Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết nam triều công nghiệp diễn chí của n...

Tài liệu Luận văn nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết nam triều công nghiệp diễn chí của nguyễn khoa chiêm

.PDF
112
144
96

Mô tả:

Header Page 1 of 112. x ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THUỲ LINH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1 Header Page 2 of 112. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THUỲ LINH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Gia Võ THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2 Header Page 3 of 112. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Xác nhận của người hướng dẫn khoa học Tác giả luận văn TS. Ngô Gia Võ Nguyễn Thuỳ Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3 Header Page 4 of 112. LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Gia Võ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình và những người thân yêu đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thuỳ Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4 Header Page 5 of 112. i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục ........................................................................................................... i MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 NỘI DUNG ................................................................................................... 8 Chương 1 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ VÀ KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ LÍ THUYẾT TỰ SỰ HỌC ................................................................................................. 8 1.1. Khái lược về tác giả, tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí .......... 8 1.1.1. Về tác giả Nguyễn Khoa Chiêm .................................................... 8 1.1.2. Về tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí ...............................11 1.2. Lý thuyết chung về tự sự học và việc vận dụng lý thuyết tự sự học vào nghiên cứu tác phẩm...........................................................................27 1.2.1. Lý thuyết chung về tự sự học .......................................................27 1.2.2. Việc vận dụng lí thuyết tự sự vào nghiên cứu tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí ......................................................................32 Chương 2 CẤU TRÚC TỰ SỰ CỦA NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ....................................................................................................35 2.1. Cách xây dựng truyện.........................................................................35 2.1.1. Dung lượng truyện dài.................................................................35 2.1.2. Cốt truyện phức tạp ......................................................................37 2.2. Tự sự về thế giới nhân vật ..................................................................51 2.2.1. Thế giới nhân vật .........................................................................51 2.2.2. Sự kiện chân thực........................................................................63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5 Header Page 6 of 112. ii 2.3. Tự sự về những truyện kì ảo..............................................................71 2.3.1. Nhân vật và hoàn cảnh .................................................................71 2.3.2. Chiều sâu tâm linh và đạo lý ........................................................75 2.4. Tự sự bằng thơ ...................................................................................77 2.4.1. Truyện giới thiệu về thơ ...............................................................77 2.4.2. Lời bình bằng thơ trong truyện.....................................................82 Chương 3 HÌNH THỨC TỰ SỰ CỦA NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ....................................................................................................87 3.1. Vai trò của người kể chuyện trong Nam triều công nghiệp diễn chí ...87 3.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba khách quan.....................................87 3.1.2. Điểm nhìn nghệ thuật từ bên ngoài...............................................90 3.2. Nghệ thuật kể chuyện trong Nam triều công nghiệp diễn chí..............92 3.2.1. Cách mở đầu trực tiếp ..................................................................92 3.2.2. Cách dẫn dắt chuyện lôgic............................................................94 3.2.3. Kết thúc chuyện khép kín .............................................................96 PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6 Header Page 7 of 112. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học trung đại Việt Nam có lịch sử gần một ngàn năm. Có thể nói, thành tựu của văn học viết Việt Nam dường như được tập trung nhiều nhất vào văn học trung đại. Trong mười mấy thế kỷ ấy, văn học thế kỷ XVIII đã có bước phát triển vượt bậc đạt được những thành tựu rực rỡ. Cùng với các thể loại văn học khác, văn xuôi tự sự trong đó có tự sự lịch sử phát triển khá mạnh mà tiêu biểu có tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, tác phẩm mở đầu cho sự ra đời của một thể loại mới – tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam. Tác phẩm này còn có các tên gọi khác như: Trịnh – Nguyễn diễn chí; Mộng bá vương; Việt Nam khai quốc chí truyện; Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí; Nam Việt chí; Công nghiệp diễn chí. 1.1. Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán thành công ở cả hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật và được đánh giá là tác phẩm có ý nghĩa khai sinh ra nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi của Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Đăng Na đã khẳng định: “Mặc dù đương thời chưa ra đời thể loại truyện ngắn lịch sử, nhưng với Nam triều công nghiệp diễn chí thì tiểu thuyết lịch sử Việt Nam viết theo lối chương hồi đã xuất hiện”[35,23]. Từ đây văn xuôi tự sự trưởng thành, đủ sức phản ánh những vấn đề lịch sử rộng lớn với tầm khái quát hóa cuộc sống trên qui mô toàn dân tộc. Tuy có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng dường như tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc. Hầu như khi nhắc đến tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thì người ta chỉ nhắc nhiều đến Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, một đỉnh cao của thể loại này. Điều đó chưa thật công bằng với Nam triều công nghiệp diễn chí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7 Header Page 8 of 112. 2 Vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí một cách khoa học sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá đúng mức giá trị của tác phẩm và góp phần đem đến cho bạn đọc các thế hệ sự hiểu biết đầy đủ hơn nữa về một tác phẩm văn xuôi tự sự chữ Hán đặc sắc trong nền văn học Việt Nam. 1.2. Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, ta không chỉ thấy ấn tượng ở chỗ tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật mà còn tài hoa trong cách kể chuyện. Việc các nhân vật lịch sử được đưa vào tác phẩm và trở thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo đã khẳng định tài năng sáng tạo của tác giả. Các nhân vật trong tác phẩm vừa được bảo lưu những đặc điểm vốn có thật trong lịch sử vừa được hư cấu, sáng tạo thành những nhân vật văn học thực sự. Cách dẫn chuyện, kể chuyện thật tự nhiên và linh hoạt khiến cho tác phẩm thu hút được sự theo dõi chú ý của bạn đọc chứ không khô khan cứng nhắc như những truyện kể lịch sử thong thường. Do đó, việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí sẽ giúp ta đi sâu vào một phương diện quan trọng trong giá trị nghệ thuật của tác phẩm, góp phần lý giải được câu hỏi vì sao đó lại là tác phẩm được đánh giá là có ý nghĩa khai sinh ra nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi của Việt Nam. Mặt khác, hiện nay trong chương trình ngữ văn nhà trường từ bậc trung học đến đại học đều không được tiếp cận tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm một cách trọn vẹn và sâu sắc. Nhận thức được tầm quan trọng của tác phẩm nên người viết đã quyết định dành thời gian nghiên cứu Nam triều công nghiệp diễn chí, tập trung đi sâu vào vấn đề “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm”. Luận văn được hoàn thành sẽ góp phần soi sáng giá trị đặc sắc của một tác phẩm văn xuôi tự sự thời trung đại,khẳng định rõ hơn vị trí của Nguyễn Khoa Chiêm trong tiến trình văn học viết Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8 Header Page 9 of 112. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mặc dù Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm được đánh giá là tác phẩm có ý nghĩa mở đầu cho nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam nhưng những tài liệu nghiên cứu và những bài viết về tác phẩm còn chưa nhiều, đặc biệt là những công trình nghiên cứu lớn còn rất ít. Mặt khác, nghiên cứu văn học theo hướng tự sự học cũng là một hướng nghiên cứu còn mới nên những bài viết, cũng còn thưa vắng. Bản thân tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí hay còn gọi là Việt Nam khai quốc chí truyện là tác phẩm có số phận đầy trắc trở, phức tạp. Từ quá trình hoàn chỉnh tác phẩm, tên gọi, tác giả đến những ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này có nhiều kiến giải, đánh giá khác nhau. Điểm qua ý kiến của các nhà nghiên cứu từ khi tác phẩm ra đời đến nay, ta sẽ nhận thức rõ hơn điều đó. Theo cuốn Việt Nam khai quốc chí truyện, tác giả Ngô Đức Thọ đã giới thiệu rằng: Người đầu tiên nói đến tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là danh sĩ triều Nguyễn, Trịnh Hoài Đức (1765 – 1825) Phó Tổng đài Sứ quán triều Minh Mệnh, tiếp đó là một học giả người Pháp tên là L. Cadière. Năm 1969, sử gia Phan Khoang khi nghiên cứu lịch sử xứ Đàng Trong đã được tham khảo một truyền bản của Nam triều công nghiệp diễn chí có tên sách là Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí. Ông xác nhận “Tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm có giá trị tư liệu lịch sử quí giá, nhưng cũng tinh tế để khỏi sa vào những tình tiết ít nhiều đã bị tiểu thuyết hóa”.[8,9] Năm 1974, Tập san Sử Địa đã đăng bài khảo cứu công phu Đúng ba trăm năm trước của tác giả Hoàng Xuân Hãn. Nhân kỷ niệm ba trăm năm ngưng chiến Nam – Bắc phân tranh thời Trịnh – Nguyễn, Hoàng Xuân Hãn đã căn cứ vào tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm để trình bày một cách tóm tắt những sự kiện chính của thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Ông viết: “…đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9 Header Page 10 of 112. 4 với những triều chúa Nguyễn, sách này có giá trị tương đương với sách Hoàng Lê nhất thống chí đối với các triều cuối Trịnh và đầu Tây Sơn…Tôi nghĩ rằng về đại cương cũng như về chi tiết sách này khá đáng tin cậy, nhất là về khoảng từ Chúa Sãi về sau”. [8,10] Hai nhà sử học là Hoàng Xuân Hãn và Phan Khoang đều khẳng định giá trị chân chính của tác phẩm, dẫu rằng mỗi người nhấn mạnh về một phương diện văn hoặc sử. Điều thú vị là dù thiên về văn hay sử thì cả hai nhà nghiên cứu trên đều khẳng định giá trị đặc biệt của tác phẩm này. Trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại - Tập 3, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, ở phần giới thiệu chung: Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại – quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật, Nguyễn Đăng Na đã nói đến “cách giới thiệu nhân vật” hay “lối tả người, giới thiệu nhân vật”[35,30-33] của Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung để thấy được những nét tương đồng và nhất là những nét khác biệt và độc đáo của Nguyễn Khoa Chiêm so với La Quán Trung. Tất cả nhằm khẳng định Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm không phải là sự mô phỏng của Tam quốc diễn nghĩa. Trong cuốn Nam triều công nghiệp diễn chí, Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003, ở lời giới thiệu: Nam triều công nghiệp diễn chí - tác giả - văn bản - tác phẩm, tác giả Ngô Đức Thọ cũng cho rằng: “Trên bình diện những sự kiện lịch sử từ nửa cuối thế kỷ XVI đến gần hết thế kỷ XVII, tác phẩm đã tái hiện nhiều nhân vật văn võ ở cả hai miền”[8,17] Điểm lại lịch sử nghiên cứu Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, chúng tôi nhận thấy các tác giả mới chỉ dừng lại ở chỗ giới thiệu, nêu vấn đề đối chiếu, so sánh, hoặc đánh giá khái quát giá trị tác phẩm, nhưng số lượng bài viết chưa nhiều. Đó cũng là những gợi ý và điều kiện để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10 Header Page 11 of 112. 5 người viết thực hiện đề tài này. Mong rằng với nỗ lực hết mình, chúng tôi sẽ có những đóng góp riêng trong việc khám phá giá trị và vẻ đẹp của tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi vào khám phá giá trị nghệ thuật của tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí. Đối tượng nghiên cứu tập trung vào “Nghệ thuật tự sự” – một biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần chủ yếu vào thành công của tác phẩm. 3.2 Phạm vi đề tài Văn bản nghiên cứu là tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, do các tác giả Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, người viết có thể sử dụng một số cuốn tiểu thuyết chương hồi tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam như Hoàng Lê nhất thống chí, Việt Lam tiểu sử… để so sánh nhằm đánh giá đúng đắn hơn giá trị của Nam triều công nghiệp diễn chí. Bên cạnh đó, người viết còn tham khảo thêm tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc là Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung để đặt tác phẩm vào thế đối sánh từ đó nhận thức sâu sắc hơn giá trị đích thực của tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Làm nổi bật tài năng, lối kể chuyện độc đáo của Nguyễn Khoa Chiêm qua những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí. Góp phần khẳng định vị trí mở đầu xứng đáng của tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí đối với nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11 Header Page 12 of 112. 6 Có thêm những tri thức cần thiết để vận dụng vào việc học tập, nghiên cứu các tác phẩm cùng thể loại cũng như việc giảng dạy tác phẩm văn học ở trường phổ thông. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ giá trị tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm về phương diện nghệ thuật tự sự. Đặt tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với các tiểu thuyết chương hồi của nền văn học Việt Nam về phương diện nghệ thuật tự sự, làm rõ những đóng góp của Nguyễn Khoa Chiêm trong nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, người viết sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp thống kê Trên cơ sở khảo sát tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí, người viết tiến hành thống kê và phân loại các cứ liệu. Đó là cơ sở khoa học chứng minh cho những luận điểm sẽ trình bày trong luận văn. 5.2. Phương pháp phân tích Đây là phương pháp được dùng để phân tích và miêu tả cụ thể các dữ liệu đã thống kê, từ đó đưa ra nhận xét cho các đặc điểm đã nêu. Kết quả thu được từ sự phân tích, miêu tả này sẽ là những luận cứ khảo chứng cho các luận điểm mà người viết đề xuất trong đề tài. 5.3. Phương pháp so sánh, tổng hợp và hệ thống Bên cạnh việc thống kê, phân loại, phân tích, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu giữa Nam triều công nghiệp diễn chí với một số tác phẩm văn học chữ Hán khác. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tổng hợp, xem xét tác phẩm trong hệ thống văn xuôi trung đại nói riêng và văn học trung đại nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn12 Header Page 13 of 112. 7 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai thành ba chương sau đây: Chương I: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí và khái lược chung về lí thuyết tự sự học Chương II: Cấu trúc tự sự của Nam triều công nghiệp diễn chí Chương III: Hình thức tự sự của Nam triều công nghiệp diễn chí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn13 Header Page 14 of 112. 8 NỘI DUNG Chương 1 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ VÀ KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ LÍ THUYẾT TỰ SỰ HỌC 1.1. Khái lược về tác giả, tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí 1.1.1. Về tác giả Nguyễn Khoa Chiêm Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm sinh năm Kỷ Hợi 1659, mất năm Bính Thìn 1736, người huyện Hương Trà, nay là Thừa Thiên Huế. Từng làm quan to cho triều Nguyễn và được phong tước Bảng Trung hầu, tự Bảng Trung. Ông vốn gốc người Hải Dương, cụ nội Nguyễn Đình Thân là thuộc hạ của Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng, theo Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa từ năm 1558, rồi nhập tịch ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, và trở thành khởi tổ của một dòng vọng tộc ở cố đô Huế. Nguyễn Đình Thân sinh ra Nguyễn Đình Khôi (1594 – 1678), tước Thuần Mỹ Nam. Đến năm 1638, Nguyễn Đình Khôi theo chúa Nguyễn Phúc Lan rời phủ chúa về vùng Hương Trà, Thừa Thiên Huế và ở luôn đấy rồi đổi họ thành Nguyễn Khoa. Nguyễn Khoa Danh (1632 – 1697) là con của Nguyễn Đình Khôi, tước là Cảnh Lộc bá. Ông kết hôn với bà Lê Thị Am và sinh được người con trai duy nhất là Nguyễn Khoa Chiêm. Sau này, Nguyễn Khoa Chiêm lấy bà Trần Thị Mận, con gái của cai bạ Trần Đình Ân và sinh được mười hai người con. Trong số tám người con trai ấy thì có Nguyễn Khoa Đăng, người con thứ ba là một viên quan giỏi, có tài xử kiện, được người cùng thời mệnh danh là “Bao Công”. Ông có công lớn trong việc diệt bọn cướp hung bạo thời nhà Hồ và trừ được sóng dữ ở phá Tam Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn14 Header Page 15 of 112. 9 Tuổi trẻ, Nguyễn Khoa Chiêm là người học rộng tài cao, am hiểu nhiều lĩnh vực, từng được bổ chức Thủy hạp. Đến năm 1701 là năm thứ mười đời chúa Nguyễn Phúc Chu, ông được giao việc đi Quảng Bình để đốc thúc việc đắp Chính Lũy, đi cùng đoàn còn có Văn chức Trần Đình Khánh, Cai cơ Ngoại tả Tôn Thất Diệu và Nội hữu Tống Thúc Tài. Đến năm 1710, ông được thăng chức Cai hạp ở Chính Danh, kiêm chức Tri bạ, do tài giỏi nên được Trần Đình Ân yêu mến và tiến cử với Chúa Nguyễn, từ đó ông được Minh Vương yêu mến và tin dùng. Vào năm 1718, Nguyễn Khoa Chiêm được thăng chức Cai bạ Phó đoán sự. Đến năm 1724, lại được thăng chức Tham Chính Chánh đoán sự, sau đó ông về trí sĩ và mất tại quê nhà vào năm 1736, hưởng thọ 77 tuổi. Sau khi ông mất, chúa Nguyễn ban tặng hàm Đại lý tự Thượng khanh, được ban tên thụy là Thuần Hậu. Khi nhắc đến Nguyễn Khoa Chiêm, sách Đại Nam liệt truyện tiền biên viết: “Nguyễn Khoa Chiêm là người giỏi văn chương, từng làm sách Nam triều công nghiệp diễn chí lưu hành ở đời”.[8,9] Thời đại Nguyễn Khoa Chiêm sống là thời đại đất nước đổ nát, nhân dân kiệt quệ vì các cuộc giao tranh nội quốc, giá trị đạo đức văn hóa bị băng hoại nặng nề. Nguyễn Khoa Chiêm được may mắn là người có chỗ đứng trong bộ máy thống trị, có bố vợ là một đại thần trong triều, được tham gia bàn việc quân cơ cho nên những tư liệu mà ông có được là đáng tin cậy. Đến cuối thế kỷ XVII, về cơ bản chiến tranh đã kết thúc nhưng lúc này đời sống nhân dân đã lâm vào cảnh khốn cùng, không thể vực lên ngay được, mọi mặt trong quốc gia đều bị suy thoái trầm trọng. Đất nước ta những năm tháng này do lâm vào cảnh nội chiến triền miên cho nên bộ máy chính quyền rất đặc biệt. Ở Đàng Ngoài, đã có vua (triều Lê) cai trị đất nước mà lại có chúa (Trịnh) cũng nắm quyền hành sinh sát như vua, thậm chí còn thâu tóm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn15 Header Page 16 of 112. 10 quyền hành và lấn lướt vua. Người dân lâm vào cảnh một cổ hai tròng: vua Lê – chúa Trịnh.Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn cai quản, tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn là bao khi mà nhân dân vẫn bị xoáy vào cuộc nội chiến giữa hai miền Nam - Bắc triều. Tất cả những khổ cực đau thương đều đè nặng lên cuộc sống của nhân dân hai miền, khiến cho lòng dân oán thán đến ngút trời . Điều đó đã buộc họ phải đứng lên đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến, và cuộc nổi dậy ấy đã diễn ra trên phạm vi toàn quốc với qui mô lớn chưa từng có. Họ đấu tranh nhằm thống nhất giang sơn xã tắc, đấu tranh cho chính cuộc sống của họ và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo. Phong trào Tây Sơn đã đập tan chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đánh sập tập đoàn Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Quang Trung năm 1789. Bối cảnh đất nước hỗn độn như vậy là cội nguồn cảm hứng thôi thúc tác giả phải viết nên một tác phẩm ghi dấu lại một thời kỳ lịch sử của đất nước. Thực ra, vào cuối thế kỷ XVII, ở nước ta đã xuất hiện tác phẩm: Nguyễn Cảnh Thị Hoan Châu ký – một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết dưới dạng gia phả của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Hoan Châu. Cuốn tiểu thuyết đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử trên 270 năm của dân tộc, từ vãn Hồ (năm 1406) cho đến Lê Trung hưng, đời Hy Tông, năm Vĩnh Trị thứ ba (1678). Theo một số nhà nghiên cứu, đây chính là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của nước ta. Còn với Nguyễn Khoa Chiêm, ông đã dùng ngòi bút của mình để ghi lại toàn cảnh xã hội lúc bấy giờ với một con mắt tinh tường, một đầu óc tư duy tổng hợp tuyệt vời. Ông đã sử dụng lối kể chuyện lịch sử vốn được nhân dân ta ưa thích kết hợp với cách hành văn độc đáo của mình. Đây là lối kể rất có ưu thế trong việc tái hiện lại môi trường xã hội, lịch sử rộng lớn, và Nguyễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn16 Header Page 17 of 112. 11 Khoa Chiêm đã phát huy được hết ưu thế của lối kể này trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí. 1.1.2. Về tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí 1.1.2.1. Vài nét về tiểu thuyết chương hồi Việt Nam Tiểu thuyết chương hồi là một thể loại thuộc loại hình văn hóa trung đại, xuất hiện và phát triển mạnh nhất ở Trung Quốc trong khoảng từ thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XIX. Đây là thể loại văn học được coi trọng và đánh giá rất cao trong văn học cổ Trung Quốc và văn học Việt Nam thời kỳ trung đại. Tiểu thuyết chương hồi là những tiểu thuyết trường thiên bao gồm nhiều hồi, đầu mỗi hồi có “hồi mục”, là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết chính của hồi. Mỗi hồi viết về một sự kiện chủ yếu và kết thúc hồi có lời dẫn dắt đến hồi tiếp. Căn cứ theo dung lượng, có thể chia tiểu thuyết chương hồi thành hai loại lớn và nhỏ. Loại lớn gồm khoảng một trăm hồi trở lên thường là những tiểu thuyết diễn nghĩa như Tam quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc…; hay những tiểu thuyết anh hùng như: Thủy hử; tiểu thuyết thần ma như Tây du ký; tiểu thuyết tình đời như: Kim Bình Mai, Hồng lâu mộng ….Tiểu thuyết chương hồi loại nhỏ có thể bao gồm hai- ba chục hồi có các tiểu thuyết tài tử giai nhân kể những mối tình của các đôi trai gái, thể hiện ước mơ hạnh phúc lứa đôi hay những tiểu thuyết khiển trách vạch trần những ung nhọt xã hội như tác phẩm Quan trường hiện hình ký. Nói về nguồn gốc của tiểu thuyết chương hồi, các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng từ những thoại bản (những văn bản làm gốc để người kể chuyện thuật lại cho thính giả nghe). Thoại bản chính là những câu chuyện sống thực, hình thành từ thói quen kể chuyện kết hợp với lối diễn xướng của người dân để trở thành một loại hình văn học bình dân đô thị tiêu biểu, thu hút được nhiều người xem. Truyện đem kể không chỉ gói gọn trong một đêm mà có thể kéo dài ra rất nhiều đêm. Dung lượng tăng nên cốt truyện phải ngắt nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn17 Header Page 18 of 112. 12 khúc, mỗi khúc đều có sự trọn vẹn tương đối về kết cấu, đồng thời cũng móc xích với khúc trước và khúc sau nhằm đáp ứng nhu cầu của khán giả và làm cho khán giả không thể bỏ cuộc giữa chừng. Do nguồn gốc sâu xa là thoại bản như vậy nên tiểu thuyết chương hồi cơ bản là tiểu thuyết hành động. Nhân vật chiếm lĩnh người nghe, người đọc bằng hành động và qua hành động mà biểu hiện tính cách. Lời trần thuật cô đúc, các chi tiết trữ tình ngoại đề ít có dịp chen vào câu chuyện. Thời lượng mỗi chương cũng đòi hỏi phải miêu tả hành động của nhân vật một cách chặt chẽ, hợp lý, kết chuỗi liên tục để câu chuyện đạt được sự thắt nút, mở nút đúng chỗ, không có chi tiết thừa thãi. Đặc trưng của thể loại này là phân chia cốt truyện thành các hồi và các sự kiện có vai trò đặc biệt quan trọng. Mỗi hồi bao giờ cũng có một bài thơ tóm lược nội dung được trình bày trong hồi. Cuối mỗi hồi thường có một bài thơ ngắn để đánh giá sự kiện hoặc nhân vật trong hồi và sau đó kết thúc bằng câu đại loại như: Muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ. Sang hồi mới, vấn đề lại được tiếp tục triển khai với một nhan đề mới. Việc phân chia thành từng hồi và kết thúc theo kiểu hạ hồi phân giải; tức là kết thúc hồi khi câu chuyện đang vào lúc căng thẳng có tác dụng quan trọng là nhằm thu hút, lôi cuốn người đọc, người nghe theo dõi tiếp các hồi sau cho đến khi kết thúc truyện. Thời gian trong tiểu thuyết chương hồi là thời gian đơn tuyến và một hướng. Kiểu kết cấu này có nguồn gốc sâu xa từ quan niệm của người xưa về thời gian và không gian, về mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong sáng tác nghệ thuật. Đó là kiểu kết cấu thời gian theo dòng tuyến tính, mọi sự kiện, chủ đề đều xoay quanh nhân vật chính theo dòng thời gian lịch sử từ năm này qua năm khác… Tác giả trong tiểu thuyết chương hồi thường đứng ở ngôi thứ ba dẫn dắt câu chuyện, giới thiệu nhân vật rồi sau đó để câu chuyện tự diễn biến, nhân vật tự suy nghĩ và hành động. Tác giả thường đưa ra những lời bình phẩm bằng các bài thơ hay đoạn thơ ngắn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn18 Header Page 19 of 112. 13 Ở phần mở đầu các hồi, tác giả thường dùng các câu có tính công thức như: Hãy nói về, Trước nói… Còn ở phần bình luận thường dùng thơ người khác, hoặc dẫn dắt bằng những câu như: Vậy nên đời sau có thơ rằng, Vậy nên đời sau có thơ than rằng, Mới thực là… Và kèm theo đó là những bài thơ tuy gần gũi với tư tưởng của tác giả nhưng lại không hoàn toàn mang dấu ấn chủ quan của tác giả. Do đó, có thể nói rằng ngôn ngữ trong tiểu thuyết chương hồi khá mờ nhạt. Tóm lại, tiểu thuyết chương hồi là thể loại tiểu thuyết được viết theo kết cấu chương hồi. Nó là kết quả đúc kết, kết tinh hệ thống hóa của các thoại bản dân gian. Thể loại này được khơi nguồn từ Trung Hoa vào đời Tống và phát triển nở rộ ở đời Minh – Thanh với hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng như: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần… Với sự phát triển nở rộ như vậy, thể loại tiểu thuyết này đã được du nhập sang một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam thời trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX thể hiện rõ nét nhất trong bộ phận văn học chữ Hán. Ở thời kỳ trung đại, mỗi một thể loại văn học đều bị chi phối bởi yếu tố xã hội, với tiểu thuyết chương hồi cũng vậy. Không phải khi mới được du nhập vào Việt Nam thể loại này đã phát triển ngay mà phải đến gần cuối thế kỷ XVIII- XIX trong những điều kiện nhất định của lịch sử xã hội, tiểu thuyết chương hồi mới được chính thức ra đời và phát triển ở nước ta. Trong bối cảnh văn học Việt Nam thời kỳ trung đại chịu ảnh hưởng lớn từ văn học Hán thì tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán lại là một hiện tượng độc đáo của văn học nước nhà thời kỳ này. Tiểu thuyết chương hồi phản ánh một chủ đề hoàn toàn khác với những tiểu thuyết đã ra đời trước đó, không hề đề cập đến đề tài tình yêu trai gái mà chỉ đề cập đến các vấn đề lịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn19 Header Page 20 of 112. 14 sử. Có thể khẳng định rằng thể loại này gắn liền với lịch sử, trực tiếp lấy lịch sử làm đề tài, thể hiện nổi bật tính chất văn, sử bất phân đồng thời cũng đậm chất văn chương do chú trọng vào tính cách, chi tiết biểu hiện, hình thức tác phẩm… Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII đã trải qua rất nhiều biến động, xã hội rối ren bởi những cuộc nội chiến, nhân dân cực khổ lầm than bởi sự vô tâm, trác táng, tranh giành quyền lực của giai cấp phong kiến . Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của người anh hùng Lê Lợi đã đánh tan cuộc xâm lược của giặc Minh giành lại chủ quyền cho đất nước và khai lập nên triều Lê. Nhưng suốt cả thời kỳ nhà Lê cai trị đất nước thì chỉ có duy nhất triều đại vua Lê Thánh Tông là nhân dân được yên ấm thực sự, xã hội thái bình yên vui. Các đời vua chúa sau đó thi nhau ăn chơi xa xỉ, bóc lột dân chúng đến tận xương tủy như ở đời vua Lê Tương Dực, Lê Uy Mục… đã làm cho đất nước suy vong, dân chúng điêu đứng. Trước tình cảnh đó, nhà Mạc dấy quân cướp ngôi nhà Lê nhằm gây dựng lại đất nước. Tuy nhiên, thời Mạc thống trị, đất nước ta vẫn chưa được thái bình, xã hội vẫn chưa được ổn định thực sự. Giai cấp phong kiến thì càng ngày càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn gây nên cuộc chiến tranh phong kiến kéo dài và chia cắt lãnh thổ triền miên. Đó là hai cuộc chiến tranh của các thế lực phong kiến: Lê – Mạc và cuộc chiến Trịnh – Nguyễn đã đưa đất nước và nhân dân Việt Nam vào cảnh lầm than cùng cực. Đến thế kỷ XVII, cục diện đất nước nhìn chung không thay đổi nhiều, lúc này đất nước bị chia cắt thành hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài, thế lực thống trị vẫn không thôi hưởng thụ và bóc lột quần chúng nhân dân, khiến cho nhân dân tiếp tục đau khổ lầm than. Thậm chí nhân dân Đàng Ngoài còn phải chịu cảnh một cổ hai tròng là vua Lê và chúa Trịnh thi nhau đàn áp bóc lột. Sống trong cảnh tối tăm mù mịt đó, nhân dân hai miền không lúc nào không có mơ ước về một cuộc khởi nghĩa đứng lên đập tan các thế lực phong kiến thống trị, thống nhất đất nước, xây dựng xã hội thanh bình yên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan