Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1985...

Tài liệu Luận văn nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1985

.PDF
56
140
128

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ HUYỀN NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ HUYỀN NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. LA NGUYỆT ANH HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các Thầy Cô giáo khoa Ngữ văn và các Thầy Cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo, TS.La Nguyệt Anh-Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận với đề tài: “NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985”. Trong quá trình nghiên cứu, tôi gặp không ít khó khăn và hạn chế về mặt tài liệu, kinh nghiệm, kinh tế... nên đề tài chưa được như ý muốn của người thực hiện. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo và toàn thể các bạn đọc quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985” hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS.La Nguyệt Anh là công trình nghiên cứu riêng của tôi, đề tài không trùng lặp với bất cứ một công trình khoa học nào khác. Đề tài được thực hiện tại khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền MỤC LỤC _Toc481151279 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4 6. Đóng góp của khóa luận.......................................................................... 5 7. Cấu trúc khóa luận .................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG ........................................................ 6 1.1. Khái niệm và cách phân loại nhân vật văn học .......................................... 6 1.1.1. Khái niệm nhân vật ........................................................................... 6 1.1.2. Cách phân loại nhân vật văn học ..................................................... 7 1.1.2.1. Nhân vật chính, nhân vật phụ .................................................. 7 1.1.2.2. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện ............................. 8 1.1.2.3. Nhân vật nữ .............................................................................. 9 1.2. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Khải.......................... 11 1.2.1. Khái quát cuộc đời .......................................................................... 11 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác .......................................................................... 13 1.2.2.1. Giai đoạn trước năm 1978 ..................................................... 14 1.2.2.2. Giai đoạn sau năm 1978......................................................... 15 1.2.2.3. Khảo sát những truyện ngắn sau 1985 của Nguyễn Khải...... 16 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 .......................................................................... 19 2.1. Cách lựa chọn và thể hiện nhân vật nữ của Nguyễn Khải ....................... 19 2.1.1. Phẩm chất của nhân vật nữ ............................................................. 20 2.1.2. Nhân vật nữ với những khát vọng hằng thường ............................. 27 2.2. Nhân vật nữ trong các mối quan hệ ......................................................... 30 2.2.1. Nhân vật nữ trong mối quan hệ gia đình........................................ 31 2.2.2. Nhân vật nữ trong mối quan hệ xã hội............................................ 34 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 ........................................... 37 3.1. Ngôn ngữ .................................................................................................. 37 3.1.1. Ngôn ngữ nhân vật .......................................................................... 37 3.1.2. Ngôn ngữ người kể chuyện ............................................................. 40 3.2. Giọng điệu ................................................................................................ 42 3.2.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ ............................................. 43 3.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh ...................................................... 44 KẾT LUẬN .................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Nhà văn nổi tiếng với lí thuyết tình thương V.Huygo đã nói rằng: “Người phụ nữ cảm và nói theo trực giác của con tim nên chẳng bao giờ sai lầm. Không ai biết nói những lời sâu sắc và êm ái cho bằng người phụ nữ. Êm ái và sâu sắc, đó chính là con người họ”. Nhân vật nữ là hình tượng nhân vật văn học nhận được nhiều sự quan tâm của người nghệ sĩ từ cổ chí kim. Ở mỗi thời kì người phụ nữ được nhìn nhận, đánh giá dưới những góc độ khác nhau. Viết về nhân vật nữ chính là đi sâu vào tìm hiểu về con người họ, ở họ có cả những cái đẹp, cái chưa đẹp và còn có cả nhưng cái cao cả nhưng cũng rất đỗi đời thường. Sau 1985 cùng với sự mở rộng đề tài trong văn học, phụ nữ trở thành đề tài thu hút sự chú ý của người nghệ sĩ. Nhân vật nữ được khám phá ở nhiều chiều khác nhau đó là hình ảnh người phụ nữ giữa bộn bề lo toan cuộc sống, là khát vọng được yêu thương trọn vẹn, là hành trình tìm kiếm hạnh phúc đời thường... Mỗi người có một số phận riêng, hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Qua mỗi trang viết, mỗi thân phận là bức thông điệp thú vị về cuộc sống dù có đau đớn, mất mát nhưng vẫn thấm đẫm chất nhân văn. Trong văn học Việt Nam đề tài về người phụ nữ là một mảng đề tài lớn đã thu hút rất nhiều tác giả văn học quan tâm trong đó phải kể đến Nguyễn Khải - một trong những cây bút tiêu biểu của dòng văn học Việt Nam hiện đại. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy đề tài viết về nhân vật nữ xuất hiện khá nhiều trong các sáng tác của ông, đặc biệt là ở các sáng tác sau năm 1985. Nếu như ở truyện ngắn giai đoạn trước, nhân vật của ông hầu hết là trẻ tuổi, tự tin khẳng định tương lai của mình thì đến giai đoạn này, ông viết nhiều về những người lớn tuổi, những người thất bại “lạc thời”, đơn độc: một người mẹ cả đời hi sinh vì con cái, lúc tuổi già phải sống vạ vật 1 vỉa hè để con không bị “mất thể diện” trước bạn bè (Mẹ và các con), một người vợ sống như nô lệ bên ông chồng gia trưởng ích kỉ và thực chất vô tích sự mà lúc nào cũng mang mặc cảm mình không xứng đáng với chồng (Đời khổ)... Như vậy, cùng với quan niệm sống, kinh nghiệm thẩm mĩ của nhà văn cũng có nhiều sự thay đổi. Nguyễn Khải đo cái đẹp bằng nhãn quan văn hóa mà tiêu biểu là cái đẹp nữ tính (Mẹ và con, Người vợ, Đời khổ, Một người Hà Nội...). Từ góc độ văn hóa, ông đặt ra những vấn đề rất có ý nghĩa như nhu cầu hạnh phúc của người già (Nắng chiều), sự công bằng đối với con trẻ (Người vợ)... Nghiên cứu đề tài“Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985” giúp chúng tôi nhận thức rõ hơn về hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Khải từ sau 1985 nói riêng. Đề tài này sẽ là nguồn tư liệu phục vụ cho việc học tập và giảng dạy sau này. Với tất cả những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là một tài liệu bổ ích giúp bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về thế giới nhân vật nữ vô cùng phong phú và hấp dẫn trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. Đồng thời, giúp cho độc giả cũng như bản thân người thực hiện đề tài thêm lòng kính yêu, quý trọng những tinh hoa nghệ thuật của Nguyễn Khải cũng từ đó giúp cho việc học tập và nghiên cứu về Nguyễn Khải được dễ dàng hơn. 2. Lịch sử vấn đề Là cây bút đều đặn, miệt mài và thành công hơn cả ở thể loại truyện ngắn, Nguyễn Khải và các tác phẩm của ông đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình. Nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Khải nói chung và truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 đã có rất nhiều công trình, bài viết như: 2 Tác giả Bích Thu trong bài viết Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm 80 đến nay trên Tạp chí Văn học số 10, 1997 đã nêu khái quát những vấn đề có liên quan đến giọng điệu trong các sáng tác của Nguyễn Khải sau 1985. Tác giả Nguyễn Văn Long với Nguyễn Khải và sự đổi mới quan niệm về con nguời trong Một nguời Hà Nội đăng trên Tạp chí văn nghệ quân đội đã chỉ ra những chuyển biến ngày càng mạnh mẽ triệt để trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Khải. Bên cạnh đó, tác giả cũng có những khái quát về nhân vật nữ, đó là những nhân vật có cá tính, thông minh, sắc sảo nhưng lại rất khéo léo [6]. Tác giả Đào Thủy Nguyên trong bài viết Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích đã đưa ra nhận xét: Những người phụ nữ trong Người vợ, Chút phấn ở đời, Nếp nhà, Một người Hà Nội… đều là những con người biết giữ gìn phẩm giá và nhân cách bằng chính nghị lực và lòng tự trọng của mình. Lí trí luôn là những người bạn đường dẫn dắt và mách bảo và mách bảo để họ có thể sống tốt hơn và người hơn, trong bất kì cảnh ngộ nào” [11,151]. Bàn về Thế giới nhân vật Nguyễn Khải theo dòng thời gian, tác giả Đào Thủy Nguyên nhận định: “Người phụ nữ trước đây trong Mùa lạc, Chuyện người tổ trưởng máy kéo, Một cặp vợ chồng… dường như đi từ bóng tối ra ánh sáng. Còn bây giờ, người phụ nữ trong Đời khổ, trong Người vợ lại đi trong sự giao hòa của những khoảng sáng tối. Cái dấu ấn một thời của họ dường như được hòa tan trong cái vĩnh viễn của mọi thời. Qua đó, người vợ, người mẹ cụ thể được đưa lên tầm người phụ nữ Việt Nam mà không cần một lời bình luận văn vẻ hay một sự khoa trương nào” [11,76]. Có thể nói, người phụ nữ luôn luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tác văn chương. Nhân vật nữ được khám phá dưới nhiều chiều kích khác 3 nhau, chính vì thế chân dung người phụ nữ hiện lên nguyên vẹn trên từng trang viết. Qua mỗi trang viết, mỗi thân phận, mỗi mảnh đời là thông điệp thú vị về cuộc sống: dù có đau đớn mất mát nhưng vẫn thấm đẫm chất nhân văn. Số lượng các bài viết, các ý kiến đánh giá về Nguyễn Khải và các tác phẩm của ông rất phong phú. Mặc dù có nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến phong cách sáng tác của Nguyễn Khải nhưng vẫn chưa có một chuyên luận nào đi sâu tìm hiểu nhân vật nữ trong các sáng tác của Nguyễn Khải sau 1985. Trên tinh thần tiếp thu, phát trển ý kiến của những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn góp phần nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề: Nhân vật nữ trong sáng tác Nguyễn Khải sau 1985. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 người viết muốn làm rõ những đóng góp của nhà văn trong việc xây dựng hình tượng nhân vật và đặc biệt trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong văn học Việt Nam sau thời kì đổi mới đất nước. Đây là hình thức nghệ thuật độc đáo, qua đó khẳng định vị trí của nhà văn Nguyễn Khải đối với nền văn học hiện đại Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu hệ thống nhân vật nữ trong các sáng tác của Nguyễn Khải sau năm 1985. Tìm hiểu phương thức xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1985 để thấy được nét đặc sắc, cái “tôi” rất riêng của tác giả. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hệ thống nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. - Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Do giới hạn của đề tài khóa luận chủ yếu đi sâu nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Khải được đưa vào Tuyển tập Nguyễn Khải tập III ( Nhà xuất bản Văn học Hà Nội - 1996). 4 6. Đóng góp của khóa luận Với đề tài này, khóa luận góp phần làm rõ hơn phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong thời kì đổi mới. Khóa luận cũng là một tư liệu thiết thực và có ý nghĩa trong học tập và giảng dạy những tác phẩm có liên quan đến Nguyễn Khải ở môn Ngữ văn THPT. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 Chương 3: Phương thức thể hiện nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Khái niệm vàcách phân loại nhân vật văn học 1.1.1. Khái niệm nhân vật Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán chủ biên) nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Đó chính là nơi “tác giả gửi gắm thông điệp và độc giả tiếp nhận,“giải mã” những vấn đề hiện thực cốt yếu đặt ra trong tác phẩm” [5,235], nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Nhân vật văn học còn thể hiện quan điểm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế, nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm. Theo cuốn Lí luận văn học (tập 2) (Trần Đình Sử chủ biên) nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ [8,114]. Nhân vật văn học luôn hiện hữu trong các tác phẩm văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, bà Hiền, chị Bơ... hay những nhân vật không tên như chị vợ của Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân, thằng bán tơ trong Truyện Kiều, nhân vật bà cô trong Nếp nhà của Nguyễn Khải... Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhất. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, có tiểu sử như một khách thể thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. 6 Nhân vật do đó không chỉ là hình thức cơ bản thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người mà còn là hình thức cơ bản để khái quát những qui luật của đời sống và là nơi tập trung mọi giá trị - tư tưởng của nghệ thuật. Qua nhân vật, người đọc có thể hiểu được tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm và cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhân vật là đứa con tinh thần, là sản phẩm, là vốn sống trực tiếp của nhà văn, là nơi thể hiện rõ nhất quan điểm nghệ thuật cũng như quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người. 1.1.2. Cách phân loại nhân vật văn học Nhân vật văn học là một hiện tượng đa dạng cho nên các phương diện loại hình của nhân vật cũng hết sức đa dạng. Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, có thể phân chia thành các loại hình nhân vật khác nhau. Chẳng hạn, căn cứ vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ; căn cứ vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện,… 1.1.2.1. Nhân vật chính, nhân vật phụ Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Nhân vật chính trong Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là bà Hiền, nhân vật tôi,… đó là những người tham gia vào những sự kiện chính trong tác phẩm. Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm về mặt ý nghĩa, đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Chẳng hạn như bà Bơ trong Nắng chiều, chị Khuê trong Người vợ, bà Hiền trong Một người Hà Nội. 7 Ngoài nhân vật chính, trong tác phẩm văn học còn có nhân vật phụ. Các nhân vật có tính cách, tình tiết như nhân vật “tôi” trong Một người Hà Nội, người vợ trong Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, bà Xuân Thái trong Chuyện tình của mỗi người... Bên cạnh đó, còn có nhân vật phụ chỉ thấp thoáng trong các tình tiết như: Huy, Thành, Đồi trong Một thời gió bụi. Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung, họ chẳng những là một bộ phận không thể thiếu trong bức tranh chung, mà nhiều khi, nhân vật phụ hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm. 1.1.2.2. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Xét về phương diện hệ giá trị, về quan hệ đối với lí tưởng, các nhân vật lại có thể chia ra thành nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực). Sự phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập về quan điểm tư tưởng và lí tưởng sống. Nhân vật chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của thời đại. Ngược lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng, đáng lên án và phủ định. Hai loại nhân vật này luôn đối kháng nhau như nước với lửa và nó thường được in dấu rõ nét trong hệ thống các truyện cổ tích, truyền thuyết... Trong văn học hiện thực, nhiều khi không dễ dàng tách bạch nhân vật chính diện và phản diện. Theo Bakhtin “cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn đặc điểm phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc” [9,132]. Nhân vật phản diện trong văn học hiện thực nhiều khi không phải là do làm việc xấu, thiếu đạo đức, mà chủ yếu là do thiếu tính người, thiếu ý thức người. 8 1.1.2.3. Nhân vật nữ Phụ nữ từ lâu được xem là biểu tượng của cái đẹp, hiện thân của sự sinh tồn và luân chuyển sự sống. Hình tượng người phụ nữ luôn là một đề tài quen thuộc nhất và dường như phụ nữ là một nguồn cảm hứng vô tận mà văn học muôn đời vẫn chưa khai thác hết. Văn học truyền thống Việt Nam mọi thời đều dụng công khám phá đề tài người phụ nữ. Trong văn học dân gian, nhân vật nữ đại diện cho lí tưởng thẩm mĩ của nhân dân hiện lên trong các câu chuyện cổ tích thường có sốphận bi thảm nhưng luôn tỏa sáng những nét đẹp: hiền lành, chăm chỉ, giàu đức hi sinh, giàu lòng nhân ái và cuối cùng chắc chắn sẽ được hưởng hạnh phúc. Người phụ nữ trong ca dao lại mang vẻ đẹp đằm thắm ý nhị, dịu dàng và kín đáo nhưng đồng thời cũng là hiện thân cho những bi kịch, phải gánh chịu số phận bất hạnh, không có quyền tự quyết định cho cuộc đời mình. Đến văn học trung đại đã có biết bao tiếng nói xót xa, thương cảm cho thân phận người phụ nữ bị chà đạp, vùi dập trong xã hội phong kiến. Trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là hình ảnh những người phụ nữ đức hạnh, đẹp người, tốt nết luôn khát khao một cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng bị những thế lực cường quyền và cả thế lực phong kiến khắc nghiệt xô đẩy đến những cảnh ngộ éo le, ngang trái bất hạnh. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 tiếp tục khai thác đề tài về người phụ nữ. Sáng tác của Tự Lực Văn Đoàn, đặc biệt là của Nhất Linh đã xuất hiện hình ảnh những người phụ nữ mới, đòi quyền tự do yêu đương vượt lên mọi lễ giáo phong kiến như Nhung trong Lạnh lùng (Nhất Linh), Loan trong Đoạn tuyệt (Nhất Linh),… Văn học hiện thực phê phán giai đoạn này đi tìm hiểu những bi kịch khác nhau trong cuộc đời của người phụ nữ. Đó là cuộc đời đầy cơ cực, lắm đắng cay của chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tám Bính trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, hay thân phận của một “dị nữ” như 9 Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Người phụ nữ trong các tiểu thuyết, truyện ngắn của các nhà văn hiện thực hiện lên như một biểu tượng trong văn học về nỗi khổ đau, bất hạnh chồng chất của kiếp người và cuộc đời họ bao giờ cũng kết thúc trong sự tuyệt vọng, bế tắc. Đến văn học giai đoạn 1945 - 1975, nhân vật nữ tiếp tục được phản ánh và được làm nổi bật trong mối quan hệ với các vấn đề chung của thời đại. Tắm mình trong bầu không khí hào hùng của dân tộc, người phụ nữ góp phần không nhỏ làm nên những chiến thắng vẻ vang. Đó là chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Có thể thấy, nhân vật nữ trong giai đoạn này là con người của cộng đồng, của xã hội, gắn với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc được soi rọi dưới cái nhìn lí tưởng mang tính sử thi. Sau năm 1985, văn học có xu hướng trở về cái đời thường muôn mặt, cảm hứng sử thi nhạt dần thay thế vào đó là cảm hứng thế sự - đời tư. Vấn đề các nhà văn quan tâm không phải là cuộc sống chiến đấu dũng cảm vì dân vì nước của người phụ nữ nữa mà là những lo toan thường nhật, nỗi đau đớn mất mát của họ. Nhân vật nữ xuất hiện đa dạng, phong phú và mỗi nhà văn tìm thấy cho mình một hướng đi riêng. Qua đây, chúng ta thấy hình tượng nhân vật nữ là hình tượng xuyên suốt và nổi bật trong nền văn học Việt Nam, gắn liền với sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người qua các giai đoạn văn học. Có một đặc điểm là người phụ nữ luôn là hình ảnh tích cực, được nhà văn gửi gắm nhiều tình cảm thương yêu trân trọng: nhẫn nại, đa cảm, thua thiệt và chủ động, đó dường như là nét tiêu biểu của nhân vật nữ trong văn học Việt Nam ở mọi thời. Có thể thấy, nhân vật nữ trong các tác phẩm văn học luôn mang trong mình thiên tính nữ. Theo tác giả Nguyễn Xuân Kháng “Thiên tính nữ đơn thuần là tính mềm mại, tính nhu, uyển chuyển của người phụ nữ” [3,164]. 10 Thiên tính nữ trong văn học trước hết được biểu hiện là tinh thần của cái đẹp, đó là tấm lòng bao dung hào phóng với tất cả mọi người, đó là thiên tính làm mẹ, tình cảm hồn nhiên muốn đùm bọc, che chở, cứu giúp. Thiên tính nữ còn được thể hiện ở tấm lòng bao la sẵn sàng cảm thông với mọi người. Nhìn chung, khi xây dựng các nhân vật nữ, các nhà văn khai thác và ngợi ca vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ trên cơ sở kế thừa và phát huy quan điểm thẩm mỹ và giá trị truyền thống. Đó là vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sự độ lượng, tấm lòng khoan dung, trắc ẩn và đức hy sinh của người phụ nữ. 1.2. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Khải 1.2.1. Khái quát cuộc đời Tác giả Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 03/12/1930 ở phố Hàng Cót - Hà Nội trong một gia đình quan lại phong kiến. Quê cha ở phố Hàng Nâu (Nam Định), quê mẹ ở xã Hiến Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông nội của Nguyễn Khải là tri phủ, bố Nguyễn Khải là tri huyện nhưng Nguyễn Khải lại chịu số phận của cảnh “vợ lẽ con thêm”. Trong xã hội phong kiến trước đây, “vợ lẽ con thêm” là những thân phận bèo bọt bị rẻ rúng thậm chí là bị từ bỏ, cha và mẹ cả đã đối xử rất bất công với mẹ của ông. Suốt thời thơ ấu, Nguyễn Khải phải sống trong cảnh buồn tủi, lúc ở với mẹ đẻ, lúc ở với mẹ cả, khi sống đậu ở nhà anh (cùng cha khác mẹ) ở Hải Phòng. Nhiều lần bị lăng nhục, bị đổ oan là “thằng ăn cắp” Nguyễn Khải đã có một tuổi thơ đầy cay đắng và nhiều nước mắt. Cha ông đã không nhìn nhận đứa con do chính mình sinh ra vì thế khi nghĩ về cha đối với Nguyễn Khải là một quá khứ nhiều đau buồn. Năm 12 tuổi, Nguyễn Khải từ Hải Phòng lên Hà Nội trú trong căn gác chật hẹp. Ba mẹ con sống chật vật, đã có lúc bà mẹ nghĩ đến việc chết với hai đứa con cho đỡ khổ. Mãi về sau này nhà văn vẫn không sao quên được cảm giác bị tổn thương và nỗi hờn giận đã gặm nhấm tâm hồn ông những năm 11 tháng sau đó: “Tưởng là con cha cháu ông hóa ra không phải, chỉ là con thêm con thừa” [9,125]. Bao nhiêu mơ mộng của tuổi thơ chốc lát mất sạch, cái sự thật về thân phận qua mỗi tháng lại tuột ra một lớp vỏ, rút lại cái lõi của nó không đáng một xu. Nhưng chính trong hoàn cảnh cay đắng ấy đã làm bùng cháy ở ông về ý thức thân phận và ý chí sống để khẳng định mình: “Vậy thì phải sống, sống bằng cái nhẫn nhục, cái chịu đựng chịu thương chịu khó, không giây phút nào được buông lơi, không giây phút nào được huyễn hoặc. Sống cho hết cái có thể của mình rồi đời sẽ giúp mình sau” [9,201]. Cách mạng tháng Tám đến với ông như một ân huệ lớn, ông đã tìm được niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình, được trả lại tư cách làm người, được chọn con đường viết văn để thực hiện cách sống, tạo dựng uy tín, danh dự. Đây là con đường để ông đền đáp ơn nghĩa cách mạng và rửa sạch nỗi hờn tủi bị chính những người ruột thịt hắt hủi. Đầu năm 1947, ông tham gia kháng chiến ở Hưng Yên, gia nhập đội quân tự vệ ở thị xã rồi trở thành chiến sĩ một đơn vị bộ đội ở địa phương. Một thời gian làm y tá, sau đó ông lại trở thành phóng viên báo của tỉnh Hưng Yên. Từ đây Nguyễn Khải một lòng dùng cuộc đời mình để đền đáp cách mạng và ông đã chọn văn chương để trả ơn cách mạng. Từ cuối năm 1950, Nguyễn Khải được cử đi tham dự lớp nghiên cứu văn nghệ do Hội văn nghệ Trung ương và chi hội văn nghệ Khu IV tổ chức tại Vĩnh Lộc - Thanh Hóa. Bước ngoặt lớn nhất vào tháng 5/1951, ông được cử đi dự trại viết của hai chi đội văn nghệ Liên khu III và Liên khu IV tổ chức tại Kim Tân - Thanh Hóa. “Đó là mốc quan trọng trên đường dẫn đến nghề văn của tôi” Nguyễn Khải đã nói như vậy về lớp học mà nhờ đó lần đầu tiên ông được tiếp xúc với các thần tượng văn học của ông: Nguyễn Tuân; Xuân Diệu... cuối khóa học Nguyễn Khải bắt đầu có truyện ngắn đăng báo. Năm 1955, ông trở về dự trại toàn quân để viết truyện anh hùng Mạc Thị Bười. Kết thúc trại viết ông có tác phẩm Người con gái quang vinh. 12 Năm 1956, ông chuyển công tác về Tạp chí Văn nghệ quân đội, làm việc cùng nhiều nhà văn nổi tiếng như: Thanh Tịnh, Chính Hữu,... Năm 1957 ông trở thành một trong những thành viên trẻ nhất tham gia thành lập Hội nhà văn Việt Nam. Tại đây ông đã phát biểu quan niệm nghệ thuật của mình như sau: “Nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người”. Quan niệm này đã chi phối trực tiếp phương hướng tiếp cận hiện thực của ông trong các sáng tác: lấy thế giới tinh thần, tư tưởng các lối sống và một nghệ thuật giàu màu sắc chính luận. Từ đại hội lần thứ hai, Nguyễn Khải trở thành Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên thường vụ về sau ông còn giữ nhiều trọng trách quan trọng đối với quá trình phát triển của Hội nhà văn. Sau năm 1975, ông đã cùng gia đình chuyển vào sinh sống ở Sài Gòn. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, “cái lí lịch đặc biệt của anh khiến anh hình như có hai con người trong một con người, có hai vùng thẩm mĩ trong một thế giới nghệ thuật” [9,201]. Trong ông có sự pha trộn giữ hai dòng máu “Dòng máu của lớp cùng dân từng bị dày xéo, lăng nhục” sẽ in dấu vào những lời văn “khi thì uất hận, khi thì xót xa - một thứ văn như để đòi nợ, như để trả thù, như để giải oan”. Còn dòng máu của tầng lớp thượng lưu lại sinh ra một Nguyễn Khải thích nói chuyện sang, thích nói giọng sang, dùng văn chương để phô bày cái hoàn hảo, lịch lãm. Với những đóng góp cho nền văn học nước nhà, năm 2000 Nguyễn Khải đã được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật và Giải thưởng ASEAN cùng năm đó. Năm 2008 nhà văn qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Trong một lần trả lời phỏng vấn, Nguyễn Khải tự chia sáng tác của mình thanh hai giai đoạn: “từ 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một cách, từ 13 1978 đến nay theo một cách khác” [9,203]. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Khải chúng tôi phần nào hiểu rõ cơ sở của sự phân chia này. Tuy nhiên, theo quan sát chủ quan của chúng tôi, quá trình sáng tác của Nguyễn Khải có thể chia thành hai gia đoạn: giai đoạn trước năm 1985 và giai đoạn sau năm 1985 1.2.2.1. Giai đoạn trước năm 1985 Ở giai đoạn này, các trang văn của Nguyễn Khải tập trung và hai mảng đề tài trung tâm: đề tài nông thôn và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đề tài chiến tranh cách mạng. Với đề tài nông thôn và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tác giả tập trung khẳng định vẻ đẹp của những con người lao động mới, những con người gắn kết cộng đồng trở thành nhu cầu máu thịt của mỗi cá nhân như cô Đào (Mùa lạc); Tấm (Đứa con nuôi);... Nguyễn Khải đã miêu tả bộ mặt đầy sức sống của nông thôn miền Bắc với những vẻ đẹp mới mẻ trong các mối quan hệ đầy tin cậy giữa tập thể với cá nhân, giữa cấp trên và cấp dưới, tình đồng chí, tình bạn bè,... vừa tỏ thái độ không khoan nhượng với những biểu hiện tiêu cực không mang tinh thần chủ nghĩa xã hội như lối làm ăn kiểu phường hội: Tuy Kiền (Tầm nhìn xa); Mơ (Chủ tịch huyện)… Ở đề tài chiến tranh và cách mạng, Nguyễn Khải đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp của con người Việt Nam: lòng yêu nước, tinh thần kỉ luật, niềm khát khao khẳng định phẩm giá trước kẻ thù, tỉnh táo trong nhận thức, thông minh tháo vát trong hành động và đức tính kiên nhẫn, khiêm nhường. Ông ít diễn tả khía cạnh mất mát hay mặt trái của chiến tranh mà khám phá sức mạnh tinh thần tiềm ẩn trong mỗi con người, đặt họ vào các tình huống thử thách để bắt họ bộc lộ tài trí, nhân cách. Các tác phẩm đều ít nhiều tạo được không khí nhờ các chi tiết đặc sắc và nhờ giọng kể sôi nổi, hóm hỉnh giàu màu sắc hùng biện. Tuy nhiên, nhiệt hứng ngợi ca khẳng định rõ ràng đã làm cho các trang viết về 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan