Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán việt nam 1930 ...

Tài liệu Luận văn nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán việt nam 1930 1945

.PDF
138
67
105

Mô tả:

Đại học quốc gia Hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn --------o0o-------- Vũ Thị Lan Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán việt nam 1930 –1945 Luận văn thạc sỹ khoa học ngữ văn Hà NộI – 2005 Đại học quốc gia Hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn --------o0o-------- Vũ thị lan Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán việt nam 1930 –1945 (Qua Giông tố của Vũ Trọng Phụng, bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Chí phèo của Nam cao) Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 5.04.33 Luận văn thạc sỹ khoa học ngữ văn Người hướng dẫn: Giáo sư Hà Minh Đức Hà Nội – 2005 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> Mục lục Lời cam đoan .................................................................................................... 1 lời cảm ơn ......................................................................................................... 2 Phần mở đầu .......................................................................................................... 5 1. Tính cấp thiết của đề tài: ......................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề. ........................................................................................ 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................... 8 4. Mục đích nghiên cứu: .............................................................................. 8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................. 9 6. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 9 7. Cấu trúc của luận văn. ............................................................................. 9 CHƢƠNG I: Cơ sở xã hội Để xuất hiện nhân vậT PHản DIện TRONG sáng tác VĂN Học . .............................................................................................. 11 1. Về kinh tế ...................................................................................................... 11 2. Về chính trị .................................................................................................... 12 3. Về Văn hoá ................................................................................................... 16 CHƢƠNG II: những loại nhân vật phản diện trong văn học truyền thống....... 24 Chƣơng III: Các loại nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945........................................................................... 38 I. Nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 ........................................................................................................ 36 II. Các loại nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 ......................................................................................... 40 1. Hệ thống nhân vật phản diện không tên tuổi, không lai lịch rõ ràng ................ 40 2. Các nhân vật phản diện có tên tuổi, có lai lịch rõ ràng .................................... 47 2.1. Những đặc điểm gần gũi và giống nhau ....................................................... 48 2.2. Bản chất riêng của từng nhân vật ................................................................. 53 a. Nghị Quế ........................................................................................................ 53 b. Nghị Hách ...................................................................................................... 57 c. Nghị Lại ......................................................................................................... 61 d. Bá Kiến .......................................................................................................... 63 Chƣơng Iv. Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện ................ 68 I. Xây dựng nhân vật Phản diện qua việc miêu tả ngoại hình. .................... 68 Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 3 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> II. Xây dựng nhân vật phản diện qua việc miêu tả hành động. ................... 72 III. Xây dựng nhân vật phản diện qua việc đặc tả tính cách. ...................... 80 1.Tính cách Nghị Hách. ............................................................................. 81 2.Tính cách nghị Lại. ................................................................................ 85 3. Tính cách Nghị Quế. ............................................................................. 88 4.Tính cách Bá Kiến. ................................................................................. 91 IV. Xây dựng nhân vật phản diện qua việc miêu tả ngôn ngữ. ................... 92 1. Ngôn ngữ của Nghị Hách. ..................................................................... 93 2. Ngôn ngữ Nghị Lại. .............................................................................. 96 3. Ngôn ngữ Nghị Quế. ............................................................................. 97 4. Ngôn ngữ Bá Kiến................................................................................. 98 Chƣơng IV: Cách xây dựng loại nhân vật .................................................... 102 phản diện. .......................................................................................................... 102 I .Cách xây dựng nhân vật phản diện của Vũ Trọng Phụng...................... 102 II. Cách xây dựng nhân vật phản diện của Nguyễn Công Hoan. .............. 111 III. Cách xây dựng nhân vật phản diện của Ngô Tất Tố. .......................... 119 IV. Cách xây dựng nhân vât phản diện của Nam Cao. ............................. 125 kết luận ............................................................................................................... 131 Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 135 Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 4 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 có 3 dòng phát triển song song và xen kẽ nhau: Văn học cách mạng, văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn. Trong 3 dòng văn học đó, văn học hiện thực phê phán là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu văn học, các thầy cô giáo và những người yêu thích văn học thưởng thức, khám phá và kiếm tìm. Văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930-1945 đã rất thành công với đề tài nông thôn. Làng quê được miêu tả ở chiều sâu quy luật phát triển và cả trên bề nổi của các hiện tượng tiêu biểu. Các nhà văn đã tạo dựng được điển hình hoàn cảnh và nhân vật trong tác phẩm: “Tắt Đèn” của Ngô tất Tố; “Chí Phèo” của Nam Cao; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng. Những tác phẩm này đã đi sâu khám phá hiện thực cuộc sống của con người trong mỗi làng quê Việt Nam. Có những nhà văn như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan đã sáng tác những nhân vật của mình theo phong cách “quê một cục”, điển hình như: chị Dậu, cái Tý, Chí Phèo, Bá Kiến, anh Pha, Năm thọ, Binh Chức, Nghị Quế, Nghị Lại, ... thậm chí đến cả cái tên cũng rất „quê mùa”. Khác với phần đông các nhà văn cùng thời, Vũ Trọng Phụng đã bước đầu đi vào mảng đề tài mới, đó là đề tài về thành thị Việt Nam trong hoàn cảnh xã hội đang đi vào con đường “á Âu xáo trộn”, “cũ mới tranh giành”, “mưa Âu gó Mỹ”,... Các nhân vật mà ông quan tâm phần nhiều là nhân vật thành thị với hành động, lối sống, cách suy nghĩ,... rất thành thị, ví dụ như: Xuân tóc đỏ, bà phó Đoan, vợ chồng Văn Minh, cụ cố Hồng trong “Số Đỏ”. Bên cạnh còn có nhiều nhân vật nửa nông thôn, nửa thành thị như kiểu Nghị Hách trong “Giông Tố”,... Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 5 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> Cho dù thành công ở mảng đề tài nào đi chăng nữa thì độc giả luôn khẳng định rằng văn học hiện thực phê phán Viêt Nam 1930-1945 là giai đoạn văn học có nhiều thành tựu, phản ánh một cách chân thực và sâu sắc hiện thực cuộc sống như những gì nó vốn diễn ra. Nhưng, có một điều mà chúng tôi thấy là từ trước tới nay, khi nghiên cứu những tác phẩm này, các nhà nghiên cứu chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, tìm hiểu,.. về các nhân vật chính diện như: chị Dậu, Chí Phèo, anh Pha, lão Hạc,.. mà ít tập trung nghiên cứu tuyến nhân vật phản diện, hoặc có chăng chỉ là những bài nhỏ, chưa có chiều sâu, chưa trở thành hệ thống. Vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ rằng phải quan tâm đến hệ thống các nhân vật phản diện trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945. Có làm được như vậy thì mới hiểu hết được giá trị to lớn của khuynh hướng văn học này. Vì sao cần phải nghiên cứu hệ thống nhân vật phản diện trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945?. Một điều dễ hiểu là chức năng của văn học là phản ánh một cách sinh động đời sống hiện thực khách quan, trong đó chức năng chủ yếu nhất của văn học hiện thực phê phán là miêu tả cụ thể đời sống xã hội Việt Nam giai đoạn này. Những điều đó đã thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm văn học, nó tác động không nhỏ tới độc giả đương thời. Vì thế, nghiên cứu hệ thống văn học phản diện trong các tác phẩm văn học hiện thực phê phán là đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: phê phán cái gì?, phê phán kiểu người như thế nào?... Đối với tác gỉa luận văn thì đề tài: “ Nhân vật phản diện trong văn học hiện thực phê phán 1930-1945” là mối quan tâm lớn từ nhiều năm khi nghiên cứu văn học hiện thực phê phán. Tác giả luôn tìm tòi, tiếp thu những ý kiến của các bậc tiền bối, kết hợp với vốn hiểu biết của mình để mong muốn sẽ được trình bày, thể hiện trong điều kiện cho phép. Điều cốt yếu trong luận văn này là chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu các nhân vật phản diện mang tính chất điển hình trong văn học hiện thực phê phán 1930-1945 như Nghị Quế, Nghị Lại, Nghị Hách, Bá Kiến,.. Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 6 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> Vì những lý do trên mà chúng tôi chọn: Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (Qua các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao) là đề tài luận văn cao học của mình. 2. Lịch sử vấn đề. Như chúng tôi đã trình bày trong phần trước, đây là một công trình khá mới mẻ, từ xưa tới nay ít được quan tâm. Vì vậy các công trình nhiên cứu mang tính hệ thống thì chưa được công bố. Có chăng chỉ là một số bài nghiên cứu mang tính chất lẻ tẻ, thoáng qua về các loại nhân vật phản diện, in trong một số cuốn sách, một số cuốn tạp chí văn học,.. Điển hình là: “Một nhà văn của dân quê-Ngô Tất Tố trong Tắt đèn” của tác giả Trần Minh Tước in trong cuốn “Ngô Tất Tố-tác giả-tác phẩm”; “Tắt đèn của Ngô tất Tố” của nhà văn Vũ Trọng Phụng; “Tắt đèn-tiểu thuyết của Ngô Tất Tố” của tác giả Phú Hương; “Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố” của nhà văn Nguyễn Công Hoan; “Tắt đèn-cuốn tiểu thuyết hiện thực xuất sắc” của Hồng Chương; “Những đóng góp của Ngô tất Tố trong Tắt đèn” của tác giả Phong Lê; “Tắt đèn của Ngô Tất Tố” của Nguyễn Đăng Mạnh; “Tắt đèn” của giáo sư Phan Cự Đệ,.. “Bước đường cùng-tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan” tác giả Trương Chính; “Đọc lại „Bước đường cùng‟ của Nguyễn Công Hoan” của tác giả Nam Mộc.. “Qua truyện ngắn „Chí Phèo‟ bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam Cao” tác giả Trần Tuấn Lộ; “Con người bị từ chối làm người trong truyện „Chí Phèo‟ của Nam Cao”,.. “Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng” của Đinh Trí Dũng; “Vũ Trọng Phụng và xã hội Việt Nam thời hiện đại” của giáo sư Hà Minh Đức; “Tìm hiểu lịch sử cái gọi là vấn đề Vũ Trọng Phụng” của tác giả Phong Lê; “Vấn đề Vũ Trọng Phụng và sự phê phán Âu hoá” của GS-TS. Niculin; Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 7 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> “Cá tính sáng tạo và đặc điểm tiểu thuyết hiện thực Vũ Trọng Phụng” của PGS-TS Trần Đăng Suyền; “Tính hiện đại trong văn chương Vũ Trọng Phụng” của tác giả TS. Vũ Tuấn Anh; “Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng” của tác giả TS. Đinh Trí Dũng,.. Như vậy, thông qua sự khảo sát trên đây, chúng tôi thấy rằng vấn đề “Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945” chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, rất cần thiết phải đi sâu tìm hiểu vấn đề này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ở luận văn này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các nhân vật phản diện. Để làm sáng tỏ vấn đề, trước hết chúng tôi thấy cần phải đọc kỹ những tài liệu có liên quan đến tác giả, đọc kỹ từng trang tác phẩm để có cái nhìn thấu đáo và thật sự sâu sắc. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có phân chia nhân vật phản diện ra làm hai loại: Nhân vật phản diện có tên tuổi, có lại lịch rõ ràng và những nhân vật phản diện không có tên tuổi, không có lai lịch . Về phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp cao học, chúng tôi không thể khảo sát, phân tích toàn bộ các tác phẩm trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 mà ở đây chúng tôi chỉ giới hạn ở một số tác phẩm tiêu biểu như: “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố; “Giông Tố” của Vũ Trọng Phụng; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Chí Phèo” của Nam Cao. 4. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của chúng tôi là tìm hiểu, nghiên cứu tuyến nhân vật này để nhằm khẳng định giá trị của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 19301945. Làm sáng tỏ nhận định “ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh - Báo cứu quốc số 1986 xuất bản ngày 05/011953). Đồng thời phục vụ cho việc nghiên cứu, Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 8 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> giảng dạy văn học ở các cấp bậc. Vì vậy, luận văn này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo và tất cả những độc giả yêu thích văn học, quan tâm đến vấn đề này. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi đề ra cho bản thân những nhiệm vụ sau đây: - Thứ nhất nghiên cứu cơ sở xã hội để xuất hiện những loại nhân vật phản diện trong sáng tác văn học. - Thứ hai phải nghiên cứu những loại nhân vật phản diện trong văn học truyền thống để so sánh, đối chiếu với các loại nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930-1945. - Thứ ba phải nghiên cứu các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện. - Cuối cùng phải làm sáng tỏ cách xây dựng nhân vật phản diện của từng nhà văn. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về văn nghệ nói chung và văn học nói riêng cũng như dựa trên kiến thức về lý luận văn học, tác phẩm văn học, ngôn ngữ văn học mà tác giả luận văn đã tích luỹ được. - Trên cơ sở sưu tầm, chọn lọc, khái quát các tác phẩm văn học, các tài liệu có liên quan, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 7. Cấu trúc của luận văn. Luận văn này ngoài phần mở đầu, kết luận gồm năm chương: Chương I : Cơ sở xã hội xuất hiện nhân vật phản diện trong sáng tác văn học. Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 9 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> Chương II : Những loại nhân vật phản diện trong văn học truyền thống. Chương III: Các loại nhân vật phản diện trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Chương IV: Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện. Chương V : Cách xây dựng loại nhân vật phản diện. Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 10 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> CHƢƠNG I: Cơ sở xã hội để xuất hiện nhân vật phản diện trong sáng tác văn học . Trong lịch sử Việt Nam, bước sang thế kỷ 20, thời kỳ 1930 – 1945 là một thời kỳ đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt, từ đó dẫn đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng và ý thức hệ, những sự tác động qua lại hết sức phức tạp của các khuynh hướng và phương pháp sáng tác khác nhau. Đó là thời kỳ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ sắp đến ngày cáo chung trên bán đảo Đông Dương, đế quốc Pháp ngày càng phơi trần bộ mặt nham hiểm và tàn bạo còn bọn phát xít Nhật thì nuôi tham vọng làm bá chủ vùng châu á – Thái Bình Dương. Nhưng từ năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, phong trào công nhân và các phong trào yêu nước khác như những đợt sóng thần, ngày một dâng cao, liên tiếp đập vào thành luỹ của bọn cướp nước và bán nước, tạo nên thế tức nước vỡ bờ mùa thu năm 1945. Cách mạng tháng Tám của Việt Nam là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới diễn ra ở một nước thuộc địa với nền nông nghiệp lạc hậu. Đó cũng là cuộc cách mạng có quy mô toàn quốc thứ hai trên Thế giới ( sau Liên Xô), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến những cuộc đấu tranh của các hình thái ý thức trong kiến thúc thượng tầng. Hệ tư tưởng tư sản (bao gồm cả tư tưởng thực dân) cấu kết với hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời đấu tranh chống lại hệ tư tưởng vô sản. Những sự xung đột đan chéo lẫn nhau giữa các hệ tư tưởng làm cho cục diện chính trị, kinh tế, văn hoá thời kỳ này thêm phức tạp. Tuy nhiên, không nên cắt nghĩa cục diện này bằng những nguyên nhân sâu xa của cục diện tình hình đất nước mà còn phải tính đến những tác động mạnh mẽ của các thế lực quốc tế. Do sự bưng bít của đế quốc Pháp, trước 1945, trên thế giới nhất là ở phương Tây, ít người biết đến hai tiếng Việt Nam, ấy thế mà ta vẫn phải đóng góp sức người, sức của cho mẫu quốc Đại Pháp trong hai cuộc đại chiến thế giới và gánh chịu hậu quả nặng nề cuả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 11 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> 1929 – 1933. Nguy hiểm hơn nữa là từ tháng 6 năm 1940, đất nước chúng ta lại bị phát xít Nhật nhảy vào xâu xé. Lúc đó, chúng ta bị hai tầng áp bức bóc lột. Chúng cấu kết với địa chủ phong kiến đàn áp nhân dân ta về quân sự, chuyên chế về chính trị, bóc lột về kinh tế và đầu độc về văn hoá. 1. Về kinh tế: Thực dân Pháp đã cấu kết với địa chủ phong kiến bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ. Chính sách kinh tế độc quyền vơ vét của thực dân Pháp làm cho Việt Nam trở thành thuộc địa cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt và nguyên liệu béo bở cho chính quốc. Chúng cấu kết với địa chủ phong kiến cho vay nặng lãi và thu thuế vô tội vạ. Chúng đã trắng trợn chiếm đoạt đất đai của nông dân để lập đồn điền, cướp hầm mỏ để khai thác. Chỉ riêng ở Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã chiếm đất lập 155 đồn điền lớn, chiếm 34 khu hầm mỏ và diện tích đất đai ở xung quanh... Ngoài ra, thực dân Pháp đã dùng chính sách độc quyền xuất khẩu, độc quyền bán rượu, thuốc phiện, tăng thuế khoá và hàng trăm thứ hạch sách phu phen tạp dịch khác đã mang đến cho bọn chúng những món lãi khổng lồ. Toàn bộ chính sách kinh tế phản động của thực dân Pháp đã làm cho nhân dân Việt Nam trước hết là công nhân và nông dân bị bần cùng hoá và điêu đứng, làm cho nền kinh tế của Việt Nam bị kiệt quệ, biến nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế độc lập, tự chủ thành phụ thuộc vào kinh tế Pháp, tỷ trọng kinh tế tư bản chủ nghĩa tăng nhanh, nước ta bị kéo vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, nhưng không được công nghiệp hoá mà lại biến thành một thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liêụ, hàng xuất khẩu cho thương nghiệp Pháp. Lợi nhuận vào túi tư bản Pháp còn nhân dân ta bị bần cùng hoá, phá sản trở thành nguồn nhân công rẻ mạt cho các hãng buôn, các chủ thầu, chủ đồn điền của Pháp. Trong điều kiện ruộng đất bị chiếm đoạt tập trung trong tay thực dân Pháp và quan lại tay sai, nhân công thừa, rẻ mạt không đủ phát triển để thu nạp hết, kinh doanh theo lối phong kiến vừa tốn ít vốn, vừa thu được nhiều lợi, vừa nhàn rỗi, vừa chắc chắn. Phụ thuộc vào một nước tư bản, nước ta không thể giải thoát khỏi sự trì trệ của Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 12 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> nền kinh tế phong kiến. Tuy nước Pháp là một cường quốc tư bản chủ nghĩa nhưng chủ nghĩa thực dân Pháp không phá hoại kinh tế phong kiến mà ngược lại nó duy trì thậm chí củng cố nền sản xuất đó trên cơ sở phân phối ruộng đất mới, phân bố sản xuất mới. Chính sách kinh tế phản động ấy để lại nhiều hậu quả xấu và kéo dài cho nền kinh tế nước ta. Chính sách về kinh tế phản động ấy tạo nên sự mâu thẫn gay gắt giữa hai giai cấp thống trị và bị trị nhưng lại là mảnh đất mầu mỡ cho giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại và phát triển mạnh mẽ. 2. Về chính trị: Thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị chuyên chế, điển hình của thực dân kiểu cũ, trực tiếp cai trị nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước thuộc địa từ toàn quyền đến thống sứ, khâm sứ, thống đốc, công sứ, biến giai cấp phong kiến và tư sản mại bản thành những kẻ tay sai đắc lực, cùng chính sách đàn áp, khủng bố hết sức dã man, tàn bạo, thực dân Pháp còn thi hành chính sách “chia để trị” rất thâm độc. Chúng chia nước ta thành 3 miền với ba hình thức cai trị khác nhau, nhằm chia rẽ dân tộc, gây thành kiến giữa người Bắc, người Trung và người Nam, chia rẽ lương giáo. Đặc biệt, chúng còn gây thù hằn giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, giữa ba dân tộc anh em cùng sống trên bán đảo Đông Dương. Sự chuyên chính về chính trị của Thực dân Pháp được thể hiện cụ thể như sau: Sau khi bình định xong phong trào Cần Vương, chính phủ Pháp cử Paul Doumer sang làm Toàn quyền Đông Dương (13-2-1897). Đây là nhân vật tối cao của nước Pháp ở Đông Dương, đại diện và bảo vệ quyền lợi của người Pháp, trực tiếp nắm giữ toàn quyền về hành chính, chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao... và chỉ chịu trách nhiệm với Bộ thuộc địa. Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, thực dân Pháp thực hiện chế độ cai trị của các Suý phủ. Và sau khi chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam kỳ, suốt cả thời gian dài vài mươi năm đầu, thực dân Pháp vẫn Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 13 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> thi hành chính sách cai trị của các võ quan. Mãi đến sau này khi Nam Kỳ có thống đốc thì chế độ thống trị theo lối dân sự mới được xác lập. Cũng từ đây thống đốc Nam kỳ không còn chịu sự điều khiển của bộ hải quân nữa mà lệ thuộc vào bộ thuộc địa và trong bộ máy cai trị có sự phân biệt giữa hai quyền hành chính và tư pháp. Nam kỳ từ sau 1874 là xứ thuộc địa của nước Pháp, đứng đầu là viên thống đốc người Pháp, có quyền quyết định tất cả các mặt về hành chính, chính trị, kinh tế, trị an, ngân sách ở Nam kỳ. Giúp việc cho thống đốc là một Đổng lý sự vụ và giám đốc các nhà sở chuyên môn gồm: quan thuế, ngân khố, tư pháp và giáo dục, thuộc phủ thống sứ còn có một văn phòng để giải quyết công việc hành chính của phủ. Cạnh phủ thống đốc còn có hai hội đồng tư vấn: hội đồng tư mật có quyền tư vấn với thống đốc về việc cai trị. Thành phần của hội đồng gồm thống đốc làm chủ tịch và các thành viên gồm tư lệnh Nam kỳ và Cao Miên, Tư lệnh Hải quân và trưởng lý. Hội đồng quản hạt hay còn gọi là Hội đồng thuộc địa gồm các đại diện dân cử mà đa số là pháp kiều. Tính chất của hội đồng quản hạt như một Hạ viện của địa phương đối với chính quốc, có quyền thảo luận, biểu quyết ngân sách, tư vấn về chính trị, kinh tế. Tổ chức hành chính địa phương được thể hiện như sau: Nam kỳ gồm 20 tỉnh, đứng đầu tỉnh là các chức Chánh Tham biện còn gọi là chủ tỉnh người Pháp. ở tỉnh còn có hội đồng tỉnh hạt do dân bầu có nhiệm vụ biểu quyết ngân sách hàng tỉnh. Dưới tỉnh là quận. Đứng đầu quận là viên Đốc phủ sứ (còn gọi là chủ quận) người Pháp. ở quận nhỏ là chức Đốc phủ sứ người Việt. Dưới quận là Tổng, do chức cai tổng đứng đầu. Cai tổng do dân bầu nhưng phải được thống đốc chấp thuận và bổ nhiệm. Dưới tổng là xã, do ban hội tề quản lý, đứng đầu là chức hương cả, dưới có hương chủ, hương sư, hương chính. Chính quyền bảo hộ ở Bắc và trung Kỳ được chính thức thiết lập thông qua điều ước Quý Mùi (1883) và được hoàn thiện qua điều ước Giáp Thân (1884). Theo đó, Bắc kỳ (từ Ninh Bình trở ra Bắc), ở mỗi tỉnh có một Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 14 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> viên công sứ người Pháp đứng đầu còn Trung kỳ là phần đất từ Bình Thuận đến thanh hoá do triều Nguyễn cai trị như cũ, nhưng ở đây treo chế độ “nửa bảo hộ”, bên cạnh vua Nguyễn còn có một viên khâm sứ người Pháp ở Huế để trực tiếp điều khiển công việc đối nội và đối ngoại. Việc quân sự và trị an do người pháp đảm nhiệm hoàn toàn. Bắc kỳ là xứ bảo hộ, đứng đầu viên thống sứ người Pháp, giữ quyền quyết định về các vấn đề hành chính, chính trị, kinh tế của toàn xứ. Giúp việc cho thống sứ là một đổng lý sự vụ, thường được gọi là phó thống sứ cùng giám đốc các sở chuyên môn của xứ. Thuộc phủ thống sứ có một văn phòng ở Bắc kỳ còn có một hội đồng bảo hộ do thống sứ làm chủ tịch và các thành viên gồm Tổng tư lệnh quân đội, Tư lệnh hải quân... Ngoài ra, ở Bắc kỳ còn có hội đồng quyền lợi kinh – tài Pháp do Pháp kiều bầu ra để bảo vệ quyền lợi cho họ và Viện dân biểu. Hội viên của viện dân biểu là người bản xứ, được bầu theo lối đầu phiếu hạn chế và trực thuộc phủ Thống sứ. Bắc kỳ được cử một đại diện vào Hội đồng tối cao thuộc địa. Trung kỳ là xứ nửa bảo hộ, đứng đầu là viên khâm sứ người Pháp. Theo nguyên tắc, tại trung kỳ bộ máy hành chính nam triều vẫn còn hiệu lực nhưng quyền lực của vua bị hạn chế tối đa. Dưới vua có cơ mật viện và hội đồng thượng thư. Nhưng từ năm 1897, cơ mật viện và hội đồng thượng thư bị bãi bỏ, thay bằng hội đồng nội các. Mọi công việc của hội đồng này phải thông qua khâm sứ Pháp mới được trình lên nhà vua để đóng ấn thi hành. Khâm sứ được quyền chủ toạ các cuộc họp của hội đồng nội các và hội đồng phủ tôn nhân. Giúp việc cho khâm sứ là một Đổng lý sự vụ thường được gọi là phó khâm sứ và giám đốc các sở chuyên môn về giáo dục, kinh tế, tài chính, bưu diện. Bên cạnh khâm sứ có hai Hội đồng tư vấn. Hội đồng quyền lợi kinh tài Pháp gồm đại diện Pháp Kiều để bảo vệ quyền lợi của người Pháp. ở trung kỳ còn có một phòng nông nghiệp và phát triển hỗn hợp đặt dưới quyền Toà án hành chính Bắc kỳ. Trung kỳ Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 15 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> cũng được cử 1 đại diện vào hội đồng tối cao thuộc địa. Tại Trung kỳ cũng có một viện dân biểu đặt dưới quyền của khâm sứ. Bắc kỳ có 23 tỉnh, trung kỳ có 16 tỉnh, đứng đầu là chức công sứ, giúp việc có phó công sứ và chủ sự các ty chuyên môn như thanh tra học chính, chủ sự bưu điện, Ngân khố, công chính, y tế. Về phía bản xứ có tổng đốc ở tỉnh lớn, tuần vũ ở tỉnh nhỏ và quản đạo ở miền núi đứng đầu, dưới có án sát, đốc học, kiểm học, lãnh binh. Ngoài ra mỗi tỉnh còn có một hội đồng hàng tỉnh, gồm các thân hào Pháp Việt có nhiệm vụ tư vấn cho công sứ. Dưới tỉnh là phủ do tri phủ đứng đầu. Dưới nữa là tổng do Chánh, Phó tổng đứng đầu. Dưới tổng là xã do Hội đồng kỳ mục chịu trách nhiệm về mọi mặt, đứng đầu là Tiên chỉ, Thứ chỉ. Thi hành công việc và chịu tràch nhiệm với cấp trên là Lý trưởng, Phó lý và ban ngũ hương giúp việc. Năm 1921, thống sứ Bắc kỳ ký nghị định cải tổ lại chế độ hương thôn. Mỗi xã do hương hội quản lý gồm các tộc biểu do dân bầu ra. Đứng đầu là chánh huơng hội, có phó hương hội giúp việc. ở Trung kỳ vẫn giữ nguyên như cũ. Như vậy, muốn nắm chặt thuộc địa, Thực dân Pháp cần nắm chắc chính quyền các cấp và kiểm soát chặt chẽ nhân dân. Chúng cần có bộ máy cai trị trung thành và đắc lực, cần tạo được một cơ sở xã hội thích hợp với chế độ của chúng. Thực dân Pháp vừa mua chuộc vừa hạ uy thế vừa uy hiếp khuất phục tầng lớp thân sĩ, nho sĩ là tầng lớp có cội rễ và có tín nhiệm lớn ở nông thôn, có uy quyền với cả bọn hương lý, thân sĩ, nho sĩ là lực lượng hậu bị của bộ máy quan lại. Chính sách của thực dân đã tác động đến tầng lớp quý tộc, thân hào. Muốn giữ chặt lấy quyền lợi, địa vị, bọn chúng ra sức làm việc cho Pháp. ở nông thôn bọn thầy Chánh, thầy Lý ít lâu trước đó còn là người chạy việc, khúm núm, vâng dạ nghe theo các thân sĩ nay bỗng trở thành người có quyền hành thật sự được quan sứ bênh vực, giúp cho tậu ruộng, chiếm vườn, xây dựng dinh cơ chẳng bao lâu nữa sẽ thành ông Nghị. Phản ánh vấn đề này đã có nhiều tác phẩm văn học Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 16 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> hiện thực phê phán đề cập đến nhưng phải nói rằng tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố đã thể hiện sâu sắc hơn cả. Trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có đầy đủ một hệ thống, một bộ máy cai trị. Ngay ở chương I và chương II của tác phẩm, cả một bộ máy thống trị ở địa phương đã được hiện lên một các cụ thể: đứng đầu là Chánh Tổng, Chánh Hội, rồi đến Lý trưởng, phó lý, lý cựu, cai lệ, lính cơ, trương tuần. Đoạn văn sau đây tuy ngắn nhưng đã phơi bày cả một hệ thống bộ máy thống trị ở địa phương: “Phó lý cuốn áo thâm lên cổ. Chánh hội vắt áo the lên vai, năm sáu ông lý cựu và tộc biểu lệt sệt kéo đôi guốc gỗ đã mòn hết gót. Cả bọn lật đật tiến từ xóm giữa vào đình. Ai nấy trụt guốc cầm tay, nhảy lên sàn đình, đút guốc vào dưới gậm chiếu rồi ngồi lên trên... Chánh hội vừa khơi mào nói về chuyện thuế thì người nhà lý trưởng lẽ mễ bưng một bộ khay đèn thuốc phiện rước chánh tổng từ nẻo xóm dưới đi lên. Ông cai lệ và hai ông lính cơ hộ tống cụ chánh vào trước cửa đình... Chánh Tổng khoan thai bỏ giày, bước qua một dãy chiếu dưới, để lại mặt chiếu hai hàng dấu chân đầy cát bụi, rồi vắt vẻo ngồi lên chiếc chiếu trên cùng. Bộ khay đèn tự tay người nhà lý trưởng sang tay hàng cai lệ lên nằm làm bạn với “quan trong tổng”. Ngay từ sớm, cụ Chánh đã có điểm tâm độ vài chục điếu ở nhà lý trưởng, cho nên cụ rất tỉnh táo”. 3.Về văn hoá. Đây là thời kỳ “mưa âu gió mỹ”,” cũ mới tranh giành”. Văn hoá thời kỳ này đã được nhiều nhà văn phản ánh trong các tác phẩm văn học một cách sâu sắc. Thời kỳ này, Thực dân Pháp không chỉ dùng chính sách kiểm duyệt và đàn áp sách báo tiến bộ mà chúng còn thi hành chính sách ngu dân. Chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng bắt học sinh các trường tư thục từ 18 tuổi trở lên phải đóng thuế thân để con em nghèo không được đi học. Kết quả là hơn 90% nông dân bị mù chữ. Còn học sinh, sinh viên thì bị đầu độc bởi “chủ nghĩa siêu hình, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa nguỵ biện, chủ nghĩa hoài nghi”. Trong suốt mấy Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 17 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> chục năm thống trị, ngoài chính sách đàn áp và chuyên chế, lũ thực dân cáo già còn dùng chính sách mỵ dân, dùng khuynh hướng cải lương để đánh lạc hướng và làm xì hơi phong trào cách mạng. Thực dân Pháp thò tay nham hiểm nắm mấy phong trào văn hoá có xu hướng cải lương tư sản (phong trào âu hoá, vui vẻ trẻ trung, hội ánh sáng, hội hướng đạo...) và những hoạt động tôn giáo nhằm ru ngủ và đánh lạc hướng thanh niên. Thống sứ Stalen rất chăm lo tổ chức thi sắc đẹp và gây phong trào chợ phiên. Stalen còn là người đỡ đầu cho hội ánh sáng mà hội ánh sáng chỉ là một tổ chức phỏng theo mô hình sẵn có của bọn thực dân, nhằm lôi kéo thanh niên và trí thức vào con đường cải lương tư sản và tất nhiên là có lợi cho đế quốc. Cần phải phân biệt khuynh hướng cải lương này với khuynh hướng tiến bộ do nhân dân lợi dụng khả năng hợp pháp để làm lợi cho mình (hội truyền bá học quốc ngữ). Hội ánh sáng đã phát triển được nhiều chi hội ở các địa phương, lôi kéo được một số viên chức, trí thức, nghệ sĩ. Tất nhiên, dưới cái gậy chỉ huy của Stalen thì hội ánh sáng sẽ gắn với hội hướng đạo, với phong trào chợ phiên, vui vẻ trẻ trung, với những hoạt động cải lương nhỏ giọt, có tính chất lừa phỉnh, mua chuộc quần chúng của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Phong trào âu hoá, vui vẻ trẻ trung của nhóm tự lực văn đoàn với phong trào chấn hưng phật giáo nhìn bên ngoài có vẻ rất xa lạ với nhau nhưng do vai trò lãnh đạo của thống sứ Stalen nên lại diễn ra một sự kết hợp kỳ lạ giữa hai phong trào đó. Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, thực dân Pháp thi hành chính sách phát xít hoá, khủng bố và kiểm duyệt gắt gao báo chí và các nhà xuất bản, giải tán các hội đồng thuộc địa Nam Kỳ và các viện dân biểu Bắc, Trung kỳ. Mặt khác, chúng còn đẩy bọn Việt gian và bồi bút như Phạm Quỳnh, Phạm Lê Bổng, Bùi Quang Chiêu... hàng ngày tuyên truyền chủ nghĩa đầu hàng, ca tụng một cách trơ trẽn các khẩu hiệu “ Pháp – Việt phục hưng” và „cách mạng quốc gia‟ của tên cáo già bán nước Phê Tanh. Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 18 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> Chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Pháp, sự hưởng thụ thú vui vật chất được coi là tự nhiên khi lễ giáo, tục lệ lùi bước, thì cái ngon, cái đẹp, cái tiện lợi, cái hào nhoáng trở thành có sức hấp dẫn. Những người luống tuổi thì thi nhau đi học, các bậc cha mẹ thúc giục con cái đi học, kiếm lấy ít vốn liếng chữ Tây và hãnh diện về chức thông phán. Cả những cái còn xa lạ hơn sâm banh, sữa bò kiếm được bằng những cách nhục nhã hơn, tội lỗi hơn đã gây ra sự thèm muốn, ước ao. Cái quan trọng không phải chỉ là ở chỗ thay đổi sự thích thú, ở chỗ việc bình thường hoá việc ăn bơ, sữa... mà còn là sự thay đổi trong đời sống tinh thần, cả tâm lý và cách suy nghĩ. Trong xã hội, xuất hiện những vấn đề mới với cách nhìn mới. ở thành thị, người đủ hạng người, trò đủ trò, thi nhau thanh lịch cũng lắm lối, những của ngon vật lạ hàng ngày tràn về, những nhà hát lộng lẫy, những quán trà lịch sự lôi cuốn, báo chí không ngớt đăng giá cả, tin tức kinh doanh. Người ta cần hưởng thụ , cần tiền, cần tính toán, chạy vạy. Cuộc sống sôi động, chen chúc, phức tạp đòi hỏi người ta phải nhanh chóng, luôn vận động. Về mặt văn hoá, Phát xít Nhật cũng có nhiều thủ đoạn tuyên truyền xảo trá hòng che giấu bộ mặt xâm lược. Chúng tung ra thuyết đại đông á nhằm ru ngủ mọi người và tìm mọi cách phát triển quan hệ Việt Nam và Nhật như cho học sinh Việt Nam sang Nhật và ngược lại cho học sinh Nhật và giáo sư Nhật sang Việt Nam. Chúng dùng mọi cách để tỏ ra quan tâm đến đời sống và văn hoá của nhân dân Việt Nam. Tất nhiên những hoạt động từ thiện hoặc tài trợ nói trên không che dấu được những hành động phát xít dã man, tàn bạo của bọn chúng đối với nhân dân ta. Trong phạm vi chưa đầy 5 năm, chính sách văn hoá của Nhật chưa thể lấn át được chính sách văn hoá của thực dân Pháp. Chịu ảnh hưởng của văn hoá thực dân và phát xít, một bộ phận người dân việt Nam đã tiếp thu và đi theo tiếng gọi của nền văn hoá phản động. Họ sẵn sàng đánh mất giá trị truyền thống văn hoá ngàn đời của dân tộc Việt Nam để đổi lấy một phong cách sống âu hoá, hiện đại. Để phê phán phong cách “rất Tây” của tầng lớp địa Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 19 Luận văn tốt nghiệp Lớp cao học văn K47 <2002 -05> chủ phong kiến người Việt đã có nhiều tác phẩm trong dòng văn học hiện thực phê phán phán ánh hết sức sâu sắc. Đọc Giông Tố của Vũ Trọng Phụng người đọc cũng dễ dàng nhận ra một sự pha tạp, xáo trộn giữa nền văn hoá Đông và Tây. Có thể coi đây là một bức tranh toàn cảnh về nền văn hoá Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ này. ở nông thôn vẫn duy trì một nền văn hoá lạc hậu, hủ tục và tệ nạn. Giữa chốn bùn lầy nước đọng ấy, nổi lên cuộc sống tủi nhục, xác xơ, tù hãm của những người nông dân quần quật tối ngày như trâu ngựa vẫn không sao lo nổi ngày hai bữa. Bọn hương lý và chức dịch thi nhau đè đầu, cưỡi cổ, bóp nặn dân nghèo làm cho người nông dân không thể ngóc đầu lên được. ở làng Quỳnh Thôn “ chỉ cách xa huyện lỵ chưa đầy mười cây số ‟‟ mà dường như không có ánh sáng văn minh nào lọt tới đến mức “ một trí thức cao cấp” vào loại nhất làng như cụ đồ Uẩn cũng không thể nhận ra bộ mặt thật của bọn hương lý và chức dịch trong làng. Khi đám đông dân chúng hành quân lên cửa quan cũng chỉ là hình ảnh “ Cả bọn lôi thôi lốc thốc kéo nhau ra khỏi làng, trước những cặp mắt toét mà còn tò mò của bọn giai làng, trước những cái mồm cười rất khả ố”. Người nông dân thì lạc hậu như vậy còn ở thành thị thì một bộ phận người dân sống xa hoa, truỵ lạc, trác táng: “ một xã hội thất vọng truỵ lực, muốn phải làm cho những điều thất vọng phải tan ra khói”, gồm “ông chủ phòng mà Sở Liêm phóng không thương hại, mấy cậu học trò vừa ra khỏi trường mà đã oán giận xã hội không trọng dụng nhân tài, cụ phán già không được cưới thêm vợ, ông nhà văn có sách mới bị cấm, tay chủ báo bị kiện vì tội phỉ báng, tay phóng viên thiếu đầu đề, cô gái nhảy vừa đánh mất nhân tình, nhà tài tử cải lương không có người bao...” Đó là đám khách của Nghị Hách vào ngày nhà tư bản tính sổ doanh thương: “Bọn người mà bề ngoài đủ tỏ ra vẻ doanh nghiệp, vẻ sắc sảo, gian hùng ở những cái mũ cát két, ở những đôi giày ống, ở những cái kính cặp, ở những cái răng vàng... Trong bọn ấy, có anh coi đời như canh bạc lớn, làm việc thiện là để quảng cáo cho mình, Học viên: Vũ Thị Lan Trang: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan