Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của thùy dương...

Tài liệu Luận văn nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của thùy dương

.PDF
122
109
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐỖ THỊ HUỆ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Thái Nguyên – 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐỖ THỊ HUỆ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ HẠNH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Thị Huệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS. Vũ Thị Hạnh đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Thị Huệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 6 4. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa đề tài ................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 7 6. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. 8 1. 1. Nhà văn Thùy Dương – cuộc đời và sự nghiệp văn chương ........................ 8 1.1.1. Đôi nét về cuộc đời nhà văn Thùy Dương .................................................. 8 1.1.2. Sự nghiệp văn chương của nhà văn Thùy Dương ....................................... 8 1.1.3. Quan điểm sáng tác của Thùy Dương ....................................................... 13 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ................................................................................. 16 1.2.1. Khái lược về nghệ thuật tự sự ................................................................... 17 1.2.2. Các phương diện trong nghệ thuật tự sự ................................................... 17 * Tiểu kết chương 1……………………………………………………………..26 Chương 2: NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG ............................................................. 27 2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết của Thùy Dương ............................................... 27 2.1.1. Nhân vật hồn ma ....................................................................................... 27 2.1.2. Nhân vật tự ý thức ..................................................................................... 33 2.1.3. Nhân vật cô đơn ........................................................................................ 39 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Thùy Dương ............. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv 2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ................................................... 44 2.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật.................................................... 47 2.2.3. Nghệ thuật khắc họa tâm lýnhân vật ......................................................... 51 * Tiểu kết chương 2............................................................................................. 55 Chương 3: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ XÂY DỰNG KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG ............................................................................................................................. 56 3.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu ........................................................................... 56 3.1.1. Kết cấu tình huống – tâm lí ....................................................................... 57 3.1.2. Kết cấu phân mảnh - dán ghép .................................................................. 62 3.1.3. Kết cấu bổ thuật ........................................................................................ 67 3.2. Nghệ thuật xây dựng không gian ................................................................. 69 3.2.1. Không gian xã hội xưa cũ ......................................................................... 70 3.2.2. Không gian xã hội hiện đại ....................................................................... 72 3.2.3. Không gian tâm linh .................................................................................. 76 3.3. Nghệ thuật xây dựng thời gian ..................................................................... 79 3.3.1. Thời gian đan xen, đồng hiện .................................................................... 80 3.3.2. Thời gian tâm lý ........................................................................................ 82 * Tiểu kết chương 3............................................................................................. 83 Chương 4: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ... 84 THÙY DƯƠNG .................................................................................................. 84 4.1. Đa dạng hóa ngôi kể và điểm nhìn trần thuật .............................................. 84 4.1.1. Phối hợp nhiều người kể chuyện trên một văn bản trần thuật ................. 84 4.1.2. Phối hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn trần thuật ......................................... 89 4.2. Giọng điệu trần thuật giàu sắc thái thẩm mỹ ............................................... 92 4.2.1. Giọng mỉa mai, châm biếm ....................................................................... 93 4.2.2. Giọng điệu đồng cảm, xót xa .................................................................... 96 4.2.3. Giọng điệu dí dỏm, hài hước ..................................................................... 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v 4.3. Ngôn ngữ trần thuật ................................................................................... 100 4.3.1. Ngôn ngữ vừa truyền thống, vừa hiện đại............................................... 100 4.3.3. Ngôn ngữ mang đậm chất trữ tình .......................................................... 105 * Tiểu kết chương 4........................................................................................... 109 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 111 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sau đổi mới 1986, văn học Việt Nam đã đạt được những thành công trên nhiều lĩnh vực, thể loại. Bên cạnh những cây bút kỳ cựu như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng,…sự xuất hiện của lớp nhà văn trẻ như Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Võ Thị Hảo, Đỗ Bích Thúy, ...Trong đó có Thùy Dương – một nhà văn nữ có cách viết mới lạ, hoàn toàn mới mẻ, tràn đầy tâm huyết đã thổi vào nền văn học nước nhà một luồng sinh khí mới. Trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại, Thùy Dương không còn xa lạ với những độc giả yêu thích văn chương, đặc biệt là tiểu thuyết. Không ồn ào trên các diễn đàn văn chương nhưng với số lượng tiểu thuyết được xuất bản đều đặn (Ngụ cư (2005), Thức giấc (2007), Nhân gian (2009) và gần đây nhất là cuốn tiểu thuyết có tên Chân trần (2013)), Thùy Dương đang từng bước khẳng định những trải nghiệm cùng sức viết tiểu thuyết của mình. Đặc biệt, Thùy Dương là một trong số ít tác giả viết tiểu thuyết mà tiểu thuyết nào của chị cũng đều dành được những giải thưởng văn chương: Thức giấc đạt giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết do Hội Nhà văn tổ chức năm (2008-2010); Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2011 với tiểu thuyết Nhân gian. Với giọng điệu trữ tình, sâu lắng, Thùy Dương viết về cuộc đời con người bằng những trải nghiệm cá nhân, thấm đẫm dấu ấn suy tư về cuộc đời nhân sinh cùng những trạng thái tâm linh hư ảo. Tác phẩm của chị có khả năng phản ánh các vấn đề gay gắt, nóng bỏng của xã hội hiện đại, đặc biệt có khả năng khai thác chiều sâu những góc khuất “thế giới bên trong” con người. Để làm được điều đó, nhà văn đã nhìn hiện thực cuộc sống và con người bằng góc nhìn mới đồng thời mạn dạn thực hiện nhiều thể nghiệm trong lối viết. Điều này đã khiến cho nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương chứa đựng nhiều yếu tố đổi mới, sáng tạo, mang lại giá trị và những hiệu quả nghệ thuật nhất định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 Với những đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật tiểu thuyết, những sáng tác của Thùy Dương cần được nghiên cứu một cách hệ thống nhằm ghi nhận đúng mức những đóng góp của Thùy Dương trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng tôi lựa chọn Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tiểu thuyết là thể loại “máy cái”, giữ vị trí trung tâm của một nền văn học. Bất cứ một nền văn học lớn nào cũng không thể nào vắng bóng tiểu thuyết. Bởi thế, tiểu thuyết góp phần quan trọng trong việc làm nên diện mạo của một nền văn học. Đặc biệt, với đặc trưng tiêu biểu của thể loại, nói như Bakhtin – tiểu thuyết là thể loại văn học tiếp nhận hiện thực đời sống ở thì hiện tại chưa hoàn thành – là thể loại văn chương luôn biến đổi, “nòng cốt thể loại chưa hề rắn lại” và chúng ta chưa thể đoán định được hết những biến đổi của nó, thì gắn liền với sức sống của thể loại này chính là những đổi mới không ngừng trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết để vượt qua những khuôn khổ sẵn có của thể loại. Chính vì thế mà những nghiên cứu về tiểu thuyết nói chung cũng như nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm bàn luận của các nhà nghiên cứu, các học viên, sinh viên và độc giả yêu mến văn chương. Tác giả Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm Thìn đã có nhiều ý kiến về tiểu thuyết và được ghi lại trong cuốn Văn học Việt Nam sau nam 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Trong công trình Văn học Việt Nam sau năm 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy cũng tập hợp nhiều bài nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại như: Bùi Việt Thắng với bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - nhìn từ góc độ thể loại; Nguyễn Hòa với Một cách lý giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại; Nguyễn Bích Thu với Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975; Nguyễn Thị Bình với Về một huớng thử nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỷ 80 đến nay…Các tác giả khẳng định tiểu thuyết Việt Nam đang phát triển theo hướng hiện đại hóa với nội dung và cách thức thể hiện mới phức tạp, đa chiều. Ở đó, các tác giả cũng nhận thấy, hướng đi này vấp phải nhiều hoài nghi từ giới phê bình song nó đã đánh thức nền văn học của chúng ta, tạo nên một sinh khí mới. Những tác giả trên ngoài khẳng định ý thức cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại thì cũng đã đề cập khái quát về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì này. Các tác giả nhận thấy sự cố gắng học tập của tiểu thuyết Việt Nam để bắt kịp những đổi mới nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết đương đại Việt Nam với thế giới, nổi bật nhất là trong việc tạo điểm nhìn của người kể và ngôi kể chuyện. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới tự thân nhằm khám phá các phương diện của đời sống, các nhà văn đều ít nhiều có những đổi mới nhất định trong cách viết, cách nhìn so với văn học trước đây. Bên cạnh những công trình đề cập đến những đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết nói chung là những ý kiến bàn luận đến tác phẩm của Thùy Dương. Với những thành công nhất định, ít nhiều đã được thừa nhận, Thùy Dương đã trở thành cái tên được nhiều sự quan tâm của độc giả cũng như nhà phê bình. Một số nhà phê bình đã đi sâu tìm hiểu những đề tài, những ý tưởng, những cách viết khá táo bạo và mới mẻ của chị cũng như nhận thấy ở nữ nhà văn này một vốn hiểu biết, một vốn sống phong phú và nhiều nét sắc sảo, độc đáo. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét đúng về thông điệp mà Thùy Dương muốn gửi đến người đọc. Sau khi đọc Thức giấc – một tiểu thuyết nổi tiếng của Thùy Dương, ông đã nhận xét như sau: “đọc hấp dẫn và xúc động như một lối kể linh hoạt mà điềm đạm, nhờ một giọng điệu văn chương gợi được xúc cảm và trầm tưởng, nhờ tính nữ và tính mẫu thấm đẫm bên trong. Thức giấc sau một cơn mê ngủ. Thức giấc sau một thời lầm lạc. Thức giấc sau những dối lừa, giả trá. Thức giấc sau những khổ đau. Thức giấc sau những hạnh phúc. Thức giấc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 để biết mình còn biết đau, buồn, giận dữ và yêu thương. Thức giấc để sống như một con người bình thường” [21] Nhà văn Tô Hoàng lại có đánh giá riêng về tiểu thuyết Nhân gian của Thùy Dương. Đọc Nhân gian, Tô Hoàng vẫn nhận ra "một thế mạnh rất riêng, một dòng cảm xúc không phải người viết nào cũng khơi nguồn được, một điều gì như một mảng hiện thực đầy ám ảnh - dù ngổn ngang, bề bộn trăm điều phải quan tâm trong cuộc sống hôm nay - nữ nhà văn cũng không thể gạt bỏ sang một bên" [15]. Đọc tiểu thuyết của Thùy Dương, người đọc nhận ra một thế giới riêng, không thể trộn lẫn. Đó là thế giới của cuộc đời thực phức tạp xen lẫn với thế giới tâm linh lẩn khuất, thế giới cõi âm chưa từng biết đến và thế giới của dòng ý thức, của sự đồng cảm. Thế giới ấy được chị dày công tạo dựng từ đức tin, từ cảm hứng về những con người, cuộc đời gần gũi quanh chị. Tác giả Cẩm Thúy khi nhận xét về Ngụ cư - tiểu thuyết được giải B Hội nhà văn Việt Nam năm 2002 – 2005 của Thùy Dương lại cho rằng đây là "bước tiến mới của Thùy Dương". Tác giả khẳng định giọng văn của Thùy Dương "vẫn nhẹ nhàng, chải chuốt câu chữ, vẫn bảng lảng tình quê" và "đã có một bước chuyển, một sự trải nghiệm già dặn trong cách nhìn và cảm nhận về cuộc đời, về con người của tác giả" [32]. Nhà thơ Hữu Thỉnh trong Báo cáo tổng kết cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004 đã nhấn mạnh đến: “Một thành công khác là mảng tiểu thuyết tiếp cận đời sống ngày nay với sự quan tâm chung về chủ đề đạo đức xã hội…"Ngụ cư" của Thùy Dương, "Tường thành" của Võ Thị Xuân Hà đề cập đến cuộc sống đô thị trong đó nhiều giá trị mới đang được hình thành nhưng cũng ngầm chứa biết bao nhiêu hiểm họa” (Báo Văn Nghệ số 37; 10-9-2005). Nhà phê bình Phong Lê nhận thấy: “Trong "Ngụ cư", Thùy Dương đã làm rõ lên một mảng sống đô thị, với dấu ấn đặc trưng của nó, khiến ai là dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 cư đô thị hôm nay đọc vào cũng cứ thấy như là chuyện của mình và những người quanh mình” [19]. Nhà văn Lê Minh Khuê đánh giá: "Trong khi lối viết của Y Ban là kể nhiều hơn tả, tỷ lệ chênh lệch giữa động từ và tính từ trong tác phẩm của chị hẳn phải cao hơn nhiều so với bất cứ tác giả nào khác thì lối viết của Thùy Dương nghiêng về phía nhẹ nhàng, trữ tình, từ trong giọng kể đến từng câu văn. Tiểu thuyết "Nhân gian" của chị là câu chuyện đan xen giữa chiến tranh và thời bình; là những giọng kể luân phiên giữa người sống và người chết, là những cảm xúc vừa giận hờn, trách móc vừa thông cảm đau xót với cuộc đi tìm mộ của người em sinh đôi đã hy sinh" [17]. Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, trong khi đánh giá những tiểu thuyết lọt vào vòng chung khảo giải thưởng của Hội đã nhận xét về Nhân gian - cuốn tiểu thuyết thứ ba của Thùy Dương như sau: “Văn Thùy Dương nhẹ nhàng nhưng không nhẹ nhõm, chị gây được cuốn hút cho người đọc qua sự phối hợp ba giọng kể khéo léo, nghệ thuật. Hòa điệu ba giọng kể là giọng tác giả - một giọng văn trữ tình chiều sâu” [21]. Thạch Thảo nhận xét về tiểu thuyết Thức giấc là "một cuốn sách nóng về thời gian và dịu dàng tâm cảm", "Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết khá rộng dài về không gian và thời gian, từ một làng quê Bắc Bộ đến Hà Nội và những thành phố lớn, từ trước ngày giải phóng miền Bắc năm 1954 đầy không khí mơ màng của lễ nghi và bổn phận, đến hôm nay với sự sôi động của thị trường chứng khoán…" [28]. Còn với Nhân gian là cuộc sống ở cõi trần, cõi âm và ranh giới giữa hai cõi ấy - là những số phận được soi chiếu suốt một khoảng dài thời gian và đôi khi bị chi phối bởi những ràng buộc định mệnh. Ba nhân vật của ba thế hệ với những hạnh phúc và cả những bi kịch của mỗi thời: con người không thể vứt bỏ quá khứ cũng như không thể từ chối tương lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 Nhìn chung qua các bài viết, có thể thấy Thùy Dương được đánh giá là tác giả có khả năng nắm bắt và phản ánh hiện thực nhạy bén, sâu sắc, có giọng văn đặc biệt. Nhưng một điều có thể nhận thấy là các ý kiến phần lớn bàn về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của chị nói chung mới là những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát ở những khía cạnh khác nhau mà hầu như chưa tìm hiểu và xem xét một cách hệ thống. Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt về đặc điểm tự sự trong tiểu thuyết Thùy Dương. Chọn đề tài này, chúng tôi sẽ dựa trên cơ sở thành tựu của người đi trước, từ đó triển khai vấn đề để làm nổi bật đặc điểm nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương, trên cơ sở đó ghi nhận đóng góp của chị với thể loại tiểu thuyết nói riêng và với văn học Việt Nam đương đại nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương. Tuy nhiên, do nghệ thuật tự sự là có nội hàm khá rộng nên trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đi sâu tìm hiểu nghệ thuật tự sự trên các phương diện: thế giới nhân vật, kết cấu, không gian, thời gian và nghệ thuật trần thuật. Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm ba tiểu thuyết đã được xuất bản của Thùy Dương gồm: Thức giấc (2007), Nhân gian (2009), Chân trần (2013). 4. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa đề tài Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương nhằm những mục đích cụ thể sau: Thứ nhất: chỉ ra những đặc điểm tiểu thuyết Thùy Dương trên các phương diện tiêu biểu của nghệ thuật tự sự như nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian và nghệ thuật tổ chức trần thuật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 Thứ hai: khẳng định thành tựu và những đóng góp của Thùy Dương với thể loại tiểu thuyết và với văn học Việt Nam đương đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: các khái niệm thi pháp học như nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật,…được lấy làm tiền đề để soi chiếu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương. - Phương pháp tiểu sử, phương pháp xã hội học: luận văn đã đặt những sáng tác của Thùy Dương vào bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể để có những lý giải về những vấn đề được Thùy Dương đề cập đến trong tiểu thuyết. Ngoài ra, những dữ liệu về cuộc đời (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác văn chương…) được sử dụng nhằm đi sâu khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Thùy Dương. - Vận dụng lý thuyết tự sự học, trần thuật học, lý thuyết phê bình nữ quyền: được dùng để soi chiếu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương ở nhiều chiều, nhiều khía cạnh hơn. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Thùy Dương Chương 3. Nghệ thuật tổ chức kết cấu và xây dựng không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Thùy Dương Chương 4. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Thùy Dương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Nhà văn Thùy Dương – cuộc đời và sự nghiệp văn chương 1.1.1. Đôi nét về cuộc đời nhà văn Thùy Dương Nhà văn Thùy Dương sinh năm 1960 tại mảnh đất có truyền thống hiếu học Hải Dương. Cha của Thùy Dương là một kiến trúc sư còn mẹ làm công tác trong ngành Y. Tuy nhiên, sự nghiệp của Thùy Dương lại bước sang hẳn một lĩnh vực hoàn toàn khác biệt – chị vừa làm báo, vừa viết văn và ở vai nào, chị cũng đều ghi dấu sự trưởng thành và thành công nhất định. Thùy Dương được biết đến với vai trò là Phó Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp kiêm Tổng biên tập Tạp chí Thương gia và là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam (kết nạp năm 2001). Mặc dù đã từng có ước mơ nối nghiệp mẹ hoặc trở thành giáo viên dạy Văn nhưng sau khi tốt nghiệp Khoa Văn - Sử Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, Thùy Dương lại tiếp tục thi vào Trường Viết văn Nguyễn Du như một cái duyên không báo trước. Năm 1992, chị tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du khóa IV và chính thức được bạn đọc biết đến với tư cách là một nhà văn chuyên nghiệp với những tác phẩm đều đặn xuất bản mỗi năm. 1.1.2. Sự nghiệp văn chương của nhà văn Thùy Dương Tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du khóa IV năm 1992 song tên tuổi của Thùy Dương đã được bạn đọc biết đến qua những sáng tác xuất bản trước đó khá lâu. Thùy Dương đã bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình với thể loại tự sự cỡ nhỏ - truyện ngắn. Tập truyện đầu tiên gắn liền với tên tuổi của Thùy Dương là Trong hộp kẹo sáng tác năm 1987 – khi đó Thùy Dương 27 tuổi. Và như thể một nhà văn đã khơi đúng mạch ngầm sáng tạo, kể từ sau tác phẩm ấy, Thùy Dương cứ đều đặn cho ra đời các tập truyện tiếp theo: Hạnh phúc mong manh 1994, Nước mắt chàng khổng lồ - 1994, Mưa thiếu nữ - 1997, Những người đàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 bà đang sống - 2000 và Truyện ngắn Thùy Dương - 2003. Đây đều là các tập truyện ngắn mang màu sắc trẻ trung, nữ tính nhưng cũng sắc sảo, mạnh mẽ. Chiến tranh trở thành một đề tài cứ trở đi trở lại trong truyện ngắn của Thùy Dương với những ám ảnh mãnh liệt. Những tác phẩm được xuất bản được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận và đã mang lại cho nhà văn nhiều giải thưởng văn chương quan trọng ở lĩnh vực sáng tác truyện ngắn như: - Giải Ba cuộc thi truyện ngắn Báo phụ nữ TP HCM 1997 - Giải C cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 1999 – 2001 - Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Báo Thiếu Niên Tiền Phong 2001 Mặc dù đã có những “dấu ấn” ghi nhận những thành công nhất định ở thể loại truyện ngắn nhưng sự nghiệp văn chương của Thùy Dương dường như mới thực sự khởi đầu từ đó. Với những khát khao sáng tạo, Thùy Dương thử sức mình ở một thể loại tự sự dài hơi hơn – thể loại tiểu thuyết. Dường như, tiểu thuyết mới là mảnh đất thích hợp nhất chị thể hiện hết sức viết cũng như tâm huyết sáng tạo văn chương của mình. Với 5 tiểu thuyết xuất bản đều đặn, Thùy Dương đã chứng minh rằng chị không chỉ là cây bút truyện ngắn mà còn là nhà tiểu thuyết thành công. Trong một tầm vóc tự sự cỡ lớn, Thùy Dương có thể thỏa sức viết về cuộc đời con người bằng những trải nghiệm cá nhân thấm đẫm dấu ấn suy tư về cuộc đời nhân sinh cùng những trạng thái tâm linh hư ảo, phản ánh các vấn đề gay gắt, nóng bỏng của xã hội hiện đại, đặc biệt có khả năng khai thác chiều sâu những góc khuất của con người. Nhà văn đã mạnh dạn thể nghiệm nhiều lối viết mới nhằm đổi mới nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết song vẫn giữ lại chất văn khi nhẹ nhàng, không hề mất đi hơi ấm nữ tính. Các tiểu thuyết đã xuất bản, bao gồm: tiểu thuyết Tam giác muôn đời - 1992, tiểu thuyết Ngụ cư - 2004, tiểu thuyết Thức giấc 2007, tiểu thuyết Nhân gian - 2009 và gần đây là Chân trần - 2013. Điều cần phải khẳng định rằng, sự thành công trong địa hạt tiểu thuyết của Thùy Dương không chỉ được khẳng định ở số lượng mà còn ở chất lượng tiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 thuyết. Tiểu thuyết của chị đạt được nhiều giải thưởng do Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng như: - Giải B cho Ngụ cư - cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam 2001 – 2004. - Giải C cho Tiểu thuyết Thức giấc - Cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam 2007 – 2010 - Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2010 cho Tiểu thuyết Nhân gian. Ở đây chúng tôi xin đi sâu vào ba tiểu thuyết gần đây nhất của Thùy Dương và cũng là ba tiểu thuyết thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tiểu thuyết đầu tiên, gây tiếng vang lớn nhất, là tiểu thuyết Thức giấc – 2007. Thức giấc là câu chuyện thời bao cấp cho đến thời kinh tế thị trường. Ở đó, tác giả xây dựng lại hai thời kì qua chân dung hai người phụ nữ: bà của Thao – người đại diện cho sự vươn lên của những người phụ nữ Việt Nam trong thời bao cấp đói khổ và Thao - cháu gái của bà – người phụ nữ hiện đại đại diện cho những tư tưởng, quan điểm mới, khẳng định sự vươn lên làm chủ bản thân trong thời kinh tế thị trường. Bà nội của Thao – một người mạnh mẽ và thức thời, trong thời bao cấp, bà lẳng lặng và kín đáo, làm tất cả mọi thứ để có thể kiếm tiền nuôi gia đình qua những hoàn cảnh túng khó. Thậm chí, bà còn chắt chiu dành dụm, giấu kĩ vàng trong từng đụn vá áo bông để có chút của làm vốn liếng cho con cháu sau này. Bà đã truyền cho Thao – người cháu gái nội của bà cái khí chất mạnh mẽ, can trường sự nhanh nhạy, mau lẹ ấy để sau này dám dấn thân và thực sự thành công trong chốn thương trường bất động sản thời kinh tế hàng hóa – nơi mà người ta vẫn nghĩ đó là “mảnh đất dụng võ” của đấng mày râu. Bằng cái nhìn sáng suốt cô đã dùng số tiền bà cho đầu tư bất động sản thành công. Mặc dù thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhưng cuộc đời Yên Thao không tránh khỏi những “sóng gió” của cuộc đời đàn bà. Cô lấy một kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 11 trúc sư tài ba và những tưởng hạnh phúc đã thật sự vẹn tròn. Tuy nhiên, cuộc sống lại thường không giống như người đàn bà ấy nghĩ. Chứng kiến cảnh chồng n goại tình trong chính ngôi nhà của mình, cô đau khổ đến cùng cực, có những lúc tưởng chừng như không còn gì nữa. Cô rơi vào lòng luẩn quẩn của biết bao người đàn bà trong hoàn cảnh ấy – đau khổ, bất hạnh, cô lại rơi vào một hoàn cảnh trớ trêu hơn – cô có con với người đàn ông khác khi trong cô tình yêu và sự thù hận với người chồng vẫn đều trào dâng đỉnh điểm. Cô quyết định giữ lại đứa bé như một sự trả thù sự phản bội của chồng, nhưng cô cũng vô cùng đau đớn khi đúng lúc ấy cô mới càng nhận rõ cô vẫn còn yêu chồng rất nhiều. Cô đau khổ khi nhận thấy bóng dáng của người đàn bà khác đang “lờ mờ” hiện ra trong cuộc đời chồng cô trong những năm đằng đằng anh đi vắng không trở về nhà. Và cuối cùng, như một lẽ tự nhiên nhất, cô để trái tim mình dẫn lối, cô mạnh mẽ vượt lên trên những nỗi đau đã qua để sống với hiện tại – bỏ qua để tìm lại sự bình yên cho mình. Tiếp theo là tiểu thuyết Nhân gian. Tiểu thuyết kể về cuộc sống trên cõi dương của gia đình liệt sĩ Hoàng (gồm mẹ liệt sĩ Hoàng cùng gia đình người anh trai song sinh của liệt sĩ) cùng những mối quan hệ họ hàng làng xóm của họ. Hoàng đã ra trận và gửi lại thân mình trên chiến trường bom đạn ác liệt. Từ ngày nghe tin báo tử của Hoàng, mẹ Hoàng chưa bao giờ tin đó là sự thật. Mẹ anh vẫn giữ vững niềm tin rằng anh còn sống và ngày đêm mong ngóng anh trở về. Người anh trai vì thế cũng vất vả nhiều lần vào lại chiến trường tìm lại di hài anh. Thảo – chị dâu của Hoàng, với một năng lực tâm linh đặc biệt, là nơi các liệt sỹ thường “mượn thân xác” để “nhập hồn” qua đó trò chuyện với dương gian. Người hành xóm của gia đình liệt sĩ Hoàng - cô gái bất hạnh vì chồng ngoại tình và bỏ rơi, đã tìm mọi cách để trả thù – khiến cho cho người chồng phải đau khổ, hối hận. Khi ý định trả thù được toại nguyện, thay vì hả hê chiến thắng cô lại cảm thấy đau khổ chán chường. Bên cạnh dương gian của những người đang sống là cõi âm của những người liệt sĩ trên chiến trường Trường Sơn – Hoàng và những đồng đội bỏ lại thân mình nơi chiến trường. Nhà văn Thùy Dương đã để cho nhân vật Hoàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 12 tự kể về mình, tự mình “vén tấm màn bí ẩn” về cuộc đời của mình. Anh tự kể về cái chết của mình, về sự trôi dạt của linh hồn sau khi chết. Ngay lúc đó, linh hồn anh cũng có những cảm giác như con người khi chứng kiến mọi điều xảy ra trong cuộc sống. Ba nhân vật của ba thế hệ với những hạnh phúc và cả những bi kịch của mỗi thời. Tiểu thuyết mới nhất của Thùy Dương - Chân trần (2013) kể về câu chuyện của một gia đình sống trong xã hội phong kiến với người chồng làm bác sĩ và năm bà vợ, trong đó bà vợ ba chính là người kể chuyện. Song hành với cuộc sống của gia đình này là cuộc sống trong xã hội hiện đại của nhân vật nữ nhà báo. Những người đàn bà có một mối dây liên lạc máu mủ xa xôi nhưng lại rất gần về đường dây tâm linh và những giấc mơ gắn liền với lịch sử thăng trầm của dòng họ. Bà ba được ông đốc tờ cưới về trong sự cảm mến từ hai phía ngay cả khi ông đã có hai bà vợ trước đó. Lịch sử cuộc tình của bà không được nói rõ như tạo thêm sự bí ẩn cho câu chuyện. Tuy xuất hiện trong gia đình vừa phức tạp, vừa hài hước của ông đốc tờ đa thê nhưng bà là người còn lại duy nhất sau những biến cố của gia đình và đó là nơi neo giữ linh hồn của ngôi nhà. Bà đã chết và đi vào dĩ vãng từ lâu. Nhân vật nữ nhà báo là nhân vật sống trong thế giới thực tại nhưng bị nhấn chìm trong những giấc mơ gặp gỡ với người họ hàng của mình – trong đó có bà vợ ba của ông đốc tờ. Thùy Dương đã xây dựng cuộc gặp gỡ qua giấc mộng giữa bà vợ ba với cô nhà báo - hai người là hai thế giới: người sống và người chết, giữa cõi dương và cõi âm, giữa người “đời trước” với người “đời sau”. Họ là những số phận, những đôi chân trần nhọc nhằn trên con đường đời đầy sỏi đá, đầy những chông gai trên cõi thế vô cùng. Người vợ thứ ba (cụ Ca) phải chịu sự đẩy đưa của thời thế: đất nước loạn lạc, chồng chết, gia đình tan nát song bà vẫn nhìn nhận được phải trái, đúng sai; là người sống biết trước biết sau và có trách nhiệm với gia đình của mình. Nữ nhà báo cũng là người đối diện với những rối ren của xã hội hiện đại song cô vẫn giữ được chính kiến và con người mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan