truyện Vợ nhặt, Ông lão hàng xóm, Con chó xấu xí… đều được Kim Lân sáng tạo dựa trên cái nền của sự thật. Phải chăng chính sự độc đáo trong sáng tạo của nhà văn đã kết tinh lên những thành tựu văn học đó. Có thể nói suốt cả một đời văn Kim Lân chuyên viết truyện ngắn về làng quê Việt Nam – mảng đề tài ông yêu thích và trăn trở. Sau này vẫn viết về nông thôn, ông đề cập đến sự đổi mới mặt tình cảm của người nông dân trong Cách mạng và kháng chiến, sự đổi đời của họ trong cải cách ruộng đất, những hoạt động phục vụ Cách mạng. Công việc đó của Kim Lân tuy thầm lặng, bình thường, nhưng thật đáng quý trọng. Nếu nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám đến các tác phẩm giai đoạn sau, người đọc dễ dàng nhận ra nét riêng của ông là một ngòi bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn, luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm tâm trạng của từng con người, từng số phận riêng để từ đó góp thêm tiếng nói mới mẻ 12 về đề tài người nông dân trong nền văn học hiện đại. Chính tấm lòng nhân đạo, cảm thông sâu sắc đã giúp Kim Lân thành công ở đề tài này: “Tấm lòng của nhà văn đã giúp ông không bước lạc sang bên kia cái sợi tóc mỏng manh nó phân chia chân thực và giả tạo, bóp méo; yêu thương và khinh bạc, mỉa mai” [14, 21]. Đúng như nhà thơ Trần Ninh Hồ khẳng định: “Tất cả, tất cả dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy” [5]. Đối với truyện ngắn, ngòi bút của Kim Lân đã đạt tới đỉnh điểm chỉ riêng ông mới có. Về góc độ này nhà văn Nguyễn Khải viết: “Về văn xuôi là cái nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là các ông Nguyễn Tuân, Nam Cao, và Kim Lân. Sau này viết lách được cái gì thường cũng lấy vào văn của ba ông ấy làm chuẩn” [11]. Theo cách nói của Nguyễn Khải, nhà văn Kim Lân được xếp vào hàng những nhà văn xuất sắc của thế kỉ XX. Như vậy, viết về đề tài nông thôn, Kim Lân không phải là người đầu tiên, nhưng chính ông là người đã tạo ra cho nền văn học hiện đại Việt Nam một cái nhìn mới mẻ, độc đáo về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Mọi vấn đề của cuộc sống nông thôn đều được ông phản ánh và khái quát trong hầu hết các tác phẩm của mình. Qua đó, Kim Lân đã đưa độc giả đến gần hơn với đời sống nông thôn của người nông dân Việt Nam trong thế kỉ XX. 13 Chƣơng 2: SỰ THỂ HIỆN ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KIM LÂN 2.1. Hiện thực cuộc sống nông thôn Xã hội Việt Nam những năm 1940 - 1945 với bao biến động sâu sắc. Giai đoạn này, Nhật nhảy vào Đông Dương cấu kết với Pháp, đàn áp phong trào cách mạng, bóc lột nông dân, khiến mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, quyết liệt. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội với nhiều biến động ấy đã tác động lớn vào các khuynh hướng văn học, trong đó có văn học hiện thực. Thời kì này, các nhà văn hiện thực không thể phản ánh xã hội một cách trực diện mà phải lựa chọn cách đi riêng. Bên cạnh những cây bút gạo cội như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, trên văn đàn đã xuất hiện một đội ngũ nhà văn trẻ như Nam Cao, Nguyên Hồng, Bùi Hiển,Tô Hoài và Kim Lân... Tuy nhiên, mỗi nhà văn, ở mỗi hoàn cảnh chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin ở mức độ khác nhau nên có cách nhìn, cách cảm khác nhau. Do đó, khi viết về hiện thực họ đều có những cách tiếp cận riêng, đem lại sự phong phú đa dạng, nhiều màu sắc mới cho văn học giai đoạn này. Với nhà văn Kim Lân, lựa chọn và viết về nông thôn Việt Nam là một sự thử thách. Thành công lớn nhất của ông ở chỗ Kim Lân không dẫm đạp lên lối mòn mà các nhà văn khác đã khai thác. Ở đây, Kim Lân chủ yếu tiếp cận làng quê từ bình diện phong tục, sinh hoạt văn hóa và những câu chuyện bình dị hàng ngày. Nhà văn đã có những trang viết mô tả rất chân thực, tinh tế và sống động những thuần phong mĩ tục của người làng quê sau lũy tre làng. Ông đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho những truyện ngắn của mình từ chính những khám phá các giá trị văn hóa cổ truyền của vùng đất Kinh Bắc, nơi chôn rau cắt rốn của chính nhà văn. 14 2.1.1. Hiện thực văn hóa, phong tục Bất kì một nhà văn nào khi viết về làng quê ít nhiều đều đề cập, miêu tả đến những yếu tố phong tục, sinh hoạt văn hóa làng xã. Bởi vì phong tục tập quán là những thứ quen thuộc, bình dị, là đời sống tinh thần tồn tại và chi phối cuộc sống của người dân quê trong suốt quá trình lịch sử. Trong văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, người đọc thú vị khi tìm thấy những nét văn hóa riêng biệt, những phong tục tập quán mang đậm sắc màu địa phương trong các tác phẩm. Đó là thành phố Hải Phòng náo nhiệt trong tác phẩm của Nguyên Hồng; một vùng ven đô Hà Nội xưa cũ của nhà văn Tô Hoài, và một Bùi Hiển với tập tục cổ hủ của người dân chài xứ Nghệ. Kim Lân cũng góp vào đó mảng màu bức tranh phong tục dân tộc bằng những nét văn hóa đặc trưng đậm màu sắc dân gian từ chính cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của xứ sở Kim Bắc quê hương ông. Truyện ngắn Kim Lân đã đem đến cho người đọc những thú vị bất ngờ và độc đáo. Tiếp cận làng quê từ hướng phong tục, ông đã miêu tả những câu truyện hàng ngày, những sinh hoạt văn hóa bình dị và cả những thói tục vốn có của làng quê nghìn đời. Tất cả đều trở thành đối tượng phản ánh và khám phá trong truyện ngắn của ông. Có thể nói, trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đã khẳng định mình trên văn đàn bằng những truyện ngắn viết về phong tục, sinh hoạt văn hóa làng quê. Chính sự tiếp cận này đã thể hiện ý thức nghệ thuật sâu sắc của nhà văn. Ý thức về giá trị văn hóa cổ truyền, ý thức ngợi ca và tôn vinh sức sống, sức mạnh của văn hóa dân tộc Việt Nam. Người Việt không ai không biết sự tích cây nêu ngày tết. Song tập tục đuổi tà trừ ma gắn với cây nêu mang màu sắc dân gian chỉ có thể được thưởng lãm qua trang viết của Kim Lân. Trong truyện ngắn Đuổi tà, ngay tựa đề cũng đã gợi lên sự tò mò về một tập tục kì lạ, ngộ nghĩnh nhưng lại quen thuộc của người dân đồng bào Bắc Bộ. Bằng sự quan sát sắc sảo, cái nhìn hóm hỉnh và 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan