Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ngành báo chí truyền thông quảng bá nông sản miền tây nam bộ trên báo c...

Tài liệu Luận văn ngành báo chí truyền thông quảng bá nông sản miền tây nam bộ trên báo chí tiền giang​

.PDF
95
3
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------000------------------ NGUYỄN VĂN SỰ TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ NÔNG SẢN MIỀN TÂY NAM BỘ TRÊN BÁO CHÍ TIỀN GIANG U N VĂN THẠC S BÁO CHÍ Vĩnh ong – Năm 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------000-------------- NGUYỄN VĂN SỰ TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ NÔNG SẢN MIỀN TÂY NAM BỘ TRÊN BÁO CHÍ TIỀN GIANG Chuyên ngành: Báo chí học U N VĂN THẠC S BÁO CHÍ Mã số: 8320101.01 (UD) Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Thạc sĩ báo chí PGS.TS. VŨ VĂN HÀ Vĩnh ong – Năm 2020 TS. Ê THỊ NHÃ ỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Nhã. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu… liên quan đến nội dung đề tài. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Sự 1 ỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo ở Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các thầy, cô giáo. Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Thị Nhã – người cô đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Và hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở cô một tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình. Xin được gửi đến cô sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất. Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đang công tác tại Báo Ấp Bắc, Báo Nhân Dân…là những người luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi, tạo điều kiện để tôi tham gia hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học, đồng thời cung cấp những tư liệu cho tôi trong quá trình viết luận văn. Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ tôi. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của Hội đồng khoa học, của quý thầy, cô giáo, cùng với sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện có chất lượng tốt hơn. Tiền Giang, tháng 10 năm 2020 Nguyễn Văn Sự 2 MỤC ỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................................... 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 12 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 12 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 13 6. ngh a lý luận và giá trị thực ti n của đề tài .................................................................. 13 7. Cấu trúc của luận văn: ..................................................................................................... 14 Chƣơng 1: CƠ SỞ Ý U N VỀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ NÔNG SẢN MIỀN TÂY NAM BỘ TRÊN BÁO CHÍ. ........................................................................ 16 1.1. Khái niệm về truyền thông quảng bá ............................................................................ 16 1.2. Khái niệm, đặc điểm về nông sản ................................................................................. 20 1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông sản ................................................. 24 1.4. Vấn đề đặt ra cho công tác truyền thông quảng bá nông sản .............................................. 28 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ NÔNG SẢN MIỀN TÂY NAM BỘ TRÊN BÁO CHÍ TIỀN GIANG ..................................................................... 33 2.1. Khái quát Báo chí Tiền Giang. ..................................................................................... 33 2.2. Thực trạng truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ trên Báo Ấp Bắc điện tử, Đài PT-TH Tiền Giang ................................................................................................... 37 2.3. Đánh giá thực trạng truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ ........................ 57 Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TIỀN GIANG TRONG VIỆC TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ NÔNG SẢN MIỀN TÂY NAM BỘ ........................................................... 63 3.1. Những vấn đề đặt ra về truyền thông quảng bá nông sản của các tờ báo ở Việt Nam nói chung và Báo Ấp Bắc điện tử, Đài PT-TH Tiền Giang nói riêng.......................................... 63 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông quảng bá nông sản trên báo chí Tiền Giang hiện nay ......................................................................................... 66 3.3. Khuyến nghị:................................................................................................................. 75 KẾT U N ......................................................................................................................... 83 TÀI IỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 86 PHỤ ỤC............................................................................................................................ 90 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. ý do chọn đề tài Miền Tây Nam Bộ được mệnh danh là vựa lúa, vựa trái cây, vựa thủy sản của quốc gia. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục thống kê, hàng năm, vùng này đóng góp 40% giá trị sản xuất nông nghiệp, trên 50% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây, 30% diện tích rau màu, chiếm 18% GDP cả nước và thu ngoại tệ hàng năm khoảng 3 tỉ USD. Nhiều loại nông sản của miền Tây Nam Bộ xây dựng được thương hiệu và người tiêu dùng đón nhận như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn V nh Kim, thanh long Chợ Gạo, khóm Tân Phước, bưởi Năm Roi, quýt hồng Lai Vung… Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển mạnh mẽ các mặt hàng nông sản; ngành chuyên môn tăng cường xúc tiến thương mại nhằm đưa thương hiệu nông sản của miền Tây Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung đến gần hơn với người tiêu dùng trong, ngoài nước. Tuy nhiên, trước bối cảnh kinh tế thị trường, nước ta hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng. Vì vậy, việc cạnh tranh các loại nông sản trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn. Trong khi, thực tế hiện nay, nhiều sản phẩm nông sản của chúng ta chưa tham gia chuỗi giá trị quốc tế, chưa có hợp đồng dài hạn. Mặc dù, sản lượng xuất khẩu với số lượng lớn nhưng rất bấp bênh và phụ thuộc quá nhiều vào sự may rủi của thị trường nhập khẩu. Sản xuất và xuất khẩu nông sản không theo nhu cầu thị trường, chạy theo số lượng, không coi trọng chất lượng, sản xuất không kết nối với thị trường… Đây là hậu quả của quá trình canh tác nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa giải quyết được việc sản xuất và nhu cầu thị trường. Từ đó, nông dân liên tục gặp phải điệp khúc “được mùa - mất giá; được giá - mất mùa”. Cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong việc xây dựng và tạo nên thế mạnh cho các mặt hàng nông sản 4 của chúng ta, trong những năm qua, báo chí cả nước nói chung và báo chí Tiền Giang nói riêng đã có những đóng góp quan trọng trong việc truyền thông quảng bá nông sản đến với các doanh nghiệp, người dân trong và ngoài nước. Nhiều tác phẩm báo chí đã giúp cho chúng ta có thêm kinh nghiệm hiểu biết, nâng cao được nhận thức về tầm quan trọng của mặt hàng nông sản trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, công tác truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ trên báo chí Tiền Giang còn nhiều vấn đề đặt ra khi mà doanh nghiệp và người dân chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ hiện nay là cần thiết nhằm giúp cho báo chí Tiền Giang hiểu và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin đến công chúng cũng như tìm ra một giải pháp phù hợp để công chúng tiếp nhận các sản phẩm nông sản của địa phương sản xuất ra một cách tốt nhất, góp phần tăng cường tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra phát triển bền vững cho nông sản miền Tây Nam Bộ. Xuất phát từ những yêu cầu đặt ra, tác giả lựa chọn đề tài: “Truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ trên báo chí Tiền Giang (Khảo sát Báo Ấp Bắc điện tử và Đài PT-TH Tiền Giang; Năm 2018)” làm luận văn thạc s chuyên ngành Báo chí học – Định hướng ứng dụng. 2. T nh h nh nghi n c u li n quan đ n đề tài Việt Nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp. Nội dung trọng điểm của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cũng từ nền móng của công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân. Trong đó, vùng đất Tây Nam Bộ là điểm của nền nông nghiệp cả nước, là nơi quy tụ nhiều loại nông sản đặc trưng của cả nước, với số lượng rất lớn. Chính những lợi thế đó đã gợi mở cho các nhà khoa học, nhà quản lý đi sâu vào nghiên cứu. Ngoài ra, nhiều đề tài luận văn cũng đã đề cập đến nền 5 nông nghiệp của vùng đất này. Các đề tài này nghiên cứu chung chung về vấn đề nông nghiệp Tây Nam Bộ, các chính sách đầu tư vào nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ. Theo người viết tìm hiểu thì chưa có luận văn nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về vai trò và những tác động trong công tác truyền thông quảng bá nông sản địa phương trên báo chí miền Tây Nam Bộ. Tuy vậy, có thể điểm qua các công trình nghiên cứu theo các nhóm vấn đề sau: * Những vấn đề nghiên cứu chung: 1. Nguy n Uyển (2001), “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn-Nguồn đề tài phong phú của báo chí” trong cuốn “xử lý thông tin-việc của nhà báo”, NXB Văn hóa - Thông tin, đã đề cập vai trò, trách nhiệm của báo chí trong việc phản ánh, cung cấp thông tin đặc biệt là những vấn đề về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… 2. TS. Nguy n Từ chủ biên (2008), “Tác động của hội nhập kinh tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam” đề cập đến vấn đề hội nhập WTO có những tác động tích cực và tiêu cực đối với nền nông nghiệp Việt Nam, trong đó liên quan nhiều tới sản xuất và tiêu thụ nông sản… 3. GS-TS Trần Thượng Tuấn (1994), Cây ăn trái Đồng bằng sông Cửu Long, Sở Khoa học – Công nghệ & Môi trường An Giang, tại xí nghiệp in An Giang khẳng định cây lúa ở vùng Tây Nam Bộ vẫn là loại nông sản chủ lực. Tuy nhiên, nhà nước không nên chú trọng vào diện tích mà cần phải nâng cao chất lượng hạt gạo, tính đến giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, nội dung sách cũng đề cập đến việc đa dạng hóa các loại cây trồng bằng việc chuyển đổi diện tích lúa kém chất lượng sang trồng một số loại cây ăn trái, rau màu có giá trị kinh tế cao hơn. 4. Trần Hữu Hiệp (2014), Tái cơ cấu nông nghiệp-Góc nhìn từ vựa lúa Quốc gia, NXB Thông tấn, đã khái quát những trăn trở từ vựa lúa Quốc gia, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hạt gạo bị cắn làm tám, “chiếc bánh” nông sản 6 thời hội nhập, dán nhãn trách nhiệm, “quả táo cắn dở” của Mỹ và trái cây Việt, nước mắt của cây, tầm nhìn dài hạn cho đồng bằng sông Cửu Long: an toàn, phú trú và bền vững. 5. PGS.TS Nguy n Minh Châu: Người nặng lòng với sự phát triển cây ăn quả. Cuốn kỷ yếu này đã nêu PGS.TS Nguy n Minh Châu, Nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam đặt nền móng cho ngành cây ăn quả hiện đại, kịp đà phát triển của thế giới thông qua các mối quan hệ hợp tác quốc tế. PGS.TS đã có đóng góp rất lớn cho việc phát triển của ngành Nông nghiệp nói chung và cây ăn trái nói riêng như: giúp sản xuất nề nếp hơn, xuất khẩu rau quả luôn tăng theo từng năm. PGS.TS đã đào tạo một đội ngũ cán bộ nghiên cứu có tay nghề tốt, yêu nghề, tâm huyết và gắn bó nghề với bà con nông dân. 6. Tập thể tác giả, Đặng Đức Thành (chủ biên), (2009), “Nông dân dựa vào đâu?”, NXB Chính trị Quốc gia. Cuốn sách đã đề cập khá cụ thể những vấn đề thiết thực đối với sự phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống của nông dân, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, nhiều nội dung phân tích nguyên nhân giá đầu vào của nông sản phẩm luôn tăng cao các biện pháp hạn chế, giải quyết vấn đề chủ động “tiền” cho người nông dân, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long để đương đầu với những thử thách khi gia nhập WTO, nông nghiệp trụ đỡ nền kinh tế trong suy thoái; để nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long phát triển, nông thôn tiến bộ, nông dân khá giả trong cuộc phát triển bền vững ở nước ta. 7. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và báo thương mại (2007), “Vai trò của doanh nghiệp xuất khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, đã có những bài viết chuyên sâu về những nguyên tắc, khó khăn, thuận lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, trong đó có nông sản… 7 8. Nguy n Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Thống kê. Cuốn sách đã cung cấp cho chúng ta hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ; chỉ ra những vấn đề đầu tư, vấn đề phân hóa giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu nông sản. * Về các công trình nghiên cứu có liên quan: 1. Tác giả Nguy n Văn Giang có đề tài nghiên cứu: “Truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” trong luận văn thạc s , chuyên ngành quan hệ công chúng năm 2013 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực ti n về hoạt động truyền thông nói chung và về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản nói riêng; khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với những ưu điểm cần được phát huy, những hạn chế cần khắc phục và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó; chỉ ra những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay. 2. Tác giả Thái Thu Quyên có đề tài nghiên cứu: “Quảng bá du lịch Hàn Quốc thông qua các chiến dịch truyền thông: thực tiễn và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện nay”, trong luận văn thạc s , chuyên ngành Quan hệ công chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2015. Tác giả của luận văn này đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quảng bá du lịch quốc gia thông qua các chiến dịch truyền thông; khảo sát thực trạng quảng bá du lịch Hàn Quốc và đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc truyền thông quảng bá hình ảnh du lịch tại Việt Nam. 8 3. Tác giả Lê Thị Huê có đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân” trong luận văn thạc s , chuyên ngành xã hội học năm 2011, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn nêu thực trạng tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân với đúc kết: nông dân rất quan tâm các thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp, thị trường nông sản và xa lạ các thông tin chính sách. Các kênh tiếp nhận thông tin, thời gian thích hợp theo dõi… của nông dân cũng được nghiên cứu và đi đến kết luận: nông dân rất mong muốn tìm kiếm thông tin nông nghiệp. 4. Tác giả Lê Thị Thanh Hương cũng có đề tài luận văn thạc s : “Xây dựng mô hình tổ liên kết sản xuất để chuyển giao kết quả nghiên cứu nuôi thủy sản cho nông dân vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An”, chuyên ngành Quản lí Khoa học và công nghệ, trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã chỉ ra rằng, Tổ liên kết sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn là những hình thức phổ biến trong thành phần kinh tế tập thể. Nó phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh, phù hợp với đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần với sự sở hữu khác nhau. Đây là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường càng gay gắt thì những người lao động riêng lẻ, các hộ cá thể càng có yêu cầu phải liên kết hợp tác với nhau, nếu không khó có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên ở luận văn này, chưa nhìn thấy được sự tác động của báo chí truyền thông trong “xây dựng mô hình”, bởi đó là kênh thông tin hiệu quả nhằm phát hiện, đánh giá và nhân rộng các mô hình. Để giải quyết những tồn tại trong sản xuất tập thể không mấy tích cực đối với nông dân trước đây và thực tế nhu cầu sản xuất hàng hóa lớn – nông dân cần liên kết tạo thành sức mạnh, thì vai trò lý giải, thuyết phục của báo chí là vô cùng lớn. 9 5. Tác giả Lê Thái Hà với đề tài luận văn thạc s : “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in hiện nay”, chuyên ngành báo chí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, do PGS.TS Đinh Văn Hường hướng dẫn khoa học. Luận văn cung cấp một số vấn đề lí luận về nội dung “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X); bổ sung và làm rõ hơn hệ thống lí luận về vai trò, chức năng của báo chí trong điều kiện mới và nhiệm vụ tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống trên báo in. Cách thức tổ chức tác phẩm, biện pháp tuyên truyền trên báo in đạt hiệu quả. Luận văn góp phần làm rõ nội dung nhận thức về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn Việt Nam và vị trí của “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước thông qua hoạt động báo chí truyền thông. Qua đó khẳng định những đóng góp của báo in trong việc tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống và trách nhiệm nâng cao chất lượng tuyên truyền về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trên báo in, chỉ ra những biện pháp khả thi cho quá trình này. 6. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận được luận văn thạc s của Bùi Thị Hồng Vân, năm 2011, do PGS.TS Vũ Quang Hào hướng dẫn với đề tài: “Vấn đề chỉ dẫn – tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam”. Luận văn phân tích thực trạng chỉ dẫn – tư vấn Khoa học k thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam , những mặt được và chưa được. Từ đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả chỉ dẫn – tư vấn Khoa học k thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam. Có tính ứng dụng thực ti n cao cho các phương tiện truyền thông về chỉ dẫn – tư vấn KHKT nông nghiệp cho nông dân ở Việt Nam và trong luận văn này chúng tôi tham khảo một số tư liệu. 10 7. Tác giả Trần An Phước nghiên cứu Báo in địa phương với việc phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong Luận văn Thạc s Báo chí học năm 2012 do PGS.TS Đinh Văn Hường hướng dẫn. Luận văn đã làm sáng tỏ sự tác động của báo in địa phương, chỉ ra được hiệu quả của nó với việc phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Nêu được ưu điểm, cũng như khuyết điểm, hạn chế của báo in với phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Nhận diện công chúng báo in đồng bằng sông Cửu Long. Rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông của báo in đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó phục vụ ngày càng thiết thực cho bà con nông dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn của Trần An Phước khá tương đồng với đề tài nghiên cứu nên có một số tư liệu chúng tôi sử dụng tham khảo. 8. Tác giả Lê Minh Tuấn có đề tài nghiên cứu Báo chí Đồng bằng sông Cửu Long với vấn đề truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp địa phương do PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng hướng dẫn vào năm 2015. Đề tài đã hệ thống hóa lý thuyết và cơ sở thực ti n của vấn đề báo chí truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của các sản phẩm báo chí thuộc diện khảo sát trong việc truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của địa phương hiện nay, đề xuất giải pháp đổi mới phương thức truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp địa phương trên báo chí Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Có thể nói, các công trình nghiên cứu đề tài khoa học về vùng đất Tây Nam Bộ khá nhiều. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu về nông nghiệp rất ít, vai trò và tác động trong việc truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ trên báo chí địa phương lại càng không có. Chính điều này, người thực hiện mong muốn đây là một trong những đề tài tạo nên bước đột phá lớn cho công 11 tác truyền thông của Báo Ấp Bắc điện tử, Đài PT-TH Tiền Giang nói riêng và báo, đài cả nước nói chung trong thời gian tới. 3. M c đích nhiệm v nghi n c u - Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hình thành khung lý thuyết về truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ, luận văn khảo sát, phân tích thực tế và đánh giá thực trạng trong công tác truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ trên báo chí Tiền Giang. Luận văn cũng hướng tới mục đích tìm kiếm những khuyến nghị khoa học nhằm tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí đối với quá trình phát triển của kinh tế nông nghiệp nói chung và nông sản miền Tây Nam Bộ nói riêng. - Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về truyền thông, quảng bá, nông sản; chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước, tức là làm rõ những khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu. Thu thập và phân tích những kết quả khảo sát, nghiên cứu thực trạng đối với công tác truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ trên Báo Ấp Bắc điện tử và Đài PT-TH Tiền Giang. Qua kết quả khảo sát và phân tích, luận văn đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nâng cao hoạt động thông tin báo chí về truyền thông quảng bá nông sản trên báo chí Tiền Giang. 4. Đối tƣ ng phạm vi nghi n c u - Đối tư ng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ trên báo chí Tiền Giang. 12 - Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ trên Báo Ấp Bắc điện tử, Đài PT-TH Tiền Giang; năm 2018. 5. Phƣơng pháp nghi n c u Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ ngh a Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với hệ thống các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp nói chung, nông sản nói riêng. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiếp cận các giáo trình, các tài liệu và các công trình nghiên cứu của những người đi trước, từ đó rút ra những vấn đề lý luận cần thiết . Phương pháp phân tích nội dung: Từ các tác phẩm được đăng trên Báo Ấp Bắc điện tử và phát trên Đài PT – TH Tiền Giang, chúng tôi tiến hành tìm kiếm dữ liệu cho việc mô tả và phân tích thực trạng, ưu điểm, hạn chế của hoạt động truyền thông quảng bá nông sản các địa phương ở miền Tây Nam Bộ trên các sản phẩm báo chí thuộc diện khảo sát. Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp tổng biên tập (hoặc phó tổng biên tập) báo, Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc đài); các phóng viên chuyên trách viết về đề tài nông sản, biên tập viên phụ trách biên tập l nh vực kinh tế nông nghiệp của Báo Ấp Bắc điện tử, Đài PT-TH Tiền Giang. Mục đích của phương pháp này là thu thập dữ liệu định tính phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài - ngh a l luận 13 Luận văn nghiên cứu mong muốn làm rõ vai trò truyền thông trong mối tương quan với l nh vực nông sản. Quan điểm của báo chí Tiền Giang muốn hướng đến độc giả là đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung có liên quan đến vấn đề nông nghiệp nói chung, vấn đề nông sản nói riêng. Luận văn dựa trên những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về l nh vực nông nghiệp như: các kỳ Đại hội của Đảng (từ Đại hội V đến sau Đại hội VIII) và giai đoạn hiện nay; Nghị quyết 26-NĐ/TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị định 98/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích liên kết, hợp tác trong sản xuất, trong đó quy định rất cụ thể liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ với nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị... - Giá trị thực tiễn Những kết quả nghiên cứu thực ti n trên báo chí Tiền Giang về vấn đề truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ, luận văn mang đến một cái nhìn sâu hơn về vai trò của báo chí đối với việc quảng bá nông sản địa phương hiện nay. Qua đó, các cơ quan báo chí có thể nhận thức và có hướng đi đúng trong việc lựa chọn phương thức để truyền thông quảng bá nông sản cho địa phương mình. 7. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ trên báo chí. 14 Chương 2: Thực trạng truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ trên báo chí Tiền Giang. Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của báo chí Tiền Giang trong việc truyền thông quảng bá nông sản miền Tây Nam Bộ. 15 Chƣơng 1: CƠ SỞ Ý U N VỀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ NÔNG SẢN MIỀN TÂY NAM BỘ TRÊN BÁO CHÍ. 1.1. Khái niệm về truyền thông quảng bá - Khái niệm truyền thông Truyền thông là một dạng căn bản của hành vi con người trong xã hội. “Đó là cơ chế để các liên hệ của con người tồn tại và phát triển”. Khái niệm truyền thông được sử dụng ở nhiều l nh vực. Theo ngh a rộng nhất, nó là sự tạo ra mối liên hệ giữa các đối tượng có thể mang bản chất sự sống hay không. Khái niệm này không chỉ ứng dụng cho các quy trình hóa học, các trường lực vật lý, các quá trình tâm lý mà còn cho các phương thức, hành vi trong xã hội. Quá trình truyền thông nhằm thực hiện sự trao đổi qua lại về kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng, ý kiến, tình cảm. Người ta có thể sử dụng các hệ thống ký hiệu khác nhau theo dạng phi ngôn từ hoặc ngôn từ để thông báo. “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, k năng... nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức” [45,tr.13]. Còn theo Nguy n Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng trong tác phẩm “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2012) thì: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm... chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tang cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội” [41, tr.125]. Về phương diện lý thuyết, truyền thông là một trong những khái niệm cơ bản, chiếm vị trí trung tâm, nền tảng trong hệ thống lý luận báo chí - truyền thông nói chung. Trên phương diện thực ti n, truyền thông đang là một bộ 16 phận xã hội rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề chính trị - kinh tế văn hóa - xã hội hàng ngày trên phạm vi quốc gia, phạm vi quốc tế, khu vực hay trong khuôn khổ gia đình. Theo PGS.TS Nguy n Văn Dững, truyền thông ở bình diện tổng quát được hiểu là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm góp phần nâng cao (thay đổi) nhận thức, mở rộng hiểu biết, tiến tới thay đổi thái độ và hành vi của công chúng. Bản chất xã hội của truyền thông là tương tác và chia sẻ, thực hiện những cuộc vận động xã hội trên cơ sở tương tác bình đẳng giữa chủ thể và khách thể nhằm hướng tới mục tiêu chung vì lợi ích cộng đồng [4, tr.32]. Truyền thông là một trong những kênh quan trọng nhất, thể hiện rõ nhất tính công khai, dân chủ hóa đời sống xã hội. Các kênh truyền thông rất đa dạng, nhưng về cơ bản có các dạng thức như: truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng [4, tr.33]. Có thể nói, yêu cầu quan trọng nhất của hoạt động truyền thông chính là góp phần làm thay đổi nhận thức của công chúng xã hội, làm cho nhận thức của nhân dân từ chưa đúng đến đúng đắn hơn, từ nông đến sâu, từ nhiều khác biệt đến nhiều tương đồng hơn. Và cuối cùng là thống nhất nhận thức, tạo ra đồng thuận để hình thành thái độ chung, niềm tin, ý chí làm cơ sở cho hành động của đông đảo quần chúng tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển; tạo lập, gây dựng niềm tin và ý chí cho hàng triệu người là mục tiêu quan trọng nhất của công tác truyền thông. Trước hết, truyền thông là làm cho công chúng tin cậy vào báo chí thông qua việc cung cấp thông tin nóng hổi, chân thực, nhiều chiều và hoạt động công chúng một cách chuyên nghiệp. Hiệu quả tác động của báo chí qua đó cũng chịu sự chi phối, phụ thuộc của nhiều yếu tố, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và từ chủ quan đến khách quan... thể hiện theo các bình diện như: Giao diện, tần suất, cường độ giao tiếp 17 của công chúng với các sản phẩm báo chí - truyền thông; năng lực tác động, khả năng chi phối của các ấn phẩm báo chí đối với cộng đồng thông qua việc khơi nguồn, thể hiện - truyền dẫn, định hướng và điều hòa dư luận xã hội; mối quan hệ tác động phản hồi - quan hệ ngược (feedback) của công chúng đối với các ấn phẩm báo chí cũng như thông điệp truyền thông; vai trò của báo chí truyền thông trong việc xã hội hóa cá nhân, trong việc hình thành, thể hiện diện mạo của văn hóa cộng đồng cũng như góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi con người; khả năng thuyết phục, tập hợp và tổ chức công chúng tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra. - Khái niệm về quảng bá Quảng bá có ngh a là phổ biến rộng khắp cho mọi người đều biết thông qua các phương tiện tuyên truyền, báo chí và truyền thông. Từ quảng bá ở đây có thể được được hiểu như một chiến dịch quảng bá rầm rộ nhằm giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ nào đó của doanh nghiệp, người nông dân đến quảng đại công chúng. Quảng bá là quảng cáo và truyền bá. Quảng bá là để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm thu hút được nhiều khách hàng tham gia vào chương trình hay chiến dịch quảng cáo đó [42, tr.15]. Quảng bá là để tạo sức mạnh cho thương hiệu, sức mạnh từ sự thực hiện tốt được các chức năng, sức mạnh từ sự nhận biết của khách hàng và công chúng về sản phẩm nông nghiệp thông qua thương hiệu, nhãn hiệu. Quảng bá bao gồm các hoạt động chính là: quảng cáo, khuyến mại, chào hàng và giao tế (quan hệ công chúng). Các nội dung này có thể được sử dụng riêng hoặc phối hợp với nhau và chúng được thực hiện dựa trên những quy tắc nhất định của một quá trình truyền thông giao tiếp. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan