Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn nhân vật trong lĩnh nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học...

Tài liệu Luận văn nhân vật trong lĩnh nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học

.PDF
87
110
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHÓ THỊ THU THẢO NHÂN VẬT TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LỤC TỪ GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ THỊ THANH NGA THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Nhân vật trong Lĩnh Nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học”, dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Thị Thanh Nga là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực chưa được công bố trong bất kì công trình nào trước đó. Nếu vi phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 05 tháng 09 năm 2018 Tác giả luận văn Phó Thị Thu Thảo i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Thị Thanh Nga – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành luận văn Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em hoàn thành khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Phó Thị Thu Thảo ii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan ..................................................................................................................i Lời cảm ơn..................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................5 6. Đóng góp của luận văn ...........................................................................................6 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................7 1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm tự sự, tự sự học ...............................................................................7 1.1.2. Khái niệm nhân vật văn học và phân loại các kiểu nhân vật. ........................11 1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................17 1.2.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị từ thế kỉ X – XIV ....................................17 1.2.2. Tình hình văn hóa, xã hội, tư tưởng. .............................................................. 19 1.2.3. Vài nét về tác giả và nguồn gốc của tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục ...............22 Tiểu kết chương 1 .....................................................................................................27 Chương 2. MÔTÍP, ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỰ KIỆN VỀ NHÂN VẬT ................................................................................................................28 2.1. Khái quát chung về hệ thống nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục ............................................................................................................................. 28 2.2. Xây dựng môtíp .................................................................................................30 2.2.1. Môtíp thụ thai và sinh nở thần kì ...................................................................31 2.2.2. Mô típ báo mộng ............................................................................................ 33 iii 2.2.3. Môtíp trừng phạt, người xấu có giọng hát ngọt ngào .....................................34 2.3. Đặc điểm nhân vật ............................................................................................. 35 2.3.1. Xuất thân, ngoại hình .....................................................................................35 2.3.2. Phẩm chất, hành vi ........................................................................................41 2.4. Tổ chức hệ thống sự kiện ..................................................................................48 2.4.1. Tạo lập, sâu chuỗi sự kiện ..............................................................................48 2.4.2. Tập trung tô đậm, nhấn mạnh sự kiện tiêu biểu .............................................52 Tiểu kết chương 2 .....................................................................................................56 Chương 3. ĐIỂM NHÌN, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT VỀ NHÂN VẬT .......................................................................................... 57 3.1. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật ........................................................................57 3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật ..................................................................64 3.2.1. Không gian nghệ thuật ...................................................................................64 3.3.2. Thời gian nghệ thuật .......................................................................................67 3.3. Ngôn ngữ trần thuật ........................................................................................... 70 Tiểu kết chương 3 .....................................................................................................75 KẾT LUẬN .................................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................78 PHỤ LỤC iv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam trải qua chặng đường với bao thăng trầm, biến cố cùng lịch sử dân tộc. Trong chặng đường phát triển ấy, văn học trung đại Việt Nam đóng góp một vị trí quan trọng. Thời kì văn học trung đại, mặc dù chịu ảnh hưởng về phương pháp sáng tác, vay mượn một số thể loại của văn học Trung Quốc như Chiếu, Biểu, Hịch, Cáo, thơ Đường,… cùng sự ảnh hưởng của tam giáo Nho, Đạo, Phật, song mỗi giai đoạn, văn học trung đại đều có những tác phẩm thể hiện được tâm hồn thời đại, phản ánh được lịch sử của giai đoạn đó. Giai đoạn từ thế kỉ X – XIV, là thời kì xây dựng và bảo vệ đất nước Đại Việt non trẻ. Văn học thời kì này vẫn nằm trong văn học chức năng, đời sống văn học khá sôi nổi với các thể loại như thơ thiền, văn xuôi tự sự (truyện ngắn),… 1.2. Khi xét đến giá trị của văn học, phải kể đến sự hình thành và phát triển của văn xuôi tự sự. Văn xuôi tự sự giai đoạn từ thế kỉ X - XIV, được coi là giai đoạn nền móng của loại hình tự sự, xuất hiện loại truyện thần linh, kì quái, anh tú,… với một số tác phẩm tiêu biểu như Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên, tác phẩm được coi là tập thần phả, cuốn hút mạnh mẽ nhiều thế hệ độc giả, tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp, ghi chép lại những truyện quái dị ở cõi Lĩnh Nam,… Đặc biệt, các nhân vật trong tác phẩm được xây dựng chủ yếu là nhân vật chức năng, phản ánh đời sống tâm linh, tín ngưỡng, sự tự hào về vùng đất địa linh, nhân kiệt. Nghiên cứu những tác phẩm văn học giai đoạn này, không chỉ giúp ta thấy được đời sống tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, phong tục tập quán và một số nét đẹp trong truyền thống văn hóa của ngưới Việt (làm bánh Chưng ngày tết cúng tổ tiên, tục xăm mình, ý nghĩa của hình ảnh trầu cau, nguồn gốc của tổ tiên,..) mà còn thấy được sự kế thừa những môtíp nghệ thuật của văn học dân gian, trên cơ sở đó sáng tạo ra cái mới, chuẩn bị cho sự phát triển của văn học giai đoạn sau. Tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục của tác giả Trần Thế Pháp, ra đời vào khoảng thể kí XIV là tập truyện ngắn tiêu biểu của loại hình văn xuôi tự sự Việt nam thời trung đại. Có nhiều cách khai thác khác nhau về tác phẩm, trong đó nghiên cứu hệ thống nhân vật dưới góc nhìn tự sự sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm tự sự của loại truyện ngắn giai đoạn này cũng như tư tưởng của thời đại. 1 1.3. Nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Nhân vật phản ánh chủ đề, tư tưởng của tác giả. Nhân vật trong văn học trung đại giai đoạn từ thế kỉ X- XIV, đa số vẫn là nhân vật chức năng. Hiện có rất ít công trình nghiên cứu về nhân vật giai đoạn này để tìm ra đặc điểm, chức năng mà nhân vật đảm nhiệm, giá trị của nhân vật trong việc góp phần thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân dân, tư tưởng của tác giả và thời đại. Có nhiều hướng để nghiên cứu về nhân vật văn học, tuy nhiên chúng tôi chọn hướng nghiên cứu nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục dưới góc nhìn tự sự học để tìm hiểu đặc điểm của hệ thống nhân vật trong tác phẩm, góp phần làm rõ đặc trưng khá riêng biệt của văn xuôi tự sự giai đoạn này nói chung và tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục nói riêng. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nhân vật trong Lĩnh Nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Có thể nói, tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục là tác phẩm tiêu biểu cho văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại trong giai đoạn từ thế kỉ X- XIV. Lĩnh Nam chích quái lục ra đời trong hoàn cảnh đất nước thái bình, đời sống nhân dân khá ổn định, ấm no. Những truyện ngắn trong tác phẩm chủ yếu ghi chép lại và phản ánh những tấm gương anh hùng, hào kiệt, thể hiện sự sùng bái thần linh, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân qua nhân vật được kể. Nhân vật trong Lĩnh Nam chích quái lục rất đa dạng, đó có thể là người thường, là vua, là thần linh, yêu quái,… Nhân vật được lí tưởng hóa, được tô thêm nét ly kỳ, phát huy tối đa được chức năng mà nhân vật đó đảm nhiệm. Nhân vật trong tác phẩm đa số vẫn được xây dựng theo hình thức hồ sơ cá nhân, hành trạng của nhân vật được miêu tả và kể lại khá cụ thể. Về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, Vũ Quỳnh đã từng khẳng định: “việc tuy quái mà không dối trá, văn tuy dị mà không yêu hoang, nghĩa là tác phẩm vẫn đảm bảo giá trị lịch sử chân xác” [21, tr. 41]. Chính vì thế mà tác phẩm đã được giới nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Trong phạm vi của đề tài chính tôi điểm một số công trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong cuốn Văn học Việt Nam (thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII), tác giả Đinh Gia Khánh có viết: “Lĩnh Nam chích quái là một bước quá độ từ chỗ ghi chép thần tích, sự tích như Việt điện u linh sang chỗ phóng tác như Thánh tông di thảo, Truyền 2 kì mạn lục. Trên bước tiến ấy, Lĩnh Nam chích quái đã có đóng góp cho văn học những hình tượng nhân vật đẹp, những hình thức diễn đạt hay” [13, tr. 342]. Nhân vật là yếu tố đặc sắc trong tác phẩm, hình tượng nhân vật phản ánh tư tưởng tác giả và của thời đại. Trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (1999), tập 1, nhà xuất bản giáo dục, tác giả Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển chọn những tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam, trong đó có tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục. Tác giả đã khái quát những đặc điểm cơ bản về chủ đề, nội dung, nghệ thuật, nhân vật của tác phẩm trong hệ thống văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam. Theo tác giả “về nội dung, tự sự thế kỉ X XIV chủ yếu tập trung vào việc khẳng định nước Việt là một quốc gia độc lập trên các bình diện: có lịch sử lâu đời, có chủ quyền và có tương lai trường tồn. Đất Việt đâu đâu cũng có anh tài. Nhân kiệt, địa linh, hạo khí núi sông là những yếu tố đảm bảo cho tương lai dân tộc, là điểm tựa tinh thần cho dân tộc vượt qua những cơn hiểm nghèo. Một đất nước như vậy, không một thế lực nào có thể xâm phạm được. Về nghệ thuật, các môtíp “thụ thai thần kì”, “ra đời thần kì”, “xuống thủy phủ”, “lên trời”, “diệt yêu quái, “người xấu có giọng hát hay”,… là cơ sở cho loại hình truyện ở các giai đoạn tiếp theo, nhất là loại “truyền kì” [19, tr. 22-23]. Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trên đều được thể hiện trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp. Tác giả nhận định, đây là loại hình văn học: “Mặc dù chưa thoát khỏi văn học dân gian và văn học chức năng nhưng truyện ngắn thế kỉ X - XIV giữ vị trí cực kì quan trọng bởi chúng làm nhiệm vụ đặt nền móng về nội dung cũng như phương thức tư duy nghệ thuật cho văn xuôi tự sự trung đại nói riêng và cho truyện văn xuôi cận - hiện đại nói chung. Thế kỉ X - XIV mở đầu cho hai dòng tự sự viết về nhân vật lịch sử và viết về những truyện quái, dị, u linh,… Hai dòng tự sự này đã theo suốt hành trình văn xuôi Việt Nam” [21, tr. 31-32]. Còn tác giả Trần Đình Sử trong cuốn Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, tái bản (2011), nhà xuất bản giáo dục, đã đưa ra những nhận xét, đánh giá khái quát về thi pháp của văn học trung đại nói chung và có nhắc đến một số vấn đề về thi pháp của tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục. Theo tác giả Trần Đình Sử thì: “Cách trần thuật của Lĩnh Nam chích quái vẫn giữ lối thực lục, lập hồ sơ nhân vật, dẫn sách, 3 trùng bổ. Nhưng do thực lục mà nhiều chỗ giữ được lối kể cổ kính, mộc mạc, truyền được cách tư duy độc đáo của người xưa” [39, tr. 344 -345]. Năm 2002, trong luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, tác giả Ngô Thị Thanh Nga đã nghiên cứu: “Quá trình phát triển truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại qua một số tác phẩm tiêu biểu”. Trong số tác phẩm được nghiên cứu, tác giả có khái quát về thành tựu xây dựng nhân vật qua các giai đoạn phát triển của truyện truyền kì từ thế kỉ X – XVIII, trong đó có tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục. Từ đó, tác giả đã chỉ ra một số cách thức xây dựng nhân vật trong văn học giai đoạn từ thế kỉ X – XIV nói chung. Bên cạnh đó còn một số luận án nghiên cứu khác như luận án Tiến sĩ Hán Nôm “Nghiên cứu, so sánh Sưu Thần Ký (Trung Quốc) với một số truyện chí quái Việt Nam từ đặc trưng thể loại và ngôn ngữ Hán văn” của tác giả Vũ Thị Hương (2016). Trong luận án này, tác giả Vũ Thị Hương chỉ ra sự tiếp thu cũng như sự sáng tạo của thể loại truyện chí quái Việt Nam, trong đó có tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, trên cơ sở tiếp thu tinh hoa từ thể loại chí quái của văn học Trung Quốc. Luận án của tác giả Nguyễn Thị Giang nghiên cứu: “Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV” (2014). Trong luận án, tác giả Nguyễn Thị Giang đã trình bày chi tiết về hệ thống nhân vật đặc trưng trong văn học trung đại giai đoạn từ thế kỉ X- XV nói chung, bao gồm nhân vật nhà sư, nhân vật liệt nữ, nhân vật hoàng đế. Tác giả tìm hiểu thi pháp xây dựng hình tượng các nhân vật đó qua việc phân tích các yếu tố về ngoại hình, ngôn ngữ, chân dung tự họa, tư tưởng… nhằm ngợi ca sự anh linh, tài giỏi, phẩm chất của nhân vật, nhấn mạnh sự ảnh hưởng của Nho giáo, Phật thể hiện qua hình tượng nhà sư, hoàng đế,... Luận án này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài luận văn. Như vậy, nhìn chung tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục nói chung và nhân vật trong tác phẩm nói riêng cũng đã được giới nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả chủ yếu khái quát, nghiên cứu tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục đặt trong cả hệ thống văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, nhất là giai đoạn từ thế kỉ X – XIV, mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu riêng hệ thống nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục và đặt hệ thống nhân vật đó dưới góc nhìn của tự sự học để phân tích. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Nhân vật trong Lĩnh Nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học” để nghiên cứu. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học góp phần làm rõ đặc trưng khá riêng biệt về cách tự sự của văn xuôi tự sự giai đoạn này nói chung và của tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lí luận về tự sự học, vấn đề chung về tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục. - Khảo sát hệ thống nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục. - Phân tích nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học ở các phương diện: môtíp, đặc điểm nhân vật, tổ chức hệ thống sự kiện, điểm nhìn trần thuật, không gian, thời gian và ngôn ngữ trần thuật 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục từ góc nhìn của tự sự học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp - Ngoài ra, trong chừng mực có thể, chúng tôi còn tìm hiểu thêm một số tác phẩm truyện ngắn trung đại khác cùng giai đoạn như: Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên, Thiền uyển tập anh ngữ lục (khuyết danh),… để hiểu rõ hơn về đặc điểm của văn xuôi tự sự giai đoạn này. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại các kiểu nhân vật trong tác phẩm nhằm khảo sát, dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu đặc điểm của từng loại nhân vật - Phương pháp phân tích: phân tích đặc điểm của nhân vật từ góc nhìn tự sự học như: môtíp, đặc điểm, tổ chức hệ thống sự kiện, điểm nhìn trần thuật, không gian, thời gian, ngôn ngữ trần thuật,… - Phương pháp liên ngành: quá trình phát triển của văn học luôn song hành với quá trình phát triển của lịch sử, văn hóa. Vì vậy, khi nghiên cứu nhân vật trong tác 5 phẩm, chủ yếu là nhân vật chức năng, chúng tôi cần huy động kiến thức của các ngành khác như lịch sử, cơ sở văn hóa,… - Phương pháp so sánh: so sánh nhân vật trong tác phẩm với các nhân vật trong các tác phẩm khác. - Phương pháp khái quát, tổng hợp: trên cơ sở thống kê, so sánh, phân loại, phân tích,… chúng tôi sẽ khát quát, kết luận vấn đề. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục đặt dưới góc nhìn tự sự học, góp phần làm rõ đặc điểm của tác phẩm tự sự thời trung đại giai đoạn từ thế kỉ X - XIV. Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn này sẽ là nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục nói riêng, về văn xuôi tự sự nói chung. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, Nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Môtíp, đặc điểm nhân vật và tổ chức hệ thống sự kiện Chương 3: Điểm nhìn, không gian, thời gian và ngôn ngữ trần thuật. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm tự sự, tự sự học Tiến trình phát triển của văn học Việt Nam được thể hiện qua sự thành công của các tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau ở từng giai đoạn. Văn học Việt Nam bao gồm một số loại hình như tự sự, trữ tình, kịch,… Loại hình tự sự là một loại hình phổ biến và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn học nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Bàn về khái niệm tự sự, tự sự học, có rất nhiều ý kiến nhận xét khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ trình bày khái niệm phổ biến nhất. Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. “Tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó” [18, tr. 375]. Tự sự là một phương thức quan trọng trong văn học, là phương thức miêu tả của văn học. Đặc điểm nổi bật nhất của tự sự là kể về một câu chuyện, một câu chuyện từ phía người khác. Trong tác phẩm tự sự, nhà văn đứng bên ngoài để trần thuật lại, kể lại. Mọi tâm tư, tình cảm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện,… đều được nhà văn tái hiện lại như một đối tượng khách quan được đưa ra để mổ xẻ và phân tích. Vì vậy, tác phẩm tự sự thường có cái nhìn khách quan về sự kiện, nhân vật được kể. Tự sự là phương thức miêu tả không thể thiếu của tác phẩm tự sự. Mục đích của phương thức tự sự là biểu hiện con người, thể hiện qui luật của đời sống, bày tỏ thái độ. Một số yếu tố của phương thức tự sự thể hiện trong tác phẩm tự sự như nhân vật, sự kiện, chủ đề, lời văn tự sự, thứ tự kể, ngôi kể, người kể,… Thứ nhất, nhân vật trong văn tự sự là người thực hiện các sự việc, tham gia vào các sự kiện, sự việc được kể. Nhân vật có lai lịch, tên tuổi, tính nết, ngoại hình, thể hiện được tư tưởng của tác phẩm và tác giả. 7 Thứ hai, sự kiện là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự. Trong tác phẩm tự sự, sự kiện, sự việc xảy ra được sắp xếp theo trình tự, diễn biến, thể hiện được ý đồ của nhà văn. Thứ ba, mỗi tác phẩm tự sự có một hoặc nhiều chủ đề, trong đó có một chủ đề chính, mỗi tác phẩm tự sự có một ý nghĩa nhất định toát lên từ những sự việc, cốt truyện. Thứ tư, về lời văn tự sự, chủ yếu kể người, kể việc, kể về tên họ, lai lịch, tính cách, tài năng, phẩm chất của nhân vật. Kể việc thì sẽ kể về hành động, việc làm, ý nghĩa của các hành động đó mang lại. Thứ năm, trong tác phẩm tự sự, thứ tự kể chuyện cũng là một đặc điểm đáng chú ý. Khi kể chuyện, người kể có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước, kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau. Nhưng có khi để muốn gây bất ngờ, thể hiện một dụng ý nghệ thuật nào đó của nhà văn, người ta có thể kể sự việc, kết quả đang diễn ra ở hiện tại trước, sau đó mới kể lại các sự việc xảy ra trong quá khứ. Thứ sáu, về ngôi kể và người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. Trong văn tự sự, ngôi kể có thể là ngôi thứ nhất, trực tiếp thể hiện, bộc lộ tâm tư tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. Bên cạnh đó, để thể hiện sự khách quan, người kể có thể kể theo ngôi thứ ba, người kể giấu mình nhưng lại có mặt khắp nơi trong văn bản. Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, các câu chuyện đều được kể lại theo ngôi thứ ba. Người kể có vai trò quan trọng, dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, giới thiệu nhân vật, tình huống, đưa ra nhận xét, đánh giá, thái độ với nhân vật và câu chuyện được kể. Ngôi kể nào cũng có ưu điểm và hạn chế, cần lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện, thể hiện được ý đồ của nhà văn. Ngày nay, tự sự không chỉ đơn giản là kể chuyện mà nó là một phương thức để giải thích, lí giải quá khứ và có nguyên lí riêng. Một số tác giả cũng đưa ra ý kiến nhận xét về tự sự, điển hình như “đã có bản thân lịch sử loài người, thì đã có tự sự” (Roland Barthes). “Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng ta có được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố” (J.H.Miller)” [36, tr. 12]. Tự sự là phương thức, là chìa khóa giúp con người hiểu biết sự vật. Tự sự là một phạm vi rộng lớn trong hoạt động giao tiếp của con người nói chung cũng như trong 8 các thể loại văn học nói riêng. Hàng ngày, con người vẫn kể chuyện hay nghe những câu chuyện diễn ra xung quanh mình hoặc xảy ra ở đâu đó một cách chi tiết hoặc khái lược. Mỗi nhà văn, nhà báo,… hàng ngày vẫn viết, vẫn kể những câu chuyện khác nhau dưới nhiều hình thức. Tự sự có ở khắp nơi không chỉ riêng trong văn học. Mọi câu chuyện, nhân vật, sẽ được tái hiện sinh động, khách quan qua lăng kính của tự sự. Tự sự trở thành một phương thức biểu nghĩa kí hiệu học rộng lớn sử dụng trong cuộc sống và văn học. Đồng thời, khái niệm tự sự cũng là khái niệm phổ biến, quan trọng được dùng nhiều trong chương trình dạy học môn Ngữ Văn, gắn với các văn bản tự sự được dạy trong chương trình. Tương tự, khái niệm tự sự học, cũng đã có nhiều tác giả đưa ra những quan điểm khác nhau. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), khái niệm tự sự học được hiểu: “Tự sự học (narratologie) là một phân nhánh chủ yếu của thi pháp học hiện đại, nghiên cứu cấu trúc của văn bản trần thuật và các vấn đề hữu qua,… [9, tr. 386]. Tự sự học nghiên cứu cả hệ thống sự kiện và tổ chức sự kiện, bao hàm cả việc nghiên cứu các cấu trúc tự sự cụ thể hoặc lịch sử tự sự của một nền văn học hay giai đoạn văn học nào đó” [9, tr. 388]. Trong cuốn Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử do tác giả Trần Đình Sử chủ biên có nêu khái niệm “tự sự học là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng, phần nào đó tương ứng với “thi học” nghĩa hẹp, là lĩnh vực lấy nghệ thuật thi ca làm đối tượng nghiên cứu. Tự sự học bao gồm cả hệ thống sự kiện, cách tổ chức các sự kiện đó, các môtíp truyện, sự phân loại chúng, lịch sử vận động của tự sự,… những vấn đề rộng lớn hơn trần thuật rất nhiều” [36, tr. 7-8]. Cũng theo tác giả Trần Đình Sử, trong cuốn Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử thì thì tự sự học đã có từ xưa. Tự sự học hiện đại manh nha, hình thành cho đến nay có thể chia làm ba thời kì là tự sự học chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa. Trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự. Bakhtin đã nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỉ trước về mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, ngôn từ nghệ thuật và tính đối thoại của nó. Bakhtin là một trong số những người mở đường cho tự sự học 9 hiện đại phát triển. Lí thuyết của tự sự học hiện đại cho ta thấy sự phức tạp của cấu trúc tự sự. Lí thuyết của tự sự học quan tâm đến việc kể về cái gì, kể như thế nào, từ đó làm nổi bật vai trò của chủ thể trong trần thuật. Chỉ ra được ý thức chủ thể của tự sự cũng là một trong những hiện tượng phức tạp, nhiều tầng, bao gồm tác giả hàm ẩn, người trần thuật có thể nhiều vai, nhân vật có thể nhiều người. Cấu trúc tự sự có nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, có tính đối thoại. Lí thuyết tự sự học hiện đại làm cho người trần thuật vô hình được can dự vào tiến trình tự sự từ hình thức đến bình luận. Lí thuyết tự sự đã chỉ ra kết cấu tầng bậc trần thuật, tự sự càng phát triển thì kéo theo đó là sự phát triển của siêu tự sự, xuất hiện các kiểu người trần thuật khác nhau. Lí thuyết tự sự còn cho thấy sự biến dạng của thời gian, nó giúp quan sát cụ thể cơ chế nghệ thuật của tự sự. Nêu ra vấn đề góc nhìn với điểm nhìn, tiêu cự trần thuật với mô hình trần thuật. Tự sự học hiện đại cũng nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ tự sự và các hình thức của nó. Nghiên cứu cấu trúc của tình tiết, các kiểu tổ hợp của tình tiết, loại hình hóa cốt truyện. Tự sự học giúp hiểu rõ mọi hình thức tự sự, nghệ thuật và phi nghệ thuật nên việc nghiên cứu tự sự học có ý nghĩa rất lớn. Nó mở ra khả năng nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền văn học bởi mỗi nền văn học đều có một hệ thống thể loại tự sự, tiếp nối nhau trong lịch sử. Nhưng ranh giới giữa các thể loại và tiến trình phát triển của chúng ra sao từ trước đến nay chỉ có thể cảm nhận cảm tính. Lí thuyết tự sự cung cấp những khái niệm về cấu trúc văn bản tự sự, giúp chúng ta nhận ra các đặc điểm trên dựa vào cơ sở khoa học đó. Lí thuyết tự sự không chỉ là kĩ thuật trần thuật của các thể loại của nhà văn mà còn cho thấy cả truyền thống văn hóa ở đằng sau nó, giúp ta nhìn lại được những ưu, nhược điểm của truyền thống văn hóa, văn học, các vấn đề của văn học sử dân tộc một cách sâu sắc nhất. Như vậy, tự sự học là một bộ môn nghiên cứu liên ngành bao gồm cả phần lí thuyết cấu trúc văn bản tự sự, cấu trúc sự kiện vừa bao gồm cả phần nghiên cứu các hình thức và truyền thống tự sự trong các nền văn học dân tộc và so sánh chúng với nhau. Tự sự học là bộ môn khoa học giúp chúng ta có cơ sở, nền tảng để nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của văn bản tự sự. Chúng tôi sử dụng cách hiểu này của tự sự, tự sự học, để làm cơ sở triển khai đề tài luận văn của mình, ở những vấn đề cụ thể như: 10 môtíp, đặc điểm nhân vật, tổ chức hệ thống sự kiện, không gian, thời gian, ngôn ngữ trần thuật,… 1.1.2. Khái niệm nhân vật văn học và phân loại các kiểu nhân vật. 1.1.1.1. Nhân vật văn học Nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong bất kì loại hình văn học nghệ thuật nào. Nhân vật là chủ thể, thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm, là người diễn giải, thực hiện ý tưởng của nhà văn. Khái niệm nhân vật văn học đã rất quen thuộc, không chỉ trong văn học nghệ thuật, khái niệm nhân vật cũng thường xuyên được nhắc đến trong cuộc sống và những câu chuyện thường ngày của mọi người. Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), thì “nhân vật văn học chính là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, Chị Dậu,…), cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, người đàn bà hàng chài,… Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ không chỉ con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm (nhân dân, đồng tiền,…). Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [9, tr. 235]. Có thể nói, nhân vật văn học có chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con người. Tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Tính cách là kết tinh của môi trường nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống. Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn,… Nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện, nó là một chỉnh thể vận động, tính cách của nhân vật được bộc lộ dần qua không gian, thời gian, mang tính chất quá trình. Nhân vật văn học thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người, nhân vật văn học gắn bó chặt chẽ với chủ đề của tác phẩm. 1.1.1.2. Phân loại nhân vật Việc phân loại nhân vật văn học dựa vào nhiều góc độ và nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia nhân vật văn học thành một số kiểu loại. 11 Thứ nhất, dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, có thể chia nhân vật văn học thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính “là nhân vật then chốt của câu chuyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm” [9, tr. 226). Tùy từng thể loại văn học mà số lượng nhân vật chính nhiều, ít khác nhau. Trong truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân vật chính là Sọ Dừa, mọi sự việc, diễn biến câu chuyện đều xoay quanh nhân vật này. Qua nhân vật Sọ Dừa, nhân dân gửi gắm niềm tin của mình vào công lí, tin vào chân lí thiện, ác, ước mơ về một xã hội lí tưởng, công bằng. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật chính là Thánh Gióng, nhân vật này là anh hùng lịch sử của dân tộc. Nhân dân đã lí tưởng hóa hình ảnh nhân vật Thánh Gióng, để ngợi ca và thể hiện lòng biết ơn với những vị anh hùng của dân tộc. Trong Truyện Họ Hồng Bàng, trích trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ, là cha Rồng, mẹ Tiên, là tổ tiên, cội nguồn của dân tộc Đại Việt. Câu chuyện là lời lí giải về nguồn gốc của dân tộc. Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nhân vật chính là Thúy Kiều, Kim Trọng,Từ Hải,… Trong tác phẩm văn học, nhân vật chính sẽ xuất hiện nhiều lần, được nhà văn khắc họa bằng nhiều chi tiết về tiểu sử, ngoại hình, tính cách, nội tâm, phẩm chất,… Nhân vật chính là người truyền tải tư tưởng, phong cách nghệ thuật của nhà văn rõ nét nhất. Nhân vật phụ “là nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến của cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Có nhiều loại nhân vật phụ, nhân vật phụ thường gắn liền với những tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung. Nhưng trong nhiều trường hợp, nhân vật phụ lại hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm” [9, tr. 231-232]. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, nếu không có nhân vật dì ghẻ thì những xung đột trong truyện không được đẩy lên cao trào, nếu không có nhân vật ông bụt, thì Tấm sẽ không thể tự giải quyết khó khăn của bản thân được. Trong Truyện Kiều, “Đạm Tiên chỉ là cái bóng ma ẩn hiện trong Truyện Kiều nhưng được Nguyễn Du miêu tả như một biểu hiện nổi bật của con người tài hoa bạc mệnh, một tiền thân của Kiều” [9, tr. 232]. Nhân vật phụ cũng là một bộ phận không thể thiếu trong tác phẩm, “được nhà văn miêu tả 12 nhằm tạo nên một bức tranh đời sống hoàn chỉnh, độc đáo và sinh động cho tác phẩm” [9, tr. 232]. Thứ hai, dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật có thể được chia thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách. Nhân vật chức năng còn được gọi là nhân vật mặt nạ. Nhân vật chức năng “là nhân vật có đặc điểm, phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đóng trong tác phẩm” [9, tr. 228]. Nhân vật chức năng được xem như một hiện tượng lịch sử. Trong thời cổ đại và trung đại, con người chỉ là thứ yếu trong văn học, trọng tâm của văn học thời kì này chủ yếu dồn vào sự kiện và xung đột. Hầu hết các nhân vật trong văn học cổ đại và trung đại, đặc biệt là nhân vật trong các sáng tác truyền miệng như trong văn học dân gian, thời kì đầu của văn học trung đại, đều là những nhân vật chức năng. Nhân vật chức năng thường nhằm phục vụ, thể hiện một chức năng tôn giáo, tín ngưỡng hay một vấn đề nào đó trong hiện thực. Nhân vật chức năng thường là những nhân vật thực hiện chức năng một chiều, phản ánh chức năng mà chúng đảm nhiệm. Trong truyện cổ tích, nhân vật được chia ra thành hai tuyến thiện - ác. Qua những nhân vật như Tấm, bà tiên , ông bụt, nhân dân gửi gắm niềm tin về chân lí, công bằng trong xã hội, tin rằng cái ác sẽ bị trừng trị, người tốt sẽ luôn được giúp đỡ. “Trong truyện cổ tích, các anh hùng xuất hiện là để giết trăn tinh, yêu quái, phù thủy, cứu người đẹp; còn công chúa và vua cha thường bị nạn, được cứu và cuối cùng công chúa trở thành phần thưởng cho anh hùng. Thần tiên, ông bụt xuất hiện để an ủi, cho phép màu, thử lòng tốt, và ban hạnh phúc. Kẻ địch thủ, chuyên làm ác, hại người, sau bị trừng trị” [9, tr. 229]. Các nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục như: nhân vật Lạc Long Quân, Âu Cơ, Man Nương, Bà Trưng, thần Núi Tản Viên,… đều là những nhân vật chức năng, thông qua những câu chuyện và những nhân vật đó, là cách con người lí giải về cội nguồn, sự tự hào về cõi Lĩnh Nam, vùng đất địa linh nhân kiệt,… Nhân vật loại hình là “nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm chất, tính cách nào đó của con người hoặc các phẩm chất, tính cách, đạo đức của một loại người nhất 13 định của một thời đại... Hạt nhân của nhân vật loại hình vẫn là yếu tố “loại” chứ không phải là cá tính” [9, tr. 229]. Chúng được thể hiện trong tác phẩm qua những chi tiết chân thực, sinh động của đời sống. Nhân vật loại hình có khả năng khái quát cao, nhưng ít nhiều vẫn mang tính chất lược đồ. Nhân vật tính cách là “một kiểu nhân vật phức tạp được miêu tả trong tác phẩm như một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật,… hạt nhân của nhân vật tính cách là cá tính” [9, tr. 232-233]. Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) thì đặc điểm, linh hồn của nhân vật tính cách chủ yếu thể hiện ở tương quan giữa các thuộc tính đó với nhau, với môi trường, tình huống. Nhân vật tính cách thường mang trong mình những mâu thuẫn nội tại, nghịch lí, chuyển hóa, tính cách thường có quá trình tự phát triển khiến cho nhân vật không đồng nhất, giản đơn vào chính nó. Nhân vật tính cách có cá tính nổi bật, cá biệt, độc đáo, cụ thể. Thứ ba, dựa vào đặc điểm, tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn, nhân vật văn học còn được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện còn gọi là nhân vật tích cực, là “ nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm, tư tưởng, một lí tưởng xã hội, thẩm mĩ nhất định” [9, tr. 227]. Nhân vật chính diện là một phạm trù lịch sử. Nhân vật chính diện có các hình thái lịch sử riêng. Nhân vật chính diện đều là những nhân vật được lí tưởng hóa dù ít hay nhiều theo quan điểm chủ quan của tác giả. Vì thế, nhân vật chính diện thường mang tính chất qui phạm, không tránh khỏi sự đơn giản, một chiều. Trong truyện cổ tích, nhân vật chính diện là những nhân vật tốt tuyệt đối, được lí tưởng hóa, nhằm thể hiện quan điểm, niềm tin của nhân dân gửi gắm qua tác phẩm và nhân vật (Tấm, Sọ Dừa,…) Nhân vật phản diện đối lập với nhân vật chính diện, nhân vật phản diện còn gọi là nhân vật tiêu cực, là “nhân vật văn học mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ định” [9, tr. 231]. Nhân vật phản diện cũng là một hiện tượng lịch sử, có những hình thái lịch sử của riêng nó. Nhân vật phản diện cũng thường mang tính chất 14 qui phạm, không tránh khỏi sự đơn giản, một chiều. Trong truyện cổ tích nhân vật phản diện là những nhân vật xấu từ đầu tới cuối, như nhân vật Cám, dì ghẻ,… “Nhân vật phản diện trong văn học phong kiến thường là lũ nịnh thần, bề tôi bất trung,… Trong văn học khai sáng, văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán, nhân vật phản diện thường là những kẻ vì đồng tiền và quyền lực sẵn sàng chà đạp lên lương tâm, đạo đức và nhân phẩm của con người” [9, tr. 231]. Sự phân biệt giữa nhân vật chính diện, phản diện không phải là điều đơn giản, ít nhiều chỉ mang tính chất ước lệ, tượng trưng. Sự phân chia các loại hình nhân vật như trên chỉ mang tính tương đối bởi lẽ các nhân vật trong các tác phẩm văn học rất đa dạng, sự phân chia này chỉ nhằm nhấn mạnh vào đặc trưng cơ bản của một số loại nhân vật điển hình, nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu nhất định. Xét theo những tiêu chí phân loại trên, có thể nói, trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, về cơ bản chủ yếu là nhân vật thuộc loại nhân vật chức năng. 1.1.1.3. Nhân vật trong văn học trung đại từ thế kỉ X – XIV Nền văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X – XIV, có những bước chuyển biến từ văn học cổ đại sang văn học trung đại, nhiều thể loại mới ra đời, hình thức sáng tác, nhân vật văn học cũng mang những nét mới. Văn học thời kì này mang dáng vẻ huy hoàng, lộng lẫy với âm thanh vang xa của các cuốc đấu tranh giành thắng lợi của dân tộc ta. Trong giai đoạn này, văn học thời Lý - Trần phát triển rực rỡ và gặt hái được nhiều thành tựu. Xã hội thời Lý là xã hội Phật giáo, văn học, con người cũng chủ yếu liên quan đến Phật giáo. Đội ngũ sáng tác và nhân vật trong văn học thời Lý chủ yếu là các nhà sư. Tác phẩm văn học thời Lý nêu lên quan niệm sống theo Phật của các nhà sư. Một số tác phẩm tiêu biểu như Thiền uyển tập anh ngữ lục (khuyết danh), Tam tổ thực lục (khuyết danh),… Trong tác phẩm Thiền uyển tập anh ngữ lục, “các vị cao tăng đã trở thành các vị thần tăng tham gia vào hầu hết các công việc của xã hội đặc biệt là các công việc quan trọng có liên quan đến vận mệnh của quốc gia dân tộc. Mặc dù sự tham gia ấy được miêu tả dưới hình thức hoang đường, kì ảo nhưng đã chứng tỏ vai trò “nhập thế” của các thiền sư. Các vị sư được nói đến trong tác phẩm hầu hết là người có thật trong lịch sử và đã có công giúp nước, giúp dân trong những lúc khó khăn, những hoàn cảnh đầy cam go, thử thách. Tác phẩm ngoài việc phản ánh lịch sử Phật giáo nước nhà, còn là tiếng nói góp phần khẳng định sự kì diệu của cõi lĩnh nam 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan